Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.7 KB, 62 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong
Khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
thực hiện khoá luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
Th.S Vũ Ngọc Doanh đã chỉ bảo và giúp đỡ tận tình cho em hoàn thành
kháo luận này.
Do thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức hạn chế, hơn nữa đây là bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các
bạn sinh viên để khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Bùi Thị Thuỳ Linh

Bùi Thị Thùy Linh

1

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đề tài Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm
tích hợp và tích cực là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Vũ Ngọc Doanh. Trong quá
trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy
nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình.
Khoá luận này là kết quả của cá nhân tôi, không trùng hợp với
kết quả của tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Bùi Thị Thuỳ Linh

Bùi Thị Thùy Linh

2

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Mục lục
Trang
Phần mở đầu


1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích nghiên cứu

2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

5. Đối tượng nghiên cứu

3

6. Phương pháp nghiên cứu

3

7. Kết cấu khoá luận

3


Phần nội dung

4

Chương 1: Những vấn đề chung về dạy học theo quan điểm tích

4

hợp và tích cực
1. Cơ sở lí luận về dạy học Tiếng Việt

4

1.1. Vị trí của việc dạy học Tiếng Việt

4

1.2. Dạy học theo quan điểm tích hợp

5

Bùi Thị Thùy Linh

3

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

1.3. Dạy học theo quan điểm tích cực

9

2. Những đặc điểm chung của kiểu bài tập đọc

11

2.1. Thể loại và sự phân chia thể loại tác phẩm văn học

12

2.2. Văn bản bài tập đọc

13

2.3. Đặc điểm chung của các kiểu bài tập đọc

14

3. Thực tế dạy học Tập đọc ở tiểu học trước năm 2000 và yêu cầu

16

dạy học sau năm 2000
Chương 2: Dạy tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực


18

1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học

18

1.1. Vị trí của dạy đọc ở Tiểu học

18

1.2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học

19

2. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 3

20

2.1. Thời lượng, nội dung chương trình

20

2.2. Cấu trúc bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3

22

3. Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học tập đọc

25


lớp 3
3.1. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học tập đọc lớp 3

Bùi Thị Thùy Linh

4

25

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

3.2. Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích cực

30

3.3. Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực đối với dạy học từng

32

dạng bài tập đọc lớp 3
3.4. Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học phần

38

tìm hiểu bài giờ tập đọc lớp 3

Chương 3: Giáo án thực nghiệm

41

A. Giáo án 1

41

B. Giáo án 2

47

C. Giáo án 3

51

Phần kết luận

56

Tài liệu tham khảo

57

Bùi Thị Thùy Linh

5

K32A - GDTH



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là một môn học trọng tâm và chiếm thời lượng lớn nhất trong
chương trình Tiểu học. Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành
những phẩm chất quan trọng của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt vì không chỉ hình thành và rèn
kỹ năng đọc cho học sinh mà còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ
giản về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, những hiểu biết về cả những mối quan hệ
tự nhiên, xã hội và con người. Tập đọc góp phần thực hiện mục tiêu chung của
Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là:
Cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học
Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Chương trình Tiểu học hành theo Quyết dịnh số 43/2001/ QĐ - BGD &
ĐT ngày 9/11/2001-NXB Giáo dục, Hà Nội,2002, trang 9)
Với tiến trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay thì nền giáo dục
cũng được hiện đại hoá. Trong đó quan điểm dạy học tích hợp và tích cực ra
đời là điều tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Đây là hai quan điểm dạy học
đang được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia; tuy nhiên thực tế dạy và
học phân môn Tập đọc ở nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế. Người giáo
viên do đã quen với phương pháp và cách dạy truyền thống nên việc liên hệ
với các môn học khác trong quá trình giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh nhiều mà thời lượng
lại hạn chế.

Bùi Thị Thùy Linh

6

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Bản thân tôi với mong muốn được tìm hiểu, góp phần tìm ra một phương
pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học Tập đọc nói riêng và Tiếng
Việt nói chung. Bởi vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Dạy học Tập đọc lớp 3
theo quan điểm tích hợp và tích cực.
2. Lịch sử vấn đề
Hai quan điểm dạy học tích hợp và tích cực đã được nhiều tác giả đề cập
đến như:
- Dạy và học ngày nay số 3/2008. Một số vấn đề cơ bản về phương
pháp dạy học tích cực.
- Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới PGS.TS Nguyễn Trí - NXB Giáo dục.
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, 2. PGS.TS Lê Phương Nga,
Nguyễn Trí. NXB Đại học Sư phạm - 2004.
- Tiến Sĩ Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Tìm hiểu chương trình và SGK
Ngữ văn ở THPT (NXB Giáo dục - 2006) đề cập đến vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích hợp và phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh.

Có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu về hai quan điểm dạy học tích
cực và tích hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu về dạy học tập đọc lớp 3 theo quan
điểm tích hợp và tích cực chưa thực sự quan tâm và việc vận dụng hai quan
điểm đó đạt hiệu quả chưa cao.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu nội dung quan điểm tích hợp và tích hợp
3.2. Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học tập đọc nói
chung và chương trình Tập đọc lớp 3 nói riêng.
3.3. Làm quen với việc nghiên cứu khoa học và vận dung vào thực tiễn.

Bùi Thị Thùy Linh

7

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu nội dung của quan điểm dạy học tích hợp và tích cực,
phương pháp vận dụng trong dạy học Tiếng Việt.
4.2. Chương trình Tập đọc ở Tiểu học, chương trình Tập đọc lớp 3.
4.3. Phương pháp dạy Tập đọc theo quan điểm tích cực và tích hợp để đạt
hiệu quả cao.
5. Đối tượng nghiên cứu
5.1. Lý thuyết về quan điểm tích hợp và tích cực
5.2. Nội dung chương trình Tập đọc lớp3

6. Phương pháp nghiên cứu
- Lý thuyết
- Khảo sát
- Thực nghiệm
7. Kết cấu khoá luận
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận
- Phần tài liệu tham khảo

Bùi Thị Thùy Linh

8

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Phần nội dung
Chương 1
Những vấn đề chung về dạy học theo quan điểm tích
hợp và tích cực
1. Cơ sở lí luận về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo quan điểm tích
hợp và tích cực.
1.1. Vị trí của dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Con người giao tiếp và tư duy nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện
biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Theo Lênin: Ngôn ngữ là phương tiện giao

tiếp quan trọng bậc nhất của loài người. Còn theo Mác thì Ngôn ngữ là
hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Theo K. A. Usinxki: Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi
người xung quanh nó, duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới
bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này.
Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan
trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống
giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình
thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm ở
trường Tiểu học.
Đặc trưng cơ bản của tiếng mẹ đẻ với tư cách một môn học ở trường phổ
thong là ở chỗ nó vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả
các môn học khác. Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện
cần thiết của lao động học tập của học sinh.
ở Tiểu học, hầu như các nước đều coi trọng việc dạy học tiếng mẹ đẻ và
dành cho nó vị trí ưu tiên xứng đáng. Có thể nhận thấy điều này qua tỉ lệ số
giờ học dành cho tiếng mẹ đẻ ở một số nước như:

Bùi Thị Thùy Linh

9

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

ở Pháp: 45/135 tiết trong 5 lớp (33%); Đức: 33,5 tiết/72 tiết trong 3 lớp

(46%); Nhật Bản 44 tiết/163 tiết trong 6 lớp (27%); còn ở Việt Nam chương
trình CCGD (ban hành từ năm 1981) 49 tiết/140 tiết trong 5 lớp. Chương trình
2000: 46 tiết/118 tiết (39%).
Như vậy, Tiếng Việt thể hiện rõ tư cách là một môn học chính ở Tiểu học
nước ta.
1.2. Dạy học theo quan điểm tích hợp
1.2.1. Quan điểm tích hợp
Tích hợp là quan điểm dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa
khối lượng kiến thức ngày càng lớn trong khi thời gian học tập lại có hạn.
Quan điểm tích hợp được áp dụng ở nhiều môn học với nhiều mức độ khác
nhau: lồng ghép (Infusion) là đưa thêm một nội dung cần học vào nội dung
tương tự của môn học chính.
Theo nghĩa hẹp, tích hợp (Integration) là việc đưa ra những vấn đề thuộc
nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình chung nhất, trong đó các kĩ
năng được đề cập theo một tinh thần và phương pháp thống nhất.
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng chương trình Tiểu học tyheo hướng
tichs hợp nên số lượng các môn học giảm đi. Ơ nước ta , quan điẻm tích hợp
mới được tiếp nhận về mặt lí luận , việc áp dụng chỉ ở mức độ thấp , lồng ghép
một số tri thức về môi trường , dân số vào nội dung các môn Toán, Tiếng
Việt, Tự nhiên và xã hội
Theo Nguyễn Khắc Phi: Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp
một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học khác nhau theo
các mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và
những yêu cầu cụ thể khác nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng: Tích hợp là thuật ngữ mà nội
hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri

Bùi Thị Thùy Linh

10


K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một văn bản có vai trò là kiến
thức nguồn.
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học
hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm
tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
1.2.2 Hình thức tích hợp :
Có hai hình thức tích hợp là tích hợp ngang và tích hợp dọc.
a. Tích hợp ngang
Tích hợp ngang là tích hợp trong từng thời điểm (một tiết học, một bài
học). Tích hợp ngang trong môn Tiếng Việt là tích hợp các kiến thức Tiếng
Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo
nguyên tắc đồng quy. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn trước đây ít gắn bó với nhau,
nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ
cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn
trước.
Chẳng hạn, trong tuần 22 sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 2 với chủ
điểm Sáng tạo (nói về công việc sáng chế, phát minh và người trí thức) thì:
- Các bài tập đọc đều nói về trí thức: Nhà bác học và bà cụ (Truyện về
nhà bác học Ê - đi - xơn); Cái cầu (Thơ của Phạm Tiến Duật, nói về công
việc sáng tạo của các kĩ sư và công nhân làm cầu Hàm Rồng); Chiếc máy
bơm (Truyện về nhà bác học ác - si - mét).

- Bài kể chuyện yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện Nhà bác học và bà
cụ.
- Các bài chính tả cũng tập trung cho chủ điểm: Ê - đi - xơn, một nhà
thông thái (Nói về nhà bác học Trương Vĩnh Ký).
- Bài Luyện từ và câu có 3 bài tập thì có hai bài tập phù hợp với chủ
điểm:

Bùi Thị Thùy Linh

11

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

+ Bài tập mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trí thức (Dựa vào những bài
tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ:
a) Chỉ trí thức. M: bác sĩ
b) Chỉ hoạt động của trí thức. M: nghiên cứu)
+ Bài tập về dấu câu, dẫn một truyện vui nói về tác dụng của điện.
- Trong bài tập viết, học sinh viết tên cụ Phan Bội Châu - nhà yêu nước vĩ
đại, nhà trí thức lớn của nước ta ở thế kỷ XX.
b. Tích hợp dọc
Tích hợp dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới.
Những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn
gọi là đồng trục hay vòng xoáy trôn ốc), cụ thể là: Kiến thức và kĩ năng ở lớp
trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới,

nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới.
Ví dụ trong cuốn sách Tiếng Việt Tiểu học, thì:
- Trong bộ sách giáo khoa, chủ điểm được chọn làm khung cho cả cuốn
sách. Mỗi chủ điểm ứng với 1 đơn vị học.
+ ở lớp 1: Thời gian dành cho mỗi đơn vị học là 1 tuần; các chủ điểm lần
lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc; mỗi lần trở lại là một lần
khai thác sâu hơn.
+ ở lớp 2 và lớp 3: Mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tuần; vòng đồng tâm
xoáy trôn ốc thưa hơn - sau một năm, học sinh mới trở lại với chủ điểm đã
học.
+ Lớp 4 và lớp 5: Mỗi chủ điểm được dạy trong 3 tuần và chỉ xuất hiện 1
lần.
- Về nội dung:
+ Lớp 1: học sinh được học theo các chủ điểm khá rộng: Nhà trường gia đình, thiên nhiên - đất nước (phần luyện tập tổng hợp, SGK Tiếng Việt 1,
tập 2)

Bùi Thị Thùy Linh

12

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

+ Lớp 2: Các chủ điểm được chia nhỏ. Ví dụ: Nội dung 8 chủ điểm - Em
là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn
trong nhà ở lớp 2 là sự chia nhỏ hai chủ điểm Nhà trường và Gia đình ở lớp 1.

+ Lớp 3: Từ tuần 1 đến tuần 6, các chủ điểm - Măng non, Mái ấm, Tới
trường được mở rộng, nâng cao một bậc so với lớp 2. Các chủ điểm từ tuần 7
đến tuần 22 - Cộng đồng, Quê hương, Bắc - Trung - Nam, Anh em một nhà,
Thành thị - nông thôn, Bảo vệ tổ quốc, Sáng tạo, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà
chung, Bầu trời và mặt đất thể hiện những nội dung hoàn toàn mới so với lớp
2.
+ Sang lớp 4, các chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của
con người:
- Các đức tính:
Nhân hậu (với tên gọi Thương người như thể thương thân)
Trung thực (Măng mọc thẳng)
Dũng cảm (Những người quả cảm)
Nghị lực (Có chí thì nên)
Có óc thẩm mĩ (Vẻ đẹp muôn màu)
Lạc quan, yêu đời (Tình yêu cuộc sống)
Năng lực (Người ta là hoa đất)
- Ước mơ (Trên đôi cánh ước mơ)
- Sở thích:
Vui chơi (Tiếng sáo diều)
Du lịch, thám hiểm (Khám phá thế giới)
+ Tới lớp 5, các bài học có nội dung bao quanh những vấn đề lớn đặt ra
cho đất nước, dân tộc và toàn thể loài người, như:
- Yêu tổ quốc (Việt Nam - Tổ quốc em)

Bùi Thị Thùy Linh

13

K32A - GDTH



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

- Bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim
hoà bình).
- Sống hài hoà với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên (Con người với
thiên nhiên).
- Bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh)
- Chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người).
- Sống làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh (Người công
dân).
- Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình)
- Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc (Nhớ nguồn)
- Thực hiện bình đẳng nam nữ (Nam và nữ)
- Thực hiện quyền trẻ em (Những chủ nhân tương lai)
Các kĩ năng giao tiếp dạy ở các lớp cũng được đòi hỏi cao về mức độ,
chẳng hạn: từ yêu cầu đọc trơn, nâng lên đọc thầm rồi đọc lướt nắm ý, từ yêu
cầu giao tiếp đơn giản (tập nói lời chào hỏi, xin lỗi, gọi điện thoại... ở lớp 1,
lớp 2) nâng lên yêu cầu giao tiếp chính thức (điều khiển cuộc họp, làm đơn... ở
lớp 3...)
1.3. Dạy học theo quan điểm tích cực
1.3.1. Bản chất của phương pháp dạy học mới
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi
nội dung đòi hỏi một phương pháp dạy học thích hợp. Hình thành và phát triển
các kĩ năng giao tiếp cho học sinh bằng cách sáng tạo ra môi trường giao tiếp
dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, tư
nhiên và xã hội, học sinh tiếp thu qua lời giảng và chỉ khi các em hành động
có ý thức thì học sinh mới làm chủ được tri thức. Bằng rèn luyện thực tế mà

những tư tưởng, tình cảm, nhân cách tốt đẹp của học sinh được hình thành
vững chắc. Theo hướng đó, phương pháp dạy học mới ra đời, phương pháp tích
cực hoá hoạt động của người học.

Bùi Thị Thùy Linh

14

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Tinh thần cơ bản của phương pháp dạy học mới là hướng tới xác lập một
quy trình dạy học để tổ chức, điều khiển và kiểm soát nó. Tích cực hoá hoạt
động của người học là phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm,
trong đó thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động của học
sinh. Học sinh được hoạt động, bộc lộ và phát triển khả năng của mình.
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, tích cực được hiểu là:
+ Có ý nghĩa, tác dụng thúc đẩy sự phát triển
+ Tỏ ra chủ động, có những hành động nhằm tạo ra sự thay đổi theo
hướng phát triển.
+ Hăng hái, tỏ ra nhiệt tình với công việc
Theo Kharlamor: Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể,
nghĩa là người hoạt động. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của
học sinh đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong
quá trình nắm vững kiến thức.
1.3.2. Tiêu chuẩn của phương pháp dạy học tích cực

Dạy học theo quan điểm tích cực thật sự có ý nghĩa khi người học tự
nguyện, tích cực, ý thức về sự học hành, giáo dục của chính mình. Tiêu chuẩn
của việc dạy học theo quan điểm tích cực bao gồm: tính tích cực, tính tự do và
tính tự giáo dục.
Tính tích cực được bộc lộ qua hoạt động của mỗi cá nhân. Tính tích cực
của trẻ biểu hiện qua các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí... và biểu hiện sự
cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ.
Tính tự do biểu hiện: Khi có tự do sáng kiến, tự nguyện lựa chọn khi đó
mới có phương pháp dạy học tích cực.
Tính tự giáo dục: bao gồm tự quyết định, tư hoạt động và phát triển tính
tự quản, xúc tiến việc hình thành nhân cách.
1.3.3. Các yếu tố tác động đến phương pháp dạy học tích cực

Bùi Thị Thùy Linh

15

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Giáo viên là người tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh. Giáo viên
là chất xúc tác quan trọng, không thực hiện một hành động trực tiếp nào, kích
thích hoạt động của học sinh. Đây là điểm khác biệt giữa phương pháp dạy
học tích cực và phương pháp dạy học truyền thống.
Yếu tố rất cần thiết là các phương tiện vật chất. Các trang thiết bị dạy học
được sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ, thích hợp với hứng thú học tập

của học sinh và mục tiêu dạy học.
Khi dạy học cần căn cứ vào những gì đã hiểu, đã biết về học sinh nhằm
đạt những mục tiêu đối với học sinh. Cần chú ý từng đối tượng học sinh và
khả năng của từng em, đánh giá bằng chính năng lực của các em. Đây cũng
chính là đảm bảo nguyên tắc tính đến đối tượng học sinh trong dạy học.
1.3.4. Sự thể hiện quan điểm tích cực hoạt động học tập của học sinh
trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học.
Đổi mới chương trình và sách giáo khoa, trong đó đổi mới phương pháp
dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bằng các hình thức luyện tập
trong sách giáo khoa Tiếng Việt và hướng dẫn hoạt động dạy học tronấmchs
giáo viên Tiếng Việt, giáo viên và học sinh thực hiện tích cực hoá hoạt động
dạy và học. Trong đó, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của
học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và phát triển.
Thực hiện quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, sách
giáo khoa Tiếng Việt không dạy kiến thức lí thuyết như là cái có sẵn mà tổ
chức hoạt động để học sinh nắm được kiến thức sơ giản và có kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt tốt. Sách giáo viên Tiếng Việt hướng dẫn thầy, cô cách thức cụ thể
tổ chức các hoạt động này. Khi bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học mới
được đưa vào dạy, phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh
bước đầu đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong nhà trường Tiểu học ở Việt
Nam.
2. Những đặc điểm chung của kiểu bài tập đọc

Bùi Thị Thùy Linh

16

K32A - GDTH



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.1. Thể loại và sự phân chia thể loại tác phẩm văn học
2.1.1. Khái niệm thể loại tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn các yếu tố: đề tài, chủ đề, tư
tưởng, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn được thực hiện theo những quy
luật nhất định.
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình tác phẩm,
có sự thống nhất, quy định lẫn nhau của các yếu tố thuộc tác phẩm văn học.
Thể loại tác phẩm văn học là một hình tượng loại hình của sáng tác và
giao tiếp văn học , hình thành trên cơ sở sự lặp lại có qui luật của các yếu tố
tác phẩm- đó chính là cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học.
2.1.2. Sự phân chia thể loại tác phẩm văn học
Sự xuất hiện các thể loại văn học là một quá trình lâu dài. Quá trình hình
thành và phát triển các thể loại văn học cũng chính là quá trình hình thành và
phát triển các giai đoạn của văn học.
Xuất phát từ phương thức phản ánh hiện thực, ở phương tây chia tác
phẩm thành ba loại: Tự sự, trữ tình, kịch.
ở Trung Quốc, ban đầu chia thành hai loại: Thơ và văn xuôi: Do cuối đời
Thanh, sự du nhập văn hoá phương Tây nên việc dịch nhiều kịch, tiểu thuyết
nước ngoài khá nhiều, từ đó kịch và tiểu thuyết trong nước được coi trọng.
Sách vở, báo chí Trung Quốc thừa nhận văn học gồm: thơ ca, văn xuôi, tiểu
thuyết, kịch.
Thể loại thông thường được xem là thể hay kiểu, dạng của văn học. Thực
chất của sự phân chia thể loại tác phẩm là sự phân chia nội dung và hình thức
thể loại.
Phân biệt thể loại văn học bởi hình thức lời văn: thơ (văn vần) và văn
xuôI, như: truyện thơ và truyện văn xuôi, thơ và thơ văn xuôi, thơ ngụ ngôn và

truyện ngụ ngôn

Bùi Thị Thùy Linh

17

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Trong văn học Việt Nam còn có thể biến ngẫu và thể văn xuôi, Văn xuôi
với nhiều thể khác nhau: nhật ký, cáo, chiếu... đòi hỏi khác nhau về bố cục,
phong cách ngôn từ.
Còn nhiều căn cứ khác để phân chia thể loại tác phẩm văn học, như căn
cứ và dung lượng tác phẩm có: thơ, trường ca, khúc ngâm, truyện dài, truyện
ngắn, truyện vừa... Hay căn cứ vào cảm hứng, tình điệu để phân biệt: kịch và
hài kịch, truyện ngụ ngôn và truyện cười...
Sự phân chia các thể loại văn học là rất quan trọng để nhận ra các hình
thức thể loại, tạo hình thức chỉnh thể, quy định sự thống nhất giữa nội dung và
hình thức. ở Tiểu học, sự phân chia thể loại văn học chỉ đơn giản và chỉ có ở
lớp 4 và lớp 5 bao gồm: thơ, văn xuôi, kịch.
2.2. Văn bản bài tập đọc
Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có
nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Mỗi tiết tập đọc
đều học các văn bản đọc là tác phẩm hay trích đoạn tác phẩm thuộc nhiều thể
loại khác nhau được phân bố ở từng khối lớp theo các chủ điểm phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh.

Cụ thể như sau:
- Lớp 2, lớp 3 đều gồm 93 văn bản bài tập đọc, trong đó 78 văn bản nghệ
thuật, 15 văn bản phi nghệ thuật. Lớp 2 có 15 bài thơ và 63 truyện thuộc văn
bản nghệ thuật. Lớp 3 có 31 bài thơ và 27 truyện thuộc văn bản nghệ thuật.
- Lớp 4, lớp 5 đều gồm có 62 văn bản bài tập đọc. Lớp 4 có 46 bài văn
xuôi, 17 bài văn vần và thơ gồm 2 bài thơ ngắn dạy trong 1 tiết, 11 văn bản
ngoài văn học. Lớp 5 có 53 văn bản nghệ thuật và 9 văn bản phi nghệ thuật. Số
lượng thơ ở hai lớp đều là 17 bài, kịch đều có hai vở kịch.
Các văn bản tập đọc được biên soạn chủ yếu là các văn bản nghệ thuật
dạy học tập đọc hai kiểu bài: thơ và văn xuôi.

Bùi Thị Thùy Linh

18

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.3. Đặc điểm chung của các kiểu bài tập đọc.
2.3.1. Các kiểu bài tập đọc được biên soạn theo hướng tích hợp
Mỗi văn bản đều được chọn lựa đảm bảo các yêu cầu tích hợp dọc và tích
hợp ngang. Trên tuyến tích hợp ngang, ngoài mục đích rèn luyện kĩ năng đọc
và trang bị một số kiến thức về chủ điểm, bài tập đọc còn đáp ứng yêu cầu làm
vật liệu mẫu để mở rộng vốn từ, rèn luyện kĩ năng viết chính tả hoặc làm văn.
Để tích hợp dọc, mỗi văn bản được chọn đều là sự kế thừa kiến thức, kỹ năng
đã học trước đó và là bước chuẩn bị cho kiến thức, kĩ năng xuất hiện về sau.

Ví dụ, Tập đọc lớp 4 - Theo quan điểm tích hợp ngang, bài báo Vẽ về
cuộc sống an toàn - Tuần 24, chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (Tiếng Việt 4,
tập 2): vừa giới thiệu với học sinh một hoạt động trong lĩnh vực hội hoạ, phù
hợp với chủ điểm vừa có tác dụng giáo dục ý thức giữ gìn an toàn giao thông
và làm vật liệu mẫu để học cách tóm tắt tin tức.
Theo quan điểm tích hợp dọc, nội dung bài báo này là sự tiếp nối chủ
điểm Nghệ thuật ở sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và hình thức đã được làm
quen qua các bài tập đọc: Tin thể thao và Alô, Đô - rê - mon thần thông
đấy! Yêu cầu tóm tắt các bài báo với độ dài lớn hơn những văn bản đã học ở
lớp 3 thể hiện sự phát triển kĩ năng làm văn phù hợp với năng lực của học sinh
lớp 4, cũng là một bước chuẩn bị cho những bài tập làm văn tóm tắt tin tức
phức tạp hơn sau đó.
2.3.2. Các bài tập đọc đều nhằm thực hiện nhiệm vụ của giờ tập đọc
Mỗi giờ tập đọc có nhiệm vụ nhất định về kiến thức, kĩ năng và thái độ
- Về kĩ năng: Giờ tập đọc nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các
năng lực đọc và nghe. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn
yêu cầu về chất lượng của đọc. đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi
chảy), đọc có ý thức (đọc thông hiểu nội dung hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc
diễn cảm.

Bùi Thị Thùy Linh

19

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


- Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh vốn Tiếng Việt, văn học, phát
triển tư duy, mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống, con người...
- Về thái độ: Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong
sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện, ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú
đọc sách, có thói quen đọc sách, yêu thích Tiếng Việt.
2.3.3. Văn bản tập đọc phù hợp với chủ điểm học tập
Các bài tập đọc được tuyển chọn phải phù hợp với hệ thống chủ điểm của
sách và chủ điểm của tuần mà chúng được bố trí.
Ví dụ, các bài tập đọc trong các tuần 25, 26, 27 - chủ điểm Những người
quả cảm(Tiếng Vịêt 4, tập 2): Nội dung các bài tập đọc nói về các khía cạnh
khác nhau của lòng dũng cảm: những bài viết ca ngợi lòng dũng cảm trong
chiến đấu (Bài thơ và tiểu đội xe không kính, Ga-vrốt ngoài chiến luỹ),
trong lao động (Thắng biển), trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải (Khuất phục tên
cướp biển, Dù sao trái đất vẫn quay). Những câu chuyện mang màu sắc
ngụ ngôn về lòng dũng cảm của một con chim sẻ nhỏ đã làm con chó săn
hung dữ phải lùi bước (Con sẻ).
2.3.4. Các văn bản bài tập đọc đáp ứng yêu cầu cao về tính tư tưởng, tính
nghệ thuật và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Mặc dù sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học không đặt yêu cầu giới thiệu
những tác phẩm, tác giả tiêu biểu cho các thể loại hay và các thời kỳ văn học
như sách giáo khoa bậc trung học nhưng để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ
năng, phát triển tư duy, trang bị kiến thức và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
nhân cách cho học sinh thì các văn bản được chọn trong sách giáo khoa phải
đáp ứng yêu cầu cao về tính tư tưởng và tính nghệ thuật.
Ví dụ, Tiếng Việt 4: Có khác nhiều bài tập đọc là tục ngữ, truyện dân
gian các dân tộc Việt Nam, tác phẩm của những tác giả quen thuộc trong văn
học Việt Nam hiện đại như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận,
Nam Cao, Tô Hoài, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Thép Mới, Xuân Quỳnh, Trần


Bùi Thị Thùy Linh

20

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Đăng Khoa... Qua các bài tập đọc, học sinh được làm quen với thần thoại Hi
Lạp, truyện dân gian Nga, truyện dân gian ả - Rập, thơ ngụ ngôn La - Phông Ten, Truyện của Huygô... Các sáng tác văn học này là những áng văn giàu
hình tượng và cảm xúc, diễn đạt trong sáng chuẩn mực phù hợp với nhận thức
của học sinh và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Những bài tập đọc ngoài văn học,
tiêu chuẩn về tính tư tưởng và cách diễn đạt cũng được hết sức chú ý.
3. Thực tế dạy học tập đọc ở tiểu học trước năm 2000 và yêu cầu dạy
học sau năm 2000.
Trước năm 2000, phân môn Tập đọc thuộc môn Văn học cùng với các
phân môn Học thuộc lòng, Kể chuyện, Tập đọc được xác định có ba nhiệm vụ
cụ thể là: rèn kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc lưu loát); trau dồi kiến thức ngôn
ngữ, văn học, đời sống; Nhiệm vụ giáo dục tình cảm và mỹ cảm. Hai nhiệm vụ
trau dồi kiến thức ngôn ngữ, văn học, đời sống; nhiệm vụ giáo dục tình cảm,
mỹ cảm và nhiệm vụ trau đồi kiến thức ngôn ngữ, văn học, đời sống là nhiệm
vụ của môn Văn học ở Tiểu học, nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc chiến vai trò quan
trọng. Tập đọc là phân môn thực hành rèn kĩ năng học môn Tiếng Việt. Học
sinh được rèn bốn kĩ năng đọc: đọc đúng, đọc lưu loát, đọc thầm; đọc hiểu,
đọc diễn cảm. Tuy nhiên, nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ thông qua nội dung các
bài tập đọc có giá trị nghệ thuật cao, phù hợp với trình độ của học sinh.
Sau một thời gian mang tên Tiếng Việt và Văn học (dạy và học hai đối

tượng là Tiếng Việt và Văn học), môn học được xác định lại đối tượng dạy
học là Tiếng Việt và đọc đặt lại tên là môn Tiếng Việt. Từ đó, Tập đọc được
xác định là môn học dạy kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh và là phần nội dung
quan trọng của môn Tiếng Việt nhằm: Dạy kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh,
các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng đọc, bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, đạo đức cho
học sinh cung cấp kiến thức văn học, tự nhiên, xã hội... Các văn bản bài tập
đọc là ngữ liệu quan trọng để học các phân môn khác của Tiếng Việt như:
Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện...

Bùi Thị Thùy Linh

21

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Bài Luyện từ và câu hệ thống hoá các từ ngữ , các kiểu câc từ, các bài tập
đọc để tập giải nghĩa, phân tích và sử dụng hàng loạt bài tập đọc được dùng
làm mẫu để tạo lập văn bản. Tiết Chính tả, có thể trích nguyên một đoạn trong
bài tập đọc mới học làm chính tả nghe- viết, nhớ - viết Tiết Kể chuyện ,
yêu cầu kể lại câu chuyện bằng lời nhân vật vừa học trong tiết Tập đọc.
Ví dụ, tiết kể chuyện ( lớp 3, tập 2, trang 82) : Dựa vào các tranh sau, kể
lại toàn bộ câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng bằng lời của Ngựa con. Đây
là câu chuyện được học trong 1,5 tiết Tập đọc (đầu tuần), 0,5 tiết còn lại dành
cho kể chuyện.
Tiết Luyện từ và câu (Tiếng Việt lớp 2, tập 2, trang 27) - Bài tập 2: Dựa

vào những bài tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi sau:
a)Bông cúc trắng mọc ở đâu?
b)Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?

Bùi Thị Thùy Linh

22

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2
Dạy tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực

1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học
1.1. Vị trí của dạy đọc ở Tiểu học
1.1.1. Đọc là gì?
Theo M.R.Lơvôp - Cẩm nang dạy học tiếng Nga thì đọc được hiểu: Môn
Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn
dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ
viết sang lời nói có âm thah và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành
tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị
nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).
1.1.2. ý nghĩa của việc đọc

Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư
tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần
lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Không biết đọc, con người không thể tiếp
thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường,
có hạnh phúc đúng với nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
Biết đọc, con người biết nhân khả năng tiếp nhận của mình lên nhiều lần, từ
đây biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã
hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn
hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác,
thông hiểu tư tưởng, tình cảm của họ.
Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh
nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy

Bùi Thị Thùy Linh

23

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo, bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc,
con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ,
không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đọc chính là học nữa học
mãi, đọc để tự học, học cả đời.
Vì vậy, dạy đọc ở Tiểu học có ý nghĩa to lớn. Đọc là một đòi hỏi cơ bản,
đầu tiên đối với mỗi người học sinh. Trước hết trẻ học đọc, sau đó đọc để học.

Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, là
công cụ để học tập các môn học khác. Nó tạo hứng thú, động cơ học tập. Tạo
điều kiện để học sinh tự học, có tinh thần học cả đời.
Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ, tư duy
của người học. Việc dạy đọc giúp trẻ hiểu biết hơn, bồi dưỡng lòng yêu cái
thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ logic, biết tư duy có hình ảnh. Đọc vì
vậy thực hiện cả nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
1.2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học
Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có
nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Phân môn Học vần cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng ở mức sơ bộ,
thông hiểu văn bản ở mức độ thấp. Tập đọc tiếp tục những thành tựu dạy học
mà Học vần đạt được những đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.
1.2.1. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của
nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn
kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh
(đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều
mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được
hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm, được rèn luyện
đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có
tác động tích cực đến những kĩ năng khác.

Bùi Thị Thùy Linh

24

K32A - GDTH


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

1.2.2. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình
thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho
học sinh. Thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy
được khả năng đọc có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là
một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ
đầy đủ và phát triển.
1.2.3. Những nhiệm vụ khác
Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh
nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có
nhiệm vụ:
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học
sinh.
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
2. Chương trình phân môn tập đọc lớp 3
2.1. Thời lượng, nội dung chương trình
2.1.1. Thời lượng chương trình
Tập đọc là một trong năm phân môn của môn Tiếng Việt được dạy và học
từ lớp 1 đến lớp 5. ở lớp 1, đó chính là phân môn Học vần. Đến lớp 2, 3, 4, 5
được gọi là phân môn Tập đọc.
Riêng ở lớp 3, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt chỉ có 9 tiết/tuần, tức là
giảm 1 tiết/tuần so với lớp 2. Vì vậy giải pháp được lựa chọn là giảm bớt 0,5
tiết tập đọc và 0,5 tiết kể chuyện mỗi tuần. Theo cách này mỗi truyện kể tuần
đầu tiên chỉ được đọc và tìm hiểu trong 1, 5 tiết còn 0,5 tiết còn lại được dành
để tập kể lại câu chuyện ấy. Do đó, Tập đọc được dạy và học trong 2,5
tiết/tuần. Cả năm dạy và học 77,5 tiết Tập đọc.


Bùi Thị Thùy Linh

25

K32A - GDTH


×