Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Môn âm nhạc trong chương trình đào tạo tín chỉ của Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.34 KB, 53 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng, khóa luận “Mơn âm nhạc
trong chương trình đào tạo tín chỉ của Trường Đại học
sư phạm Hà Nội” là do tôi viết và chưa công bố. Tôi xin
chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên

Nguyễn Thị Lệ Huyền


2

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan......................................................................1
Mục lục.............................................................................................................2
Bảng chữ cái viết tắt trong khóa luận............................................................4
MỞ ĐẦU.............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: VAI TRỊ CỦA ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ
NHÂN ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI.........................10

1.1.Vai trò của âm nhạc ...............................................................................10
1.1.1.Vai trò của âm nhạc trong cuộc sống..................................................10
1.1.2.Vai trò của âm nhạc trong giáo dục.....................................................12
1.2. Ý nghĩa của việc đưa bộ môn âm nhạc vào giảng dạy cho các
khoa trong trường ĐHSP Hà Nội.........................................................
1.2.1. Một số vấn đề về giáo dục âm nhạc hiện nay.....................................14
1.2.2. Giải pháp đưa bộ môn âm nhạc vào giảng dạy cho các khoa trong
trường ĐHSP Hà Nội..........................................................................18


* Tiểu kết........................................................................................................20
CHƯƠNG 2: TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI............................................................21

2.1. Giới thiệu khái quát................................................................................21
2.1.1. Giới thiệu về trường ĐHSP Hà Nội....................................................21
2.1.2. Giới thiệu về khoa sư phạm âm nhạc - mỹ thuật................................23
2.2. Đặc điểm sinh viên của trường ĐHSP Hà Nội.....................................24
2.3. Chương trình giảng dạy mơn âm nhạc ................................................25
2.3.1.Mục tiêu mơn học................................................................................25
2.3.2.Chương trình giảng dạy ......................................................................26
2.3.3. Phân tích nội dung các chun đề......................................................28
2.4. Q trình thực hiện nội dung mơn học................................................38
2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình triển khai giảng dạy
40
2.5.1.Thuận lợi..............................................................................................40
2.5.2. Khó khăn.............................................................................................42
2.6. Đề xuất và kiến nghị...............................................................................43
* Tiểu kết........................................................................................................44


3

KẾT LUẬN.......................................................................................................46
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................50
PHỤ LỤC..........................................................................................................51


4


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
GS

: Giáo sư

PGS

: Phó Giáo sư

THPT

: Trung học phổ thơng

TS

: Tiến sĩ

ĐHSP HN

: Đại học sư phạm Hà Nội

THCS

: Trung học cơ sở

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong các loại hình nghệ thuật thì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có
vai trị rất đặc biệt trong giáo dục, sự tác động của âm thanh có ảnh hưởng lớn

đến q trình hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ mỗi con người. Thơng
qua âm nhạc, chóng ta có thể cảm nhận được rõ hơn về cảnh đẹp của thiên
nhiên, của q hương đất nước,… Khơng chỉ vậy, âm nhạc cịn giúp cho mối
quan hệ gia đình thêm bền chặt và có ý nghĩa sâu sắc hơn. Khi hỏt lờn những


5

bài hát về tình u thương bố mẹ, ơng bà, anh chị em thì trong mỗi chúng ta
đều cảm nhận được sự thiêng liêng, gắn bó từ huyết thống ruột thịt của gia
đình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn, tạo nên sự ổn định, vững vàng tâm lý từ
lúc còn thơ đến tuổi trưởng thành, và sẽ làm nền tảng cho mối quan hệ, ứng
xử xã hội mai sau.
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển con người tồn diện địi
hỏi sự nghiệp giáo dục cần cải cách nhanh hơn, phù hợp với tình hình thực tế
của đất nước.Để đạt tới sự hài hòa, phát triển đồng đều về nhận thức, tư duy
minh mẫn, khỏe mạnh về tinh thần,…thì âm nhạc ln là chiếc cầu nối, là
cơng cụ hữu hiệu gióp học sinh, sinh viên phát triển nhanh vỊ trí lực, tâm lực,
thể lực.Gióp cho các em có đời sống lành mạnh, trở thành người có ích cho xã
hội, vừa có tài vừa có đạo đức nghề nghiệp, là nguồn nhân lực tương lai trong
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Hướng tới đổi mới phương pháp và hồn thiện nội dung theo hướng hiện
đại hóa, chiến lược giáo dục 2010 là tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình
đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa,… phù hợp với yêu cầu của đất
nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của từng
ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương nói riêng. Trong 10 nhiệm vụ trọng
tâm sẽ triển khai trong năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nhiệm vụ
đầu tiên là Ngành GD sẽ tiến hành đẩy mạnh phong trào thi đua “Xõy dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh 1.

Trước bối cảnh đó, âm nhạc đã dần khẳng định vai trị quan trọng của mình
trong sự nghiệp giáo dục Việt nam.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc trong tương lai, việc tìm
hiểu về giáo dục âm nhạc hiện nay là một điều vô cùng cần thiết đối với tôi,
1

/>

6

đặc biệt đây lại là mơn học vẫn chưa hồn toàn được phổ cập ở mọi cấp học.
Năm học 2009 - 2010, trường ĐHSP Hà Nội là trường Đại học đầu tiên đưa
môn âm nhạc vào giảng dạy cho tất cả các khoa trong trường. Lần đầu tiên
triển khai, bên cạnh những thành cơng bước đầu, chắc chắn sẽ cịn có những
mặt tồn tại. Nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề, cộng với sự động viên
khuyến khích của các thầy cô, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Mơn âm nhạc
trong chương trình đào tạo tín chỉ của trường Đại học sư phạm Hà Nội”
làm khóa luận tốt nghiệp cho mình, nhằm nâng cao nhận thức của mình về
môn học mới này.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình giảng dạy mơn âm nhạc trong chương trình đào
tạo tín chỉ ở trườngĐHSP Hà Nội.
- Thực trạng dạy và học âm nhạc cho các khoa của trường ĐHSP Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu mơn âm nhạc trong chương trình đào tạo tín chỉ của trường
ĐHSP Hà Nội, nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của mơn âm
nhạc trong giáo dục.
Tìm ra những mặt cịn tồn tại, góp phần làm phong phú và hồn thiện hơn
cho chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy âm nhạc tại trường
ĐHSP Hà Nội.

4. Lịch sử vấn đề:
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề luôn
được xã hội quan tâm. Những năm gần đây, hướng tới phương châm “giáo
dục tồn diện”, ngành giáo dục đã có những cải cách mới phù hợp với xã hội
hiện nay. Mét trong những cải cách đó là đưa bộ mơn âm nhạc vào chương
trình giảng dạy Tiểu học và THPT.
ĐĨ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về giáo dục toàn diện cho ngành giáo dục,
năm học 2009 - 2010 trường ĐHSP Hà Nội đã tiên phong đưa môn âm nhạc


7

vào giảng dạy cho tất cả các khoa trong trường. Đây có thể được coi là một
bước ngoặt mới trong giảng dạy ở bậc Đại học và là giải pháp thiết thực trong
giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hồn thành khóa luận, tơi sử dụng các phương pháp sau:
- Quan sát
- Dự giờ thực tế
- Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa
- Phỏng vấn giảng viên, sinh viên
- Thống kê
Từ các phương pháp nghiên cứu trên, tổng hợp và đúc kết thành những
nhận định, đề xuất ý kiến.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận:
Môn âm nhạc là một môn học mới, lần đầu tiên được triển khai giảng dạy
cho tất cả các khoa của trường ĐHSP Hà Nội. Các công việc được tiến hành
từ việc soạn thảo nội dung các chuyên đề, biên soạn giáo án, chuẩn bị các
trang thiết bị dạy học,… đã được chuẩn bị một cách cẩn thận. Vì vậy, khi
được triển khai, môn âm nhạc đã đạt được những thành cơng nhất định. Bên

cạnh đó, vẫn cịn những mặt cịn tồn tại vì nhiều ngun nhân khác nhau như:
đối tượng là sinh viên đa ngành, đón nhận mơn âm nhạc với những tâm lý
khác nhau; trang tiết bị dạy học cịn thiếu thốn, chưa có sự đầu tư của nhà
trường;…
Là sinh viên ngành âm nhạc, tôi chọn đề tài “Mơn âm nhạc trong chương
trình đào tạo tín chỉ của trường Đại học sư phạm Hà Nội” với mong muốn là
được tìm hiểu nhiều hơn về những tác dụng của mơn âm nhạc trong giáo dục
con người, đồng thời đóng góp phần bé nhỏ của mình trong việc phân tích và
tìm hiểu mơn âm nhạc qua các chun đề đã được giảng dạy. Qua đó, mạnh
dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại.
Hy vọng rằng, trong mét tương lai không xa, môn âm nhạc sẽ khẳng định vị
thế của nó trong giáo dục Việt nam.
7. Bố cục khóa luận:


8

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 2 chương:
CHƯƠNG 1: VAI TRỊ CỦA ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI
1.1. Vai trò của âm nhạc
1.1.1. Vai trò của âm nhạc trong cuộc sống
1.1.2. Vai trò của âm nhạc trong giáo dục
1.2. ý nghĩa của việc đưa bộ môn âm nhạc vào giảng dạy cho các
khoa trong trường ĐHSP Hà Nội
1.2.1. Một số vấn đề về giáo dục âm nhạc hiện nay
1.2.2 Giải pháp đưa bộ môn âm nhạc vào giảng dạy cho các khoa trong
trường ĐHSP Hà Nội

* Tiểu kết
CHƯƠNG 2: TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN ÂM
NHẠC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu khái quát
2.1.1. Giới thiệu về trường ĐHSP Hà Nội
2.1.2. Giới thiệu về khoa sư phạm âm nhạc - mỹ thuật
2.2. Đặc điểm sinh viên của trường ĐHSP Hà Nội
2.3. Chương trình giảng dạy mơn âm nhạc
2.3.1. Mục tiêu mơn học
2.3.2.Chương trình giảng dạy
2.3.3. Phân tích nội dung các chuyên đề
2.4. Quá trình thực hiện nội dung mơn học
2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình triển khai
giảng dạy
2.5.1.Thuận lợi
2.5.2. Khó khăn
2.6. Đề xuất và kiến nghị
* Tiểu kết
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC


9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


10

CHƯƠNG 1

VAI TRỊ CỦA ÂM NHẠC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ
NHÂN ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
1.1. Vai trò của âm nhạc
1.1.1. Vai trò của âm nhạc trong cuộc sống:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tâm tư,
tình cảm của con người và phản ánh những sự việc đang xảy ra trong cuộc
sống… Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, với sức mạnh diễn cảm lớn lao,
âm nhạc có thể thể hiện tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người:
niềm vui và nỗi đau khổ, đấu tranh sinh tồn, niềm suy tư thầm kín, chí hướng
và ước mơ hạnh phúc. Âm nhạc cịn phản ảnh các khía cạnh khác nhau của
thực tại thơng qua việc khai thác thế giới nội tâm, suy tư và tình cảm của con
người. Một trong những ưu thế nổi bật hơn cả của nghệ thuật âm nhạc là phản
ảnh q trình phát triển và chuyển biến khơng ngừng từ trạng thái này sang
trạng thái khác của tình cảm, nó có khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế
nhất, gây ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người nghe.
Ngay từ thời xa xưa, âm nhạc đã đóng vai trị quan trọng trong nhiều nền
văn hóa khác nhau. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất, tinh thần, tình cảm
và tâm hồn con người. Có thể nói, âm nhạc gắn bó với con người từ khi con
người bắt đầu sinh ra, thậm trí đang cịn là bào thai trong bụng mẹ, đã được
nghe những giai điệu hát ru nhẹ nhàng, êm ái. Khoa học đã chứng minh rằng,
khả năng cảm thụ âm nhạc của con người còn xuất hiện trước khi hình thành ý
thức, thậm trí nó đã xuất hiện ngay cả khi còn nằm trong bụng mẹ. Đây chính
là những âm thanh đầu tiên tác động đến thai nhi, hình thành thứ ngơn ngữ đầu
tiên của con người.
Có thời gian người ta nghĩ rằng tính trừu tượng là hạn chế của nghệ thuật
âm nhạc do nó phản ánh sự việc bằng âm thanh, nhưng chính âm thanh lại là


11


công cụ hữu Ých tác động đến tâm hồn con người, giúp chúng ta cảm nhận
được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Và, chính sự tác động của âm thanh đó,
nó khơng chỉ đem lại niềm vui, sự sảng khối và nguồn nghị lực cho con
người, mà cịn có tác dụng thức tỉnh tình cảm, có khả năng tác động đến thể
chất, tâm hồn và trí tuệ, phải chăng tất cả những điều đú đó khẳng định sự
diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.
Trong nhịp sống thanh bình hơm nay, nhìn lại q khứ hào hùng của dân
tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần đóng góp của dịng âm
nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là
giá trị tinh thần cho các chiến sĩ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến
thắng của dân tộc đem lại nền hịa bình độc lập.
Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít
xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm, và sống cùng
với âm nhạc. Có tâm hồn con người nào khơng xao xuyến và khuất phục
trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca. Điều đó thật tuyệt vời nếu
nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn
lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sù yêu thương.
Âm nhạc còn được sử dụng như một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn
lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương và những cú sốc về tình cảm.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi
chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm
cảm giác đau, sản xuất kích thích tố; khi nghe một bản nhạc trong bữa ăn
nồng độ cortisol (húc mụn gõy căng thẳng và stress trong máu) được giảm
xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều
dinh dưỡng, cảm thấy ăn ngon miệng hơn, q trình tiêu hóa thức ăn diễn ra
tốt hơn;… Âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của
con người. Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop,


12


Chachacha, Disco... giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi
xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác âm nhạc cũn giỳp giải
Stress là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh
liên quan đến tim mạch…
Như vậy có thể thấy, âm nhạc có vai trị rất quan trọng, khơng thể thiÕu
trong cuộc sống chúng ta. Tuy nhiờn đó cú những tác dụng trái chiều khi lạm
dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ, yếu đuối,
cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc
vàng vọt, lời ca phản cảm và vơ nghĩa thậm chí cịn nực cười,… Phải chăng
đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt?
1.1.2. Vai trò của âm nhạc trong giáo dục:
Nhân cách con người là một thực thể phức tạp, có sự tác động và tương
hỗ lẫn nhau về sinh lý, tâm lý và xã hội. Phát triển nhân cách con người là
qúa trình tác động tồn diện bằng các phương diện khác nhau, trong đó âm
nhạc là một trong những phương tiện vô cùng quan trọng.
Trong cuốn Luận về âm nhạc của Tuân Tử có viết: “Âm nhạc nhập vào
lịng người rất sâu, cảm hóa rất nhanh. Nhạc mà bình thì dân hịa khơng bị
dục vọng lơi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà khơng loạn. Trái lại,
nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi tiện” 2. Như vậy, âm nhạc
ngấm sâu vào tâm hồn con người có thể tác động vào tư tưởng, đạo đức,
phong thái, ứng xử, hành động,… của con người. Để con người phát triển một
cách tồn diện, cần phải có đường lối đúng đắn về giáo dục âm nhạc, đóng
góp thêm phần giáo dục nhân cách con người một cách tồn diện.
Nói đÕn vai trị giáo dục nhân cách con người của âm nhạc là nói đến sự
tác động trực tiếp, mạnh mẽ của hệ thống âm thanh tác động vào tâm tư, tình
cảm của người nghe, qua đó người nghe tự điều chỉnh nhân cách của mình. So
2

/>


13

với các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc có khả năng hơn trong việc tiếp
cận với mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi,… Chẳng hạn như: ngay từ khi
còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi sẽ máy, cựa, đạp,… nhiều hơn khi được
nghe mẹ hát ru, được nghe những bản nhạc êm ái,… là những âm thanh đầu
tiên tác động đến sự phát triển của thai nhi;…hăy những âm thanh và lời ca
hào hùng, sôi nổi của ca khúc cách mạng phản ánh khí phách hào hùng của
dân tộc đã có tác dụng động viên, cổ vũ phong trào đấu tranh dành độc lập; …
Do vậy, những nét tinh tế của âm nhạc đã trải qua từng giai đoạn trong cuộc
sống đời người, từng giai đoạn biến động trong xã hội,… là những hành trang
hết sức cần thiết của con người. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội
đang phát triền một cách chóng mặt, khi nhận thức con người phát triển ngày
càng cao, và sự tiếp nhận đa văn hóa của mọi quốc gia trên Thế giới,… đã
làm cho đời sống con người có sự thay đổi rõ rệt. Do vậy, để cho con người
bắt kịp với hơi thở của nhịp sống đương đại thì phải có hệ thống giáo dục hài
hịa, hợp lý ở mọi cấp độ, lứa tuổi. Và, âm nhạc sẽ góp phần trong cơng cuộc
giáo dục con người một cách tồn diện.
Giáo dục âm nhạc nâng cao có chức năng thẩm mỹ, định hướng con
người tới chân - thiện - mỹ với những giá trị truyền thống của dân tộc, hình
thành nhân cách chủ động, linh hoạt, trân trọng cái tốt, cái đẹp trong cuộc
sống hàng ngày.Giáo dục đào tạo con người có ý thức trách nhiệm với bản
thân, gia đình, và bè bạn. Giáo dục đào tạo con người có ý thức trách nhiệm
với cộng đồng và đất nước.
Âm nhạc trong môi trường giáo dục học đường là sự cần thiết đối ở mọi
giai đoạn trong cuộc sống, đặc biệt là trong lứa tuổi học đường. Song song
với cỏc mụn tự nhiên, xã hội, âm nhạc giỳp các em tăng cường cảm thô về thế
giới nội tâm, đời sống tinh thần phong phú, nhanh chóng phát triển, mở mang
trí tuệ. Khi âm nhạc vang lên sẽ đem lại giá trị ý nghĩa trong mối liên hệ giữa



14

lời ca và mối quan hệ xã hội, hình ảnh trong nghệ thuật âm nhạc luôn hiện lên
vẻ đẹp hướng thiện đầy xúc cảm. Bên cạnh đó, nó cịn giúp cho học sinh, sinh
viên đạt tới trạng thái cân bằng với mơi trường sống của mình, thăng bằng
giữa yếu tố nhận thức bản thân với sự vật, hiện tượng xã hội đang diễn ra.
Như vậy, âm nhạc đóng vai trị đặc biệt trong giáo dục, bởi sự tác động
và ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ mỗi
con người, nó là cơng cụ hữu hiệu giúp con người phát triển trí lực, tâm lực,
thể lực, có đời sống lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội, là nguồn
nhân lực tương lai.
Ngày nay, âm nhạc đã tạo được sự quan tâm của tất cả mọi người bởi nó
có khả năng tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất, tinh thần và tình cảm
con người. Âm nhạc không chỉ là phương diện tác động tới những giá trị
chân, thiện, mỹ ở bên ngoài mà còn khơi dậy những tiềm năng giá trị chân,
thiện, mỹ từ chính bên trong mỗi thực thể con người. Do vậy, trong nhà
trường, ngoài việc trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức khoa học
cũng như các kiến thức về mặt xã hội thì vấn đề giáo dục âm nhạc cho các
em cũng rất cần thiết, nhất là trong thời đại ngày nay, khi nhận thức con
người ngày càng cao thì càng phải trang bị cho mình một hành trang đầy đủ,
cả trong tư tưởng, tình cảm, đạo đức ứng xử, hành động,... Và, âm nhạc chính
là phương tiện tác động trực tiếp tốt nhất đến tinh thần của mỗi cá nhân, giúp
các em có một tâm hồn trong sáng, nhận thức thế giới xung quanh một cách
đầy đủ và tinh tế hơn.
1.2. Ý nghĩa của việc đưa môn âm nhạc vào giảng dạy cho các khoa
trong trường Đại học sư phạm Hà Nội:
1.2.1. Một số vấn đề về giáo dục âm nhạc hiện nay:
Quan điểm về Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách của mọi quốc gia.

Những năm gần đây, Việt Nam đang có những bước chuyển mình, ra nhập


15

Asean, đột phá đi lên hòa cùng với Thế giới. Trong bối cảnh đó, giáo dục Việt
nam đã có những cuộc cải cách, những dự thảo về giáo dục nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy phù hợp với giai đoạn hiện nay nhằm thích ứng với nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
Gần đây nhất, năm 2002 bộ sách giáo khoa mới ra đời cho cấp Tiểu học,
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, đánh dấu một giai đoạn cải tiến
mới. Đây có thể là một bước chuyển mình của ngành giáo dục Việt nam
trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng
cao chất lượng dạy học. Trong đó, bộ mơn âm nhạc cũng đã được đầu tư biên
soạn cho cấp Tiểu học và Trung học cơ sở với những nội dung: hát, tập đọc
nhạc, âm nhạc thường thức, nhạc lý phù hợp với từng đối tượng. Chương
trình giảng dạy âm nhạc chưa được phổ cập cho đối tượng Phổ thông trung
học, 3 năm cấp III là khoảng cách khá xa, đủ để lãng quên cho những học
sinh muốn theo học các nghề liên quan đến âm nhạc. Càng khiếm khuyết hơn
khi không có âm nhạc bổ trợ, giúp các em giải tỏa tâm lý căng thẳng khi học
những môn học khác, đặc biệt là áp lực trong giai đoạn cuối cấp nối tiếp lên
bậc Đại học.
Năm 2008 - 2009, quan điểm của Bộ giáo dục và đào tạo đối với các môn
nghệ thuật (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Kỹ thuật, Thể dục, Giáo dục công
dân,…) là được tổ chức dạy học phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện
của nhà trường. Như vậy, các mơn nghệ thuật trong đó có âm nhạc được đưa
vào chương trình giảng dạy với phương hướng “mở”, khơng phải là mơn học
chính khóa dẫn đến tình trạng bị “coi thường” vì là “mơn phụ”, nhiều địa
phương còn nhận thức một cách quá sai lầm khi cho rằng vì là “mơn phụ” nên
khơng cần thiết phải đưa vào chương trình học để nhằm “giảm tải” chương

trình cho học sinh.
Từ lâu, “Giáo dục tồn diện” gần như được coi là câu khẩu hiệu của các


16

nhà giáo dục Việt nam, nhưng thực tế giáo dục Việt nam vẫn chưa tồn diện.
Có nhiều ngun nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, mà có lẽ ngun
nhân sâu sắc nhất là Việt nam đã phải trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài
nhiều năm dẫn đến sự mất mát to lớn về vật chất và con người, dẫn đến sự
thiếu hụt, yếu kém về nhiều mặt so với các nước khác. Cụ thể với mơ hình
đào tạo hiện nay đã dẫn đến sự thiên lệch các môn, coi trọng các môn khoa
học tự nhiên và một số ngành kỹ thuật, xem nhẹ các môn nghệ thuật, thủ
công,…Nằm trong nhóm các mơn nghệ thuật, mơn âm nhạc được phổ cập cụ
thể như sau:
- Mẫu giáo: độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, được làm quen và học hát các bài
hát trẻ em, góp phần hình thành nhân cách của trẻ từ khi còn nhỏ
- Tiểu học: các đối tượng từ 6 đến 11 tuổi, học các bài hát thiếu nhi, tập
đọc nhạc, nghe nhạc. Bổ trợ cho học sinh tiếp thu những kiến thức về môi
trường sống xung quanh một cách tốt hơn.
- Trung học cơ sở: độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, học hát các bài hát thiếu
niên, đọc nhạc, âm nhạc thường thức, nhạc lý. Giúp các em thu nạp tốt hơn
những kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên, xã hội.
- Phổ thông trung học: độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Chưa có chương trình
giáo dục âm nhạc cho giai đoạn này. Đây là giai đoạn được chuẩn bị khối
lượng lớn kiến thức tự nhiên, xã hội để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng tiếp
theo lên bậc Đại học hoặc tham gia lao động sản xuất với tư cách là vị thành
niên. Về tâm sinh lý, đây là thời kỳ phát triển nhanh về tâm lý, dễ bị tác động
bởi những yếu tố xung quanh cuộc sống,... do vậy cần định hướng đúng đắn
cho các em có thể tự tin bước vào cuộc sống mới với bao thử thách đang đợi ở

phía trước. Và, âm nhạc cũng là một phần khơng thể thiếu trong giai đoạn
này. Với những ưu điểm của mình, chúng tơi tin rằng trong một tương lai
khơng xa mơn âm nhạc sẽ chính thức được đứng trong chương trình giảng
dạy của bậc Phổ thơng trung học.


17

- Đại học: Giáo dục âm nhạc ở các Nhạc viện, Học viện âm nhạc, các
trường Cao đẳng nghệ thuật và Trung học nghệ thuật với chức năng là đào tạo
những người làm công tác âm nhạc chuyên nghiệp. Trong khoảng những năm
gần đây, các trường nghệ thuật cũng đã đào tạo giáo viên sư phạm âm nhạc
nhằm đáp ứng nhu cầu dạy nhạc cho các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Trong đó, trường Đại học sư phạm Hà Nội được coi là nơi đảm bảo nhất về
chất lượng đào tạo sư phạm âm nhạc.
Với những thực tế như trên, rõ ràng vẫn có sự thiên lệnh, khơng đồng đều
trong giáo dục nói chung. Nổi cộm nhất là mơn âm nhạc khơng có trong
chương trình giảng dạy ở bậc Phổ thông trung học, mà đây là giai đoạn rất
quan trọng trong vấn đề thay đổi tâm sinh lý và những áp lực lớn trong học
tập. Hơn nữa, trong đời sống hiện tại có q nhiều luồng thơng tin, băng đĩa,
các loại nhạc không lành mạnh,… là những thứ có thể làm sai lệnh nhận thức
của các em. Đó cũng chính là vấn đề nối tiếp lên bậc Đại học. Ngoài các
trường chuyên nghiệp và một số trường đào tạo sư phạm âm nhạc, phần lớn
các trường còn lại không được giáo dục âm nhạc. Ngay ở trường Đại học sư
phạm, trung tâm số một của cả nước về đào tạo giáo viên dạy học cũng chỉ có
khoa sư phạm âm nhạc, là khoa duy nhất được học nhạc.
Trong xã hội thời hiện đại, muốn trở thành một con người có đầy đủ hành
trang, tù tin bước vào đời sống hịa nhập với tồn thế giới, chúng ta phải được
giáo dục một cách toàn diện từ bé đến lớn theo từng cấp độ, phù hợp với từng
lứa tuổi. Vậy, điều kiện để phát triển thành con người toàn diện là như thế

nào? Là một giáo viên âm nhạc trong tương lai, tơi đã tìm hiểu khá nhiều về
quan điểm giáo dục âm nhạc của các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm trong
nước và nước ngồi. Nhìn chung, các quan điểm giáo dục âm nhạc tương đối
đồng nhất, xin khái lược quan điểm của Nhà tâm lý và giáo dục học người Mỹ
giáo sư Howard Gardner mà tôi tâm đắc nhất. Các tiêu chuẩn về giáo dục phải


18

có đầy đủ các yếu tố: đức, trí, mỹ, dục,… được ơng phân tích và cụ thể hóa
bao gồm 7 lĩnh vực sau3:
Ngôn ngữ: là khả năng để mô tả các sự kiện một cách thuyết phục, hùng
biện và hình ảnh.
Logic-toán học: là khả năng dùng các con số để tính tốn và mơ tả, dùng
các quan niệm tốn học để kết nối, ứng dụng toán học vào đời sống.
Âm nhạc: là khả năng hiểu và phát triển kỹ năng âm nhạc, dùng âm nhạc
để thỏa mãn nhu cầu người khác, diễn giải các hình thức và ý tưởng âm nhạc.
Khơng gian: là khả năng cảm thụ và trình bày thế giới một cách chính
xác bằng hình ảnh trong khơng gian, khả năng chuyển các ý tưởng bằng
không gian thành các biểu hiện sáng tạo.
Thể hình: là khả năng dùng cơ thể và dụng cụ để tạo nên các hành động
hữu hiệu.
Giao cảm: là khả năng tổ chức mọi người, truyền đạt những gì cần giải
quyết.
Nội cảm: là khả năng hiểu được chính mình về điểm mạnh và yếu, về tài
năng của mình.
Như vậy, họ khơng cho rằng âm nhạc là một mơn phụ, mà nó là một lĩnh
vực quan trọng khơng thể thiếu trong giáo dục tồn diện. Và nó là mơn học
khơng thể thiếu trong hệ thống giáo dục ở cả tất cẩ cấp học. Thiết nghĩ rằng,
trong một tương lai không xa, âm nhạc sẽ từng bước khẳng định mình trong

cơng cuộc giáo dục con người Việt nam toàn diện trong thời đại mới.
1.2.2. Giải pháp đưa môn âm nhạc vào giảng dạy cho các khoa
trong trường ĐHSP Hà Nội:
Như chóng ta đã biết, việc giảng dạy môn âm nhạc trong nhà trường là
rất cần thiết. Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập như: đội ngũ giáo viên chưa đồng
3

Congngheso.info/…/giao-duc/


19

đều; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; nhiều trường phổ thơng vẫn cịn thiếu giáo
viên; chương trình mới phổ cập ở cấp I và cấp II, chưa triển khai giảng dạy ở
cấp III;… nhưng rõ ràng đã có một bước tiến mới cho môn âm nhạc. Nhận
thức được vấn đề cấp bách đó, cần phải tiếp tục có những giải pháp mới nhằm
khắc phục tình trạng hiện nay và trường ĐHSP Hà Nội là nơi tiên phong đầu
tiên khắc phục tình trạng đó bằng cách phổ cập âm nhạc trong phạm vi toàn
trường. Năm học 2009 - 2010 giải pháp đưa ba môn tự chọn là mỹ học, âm
nhạc và kỹ năng giao tiếp vào trong chương trình học để sinh viên có quyền
chon lựa mơn mà mình u thích. Mơn âm nhạc được triển khai giảng dạy
cho các khoa trong trường ĐHSP Hà Nội, đã khẳng định vai trị quan trọng
của âm nhạc trong giáo dục nói chung.
Việc giáo dục âm nhạc trong phạm vi toàn trường sẽ giúp sinh viên lĩnh
hội, cảm thụ cái đẹp, biết phân biệt xấu, tốt trong cuộc sống. Âm nhạc cịn có
thể tác động mạnh mẽ vào tình cảm, có thể góp phần giáo dục phẩm chất đạo
đức. Từ đó có thể định hướng cho sinh viên có nhận thức đúng đắn trước thực
tại xã hội đang có nguy cơ bị thối hóa, biến chất, biết yêu quý truyền thống
tốt đẹp của quê hương. Hướng tới những việc tốt, hướng thiện và tâm hồn
trong sáng.

Bên cạnh đó, thơng qua giáo dục âm nhạc định hướng cho sinh viên biết
thưởng thức âm nhạc chính thống, giúp sinh vên khơng bị lơi kéo, ảnh hưởng
bởi những băng đĩa không lành mạnh, nhằm phát triển trí tuệ cho sinh viên.
Giáo dục âm nhạc ở giai đoạn này cịn tiếp tục giúp sinh viên khơng bị
căng thẳng trong học tập, tiếp nhận kiến thức các môn học một cách tốt nhÊt,
đặc biệt âm nhạc giúp sinh viên có khả năng học ngoại ngữ tốt hơn rất
nhiều…
Trong thời kỳ du nhập nhiều nền văn hóa ngoại lai, giáo dục âm nhạc góp
phần giúp sinh viên nhìn nhận những nguyên nhân khách quan việc du nhập


20

giao thoa văn hóa, sự đa dạng về các hình thức nghệ thuật, biết quý trọng nền
văn hóa của dân tộc mình.
Với những ưu thế của mình, việc đưa mơn âm nhạc vào giảng dạy cho
sinh viên trường sư phạm là một giải pháp thiết thực và có tính khả thi. Chắn
rằng trong một tương lai không xa âm nhạc sẽ góp phần vào cơng cuộc đào
tạo các nhà giáo tương lai một cách tồn diện hơn.
• Tiểu kết:
Giáo dục và đào đào tạo luôn là vấn đề được coi là quan trọng nhất trong
sự nghiệp trồng người. Do vậy, việc đổi mới các biện pháp luôn được thực
hiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong thời kú đổi mới của xã hội hiện
nay, trường ĐHSP Hà Nội đã có những cải cách mới, khơng chỉ nhằm gãp
phần đào tạo và cung cấp cho hệ thống giáo dục nước nhà đội ngũ giáo viên
cã chất lượng cao về chuyên mơn nghiệp vụ, mà cịn hơn thế nữa là nhằm
đào tạo nên đội ngũ giáo viên toàn diện về mọi mặt.
Với chủ trương đó, năm học 2009 - 2010, trường ĐHSP Hà Nội đã có
những sự thay đổi về đào tạo. Một trong những cải cách đó là đưa ba môn tự
chọn là môn âm nhạc, mỹ học và kỹ năng giao tiếp vào giảng dạy cho tất cả

các khoa trong trường ĐHSP Hà Nội, đã tạo nên một luồng gió mới trong
cơng cuộc cải cách giáo dục giai đoạn hiện nay.
Trong ba mơn tự chọn thì mơn âm nhạc là mơn học có những ưu điểm,
những thế mạnh riêng bởi âm nhạc là một loại hình nghệ thuật bằng âm thanh,
có thể tác động trực tiếp đến nội tâm con người, chắc chắn nó sẽ được đơng
đảo sinh viên đón nhận một cách hào hứng.


21

CHƯƠNG 2
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu khái quát:
2.1.1. Giới thiệu về trường ĐHSP Hà Nội:
Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập từ năm 1951, đến năm 1993 là
thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999 trường tách khỏi Đại
học Quốc gia thành trường ĐHSP Hà Nội4.
Hiện nay, tổng số cán bộ, giảng viên và nhân viên toàn trường là 1.227.
Bao gồm 807 giảng viên trong đã cã 609 giảng viên biên chế, 70 giảng viên
hợp đồng dài hạn, 24 GS, 126 PGS, 227 TSKH và TS, 177 ThS, 19 Nhà giáo
Nhân dân và 74 Nhà giáo Ưu tó5.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường khá đầy đủ: Giảng đường cã tổng
diện tích là 19.760 m2 và 181 phịng; phịng máy tính có tổng diện tích là
2.812 m2 và 36 phịng; thư viện có tổng diện tích là 6.334 m2 và 31 phịng;
phịng thí nghiệm có tổng diện tích là 2.545 m2 và 38 phịng6. Các phịng học,
thư viện, phịng thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ hệ thống, trang thiết bị
hiện đại tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên.
Với vị trí là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư
phạm, là một trong những trung tâm lớn về đào tạo giáo viên, đào tạo sau đại

học và nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài và nhiều nhà khoa học ưu tú
danh tiếng cho đất nước, trong gần 60 năm qua, nhà trường đã tạo dựng đội
ngũ giảng viên đơng đảo, trình độ cao với hơn 50 GS, gần 250 PGS, 24 Nhà
giáo Nhân dân, 90 Nhà giáo Ưu tú và 17 Tiến sĩ Khoa học, trên 300 Tiến sĩ,
nhiều nhà khoa học có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế được nhận Giải
4

/> />6
/>5


22

thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước.
Trường ĐHSP HN luôn đạt được danh hiệu là trường Tiên tiến xuất sắc.
Đảng bộ trường liên tục được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên có thành tích trong các hoạt động
phong trào Đoàn cơ sở. Tháng 12 năm 2009, Đoàn Thanh niên Nhà trường vinh
dự được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hồ XHCN Việt Nam tặng Bằng
khen về” Thành tích xuất sắc trong cơng tác giáo dục và đào tạo góp phần xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là phần thưởng cao quý, là
nguồn động viên hết sức to lớn đối với tuổi trẻ nhà trường, là kết quả ghi nhận
kịp thời của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đạo tạo, của lãnh đạo nhà trường và
Đồn cấp trên đối với những đóng góp của Đồn thanh niên trường ĐHSP HN78.
Với những thành tích đã đạt được, Trường ĐHSP Hà Nội đã vinh dự
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Huân chương
Độc lập hạng nhất (1996), Huân chương Độc lập hạng nhì (1986) và 60 Huân
chương Lao động các hạng cho nhiều tập thể, cá nhân trong thời kỳ đổi mới.
Năm 2004, Nhà trường vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị
Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Những thành tích lớn lao đó của trường là

kết tinh của tinh thần làm chủ, ý thức tự cường, năng động của tập thể cán bộ
các thầy, cô giáo, cán bộ công chức nhà trường cùng lớp lớp các thế hệ học
sinh, sinh viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường9.
Trường ĐHSP Hà Nội đã và đang thể hiện được vị trí và vai trị đầu tầu
của mình, tiếp tục phát huy nhiệm vụ đào tạo giáo viên có chất lượng cao cho
mọi miền của tổ quốc. Nhà trường cũng đã và đang thực hiện nhiệm vụ bồi
dưỡng thường xuyên, nâng chuẩn cho giáo viên các cấp bậc học ở hầu khắp
các tỉnh thành. Dưới sự lãnh đạo của Ban giám hiệu, hiện nay, tập thể cán bộ,
7

/>8

9

/>

23

giảng viên, sinh viên Trường ĐHSP HN vẫn đang cố gắng từng ngày để tạo
nên những chuyển biến vững chắc cả về lượng và chất trong đào tạo, trong
nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp giáo dục.
2.1.2. Giới thiệu về khoa sư phạm âm nhạc - mỹ thuật10:
Khoa sư phạm - mỹ thuật được thành lập từ năm 2001, đến nay đã được 9
năm, đào tạo được 6 khóa/200 sinh viên hệ chính quy. Hàng năm, khoa đào
tạo trên 200 sinh viên hệ chính quy; 500 học viên hệ vừa làm vừa học và 1000
học viên hệ từ xa. Ngồi ra cịn tổ chức các lớp nghiệp vụ, chun môn, đào
tạo ngắn hạn,…
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của khoa gồm 40 người, trong đó có 34 thạc sĩ.
Khoa có 4 tổ bộ mơn, trong đó ngành sư phạm âm nhạc gồm 2 tổ là: bộ môn
Thanh nhạc - Nhạc cụ và bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học âm nhạc.

Đào tạo giáo viên sư phạm âm nhạc với mục tiêu là sau khi tốt nghiệp,
giáo viên phải có trình độ lý luận và kỹ năng thực hành, đảm bảo dạy tốt ở các
bậc phổ thông và các trường sư phạm.
Kể từ khi được thành lập đến nay, giảng viên và sinh viên sư phạm âm
nhạc đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong các phong trào văn hóa văn
nghệ, thường xuyên tham gia, huấn luyện các hoạt động phong trào của nhà
trường, và cả các phong trào trong ngành cũng như ngoài ngành giáo dục,…
Giảng viên sư phạm âm nhạc thường xuyên được tham gia tập huấn các khóa
đào tạo ngắn hạn trong chương trình bồi dưỡng, nâng cao của Bộ giáo dục và
Đào tạo, của các dự án THCS, THPT,… nắm bắt và triển khai kịp thời những
phương hướng mới trong giáo dục.
Trong công tác nghiên cứu khoa học có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa
học cấp Bộ được Hội đồng thẩm định đánh giá đạt loại xuất sắc và được ứng
dụng hiệu quả trong thực tiễn, trong các công tác đào tạo.
10

/>

24

Với những thành công đáng kể, ngành sư phạm âm nhạc đã đóng góp
phần của mình trong việc xây dựng khoa sư phạm - mỹ thuật phát triển mạnh
mẽ, nhiều năm được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc.
2.2. Đặc điểm về sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội:
Sinh viên được coi là giai đoạn chuẩn bị cho đội ngũ tri thức có trình độ
và nghề nghiệp tương đối cao, là nguồn dự trữ cho đội ngũ những chuyên gia
theo các nghề nghiệp khác nhau của tầng lớp trí thức xã hội. Sinh viên đánh
dấu một giai đoạn mới, giai đoạn trưởng thành, có đầy đủ quyền hạn của một
công dân. Đây thời kỳ phát triển tích cực nhất về mọi mặt như: trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ,…

Sinh viên được tuyển chọn vào trường ĐHSP Hà Nội là đối tượng đã tốt
nghiệp Phổ thông trung học, có đầy đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo
đức, có năng lực, ngoan ngỗn, tâm huyết với nghề. Mục tiêu của nhà trường
là đào tạo đội ngũ giáo viên cho các địa phương trong toàn quốc.
Về cơ bản, sinh viên trường ĐHSP Hà Nội được học tập một cách hệ
thống và đa dạng, từ nội dung học tập, phương pháp học tập đến việc tu
dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,… Các hình thức học
tập trên giảng đường, nghiên cứu trên thư viện, các buổi thảo luận,… đã tạo
cho sinh viên ĐHSP Hà Nội một thãi quen, thành nề nếp, thành nhu cầu của
mỗi sinh viên. Các giờ thực tế, dự giờ, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm
thường được tổ chức một cách chu đáo, tích cực và có hiệu quả cũng giúp cho
sinh viên được rèn luyện nâng cao năng lực sư phạm, cũng như bổ sung, khắc
phục những yếu kém cho bản thân.
Bên cạnh đó, những hoạt động của Đồn thành niên, của Hội sinh viên
thường xuyên phối hợp và tổ chức các hoạt động giao tiếp, tổ chức các hội
diễn văn nghệ, các hội thi thể dục thể thao, tổ chức giao lưu với các trường
Đại học trên cùng địa bàn, các buổi nói chuyện chuyên đề, đối thoại trực tiếp
giữa sinh viên với lãnh đạo nhà trường,… tạo điều kiện cho sinh viên được


25

tiếp nhận thơng tin, được sống trong bầu khơng khí lành mạnh.
Năm 2010, khoa sư phạm âm nhạc - mỹ thuật đề nghị, triển khai thành
lập dàn hợp xướng cho trường. Đối tượng tham gia là tất cả sinh viên trong
tồn trường. Mặc dù, các đối tượng khơng được đồng đều về năng thiếu, cũng
như cảm nhận âm thanh một cách khác nhau,… nhưng khi được tham gia họ
đều thấy rất phấn khởi, được hát, được thể hiện giọng hát của mình trước mọi
người là một niềm vui, họ cảm thấy mình thật thư thái, được thốt khỏi những
áp lực lớn trong cuộc sống và cả trong học tập.

Như chóng ta đã biết, chủ trương đưa môn âm nhạc vào giảng dạy cho tất
cả các ngành trong toàn trường ĐHSP Hà Nội là một thay đổi mới nhằm đáp
ứng nhu cầu giáo dục tồn diện. Và khóa K59 là khóa đầu tiên được tiếp cận
với môn học này. Do vậy, về tâm lý, phong cách, nhận thức của sinh viên
cũng có phần thay đổi theo hướng tích cực.
Mặc dù mới được tiếp cận với âm nhạc trong khoảng thời gian khơng lâu
nhưng nhìn chung sinh viên khóa K59 có vẻ như năng động và khá tù tin.
Khi được hỏi về cảm nghĩ thế nào về môn âm nhạc, họ tỏ ra rất thích thú,
nhiều bạn trả lời: âm nhạc giúp tôi tự tin hơn; âm nhạc làm tôi giảm Stret; âm
nhạc làm tôi yêu đời, yêu nghề; âm nhạc giúp tôi học tiếng Anh tốt hơn;…
Rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng những ý kiến đó đều cho thấy họ rất
yêu âm nhạc và âm nhạc thật cần thiết với họ ở mọi lúc mọi nơi.
Như vậy, bên cạnh những kiến thức được nhà trường trang bị nói chung
như: về kiến thức, kỹ năng sư phạm, tâm lý, …. mơn âm nhạc mà sinh viên
khóa K59 may mắn được tiếp nhận lần đầu tiên, đã giúp họ hoạt bát hơn, tự
tin hơn, nâng cao hơn khả năng giao tiếp, và chắc chắn sẽ hộ trợ phần lớn về
việc rèn luyện công tác chủ nhiệm, văn nghệ, các công tác ngoại khóa,… là
những mặt vẫn cịn yếu kém trong những năm vừa qua của trường ĐHSP Hà
Nội.


×