Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN QÚA TRÌNH ĐÁNH GIÁ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA TẬP ĐOÀN INTEL TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.77 KB, 16 trang )

trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ

®Ò ¸n m«n häc
§Ò tµi:
QÚA TRÌNH ĐÁNH GIÁ THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG CỦA TẬP ĐOÀN INTEL TẠI VIỆT
NAM
Gi¸o viªn híng dÉn : TH.S.Nguyễn Thị Thanh Hà
Sinh viªn thùc hiÖn : Nguyễn Trung Kiên
Lớp : QTKD Quốc tế 46A

Hà Nội 9/2007
Mở đầu
1-Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay thì việc dòng vốn di chuyển giữa các
quốc gia đã trở thành một hoạt động cơ bản của nền kinh tế thế giới. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Chúng ta có thể kể ra những lợi ích cơ bản nhất mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại
cho quốc gia nhận đầu tư đó là : bổ sung nguồn vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và
bí quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm và đào
tạo nhân công, tạo ra nguồn thu ngân sách lớn… Do đó hoạt động thu hút vốn đầu tư
nước ngoài được các quốc gia rất chú trọng.
Kể từ sau khủng hoàng tài chính khu vực năm 1997, xu hướng dòng vốn FDI
vào Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Các vùng trọng điểm kinh tế vẫn là đầu
tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài , làm động lực cho việc phát triển kinh tế
của nước ta, tạo sự lan toả của đầu tư nước ngoài sang những vùng có điều kiện khó
khăn. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào Việt Nam từ trước đến nay hầu hết đều có qui
mô vừa và nhỏ, chưa tạo được tiếng vang trên thế giới. Do vậy, sự kiện tập đoàn sản
xuất chip hàng đầu thế giới Intel đầu tư vào nước ta với số vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD
đã trở thành một bước ngoặt, tạo ra cơ hội mới cho hoạt động thu hút vốn đầu tư trực


tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
công nghệ thông tin(CNTT) ng ày càng có vai trò vô cùng quan trọng trong
công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, để phát triển đất nước, CNTT
cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu
Do vậy, việc nghiên cứu để thấy được lý do tập đoàn Intel lựa chọn Việt Nam là
việc làm cần thiết. Trên cơ sơ đó, chúng ta sẽ thấy được những yêu cầu mà những dự án
lơn đặt ra mà chúng ta cần phải đáp ứng. Từ đó sẽ đưa ra được các chính sách phù hợp
hơn nhằm thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư lớn vào nước ta.
Đây là một đề tài rất hay và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã
ra nhập Tổ Chức Thương Mại quốc tế(WTO), các doanh nghiệp Việt Nam có thể học
hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ cách mà tập đoàn INTEL đã làm để lựa chọn thị
trường để phát trien hoat đông sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
Bên cạnh đó đề tài này rất có ích đối với em-một sinh viên chuyên ngành quản
trị kinh doanh quốc tế, nó sẽ giúp em có được những bài học quý báu được đúc kết ra từ
những kinh nghiệm thực tế mà tập đoàn INTEL đã gặp phải
2-Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu động cơ tại sao tập đoàn này lại tìm kiếm thị trường mới và bên cạnh đó là
các biện pháp cũng như các cơ sở để họ đánh giá tính hấp dẫn của các thị trường từ đó
có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu
đối với các doanh nghiêp Việt Nam khi muốn vươn ra thị trường thế giới.
3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1-Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình phân tích, tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn đầu tư phát triển của tập đoàn
INTEL
3.2-Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu:phương châm của INTEL là đến khi thành công mới công
bố nhưng thực sự dự án bắt đầu từ năm 2001 nhưng rõ nét nhất là vào thời điểm cuối năm
2003,INTEL đã gửi phái đoàn tìm hiểu về cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực,chính sách ưu
đãi hậu cần,phương tiện chuyên chở hàng hóa,giao thông chính trị,an ninh,nhưng cuộc đ
àm phán sơ khởi đựoc tiến hành vào giữa tháng 8 năm 2005,giai đoạn thương lượng,

đông ý đầu tư và xin giấy phép keó dài từ tháng 10 năm 2005 đến đâu năm 2006
Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Việt Nam
Mặt hàng chủ yếu là chíp điện tử
4-Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập tài liệu qua các sách báo, tạp chí kinh tế và các nguồn thông tin trên mạng
internet .
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp
chung.
Bên cạnh đó phối hợp các phương pháp khác phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề đặt ra.
Phân tích

I. Giới thiệu về tập đoàn Intel
1. Lịch sử phát triển
Intel là một trong những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng làm thay đổi xã
hội chúng ta. Nhưng ở đây lại có một nghịch lý thú vị : công ty là nhà sản xuất chip máy
tính hàng đầu nhưng cũng là một trong những thương hiệu tiêu thụ chip máy tính nổi
tiếng của thế giới
Ngày nay, chip có thể thấy ở mọi nơi, trong mọi sản phẩm như xe hơi, đồ chơi,
điện thoại di động và thậm chí trong những chiếc đông hồ báo thức. Thật vậy, công nghệ
điện toán đang được chúng ta ứng dụng vào những hoạt động cơ bản hàng ngày nhiều
hơn là Nasa sử dụng khi lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng.
Do kiến thức về khoa học kỹ thuật của con người ngày càng được nâng cao cộng
với hiệu quả của chiến lược tiếp thị , khách hàng ngày nay luôn đòi hỏi họ phải được biết
bộ xử lý trong máy tính họ định mua mang thương hiệu nào. Chiến dịch “Intel Inside” đã
bắt đầu theo xu hướng này. Theo cuộc nghiên cứu có tên Mercury, Intel chiếm thị phần
82,2% trong phân khúc bộ xử lý máy tính cá nhân. Nhưng Intel không chỉ là nhà chế tạo
linh kiện, nó đang cung cấp những phương tiện để tạo ra những công cụ giao tiếp mạnh
hơn, đó là màn hình PC và những thiết bị không dây. Mục tiêu của nó là trở thành nhà
cung cấp hàng đầu cho công nghệ mạng.

Để đạt được mục tiêu đó, Intel luôn giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về cung cấp
thiết bị công nghệ. Cuộc cách mạng mới nhất làm chấn động thế giới online là sự gia tăng
của mạng di động. “Wifi” mở ra, tạo sức mạnh cho việc kết nối mạng, truyền thanh và
công nghệ này đang trên đà phát triển . “Wifi” phát huy tác dụng trên laptop và cả trên
những công cụ hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân. Intel là nhà tiên phong trong việc phát triển
này với công nghệ Intel® Centrino™, được thiết kế chuyên biệt cho người sử dụng
internet không dây.
Về lịch sử hình thành, Intel được sáng lập năm 1968 bởi hai nhà nghiên cứu máy
tính Noyce và Gordon Moore. Khi đó, Moore đã tuyên bố ”chúng ta là những nhà cách
mạng thực thụ “ nhưng phải mất đến 30 năm sau những lời nói của ông mới trở thành sự
thật. Trong thời gian đó, Moore và Noyce bắt đầu tạo nên những bộ nhớ máy tính hiệu
quả hơn dựa trên công nghệ bán dẫn. Thiết bị bán dẫn 1103 được tung ra thị trường thế
giới năm 1970 trở thành thiết bị bán dẫn bán chạy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cơ hội
cho bước đột phá quan trọng nhất của họ là khi một công ty Nhật có tên là Busicom đặt
hàng thiết kế 12 con chíp dùng trong máy tính. Vào thời đó, mỗi sản phẩm điện tử đòi hỏi
phải có một con chíp riêng cho nó, nhưng vị kỹ sư của Intel Ted Hoff nhận thấy rằng ông
có thể tạo được một con chíp có khả năng thực hiện những chức năng rất khác nhau – đó
là bộ nhớ của những chiếc máy tính sau này. Và phát minh của ông đã thành công. Intel
nhận ra họ đã tạo ra một sản phẩm với những ứng dụng có thể gọi là vô hạn. Tuy nhiên
vấn đề là ở chỗ, theo như nguyên gốc bản hợp đồng thì Busicom nắm trọn quyền sử dụng
sản phẩm. May thay, vào thời điểm đó, Busicom gặp phải khó khăn về tài chính. Vì vậy,
Moore và Noyce thương lượng mua lại quyền sử dụng con chip với giá chỉ 60 ngàn USD.
Thoạt đầu nó được coi như là một ‘microcomputer’. Intel cho ra đời bộ vi sử lý đầu tiên
của mình là 4004 vào năm 1971. Cũng trong thời điểm đó, công ty đưa ra bộ vi xử lý
8008 và vài năm sau những lời tiên đoán của Moore đã trở thành hiện thực – con chíp đã
làm một cuộc cách mạnh hoá đối với những sản phẩm như máy đếm tiền, đèn giao thông,
máy bơm xăng, hệ thống đặt vé máy bay…- những sản phẩm có rất ít ứng dụng thời đó .
Ngay khi con chip được lắp đặt, Intel đã tạo ra những phiên bản nhỏ hơn và mạnh hơn.
Đầu những năm 80, IBM bắt đầu thương lượng với Intel về việc sử dụng bộ xử lý
8088 cho một sản phẩm bí mật mới. Trước đó IBM chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của

một công ty nào khác và những chi tiết vẫn được giữ bí mật. Chỉ đến khi hợp đồng có
hiệu lực Intel mới thực sự nhận ra rằng nó đã cung cấp bộ nhớ cho dòng máy PC đầu tiên.
Mặc dù vậy, lúc đó, không công ty nào hình dung được thị truờng máy tính gia đình sẽ
phát triển như thế nào.Intel lại tiếp tục phát triển những bộ vi xử lý có chức năng cao hơn
như bộ xử lý Pentium® năm 1933 và bộ xử lý này trở nên nổi tiếng. Hiện nay, công ty đã
đưa ra bộ xử lý Pentium Extreme Edition 840 - bộ xử lý màn hình lõi kép đầu tiên trên
thế giới. Những bộ xử lý dual-core và multi-core được thiết bế bao gồm 2 hoặc nhiều lõi
(có thể thi hành lệnh một cách hoàn chỉnh) được gắn vào một bộ xử lý duy nhất có khả
năng thực hiện nhiều mệnh lệnh cùng một lúc. Khi nó được kết hợp với công nghệ
Hyper-Threading của Intel, thiết bị này tạo cho người sử dụng máy tính nhiều cơ hội để
sở hữu những sản phẩm audio, video, digital design và những trò chơi điện tử có độ phân
giải cao, âm thanh trung thực, hình ảnh 3-D.
Về sản phẩm, Intel sản xuất những con chíp, những bộ mạch, hệ thống, phần
mềm và những thiết bị truyền thông - những nhân tố cốt lõi để tạo nên kiến trúc của thế
giới hi-tech.Bộ vi xử lý là những bộ nhớ bé xíu điều khiển việc xử lý dữ liệu trung tâm
trong các máy tính cá nhân, máy chủ, trạm công tác workstation và vô số những thiết bị
điện tử khác. Intel thiết kế bộ xử lý cho những ứng dụng và những thị trường khác nhau
từ bộ xửlý Pentium 4 cho đến Intel® Celeron® dùng trong hệ thống di động và trong
những PC cao cấp. Intel là một trong những công ty đầu tiên tạo nên sự bùng nổ trong thị
trường truyền thông di động không dây. Công nghệ di động Intel® Centrino™ đã tạo ra
những dòng máy PC bé xíu, gọn nhẹ.
Từ khi thành lập năm 1968, với chỉ 12 nhân viên và hoạt động trong một toà nhà
cho thuê trên góc đường vắng California với doanh thu 2672 USD/1 năm. Ngày nay công
ty có 80 ngàn nhân viên với số tài sản lên gần 175 tỷ USD. Hiện nay, thương hiệu của
Intel được định giá là 30 tỷ USD và là thương hiệu đứng hàng thứ năm trên thế giới .
Vị trí hàng đầu của Intel có thể được coi là vào một chuỗi những bước đột phá về khoa
học và sự phát triển liên tục theo thời gian.
2. Chặng đường đầu tư vào Việt Nam
dự án bắt đầu từ năm 2001 nhưng rõ nét nhất là vào thời điểm cuối năm
2003,INTEL đã gửi phái đoàn tìm hiểu về cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực,chính sách ưu

đãi hậu cần,phương tiện chuyên chở hàng hóa,giao thông chính trị,an ninh,nhưng cuộc đ
àm phán sơ khởi đựoc tiến hành vào giữa tháng 8 năm 2005,giai đoạn thương lượng,
đông ý đầu tư và xin giấy phép keó dài từ tháng 10 năm 2005 đến đâu năm 2006
Ngày 28-2, tại TP Hồ Chí Minh, Intel - tập đoàn sản xuất chíp máy tính số một thế
giới - đã chính thức làm lễ đón nhận giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp và hoàn
thiện chip bán dẫn (ATM) tại khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.
Khi Intel quyết định vào đầu tư vào Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng nhất không phải
chỉ ở con số tổng vốn đầu tư mà 1 tỷ USD mà vấn đề cốt là “ông trùm” của một ngành
công nghệ then chốt sẽ bắt đầu đặt nền móng phát triển công nghệ cao tại một nước hầu
như còn zero trong lĩnh vực này.
Tháng 8/2002, khi chủ tịch của Intel là Craig R.Barrett đến Hà Nội, được Thủ
tướng Phan Văn Khải tiếp kiến. Nhưng sau chuyến thăm 2 ngày ngắn ngủi của ông
Barrett những thông tin đầu tư của tập đoàn này vẫn mờ mịt. Khi ấy đã có những thông
tin hành lang rằng Intel "nhòm ngó" đến khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội). Nhưng
một nguồn tin từ công ty Intel VN cho biết thì sức thu hút từ Việt Nam chưa đủ mạnh -
đặc biệt là những điều kiện về hạ tầng và các chính sách ưu đãi. Đúng 1 năm sau chuyến
thăm của Barrett đến VN, vị chủ tịch này đã đưa ra quyết định đầu tư xây dựng một cơ sở
lắp ráp và kiểm tra các sản phẩm bộ vi xử lý của Intel tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Tuy nhiên, người đứng đầu Intel VN vẫn cho biết rằng, Intel luôn đi khảo sát khắp thế
giới để tìm kiếm cơ hội đầu tư, vài ba năm lại có dự án đầu tư ở một đất nước mà họ cảm
thấy có điều kiện thuận lợi. Thật thế, sau đó Intel đã có những chuyến khảo sát khu công
nghệ cao TPHCM. Và cuối cùng Intel đã quyết định xây dựng một nhà máy lắp ráp và
kiểm định chip tại khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
II.Nh ững thuận lợi,khó kh ăn khi đầu tư vào Việt Nam
A- Thuận lợi
Theo kế hoạch ban đầu, Intel sẽ đầu tư 605 triệu USD vào Việt Nam nhưng sau
đó tập đoàn này đã quyết định nâng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD.Và nó trở thành dự án đầu
tư lớn nhất vào Việt Nam tại thời điểm lúc bấy giờ. Dự án nhà máy lắp ráp và kiểm định
(ATM) chip bán dẫn của Intel tại khu công nghệ cao thành phố HCM sẽ tăng diện tích từ
150.000 feet vuông ( 14.600m2) lên 500.000 feet vuông (46.000m2).Trước đây dự án

cớ tổng đầu tư là 605 triệu USD, giai đoạn một xây dựng nhà máy ATM là 300 triệu
USD. Đây sẽ là dự án đầu tiên và lớn nhất trong hệ thống các cơ sở lắp ráp và kiểm định
chip bán dẫn của tập đoàn Intel. Theo kế hoạch điều chỉnh tăng công suất, nhà máy sẽ
khởi công vào tháng 3/2007 và bắt đầu hoạt động vào năm 2009. Tổng nhân lực làm việc
dự kiến sẽ khoảng 4000 người thay vì 1200 người như trước đây, và chủ yếu sẽ sử dụng
nhân lực tại chỗ. Ông Brian Krzanich, phó chủ tịch tập đoàn Intel và là tổng giám đốc
phụ trách nhóm cơ sở lắp ráp và kiểm định thiết bị bán dẫn, cho biết, 500.000 feet vuông
là diện tích lý tưởng cho phép bố trí trang thiết bị lắp ráp,kiểm định theo mật độ tối ưu
hơn, và do vậy sẽ đạt sản lượng cao hơn. Nhà máy tại Việt Nam sẽ là kiểu mẫu cho các
cơ sở lắp ráp và kiểm định lớn hơn của tập đoàn Intel và sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh
của sản phẩm Intel trên thị trường.
Vậy yếu tố nào đã hấp dẫn Intel lựa chọn Việt Nam mà không phải các quốc gia khác?
Chủ tịch tập đoàn Intel, ông Craig Barret, đã đưa ra lý do cho sự lựa chọn này : “ chúng
tôi lựa chọn địa điểm này trong số 150 quốc gia khảo sát.Chúng tôi có một nhóm chuyên
tìm hiểu điều kiện, cơ hội đầu tư trên khắp thế giới. Sau khi nghiên cữu kỹ, chúng tôi lựa
chọn Việt Nam vì ở đây hội đủ tất cả các yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư của chúng tôi.
Đó là chính sách ưu đãi, nguồn lao động, cơ sơ hạ tầng. Chúng tôi xem xét tất cả các
điều kiện và kết quả rất tích cực…”
Như vậy có thể nói, việc tập đoàn Intel lựa chọn Việt Nam là kết quả của các chính sách
ưu đãi đầu tư nhằm phát triển lĩnh vực công nghệ cao cùng với chính sách phát triển các
khu công nghệ cao của Việt Nam trong những năm vừa qua.Ngoài ra kết quả đó cũng là
nhờ vào việc Việt Nam đang sở hữu một nguồn nhân lực có khả năng phát triển cao cho
các doanh nghiệp trong tương lai.
1. Chính sách ưu đãi.
Các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghệ cao thành phố
HCM sẽ được hưởng những ưu đãi :
♦ Ưu đãi về thuế:
• Thuế thu nhập doanh nghiệp :
• Thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt thời gian thực hiện dự án là 10%
• Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế

• Giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo
• Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
• Cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc
cho các dự án tại khu công nghệ cao được miễn giảm thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao để bằng mức thuế phải nộp áp dụng với người
nước ngoài có cùng mức thu nhập.
♦ Ưu đãi về sử dụng đất :
Nhà đầu tư được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời
hạn thuê đất, thuê lại đất của các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo qui định
của pháp luật
Nhà đầu tư thực hiện dự án nghiên cứu – phát triển công nghệ cao hoặc đào tạo nhân lực
khoa học – công nghệ trình độ cao được miễn tiền thuê đất theo qui định của chính phủ
♦ Vốn và tín dụng bảo lãnh :
Đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước được quĩ hỗ trợ phát triển xem xét cho
vay tín dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, được bảo lãnh vay vốn , hỗ trợ lãi suất
sau đầu tư theo qui định hiện hành.
Được hưởng ưu đãi của nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi trực tiếp xuất khẩu sản
phẩm và được áp dụng qui chế thưởng xuất khẩu theo qui định của pháp luật.
♦ Xuất, nhập cảnh, cư trú :
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư
tại khu công nghệ cao và các thành viên của họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá
trị nhiều lần với thời hạn phù hợp thời gian làm việc, hoạt động tại khu công nghệ cao.
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho các dự án đầu tư
tại khu công nghệ cao được tạo điều kiện thuận lợi về nơi cư trú, được thuê nhà, mua nhà
trong khu công nghệ cao theo qui định của pháp luật.
♦ Các qui định khác:
Áp dụng chính sách một giá về dịch vụ công do nhà nước qui định
Đối với dự án đầu tư đặc biệt quan trọng, nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi bổ sung theo
quyết định của thủ tướng chính phủ
Ban hành các chính sách khuyến khích đối với các đối tượng làm việc tại vườn ươm

doanh nghiệp trong khu công nghệ cao, các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu – phát
triển công nghệ hoạt động trong khu công nghệ cao
Nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi khác ở mức cao nhất qui định tại các văn
bản pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Với những chính sách ưu đãi ở mức cao như vậy sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho việc vận
hành và triển khai dự án một cách thuận lợi và nhanh chóng. Đặc biệt, việc được hưởng
các chính sách miễn giảm sẽ là yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận cao hơn nhất là với
một dự án có qui mô lớn như nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel. Đây cũng
chính là một trong những điểm mấu chốt cho quyết định đầu tư của tập đoàn này vào
Việt Nam.
2. Cơ sở hạ tầng.
Được mong đợi là một trong những khu công nghiệp công nghệ cao hàng đầu của Việt
Nam và châu Á, khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh mang đến cho các nhà đầu tư
cơ sở hạ tầng có chất lượng hàng đầu thế giới trong một môi trường sản xuất an toàn và
hiệu quả. Đây chính là kết quả của chính sách ưu tiên phát triển các khu công nghiêp –
công nghệ cao của Việt Nam trong những năm vừa qua.Theo đó, khu công nghệ cao
thành phố HCM đã đầu tư hàng triệuu USD cho phát triển cơ sở hạ tầng trong 300 ha đầu
và sẽ tiếp tục đầu tư nhiều triệu USD để phát triển hơn 600 ha trong giai đoạn 2 để có thể
cung cấp cho nhiều nhà đầu tư mới .Khu công nghệ cao thành phố HCM được thiết kế
với phương tiện xử lý chất thải tốt nhất nhằm biến nó trở thành một tiểu đô thị khoa học
xanh của tương lai.
 Năng lượng :
Những nhà đầu tư vào khu công nghệ cao thành phố HCM được cung cấp từ mạng
lưới điện của quốc gia và một nhà máy phát điện cùa Khu công nghệ. Nguồn điện ổn định
do 2 trạm cung cấp, công suất tối đa là 40 MA. Ngoài ra,khu công nghệ có kế hoạch xây
dựng một nhà máy điện tua bin khí làm hệ thống dự phòng, trong trường hợp mất điện sẽ
được xử lý nhanh chóng
Bên cạnh đó thì khu công nghệ cao còn kêu gọi thêm một nguồn năng lượng cung cấp
trong khu là : LPG, LNG và GN2…
Nguồn cung cấp : Công ty gas Việt Nhật, công ty Mobil Unique, Sài Gòn petro,

petrogas…( bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu)
Các công ty sẽ tư vấn, thiết kế và xây dựng bồn chứa khí trong khu công nghệ cao ,
gần các nhà máy hoặc trong các nhà máy và hệ thông đường ống dẫn khí cung cấp đến
tận nơi sản xuất của nhà đầu tư…
Khí LPG( khí đốt) được khai thác từ thiên nhiên (dầu khí) và nhập khẩu; khí GN2
được sản xuất từ không khí
Chi tiết kỹ thuật thành phần khí GN2 như sau:
Purity (độ tinh khiết) : > 99.999%
O2 ( nồng độ oxi) : < 10 ppm ( một phần triệu)
Dewpoint (điểm sương): < - 70° C
 Hệ thống cung cấp nước:
Nguồn cung cấp nước cho khu công nghệ cao lấy từ hệ thống nước máy của thành phố
HCM. Khu công nghệ cao cung cấp nước cho các nhà đầu tư thông qua hệ thông đường
ống trong khu. Hiện nay công suất thiết kế hệ thống cung cấp nước là 9500m3/ngày với
mạng lưới đường ống phân phối nước dài khoảng 21 Km. Hệ thống này thích hợp với
mọi yêu cầu của nhà đầu tư.
Nguồn cung cấp nước cho khu công nghệ cao được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành
phố cụ thể là 2 nhà máy nước Thủ Đức và Bình An. Nếu một nhà máy ngừng hoạt động,
nhà máy kia sẽ thay thế. Ngoài ra khu công nghệ cao cũng có bồn chứa dự phòng với trữ
lượng 3500m3 (giai đoạn 1).
 Tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nước :
pH = 6.7 , TSS = 8 mg/l , EC = 4.7 mS/m, DO = 6.1 mg/l, BOD = 4 mg/l
Khu công nghệ cao thành phố HCM luôn đáp ứng được những yêu cầu về nước cho hoạt
động của các nhà máy hoạt trong khu.
 Xử lý nước :
Khu công nghệ cao duy trì một chế độ nghiêm ngặt đối với các chất thải.Tiêu chuẩn nước
thải của các nhà đầu tư phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn loại A (tiểu chuẩn Việt Nam) nước
thải này mới được đưa vào nhà máy xử lý tập trung của khu. Sau đó, nước thải sẽ được
xử lý tiếp đạt tiêu chuẩn ra ngoài môi trường. Công suất nhà máy xử lý nước thải khoảng
5000m3/ngày đêm, bằng phương pháp hoá lý và sinh học theo công nghệ Hoa Kỳ. Chi

phí để khu công nghệ cao xử lý nước thải này khoảng 3800 đồng/m3 ($0.24USD/m3).
Nước thải sau khi xử lý đạt TCVN 5945 – 1995 cột A và TCVN 2001.
 Hệ thống thông tin liên lạc - viễn thông & Internet :
Tổng quan: Hạ tầng hệ thống thông tin liên lạc viễn thông & Internet của chúng tôi được
đầu tư đạt trình độ thế giới, có thể cung cấp các dịch vụ với hiệu quả chi phí và độ tin cậy
cao như:
• Mạng lưới chuyển đảo thông tin băng thông rộng
• Mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao
• Hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN) cho thành phố theo mô hình “một hệ
thống, đa dịch vụ”
• Các yếu tố đạt tiêu chuẩn :
• Truyền dữ liệu có dây & không dây
• Các dịch vụ & ứng dụng đáp ứng cho cư dân và doanh nghiệp
• An toàn & bảo mật
• Các công nghệ tiên tiến
• Các hoạt động về điều hành và quản lý
• Khả năng thao tác giữa mạng lưới của quốc gia & quốc tế
• Độ rộng dãi tần theo yêu cầu, truy cập internet tốc độ cao: ( Băng thông theo yêu cầu,
truy cập Internet tốc độ cao: ISDN, xDSL, FE/GE 100M/1000M, Internet wireless
11/22Mbps)
 Các dịch vụ và ứng dụng được cung cấp:
Các dịch vụ cơ bản (Basic services):
Voice, video, fax, short message, data, web browsing, ftp, email, web mail, news, chat,
discussion forum/message board, leased circuit, audio/video streaming, audio/video
conferencing, digital broadcasting, wireless & broadband communications and more
Các dịch vụ giá trị tăng thêm (Value - added services):
Collect call/local call forwarding/caller ID/call waiting, voice mail, voice recognition,
speech verification, VoIP, VOD, multimedia support, web/ftp/email hosting, directory
services, search, remote access, WLAN, VLAN, VPN, storage networking, virus
scanning, content delivery and more

 Các ứng dụng:
• Trung tâm dữ liệu, trung tâm gọi và nhận cuộc gọi.
• Quản trị hệ thống (status, traffic, alarm, history log, performance management,
network health)
• Quản trị tài khoản, thanh toán
• Hệ thống chăm sóc khách hàng
• Chia sẻ dữ liệu và văn bản
• Telecommuters
• Làm việc theo nhóm và cộng tác - chuẩn EDI
• Đào tạo từ xa và chuẩn đoán từ xa
• Các ứng dụng cho doanh nghiệp và người dân
• Các ứng dụng thương mại điện tử e-commerce, ứng dụng chính phủ điện tử e-
government
Có thể thấy với cơ sở hạ tầng mang tầm cỡ quốc tế như vậy , việc Intel, công ty hàng
đầu thế giới trong công nghệ chip đã chọn Việt Nam làm địa điểm đặt nhà máy như là
một hệ quả tất yếu cho những chính sách phát triển cơ sơ hạ tầng khu công nghệ cao của
chính phủ Việt Nam trong thời gian qua.
3. Nguồn nhân lực.
Theo ông Craig Barret, nhân lực chính sẽ được tuyển dụng từ chính địa phương.
Ông cho biết : “ chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giáo dục, các trường đại
học để thực hiện chương trình đào tạo nhân lực. Nguồn nhân lực chủ chốt trong nhà máy
Intel sẽ là người tại chỗ”.
Intel dự định sẽ tuyển dụng 4000 lao động làm trong lĩnh vực công nghệ cao ở nhà
máy lắp ráp và kiểm định chip máy tính. Hiện tại, Intel đã có 40 nhân viên (trong đó có
22 người Việt) chủ yếu làm các công việc văn phòng như nhân sự tài chính kế toán. Theo
lộ trình tuyển dụng thì năm 2007, Intel sẽ tuyển 80 nhân viên Việt Nam và khoảng 10
người nước ngoài cũng là các nhân viên làm việc văn phòng và chuyên môn sâu như kỹ
sư xây dựng, tài chính, nhân sự, an toàn lao động, mua sắm…
Năm 2008 sẽ là thời điểm tuyển dụng nhiều nhất vì nhà máy sẽ hoàn tất vào cuối
năm và hoạt động vào giữa năm 2009. Dự kiến sẽ nâng số nhân viên lên 1000 người vào

năm này. Từ năm 2009 – 2011 hoặc 2012 sẽ là 3000 người còn lại . Trong 4000 nhân
viên thì có khoảng 2500 đến 3000 lao động phổ thông làm việc tại nhà máy, tốt nghiệp
trường nghề 2 năm, cao đẳng và cả trung học phổ thông. Hơn 1000 nhân viên còn lại làm
công việc văn phòng và chuyên môn sâu.
Intel cũng đưa ra những tiêu chuẩn khá cao đối với lao động được tuyển dụng. Intel
chủ yếu tuyển dụng những lao động có chuyên môn dựa trên máy tính như chuyên viên
phần cứng, tự động hoá, vật liệu. Các hoạt động của Intel đều được tự động hoá nên lao
động cần biết sử dụng máy tính để làm việc , có thể đọc và hiểu các qui trình làm cũng
như vận hành máy móc.
Do vậy có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ là một trong những điểm quan
trọng khi xem xét quyết định đầu tư của Intel. Tuy Việt Nam là một nước được đánh giá
là lao động có trình độ thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực nhưng bù lại Việt
Nam lại có chi phí lao độ thấp hơn các quốc gia khác. Đặc biệt, phần lớn lao động Việt
Nam còn đang ở độ tuổi rất trẻ, khả năng tiếp thu và học hỏi lớn, cộng với các chính sách
phát triển giáo dục của Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đây sẽ là
lực lương lao động rất có tiềm năng trong tương lai. Ông Craigh Barret còn cho rằng lao
động Việt Nam có trình độ học vấn, có tay nghề kỹ thuật cao, đủ sức đảm đương những
phần việc quan trọng trong nhà máy sản xuất của Intel.
Ngoài 3 yếu tố đặc biệt quan trọng như ở trên thì việc tập đoàn Intel lựa chọn Việt
Nam cũng là nhờ những nỗ lực của đại diện chính phủ Việt Nam trong các cuộc đàm
phán, tiếp xúc cấp cao cũng như việc đưa ra các đối sách để thu hút Intel đầu tư vào Việt
Nam.
Việc Intel đầu tư vào Việt Nam sẽ là cơ hội mới cho Việt Nam.Bởi một khi Intel
vào Việt Nam được thì các công ty công nghệ cao khác cũng sẽ vào, điều đó có nghĩa là
Việt Nam đang có cơ hội lớn để tiếp cận nhanh hơn với công nghệ cao, cả về điện tử,
viễn thông, tin học, sinh học, cơ khí chính xác cho đến công nghệ nano. Vì thế, Intel chọn
VN để đầu tư là một bước ngoặt và đây là dấu hiệu của một thời kỳ phát triển bền vững
với tốc độ không ngừng tăng của kinh tế Việt Nam.
4. Chính trị ổn đ ịnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
Liên tục từ năm 1991 cho đến nay Việt Nam đều duy trì được sự tăng trưởng GDP liên

tục với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Cụ thể là: năm 1990 (5,09%); 1991 (5,81%);
1992 (8,7%); 1993 (8,08%); 1994 (8,83%); 1995 (9,54%); 1996 (9,34%); 1997 (8,15%);
1998 (5,76%); 1999 (4,77%); 2000 (6,79%); 2001 (6,89%); 2002 (7,08%);2003 (7,26%);
2004 (7,96%); 2005 (8,43%); 2006 (8,17%, kế hoạch là 8,0%) và năm nay 2007 dự báo
có thể vượt mức kế hoạch như đã định (trên 8,5%).
cùng với tăng trưỏng kinh t ế với t ốc độ cao và ổn định Việt Nam còn đựoc đánh gía
là đi ểm đến an toàn nhát với bầu không khí chính trị ổn định,thể chế thống nhất đảng và
nhân dân cùng chung vai xây dựng đất nước
B-Khó Khăn
Còn nhiều bất cập trong quản lý hành chính
Hệ thống ƯĐĐT hiện tại ở Việt Nam vẫn còn phức tạp.
Tính hiệu quả của hệ thống ƯĐĐT thấp
hê thống luật pháp còn nhiều k ẽ h ở,chồng chéo,chưa nhất quán
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn kém so với các nước phát triển trên thế
giới,thu nhập bình quân đầu người còn thấp
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua dự án đầu tư của Intel, chúng ta đã thu được một bài học quí
trong việc kêu gọi đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia. Các công ty đa quốc
gia khi tiến hành khảo sát đầu tư thường rất chú trọng đến các chính sách ưu
đãi của chính phủ, điều kiện cơ sơ hạ tầng nơi tiến hành đầu tư cũng như
nguồn nhân lực tại chỗ…Do vậy để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thành
một địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập
đoàn đa quốc gia thì chúng ta cần phải có những chính sách phù hợp:
Chính sách ưu đãi đầu tư : chúng ta cần có những chính sách hấp dẫn
hơn nữa nhằm tạo nên sự khác biệt với các quốc gia trong khu vực tuy nhiên
vẫn phải đảm bảo lợi ích của quốc gia
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng : cần có tầm nhìn chiến lược lâu
dài trong việc đưa ra các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho
đầu tư và phát triển kinh tế, các chính sách này cần nhanh chóng đáp ứng
được những yêu cầu đòi hỏi trước mắt của hoạt động đầu tư cũng như phải

tạo ra vị thế cạnh tranh lâu dài của Việt Nam trong tương lai.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực : nhân lực là nhân tố quan trọng
giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, chúng ta cần có những
chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn trong đó quan trọng nhất là
cần tập trung nâng cao trình độ cho người lao động.
Tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi chính là nhân tố giúp thúc đẩy
nhanh chóng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
m
3.
4.
5.
6.
7.
8.
cat_id=473
9.
cat_id=428&news_id=184
10.
cat_id=428&news_id=182
11.
cat_id=428&news_id=183
12.
cat_id=428&news_id=185
13.
Object=20954872&News_ID=15154261
14.
15.

slgroup=all&page=2&id=4&news=2712&txt_search=intel
Cùng
một số sách báo tạp trí và tài liệu khác

×