Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

luận văn thạc sĩ Dạy học Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.25 KB, 133 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nước ta, mục tiêu đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu
thế tồn cầu hố là một trong những mục tiêu quan trọng nhất.
Đại hội Đảng khóa VIII đã khẳng định những giá trị lớn lao và ý nghĩa
quyết định của nhân tố con người , chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của
cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của mọi quốc gia…Hướng bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam, khơng ngừng gia tăng tính tự
giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân kết
hợp với sức mạnh của cả cộng đồng, con người phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực
của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu của CNXH.
Mục tiêu của ngành giáo dục trong giai đoạn mới cũng không tách rời
mục tiêu của Đảng, và sự đổi mới trong giáo dục chính là góp phần đào tạo
con người theo mục tiêu đó.
Ngày nay với sự phát triển nh vị bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ,
tri thức của lồi người đang gia tăng nhanh chóng. Ước tính chỉ sau 7 năm, khối
lượng tri thức đã tăng gấp đôi. Không những thông tin ngày càng nhiều mà
cách tiếp cận thông tin của con người ngày càng dễ dàng hơn, nhanh hơn.
Tình hình nói trên buộc phải xem xét lại chức năng truyền thống của
người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là các kiến thức của từng
môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy học tích hợp các khoa học,
dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lý các thông tin, biết vận dụng
kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Mỗi ngày trên tồn thế giới có tới 2000 cuốn sách được xuất bản, điều
này cho thấy không thể học tập nh cò và giảng dạy nh cò theo chương trình
và SGK gồm nhiều mơn học, phân mơn riêng rẽ, biệt lập với nhau.
1



Theo tư tưởng của định hướng đổi mới: Lấy quan điểm tích hợp làm
nguyên tắc chỉ đạo và tổ chức nội dung chương trình SGK và lùa chọn các
phương pháp dạy học- thì mơn Tiếng Việt nói chung và mơn Tiếng Việt ở
Tiểu học nói riêng cũng khơng xa rời xu thế đổi mới chung đó.
Tiếng Việt là mơn học quan trọng trong nhà trường phổ thơng, nó góp
phần thực hiện những mục tiêu giáo dục đã đề ra trong việc đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện. Bộ môn Tiếng Việt cung cấp cho học
sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt với tư cách là công cụ để giao
tiếp và tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và năng lực hoạt động
ngôn ngữ, qua đó góp phần rèn luyện nhân cách con người.
Mơn Tiếng Việt ở Tiểu học có những cơ sở để thực hiện tích hợp một
cách thuận lợi bởi lẽ các phân môn của môn học này đều là các phát ngơn
hồn chỉnh làm nên đơn vị hiểu được trong giao tiếp. Việc tích hợp của các
phân mơn Tiếng Việt ở các kiến thức và các kĩ năng có liên quan đến nhau
nhằm phát huy hết lợi thế của các phân môn, tiết kiệm thời gian học cũng
như tránh bị trùng lặp giữa các nội dung.
SGK Tiếng Việt 5 thực hiện hướng tích hợp thơng qua các chủ điểm
học tập. Các phân môn được tập hợp lại xung quanh chủ điểm và các bài
đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt
chẽ với nhau. Các văn bản Tập đọc trong SGK líp 5 thực sự là nguồn ngữ
liệu phong phú và gần gũi nhất để có thể khai thác nhiều nội dung của các
phân mơn cịn lại.
Tuy vậy, có một thực tế là nhiều giáo viên còn chưa biết tận dụng
nguồn ngữ liệu của SGK, chưa hiểu hết ý đồ của người biên soạn SGK nên
trong q trình giảng dạy cịn tách bạch các nội dung, nhất là trong các giê
Tập đọc, chưa vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp để làm
cho giê học các phân môn khác nhẹ nhàng hơn, có hiệu quả hơn.
Vì những lÝ do trên đây, chúng tôi lùa chọn nghiên cứu đề tài: Dạy
học Tập đọc líp 5 theo quan điểm tích hợp.


2


2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các nội dung và phương pháp dạy
học phân môn Tập đọc líp 5 có tích hợp nội dung của các phân mơn khác.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là xác định cơ sở khoa
học về lí luận và thực tiễn của việc dạy học Tập đọc theo hướng tích hợp, vì
vậy, chúng tơi nghiên cứu các vấn đề sau: Nghiên cứu lí luận về quan điểm
tích hợp trong dạy học nói chung và trong mơn Tiếng Việt ở Tiểu học nói
riêng. Thống kê, phân loại các nội dung tích hợp các phân mơn Tiếng Việt
khác vào phân mơn Tập đọc và tìm hiểu thực trạng dạy học Tập đọc líp 5
theo quan điểm tích hợp. Trên cơ sở đó, chúng tơi đề xuất một số biện pháp
trong dạy học Tập đọc để đảm bảo mối liên hệ giữa phân môn Tập đọc và
các phân mơn có nội dung liên quan và tiến hành thực nghiệm sư phạm để
kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung các văn
bản Tập đọc líp 5 có tích hợp các nội dung của phân mơn khác.
- Phạm vi nghiên cứu:
Q trình dạy học các bài Tập đọc líp 5 theo quan điểm tích hợp.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tích hợp là một trong những xu hướng mới của lí luận dạy học và
đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện. Nó cũng là xu hướng
dạy học chung của nhiều quốc gia có trình độ dạy học tiên tiến như Pháp,
Trung Quốc, Phillipin.. Tại Phillipin, có cuốn giáo trình được biên soạn có
tên Fusion (sự hồ kết, sự hợp nhất) trong đó phối kết nhiều kiến thức, kĩ
năng để phát huy sức mạnh tổng hợp đồng bộ của các phân môn trong tình

huống nhận thức cũng như trong tình huống thực tiễn. Các phân môn đều
3


hướng tới mục tiêu chung là hình thành, rèn luyện những kĩ năng quan trọng
trong thu nạp thông tin và phát mại thơng tin. Trong chương trình cải cách
giáo dục của một số nước, quan điểm tích hợp được ghi rõ trong chương
trình như là một yêu cầu bắt buộc. Các quốc gia đã triển khai rộng rãi quan
điểm tích hợp là Pháp, Anh, Hoa Kì…
Theo thống kê của Unesco, từ năm 1960 đến năm 1974 có đến 208
chương trình mơn khoa học thể hiện quan điểm tích hợp ở những mức độ
khác nhau từ liên môn, kết hợp đến tích hợp hồn tồn theo chủ đề.
Tháng 9 – 1968, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học đã tổ
chức Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học để đưa ra các lÝ do
phải dạy học tích hợp các khoa học, dạy học tích hợp là gì, cách thức dạy
học tích hợp và những triển vọng của dạy học tích hợp, trong đó có nêu ra
rằng: Tích hợp khơng chỉ diễn ra ở nội dung mà cịn tích hợp cả ở phương
pháp lẫn các kĩ năng, kĩ xảo cần hình thành ở người học. Tích hợp không chỉ
ở một ngành học nào mà là liên ngành. Tích hợp khơng chỉ ở một bậc học
nào mà ở tất cả các bậc học.
Ở bậc Tiểu học, việc tích hợp về nội dung chương trình đã được triển
khai ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể:
Hàn Quốc triển khai chương trình tích hợp hồn tồn các mơn học
truyền thống, do đó học sinh học theo bốn chủ đề: Chúng ta là học sinh líp 1,
cuộc sống tìm tịi, cuộc sống hứng thó, cuộc sống hằng ngày.
Malayxia có hướng tích hợp một phần các mơn học truyền thống nh
tích hợp các kiến thức về con người và kiến thức về mơi trường trong mơn
ngữ văn ở các líp 1, 2, 3.
Cịn ở Thái Lan, từ líp 1 đến líp 6 học các môn: Kinh nghiệm sống,
phát triển nhân cách, giáo dục định hướng lao động.

Ở Việt Nam, việc kết nối hệ thống tri thức thông qua con đường dạy học
liên phân môn, liên môn và liên ngành từng được đề cập trong khoa học
4


phương pháp từ hàng chục năm trước nhằm rút gần khoảng cách và khai thác
thế mạnh cộng hưởng giữa các bộ mơn khoa học. Cịng nh vậy thì quan điểm
tích hợp mới đây được thể hiện trong việc xây dựng chương trình, SGK phổ
thơng được xem nh là một biểu hiện tích cực hướng tới hiệu quả trong dạy học.
Gần đây, vấn đề dạy học tích hợp đã được nhiều tác giả đề cập đến nh
GS. TS Trần Bá Hoành có bài viết Dạy học tích hợp- trong đó có đề cập tới
các vấn đề Vì sao phải dạy học tích hợp, dạy học tích hợp là gì, dạy học tích
hợp là dạy nh thế nào và các điều kiện, triển vọng của dạy học tích hợp.
Có thể thấy, mơn Tiếng Việt là mơn học có nhiều điều kiện để tiến
hành dạy học tích hợp và ngay cả bộ mơn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
các trường cao đẳng cũng được nghiên cứu, vận dụng nguyên tắc tích hợp
trong giảng dạy. Nghiên cứu về vấn đề này có bài Giảng dạy bộ môn “
Phương pháp dạy học Tiếng Việt” ở trường sư phạm theo nguyên tắc tích
hợp của TS Nguyễn Văn Tứ- Trường Đại học Vinh.
Nhận thấy sự cần thiết phải giảng dạy mơn Tiếng Việt theo quan điểm
tích hợp, trong tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên tiểu học chu
kì III ( 2003- 2007) tập 2, có đưa ra một số hướng dẫn rất kịp thời cho giáo
viên, giúp họ có thêm các kiến thức về tích hợp như Định hướng tích hợp
trong chương trình và SGK Tiếng Việt; Các vấn đề tích hợp thể hiện trong
việc tổ chức bài học môn Tiếng Việt; Ý nghĩa của dạy học Tiếng Việt theo
tinh thần tích hợp và khả năng vận dụng. Từ những việc hiểu rõ các vấn đề
đó, giáo viên có khả năng thực hiện dạy học mơn Tiếng Việt theo định
hướng tích hợp.
Mơn học ngữ văn ở các bậc học Trung học cơ sở và trung học phổ
thơng cũng có nhiều điều kiện để thực hiện dạy học tích hợp bởi lẽ mơn học

này là nơi quy tụ của ba phần Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong
bài viết Tích hợp trong dạy học ngữ văn của GS. TS Nguyễn Thanh Hùng
cũng đã phân tích khá kĩ SGK Ngữ văn và làm sáng tỏ những phương diện lí

5


luận, khả năng thực hiện và hiệu quả thực tế của quan điểm tích hợp trong
dạy học ngữ văn. Cũng như vậy thì có nhiều những cơng trình khoa học
nghiên cứu cụ thể về các mảng tích hợp trong mơn Ngữ văn như luận văn
thạc sĩ của tác giả Trương Thị Minh Hằng: Phương pháp dạy học phần
Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 7 theo hướng dẫn tích cực và tích hợp hay đề
tài nghiên cứu Phương pháp dạy học các biện pháp tu từ về từ cho học sinh
líp 6 theo hướng tích cực và tích hợp của tác giả Đỗ Thị Dung…
Về dạy học tích hợp mơn Tiếng Việt ở tiểu học đáng chú ý có bài viết
của tác giả Chu Thị Phương- Về việc dạy học tích hợp mơn tiếng Việt líp 2
và líp 3, bài Dạy học theo hướng tích hợp ở trường Tiểu học của tác giả
Nguyễn Thanh Sơn- Viện KHGD…. Và nghiên cứu về phương pháp dạy học
Tập đọc ở tiểu học thì cũng có nhiều tác giả lớn nh GS. TS Lê Phương Nga
vối cuốn Dạy học Tập đọc ở tiểu học, Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học của tác
giả Nguyễn Thị Hạnh…
Tuy vậy, qua tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trên, chúng tôi chưa
thấy các tác giả đặt vấn đề nghiên cứu dạy học phân mơn Tập đọc theo
hướng tích hợp, trong khi phân môn Tập đọc trong SGK thể hiện nhiều nhất
mối liên hệ với các phân môn Tiếng Việt cịn lại. Do đó, đề tài của chúng tơi
đi sâu vào nghiên cứu dạy học phân môn Tập đọc theo hướng tích hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tơi đã sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu đề tài của
luận văn:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các cơ sở khoa học

trong các tài liệu về các vấn đề tích hợp, về dạy học tích hợp, phương pháp
dạy học tập đọc để xác lập cơ sở lí luận cho việc dạy học Tập đọc líp 5 theo
quan điểm tích hợp.
5.2. Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng dạy học các văn bản
Tập đọc ở líp 5 có tích hợp các nội dung của phân mơn khác, nhận thức của
6


giáo viên về quan điểm dạy học tích hợp ở một số trường Tiểu học thuộc địa
bàn Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng bài Tập đọc ở líp 5 có
tích hợp nội dung của các phân môn khác và phân loại các nội dung tích hợp.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Là phương pháp quan trọng
nhất của quá trình nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm sau
khi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể hố q trình dạy học Tập đọc nhằm
đảm bảo tính tích hợp trong dạy học Tập đọc ở líp 5.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu nắm rõ cơ sở lí luận về dạy học tích hợp và triển khai dạy học
Tập đọc líp 5 theo hướng tích hợp thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao và
khi đó ý đồ của người biên soạn SGK sẽ được khai thác triệt để.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo quan
điểm tích hợp
- Chương II: Các biện pháp dạy học Tập đọc líp 5 theo quan điểm
tích hợp
- Chương III: Dạy học thực nghiệm

7



8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
1.1. Quan điểm dạy học tích hợp
1.1.1. Thế nào là dạy học tích hợp
1.1.1.1. Các quan điểm về tÝch hợp
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ tích hợp.
Có ý kiến cho rằng: Tích hợp là tổ hợp (combination) hay phối hợp
(co- ordination) các mơn học. Có ý kiến khác lại cho rằng tích hợp chẳng qua
là sự lắp ghép cơ giới, phép cộng đơn thuần giữa các mơn học.
Tích hợp (intergraytion) : Là sự liên kết các đối tượng nghiên cứu,
giảng dạy, học tập của cùng một hay vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một
kế hoạch dạy học.
Tích hợp chương trình (progam intergraytion): Là sự liên kết, hợp nhất
nội dung các mơn học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật
chung, gần gũi với nhau. Tích hợp nhằm làm giảm bớt được những phần
kiến thức trùng nhau, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Tích hợp: Là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến
thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn
trên cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trị nh là kiến thức nguồn.
Nh vậy, chúng ta khơng nên quan niệm tích hợp là phương pháp dùng
để rút bớt môn học, nhằm giảm tải kiến thức. Tích hợp được hiểu là sự hồ
nhập, sự kết hợp, hợp nhất, tích hợp cần được quan niệm là: Một phương
hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các q trình học tập riêng rẽ, các
mơn học, các phân mơn khác nhau theo những mơ hình , hình thức, cấp độ

khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau.
9


1.1.1.2. Quan điểm về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp được Unesco định nghĩa: Là một cách trình bày các
khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của
tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm giữa các lĩnh vực khoa
học khác nhau (Hội nghị phối hợp trong chương trình của Unesco, Paris 1972)
Định nghĩa này nhấn mạnh cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lý
khoa học chứ không phải là hợp nhất nội dung.
Theo Hội nghị tại Maryland 4- 1973 thì khái niệm dạy học tích hợp
cịn bao gồm cả việc dạy học tích hợp với cơng nghệ học bởi có thể thấy
Khoa học và Cơng nghệ là hai lĩnh vực hoạt động có đặc trưng và liên quan
đến nhau. Nếu như Khoa học đặc trưng bởi q trình tìm tịi, phát hiện tri
thức mới, đi từ đơn nhất đến cái chung thì Cơng nghệ lại đặc trưng bởi quá
trình nhận định, lùa chọn giải pháp, đi từ nguyên tắc chung để giải quyết
từng vấn đề cụ thể. Nh vậy, một trong những bài học của dạy học tích hợp là
chỉ ra được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết và hành động.
Còng theo xu hướng trên thì Xavier Roegiers cho rằng giáo dục nhà
trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở học sinh
các năng lực hành động, xem năng lực là khái niệm cơ sở của sư phạm tích
hợp. Theo Xavier Roegiers thì sư phạm tích hợp là một quan niệm về q
trình học tập trong đó tồn bộ q trình học tập góp phần hình thành ở học
sinh những năng lực cụ thể có thể dự tính trước những điều cần thiết cho
học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập sau này hoặc hồ nhập học
sinh vào cuộc sống. Nh vậy, sư phạm tích hợp làm cho q trình học tập có
ý nghĩa.
1.1.1.3. Bản chất của dạy học tích hợp
Kế thừa và phát triển những thành tựu mà các lí thuyết về q trình

học tập và các trào lưu sư phạm của thế giới đã đạt được, sư phạm tích hợp
đề cập tới ba vấn đề lớn của nhà trường:
10


Vấn đề thứ nhất: Đó là cách thức học tập: Học nh thế nào? Sư phạm
tích hợp cho rằng học sinh cần học cách sử dụng kiến thức của mình vào
những tình huống có ý nghĩa, nghĩa là lĩnh hội các năng lực song song với
lĩnh hội kiến thức đơn thuần.
Tình huống có ý nghĩa đối với học sinh là những tình huống gần gũi
với học sinh hoặc gần với tình huống mà học sinh sẽ gặp. Trong SGK, các
tình huống có ý nghĩa biểu hiện bằng tranh ảnh, bằng lời hoặc bằng sự kết
hợp của hình ảnh, lời, các thí nghiệm, trị chơi.
Tình huống tích hợp là tình huống có ý nghĩa phức hợp, rất gần với
các tình huống tự nhiên mà học sinh sẽ gặp, trong đó có cả thơng tin cốt yếu
và thơng tin nhiễu và có vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học từ trước.
Vấn đề thứ hai: Sư phạm tích hợp nhấn mạnh đồng thời việc phát triển
các mục tiêu học tập riêng lẻ, cần tích hợp trong q trình học tập này trong
tình huống có ý nghĩa đối với học sinh. Về các tình huống có vấn đề, đóng
góp của sư phạm tích hợp là nhấn mạnh tính liên mơn của tình huống có vấn
đề. Tình huống có vấn đề là tình huống có ý nghĩa chứ khơng phải là các cớ
để học tập. Giáo viên có vai trị tổ chức các hoạt động học tập trong các tình
huống có ý nghĩa đó. Về phương pháp dạy học phân hố, sư phạm tích hợp
chủ trương đa số q trình học tập là những quá trình học tập tập thể, đồng
thời vẫn tạo điều kiện để mỗi học sinh phát triển theo nhịp độ của mình. Sư
phạm tích hợp cũng chủ trương giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện nhằm
đào tạo các em thành những người cơng dân có trách nhiệm, nhấn mạnh nhiều
đến năng lực cần phát triển hơn là nhấn mạnh khâu tổ chức líp. Sư phạm tích
hợp cố gắng giải quyết vấn đề: Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà
trường.

Vấn đề thứ ba: Sư phạm tích hợp đưa ra bèn quan điểm về vai trị của
mỗi môn học và tương tác giữa các môn học.
Một là: Duy trì các mơn học riêng.

11


Hai là: Quan điểm đa môn: Chủ trương đề xuất những đề tài có thể
nghiên cứu ở các mơn học khác nhau, các mơn học này vẫn duy trì riêng rẽ.
Ba là: Quan điểm liên môn: Chủ trương đề xuất những tình hng chỉ
có thể tiếp cận một cách hợp lý qua sù soi sáng của nhiều môn học.
Bốn là: Quan điểm xuyên môn: Chủ trương chủ yếu phát triển kĩ năng
mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các tình huống (tìm, xử lý, thơng báo
thơng tin,…). Đó là các kĩ năng xun mơn.
Tuy vậy, nhu cầu của xã hội hiện đại đòi hỏi phải hướng tới các quan
điểm liên mơn và xun mơn. Đó cũng là hai quan điểm cơ bản của sư phạm
tích hợp.
1.1.2. Thế nào là dạy học tích hợp trong mơn Tiếng Việt ở Tiểu học
Đáp ứng những thay đổi quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội thì
mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng
cũng cần phải thay đổi, và sự thay đổi Êy bắt đầu từ việc đổi mới chương
trình và SGK phổ thơng. Hiện nay chương trình mơn Tiếng Việt Tiểu học
2000 đã được đưa vào giảng dạy chính thức từ líp 1 đến líp 5.
Mục tiêu của mơn Tiếng Việt Tiểu học 2000 được nêu rõ:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và
cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt nhằm
tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập ở tiểu học và các bậc
học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thơng qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học
sinh các thao tác tư duy cơ bản: phân tích, tổng hợp, phán đốn…

- Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về
văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngồi để từ đó góp phần bồi
dưỡng tình u cái đẹp , cái thiện, lẽ phải…, hình thành lịng yêu mến, thãi
quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Từ đó góp phần hình thành nhân

12


cách của người Việt Nam : có tri thức, có lối sống lành mạnh và có khả năng
thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
- Quan điểm dạy học tích hợp là điểm khá khác biệt của chương trình
và SGK Tiếng Việt Tiểu học mới. Tích hợp trong SGK Tiếng Việt là sự kết
hợp hữu cơ, có hệ thống ở từng mức độ khác nhau các kiến thức ở các phân
mơn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Văn bản
của tiết Tập đọc có thể được sử dụng làm ngữ liệu để viết chính tả, ngữ liệu
để kể chuyện, ngữ liệu để xây dựng kiến thức mới ở các bài Luyện từ và câu
hay được xem như bài văn mẫu để học sinh vận dụng làm văn. Ngược lại,
các kiến thức và kĩ năng của các phân môn kia giúp cho việc đọc, tìm hiểu
bài ở các giê Tập đọc có hiệu quả hơn.
- Tính tích hợp của SGK Tiếng Việt tiểu học 2000 thể hiện ở hai
phương diện: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.
+ Tích hợp theo chiều ngang: Là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các
mảng kiến thức tự nhiên, con người và xã hội theo ngun tắc đồng quy.
Mục đích: Giúp học sinh có được những kiến thức về Tiếng Việt, xã
hội, con người, văn hố, tự nhiên…ở mức sơ giản nhưng mang tính tồn
diện.
+ Tích hợp theo chiều dọc: Là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ
năng mới với những kiến thức và kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng
tâm.
Mục đích: Nhằm hình thành ở người học năng lực chiếm lĩnh tri thức

và rèn luyện kĩ năng bằng cách biết vận dụng kiến thức cũ để tiếp nhận kiến
thức mới, đồng thời tạo điều kiện giúp người học củng cố, đào sâu, nâng cao
kiến thức, chuẩn bị cho việc học Tiếng Việt (Ngữ văn) ở các cấp cao hơn.
Hình thức tích hợp dọc của SGK Tiếng Việt Tiểu học 2000 có tính
liên thơng với các SGK Ngữ văn ở những bậc học trên, từ đó khắc phục
được rất nhiều bất cập trong việc học môn dạy học môn Tiếng việt của học
13


sinh ở bậc học này trong sự nối tiếp bậc học trên như thực hiện nội dung
SGK trước đây.
Theo quan điểm tích hợp, các phân mơn trong mơn Tiếng Việt nh Tập
đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, TLV trước đây Ýt gắn bó với
nhau, nay đã có mối quan hệ chặt chẽ về nội dung, kĩ năng, phương pháp dạy
học. Cụ thể, ngữ liệu dùng để dạy phân môn này cũng đồng thời được sử
dụng để dạy phân môn khác, kiến thức và kĩ năng của phần học này được
vận dụng để giải quyết nhiệm vụ ở phần học khác và các phân môn đều
nhằm rèn luyện bốn kĩ năng nghe, nói, đọc và viết cần hình thành ở học sinh
như mục tiêu của môn Tiếng Việt đã đề ra.
Ở SGK Tiếng Việt Tiểu học, hình thức tích hợp ngang thể hiện rõ
trong nội dung từng phần học. Văn bản dạy Tập đọc cũng được sử dông làm
ngữ liệu để dạy các phân mơn: Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, TLV.
Ví dụ, ở tuần 1 (líp 5 tập 1), văn bản Quang cảnh làng mạc ngày mùa vừa là
nội dung dạy đọc, vừa vận dụng để dạy Luyện từ và câu Tìm các từ đồng
nghĩa chỉ màu sắc, vừa là một bài văn mẫu để học sinh vận dụng làm văn Tả
cảnh. Tuần 9 (líp 5 tập 1) văn bản Cái gì quý nhất? được sử dụng làm cơ sở
cho tiết Tập làm văn Luyện tập thuyết trình, tranh luận, ngồi ra cịn có các
đại từ để sử dụng trong tiết luyện từ và câu Đại từ.
Về tích hợp dọc, nhiều đơn vị kiến thức học sinh được học kĩ ở các líp
dưới lại được ôn tập, được mở rộng và nâng cao ở các líp kế tiếp. Ví dụ như

ở phân mơn Luyện từ và câu, học sinh được học từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ
hoạt động, từ ngữ chỉ đặc điểm ngay từ líp 2 và các loại từ này vẫn được học
tiếp ở các líp 3, 4, 5 nhưng được khái quát lên thành tên gọi danh từ, động
từ, tính từ. Ở phân môn Tập đọc, các bài được xây dựng theo từng chủ điểm,
có sự lặp lại, mở rộng và nâng cao giúp học sinh làm quen với từng mảng
kiến thức từ gần gũi như chủ điểm gia đình, nhà trường, thầy cô, anh em,
ông bà… đến những chủ điểm có nội dung xoay quanh con người như nhân

14


hậu, trung thực, dũng cảm….hay những chủ điểm là những vấn đề lớn đặt ra
cho đất nước như bảo vệ mơi trường, bảo vệ hồ bình, bảo vệ trật tự, an
ninh xã hội...Trong dạy học thì hình thức ơn cũ, biết mới vẫn được coi là
hình thức quen thuộc và là biểu hiện rất rõ của hình thức tích hợp theo hướng
đồng tâm của SGK. Dưới góc nhìn này, hình thức tích hợp dọc đã thể hiện
được bản chất khoa học của nó. Vận dụng trong dạy học, hình thức này góp
phần làm cho người học thực hiện q trình học tập đảm bảo nguyên tắc tiếp
nhận tri thức trong chỉnh thể, hệ thống và dùa trên những căn cứ khoa học rõ
ràng.
1.1.3. Mối quan hệ giữa quan điểm dạy học tích hợp và quan điểm dạy học
tích cực
Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp trước hết dùa
trên quan điểm giáo dục nhằm vào việc phát triển năng lực người học. Tức là
người học có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn
cuộc sống, giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra một cách chủ động, độc
lập, sáng tạo. Nh vậy, dạy học tích hợp giúp học sinh tích cực học tập và linh
hoạt vận dụng các kiến thức lí thuyết vào thực hành.
Dạy học theo quan điểm tích hợp tạo điều kiện để phát triển tri thức,
kĩ năng tốt. Theo quan điểm tích hợp, các q trình học tập không tách rời

cuộc sống hằng ngày mà được tiến hành trong mối liên hệ với các tình huống
cụ thể. Xu hướng tích hợp nhằm rèn luyện tư duy tổng hợp cho học sinh. Đó
cũng là con đường hình thành cho học sinh một cách nhìn nhận, khái quát
vấn đề tổng hợp nhất, giúp họ thấy được các kiến thức lĩnh hội được có quan
hệ hữu cơ với nhau. Từ đó tư duy của học sinh sẽ được nâng lên một bước
phát triển mới. Mối liên hệ giữa các kiến thức trong mơn tích hợp là điều
kiện đảm bảo cho học sinh có khả năng huy động có hiệu quả những kiến
thức và năng lực đã có để giải quyết có hiệu quả những tình huống có vấn đề
mới xuất hiện, những khó khăn mà các em bất ngờ gặp trong cuộc sống.

15


Ngược lại, việc dạy học theo hướng biệt lập các môn học, các bộ phận
của môn học rất dễ dẫn đến tư duy học sinh theo kiểu khép kín, nhìn nhận
vấn đề theo một chiều nhất định, không đặt các vấn đề có liên quan trong
một chỉnh thể thống nhất.
Mơn học tích hợp cũng xác định rõ mục tiêu dạy học, phân biệt được
những cái quan trọng và những cái Ýt quan trọng hơn bởi trong quá trình dạy
học thì không phải tất cả các nhiệm vụ học tập đều được đặt ngang hàng với
nhau. Có một số q trình dạy học là quan trọng vì chúng có Ých, rất gần và
thiết thực cho cuộc sống hằng ngày, ngoài ra chúng còn là cơ sở của những
giai đoạn học tập tiếp theo. Dạy học tích hợp cũng nhấn mạnh đến việc dành
thời gian cho q trình học tập mang tính nâng cao. Điều này giúp học sinh
có năng lực có điều kiện phát huy hết khả năng của mình.
Việc dạy học tích hợp giúp tránh trùng lặp kiến thức, kĩ năng mà học
sinh đã được học, từ đó tránh được sự nhàm chán, ngược lại cịn tạo ra hứng
thó và nhu cầu học tập của học sinh, đây cũng chính là việc tạo ra động cơ
học tập cho học sinh.
Dạy học tích hợp cịn xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học

nhằm đảm bảo cho mỗi học sinh có khả năng huy động có hiệu quả những
kiến thức và năng lực của mình để giải quyết nhanh, linh hoạt các tình huống
mới xuất hiện .
Các kiến thức tích hợp thường gắn với kinh nghiệm sống của học
sinh, do đó sự phát triển các khái niệm khoa học không cô lập mà phát triển
tuần tự phù hợp với sự phát triển tâm sinh lÝ học sinh. Ở những mơn học
tích hợp học sinh cịn có điều kiện để phát triển những kĩ năng xun mơn.
Tuy có những ưu điểm vượt trội như trên song dạy học tích hợp cũng
có một vài nhược điểm mà chủ yếu là do nó cịn mới mẻ, gây ra khó khăn
trong việc ứng dụng vào dạy học cũng như việc hiểu không đầy đủ về xu
hướng dạy học này. Cụ thể như sau:

16


Khi tiến hành dạy học tích hợp thì người thiết kế kế hoạch giảng dạy,
phải có suy nghĩ về chương trình, về SGK một cách đầy đủ, phải có cái nhìn
tổng hợp để tích hợp đúng mức nội dung, kĩ năng, có hiểu biết về cách đánh
giá kết quả học tập của học sinh.
Đội ngò giáo viên còn chưa được chuẩn bị đầy đủ về cả lí thuyết và kĩ
năng giảng dạy, do đó cần tác động vào việc đào tạo giáo viên để họ có thể
đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Ngồi ra, vẫn cịn có nhiều những ý kiến khác nhau về việc giảng dạy
theo quan điểm tích hợp, có ý kiến cho rằng kiến thức và kĩ năng bộ môn
không được sâu sắc nh khi học các mơn riêng rẽ.
Từ những cơ sở lí luận nêu trên, sau đây chúng tôi đi vào cụ thể nội
dung dạy học thích hợp trong phân mơn Tập đọc líp 5.
1.2. Dạy học tích hợp trong phân mơn Tập đọc líp 5
1.2.1. Quan điểm xây dựng chương trình- SGK Tiếng Việt líp 5
Chương trình Tiếng Việt líp 5 được thực hiện trong 35 tuần với 62 bài

tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó
có 46 bài văn xi (4 trích đoạn kịch), 18 bài thơ (4 bài ca dao ngắn được
dạy trong cùng một tiết). Phân mơn Tập đọc ở líp 5 giúp học sinh nâng cao
kĩ năng đọc- hiểu văn bản, cụ thể:
- Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài.
- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.
- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản
văn chương.
Thống nhất với mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung thì mơn Tiếng
Việt líp 5 cũng góp phần hoàn thành mục tiêu đặt ra cho toàn cấp. SGK
Tiếng Việt 5 được biên soạn theo quan điểm tích hợp và tích cực hố hoạt
động học tập của học sinh, lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.

17


SGK Tiếng Việt 5 được xây dựng theo quan điểm tích hợp- đó là sự
tổng hợp trong một đơn vị học, thậm trí một tiết học hay một bài tập nhiều
mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả
giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Bằng cách đó có thể
tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc.
Tích hợp theo chiều ngang- SGK Tiếng Việt 5 thực hiện thông qua hệ
thống chủ điểm học tập. Các chủ điểm đó là:
Việt Nam- Tổ quốc em
Cánh chim hồ bình
Con người với thiên nhiên
Giữ lấy màu xanh
Vì hạnh phóc con người
Người cơng dân
Vì cuộc sống thanh bình

Nhớ nguồn
Nam và nữ
Những chủ nhân tương lai
Tích hợp theo chiều dọc: SGK Tiếng Việt 5 chủ trương tích hợp theo
chiều dọc tức là phát triển, mở rộng các kiến thức và kĩ năng đã có ở các líp
dưới. Cụ thể:
Ở phân mơn Tập đọc, các văn bản xoay quanh các chủ điểm có nội
dung là những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân téc và toàn thể loài người
nhằm làm mở rộng hiểu biết của học sinh cũng như tiếp nối các chủ điểm
gần gũi hơn với các em ở líp dưới: Em là học sinh, gia đình, anh em, thiên
nhiên…
Ở phân mơn Luyện từ và câu, học sinh được mở rộng vốn từ thông qua
từng chủ điểm cụ thể, hiểu biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng,
18


nghĩa của các thành ngữ. Hiểu và bước đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa
của từ (các hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, chuyển nghĩa, đồng âm) vào
việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói viết. Biết vận dụng kiến thức về
các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá vào việc hiểu văn bản văn học và thực
hành tạo lập văn bản. Như vậy có thể thấy các kiến thức này tích hợp bằng
cách mở rộng, nâng cao hơn và tiếp nối với mạch kiến thức ở các líp dưới.
Phân mơn Chính tả: Cũng như ở các líp dưới thì phân mơn này vẫn rèn
cho học sinh kĩ năng nghe- viết, tăng cường luyện kĩ năng nhớ- viết và
khơng cịn kiểu chính tả tập chép.
Đối với phân mơn Kể chuyện: Chủ yếu tích hợp việc rèn luyện kĩ năng
kể chuyện ở líp 4, tức là học sinh rèn kĩ năng nghe và kể lại hoặc kể lại câu
chuyện được chứng kiến, tham gia phù hợp với nội dung từng chủ điểm học
tập.
Cịn với phân mơn Tập làm văn, học sinh vẫn học văn miêu tả nhưng

đối tượng miêu tả rộng hơn- tả cảnh và tả người. Hơn nữa, ở líp 5, học sinh
cịn được luyện tập làm đơn, luyện viết đoạn đối thoại hay tập thuyết trình,
tranh luận nhằm phát huy tối đa khả năng vận dụng kiến thức cũng như sử
dụng ngôn ngữ của học sinh.
Từ những đánh giá chung như trên, sau đây chúng tôi sẽ thống kê một
cách đầy đủ những nội dung cụ thể được tích hợp trong phân mơn Tập đọc.
1.2.2. Thống kê, phân loại các bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt líp 5 có
tích hợp các nội dung của phân mơn khác
Tuần

Nội dung được tích hợp

Tập đọc
1

Văn bản

trong các phân mơn khác

Bài Thư gửi các Có các từ đồng nghĩa: Xây dựng- kiến thiết; hoàn
học sinh

cầu- năm châu; nước nhà- non sông- tổ quốc. Đây
là ngữ liệu để học tiết Luyện từ và câu Từ đồng
nghĩa trong cùng tuần và Mở rộng vốn từ: Tổ
19


quốc ở tuần kế tiếp.
Quang


cảnh

làng mạc ngày
mùa

Bài này cũng là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 3.
Trong bài này xuất hiện một loạt các từ đồng
nghĩa chỉ màu sắc: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng
lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn,
vàng mượt, vàng mới. Đây thực sự là nguồn ngữ
liệu rất có giá trị phục vụ tiết Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa. Bài văn này còn là
bài mẫu để giúp học sinh tham khảo và học tập
cách miêu tả, dùng từ, sử dụng các biện pháp
nghệ thuật để học phân môn Tập làm văn: Luyện
tập tả cảnh.

2

Nghìn năm văn Được sử dụng làm ngữ liệu để học TLV: Luyện
hiến

tập làm báo cáo thống kê.

Sắc màu em yêu

Được sử dụng làm ngữ liệu cho tiết Luyện từ và
câu ở tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa.


3

Vở kịch Lịng Có các đại từ xưng hơ: anh, chị, má, con, tơi, tao,
dân

cháu, tía … sử dụng làm ngữ liệu học tiết Luyện
từ và câu Đại từ xưng hô ở tuần 11

4

Những con sếu Là ngữ liệu để học tiết Kể chuyện ở tuần 5: Kể
bằng giấy.

lại một câu chuyện em đã nghe hay đọc ca ngợi
hồ bình, chống chiến tranh.

5

Ê- mi- li con

Là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 6.

Một chuyên gia Là ngữ liệu học Kể chuyện ở tuần 7: Kể lại một
máy xóc

câu chuyện mà em biết thể hiện tình hữu nghị
giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
Bài cũng là ngữ liệu để viết chính tả trong tuần.

20



7

Những

người Là ngữ liệu để học Kể chuyện ở tuần 8 Kể chuyện

bạn tốt

đã nghe, đã học về mối quan hệ giữa con người
và thiên nhiên.

Tiếng đàn ba- Là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 9.
la- lai- ca trên
sơng Đà
8

Kì diệu rừng Là ngữ liệu để học Tập làm văn: Luyện tập tả
xanh

cảnh, đồng thời cũng là ngữ liệu để viết chính
tả.

Trước cổng trời

Có các từ nhiều nghĩa: Vạt áo, vạt nương, vạt cỏ
sử dụng để học bài Từ nhiều nghĩa.

9


Cái



quý Là cơ sở để học Tập làm văn Luyện tập thuyết

nhất?
11

Chuyện

trình, tranh luận.
một Có câu ghép để học bài trong phân môn Luyện từ

khu vườn nhỏ
12

và câu Quan hệ từ.

Mùa thảo quả

Là ngữ liệu để viết chính tả.

Hành trình của Có câu ghép để học bài Quan hệ từ và là ngữ liệu
bầy ong
13

Trồng


để viết chính tả ở tuần 13.
rừng Có các câu ghép là ngữ liệu để học bài: Quan hệ

ngập mặn

từ.
Là ngữ liệu để học Kể chuyện Kể một việc tốt để

Người gác rừng bảo vệ mơi trường hay kể chuyện ở tuần 19: Kể
tí hon

về những tấm gương sống, làm việc theo pháp
luật, theo nếp sống văn minh hoặc là ngữ liệu học
Kể chuyện ở tuần 23 Kể câu chuyện về những
người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh.

14

Hạt gạo làng ta

Là ngữ liệu để làm bài tập 2 của tiết Luyện từ và
câu Ôn tập về từ loại.

21


Chuỗi ngọc lam Là ngữ liệu học Kể chuyện ở tuần 17 Kể một câu
chuyện về những người biết sống đẹp, biết mang
lại niềm vui, hạnh phóc cho người khác và là ngữ
liệu để viết chính tả trong tuần.

15

Bn
Lênh

Chư Là ngữ liệu để học Kể chuyện Kể lại một câu

đón

cơ chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người

giáo

đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì
hạnh phóc của nhân dân. Bài cũng là ngữ liệu
viết chính tả.

Về ngơi nhà
16

đang xây
Thầy cóng đi Là ngữ liệu để học Tập làm văn Làm biên bản
bệnh viện

19

một vụ việc.

Người cơng dân Có các câu ghép, sử dụng để học Luyện từ và câu
số mét


20

Là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 16.

Câu ghép và mở rộng vốn từ: Cơng dân.

Thái sư Trần Có các câu ghép dùng làm ngữ liệu học bài Nối
Thủ Độ

các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Ngồi ra bài
này cịn dùng làm ngữ liệu để học Tập làm văn ở
tuần 25 Tập viết đoạn đối thoại.

21

Trí dịng song tồn Là ngữ liệu viết chính tả trong tuần.

22

Cao Bằng

Là ngữ liệu viết chính tả ở tuần 23.

24

Hộp thư mật

Có ngữ liệu để học Luyện từ và câu Liên kết các
câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.


25

Phong

cảnh Có ngữ liệu để học Luyện từ và câu Liên kết các

đền Hùng
Cửa sông

câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
Là ngữ liệu viết chính tả ở tuần 27.

29

Một vụ đắm tàu

Là ngữ liệu để học Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại.

Đất nước

27

Là ngữ liệu viết chính tả tuần 29.

Con gái

Là ngữ liệu để học Kể chuyện Kể một câu chuyện
22



mà em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng
hoặc một phụ nữ có tài.
31

Tà áo dài Việt Nam Là ngữ liệu viết chính tả tuần 31.
Bầm ơi
Là ngữ liệu viết chính tả tuần 32.

33

Sang năm con Là ngữ liệu viết chính tả tuần 34.

30

lên bảy
* Nhận xét:
Qua bảng thống kê trên, chúng tơi rót ra một số nhận xét sau:
Về số lượng: Hầu hết các văn bản Tập đọc ở mỗi tuần đều có tích hợp
với nội dung các phân môn khác. Cụ thể: Trừ 4 tuần ôn tập giữa kì I, cuối kì
I, giữa kì II và cuối kì II (khơng có văn bản tập đọc) thì chỉ có 6 tuần (tuần 6,
tuần 17, tuần 23, tuần 26, tuần 32 và tuần 34) là văn bản Tập đọc không
được sử dụng làm ngữ liệu cho các phân môn khác. Tuy vậy, nếu trong cùng
một chủ điểm hoặc nội dung có liên quan giữa các bài tập đọc với nhau thì
khi giảng dạy, giáo viên vẫn có thể tích hợp bằng cách đưa các câu hỏi kiểm
tra bài cũ mang nội dung tích hợp để dẫn dắt đến bài học sau.
Ví dụ: Tuần 26 có bài Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân về nội
dung thì khơng được sử dụng làm ngữ liệu cho các phân mơn cịn lại, nhưng
khi học tiết Tập đọc ở tuần 27: Tranh làng Hồ, giáo viên có thể triển khai để
thể hiện sự tích hợp với bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân như sau: ở phần

kiểm tra bài cũ, sau khi học sinh đọc lại đoạn của bài Hội thổi cơm thi ở
Đồng Vân theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt câu hái: Qua bài văn, tác giả
thể hiện tình cảm như thế nào đối với nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của
dân téc? Khi đó học sinh trả lời: Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng với nét
đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân téc và lòng tự hào về những truyền
thống còn lưu giữ được của dân téc Việt Nam. Từ câu trả lời của học sinh,
giáo viên giới thiệu vào bài học mới:

23


Chóng ta khơng chỉ tự hào về truyền thống, phong tục tập quán, nét
đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người dân mà những vật phẩm văn hoá cũng
rất đáng để chúng ta tự hào. Bài học Tranh làng Hồ sẽ giúp chúng ta tìm
hiểu về một loại vật phẩm văn hoá rất đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hố
dân téc- đó là tranh dân gian làng Hồ.
Về nội dung: Các văn bản Tập đọc có tích hợp nội dung của tất cả
các phân môn: Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Cụ thể
nh sau:
Với phân môn Luyện từ và câu: Như đã nhận xét ở trên thì nội dung
luyện từ và câu ở líp 5 bao gồm các mạch kiến thức về từ loại, câu, liên kết
câu, tổng kết vốn từ, ôn tập về cấu tạo từ…Với mỗi loại bài học dạy nội dung
kiến thức mới, ở phần nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi hoặc
bài tập gợi ý cho học sinh phân tích để rót ra kiến thức mới. Để tích hợp với
phân mơn Tập đọc, các tiết Luyện từ và câu đã trích dẫn ngữ liệu từ 11 văn
bản tập đọc để sử dụng cho cả phần nhận xét cịng nh vận dụng vào thực hành.
Ví dụ: Tuần 1: Từ đồng nghĩa, trong bài đã sử dụng ngữ liệu của hai
bài Thư gửi các học sinh và bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa để học sinh
rót ra kiến thức về từ đồng nghĩa cho phần nhận xét:
So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:

a) Sau 80 năm giời nơ lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay
chóng ta cần phải xây dùng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chóng ta, làm
sao cho chóng ta theo kịp các nước khác trên hồn cầu. Trong cơng cuộc
kiến thiết đó, nước nhà trơng mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
b) Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng
hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy
cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

24


Còn ở tuần 25, tiết Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng
cách thay thế từ ngữ, SGK đã trích dẫn ngữ liệu của bài Tập đọc Hộp thư
mật cho phần bài tập thực hành:
Bài 1: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách
thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sù bất ngờ. Bao giê hộp
thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại Ýt bị chú ý nhất. Nhiều lóc,
người liên lạc cịn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường
bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ
quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
Đối với phân mơn Chính tả: Có 16 văn bản Tập đọc có trích đoạn
được sử dụng làm ngữ liệu cho mơn Chính tả. Các trích đoạn dùng để viết
chính tả cũng có chứa nhiều hiện tượng chính tả và cần thiết phải được luyện
đọc thật kĩ trong khâu luyện đọc của giê Tập đọc để hạn chế lỗi khi viết.
Hầu nh tất cả các văn bản truyện ở các líp đầu cấp đều được sử dụng
làm ngữ liệu cho tiết Kể chuyện. Tuy vậy từ líp 4 và tiếp nối là líp 5, việc kể
lại văn bản truyện khơng cịn là bắt buộc nữa, HS chỉ sử dụng một số văn
bản nh là một truyện tham khảo cho bài kể chuyện của mình. Do đó, việc

tích hợp Tập đọc với phân môn Kể chuyện chỉ thể hiện ở chỗ: mỗi chủ điểm
học tập thì nội dung bài Tập đọc thể hiện rõ nhất chủ điểm và tiết KĨ chuyện
là kể lại một câu chuyện có nội dung liên quan đến chủ điểm.
Ví dụ: Chủ điểm Con người với thiên nhiên, tuần 7 có bài Tập đọc
Những người bạn tốt, trong tiết Kể chuyện có đề bài: Kể một câu chuyện em
đã nghe hay đã học nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Như vậy
tiết Kể chuyện không yêu cầu HS kể lại chuyện Những người bạn tốt, nhưng
có thể thấy câu chuyện ở tiết Tập đọc là một minh hoạ rất tốt để HS sử dụng
làm ngữ liệu cho bài kể của mình, nhất là câu chuyện này các em được tìm

25


×