Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Sử dụng phương pháp khung Logic để xây dựng chiến lược phát triển của Trường Kỹ nghệ I đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.02 KB, 146 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ do chọn đề tài
1.1. Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của tất cả các quốc gia là sự phát
triển được định hướng bởi các chiến lược và kế hoạch. Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống xã hội.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ngoài mục tiêu, định hướng và
quan điểm phát triển chung còn nhấn mạnh đến vấn đề phát triển nguồn nhân
lực, trong đó giáo dục và đào tạo là yếu tố quyết định.
Chiến lược phát triền giáo dục Việt nam giai đoạn 2001-2010 đã xác định
được mục tiêu "ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú
trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh
giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế ". Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những vấn đề
quan trọng cần giải quyết là nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ở các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp ở các cấp trình độ khác nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự
đầu tư cho sự phát triển của các cơ sở này bởi những kế hoạch phát triển dài
hạn, những chiến lược phát triển có luận chứng khoa học và có giải pháp khả thi.
1.2. Có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau được sử dụng trong xây
dựng chiến lược phát triển của một tổ chức. Thông thường, phải sử dụng nhiều
phương pháp để xây dựng một chiến lược, xong sẽ có một phương pháp được
quyết định là phương pháp chính yếu để xây dựng chiến lược đó. Phương pháp
khung logic là một trong số không nhiều phương pháp hiện đại và có phạm vi
ứng dụng rộng trong xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu
cụ thể, để mở rộng phạm vi ứng dụng phương pháp này trong xây dựng chiến
lược cấp tổ chức.
1.3. Trường Kỹ nghệ I được thành lập ngày 19/5/1984. Sau hơn 20 năm
xây dựng và trưởng thành, trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác
đào tạo nghề. Nhà trường đã đào tạo được hơn 5000 CNKT lành nghề với các
nghề như: Kỹ thuật Điện, Điện tử, Cơ khí Hàn, Gò, Sữa chũa Ôtô, Kỹ thuật cắt
May và Thời trang Cùng với nhiệm vụ đào tạo, trường còn thực hiện chức
1


năng bồi dưỡng cho hàng trăm lượt giáo viên và cán bộ quản lý về dạy nghề cho
người tàn tật Tuy nhiên, quá trình phát triển của trường trong giai đoạn vừa
qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, một trong những hạn chế đó là chưa có một chiến
lược phát triển tổng thể, dài hạn để có thể thực hiện có hiệu quả hơn nữa các
nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Trong bối cảnh đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước hiện nay, Trường Kỹ nghệ I được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
đầu tư thêm cơ sở vật chất và giao cho trường những nhiệm vụ mới có ý nghĩa
xã hội to lớn, nhưng cũng rất nặng nề đối với nhà trường. Điều này càng đòi hỏi
Trường Kỹ nghệ I cần sớm phải có một chiến lược dài hạn, được xây dựng bởi
phương pháp hiện đại để định hướng sự phát triển của mình trong giai đoạn tới.
Những phân tích trên là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu với
tiêu đề: Sử dụng phương pháp khung Logic để xây dựng chiến lược phát triển
của Trường Kỹ nghệ I đến năm 2010
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phương pháp khung logic để xây dựng chiến lược phát triển của
Trường Kỹ nghệ I đến năm 2010.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển bằng phương pháp
khung logic ở cấp tổ chức.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Sự phát triển của Trường Kỹ nghệ I đến năm 2010 theo kỹ thuật phân tích
của phương pháp khung logic.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Có thể xây dựng chiến lược phát triển của Trường Kỹ nghệ I đến năm
2010 theo phương pháp khung logic, nếu xác lập được quan hệ tương thích giữa
nội dung của chiến lược phát triển của Trường Kỹ nghệ I với các kỹ thuật của
phương pháp khung logic trong việc xác lập các nội dung đó.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

2
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng phương pháp khung
logic để xây dựng chiến lược phát triển của tổ chức.
5.2. Xây dựng chiến lược phát triển của Trường Kỹ nghệ I đến năm 2010
bằng phương pháp khung logic.
5.3. Tổ chức đánh giá chiến lược đã xây dựng và bình luận kết quả.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu được sử dụng trong xác định căn cứ và dự báo xây dựng chiến
lược được giới hạn từ năm 1999 đến năm 2010.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Có phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, hệ thống, khái quát
hoá tài liệu được sử dụng để xác định khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho
vấn đề nghiên cứu.
Nguồn tài liệu được tập trung vào mảng các vấn đề như sau:
- Lý luận về chiến lược, về kế hoạch.
- Lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục - Đào tạo và Dạy
nghề.
- Lý luận về phương pháp khung logic.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp dự báo: sử dụng các phương pháp dự báo để thiết lập các luận
cứ thực tiễn cho quá trình xây dựng chiến lược.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm xây dựng chiến
lược phát triển trong giai đoạn vừa qua.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: được sử dụng trong thẩm định chiến
lược.
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để thu nhập những thông tin cần
thiết trong quá trình hoạch định các giải pháp thực hiện chiến lược.
8.Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận và

khuyến nghị.
3
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG DẠY NGHỀ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHUNG LOGIC
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Trường dạy nghề
Cơ sở dạy nghề: Trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề -
gọi chung là cơ sở dạy nghề (theo /4/, Tr 67 )
Trường dạy nghề là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân, thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật; Trường dạy nghề
là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
( theo /4/ Tr 300).
Trường dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ
thuật viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu về lao động qua đào
tạo của các ngành kinh tế-xã hội.
Các loại hình Cơ sở dạy nghề hiện nay bao gồm:
a) Cơ sở dạy nghề công lập, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định thành lập, đầu tư, tổ chức bộ máy quản lý điều hành;
b) Cơ sở dạy nghề bán công được thành lập trên cơ sở liên kết giữa cơ
quan Nhà nước với tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, loại hình sở
hữu hoặc do chuyển từ cơ sở công lập thành cơ sở dạy nghề bán công; việc
quản lý điều hành thực hiện theo qui định của pháp luật;
c) Cơ sở dạy nghề dân lập do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội thành lập, đầu tư
bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước; tự quản lý điều hành theo qui định
của pháp luật, phù hợp với mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức mình;
d) Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trực
thuộc các doanh nghiệp…

4
đ) Cơ sở dạy nghề tư thục do cá nhân hay nhóm cá nhân có đủ điều kiện
đầu tư thành lập và quản lý theo qui định của pháp luật.
e) Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; do người Việt nam định cư
ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ
Việt nam, đầu tư, xây dựng và tổ chức hoạt động theo qui định …(theo /4/ Tr
68)
1.1.2. Chiến lược
Mỗi cá nhân, với tư cách là một chủ thể có ý thức, khi thực hiện hoạt
động thường đặt ra và trả lời các câu hỏi cho hoạt động đó như:
- Tình hình công việc, hoạt động đó để làm gì? ( Mục tiêu ?)
- Công việc phải làm như thế nào? (Nội dung)
- Đạt tới công việc đó phải làm như thế nào? Thời gian và địa điểm tiến
hành ? (biện pháp, cách thức ?)
Với tổ chức, mục đích của chủ thể quản lý là phát triển hơn nữa tổ chức của
mình. Do đó những câu hỏi sau thường được đặt ra với chủ thể quản lý:
- Thực trạng tình hình tổ chức đang ở đâu?
- Tổ chức hướng đi đến đâu?
- Đi đến đó bằng cách nào?
Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp; tùy theo câu trả lời với các câu hỏi đó, chủ
thể sẽ thu được những loại kế hoạch khác nhau. Khi các câu trả lời thỏa mãn các
tiêu chí: + Mang tính khái quát toàn cục, khái quát cho vấn đề đặt ra.
+ Trong khoảng thời gian dài: 5 năm, 10 năm.
+ Có tính nhất quán, dựa theo tư tưởng xác định, tư tưởng Êy thống
nhất trong toàn bộ nội dung trả lời. Khi đó chủ thể quản lý sẽ có một chiến lược.
Với cách đặt vấn đề như trên thì chiến lược chính là hướng, là cách thức,
để thực hiện nhiệm vụ, để giải quyết vấn đề, có tính chất toàn cục và trong một
thời gian dài.
“Xung quanh thuật ngữ chiến lược có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Below, Morrisey và Acomb (1988) cho rằng chiến lược qui định hướng đi

hơn là cái đích và hướng đi đến cái đích đó. Lại có người nhấn mạnh việc xác
5
định đường đi trong xây dựng chiến lược, trên cơ sở giải quyết những vấn đề
gay cấn có tính chiến lược hơn là xác định mục tiêu chiến lược. Cả hai quan
điểm này đều phiến diện. Xây dựng chiến lược giáo dục theo Sanyan và Martin
(1992) là " sự xác định mục tiêu cơ bản, dài hạn của hệ thống giáo dục, thông
qua đường hướng hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết cho các mục
tiêu đó". Hackman và Libby (1981) cho rằng làm chiến lược là ra quyết định về
mục tiêu dài hạn, nguồn lực, mối quan hệ với môi trường, xác định ưu tiên và
những định hướng tương lai. Nguyễn Cảnh Hồ và Đặng Bá Lãm (1996) cho
rằng chiến lược là bản thiết kế dài hạn của một hệ thống. (theo /13/ Tr 122)
Cũng có quan niệm, chiến lược là quá trình cụ thể hóa lý tưởng của chủ
thể về một lĩnh vực hoạt động nào đó nhằm thực hiện hóa lý tưởng đó với đầy
đủ các yếu tố từ mục tiêu đến phương pháp thực hiện theo mét quan điểm một tư
tưởng chỉ đạo.
Khái niệm chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, từ
những năm 1950, 1960 của thế kỷ 20; Dần dần thuật ngữ chiến lược được sử
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong từng lĩnh
vực của đời sống xã hội, khái niệm chiến lược được xác định nội hàm cụ thể.
Chiến lược là xác định những mục tiêu dài hạn, cơ bản của hệ thống, là
bản thiết kế sự phát triển của hệ thống, trong mét giai đoạn dài (tối thiểu là 10
năm). Với cách hiểu này, khi áp dụng vào hệ thống kinh tế - xã hội, có thể hiểu:
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là bản luận cứ khoa học về sự phát
triển của quốc gia trong thời gian tối thiểu 10 năm, với hệ thống mục tiêu con
đường, giải pháp thực hiện nhất quán theo mét quan điểm chỉ đạo làm cơ sở cho
việc hoạch định các kế hoạch dài hạn, trung hạn và các chính sách phát triển
của quốc gia.
Chiến lược xác định tầm nhìn và định hướng của một qúa trình phát triển
mang tính toàn diện với các giải pháp con đường thực hiện theo mét quan điểm
chỉ đạo. Chiến lược là cơ sở để xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển trung

hạn và ngắn hạn. Trong qúa trình kế hoạch hóa, chiến lược được coi như một
định hướng của kế hoạch dài hạn.
6
1.1.3. Chiến lược phát triển của Trường dạy nghề
Chiến lược phát triển của Trường dạy nghề là bản luận cứ khoa học, định
hướng một quá trình phát triển toàn diện của Trường dạy nghề, với hệ thống
mục tiêu và các giải pháp thực hiện. Chiến lược phát triển Trường dạy nghề là
cơ sở để xây dựng kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm của các
trường.
Như vậy Chiến lược phát triển Trường dạy nghề là một loại chiến lược ở
cấp tổ chức; do vậy nó có đặc điểm của chiến lược nói chung. Ngoài ra nó có
những đặc điểm riêng.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực đào tạo nói chung, lĩnh vực
dạy nghề nói riêng. Nhiều chủ trương chính sách đã tạo tiền đề, định hướng cho
sự phát triển của ngành dạy nghề và các Trường dạy nghề trong việc đề ra chiến
lược phát triển cho mỗi cấp độ tổ chức, đặc biệt là cho các trường dạy nghề.
Chiến lược phát triển Trường dạy nghề phải: " Đặc biệt quan tâm đến chất
lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động
hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao
động. Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên nền học vấn trung học cơ sở.”
(theo /4/ Tr 119).
Xây dùng được chiến lược phát triển trường dạy nghề, trước tiên là quy
hoạch mạng lưới Trường dạy nghề dựa trên chiến lược kinh tế- xã hội của cả
nước, của từng ngành, từng lãnh thổ, từng địa phương; điều chỉnh cơ cấu ngành
nghề, trình độ, vùng, miền; mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất
lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và việc làm. Đẩy mạnh xã hội hóa trong
đào tạo nghề, khuyến khích động viên các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Mở
rộng các loại hình đào tạo CNKT, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ theo nhiều

trình độ; liên thông giữa các ngành nghề, các trình độ đào tạo nghề với các trình
độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.1.4. Phương pháp khung Logic
7
Khung logic là một công cụ, trong số nhiều công cụ khác, được sử dụng
trong suốt quá trình xây dựng chiến lược, hoạch định kế hoạch và quản lý chiến
lược, chương trình, dự án nhằm tóm tắt một cách rõ ràng, chặt chẽ nhất về kết
quả của cả tiến trình phân tích vấn đề, lập kế hoạch, thẩm định, thực hiện, giám
sát, đánh giá.
Phương pháp khung logic là một phương pháp xây dựng và quản lý chiến
lược và dự án, dựa trên khung logic để phân tích các yếu tố của chiến lược từ đó
thiết lập mối liên hệ logic giữa các yếu tố đó.
Công cô khung logic phù hợp với tất cả các ngành, các cấp độ tổ chức, nó
được sử dụng trong tất cả các cấp độ mục tiêu, các chỉ số xác định, các phương
tiện xác minh, các giả định rủi ro và bảo đảm cho sù tham gia của các bên.
Phương pháp khung logic trong xây dựng chiến lược phát triển có ưu thế
nổi trội về phương diện phân tích thông tin từ các phương pháp dự báo đem lại.
1.2. Nội dung của chiến lược phát triển của Trường dạy nghề
1.2.1. Quan điểm chỉ đạo của chiến lược
Quan điểm chỉ đạo của chiến lược phát triển Trường dạy nghề là những
luận điểm có tính nguyên tắc về phát triển giáo dục nghề nghiệp, đã được xác
định bởi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể là:
- Luật Giáo dục sửa đổi (2005) đã chỉ rõ mục tiêu đối với giáo dục nghề
nghiệp nói chung, dạy nghề nói riêng là: "Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là đào
tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau,
có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có
sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh dạy
nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng

lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo" ( theo /15/ Tr 79).
- Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp Luật Giáo dục
sửa đổi (2005) cũng chỉ rõ:
" 1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực
hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ
8
năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu
cầu đào tạo.
2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng
thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và
phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc." ( theo /15/ Tr 89)
- Về công tác xã hội hóa công tác dạy nghề, Đề án xã hội hoá dạy nghề
đến năm 2010 chỉ rõ:
“Phát triển sự nghiệp dạy nghề gắn với xã hội hoá dạy nghề (XHHDN)
nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, xây dựng cộng
đồng trách nhiệm của toàn xã hội chăm lo sự nghiệp dạy nghề…
Tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân có cơ hội để học tập nghề
nghiệp suốt đời và được hưởng thụ thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng
cao. Đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, con em đồng bào dân
tộc…”(theo /10/ Tr 9).
1.2.2. Điểm xuất phát của chiến lược
Điểm xuất phát của chiến lược là tổ hợp các yếu tố tạo ra cơ sở cho chiến
lược, cụ thể là:
- Căn cứ vào tình hình hoạt động đào tạo thực tế, những điểm mạnh, điểm
yếu, những nguyên nhân của thành công, thất bại, những mô hình về các loại
hình Trường dạy nghề của hệ thống Trường dạy nghề trên cả nước.
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động, nhất là nhu cầu đòi hỏi tăng
nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng của sự nghiệp CNH-HĐH; đặc biệt là
nhu cầu của các vùng kinh tế trọng điểm và lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
rộng lớn với hơn 80% lao động đang sống và làm việc; nhu cầu xuất khẩu lao

động trong xu thế toàn cầu hóa.
- Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của bản thân Trường dạy nghề về phát
triển đội ngũ, trong đó đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý được
đặt ở vị trí hàng đầu có tính chất quyết định đến sự thành công của chiến lược.
- Đối với từng tổ chức cơ sở điểm xuất phát của chiến lược, chính là căn
cứ vào nhu cầu, tính cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển của tổ chức cơ
9
sở đó. Điểm xuất phát của chiến lược cần phải căn cứ vào đặc điểm tình hình
thực tế, cụ thể, xuất phát từ thực trạng tình hình và xây dựng chiến lược nhằm
giải quyết khó khăn của thực trạng đó để tổ chức cơ sở phát triển.
1.2.3. Mục tiêu của chiến lược:
Theo Luật Giáo dục sửa đổi đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7
thông qua đã chỉ rõ mục tiêu ngành Dạy nghề : "Dạy nghề nhằm đào tạo nhân
lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương
xứng với trình độ đào tạo." ( theo /15/ Tr 80)
“ Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo
công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao dựa trên
nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp.
Trung học chuyên nghiệp: thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường
trung học chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005, 15 % năm 2010.
Dạy nghề: Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy
nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005, 15 % năm 2010.
Dạy nghề bậc cao: Thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học
chuyên nghiệp vào học các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm
2010."
(theo /4/ Tr 119)
"Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi
quy định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm 2005; điều chỉnh cơ cấu đào
tạo nhân lực về bậc đào tạo, ngành nghề và lãnh thổ phù hợp với nhu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin
học vào nhà trường" (theo /4/ Tr 103).
Các chiến lược phát triển Trường dạy nghề, hướng vào những mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng chiến lược nhằm có cơ sở khoa học, phương phướng của công
tác lập kế hoạch trung hạn và ngắn hạn của ngành và từng đơn vị cơ sở.
10
- Xây dựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua
đào tạo, khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực.
- Tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được trang bị những kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ
động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp.
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề hiện
có, đầu tư các trường dạy nghề trọng điểm, các trường đào tạo chất lượng cao.
Các trường này đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với một số
ngành kinh tế mũi nhọn và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Về trình độ đào tạo, hình thành hệ thống đào tạo nghề đa cấp, đa trình
độ. Cụ thể đào tạo dài hạn tập trung từ trình độ Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và
Cao đẳng nghề, tương đương với thời gian từ 1 đến 3 năm; bên cạnh việc tiếp
tục đẩy mạnh đào tạo nghề ngắn hạn.
- Phát triển nhanh số lượng và chất lượng các trường Cao đẳng nghề,
Trung cấp nghề…Chú trọng thành lập cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
- Mục tiêu số lượng học sinh học nghề vào năm 2010 là 1.500.000 người.
- Từ nay đến năm 2010, mở rộng và nâng cao năng lực các trường, trung
tâm dạy nghề hiện có lên 1,5 đến 1,8 lần so với năm 2000.
1.2.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược
+Về tổ chức và chính sách
- Các Bộ, ngành và địa phương rà soát lại toàn bộ công tác xây dựng

chiến lược phát triển, công tác qui hoạch, kế hoạch của các cơ sở dạy nghề; để
có giải pháp sắp xếp lại cho phù hợp với nhu cầu phát triển cả về qui mô, cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo.
- Xây dựng ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp qui, qui phạm pháp
luật về chỉ đạo và quản lý hoạt động chuyên môn về dạy nghề.
11
- Xây dựng và ban hành các chính sách thu hút, đối với giáo viên và học
sinh vào các trường dạy nghề (theo /4/ Tr 149).
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề hiện
có, đầu tư các trường dạy nghề trọng điểm, các trường đào tạo chất lượng cao:
đến năm 2005 tập trung xây dựng 25 trường, đến năm 2010 xây dựng 40 trường
dạy nghề chất lượng cao.
+ Về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
- Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy và học theo hướng phát huy
đựơc năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.
- Đổi mới hiện đại hóa nội dung, chương trình đào tạo, theo hướng mềm
dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng
với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng
chương trình dạy nghề theo MoDul, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào
tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân ; xây
dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình
độ tiên tiến trong khu vực và thế giới;
- Xây dựng chương trình phát triển đội ngũ giáo viên- nhân tố quyết định
thắng lợi của chiến lược phát triển trường dạy nghề, đào tạo giáo viên dạy nghề
đạt chuẩn, trên chuẩn; chú ý giáo viên bổ sung cho các ngành nghề mới, giáo
viên cho chương trình đào tạo chất lượng cao, đào tạo Cao đẳng nghề. Từng
bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; nâng tỷ lệ trung bình giáo viên trên số học
sinh đạt 1/15 vào năm 2010; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học,
nhất là với các trường đào tạo trình độ Cao đẳng nghề.
- Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết, liên thông giữa các

cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất; kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại
trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng dạy
nghề theo công nghệ mới đảm bảo khách quan, hiện đại.
- Hình thành hệ thống đào tạo nghề đa cấp, đa trình độ. Cụ thể đào tạo dài
hạn tập trung từ trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề, tương đương với
12
thời gian từ 1 đến 3 năm; bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề ngắn
hạn.
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo thường xuyên phải được dự báo và điều
chỉnh cho phù hợp với thị trường lao động. Tập trung đào tạo một số ngành nghề
công nghiệp cao, dịch vụ chất lượng cao, ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn
như công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, viễn thông, cơ-điện tử, hóa dầu, vật
liệu mới và những ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt may, thủy
sản, nghề phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
+ Về đầu tư
- Tăng cường đầu tư nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; tranh thủ nguồn
viện trợ hoặc vay với lãi xuất ưu đãi từ các tổ chức quốc tế và nước ngoài; đẩy
mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã
hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư với
nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển dạy nghề.
- Tập trung đầu tư cho các trường dạy nghề chất lượng cao, trước mắt
đầu tư cho 25 trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, chuẩn bị đầu tư cho 40
trường dạy nghề chất lượng cao vào năm 2010.
- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các
thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân thành lập phát triển các trường dạy nghề.
- Huy động các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
trường hiện có và xây dựng thành lập mới, tập trung từng bước chuẩn hóa về
diện tích, về phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và trang thiết bị dạy nghề. Các
trường dạy nghề tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm

và ứng dụng công nghệ mới vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
+ Về quản lý
- Kiện toàn hệ thống quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và
chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề các cấp.
- Tăng cường năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực
và vai trò điều tiết qui mô, cơ cấu đào tạo của nhà nước.
13
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, các nguồn lực đầu tư cho dạy
nghề; đổi mới cơ chế quản lý tài chính để tăng hiệu quả đầu tư.
- Tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm của các trường, đồng thời
đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng.
1.3. Xây dựng chiến lược phát triển của Trường dạy nghề bằng phương
pháp khung logic
1.3.1. Vai trò của trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân
a) Vị trí, vai trò Trường dạy nghề trong sự phát triển nguồn nhân lực
Trường Dạy nghề là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân, thành lập và hoạt động theo qui định của Luật giáo dục.
Trường dạy nghề là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc
dân, góp phần chủ yếu để đào tạo CNKT, kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật và
nghiệp vụ, tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội;
Trong hệ thống các cơ sở đào tạo để phát triển nguồn nhân lực hiện nay
bao gồm: Trường dạy nghề công lập, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập, đầu tư, tổ chức bộ máy quản lý điều hành; Trường dạy
nghề bán công; Trường dạy nghề dân lập; Trường dạy nghề trực thuộc các
doanh nghiệp; Trường dạy nghề tư thục; Trường dạy nghÒ có vốn đầu tư nước
ngoài. Các trung tâm dạy nghề, các trường Trung học chuyên nghiệp và Cao
đẳng có chức năng đào tạo nghề.
Các Trường dạy nghề có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1- Thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với đối
tượng và thời gian dạy nghề; bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho công nhân

kỹ thuật, theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành;
2- Nghiên cứu nhu cầu đào tạo nghề; Tổ chức dạy nghề dài hạn, dạy nghề
ngắn hạn và tư vấn dạy nghề;
3- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào quá trình đào tạo;
14
4- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho dạy nghề; thực hiện
các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với
ngành nghề đào tạo và theo qui định của pháp luật;
5- Tổ chức, giáo dục và quản lý người học nghề; phối hợp với gia đình học
sinh và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; quản lý giáo viên,
cán bộ, nhân viên;
6-Tổ chức, giáo dục và quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và
cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề theo thẩm quyền;
7- Quản lý, sử dụng tài sản theo qui định của pháp luật;
8- Tham gia phổ cập nghề cho người lao động; phối hợp với trường phổ
thông giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh;
9- Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, khoa học để góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo, gắn dạy nghề với làm việc, bổ sung nguồn tài chính cho
nhà trường;
10- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ
quan quản lý Nhà nước về dạy nghề; …(theo /4/ Tr 72)
Vai trò của Trường dạy nghề
Trường dạy nghề luôn đóng vai trò chủ đạo, giữ vị trí chủ yếu và nòng cốt
trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; nhất là
đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, đòi hỏi đào tạo chính quy, dài hạn, đào tạo
nhân lực cho các ngành công nghệ mới.
Trường dạy nghề là hạt nhân, là cơ sở để xây dựng các mô hình quản lý,
các văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống dạy nghề, về chuẩn hóa nội dung
chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và quy mô cũng như cơ sở vật chất.

Trường dạy nghề là trung tâm nghiên cứu khoa học về dạy nghề, có cơ sở
lý luận và thực tiễn vững chắc, xuất phát và tổng kết từ thực tiễn trong quá trình
đào tạo nghề. Trên cơ sở đó để điều chỉnh và hoàn thiện khoa học về dạy nghề.
Trường dạy nghề góp phần chủ yếu để đạt chỉ tiêu đối với lao động trong
độ tuổi qua đào tạo; nhất là với các nghề đào tạo chính quy, có công nghệ mới.
15
Trường dạy nghề là một hướng để giải quyết phân luồng đào tạo cho học
sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, giảm quá tải cho các Trường
Đại học, Cao đẳng.
Trường dạy nghề là địa chỉ đáng tin cậy cho thanh niên tiến thân lập
nghiệp, góp phần giải quyết việc làm; Góp phần xóa bỏ tư tưởng của một bộ
phận thanh niên, trọng bằng cấp, khi xác định con đường lập thân, lập nghiệp
chỉ có thể là vào đại học.
Trường dạy nghề đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành nên
lực lượng CNKT có những "bàn tay vàng" trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước;
Đào tạo đội ngũ học sinh, tham gia các hội thi tay nghề giỏi ngành, địa phương,
toàn quốc và ASEAN; Nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và rút
ngắn thời gian, đẩy nhanh sù nghiệp CNH-HĐH.
b) Vai trò của chiến lược phát triển đối với Trường dạy nghề
Xây dựng chiến lược phát triển đối với Trường dạy nghề có ý nghĩa và vai
trò to lớn đối với hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, với hệ thống dạy nghề
nói riêng. Bởi vì xây dựng chiến lược phát triển đối với Trường dạy nghề nghĩa
là tìm ra được hướng đi, hướng phát triển cho các Trường dạy nghề. Trong đó
cho ta biết được thực trạng tình hình của các Trường dạy nghề, các mục tiêu đề
ra nhằm đạt tới trong thời gian tới (từ 5-10 năm), các giải pháp thưc hiện những
mục tiêu đó.
Trên cơ sở chiến lựơc phát triển Trường dạy nghề; các Trường dạy nghề
đề ra các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn. Xây dựng các chương trình kế hoạch
hành động cụ thể nhằm phấn đấu đạt dần các mục tiêu, tiến tới hoàn thành mục
tiêu chiến lược phát triển tổng thể Trường dạy nghề.

Chiến lược phát triển của Trường dạy nghề còn là căn cứ để đánh giá mức
độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch công tác trung hạn, ngắn hạn, hàng năm và
kế hoạch dài hạn thực hiện chiến lược.
1.3.2. Khái quát về phương pháp khung logic
A. Các khái niệm cơ bản của phương pháp khung logic
a. Ma trận logic
16
Ma trận logic bao gồm nhiều dòng và bốn cột được liên kết với nhau một
cách logic (theo một trật tự rõ ràng, phù hợp với sự vận động của vấn đề, xác
định rõ ràng mức độ về tình thế của vấn đề và xác định môi trường bảo đảm cho
các tình thế đó có khả năng xảy ra).
Cấp độ mục tiêu Chỉ số xác định Phương tiện
xác minh
Giả định
rủi ro
Mục đích cuối cùng
Mục tiêu
Đầu ra
Hoạt động
b. Các cấp độ của mục tiêu
Các cấp độ mục tiêu bao gồm: mục đích cuối cùng, mục tiêu, đầu ra và
hoạt động. Các cấp độ mục tiêu được sắp xếp theo trật tự hàng dọc phù hợp với
sự vận động của vấn đề, có nghĩa là việc hoàn thành mục tiêu ở cấp độ này sẽ
trực tiÕp góp phần thực hiện mục tiêu ở cấp độ ngay trên nó. Phân tích cụ thể
từng cấp độ mục tiêu như sau:
b.1 Mục đích cuối cùng
Mục đích cuối cùng là mục tiêu ở mức cao nhất mà chiến lược, chương
trình, dự án sẽ góp phần đem lại. Điều đó có nghĩa là sau khi hoàn thành việc tổ
chức thực hiện một chiến lược, chương trình, dự án, thì sẽ đạt được những mục
tiêu đề ra và chính những mục tiêu này đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến một

vấn đề nào đó của đời sống xã hội. Mức độ đạt được của vấn để đó là do các
mục tiêu đề ra đã góp phần tạo nên và được gọi là mục đích cuối cùng.
Điểm lưu ý quan trọng là từ "góp phần", nếu đạt được tất cả các mục tiêu
đề ra thì cũng chỉ góp phần đạt được mục đích cuối cùng, bởi vì mức độ đạt
được mục đích cuối cùng là do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó những mục tiêu
của chiến lược, chương trình, dự án chỉ là một số trong số các nhân tố đó.
Điểm lưu ý khác là mục tiêu "ở mức cao nhất", sự so sánh hơn kém chỉ có
ý nghĩa trong cùng phạm vi. Nếu không cùng phạm vi thì mục tiêu ở mức cao
nhất của một dự án là do sự tác động, ảnh hưởng của mục tiêu dự án, nhưng mục
đích cuối cùng này của một dự án cũng có thể lại là đầu ra của một chương
trình, là kết quả hoạt động của chiến lược.
17
b.2. Mục tiêu
Mục tiêu là kết quả, hiệu quả hoặc tác động của toàn bộ quá trình thực
hiện chiến lược, chương trình, dự án. Điều đó có nghĩa là: sau khi hoàn thành
việc tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, dự án thì sẽ đạt được các đầu ra
dự định và việc đạt được các đầu ra sẽ tạo nên kết quả, hiệu quả hoặc tác động
nhất định đến vấn đề cao hơn được gọi là mục tiêu.
Nói các khác, mục tiêu là kết quả trung gian giữa đầu ra và mục đích cuối
cùng, nó phản ánh những kết quả ngắn hạn và trung hạn dự định sẽ đạt được của
chiến lược, chương trình, dự án nếu tất cả những đầu ra đã định được thực hiện.
Điểm lưu ý quan trọng là từ "tạo ra", nếu tất cả những đầu ra đã định được
thực hiện thì sẽ tạo ra được mục tiêu. Như vậy, việc đạt được mục tiêu là do
nhiều nhân tố, nên đòi hỏi phải đạt được tất cả những đầu ra đã định thì mới tạo
ra được mục tiêu.
b.3. Đầu ra
Đầu ra là các kết quả dự định thu được từ quá trình thực hiện chiến lược,
chương trình, dự án của một nhóm đối tượng quản lý hoặc của một nhóm vấn đề
nào đó. Điều đó có nghĩa là sau khi hoàn thành việc tổ chức thực hiện một số
hoạt động của chiến lược, chương trình, dự án thì sẽ tạo ra một sản phẩm hoàn

chỉnh cuối cùng hoặc một số sản phẩm trung gian cần thiết và được gọi là đầu ra
của chiến lược, chương trình dự án.
Nói cách khác, đầu ra là những sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng hoặc là
sản phẩm trung gian cần thiết của chiến lược, chương trình, dự án và những sản
phẩm này là những thay đổi có thể đo lường được tại một thời điểm cụ thể. Khi
xác định đầu ra, phải trình bày rõ ràng và chính xác những kết quả dự định có
được vào cuối chiến lược, chương trình, dự án, bao gồm số lượng các đầu ra,
mức độ đạt được của mỗi đầu ra để có đủ khả năng tạo ra được mục tiêu.
Điểm lưu ý quan trọng là từ "kết quả dự định" được hiểu như là từ sản
phẩm hoàn chỉnh cuối cùng hoặc là sản phẩm trung gian cần thiết để phân biệt
với từ kết quả hay một sản phẩm nhất định do mỗi hoạt động tạo ra. Thông
thường sau khi thực hiện một hoạt động nào đó thì sẽ tạo ra một kết quả hoặc tạo
18
ra một sản phẩn hoàn chỉnh thì một hoạt động chỉ tạo ra mét chi tiết sản phẩm,
hoặc một bán sản phẩm.
b.4. Hoạt động
Hoạt động là những hành động được tiến hành của các bên tham gia nhằm
đạt được các đầu ra cụ thể của chiến lược, chương trình, dự án. Các bên tham
gia có thể là cơ quan, tổ chức và cá nhân ở các lĩnh vực liên quan. Nội dung
tham gia ở dạng tài chính, nhân lực, kỹ thuật, vật tư, chính sách, quy định hoặc
tư vấn.
Mỗi hoạt động sẽ tạo ra một kết quả cụ thể hoặc là một sản phẩm nhất
định, nhưng tuỳ theo từng cấp độ của chiến lược, chương trình, dự án mà kết
quả cụ thể hoặc sản phẩm dở dang. Như vậy, với một hoạt động của chiến lược
thì sẽ tạo ra một sản phẩm, nhưng sản phẩm này có thể lại là đầu ra của một
chương trình và thậm chí còn là mục đích cuối cùng của một dự án.
Những điểm cần lưu ý:
- Chỉ xét cấp độ mục tiêu trong cùng một phạm vi: các cấp độ mục tiêu
phản ảnh thứ bậc cao thấp của các mục tiêu, nhưng các thứ bậc này liên quan
chặt chẽ với nhau, đạt được kết quả ở thứ bậc thấp thì mới đạt được kết quả ở

thứ bậc cao hơn. Tuy nhiên, trong những phạm vi khác nhau thì thứ bậc cao
thấp của các mục tiêu có thể lại không theo trình tự đó, bởi vì các mối quan hệ
này là rất phức tạp.
- Chỉ có 4 cấp độ mục tiêu nên phải nhóm gộp các cấp độ trung gian lại.
- Các cấp độ mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích cây mục tiêu,
nên có rất nhiều cấp độ từ cao đến thấp, do đó phải lựa chọn để sắp xếp thành
một số cấp độ trung gian và tương ứng với 4 cấp độ mục tiêu. Việc lựa chọn một
số cấp độ để nhóm gộp sẽ tuỳ thuộc vào việc xây dựng chiến lược hoặc chương
trình, dự án để nhóm gộp các cành cây trung gian lại với nhau cho hợp lý.
19
Môc ®Ých cuèi cïng
Môc tiªu
§Çu ra
Ho¹t ®éng
-Văn phong trình bày cấp độ mục tiêu phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và
thường dùng động từ mạnh trong thời tương lai hoàn thành để diễn đạt. Chính vì
lẽ đó, nên mét số loại kế hoạch đã dùng là phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
của kế hoạch nhằm nhấn mạnh việc định hướng quản lý.
- Trong phong cách trình bày quen thuộc của các chiến lược, chương trình
chúng ta thường gặp các cấp độ như mục tiêu (bao gồm mục tiêu tổng quát và
mục tiêu cụ thể hay mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn) và các giải pháp
(các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể) hoặc trong phong cách trình bày
quen thuộc của kế hoạch, chúng ta lại thường gặp các cấp độ như phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp. Cần hiểu rõ mục tiêu và các khái niệm của nó.
c. Các chỉ số xác định việc thực hiện các cấp độ mục tiêu
Chỉ số là những biện pháp định lượng, định tính và định hạn thời gian.
Chỉ số cho thấy các mức độ đề ra cho mỗi cấp độ mục tiêu đã đạt ở mức nào. Ý
nghĩa cơ bản của cột chỉ số này là: nếu xác định được mức độ đạt được của mỗi
cấp độ mục tiêu thì mới có thể so sánh và kiểm soát được tình thế. Các chỉ số
xác định việc thực hiện các cấp độ mục tiêu, đều biểu thị các kết quả đạt được

của mỗi cấp độ mục tiêu. chúng không những chỉ ra mức độ đạt được, yêu cầu
cần phải hoàn thành mà còn cho thấy cần phải đầu tư nhân tài, vật lực để đạt
được mức độ của mục tiêu dự định cho giai đoạn tiếp theo.
c.1. Chỉ số xác định việc thực hiện mục đích cuối cùng.
Chỉ số xác định việc thực hiện mục đích cuối cùng là những Ých lợi có
thể đo lường được trong quá trình thực hiện hoặc sau khi hoàn thành việc tổ
chức thực hiện chiến lược, chương trình, dự án. Những Ých lợi này chính là cái
đích cuối cùng mà chiến lược, chương trình, dự án đã góp phần tạo ra.
20
Những Ých lợi do quá trình thực hiện chiến lược, chương trình, dự án tạo
ra thường không xuất hiện hoặc xuất hiện ở mức độ thấp ngay sau khi kết thúc
chiến lược, chương trình, dự án. Do đó, để xác định được những lợi Ých, thường
phải sử dụng các phương pháp dự đoán để xác định được lợi Ých trong tương lai
xa và xây dựng các chỉ số xác định việc thực hiện mục đích cuối cùng.
Thông thường cái đích cuối cùng của một chiến lược hay chương trình về
kinh tế xã hội hoặc về ngành, lĩnh vực là sự tăng trưởng kinh tế, văn hoá, xã hội,
nâng cao đời sống, nâng cao phúc lợi của nhân dân. Do đó, việc xác định các chỉ
số này rất khó khăn, nên thường phải sử dụng các chỉ số định tính, định hạn thời
gian để xác định mục đích cuối cùng.
c.2. Chỉ số xác định việc thực hiện mục tiêu
Chỉ số xác định việc thực hiện mục tiêu là đánh giá những kết quả ngắn
hạn hay trung hạn đã đạt được trong quá trình thực hiện chiến lược, chương
trình, dự án. Đối với mục tiêu, chỉ số xác định cũng có thể là một chính sách,
một quy định đối với một vấn đề ưu tiên cần vươn tới.
c.3. Chỉ số xác định việc thực hiện đầu ra
Chỉ số xác định việc thực hiện đầu ra là đánh giá những kết quả dự định
thu được sau môt loạt các hoạt động của chiến lược, chương trình, dự án. Do đầu
ra là một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc một sản phẩm trung gian nào đó được lựa
chọn mà có thể xác định được, nên chỉ số xác định các đầu ra cũng có thể là biện
pháp tính để phản ảnh mức độ một bán sản phẩm đã được thực hiện.

c.4. Chỉ số xác định việc thực hiện hoạt động
Chỉ số xác định việc thực hiện hoạt động là đánh giá kết quả sau khi hoàn
tất một hoạt động của chiến lược, chương trình, dự án. Do kết quả của một hoạt
động là một sản phẩm chi tiết hay một bán sản phẩm, nên chỉ số xác định các
hoạt động cũng có thể là biện pháp định tính để phản ánh mức độ một bán sản
phẩm đã được thực hiện.
Những điểm cần lưu ý
- Lựa chọn những chỉ số chủ yếu nhất. Có rất nhiều các chỉ số được dùng
để kiểm soát tình thế, vì một cấp độ mục tiêu cụ thể có rất nhiều chỉ số khác
21
nhau để đánh giá, vì vậy cần phải lựa chọn một chỉ số chủ yếu nhất trong số các
chỉ số đó, mà nó có thể kiểm soát được tình thế, từ đó giúp nhà quản lý xác định
ngay được mức độ ưu tiên của mỗi vấn đề.
- Các chỉ số xác định phải cụ thể, phải phản ánh về số lượng, chất lượng
hay thời gian. Mặc dù có chỉ số định tính, song phải lựa chọn cách thể hiện để
phản ảnh được tình thế và có khả năng kiểm soát được tình thế.
d. Phương tiện xác minh
Phương tiện xác minh là những nguồn chứng cứ cụ thể để xác định được
tình trạng của từng chỉ số. Thông thường các phương tiện xác minh là các báo
cáo hoạt động, báo cáo tiến độ thực hiện của các bên tham gia, là các báo cáo
thường xuyên của các tổ chức với cơ quan quản lý, là các điều tra, nghiên cứu,
khảo sát hoặc tổng điều tra, các văn bản chính sách, các quy định hoặc các
nguồn thông tin dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức có liên quan.
d.1. Phương tiện xác minh của mục đích cuối cùng
Phương tiện xác minh của mục đích cuối cùng là những nguồn chứng cứ
cụ thể để xác minh mức độ hoàn thành mục đích cuối cùng. Đối với chiến lược
chương trình, dự án nói chung, thông thường phương tiện xác minh của mục
đích cuối cùng là các nguồn điều tra, nghiên cứu, khảo sát hoặc tổng điều tra,
các văn bản chính sách, các quy định và các dự báo.
d.2. Phương tiện xác minh của mục tiêu

Phương tiện xác minh của mục tiêu là những nguồn chứng cứ cụ thể để
xác minh mức độ hoàn thành mục tiêu. Đối với mục tiêu của các loại kế hoạch
dài hạn như chiến lược, chương trình, mục tiêu của các loại kế hoạch dài hạn
như chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia và một số dự án có phạm vi
rộng thì phương tiện xác minh của mục tiêu là các nguồn điều tra, nghiên cứu,
khảo sát hoặc tổng điều tra, các văn bản chính sách, các quy định. Đối với mục
tiêu của các loại kế hoạch ngắn hạn hoặc phạm vi hẹp như kế hoạch tác nghiệp,
dự án thì phương tiện xác minh của mục tiêu là các báo cáo hoạt động, báo cáo
tiến độ hoặc báo cáo thường xuyên.
d.3. Phương tiện xác minh của các đầu ra
22
Phương tiện xác minh của các đầu ra là những nguồn chứng cứ cụ thể để
xác minh mức độ hoàn thành các đầu ra. Đối với chiến lược, chương trình, dự án
nói chung thì phương tiện xác minh của các đầu ra là các điều tra, nghiên cứu
chọn mẫu hoặc là báo cáo thường xuyên của các tổ chức quản lý về kết quả đạt
được. Một số dự án có phạm vi hẹp thì dùng nguồn chứng cứ là các báo cáo hoạt
động hoặc báo cáo tiến độ thực hiện dự án.
d.4. Phương tiện xác minh của các hoạt động
Phương tiện xác minh của các hoạt động là những nguồn chứng cứ cụ thể
để xác minh mức độ việc thực hiện các hoạt động. Đối với chiến lược, chương
trình, dự án nói chung thì thông thường phương tiện xác minh của các hoạt động
là các nguồn báo cáo hoạt động, báo cáo tiến độ thực hiện hoặc báo cáo thường
xuyên của các tổ chức quản lý.
Những điểm cần lưu ý
-Việc lựa chọn phương tiện xác minh phải thực tế, phù hợp với tính chất
của từng chỉ số, đặc biệt phải tính đến hiệu quả chi phí. Trong những trường hợp
cụ thể, nếu đòi hỏi phải có chỉ số chủ yếu nhất để kiểm soát được tình thế,
nhưng nó lại đòi hỏi chi phí cao thì có thể phải lựa chọn những chỉ số mà nó
kiểm soát tình thế ở mức hạn chế hơn, nhưng chi phí rất thấp.
-Trong việc lựa chọn các phương tiện xác minh, cần lựa chọn những

nguồn chứng cứ cụ thể mà chính nó lại tạo cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát,
đánh giá được thuận lợi nhất. Trong thực tế, cần ưu tiên lựa chọn các nguồn
chứng cứ là các báo cáo hoạt động, báo cáo tiến độ thực hiện và các báo cáo
thường xuyên của các tổ chức quản lý, nhưng cần nâng cao chất lượng để nó có
đủ điều kiện hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá được thuận lợi.
e. Giả định rủi ro: Giả định rủi ro là một giả thiết logic về các yếu tố bên
ngoài “nếu xảy ra những sự kiện, những hoàn cảnh nằm ngoài sự kiểm soát của
những bên tham gia trong quá trình thực hiện chiến lược, chương trình, dự án thì
nó tác động và làm ảnh hưởng bất lợi đến việc hoàn thành các cấp độ mục tiêu
như thế nào”. Đối với các giả định và rủi ro luôn phải trả lời hai câu hỏi sau:
23
Với những giả định và rủi ro này thì liệu chiến lược, chương trình, dự án
có phải thiết kế lại để khắc phục tình trạng này hay không và nếu không thiết kế
lại thì chiến lược, chương trình, dự án sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Liệu những giả định quá quan trọng, hay rủi ro quá lớn khiến mọi người
nghi ngờ về kết quả của chiến lược, chương trình, dự án thì họ có tham gia vào
việc thực hiện hay không?
e.1. Giả định và rủi ro của mục đích cuối cùng
Giả định và rủi ro của mục đích cuối cùng là các giả thiết về những yếu tố
bên ngoài tác động đÕn sự bền vững về lợi Ých của chiến lược, chương trình,
dự án lại diễn ra trong một thời gian dài sau khi kết thúc chiến lược, chương
trình, dự án, nên những giả định về các yếu tố bên ngoài tác động trong một
khoảng thời gian ngắn hạn và trung hạn có thể là không có ý nghĩa.
Vì vậy, việc phân tích các giả thiết về những yếu tố bên ngoài tác động
đến sự bền vững và lợi Ých của chiến lược, chương trình, dự án là hết sức khó
khăn, song những dự đoán khoa học, những tư tưởng của đường lối chính sách
sẽ giúp chóng ta thực hiện được điều đó.
e.2. Giả định và rủi ro của mục tiêu
Giả định và rủi ro của mục tiêu là các giả thiết về những yếu tố bên ngoài
tác động đến việc hoàn thành mục đích cuối cùng. Các giả thiết này có thể nằm

ngoài tầm kiểm soát của nhà quản lý, do việc hoàn thành các mục tiêu của chiến
lược, chương trình, dự án là một trong những nhân tố góp phần vào việc hoàn
thành mục đích cuối cùng. Vì vậy, các nhà quản lý cần nêu lên các giả định về
các yếu tố bên ngoài tác động đến việc hoàn mục đích cuối cùng đó, đồng thời
có biện pháp khắc phục một phần các rủi ro đó.
e.3. Giả định của rủi ro hoạt động
Giả định và rủi ro của hoạt động là các giả thiết về những yếu tố bên
ngoài tác động đến việc hoàn thành các đầu ra. Các giả thiết này nằm ngoài
phạm vi của chiến lược, chương trình, dự án, nên có thể bổ sung thêm các hoạt
động hoặc chủ động có biện pháp để khắc phục các rủi ro.
Những điểm cần lưu ý
24
- Cỏc gi nh cp n nhng iu kin cn thit m bo cho cỏc
hot ng ó nh s em li nhng kt qu mong mun. ng thi nờu ra cỏc
gi nh v mi quan h logic, nhõn qu gia cỏc kt qu s giỳp cho cỏc i
tng qun lý khụng b bt ng v nu tỡnh th xy ra thỡ h chuyn hng v
hot ng theo d nh.
-Trong khi xỏc nh cỏc gi nh, cn phi nờu ra nhng gi nh c th v
xỏc ỏng, ng thi phi xỏc nh xỏc sut xy ra nhng gi nh ny, kốm theo
nhng ri ro cú th xy ra vi tớnh logic nht nh.
-Vic xỏc nh cỏc gi nh v ri ro va cho phộp thit k li chin lc,
chng trỡnh, d ỏn gim thiu s lng cỏc gi nh gim thiu cỏc ri ro v
s lm cho chin lc, chng trỡnh, d ỏn vng vng hn, ng thi cho phộp
b sung nhng iu kin cn thit cho vic thc hin.
Phng phỏp phõn tớch gi nh ri ro
Phng phỏp phõn tớch gi nh ri ro l s tr li liờn tc, nht quỏn cỏc
cõu hi: Nu gi nh nh th ny thỡ ri ro cú quan trng hay khụng quan trng,
nu ri ro quan trng thỡ cú khng ch c khụng, nu khng ch c thỡ
khng ch bng cỏch no, thit k li chin lc, chng trỡnh, d ỏn hay thit
k li mc ớch cui cựng, mc tiờu

B- PHNG PHP TIP CN KHUNG LOGIC
B.1. Túm tt v khung Logic
Cp
Ch s xỏc
minh
Phng tin
xỏc minh
Gi nh ri ro
25
Giả định rủi ro
Quan trọng Không quan trọng
Quá lớn không
khống chế đ ợc
Vừa phải,
khống chế đ ợc
Huỷ bỏ Thiết kế lại Thiết kế lại Bổ sung điều kiện

×