Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.77 KB, 33 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP PHÉP TU TỪ SO SÁNH
TRONG TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, 5"
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống hàng ngày, khi giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh,
có lẽ không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.
So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối
tượng khác nhau của thực tế khách quan- có nét giống nhau nào đó nhưng không hoàn
toàn đồng nhất nhằm diễn tả một cách hình ảnh và đem đến lối tri giác mới mẻ về đối
tượng. Với khả năng tạo hình- biểu cảm, phép tu từ so sánh (PTTSS)được sử dụng phổ
biến trong văn miêu tả, giúp biểu đạt đối tượng một cách vừa chân thực, cụ thể và vừa có
chiều sâu. Nhờ thể hiện sự nhận thức, sự thụ cảm riêng của người viết, bài văn miêu tả có
được nét tinh tế, độc đáo và có phong cách riêng.
Ở tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với thể loại văn miêu tả thông
qua việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Lên các lớp 3, 4, 5 thì nội dung này lại được cụ
thể hơn và yêu cầu cũng cao hơn. Bên cạnh đó, ở lớp 3 - SGK Tiếng Việt đã giới thiệu sơ
bộ về phép tu từ so sánh nhưng chưa đi sâu về lý thuyết của phép tu từ so sánh mà chỉ
hình thành những hiểu biết và kỹ năng ban đầu về so sánh thông qua hệ thống các bài tập
thực hành. So sánh được xem là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm, gợi ra
những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho con người. Qua
đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những hình ảnh thơ văn đồng thời
giúp học sinh vận dụng phép tu từ so sánh vào quan sát các sự vật, hiện tượng và con
người xung quanh các em. Từ đó, giúp học sinh thể hiện vào các bài văn miêu tả được tốt
hơn, sâu sắc hơn và sinh động hơn.
Thế nhưng, trong thực tế, cả giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc
vận dụng phép tu từ so sánh vào dạy và học văn miêu tả. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo
viên chưa nắm được bản chất của PTTSS; Chưa có những hiểu biết cơ bản về lí thuyết
của thể loại văn miêu tả, chưa có cái nhìn tổng quan về kết cấu trong từng dạng bài tập để
hình thành kiến thức cho HS Vì vậy, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả chưa cao.


Học sinh chưa biết trong trường hợp nào nên vận dụng phép tu từ so sánh vào nói, viết
đoạn văn, bài văn miêu tả của mình. Nếu có sử dụng hình ảnh so sánh thì cũng là phát
hiện của người khác vì thế hành văn của các em chưa tạo được sự mới mẻ, độc đáo, chưa
có dấu ấn cá nhân
Mặt khác, giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy văn miêu tả cho
học sinh, giáo viên chưa có những hiểu biết về lí thuyết của văn miêu
tả cũng như chưa nắm được đặc trưng của văn miêu tả
Tất cả những lý do trên, đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Hướng dẫn học
sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5."
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các bước hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm văn
miêu tả lớp 4, 5
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phép tu từ so sánh trong chương trình Luyện Từ và Câu- Lớp 3; Nội dung, chương trình
văn miêu tả lớp 4,5 thuộc chương trình Tập làm văn hiện hành.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánh
trong Tập làm văn miêu tả góp phần tháo gỡ những khó khăn của giáo viên và học sinh
nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học văn miêu tả ở lớp 4, 5.
3.1. Nghiên cứu lí thuyết về phép tu từ so sánh và việc vận dụng phép tu từ so sánh trong
dạy- học văn miêu tả ở lớp 4, 5.
3.2. Nghiên cứu thực trạng dạy- học của giáo viên và học sinh về vấn đề dạy- học văn
miêu tả ở lớp 4, 5.
3.3. Đưa ra quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánh trong
Tập làm văn miêu tả.
3.4. Tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các vấn đề đã đề xuất.
4. Giả thuyết khoa học
Tôi giả định rằng, nếu đưa ra được một quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập
về phép tu từ so sánh trong quá trình làm bài văn miêu tả thì hiệu quả của việc dạy- học

văn miêu tả ở lớp 4, 5 sẽ được nâng cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu
sau đây:
5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Nhằm phân tích, khái quát, thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu: khảo
sát, đánh giá nội dung dạy học phép tu từ so sánh, dạy học văn miêu tả theo chương trình
sách giáo khoa Tiếng Việt.
5.2. Phương pháp quan sát - điều tra
Nhằm nghiên cứu thực tế dạy học phép tu từ so sánh, dạy học văn miêu tả ở lớp 4, 5 để
phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu, cần có giải pháp khắc phục.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các đề xuất về quy trình dạy học văn miêu tả.
6. Dự báo những đóng góp mới của đề tài
* Về mặt lý luận
Thứ nhất, GV và HS sẽ được nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, phương pháp và
tầm quan trọng của thể loại văn miêu tả, của Phép tu từ so sánh ở chương trình Luyện Từ
và Câu lớp 3 và chương trình văn miêu tả lớp 4, 5.
Thứ hai, Khi hiểu đúng, đủ về bản chất của Phép tu từ so sánh và tầm quan trọng của thể
loại văn miêu tả thì GV, cán bộ quản lí sẽ có định hướng trong việc thay đổi phương
pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
* Về mặt thực tiễn
-Thứ nhất, Kích thích hứng thú học văn của các em và các em sẽ tạo ra được những trang
văn hay nhờ quá trình thiết kế, định hướng, tổ chức sáng tạo của thầy.
- Thứ hai, Dù tất cả các kỳ thi được tổ chức trên công nghệ máy tính thì việc dạy và học
văn ở tiểu học nói chung và dạy học thể loại văn miêu tả nói riêng sẽ không bị mai một.
7. Thời gian nghiên cứu
Từ học kỳ 2 của năm 2012- hết học kỳ 1 năm 2013, tại các trường Tiểu học: Thạch
Châu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Bằng (Lộc Hà), Bắc Hà (Thành Phố Hà Tĩnh). Tôi đã
nghiên cứu trên 2 đối tượng: Học sinh thành phố và học sinh vùng nông thôn.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường
1.1.1. Thế nào là văn miêu tả
Theo Đào Duy Anh trong từ điển Hán Việt, miêu tả là "lấy nét vẽ hoặc câu văn để hiện
cái chân tướng của sự vật ra"
Theo SGK TV4 -Tập 1 - Chương trình Tiếng Việt hiện hành."Miêu tả là vẽ lại bằng lời
những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc
hình dung được các đối tượng ấy"
1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
- Văn miêu tả mang tính thông báo, thẫm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết.
- Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình.
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh.
1.1.3.Khảo sát chương trình văn miêu tả lớp 4, 5 (Thuộc Bảng 1)
* Qua khảo sát, phân tích nội dung chương trình SGK Tiếng Việt tôi rút ra các
nhận xét sau:
a) Xét về mặt thời lượng chương trình Tiếng Việt hiện hành đã dành 72 tiết tương ứng
(72 bài) cho nội dung dạy học văn miêu tả ở lớp 4, 5. Trong khi đó chương trình Cải cách
giáo dục chỉ dành 63 tiết cho nội dung này. Trong đó có 5 tiết dành cho ôn tập và kiểm
tra học kỳ. Điều này chứng tỏ rằng: Chương trình Tiếng Việt hiện hành đã nhấn mạnh tới
yếu tố thực hành, coi trọng việc rèn luyện các kỹ năng.
b) Tư tưởng chỉ đạo trên đã chi phối việc lựa chọn và sắp xếp tri thức về văn miêu tả
trong chương trình.
Qua thống kê ở chương trình SGK, chúng ta thấy rằng, vấn đề dạy văn miêu tả ở lớp 4, 5
chương trình tiếng Việt hiện hành được triển khai trên hai kiểu bài: Hình thành kiến thức
mới và Luyện tập thực hành.
Ở kiểu bài Hình thành kiến thức mới, có cấu tạo ba phần (Nhận xét; Ghi nhớ; Luyện tập)
riêng phần Nhận xét và Luyện tập được xây dựng dưới dạng bài tập. Phần Ghi nhớ chỉ
bao gồm những vấn đề lí thuyết khái quát được rút ra từ phần Nhận xét và sẽ được củng
cố thêm ở phần Luyện tập.

Các bài tập ở phần Nhận xét có mục đích chính là giúp HS phân tích ngữ liệu để rút ra
các khái niệm hoặc quy tắc cần ghi nhớ. Mỗi bài tập ở phần này sẽ tương đương với một
bộ phận tri thức lí thuyết ở phần Ghi nhớ.
Đối với kiểu bài Luyện tập thực hành thường bao gồm một tổ hợp bài tập. Các bài tập
của kiểu bài Luyện tập thực hành và các bài tập ở mục Luyện tập của kiểu bài Hình thành
kiến thức mới đều có mục đích và hình thức giống nhau. Chúng bao gồm hai loại: bài tập
nhận diện và bài tập vận dụng.
Bài tập nhận diện có mục đích giúp HS củng cố các kiến thức lí thuyết đã được hình
thành trong bài (với các bài tập ở phần Luyện tập) và các kiến thức lí thuyết HS đã học ở
những tiết trước (với các kiểu bài tập ở bài Luyện tập thực hành).
Bài tập vận dụng có mục đích giúp HS ứng dụng lí thuyết về các kiểu bài của văn miêu
tả, ứng dụng cách trình bày nói và viết các phần trong một bài văn miêu tả theo nhiều
cách khác nhau trước một đề bài, một gợi ý, một tình huống cụ thể.
Tóm lại, qua thống kê và phân tích chương trình SGK Tiếng Việt ta thấy nét khác biệt cơ
bản là chương trình cũ không dạy về lí thuyết văn miêu tả còn chương trình mới dạy lí
thuyết văn miêu tả như: Khái niệm về văn miêu tả; Cấu tạo của bài văn miêu tả: cây cối,
con vật, đồ vật, tả cảnh, tả người. Tất cả hệ thống lí thuyết này đều được dạy thông qua
kiểu bài Hình thành kiến thức mới và thông qua kiểu bài Luyện tập thực hành lại tiếp tục
củng cố và khắc sâu tri thức lí thuyết.
1.2. Phép tu từ so sánh và việc dạy phép tu từ so sánh trong chương trình Tiếng Việt
ở tiểu học
* Phép tu từ so sánh là gì?
So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng
khác nhau của thực tế khách quan- có nét giống nhau nào đó nhưng không hoàn toàn
đồng nhất nhằm diễn tả một cách hình ảnh và đem đến lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Dạng 1: * Mô hình so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố
Mặt tươi như hoa
1 2 3 4
Trong đó 1 là hình ảnh so sánh ( Mặt ), 2 là đặc điểm so sánh ( tươi), 3 là liên từ so sánh (
như), 4 là cái được so sánh (hoa ).

Tuy nhiên, không phải bao giờ bài làm của HS cũng tuân thủ theo 4 yếu tố đó. Có thể
khuyết bất kỳ một yếu tố nào mà vẫn chấm cho các em bài viết hay, sử dụng hình ảnh
độc đáo. Người giáo viên phải nhạy bén và thấy được việc làm này của HS.
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (2):
So sánh vắng yếu tố 2 còn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có cơ sở so sánh.
Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả ở cái được so sánh sẽ
rõ ràng hơn. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng
tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích
thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét
giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu
tả.
Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ
(TV3, t.1, tr.106)
“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người đọc có thể
suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau.
Chẳng hạn:
Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ
Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ
Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố (2)
và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
(TV3, t.1, tr.43)
Tác giả đã rất thành công khi sử dụng hình thức so sánh này. Trong đoạn thơ trên, nhà
thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và

tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Cách so sánh thứ nhất
vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên
cao. Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ: tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh mà
thành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng.
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh
đổi chỗ.
Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
(Ca dao)
Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu ”, “bấy nhiêu ” để so sánh.
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so sánh với
nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
(TV3, t.1, tr. 85)
* Chức năng của phép tu từ so sánh
a) Chức năng nhận thức
b) Chức năng biểu cảm, cảm xúc
* Căn cứ về mặt ngữ nghĩa người ta có thể chia phép so sánh thành các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Dạng 2: So sánh hơn - kém
Dạng 3: So sánh tuyệt đối - (so sánh bậc cao nhất)
Tóm lại, so sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai
đối tượng khác loại của thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ
có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối
tượng.

* Thống kê nội dung dạy học Phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp
3(Thuộc Bảng 2)
** Một số nhận xét về nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong chương trình luyện
từ và câu ở lớp 3.
a) Xét về mặt thời lượng, chương trình đã dành 7 tiết (7 bài) dạy toàn bộ phần phép tu từ
so sánh- chiếm 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt, 1/5 tổng thời gian của môn
Luyện Từ và Câu.
b) Xét về mặt nội dung, ở lớp 3 dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh thông qua hệ
thống các dạng bài tập:
Dạng 1: Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
Dạng 2: Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh.
Trong loại bài tập này gồm 2 lọai bài tập nhỏ: Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ
so sánh; Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh.
Tóm lại, qua khảo sát nội dung chương trình SGK chúng tôi nhận thấy chương trình đã
cung cấp cho học sinh nội dung dạy học phép tu từ so sánh phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh ở giai đoạn này. Ngữ liệu đưa ra để dạy phép so sánh thể hiện tính linh
hoạt và sinh động phù hợp với tâm lí lứa tuổi HSTH. Đề tài so sánh cũng được mở rộng,
đối tượng nói đến không chỉ là trẻ em mà lớn hơn đó là tình yêu dành cho những người
thân trong gia đình và cao hơn nữa là tình yêu dành cho Bác Hồ. Đó còn là vẻ đẹp của
các vùng miền trên đất nước ta; Những kiến thức chương trình đưa ra để dạy về phép tu
từ so sánh ở mức độ cơ bản và sơ giản, chưa đi sâu vào dạy chúng như một lý thuyết về
từ; Mặt khác, nội dung về phép tu từ so sánh được xây dựng theo quan điểm tích hợp.
Các nội dung kiến thức không chỉ được dạy trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 mà
còn được lồng ghép trong tất cả những phân môn của môn Tiếng Việt. Đây là cơ sở vững
chắc để học sinh phát triển kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ ở những lớp trên.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Về phía giáo viên
Kết quả điều tra, vào năm học 2012 - 2013, ở các trường tiểu học, tôi thấy rằng: 57,2%
giáo viên dạy lớp 4, 5 chưa thấy được tầm quan trọng của của việc dạy văn miêu tả cho
học sinh. Chỉ có 42,8% giáo viên nắm được tầm quan trọng của việc dạy văn miêu tả cho

học sinh. Và có 30,62% nắm được đặc điểm của văn miêu tả, số giáo viên còn lại khi
được phỏng vấn đều trả lời chung chung 69,38%. Điều này chứng tỏ ở giáo viên sự thiếu
hụt về lý thuyết văn miêu tả còn chiếm một số lượng lớn. Đa số giáo viên đều cho rằng
Tập làm văn khó dạy, đặc biệt là thể loại văn miêu tả, không biết diễn đạt thế nào, lựa
chọn hình thức dạy học ra sao để học sinh dễ hiểu. 73,12% giáo viên gặp khó khăn trong
quá trình dạy Tập làm văn. Ngoài kiểm tra những hiểu biết chung của giáo viên về văn
miêu tả, trong quá trình điều tra chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về nhận thức cũng như
thực trạng sử dụng phép tu từ so sánh trong khi dạy học văn miêu tả. Có 28,12% giáo
viên đã vận dụng biết pháp tu từ so sánh trong khi hướng dẫn HS nói, viết đoạn văn, bài
văn miêu tả. Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả chưa thực sự cao.
Có 41,87% giáo viên nắm được khái niệm của phép tu từ so sánh. 33,12% giáo viên nhận
biết được phép tu từ so sánh. 56,25 % giáo viên nắm được các dạng so sánh ở tiểu học.
Có thể thấy rằng: những hiểu biết về mặt lí luận của giáo viên về văn miêu tả và phép tu
từ so sánh đang còn là một khoảng trống với họ vì thế việc vận dụng vào thực tiễn dạy
học còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài những thực trạng cụ thể mà chúng tôi khảo sát ở trên ở giáo viên còn tồn tại một số
nhược điểm chung sau đây:
- Giáo viên chỉ có một con dường duy nhất hình thành các hiểu biết về lí thuyết thể văn,
các kĩ năng làm bài thông qua việc phân tích các bài mẫu.
- Để đối phó với học sinh làm bài kém, để bảo đảm "chất lượng" thi định kì nhiều thầy
giáo, cô giáo cho học sinh học thuộc một số bài mẫu để các em khi gặp một đề bài tương
tự và như thế cứ việc chép ra.
- Ra đề bài văn miêu tả không cần biết đến đề đó có thích hợp với học sinh của mình
không. Giáo viên quá lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên, chưa có sự chủ
động, linh hoạt trong mỗi lần ra đề, chưa chú ý đến đặc điểm của từng vùng miền.
- Qua thực tế giảng dạy của bản thân ở trường tiểu học chúng tôi cũng dễ dàng nhận thấy
một điều: Tất cả các giờ học Tập làm văn không chỉ riêng thể loại văn miêu tả mà các giờ
TLV còn lại đều được tiến hành trong bốn bức tường chật hẹp. Đa số học sinh được hỏi
đều có câu trả lời: "cô giáo chỉ ghi đề bài ở bảng lớp, sau đó cho học sinh đọc gợi ý
trong SGK và tiếp theo là chúng em tự làm bài văn".

- Trong quá trình dạy - học văn miêu tả giáo viên chưa khai thác hết các biện pháp dạy
học, chưa vận dụng các biện pháp tu từ so sánh vào quá trình luyện tập, thực hành cho
học sinh.
2.2. Về phía học sinh học
- Học sinh không hứng thú học văn miêu tả.
- Mỗi một lần có kiểm tra là chúng em chịu khó học thuộc các bài văn mẫu để đối phó
với đề ra của cô giáo.
Khi phỏng vấn HS đã không ngần ngại trả lời chúng tôi về những tồn tại nói trên. Tuy nhiên,
khi đưa các Test trắc nghiệm mà chúng tôi xây dựng thì hầu hết tất cả các em đều hào hứng
trong việc giải quyết các nhiệm vụ. Kết quả 19,25% HS đạt điểm giỏi khi vận dụng phép tu từ
so sánh vào làm văn tả cô giáo em. 40,76% HS đạt điểm khá, tỷ lệ đạt điểm yếu và trung bình
thấp: yếu 11,53%. Số lượng HS đạt điểm giỏi trong việc nhận diện hình ảnh so sánh rất cao
55,4%. Khả năng liên tưởng đến hình ảnh so sánh khác rất phong phú và đa dạng, mỗi em có
một cách liên tưởng khác nhau nhưng tất cả câu trả lời đều làm thỏa mãn sự mong đợi của
chúng tôi. 29,48% liên tưởng đến hình ảnh so sánh khác của HS đạt điểm giỏi, 38,46% đạt
điểm khá. Có thể nói, khi chúng tôi kiểm tra kết quả, các em đã cho chúng tôi đọc những đoạn
văn, những câu trả lời thật dí dỏm và bất ngờ: bất ngờ không chỉ hình ảnh so sánh hay, tinh tế
mà còn độc đáo, sự so sánh của các em không theo một lối mòn quen thuộc, những hình ảnh
các em đưa ra rất gần gũi với cuộc sống đời thường,
Nguyên nhân của thực trạng trên:
+ Giáo viên chưa ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy - học văn miêu tả
trong nhà trường tiểu học. Chưa xác định được mục tiêu của dạy học tiếng Việt nói chung
và mục tiêu dạy văn miêu tả nói riêng. Vì thế, chưa phát triển các kĩ năng trong từng bài
học, trong từng thể loại văn miêu tả.
+ Trình độ về lí luận dạy học tiếng Việt theo quan điểm hiện đại chưa được trang bị một cách đầy
đủ và hệ thống đối với từng giáo viên. Do đó, về mặt nhận thức cũng như việc phối hợp linh hoạt
các phương pháp dạy học còn có phần hạn chế.
+ Mặc dù quy trình hướng dẫn cho mỗi tiết Tập làm văn đều rất rõ ràng và khá cụ thể
nhưng dường như giáo viên đều bỏ qua các bước, không có sự định hướng cho học sinh
một cách chi tiết trong từng bước, từng phần. Vì vậy, hiệu quả của việc dạy - học văn

miêu tả chưa đem lại kết quả như mong đợi.
+ Hình thức dạy học và đồ dùng trực quan còn nghèo nàn nên học sinh không có những
hiểu biết, những hình dung cụ thể và rõ nét về đối tượng miêu tả. Bởi vậy, học sinh nói và
viết mơ hồ, chung chung, không có sắc thái biểu cảm, hay nói cách khác trong mỗi bài làm
chưa đưa ra được yếu tố liên cá nhân.
+ Chương trình Tiếng Việt hiện hành với một quan điểm mới về mục đích, nội dung, phương
pháp dạy học và định hướng mới về dạy học văn miêu tả cũng là điều kiện để cho những đề
xuất của đề tài có điều kiện ứng dụng trong thực tế dạy học, khẳng định cơ sở khoa học và tính
khả thi của những đề xuất mà chúng tôi đã ra.
Thực trạng nhận thức về mục đích, nội dung, phương pháp và tầm quan trọng của việc
luyện tập phép tu từ so sánh vào dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 còn có nhiều
tồn tại và bất cập. Những hạn chế trong khâu ra đề của giáo viên cũng như của SGK,
những nhược điểm còn bắt gặp ở học sinh sẽ là vấn đề để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu,
tìm kiếm một quy trình cụ thể hơn cho từng bài học.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG TẬP
LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, 5
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả
Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Dạy HS quan sát chính là dạy cách
sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm của sự vật. Muốn quan sát đối tượng miêu tả, GV
cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
- Lựa chọn vị trí quan sát
Vị trí quan sát tốt sẽ giúp các em cảm nhận đồ vật, cây cối, cảnh vật rõ ràng, cụ thể và
tinh tế hơn, do vậy, miêu tả cũng hồn nhiên, sinh động và hấp dẫn. Quan sát làm bài văn
miêu tả, cần tìm ra những đặc điểm chung và đặc điểm riêng biệt của từng đồ vật, con
vật, cây cối . Ví dụ: Dạy quan sát cây bút chì của em, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận
xét không chỉ màu sắc của vỏ bút chì mà còn nhận xét những dòng chữ in trên vỏ, các
đặc điểm khác ở vỏ mà chỉ riêng bút chì của em mới có (có chỗ nào bị sứt không? có vết
mực ở đoạn nào? ).
- Phân chia đối tượng quan sát.
Để có thể quan sát một bức tranh, một con vật, một con vịt, một quyển lịch, GV cần dạy

cho các em cách phân chia các đối tượng đó thành từng bộ phận rồi lần lượt quan sát các
bộ phận đó. Một bức tranh có thể chia thành 2 phần, phía trên và phía dưới hoặc nửa trái
hoặc nửa phải lại có thể chia bức tranh thành nhiều phần: phía phải, phía trái và phần
trung tâm. Có người lại chia tranh theo nhóm nhân vật hoặc các hoạt động có trong tranh
(Quan sát hai bạn đang đá cầu và miêu tả lại buổi vui chơi đó).
- Lựa chọn trình tự quan sát
Sau đây là một số trình tự quan sát chung nhất có thể vận dụng vào các trường hợp cụ
thể: Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại;
quan sát từ trái sang phải hay trên xuống dưới hay ngoài vào trong hoặc ngược lại Trình
tự thời gian: Quan sát tả cảnh vật, cây cối theo mùa trong năm, quan sát sinh hoạt của con
gà, con lợn theo thời gian trong ngày: Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều
Dù quan sát theo trình tự nào cũng cần tập trung bộ phận chủ yếu và trọng tâm.
- Hướng dẫn HS sử dụng các giác quan để quan sát
Thường HS chỉ dùng mắt để quan sát, các nhận xét thu được thường gắn liền với thị
giác. Đây là mặt mạnh nhưng cũng là mặt yếu của các em. Chúng ta cần hướng dẫn HS
tập sử dụng các giác quan khác để quan sát. GV có thể định hướng cho HS quan sát thông
qua các câu hỏi gợi ý. Ví dụ: quan sát chiếc bút chì, GV nêu câu hỏi "dùng tay sờ vỏ bút
chì em có cảm giác thế nào?''
Tóm lại, quan sát giúp cho học sinh có cái nhìn chính xác và sâu sắc hơn về đối tượng tả.
Qua đó, HS có thể thể hiện những điều mà các em đã cảm, đã nghĩ bằng vốn ngôn từ nghệ
thuật của mình để làm hiện rõ trước mắt người đọc về đối tượng phản ánh một cách chân
thực và sinh động nhất. Đặc biệt thông qua quan sát giúp cho HS phát hiện những nét riêng
biệt của sự vật, hiện tượng để so sánh với sự vật, hiện tượng khác. Nhưng chỉ quan sát
không thôi thì chưa đủ chúng ta còn phải liên tưởng, tưởng tượng.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh liên tưởng, tưởng tượng
Liên tưởng là từ chuyện này nghĩ đến chuyện khác, từ chuyện người ngẫm ra chuyện
mình. Liên tưởng trong văn miêu tả cũng là từ một câu, một đoạn, một bài văn gợi ra
những suy nghĩ, cảm xúc về những gì con người đã sống, đã cảm, đã thấy, đã trải qua.
Liên tưởng có thể có nhiều cách khác nhau:
- Xét theo quan hệ về nội dung giữa những sự vật được liên tưởng với nhau thì có các

kiểu:
+ Liên tưởng tương tự. Ví dụ: thấy một tảng đá trên mỏm núi cao, liên tưởng tới hình
ảnh một người đàn bà ôm con chờ chồng trở về từ biển khơi. Hoặc thấy hình ảnh dê con
đang chăm chú kéo xe hàng của mình ở chiếc cặp bạn học sinh ngày ngày mang tới
trường, cậu học sinh liên tưởng đến chuyện dê con như đang muốn nhắc nhở mình phải
thật chăm học.
+ Liên tưởng cặp đôi: Thấy bạn con đến thăm, người mẹ bật khóc nhớ đứa con hi sinh
trong chiến tranh.
+ Liên tưởng trái ngược: Miêu tả biển lúc hiền dịu, bình yên lại liên tưởng nhớ đến biển
những ngày dữ dội, đáng sợ của những ngày bão tố.
- Xét theo quan hệ của cấp độ giữa các sự vật với nhau thì có liên tưởng cùng cấp và khác
cấp:
+ Liên tưởng cùng cấp:
Từ câu chữ này nghĩ đến những câu chữ khác. Ví dụ, khi thấy các chữ "mình" và " ta"
trong câu thơ của Tố Hữu:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
(Việt Bắc
Ta liên tưởng đến những chữ "mình", "ta" đậm đà hương vị dân gian trong câu ca dao.
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ.
+ Liên tưởng khác cấp: Từ các câu chữ gợi ra hình ảnh, hình tượng. Ví dụ, khi nhà thơ Tố
Hữu viết:
Tôi viết bài thơ cho các con
Mừng Bác năm nay tám mươi tròn.
(Theo chân Bác)
thì nhà thơ Xuân Diệu đã bình là: nhà thơ đã hạ rất đắt từ " tròn". "Tròn" ở đây không chỉ
hiểu là Bác đã tròn tám mươi, mà qua đó, ta còn hiểu thêm là sự tròn đầy của nhân cách,
tài năng, sự nghiệp, cuộc đời một con người. Như vậy, một từ "tròn" mà gợi lên được cả
tầm vóc của Bác Hồ.

Liên tưởng cùng với tưởng tượng giúp ta dựng lại đúng đắn đối tượng miêu tả trong trí óc
người đọc. Bởi vì, nếu tưởng tượng tách khỏi liên tưởng, hoàn toàn không dựa trên vốn
sống, vốn hiểu biết và những điều đã trải, đã thấy thì tưởng tượng rất có thể sẽ sai. Liên
tưởng giúp ta hiểu ra ý đồ của người viết, liên tưởng giúp HS biết cách miêu tả có hồn, có
tình và có cảm xúc.
Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí, hình ảnh về những cái không có trước mắt hoặc chưa
hề có. Ví dụ; Người mẹ đang mang thai tưởng tượng vóc dáng đứa con sẽ ra đời, tưởng
tượng nó khôn lớn và trở thành một người giỏi giang như thế nào trong tương lai.
Tóm lại, trong miêu tả, dù sử dụng loại tưởng tượng nào tái tạo hay sáng tạo thì người
viết phải sử dụng toàn bộ tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của mình, trên cơ sở đó mà
phát huy trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của mình. Tả thế nào mà người đọc chấp
nhận được, tin được điều mình tả.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh xây dựng các hình ảnh so sánh trong nói, viết đoạn
văn, bài văn miêu tả
Phép tu từ so sánh giúp chúng ta có thể tái hiện lại đối tượng phản ánh, làm cho đối tượng
miêu tả trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn. Từ đó, có thể biểu lộ những nhận thức, sự thụ
cảm cũng như gửi gắm những tâm sự rất riêng của mình, giúp cho bài làm có được nét
tinh tế, độc đáo và có phong cách riêng.
Sử dụng phép tu từ so sánh trong mỗi bài TLV, tức là giúp học sinh phá vỡ lớp ngôn từ
khô cứng để tìm ra những hình ảnh vừa chân thực, "chính xác" lại vừa "có hồn". Thông
qua so sánh các em có thể "thổi" vào các sự vật, hiện tượng cái linh hồn của con người
cũng như vẻ đẹp muôn màu của thế giới xung quanh. Nhờ có phép tu từ so sánh mà khi tả
về biển bạn học sinh đã có cách so sánh thật hay, thật hình ảnh: "Biển bao la như tình mẹ
dành cho những đứa con thơ"; "Biển trẻ mãi, xanh tươi mãi như đứa trẻ con"; có lúc
biển lại giữ dội, như "người khổng lồ nóng chảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp".
Ở bước này, đứng trước một yêu cầu, một đề bài cụ thể chúng ta sẽ sử dụng phép tu từ so
sánh như thế nào trong bài làm văn miêu tả của mình?
Một số lưu ý:
- Tránh tình trạng giáo viên chép đề TLV lên bảng, mặc nhiên học sinh ngồi viết dưới
lớp, còn giáo viên có thể làm công việc riêng của mình.

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm bài vào giấy nháp, lưu ý cách trình bày để bài
viết bố cục đẹp, rõ ràng, hợp lí, lưu ý sử dụng câu chuyển để giữa các đoạn văn có sự
móc nối, liền mạch. Câu chữ diễn đạt, ngắn gọn, súc tích, tránh viết dài dòng, không
đúng trọng tâm, xa đề.
- Giáo viên động viên, uốn nắn, ân cần chỉ bảo phương hướng, khêu gợi nguồn hiểu biết
để các em hồi tưởng lại để các em phấn khởi dồn hết tâm trí vào bài làm.
- Giáo viên theo dõi nếu trong bài làm của HS nếu chưa có những câu văn sử dụng phép
tu từ so sánh có thể gợi ý để HS làm bài, tuy nhiên khi sử dụng phép tu từ so sánh không
được quá lạm dụng vì như thế bài làm của các em sẽ trở nên gượng ép, thiếu tính tự
nhiên.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nói, viết đoạn văn, bài văn miêu tả có sử dụng phép từ
so sánh.
a) Hướng dẫn HS nói có sử dụng hình ảnh so sánh:
Để bài nói của học sinh tốt cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tỉ mỉ, công phu
thì khi đó mới đem lại kết quả như mong đợi. Mặt khác, để bài nói của học sinh trở nên
thuần thục, giáo viên phải cho học sinh luyện tập qua nhiều lần, qua nhiều dạng đề khác
nhau. Và cứ sau mỗi bài tập như thế, giáo viên cùng học sinh trong lớp nhận xét, đánh giá
để học sinh đó và những học sinh khác đúc rút kinh nghiệm. Khi các em đã được luyện
nói đoạn văn, bài văn có sử dụng hình ảnh so sánh giáo viên tiến tới yêu cầu cao hơn cho
các em viết đoạn văn, bài văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
b) Hướng dẫn HS viết đoạn, bài văn miêu tả có sử dụng hình ảnh so sánh.
Nội dung đủ, phong phú và bố cục rõ ràng là yêu cầu không thể thiếu được của một bài
văn tốt. Ở bước này có thể xem là sự vận dụng các động tác cơ bản của múa ba lê vào
một vở kịch múa trọn vẹn. Đây là một bước nhảy vọt về chất vì từ diễn đạt ngôn ngữ nói
sang ngôn ngữ viết.
Chúng ta có thể nhận biết quy trình 4 bước về việc hướng dẫn HS luyện tập phép tu từ so
sánh trong văn miêu tả qua ví dụ minh họa sau:
Đề bài - Tả cây hoa hồng đang ra hoa.
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát
cây hoa hồng

* Quan sát từ xa - bao quát:
- Cây hoa hồng được trồng ở đâu?
- HS quan sát, nêu được vị trí của
- Dáng vẻ của cây như thế nào,
mọc ra sao, có gì khác với một số
cây khác?
* Quan sát gần - cụ thể:
- Nêu đặc điểm của thân, cành,
lá, ?
- GV - Nhắc nhở, nhận xét, gợi ý
các em trả lời.
- Hoa trên cây như thế nào? Nụ hoa
có gì đặc biệt, nêu đặc điểm của
những bông hoa đã nở?
- Cảnh vật xung quanh hoa hồng có
gì đáng chú ý?
cây hoa hồng (trong chậu cảnh,
trước sân nhà, trong vườn
trường )
- Thân cây mảnh khảnh, cao ngang
ngực em, mọc thành từng khóm,
không như hướng dương đứng một
mình
- Thân tròn, mọc đầy gai, xanh
nhạt; Lá hình bầu dục, viền răng
cưa, xanh đậm
- HS kết hợp nhiều giác quan để
quan sát (mắt, mũi, tay) để nêu
được số lượng hoa trên cây nhiều
hay ít, hình dạng, màu sắc của nụ

hoa; Cánh hoa; Hương thơm, vẻ
đẹp của hoa.
- HS trả lời theo nhận xét riêng của
từng em.
- HS có thể nêu về thời tiết, (nắng,
gió), chim chóc (tiếng hót), ong
bướm bay lượn
Bước 2: Hướng dẫn HS liên tưởng,
tưởng tượng
- Hoa hồng bắt đầu nở- vừa độ nở-
nở rộ có những nét gì đặc biệt?
Bông hoa hồng có vẻ đẹp gì đáng
nói? Gợi cho em liên tưởng đến
điều gì?
- Hương thơm của hoa hồng có gì
hấp dẫn? Hương thơm của hoa
hồng gợi cho em liên tưởng đến
điều gì?
- Bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế HS
nêu được đặc điểm nổi bật của hoa;
Liên tưởng tới sự e ấp, ngập ngừng
khoe sắc.
- Hương thơm lan tỏa, dịu ngọt, gợi
trong em sức quyến rũ lạ kỳ.
Bước 3: Hướng dẫn HS xây dựng
hình ảnh so sánh
- Cánh hoa, hương thơm của hoa
có thể so sánh với những hình ảnh
nào?
- Sờ vào cánh hoa, em có cảm giác

- Cánh hoa khum khum như bàn
tay úp sát vào nhau,
Hương thơm của hoa như nàng
tiên nhẹ nhàng dâng cho đời một
thứ hương vị ngạt ngào, lan tỏa.
- Cánh hoa mềm mịn như nhung
thế nào?
- Hoa hồng có giá trị như thế nào
trong cuộc sống?
- Để làm nổi bật giá trị của hoa
hồng em có thể sử dụng nghệ thuật
gì?
- Đem vẻ đẹp, hương thơm tô điểm
cho cuộc sống thêm ý nghĩa, thêm
tươi vui.
- So sánh, nhân hóa với nàng tiên,
sứ giả của niềm vui
- HS lần lượt trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : Hướng dẫn HS nói, viết có
sử dụng hình ảnh so sánh
- GV hướng dẫn HS lần lượt diễn
đạt những câu văn có sử dụng hình
ảnh so sánh.
- GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa
- GV hướng dẫn HS dựa vào kết
quả quan sát, ghi chép, sự liên
tưởng, vận dụng phép tu từ so sánh
(kết hợp một số biện pháp khác:
nhân hóa ) để hoàn thành bài văn.

- HS vận dụng các kỹ năng để làm
bài
* Một số yêu cầu
Để hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả lớp
4, 5 chúng ta phải đảm bảo một số yêu cầu: Quy trình luyện tập phép tu từ so sánh trong
làm văn miêu tả 4, 5 phải phù hợp với mục tiêu, đặc điểm văn miêu tả, đặc điểm tâm sinh
lý HSTH, phải phù hợp với quy trình dạy TLV nói chung, văn miêu tả nói riêng
Để học sinh làm văn miêu tả có hiệu quả, tạo được hứng thú với các em cần luyện tập
phép tu từ so sánh thông qua việc hướng dẫn cho học sinh: Quan sát đối tượng miêu tả;
Hướng dẫn các em liên tưởng, tưởng tượng; Hướng dẫn HS xây dựng các hình ảnh so sánh
và Hướng dẫn HS nói viết đoạn văn, bài văn miêu tả có sử dụng phép tu từ so sánh.
Giáo viên cần linh động trong khâu ra đề cho các HS cho phù hợp với học sinh từng vùng
miền. Nếu tranh minh họa hoặc đề ở SGK chưa rõ, GV có thể minh họa tranh ảnh thực để
HS có được biểu tượng rõ nét về đối tượng tả của mình.
* KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
* Về mặt định lượng: Để xử lý kết quả thực nghiệm tôi đã sử dụng phương pháp thống
kê toán học, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số
sau:
Tỉ lệ % để phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả giữa
nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng.
Giá trị trung bình
X
được tính theo công thức sau:
X
=
i i
i 1
n .x
N
=


n
i :
là tần số xuất hiện điểm số x
i
N: là tổng số HS thực nghiệm
Giá trị
X
đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của HS
ở 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng.

×