Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐẦU TƯ PHẤT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.32 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI : ĐẦU TƯ PHẤT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GẮN
VỚI NHU CẦU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Trần Thị Mai Hương
Sinh viên thực hiện : Giàng A Nữ
MSSV : CQ515632
Lớp : Kinh tế Đầu tư 51A
Hà Nội, tháng 08 năm 2013
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI
1. Đầu tư phát triển giáo dục đại học
1.1 Đầu tư và đầu tư phát triển
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực
đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt
được kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh
chịu khi tiến hành đầu tư.
Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí
tuệ. Kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật
chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học,…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa,
chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật,…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm
việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong những kết quả
này, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn
nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với
người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người
đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng.


Loại đầu tư đem lại kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội
được thụ hưởng trên đây, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà
của cả nền kinh tế chính là đầu tư phát triển. Còn các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng
tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền kinh tế
thông qua sự đóng góp tài chính tích luỹ của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát
triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông
phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển tạo ra, đó là đầu tư tài
chính và đầu tư thương mại.
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốn trong hiện tại
vào các hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra
những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
1
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn
lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao
gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét
lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng,
tính đủ các nguồn lực tham gia.
Mục tiêu của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia,
cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho các
thành viên trong xã hội.
Như vậy, trong thực tế tồn tại 3 loại hoạt động đầu tư là đầu tư tài chính, đầu tư
thương mại và đầu tư phát triển.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề án thì đầu tư cho giáo dục đại học gắn với nhu
cầu xã hội chính là một hình thức của đầu tư phát triển, nhằm tạo ra một nguồn lực mới
cho xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, đó là
nguồn lực con người.
1.2 Đầu tư phát triển giáo dục đại học
Đầu tư phát triển giáo dục đại học là một hình thức đầu tư vì lợi ích của toàn xã
hội, chủ đầu tư chủ yếu là nhà nước với việc hình thành nên các trường đại học, cao

đẳng công lập và một phần là các nhà đầu tư ngoài nhà nước với việc hình thành nên
các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Hình thức đầu tư phát triển giáo dục đại học rất đa dạng, có thể từ nguồn vốn
của nhà nước, hoặc từ chính nguồn vốn của các trường, trong đó có xây dưng cơ sở vật
chất như giảng đường đại học, ký túc xá, trung tâm hỗ trợ đào tạo, phòng thí nghiệm,
phòng thực hành, khu vui chơi, thể thao; đầu tư vào số lượng cũng như chất lượng đội
ngũ cán bộ giảng viên, đầu
tư vào thiết kế, đổi mới chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, …
cũng như các chương trình liên kết giáo dục gắn với thực tế.
Đầu tư phát triển giáo dục đại học được coi là chìa khóa thành công của 1 quốc
gia. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, sự thịnh vượng của quốc gia lại phụ thuộc
mạnh mẽ, trực tiếp như vậy vào quy mô và chất lượng giáo dục đại học như hiện nay.
2
1.3 Đầu tư phát triển giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội
1.3.1. Hiểu thế nào về giáo dục đại học theo nhu cầu xã hội
Hiện nay, khái niệm nhu cầu xã hội về đào tạo đại học còn tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nhu cầu xã hội. Có quan điểm cho rằng nhu
cầu xã hội về đạo tạo đại học là nhu cầu của những thí sinh mong muốn và có khả năng
theo học đại học. Đây thường là cách hiểu theo qua điểm marketing khi mà trường đại
học được xem như là một doanh nghiệp và người đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp
chính là sinh viên. Họ được xem là khách hàng và sẽ quyết định hình thái của nhu cầu
về đào tạo đại học. Quan điểm khác lại cho rằng nguồn thu của các trường đại học công
lập của Việt Nam chủ yếu lấy từ ngân sách của Nhà nước, do vậy Nhà nước cũng cần
được xem là một khác hàng có tính chất quyết định tới hình thái của nhu cầu đào tạo
đại học. Nhà nước có thể đưa ra các yêu cầu về đào tạo đại học như chỉ tiêu tuyển sinh,
các chuẩn đầu ra, đầu vào ở bậc đại học.
Quan điểm toàn diện hơn dưới góc độ hiệu quả kinh tế lại nhìn nhận nhu cầu xã
hội về đào tạo đại học là nhu cầu của nhà tuyển dụng về lao động có trình độ đại học
với quy mô và cơ cấu theo mỗi ngành, nghề nhất định. Theo nghiên cứu của Tazeen
Fasih (2008) về kết nối chính sách giáo dục với kết quả của thị trường lao động, dưới

góc độ quản lý nhà nước và xây dựng chính sách giáo dục, nhu cầu xã hội về đào tạo
đại học cần phải xuất phát từ thị trường lao động và phải đảm bảo mối quan hệ cung -
cầu về lao động có trình độ đại học. Có như vậy một quốc gia mới có thể xây dựng
được một lực lượng lao động mạnh, có sức cạnh tranh để đem lại hưng thịnh cho một
quốc gia. Thị trường lao động lại bị tác động bởi tình trạng phát triển kinh tế, môi
trường đầu tư cũng như các chính sách lao động của nhà nước. Như vậy, nhà tuyển
dụng cũng phải được xem là một biến trung gian ảnh hưởng tới quy mô và tính chất
của nhu cầu về đào tạo đại học. Nhà tuyển dụng lại có các nhu cầu khác nhau về
chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đối với lao động đại học. Tùy vào điều kiện phát
triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển kinh tế, định hướng cơ cấu kinh tế mà quy mô
của từng nhóm ngành có thể thay đổi khác nhau. Do vậy, việc gắn đào tạo đại học với
nhu cầu xã hội không đơn thuần đáp ứng về quy mô đào tạo, mà còn cần quan tâm tới
cơ cấu của từng ngành nghề và đòi hỏi về chuyên môn cho phù hợp với nhu cầu của
nhà tuyển dụng.
3
Như vậy, đào tạo đại học theo nhu cầu xã hội chính là định hướng đào tạo đại
học theo nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động có trình độ đại học trên các khía cạnh
quy mô, cơ cấu và chất lượng.
1.3.2. Đầu tư phát triển giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội
Trên cơ sở đào tào đại học gắn với nhu cầu xã hội, ta thấy hoạt động đầu tư cho
giáo dục đại học cần một nguồn lực rất lớn: từ quy mô vốn, cơ sở đào tạo, thiết bị giảng
dạy, số lượng cán bộ, giảng viên… đến sự quan tâm của các doanh nghiệp tuyển dụng,
của nhà nước cũng như của toàn xã hội. Kết quả của hoạt động đầu tư này sẽ đem lại
cho đất nước một nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, có kỹ thuật nhằm đáp ứng được
xu thế phát triển của thời đại, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.
1.3.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội
Hoạt động đàu tư phát triển giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội cũng có
một số đặc điểm giống như hoạt động đầu tư phát triển thông thường như là:
Thứ nhất, cần một khối lượng vốn, thiết bị và con người là khá lớn.
Đầu tư phát triển giáo dục đại học cũng giống như các hình thức đầu tư phát

triển khác, cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu về giảng đường, thư
viện, phòng thí nghiệm, khu nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động học tập,
nghiên cứu; khu thể thao, vui chơi giải trí giúp phục vụ cho hoạt động vui chơi, rèn
luyện, nâng cao thể chất của sinh viên, cán bộ giảng viên. Ngoài ra còn các khu ăn
uống, khu kí túc xá hỗ trợ cho quá trình đạo tạo.
Số lượng các thiết bị vật tư như bàn ghế, bảng, phấn, quạt, máy chiếu, loa, mic,
đồ dùng thí nghiệm… cũng cần được đầu tư bài bản để phục vụ cho công tác giảng
dạy.
Số lượng giảng viên, cán bộ quản lý, phục vụ cũng là khá lớn trong công tác
giáo dục đại học.
Tất cả các yêu cầu trên đều cần một lượng vốn lớn cho xây dựng, thanh toán,
mua sắm, trả lương…
Thứ hai, thời kỳ đầu tư cho giáo dục đại học thường kéo dài.
Thời kỳ đầu tư cho giáo dục đại học ở đây được xem xét trên ba khía cạnh.
Một là đầu tư xây dựng mở rộng giảng đượng thì cũng giống như đầu tư xây
dựng cơ bản nên thời gian là khá dài.
4
Hai là đầu tư cho chương trình giảng dạy, đội ngủ giảng viên sao cho phù hợp
với tiêu chuẩn giảng dạy, đào tạo được những sinh viên phù hợp với nhu cầu xã hội.
Nên nhớ rằng trước khi là giảng viên thì người thầy, người cô cũng cần 12 năm học
phổ thông, 4-6 năm học đại học, cao đẳng, thêm nhiều năm để nghiên cứu sinh, tìm tòi,
học tập phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp mới đứng được trên giảng đường đại
học. Bên cạnh đó thì các bộ sách giáo trình cũng cần hàng năm nghiên cứu, viết lách,
tái bản mới xuất bản được một quyển giáo trình hoàn chỉnh. Như vậy có thể nói thời kì
đầu tư cho đội ngủ giảng viên là khá dài.
Ba là đầu tư đào tạo sinh viên để ra trường có thể tìm được việc ngay, gắn với
các nhu cầu thực tế của xã hội. Giai đoạn này cũng gồm từ 4-6 năm.
Thứ 3, kết quả của hoạt động đầu tư phát triển giáo dục đại học sẽ phát
huy tác dụng suốt đời và có tính chất lan tỏa toàn xã hội.
Kết quả của hoạt động đầu tư giáo dục đại học là số lượng sinh viên ra trường

với trình độ và chuyên môn nhất định về các ngành, lĩnh vực, không chỉ tham gia vào
các công tác lao động mà còn là quản lý trong các doanh nghiệp tư nhân, trong bộ máy
nhà nước, góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Những con người này sẽ cống hiến
sức mình đến tuổi nghỉ hưu, đến khi về già vẫn còn có thể góp sức cho xã hội bằng
cách truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ đi sau. Bên cạnh đó thì đào
tạo đại học cũng có tính chất lan tỏa trong toàn xã hội. Ví dụ như sinh viên ngành nông
nghiệp ra trường, về lại vùng quê của mình truyền đạt kiến thức cho bà con nông dân,
hướng dẫn mọi người canh tác theo công nghệ mới, cách thức mới để cho năng suất
cao hơn, sau một thời gian không chỉ góp phần cho phát triển kinh tế vùng đò mà còn
mang kiến thức đến cho mọi người.
Thứ 4, đầu tư phát triển giáo dục đại học cũng tiềm ẩn một số rủi ro.
Hoạt động đầu tư nào cũng có rủi ro. Thế nên tất yếu hoạt động đầu tư phát triển
giáo dục đại học cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Những rủi ro ở đây có thể phát
sinh từ công tác mở rộng quy mô đào tạo, tăng số lượng trường đại học nhưng không
có thêm hoặc có ít sinh viên vào học. Rủi ro xuất phát từ chương trình giảng dạy khi
chương trình giảng dạy đã cũ, tồn tại nhiều năm trong khi xã hội luôn tồn tại, vận động
đến một cái mới, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, công
nghệ phát triển như vũ bão dẫn đến kiến thức trở nên lạc hậu, nhất là sinh viên ở các
5
khối ngành kỹ thuật, khi ra trường tiếp xúc với máy móc mới có thể bị bỡ ngỡ, cần
được trang bị, nâng cao thêm kỹ năng, kiến thức … Hoặc là rủi ro do xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay, các trường ở ngành kinh tế đang
thu hút một số lượng lớn sinh viên thi vào, các trường khối ngành kỹ thuật thì ngược
lại. Trong tương lai sẽ dẫn đến thực trạng thừa nguồn nhân lực có trình độ kinh tế,
trong khi đó thiếu trầm trọng nguồn nhân lực kỹ thuật…
2. Quá trình đầu tư phát triển giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội
Để đáp ứng được nhu cầu đào tạo đã xác định ở trên, cần có một hệ thống đào
tạo tương ứng. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cần có được quy hoạch
mạng lưới cơ sở đào tạo đại học để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cả về quy mô và cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu vùng lãnh thổ. Tương tự như phần xác định nhu cầu, khi xác

định nguồn cung cũng cần tính đến ảnh hưởng của các cơ sở đào tạo nước ngoài, khả
năng du học và tỷ lệ quay về nước làm việc. Đầu tư cho hoạt động này cần sự quan tâm
đúng mức của nhà nước và các trường, để tạo ra lượng cung ứng sinh viên ra trường đủ
với nhu cầu xã hội, tránh hiện tượng quá thừa ngành này, thiếu ngành kia, thất
nghiệp…
2.3 Đầu tư thiết kế chương trình và nội dung đào tạo
Từ các tiêu chuẩn nghề đã được xác định ở phần xác định nhu cầu đào tạo, các
trường đại học, cao đẳng có thể chủ động đầu tư, thiết kế khung chương trình, nội dung
môn học để đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Để đảm bảo chất lượng, các trường
đại học, cao đẳng cần đầu tư, nghiên cứu để công bố được một chuẩn đầu ra hợp lý,
đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn nghề đã được xác định.
2.4. Đầu tư xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu
Do trong cơ chế thị trường, các chủ thể sẽ chạy theo lợi nhuận và có thể làm
méo mó các quan hệ cung cầu đào tạo đại học. Cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên
cứu để có những biện pháp can thiệp để tạo hành lang chung cho các cơ sở đạo tạo
cạnh tranh lẫn nhau cũng như để đảm bảo thực hiện việc đào tạo theo nhu cầu. Các
chính sách hỗ trợ cũng được đầu tư bao gồm chính sách tác động đến cơ sở đào tạo như
các quy định thành lập trường, các khung chương trình chung, về chỉ tiêu tuyển sinh,
mức thu học phí… Các chính sách tác động đến nhu cầu của người học là chính sách
về học bổng, cho sinh viên vay, miễn giảm học phí…
6
2.5. Đầu tư tổ chức đào tạo
Các cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh theo các chuẩn đầu vào với quy mô và cơ
cấu hợp lý. Ở các nước có nền giáo dục phát triển mạnh, một thị trường cạnh tranh lành
mạnh, thì cơ chế thị trường tỏ ra hiệu quả trong việc điều tiết quy mô tuyển sinh cũng
như các chuẩn đầu vào. Các cơ sở giáo dục muốn khẳng định được mình trên thị
trường sẽ tự đánh giá khả năng đào tạo để xác định quy mô cũng như đưa ra các chuẩn
đầu vào phù hợp.
2.6. Đầu tư Tổ chức đánh giá quá trình đào tạo theo nhu cầu
Hàng năm, các cơ sở đào tạo cần đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc nhìn của

nhà tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên có việc làm và mức độ đáp ứng được công việc. Cơ
quan quản lý nhà nước cũng cần có những đánh giá chung về mức độ đáp ứng nhu cầu
của thị trường lao động cũng như những biến đổi trong dự báo về nhu cầu để có những
tác động điều chỉnh kịp thời.
7
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tình hình đầu tư phát triển giáo dục đại học
1.1 Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo đại học
Bảng 1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC
(đơn vị: tỉ đồng)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số 15609 20624 22795 32730 41630 55300 66770
Chi cho xây dựng cơ bản 2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530
Chi thường xuyên cho giáo
dục và đào tạo
10356 12649 16906 18625 27830 35007 45595 55240
Kinh phí CTMT giáo dục và
đào tạo
600 600 710 970 1250 1770 2970 3380
Chia ra
* Giáo dục 415 495 725 925 1305 2328 2333
Dạy nghề 90 110 130 200 340 500 700
Trung học chuyên nghiệp 20 25 30 35 35 37 50
Đại học và cao đẳng 75 80 85 90 90 105 297
* Chương trình mục tiêu.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng trên ta thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo đại

học và cao đẳng liên tục tăng qua các năm. Từ năm 2001 đến năm 2007 là 4 lần, thể
hiện sự quan tâm của nhà nước cho công tác giáo dục đại học.
Tuy nhiên con số này (gần 300 tỉ đồng năm 2007) vẫn còn khá khiêm tốn khi so
sánh với một số nước trên thế giới.
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, Mỹ rất chú trọng đầu tư cho
giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Theo đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Mỹ rất
cao: năm 1985 khoảng 300 tỉ USD, năm 1989 là 353 tỉ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỉ
USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng tuyệt đối chi ngân sách cho giáo dục đại
8
học. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của Mỹ chiếm khoảng 7% GDP, toàn bộ chi
tiêu cho giáo dục đào tạo hằng năm xấp xỉ 1.000 tỉ USD, trong đó giáo dục đại học
chiếm khoảng hơn 700 tỉ USD.
Ngân sách nhà nước là thành phần chính trong các nguồn vốn cho giáo dục đại
học ở Trung Quốc, điều đó được ghi rõ trong Điều 60, Luật Giáo dục đại học của nước
này. Từ năm 1994, thực hiện yêu cầu “3 tăng trưởng”, có nghĩa là “mức tăng ngân sách
nhà nước cho giáo dục phải cao hơn mức tăng thu nhập ngân sách thường xuyên để
từng bước tăng chi phí giáo dục tính bình quân theo đầu học sinh, bảo đảm tăng lương
giáo viên và tăng chi phí dùng chung tính theo đầu học sinh”, từ đó đến nay, ngân sách
đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, sức ép về nhu
cầu mở rộng quy mô nâng cao chất lượng giáo dục đại học cộng với nhu cầu đầu tư cho
các lĩnh vực khác đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm tỷ lệ đầu tư từ ngân sách
nhà nước cho giáo dục đại học và chỉ tăng lượng đầu tư tuyệt đối. Hiện nay, mức chi
cho giáo dục của Trung Quốc chiếm khoảng 3,28% GDP.
1.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ giáo dục đại học
1.2.1 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Từ sau khi đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam đến nay số lượng
trường đại học và cao đẳng của Việt Nam tăng qua từng năm.
Bảng: Số lượng các trường cao đẳng tính đến năm 2011
Năm 2007 -2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Trường 206 223 227 223

Công lập 182 194 197 193
Ngoài công lập 24 29 30 30
Bảng: Số lượng các trường đại học tính đến năm 2011
Năm 2007 -2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Trường 140 146 149 163
Công lập 100 101 103 113
Ngoài công lập 40 45 46 50
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ số liệu hai bảng trên ta thấy, số lượng các trường đại học và cao đẳng ở Việt
Nam tính đến hết năm 2011 là 386 trường, trong đó có 306 trường công lập và 80
trường ngoài công lập. Có thể nói nước ta có một số lượng trường đại học và công lập
khá lớn so với số dân là 86 triệu người, trong tương lai có thể hoàn thành nhiệm vụ phổ
9
cập giáo dục đến hết bậc đại học và cao đẳng cho toàn dân.
Hầu hết các tỉnh đều ít nhất có một trường đại học. Để có được số lượng này
một mặt do nhu cầu học đại học gia tăng, một mặt do ở các tỉnh, thành phố đều có
chính sách khuyến khích đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục đại học. Ví dụ: Thành
phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất cho các trung tâm, viện,
trường đại học có uy tín quốc tế đầu tư vào khu công nghệ cao (Q.9). Theo Bộ Giáo
dục và Đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế đất nước
và nhu cầu học tập của nhân dân, số lượng trường đại học, cao đẳng cần có sẽ là 410
trường vào năm 2015 và 600 trường vào năm 2020, trong đó 225 trường đại học và 375
trường cao đẳng.
Cần có một lượng vốn lớn từ ngân sách nhà nước kết hợp với vốn tự có của các
trường để đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng, giảng đường phục vụ học tập, nghiên
cứu của sinh viên, giảng viên.
Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường đại học trong khâu
xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới trang thiết bị diễn ra còn chậm, thủ tục giải
ngân có nhiều điểm vướng mắc.
Tiền nhà nước có hạn, thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại là do “vướng”

nhiều thủ tục, cơ chế nên nhiều dự án làm xong nhưng không giải ngân được. Đến thời
điểm này, lĩnh vực này có 529 hạng mục công trình đã hoàn thành nhưng các chủ đầu
tư chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ để trình bộ thẩm tra, quyết toán với tổng số vốn lên
đến gần 3.000 tỷ đồng.
Cá biệt, có nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ giai đoạn 1995-
2000 như CĐ Sư phạm TƯ TPHCM, ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Học viện Quản lý
giáo dục. Thậm chí ĐH Bách khoa có vốn tồn đọng lên đến 600 tỷ đồng.
Về thời gian giải ngân, GS-TS Từ Quang Hiển, Giám đốc Trường ĐH Thái
Nguyên, kiến nghị xem lại thời hạn phân bổ ngân sách cho các trường chứ như hiện
nay là khó cho các trường xây dựng kế hoạch. Theo quy định, cuối tháng 12 hàng năm,
các trường nộp báo cáo về Bộ GD-ĐT nhưng mãi đến tháng 3 năm sau mới giải ngân là
trễ. Đặc biệt, đối với các ĐH vùng có đào tạo hệ cử tuyển, Bộ GD-ĐT cũng nên xem
xét lại và quy định rạch ròi hơn để giảm bớt gánh nặng về kinh phí đào tạo cho các
trường.
10
Chia sẻ quan điểm trên, nhiều trường cho rằng vấn đề giải ngân, cấp kinh phí
cho các trường phải thực hiện mềm dẻo hơn. Ví dụ, bộ nên cấp kinh phí trọn gói cho
các công trình, các hạng mục đầu tư trong năm chứ không tính riêng từng hạng mục vì
trong các dự án thực hiện, có những dự án dưới 1 tỷ đồng thì nhà trường bỏ 100% vốn
đầu tư nên không cần điều kiện phải có 30% vốn đối ứng.
Điển hình là dự án Trung tâm Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội)
lúc đầu dự kiến 700 tỷ đồng nhưng nay đã đội lên khoảng 1.000 tỷ nhưng trong năm
2009 mới được cấp 50 tỷ đồng (thực tế mới giải ngân 23 tỷ đồng). Như vậy, trung tâm
này phải mất… 20 năm mới xây xong nếu vẫn giữ nguyên cách làm này…
1.2.2 Đầu tư đổi mới trang thiết bị giảng dạy
Hiện nay đa phần các trường đều đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác
giảng dạy như là đầu tư hệ thống máy chiếu cho các giảng đường, đầu tư đồng bộ hóa
hệ thống bàn ghế, quạt, bảng,… phù hợp với thực tế. Một số trường còn đầu tư thêm hệ
thống điều hòa để phục vụ công tác giảng dạy được tốt hơn. Ví dụ như trường ngoại
thương có hệ thống điều hòa tổng làm mát cả tòa nhà giảng đường chính của trường.

Tuy nhiên trong khi số lượng sinh viên ngày càng tăng, số lượng cơ sở đào tạo
đại học và cao đẳng lại tăng không đáng kể, do đó tạo ra tình trạng quá tải.
Số lượng trường đại học có vẻ nhiều, nhưng trong thực tế có nhiều trường đại
học còn rất phôi thai và có thể nói là chưa có đầy đủ tiêu chuẩn của một trường "đại
học". Thực vậy, ngoài các trường lớn và lâu đời như Ðại học Quốc Gia Hà Nội, Ðại
học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Ðại Học Bách Khoa Hà Nội, Ðại Học Kỹ
Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh có cơ sở nghiên cứu và giảng dạy tương đối đầy đủ, các
trường đại học công lập khác còn thiếu trang thiết bị cho giảng dạy và nghiên cứu rất
trầm trọng và hầu như triền miên. Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, một nơi thực nghiệm cho sinh
viên y khoa, nhiều trang thiết bị cơ bản cho lâm sàng học còn quá thiếu thốn. Ở các
trường địa phương và xa thành phố, tình trạng thiếu sách vở và dụng cụ thí nghiệm,
giảng dạy còn trầm trọng hơn nữa.
Ở các nước phương Tây, đại học vừa là nơi giảng dạy vừa là nơi tập trung các
trung tâm nghiên cứu. Nhưng ở Việt Nam, xuất phát từ các lý do có tính lịch sử, phần
lớn các trường đại học hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào chức năng giảng dạy, mà
chưa làm tròn chức năng nghiên cứu. Thực ra, phần lớn nghiên cứu thường do các viện
11
(độc lập với trường đại học) đảm nhận. Tất nhiên, cách tổ chức này cũng làm giảm đi
hiệu suất và sự tương tác giữa các nhà khoa học cùng làm trong một chuyên môn.
Thành ra, kết quả là năng suất khoa học từ các trường đại học Việt Nam rất kém. Ngoài
hai ngành toán và vật lý ra (mà Việt Nam thường được tương đối kính nể), có thể nói
trong các ngành khác mức độ cống hiến của các giáo sư đại học từ Việt cực kỳ thấp.
1.3 Đầu tư thiết kế chương trình và nội dung đào tạo
1.3.1 Đầu tư hệ thống sách giáo trình, tài liệu tham khảo
Việc đầu tư cho hệ thống sách giáo trình và tài liệu tham khảo ở Việt Nam hiện
nay còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, đặc biệt là trong tình trạng sách photo, sách in
lậu, sách không có bản quyền,… diễn ra tràn lan trước sự thờ ơ của cơ quan quản lý
dẫn đến sự mất hứng thú trong việc đầu tư viết giáo trình mới, tài liệu tham khảo mới
của các thầy cô, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư …làm cho số lượng đầu sách mới
tăng lên không đáng kể trong các năm qua.

Những ai từng dạy học hay có dính dáng trực tiếp tới ngành giáo dục đều biết
rằng sách giáo trình, tài liệu tham khảo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc
giảng dạy và mở mang kiến thức cho sinh viên. Trong các trường đại học ở các nước
phương Tây, ngừơi ta không những nghiên cứu việc chọn và dùng sách giáo trình rất
kỹ lưỡng, mà còn duyệt xét lại tính hiện hành, cập nhật hóa của sách hàng năm. Trong
ngành y khoa, nhiều khi sách giáo trình không cập nhật hóa kịp những tiến bộ của y
học, nên giáo sư phải yêu cầu sinh viên tham khảo thêm các tạp chí y khoa uy tín.
Tuy nhiên ở Việt Nam thì sao? Hệ thống sách giáo trình bậc đại học, không
những thiếu một cách nghiêm trọng, mà sách đang dùng để dạy nhiều khi đã lạc hậu cỡ
30 - 40 năm. Những ai từng ghé qua Trường Ðại Học Y Dược ở Sài Gòn hay Trường
Ðại học Tổng hợp (Ðại học Khoa học cũ) hay Trường Ðại học Kỹ thuật (Trung tâm Kỹ
thuật Phú thọ cũ) đều cảm thấy xót xa cho cái thư viện vừa nhỏ bé vừa nghèo nàn.
Trường Ðại Học Y Dược ở Sài Gòn không có những tạp chí y khoa lớn hiện hành cho
giảng viên và sinh viên tham khảo! Trong khi đó, phần lớn các sách giáo khoa, tạp chí
do nước ngoài viện trợ đều đã quá cũ. Như trường đại học kinh tế quốc dân (được coi
là trường đầu ngành về kinh tế của cả nước, trường trọng điểm quốc gia) mà tôi đang
theo học cũng chỉ có một thư viện bé tí với sức chứa tối đa khoảng 200 người. Nhiều
khi sinh viên muốn vào tham khảo tài liệu cũng không được do đã quá đông. Sự thiếu
12
thốn sách giáo trình, sách đã lạc hậu so với thời đại, môi trường học tập nghiên cứu
thiếu đã dẫn đến một hậu quả có thể đoán được là: kiến thức khoa học của sinh viên
kém hay thậm chí sai, chất lượng đào tạo bị hạ thấp so với trình độ chung trên thế giới.
1.3.2 Đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy đã được đổi mới khá nhiều từ hình thức giảng viên đọc
sinh viên chép sang giảng viên hướng dẫn, sinh viên tự tìm hiểu, điều đó đã kích thích
trí sáng tạo, sự năng động, ham học hỏi của sinh viên nhiều hơn.
Ta vẫn biết là phương pháp đào tạo truyền thống trong các trường đại học ở
trong nước vẫn chủ yếu phương pháp "độc thoại" và "thụ động": thầy giảng bài, trò
chép bài. Sinh viên phải tuân theo sách vở một cách máy móc, sau đó phải học thuộc
lòng một số kiến thức căn bản, mà không biết những kiến thức này sẽ ứng dụng vào

giải quyết vấn đề gì. Hậu quả của phương pháp dạy học này làm cho người sinh viên
trở nên thụ động, không phát triển được kỹ năng thực hành, sáng tạo và tính chủ động,
tự lập. Hiện nay thì phương pháp giảng dạy tuy đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại khá
nhiều trong một số trường, cần phải đầu tư, nâng cao và cải thiện theo phương pháp
giảng dạy mới.
Đầu tư theo phương pháp giảng dạy mới gần đây đã có sự quan tâm đầu tư của
nhà nước, của các trường đại học: lắp đặt hệ thống máy chiếu cho sinh viên thuyết
trình, lấy sinh viên là trung tâm của bài giảng. Bên cạnh đó đầu tư thêm số lượng sách
báo, tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu, tìm tòi…, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
thực hành, khu vực nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm để sinh viên gắn liền học
tập với thực tế.
1.4 Đầu tư tăng thêm số lượng giảng viên, cán bộ quản lý đi đôi với nâng
cao trình độ, năng lực
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đến nay cả nước có khoảng 77.500 giảng viên,
trong đó có 14% giảng viên ĐH, CĐ có trình độ tiến sỹ trở lên, 35% trình độ thạc sỹ,
như vậy còn khoảng hơn 50% giảng viên ở các trường ĐH, CĐ là chưa có bằng tiến sỹ
và thạc sỹ.
Năm 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Giảng viên 17903 20183 24597 23622
Công lập 16340 17888 20125 19933
Ngoài công lập 1563 2295 4472 3689
13
Phân theo trình độ chuyên môn
Tiến sĩ 243 338 656 586
Thạc sĩ 4854 5785 6859 7509
ĐH, CĐ 12468 13689 16242 14939
Trình độ khác 338 371 840 588
Năm 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Giảng viên 38217 41007 45961 50951
Công lập 34947 37016 40086 43396

Ngoài công lập 3270 3991 5875 7555
Phân theo trình độ chuyên môn
Tiến sĩ 5643 5879 6448 7338
Thạc sĩ 15421 17046 19856 22865
Chuyên khoa I
và II
314 298 413 434
ĐH, CĐ 16654 17610 19090 20059
Trình độ khác 185 174 154 255

Trong quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 vừa
được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, đến năm 2019 - 2020 bậc cao đẳng nhu cầu
giảng viên có trình độ thạc sỹ là khoảng 27.000 người, trình độ tiến sỹ là 3.500 người;
nhu cầu của bậc đại học là khoảng 58.000 người trình độ thạc sỹ và 29.000 người trình
độ tiến sỹ.
Tuy nhiên đã có sự mất cân đối về tăng trưởng quy mô đào tạo đại học với sự
phát triển của đội ngũ giáo viên và khả năng đầu tư cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo.
Trong khi quy mô tăng 13 lần từ năm 1987 tới năm 2009, số giảng viên chỉ tăng có 3
lần. Điều này dẫn tới tỷ lệ sinh viên/ giảng viên tăng cao và đạt mức 28 sinh viên/
giảng viên vào năm 2009. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các trường ngoài công
lập. Nhìn chung, các trường ngoài công lập có số giảng viên cơ hữu thường thấp hơn số
giảng viên thỉnh giảng. Nhiều giảng viên thỉnh giảng cùng lúc ở nhiều cơ sở đào tạo, có
những giảng viên thỉnh giảng nhưng thực chất lại không đi giảng. Điều này làm cho chỉ
số thực sinh viên/ giảng viên còn cao hơn mức báo cáo là 28.
1.5 Đầu tư xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, năm 2012 là năm thứ hai của thời kỳ
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính với các đơn vị sự nghiệp công
14
lập. Các trường và đơn vị trực thuộc Bộ được giao dự toán gồm ba nhóm là tự đảm bảo
chi phí hoạt động, tự đảm bảo một phần và do nhà nước cung cấp 100%, tức là vẫn có

chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước.
Các đại học khối kinh tế - tài chính sẽ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường
xuyên, những hoạt động không thường xuyên thì ngân sách hỗ trợ một phần. Nhóm các
trường cao đẳng sư phạm, ngân sách nhà nước đảm bảo chi 60-70%, đại học khối sư
phạm 40-50%, đại học khối văn hóa - thể thao 50-70%, khối nông – lâm – ngư nghiệp
30-50%, các trường khối Kỹ thuật được hỗ trợ thấp nhất là 20-40%.
Các trường Hữu nghị T80, T78, phổ thông vùng cao Việt Bắc, dự bị đại học dân
tộc trung ương, Sầm Sơn, Nha Trang, TP HCM, ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo 100%
chi phí hoạt động.
Tuy nhiên đại diện Trường ĐH Đà Nẵng thì cho rằng mỗi năm các trường được
chia phần từ chiếc bánh ngân sách chung. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để đào tạo hiệu
quả, chất lượng luôn là bài toán khó, nhất là khi chuyển sang thực hiện đào tạo theo tín
chỉ đòi hỏi mọi thứ phải tăng đầu tư trong khi đó tiền ngân sách nhà nước thì có hạn.
Theo GS-TS Nguyễn Văn Đỉnh, Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp
Hà Nội, nhìn vào thực tế chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm thì sinh viên khối nghệ thuật chỉ
chiếm chưa tới 2% và trong chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010 cũng vậy. Tuy nhiên, vấn đề
là trong đề án tài chính sắp tới Bộ GD-ĐT nên xem xét lại mức ngân sách hỗ trợ cho
những trường thuộc khối này. Bởi vì với mức hỗ trợ hiện nay thì chi phí đào tạo mỗi
sinh viên chỉ có 4,54 triệu đồng/năm.
Mà thực tế những ngành nghệ thuật, kỹ thuật kim hoàn, sơn mài, muốn duy trì
và nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi phải có mức đầu tư rất lớn nhưng hiện nay mỗi
lớp chỉ có từ 8 đến 10 sinh viên thì rất khó để giữ chân các thầy cô giáo vì mỗi giờ
đứng lớp, họ chỉ được trả 29.000 đồng. Đó cũng là lý do nhiều giảng viên xa dần bục
giảng hoặc sau giờ học phải đi làm thêm mới sống nổi.
Bên canh đó còn các chính sách hỗ trợ cho sinh viên như là miễn giảm học phí,
học bổng cho sinh viên cũng được các trường đại học và nhà nước quan tâm đúng mức,
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu,
1.6 Đầu tư liên kết gắn giáo dục đào tạo đại học với nhu cầu xã hội
Các trường đại học đang liên kết với các doanh nghiệp, với ngân hàng, công ty
15

thực hiện nhiều hội thảo hướng nghiệp, tạo mối liên kết, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
của doanh nghiệp, ngoài các doanh nghiệp trong nước mà ta thường thấy ở các trường
ĐH như: Vietcombank, Techcombank, Mobifone, ACCA…Nhiều trường còn liên kết
đào tạo với các trường ĐH nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tạo ra một
môi trường giáo dục quốc tế, tiến tới ngang tầm khu vực và đạt trình độ thế giới
2. Đánh giá kết quả đầu tư phát triển giáo dục đại học theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam
2.1 Thành tích đạt được
2.1.1 Tăng trưởng quy mô đào tạo đại học
Giáo dục đại học, cao đẳng những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng lớn về quy
mô. Năm 1987 cả nước có 144.140 sinh viên thì tới năm 2011, quy mô đã tăng 13 lần
với tổng số 2.162.106 sinh viên. Cơ sở đào tạo đại học cũng có sự tăng trưởng mạnh,
năm 1987 cả nước có 63 trường đại học, tới năm 2011 đã có 163 trường. Đặc biệt nhờ
chính sách xã hội hóa giáo dục đại học, đến nay nước ta đã có 50 trường đại học ngoài
công lập. Tuy nhiên với đà tăng của quy mô giáo dục đại học thế này đã dẫn đến tăng
trưởng nóng trong ki các điều kiện đi kèm chưa theo kịp. Điều này có thể ảnh hưởng
đến tính bền vững của sự tăng trưởng và có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục đại học.
16
Bảng 2: Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng 2007 - 2011
(đơn vị: sinh viên)
Năm 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Sinh viên 422937 476721 576878 726219
Công lập 377531 409884 471113 581829
Ngoài công lập 45406 66837 105765 144390
Hệ chính quy 344914 429544 527533 675724
Hệ cử tuyển 1323 662 794 1060
Vừa làm vừa
học
76700 46615 48551 49435
Tốt nghiệp 81694 79199 96325 130966

Năm 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Sinh viên 1180547 1242778 1358861 1435887
Công lập 1037115 1091426 1185253 1246356
Ngoài công lập 143432 151352 173608 189531
Hệ chính quy 688288 773923 862569 970644
Hệ cử tuyển 5765 5562 7189 7448
Vừa làm vừa
học
486494 463293 489103 457795
Tốt nghiệp 152272 143466 161151 187379
Bảng 2 đã phản ánh quy mô sinh viên đại học tăng khá mạnh trong những năm
gần đây. Chỉ xét bậc đại học theo báo cáo của Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, tổng quy mô đào tạo đại học của Việt Nam năm 2010 - 2011 là 1.435.887 sinh
viên đại học. Năm 2011, số sinh viên đại học tốt nghiệp là 187.379 sinh viên và số sinh
viên tuyển mới là 323,7 nghìn sinh viên. Sự tăng đột biến về quy mô sinh viên tốt
nghiệp những năm tới một mặt sẽ tạo ra lượng cung mạnh về lao động có trình độ đại
học cho thị trường lao động, mặt khác sẽ tăng sức cạnh tranh lẫn nhau giữa các sinh
viên để tìm việc làm phù hợp.
2.1.2 Tăng trưởng liên kết đào tạo đại học với nước ngoài
Tại Việt Nam hiện nay, nhất là Tp. HCM có khoảng trên 10 chương trình hợp
tác quốc tế các đại học ở các nước như Curtin của Úc, Anh, Hà Lan, AIT (Thái Lan),
các trường đại học từ Mỹ như Houston Comminity College đào tạo chương trình cao
đẳng (với Saigon Teach), Clear - Lake University ở bang Texas, Troy State University
ở bang Alabana, Southern Comunbia ở New York và Northcentral University (NCU) ở
17
bang Arizone là những chương trình có kiểm định, thiết lập chương trình lấy văn bằng
cử nhân và Thạc sĩ Mỹ dưới dạng du học tại chỗ. Riêng trường NorthCentral
University là trường đào tạo cả chương trình Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ (phối hợp với
đại học bách khoa Hà Nội, đại học công nghiệp Tp. HCM, Khoa Kinh tế - đai học quóc
gia Hà Nội) Chương trình NCU phối hợp với đại học Quốc gia Hà Nội còn có sự sự

hợp tác với Phương Nam Banh và Sacombank và một số doanh nghiệp khác. Dây là
mô hình đầu tiên của sự đào tạo theo yêu cầu của thị trường. Với mô hình liên kết đào
tạo thế này, chất lượng sinh viên Việt Nam ra trường sẽ khẳng định được tên tuổi của
mình khi xin việc vào các công ty liên doanh, các công ty FDI có vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài.
2.1.3 Chất lượng sinh viên đầu ra so với nhu cầu xã hội
Mặc dù ở đâu đó thể hiện sự quan ngại về chất lượng giáo dục đại học chưa đáp
ứng được nhu cầu của xã hội, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có tới 83% các nhà tuyển
dụng cho rằng cử nhân và các kỹ sư đã đáp ứng được tương đối tốt yêu cầu của công
việc. Như sinh viên khá giỏi ở khoa tự động hóa trường đại học bách khoa khi chưa ra
trường đã có rất nhiều nhà tuyển dụng đến tận nơi đặt vấn đề tuyển dụng vào làm việc
khi các sinh viên này ra trường.
2.2 Những hạn chế còn tồn tại
2.2.1 Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng tương xứng với nhu cầu
của xã hội
Tại các quốc gia phát triển, hệ thống giáo dục và đào tạo luôn đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Hàng năm, mỗi khi gần ngày tốt nghiệp, các doanh nghiệp thường đến các
trường để tuyển nhân viên và “chiêu mộ” nhân tài. Công ty càng lớn, càng chủ động
tìm đến các trường đại học danh tiếng và tầm cỡ.
Các trường học là nơi cung cấp nhân lực cho xã hội và theo nhu cầu của thị
trường. Vì thế, để cạnh tranh và tồn tại, và để bắt kịp thị trường nhân lực, các trường
thường chủ động tăng thêm chương trình, mở rộng ngành nghề hoặc bãi bỏ một số
chương trình mà đầu ra không cần thiết nữa. Thí dụ khi chính quyền Mĩ mới thành lập
Bộ Nội an, sau sự kiên ở Niu - Óc ngày 9 tháng 11, có trên 30 đại học đã đón đầu, mở
ra chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ về an ninh nội địa và chống khủng bố, nhận
thấy giao thương mà Mỹ và Trung Quốc tăng nhanh, để cung cấp chuyên gia, nhân lực
18
cho các công ty có buôn bán và đầu tư với Trung Quốc, một số các trương đại học đã
thêm các môn học về Trung Quốc. Những sự thay đổi, đón đầu đó của các trường đại
học, cao đẳng ở Mỹ không cần phải có một chỉ thị hay chính sách nào của nhà nước,

mà do ban lãnh đạo các trường đề ra. Trong khi thế giới đang nô nức vào Việt Nam đầu
tư, nhưng chưa có trường học nào của Việt Nam bắt nhịp, mở những môn học về
thương mại Hoa Kỳ, Trung Quốc… mà vẫn loay hoay với các chương trình đã có từ
hàng chục năm.
Việt Nam đang được các nhà đầu tư quốc tế coi là một trong những nơi đầu tư
hấp dẫn. Nhà nước đã cải thiện thủ tục hành chính, ban hành nhiều luật lệ mới thông
thoáng, nhưng chưa có chính sách khẩn trương nào để giải quyết bài toán thiếu chuyên
viên và nhân lực giỏi, được đào tạo bài bản. Các công ty đa quốc gia than phiền, Việt
Nam đang thiếu lao động có huấn luyện chuyên nghiệp. Xuất khẩu lao động đa số chỉ
nhằm vào “bán” sức lao động của công nhân, nhưng chưa xuất khẩu được nhân lực tầm
cao.
Mặc khác, do tư duy và thói quen trọng văn bằng và danh hiệu nên các chương
trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được coi trọng hơn là đào tạo thợ lành nghề. Ngay cả việc
đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là chỉ cho có số lượng, chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế thì
chưa có. Một số trường đại học mở ra các chương trình gọi là Quốc tế, cũng dạy tiếng
Anh, cũng lấy giáo trình của nước ngoài, nhưng do đội ngũ giảng dạy và cơ sở giảng
dạy còn yếu và thiếu. Do đó dù tự gọi là quốc tế hay chât lượng cao, cũng chỉ là thay
đổi màu sắc và nhãn hiệu chứ chưa thực sự đạt chất lượng được quốc tế công nhận.
2.2.2 Tồn tại tình trạng đào tào lại sinh viên sau khi ra trường
Thực tế ở Việt Nam hiện nay là sau khi các sinh viên ra trường đi làm chưa tiếp
cận được ngay với công việc, các nhà tuyển dụng đều phải bỏ ra một khoảng thời gian
nhất định để sinh viên có thể làm quen với công việc mới. Thậm chí ở nhiều doanh
nghiệp, sinh viên còn phải đi đào tạo lại thậm chí đào tạo mới mới có thể giải quyết
được công việc theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đây có thể là hệ quả của quá trình
đào tạo thiên về tính hàn lâm hơn là tính thực hành của hệ thống giáo dục đại học và
cao đẳng. Đồng thời, trên khía cạnh chất lượng, nhà tuyển dụng cũng còn phàn nàn về
tỉnh chủ động sáng tạo trong công việc của mới ra trường là không cao. Thường dừng
lại ở chỗ thụ động được giao việc gì thì cố gắng làm cho tốt việc đó. Việc tuyển dụng
19
được cử nhân, kỹ sư đúng chuyên ngành được các nhà tuyển dụng đánh giá là cần thiết.

Mức độ cần thiết cao hơn đối với kỹ sư. Dù đúng hay không đúng chuyên ngành, các
cử nhân đều cần được đào tạo bổ sung trước khi chính thức đảm nhiệm công việc một
cách độc lập. Thời gian trung bình đối với các cử nhân là 3,8 tháng nếu đúng chuyên
ngành và 5 tháng nếu không đúng chuyên ngành. Thời gian đào tạo bổ sung trung bình
đối với kỹ sư thấp hơn ở mức 1,2 tháng nếu đúng chuyên ngành và 4,2 tháng nếu
không đúng chuyên ngành.
Mặc dù các vi trí tuyển dụng đều được các nhà tuyển dụng nêu rõ yêu cầu về
trình độ, bằng cấp, nhưng các vị trí tuyển dụng chưa có đầy đủ bảng mô tả công việc
nói lên các tiêu chuẩn, kỹ năng các ứng viên cần có khi tuyển dụng. Có thể nói là chưa
có chuẩn nghề nghiệp rõ ràng. Điều này đã gây khó khăn cho các ứng viên chuẩn bị
những điều kiện cần thiết khi đi tuyển dụng cũng như việc thiết kết chương trình đào
tạo của các trường. Chính vì thế nhiều sinh viên đã lựa chọn phương án an toàn, cứ học
thêm nhiều thứ để cần cái gì là có cái đó. Có tới 86% số sinh viên đã ra trường thuộc
khối kinh tế - xã hội có học thêm các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trước khi được tuyển
dụng chính thức. 74% số sinh viên được hỏi đã học thêm từ 2 khóa ngắn hạn trở lên.
Trong khi đó con số phải học thêm các khóa ngắn hạn ở khối kỹ thuật chỉ là 62%. Các
khóa được lựa chọn học bổ sung chủ yếu gồm ngoại ngữ, kỹ năng mềm, tin học ứng
dụng văn phòng, và các khóa bổ trợ chuyên ngành. Qua đây có thể thấy rằng sự hài
lòng của các nhà tuyển dụng phần nào được củng cố bằng chính nỗ lực của các sinh
viên trong việc trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng trước khi đi xin việc.
Tồn tại tình trạng trên một phần là do chương trình đào tạo ở Việt Nam vẫn còn
lạc hậu - nhất là về khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn (trong đó có kinh
tế, tài chính, ngân hàng); phương pháp dạy của thầy vẫn nặng về truyền thụ, phương
pháp học của trò nhìn chung vẫn thụ động, một chiều. Chúng ta đang cố gắng khắc
phục hạn chế này bằng cách tiếp nhận chương trình đào tạo của một số nước phát triển.
Tuy nhiên, những cố gắng này sẽ khó đưa lại kết quả tích cực, chừng nào còn tồn tại sự
thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn lao động, sản xuất,
kinh doanh như hiện nay. Sự thiếu gắn kết này khiến nội dung và phương pháp đào tạo
khó thoát khỏi tình trạng lạc hậu, xơ cứng, giáo điều; và tai hại nhất là nó làm mất sức
sống, mất động lực phát triển của đào tạo.

20
2.2.3 Tồn tại sự mất cân đối về cơ cấu theo chuyên ngành và theo vùng
Qua khảo sát, tỷ lệ đi làm lệch chuyên ngành chiếm khoảng 27,4%, con số này
thấp hơn số điều tra của trung ương hội sinh viên năm 2006 (30%). Điều này cũng nói
lên một xu hướng tích cực, tuy rằng việc đào tạo lệch chuyên ngành với tỷ lệ 27,4%
cũng gây tổn thất không nhỏ cho quá trình đào tạo bổ sung. Tỷ lệ làm việc lệch chuyên
ngành ở khối kỹ thuật (22%) là thấp hơn so với khối xã hội (30,4%). Do quy mô mẫu
điều tra nhỏ (2000 phiếu) nên chưa đủ cơ sở để kết luận ngành học nào đang dư cung,
ngành học nào đang dư cầu. Tuy nhiên trong thực tế, ta thấy đang dư cung khối ngành
kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán,… do trường nào cũng xin đào tạo các chuyên
ngành này, trong khi đó thì lại thiếu trầm trọng khối ngành kỹ thuật, đặc biệt là khối
ngành kỹ thuật cao như điện hạt nhân…
Bàng : Cơ cấu lao động và sinh viên ở các vùng
Vùng
Số lao động ở các
doanh nghiệp
Số sinh viên được
đào tạo ở các vùng
Tỷ lệ sinh viên đại
học/ Tổng số lao
động
Đồng bằng sông
Hồng
2.074.659 67.110 3,23%
Miền núi phía Bắc 377.345 4.673 1,24%
Bắc Trung Bộ 851.981 28.319 3,32%
Tây Nguyên 187.231 3.989 2,13%
Đông Nam Bộ 2.946.923 35.708 1,21%
Đồng bằng sông
Cửu Long

517.012 7.927 1,53%
Nguồn: Niên giám thống kê 2008, báo cáo của Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Giáo
dục và đào tạo
Bảng trên cho thấy tỷ lệ sinh viên đại học trên tổng số lao động ở Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ là cao nhất ở mức 3,3% trong khi các vùng còn lại tỷ lệ
thấp hơn, chỉ từ khoảng 1,2% tới 2,1%. Ngay cả ở vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ này cũng
chỉ đạt 1,21%
Số liệu khảo sát cũng cho thấy sự mất cân đối cung - cầu lao động đại học theo
vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp ở Hà Nội có thể dễ dàng tuyển dụng được lao động
có trình độ đại học, thậm chí có tới 16% số doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội tuyển
dụng lao động có trình độ đại học vào những vị trí không cần trình độ đại học. Ngược
21
lại, các doanh nghiệp ở các địa phương lại gặp khó khăn hơn khi tuyển dụng lao động
có trình độ đại học. 24% doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động chưa có trình độ đại
học vào những vị trí lẽ ra phải là cử nhân hoặc kỹ sư. Ngay cả các doanh nghiệp ở
thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình
độ đại học.
Đây là hiện tượng không phải là không giải thích nổi khi mà có tới 82% số sinh
viên ngoại tỉnh có xu hướng muốn tìm được việc làm ở thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. Có một thực tế đáng buồn là sinh viên trường Y ra trường thất nghiệp
nhiều, chuyển công tác sang làm dược sỹ trong khi các bệnh viện cấp huyện, trạm y tế
cấp xã lại đang rất thiếu bác sỹ. Chính tâm lý thích làm việc ở các thành phố lớn của
sinh viên đã làm mất cân đối nguồn lực lao động đại học giữa các vùng.
2.2.4 Đầu tư cho giáo dục cao đẳng, đại học vẫn còn nhiều bất cập
Thứ nhất là chế độ đãi ngộ cho cán bộ Việt Nam còn chưa tương xứng với
công sức họ đóng góp cho giáo dục nước nhà
Có lẽ trên thế giới không đâu có chế độ đãi ngộ thấp kém, tệ hại đối với tri thức
như ở nước ta. Muốn có trình độ cao, theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, người giảng
viên phải không học tập. Muốn thế, họ phải có thu nhập hoàn toàn yên tâm để tập trung
vào chuyên môn. Có những giáo sư, tiến sĩ, đã giảng dạy đại học 46 năm, mà lương

tháng chỉ hơn 5 triệu đồng, bao gồm cả 50% phụ cấp đứng lớp, số phần trăm này sẽ
mất đi khi về hưu. Như thế thì giảng viên trẻ sẽ sống và phát triển năng lực chuyên
môn của họ thế nào với đồng lương ít ỏi của họ? Thù lao đào tạo một thac sĩ là 1,5 triệu
đồng, thù lao đào tạo tiến sĩ trong 3 năm, mỗi năm 2 triệu đồng, đọc phản biện một
luận án tiến sĩ 500 nghìn đồng, viết một bài báo khoa học được thù lao từ 200 đến 300
nghìn đồng. Chế độ đó không khuyến khích nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo,
không tính đến nhu cầu trang bị và sử dụng các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như máy
vi tính, đi tham quan, trao đổi khoa học với nước ngoài. Trong cơ chế thị trường hiện
nay, trong khi ngành nào cũng dựa vào mặt bằng giá trên thế giới để tăng giá, chỉ riêng
giá người là không theo mặt bằng thế giới nào cả.
Khi xem xét đến các lý thuyết lao động, tiền lương của nhà kinh tế nổi tiếng trên
thế giới ta thấy rằng mức lương trả cho người lao động nói chung, giảng viên nói riêng
đủ để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ, chì năng suất làm
22
việc, hay chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng là tốt hơn hẳn. Hiện nay ở Việt
Nam vẫn còn tồn tại một thực trạng là các giảng viên thường phải dạy ở nhiều trường
hoặc làm nhiều công việc một lúc mới đủ trang trải cho cuộc sống, như thế sẽ dẫn đến
chất lượng giảng dạy không được tốt.
Thứ hai là điều kiện học tập, làm việc còn yếu kém
Điều kiện học tập, làm việc (bao gồm giảng đường, thư viện, trang thiết bị,
phòng thí nghiệm, ký túc xá, sân tập, phòng thể thao… và kinh phí đào tạo, sinh hoạt
phí của người học…) là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo lại được
trang bị 1 cách rất yếu kém, vừa không cập nhật, vừa không có hệ thống. Vào mạng
các trường đại học nước ngoài, chưa nói các nước Âu - Mỹ, chỉ riêng các đại học lớn ở
Nga, Trung Quốc - các nước vừa chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, học
cũng có nhiều thư viện điện tử, nhiều kho dữ liệu rất phong phú cho sinh viên, giảng
viên sử dụng. Ở nước ta, cho đến nay chưa hề có một thư viện điện tử nào, chưa có một
trường đại học nào có được một trang web mang nội dung học thuật để cho các nhà
nghiên cứu và sinh viên truy cập cả! Trong thời đại điện tử, với khẩu hiệu hô hào tự
học, học suốt đời mà lại thả nổi việc sử dụng các phương tiện hiện đại như thế cho sinh

viên, thì còn có gì biện minh được về chính sách phát triển đại học của đất nước
23

×