Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC CÔNG TY CP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.21 KB, 16 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 169

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC CÔNG TY CP NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH
Ths. Chu Thị Thu Thủy
Khoa Kinh tế - Quản lý
Email:
Tóm tắt: Quản trị vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động tài
chính của các doanh nghiệp. Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị
vốn lưu động và khả năng sinh lời của công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
niêm yết trên HOSE. Phương pháp nghiên cứu định lượng đã được sử dụng để kiểm tra các
giả thuyết nghiên cứu đặt ra với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16. Nghiên cứu đã sử dụng
mẫu 97 quan sát của 97 công ty ngành chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE trong năm 2012.
Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy
OLS. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra có mối tương quan giữa quản trị vốn lưu động và khả
năng sinh lời. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan mạnh giữa t lệ đầu tư vào
tài sản tài chính, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời. Tuy nhiên, nghiên
cứu không chỉ ra được mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.
1. Giới thiệu
Vốn lưu động được ví như "dòng máu tuần hoàn trong cơ thể", do đó quản trị tốt vốn
lưu động là một trong những nhân tố sống còn đối với các công ty. Quản trị vốn lưu động liên
quan đến việc sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động ở mức hợp lý nhằm cung cấp
đủ tiền cho công ty để đảm bảo chi trả nghĩa vụ nợ ngắn hạn và các chi phí hoạt động. Tuy
nhiên, với những công ty vì mục tiêu lợi nhuận, khi đưa ra quyết định tài chính bao giờ cũng
hướng đến khả năng sinh lời (để nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho công ty và tối đa hoá giá trị
công ty), do đó mục tiêu của quản lý vốn lưu động là kiểm soát nguồn lực tài chính ngắn hạn
để đảm bảo tương thích giữa khả năng sinh lời và rủi ro của công ty (Ricci& Vito, 2000).


Điều này đặt ra một câu hỏi nghiên cứu cho tác giả “Liệu quản lý vốn lưu động có tác động
đến khả năng sinh lời của các công ty cổ phần công nghiệp chế biến chế tạo niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh?”. Tác giả tiến hành nghiên cứu điển
hình các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố HCM. Để trả lời câu hỏi này thì mục tiêu của nghiên cứu đặt ra là:
 Tìm kiếm mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và và khả năng sinh lời đối với
các các công ty cổ phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam:
 Tìm kiếm tác động của các hoạt động quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời
 Tìm kiếm mối quan hệ giữa hai mục tiêu khả năng thanh toán và khả năng sinh lời
của các công ty cổ phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên TTCK VN
 Tìm kiếm mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và quy mô công ty cổ phần công
nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên TTCK VN
 Tìm kiếm mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ và khả năng sinh lời
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 170

 Đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của
các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Quản trị vốn lưu động được nghiên cứu với rất nhiều tác giả khác nhau và trong các
ngữ cảnh khác nhau:
Kulkanya Napompech (2012) xem xét tác động của quản trị vốn lưu động lên khả
năng sinh lời bằng cách sử dụng phân tích hồi quy trên mẫu gồm 255 công ty niêm yết trên
TTCK Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. Kết quả của nghiên cứu đã tìm
ra mối quan hệ âm giữa thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thời gian quay vòng
hàng tồn kho, thời gian quay vòng khoản phải thu và thời gian luân chuyển vốn bằng tiền
trung bình. Do đó, nghiên cứu gợi ý đối với các nhà quản lý nên tăng khả năng sinh lời bằng
cách giảm thời gian luân chuyển vốn bằng tiền, giảm thời gian quay vòng hàng tồn kho và

phải thu khách hàng, tuy nhiên không nên hoãn các khoản nợ phải trả. Trong nghiên cứu của
tác giả cũng nhận thấy yếu tố ngành có ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Để kiểm tra tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng thanh khoản (liquidity)
và khả năng thanh toán (solvency) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì James Sunday (2011)
sử dụng số liệu của các công ty Nigeria, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty nhỏ có tình
trạng tài chính yếu vì họ phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng thương mại cho dòng hoạt
động hàng ngày.
Singh và Asress (2011) cũng kiểm tra mức độ tác độ của khả năng thanh toán đến khả
năng sinh lời trên mẫu 449 công ty sản xuất niêm yết trên TTCK Ấn Độ trong giai đoạn từ
1999 đến 2008. Trong đó biến phụ thuộc là nhu cầu về vốn lưu động và biến độc lập là chi phí
hoạt động, chu kỳ kinh doanh và điểm hoà vốn với việc sử dụng kiểm tra Anova một chiều, so
sánh trung bình nhiều chiều và kiểm tra t-test đã chỉ ra rằng một công ty có vốn lưu động phù
hợp cho hoạt động hàng ngày sẽ có hiệu quả cao hơn một công ty có vốn lưu động thấp hơn
nhu cầu hàng ngày, do đó Singh và Asress đưa ra kiến nghị đối với các công ty này là nên để
vốn lưu động đủ để tác động dương đến khả năng sinh lời cũng như quản lý vốn lưu động
hàng ngày để tránh nguy cơ phá sản.
Abdul RahemKulkanya Napompechvà Mohamed Nasr (2007) nghiên cứu mối quan hệ
tác động giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời thông qua nghiên cứu mẫu gồm 94
công ty niêm yết trên TTCK Karachi trong giai đoạn 6 năm từ năm 1999 đến năm 2004.
Trong nghiên cứu này hai ông sử dụng các thước đo thời gian thu nợ trung bình, thời gian lưu
kho trung bình, thời gian trả nợ trung bình và khả năng thanh toán ngắn hạn để đo lường biến
độc lập khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời hoạt động để đo lường khả năng sinh lời. Các
biến kiểm soát trong mô hình này là tỷ số nợ, quy mô của công ty (đo lường bằng logarit của
tổng tài sản) và đòn bẩy tài chính. Phương pháp mà nghiên cứu này sử dụng là phương pháp
phân tích hồi quy tương quan Pearson. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra có mối tương quan
mạnh giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời, đây là mối quan hệ ngược chiều. Và
trong nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô công ty và khả năng sinh
lời, mối quan hệ ngược chiều giữa việc sử dụng nợ và khả năng sinh lời. Tuy nhiên hạn chế
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I


Trường Đại học Thăng Long 171

của nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến hàng tồn kho và phải thu khách hàng mà chưa đề cập
đến các tài sản khác có tính thanh khoản cao như tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn.
Eljelly (2004) kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời
trong đó khả năng thanh toán được đo lường bằng khả năng thanh toán ngắn hạn và thời gian
quay vòng của tiền mặt trên một mẫu là các công ty niêm yết của Saudi Arabia. Sử dụng phân
tích hồi quy tương quan nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối tương quan ngược chiều giữa khả
năng sinh lời và mức khả năng thanh toán. Mối tương quan này được thể hiện rõ hơn trong
các công ty có hệ số khả năng thanh toán cao và thời gian quay vòng tiền dài, tuy nhiên trong
các công ty này thì cũng có bằng chứng chỉ ra rằng thời gian quay vòng của tiền ảnh hưởng
mạnh hơn so với khả năng thanh toán ngắn hạn. Hai nhân tố khả năng thanh toán ngắn hạn và
thời gian quay vòng của tiền ảnh hưởng mạnh đến những ngành có xu hướng sử dụng vốn như
sản xuất và nông nghiệp, tuy nhiên thời gian quay vòng của tiền lại không có ảnh hưởng đối
với những ngành sử dụng nhiều lao động như ngành dịch vụ. Trong nghiên cứu này cũng chỉ
ra rằng quy mô công ty có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của một số lĩnh vực kinh tế nhưng
không phải trên toàn bộ mẫu. Cuối cùng kết quả của nghiên cứu khá vững chắc qua các giai
đoạn.
Marc Deloof (2003) chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận hoạt động và thời
gian lưu kho, thời gian thu nợ và thời gian trả nợ của 1009 các công ty lớn phi tài chính trong
giai đoạn 1992 – 1996 của Bỉ. Deloof sử dụng phương pháp hồi quy tương quan Peason phân
tích mối quan hệ.
Ghost và Maji (2003) đã thử kiểm tra hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty
xi măng của Ấn Độ trong giai đoạn 1992-1993 và 2001 và 2002. Để đo lường hiệu quả của
quản lý vốn lưu động, nghiên cứu này sử dụng tỷ số quản lý vốn lưu động gồm hiệu quả hoạt
động, lợi ích và hiệu quả tổng thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả quản lý vốn lưu động của
các công ty xi măng của Ấn độ kém.
Shin và Soenen (1998) đã nhấn mạnh rằng quản lý vốn lưu động hiệu quả vô cùng
quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông. Phương pháp quản lý vốn lưu động ảnh

hưởng đến cả khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời. Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh
doanh, khả năng sinh lời và lợi vốn được kiểm tra thông qua mô hình hồi quy tương quan. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa chu kỳ kinh doanh và khả
năng sinh lời, mặt khác một công ty có chu kỳ kinh doanh ngắn thì lợi vốn cao.
Với tất cả các nghiên cứu trên đã đặt nền tảng cho nghiên cứu của tác giả về quản lý
vốn lưu động và các thành phần của quản lý vốn lưu động.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ trang web của sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh năm 2012. Số liệu nghiên cứu được tính toán từ các báo cáo tài chính
của 97 công ty cổ phần niêm yết trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 172

3.2 Biến
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến nghiên cứu đã được kiểm tra ở các
nghiên cứu trước. Tuy nhiên tác giả sử dụng thêm biến mới đó là biến tỷ lệ sở hữu Nhà nước
đối với các công ty( State) Tất cả các biến này được sử dụng để kiểm tra giả thuyết nghiên
cứu của tác giả, bao gồm biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát.
- Biến phụ thuộc: Khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ suất sinh lời hoạt động
(Net operating profitability-NOP).
NOP = (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán)/(Tổng tài sản –Tài sản tài chính)
- Biến độc lập: gồm thời gian luân chuyển vốn bằng tiền (Cash Coversion cycle –
CCC), khả năng thanh toán ngắn hạn (CR), cụ thể là:
o Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền: Là khoảng thời gian trung bình kể từ khi
công ty chi tiền đến khi công ty thu được tiền. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền là thước
đo hiệu quả của quản lý vốn lưu động.

CCC = ACP + ICP – APP
ACP: thời gian quay vòng khoản phải thu khách hàng
ACP = 360*Phải thu khách hàng trung bình/Doanh thu thuần
ICP: Thời gian quay vòng hàng tồn kho
ICP = 360* Hàng tồn kho trung bình/Giá vốn hàng bán
APP: Thời gian quay vòng khoản phải trả

APP

=
360*(Phải trả người bán trung bình + Phải trả công nhân viên +
Thuế phải trả trung bình)
Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý

o Khả năng thanh toán ngắn hạn: được tính toán bằng Tổng tài sản ngắn hạn chia
cho nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và tài
sản ngắn hạn (một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn)
- Biến kiểm soát gồm: Quy mô công ty được đo lường bằng logarit doanh thu
(SIZE), Tỷ số nợ (DE), tài sản tài chính/tổng tài sản (FATA) và tỷ lệ sở hữu Nhà nước
(STATE)
3.3 Giả thuyết kiểm định
Thứ nhất, mục tiêu cơ bản của quản lý vốn lưu động là quản lý tài sản ngắn hạn, các
khoản nợ của doanh nghiệp và duy trì một lượng vốn lưu động được ở mức độ hiệu quả
nhất.Theo Smith (1980) đề cập đến việc quản lý vốn lưu động đóng vai trò hết sức quan trọng
vì nó tác động tới khả năng sinh lời cũng như rủi ro của doanh nghiệp. Trong khi đó, theo Van
Horne và Wachowicz (2004) chỉ ra rằng: nếu dự trữ quá nhiều tài sản ngắn hạn sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến lợi nhuận của công ty hoặc nếu giữ tài sản ngắn hạn ở mức độ quá thấp sẽ dẫn
đến tính thanh khoản thấp hơn gây ra những khó khăn trong việc duy trì hoạt động của doanh
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I


Trường Đại học Thăng Long 173

nghiệp được liên tục. Do đó, dựa trên hai cơ sở lý luận trên, giả thuyết đầu tiên của nghiên
cứu này được phát triển như sau: Giả thuyết 1:
Ho: Không có mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động hiệu quả và khả năng sinh lời
của các công ty cổ phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
H1: Có mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động hiệu quả và khả năng sinh lời của các
công ty cổ phần cổ phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết HOSE. Những công ty quản
trị vốn lưu động hiệu quả có khả năng sinh lời cao và ngược lại
Thứ hai, chủ nợ của công ty luôn luôn muốn các công ty giữ tài sản ngắn hạn cao hơn
mức của các khoản nợ ngắn hạn bởi vì họ muốn bảo vệ tiền của mình.Nếu doanh nghiệp mà
họ cho vay có tài sản ngắn hạn nhiều hơn nợ ngắn hạn thì họ sẽ yên tâm hơn.Mặt khác, các
nhà quản lý của doanh nghiệp không nghĩ như vậy, rõ ràng là mỗi người quản lý muốn trả nợ
đến hạn nhưng họ cũng biết rằng sự vượt quá của tài sản ngắn hạn có thể gây tốn kém và sinh
ra các khoản nhàn rỗi. Ví dụ, lượng hàng tồn kho ở mức cao sẽ làm tăng chi phí kho. Do đó,
hơn là giữ tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu), các nhà
quản lý muốn giữ mức tối ưu của tài sản ngắn hạn, đến một mức là đủ để thực hiện các khoản
nợ ngắn hạn. Và cũng có các nhà quản lý muốn đầu tư nhiều tiền hơn để thu được lợi nhuận
hoặc là họ chọn các khoản đầu tư dài hạn, như đầu tư vào các công ty con (bằng vốn cổ phần).
Như vậy, các nhà quản lý phải lựa chọn giữa hai thái độ cực đoan, hoặc là họ sẽ chọn các
khoản đầu tư dài hạn, với lợi nhuận cao tức là thanh khoản thấp hoặc là lựa chọn đầu tư ngắn
hạn với lợi nhuận thấp tức là lợi nhuận thấp và tính thanh khoản cao. Vậy giả thuyết thứ hai
là:
Ho: Không có mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của các
công ty cổ phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
H1: Có mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty
cổ phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
Thứ ba, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng lợi nhuận có thể có một mối quan hệ với quy
mô của công ty (tính theo hàm logarit của doanh thu hoặc theo hàm logarit của tổng tài sản).
Quy mô công ty có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và do đó cũng ảnh hưởng tới lợi

nhuận của công ty. Chẳng hạn, các công ty lớn có thể mua hàng tồn kho với số lượng lớn để
được giảm giá hay được hưởng chiết khấu từ nhà cung cấp. Hơn nữa, các công ty có quy mô
lớn có thể nhận được các điều khoản tín dụng ưu đãi từ các nhà cung cấp (thời gian tín dụng
dài hơn). Ngoài ra, các công ty có quy mô lớn thường có những chính sách quản lý thích hợp,
chặt chẽ, kịp thời để thu được hiệu quả sinh lời tốt nhất. Do đó, từ những cơ hội trên, các công
ty có quy mô lớn có lợi hơn so với các công ty có quy mô nhỏ trong việc tận dụng được hết
các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận. Vậy giả thuyết 3 tác giả kiểm định là:
Ho: Không có mối quan hệ giữa quy mô công ty và khả năng sinh lời của các công ty
cổ phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
H1: Có mối quan hệ giữa quy mô công ty và khả năng sinh lời của các công ty cổ
phần công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
Thứ tư, tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tỷ số nợ.Khi nhu cầu vốn
cho đầu tư khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ thì doanh nghiệp quyết định tài trợ
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 174

cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay (hay doanh nghiệp sử dụng “đòn bẩy tài
chính”).Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ
gốc này.Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản
cao hơn lãi suất vay nợ. Theo Deloof(2003) khi“đòn bẩy tài chính” của các công ty tăng lên,
nó sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp nên giả thuyết thứ 4 được đưa
ra là:
Ho: Không có mối quan hệ giữa t số nợ và khả năng sinh lời của các công ty cổ phần
công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
H1: Có mối quan hệ giữa t số nợ và khả năng sinh lời của các công ty cổ phần công
nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE
Thứ năm,
3.4 Mô hình nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với phương trình như sau:



Trong đó:
NOP: Tỷ lệ sinh lời hoạt động
CCC: Thời gian luận chuyển vốn bằng tiền
CR: Khả năng thanh toán
Log(Sale): Quy mô công ty
(FATA): Tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản
DE: Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
3.5 Phương pháp nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp là thống kê mô tả và phân tích định
lượng.
3.5.1 Thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là bước đầu tiên trong nghiên cứu, thống kê mô tả giúp tác giả nhận
thấy đặc điểm chung trong các số liệu chi tiết. Để làm được điều này, tác giả sử dụng phần
mềm SPSS.
3.5.2 Phân tích định lượng:
Trong phân tích định lượng tác giả sử dụng hai phương thức là mô hình tương quan,
cụ thể là hệ số tương quan Pearson để đo lường mức độ liên kết (tác động) giữa các biến với
nhau. Sau đó sử dụng phân tích hồi quy để đo lường mối quan hệ giữa biến khả năng sinh lời
và khả năng thanh khoản cũng như các biến được chọn khác.
4. Kết quả nghiên cứu và phân tích
4.1 Phân tích thống kê mô tả
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 175

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Descriptive Statistics


N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
NOP
97
5998
.5995
.197784
.1924862
CCC
97
-2.5332E3
721.9961
1.263905E2
295.8306844
CR
97
.4009
10.1947
1.907223E0
1.6231345
D/E
97
-1.3355
7.1871
1.563536E0
1.4561321
Size

97
4.8100
7.4200
6.016907E0
.4942995
FATA
97
.0000
2.1117
.096168
.2406245
ACP
97
1.2656
505.0036
6.631621E1
73.4506876
ICP
97
21.4834
980.9032
1.374075E2
121.5459504
APP
97
3.0000
141.6196
4.009267E1
25.2880816
Valid N (listwise)

97




Nguồn: SPSS16 chiết xuất từ số liệu báo cáo tài chính được công bố năm 2012
Qua bảng thống kê mô tả (Bảng 4.1) có thể nhận thấy rằng tổng số quan sát là 97. Tỷ
suất sinh lời hoạt động (NOP) xoay xung quanh giá trị trung bình là 19,54%, giá trị trung bình
của các biến gồm thời gian quay vòng tiền trung bình (CCC), khả năng thanh toán ngắn hạn
(CR), đòn bẩy tài chính (D/E), Quy mô công ty, tỷ số tài sản tài chính (FATA) lần lượt là
126,39 ngày, 1,907 lần, 1,56 lần, 6,01 và 9,6%.
4.2 Phân tích định lượng
4.2.1. Phân tích hệ số tương quan Pearson
Bảng 4.2. chỉ ra mối quan hệ tương quan giữa các biến, cụ thể: Khả năng sinh lời hoạt
động (NOP) có mối quan hệ ngược chiều với thời gian quay vòng của tiền (CCC), thời gian
thu nợ (ACP) và thời gian quay vòng hàng tồn kho (ICP) nhưng có mối quan hệ cùng chiều
với thời gian trả nợ và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Điều này chỉ ra rằng nếu
sản phẩm được bán nhanh hơn, thu tiền từ khách hàng hiệu quả hơn có tác động đến khả năng
sinh lời của công ty. Mặt khác, cũng có thể nhận thấy rằng, trong thời kỳ khủng hoảng như
hiện nay, việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty và chiếm dụng vốn tạm thời của
những nguồn vốn không mất chi phí tài chính (lãi vay) như phải trả nhà cung cấp, thuế và các
khoản phải trả người lao động cũng tác động đến khả năng sinh lời của các công ty ngành
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 176

công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh. Từ các tổng hợp trên, có thể nhận thấy rằng thời gian quay vòng tiền và khả năng thanh
toán có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.


Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 177

Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan
Correlations


NOP
CCC
CR
D/E
Size
FATA
ACP
ICP
APP
NOP
Pearson Correlation
1
131
.209
*

263
**

.220
*


239
*

343
**

064
.001
Sig. (2-tailed)

.201
.040
.009
.030
.019
.001
.533
.989
CCC
Pearson Correlation
131
1
.054
.014
.058
154
.241
*


436
**

.282
**

Sig. (2-tailed)
.201

.597
.893
.571
.132
.018
.000
.005
CR
Pearson Correlation
.209
*

.054
1
327
**

035
.054
089
008

170
Sig. (2-tailed)
.040
.597

.001
.731
.598
.387
.939
.096
D/E
Pearson Correlation
263
**

.014
327
**

1
.239
*

297
**

084
.065
.097

Sig. (2-tailed)
.009
.893
.001

.019
.003
.413
.526
.346
Size
Pearson Correlation
.220
*

.058
035
.239
*

1
190
261
**

340
**

106
Sig. (2-tailed)

.030
.571
.731
.019

.063
.010
.001
.299
FAT
A
Pearson Correlation
239
*

154
.054
297
**

190
1
.293
**

.160
027
Sig. (2-tailed)
.019
.132

.598
.003
.063

.004
.117
.793
ACP
Pearson Correlation
343
**

.241
*

089
084
261
**

.293
**

1
.212
*

.403
**


Sig. (2-tailed)
.001
.018
.387
.413
.010
.004

.037
.000
ICP
Pearson Correlation
064
436
**

008
.065
340
**

.160
.212
*

1
.198
Sig. (2-tailed)
.533
.000

.939
.526
.001
.117
.037

.052
APP
Pearson Correlation
.001
.282
**

170
.097
106
027
.403
**

.198
1
Sig. (2-tailed)
.989
.005
.096
.346
.299
.793
.000

.052

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 178

Correlations


NOP
CCC
CR
D/E
Size
FATA
ACP
ICP
APP
NOP
Pearson Correlation
1
131
.209
*

263
**

.220

*

239
*

343
**

064
.001
Sig. (2-tailed)

.201
.040
.009
.030
.019
.001
.533
.989
CCC
Pearson Correlation
131
1
.054
.014
.058
154
.241
*


436
**

.282
**

Sig. (2-tailed)
.201

.597
.893
.571
.132
.018
.000
.005
CR
Pearson Correlation
.209
*

.054
1
327
**

035
.054
089

008
170
Sig. (2-tailed)
.040
.597

.001
.731
.598
.387
.939
.096
D/E
Pearson Correlation
263
**

.014
327
**

1
.239
*

297
**

084
.065

.097
Sig. (2-tailed)
.009
.893
.001

.019
.003
.413
.526
.346
Size
Pearson Correlation
.220
*

.058
035
.239
*

1
190
261
**

340
**

106

Sig. (2-tailed)
.030
.571
.731
.019

.063
.010
.001
.299
FAT
A
Pearson Correlation
239
*

154
.054
297
**

190
1
.293
**

.160
027
Sig. (2-tailed)
.019

.132
.598
.003
.063

.004
.117
.793
ACP
Pearson Correlation
343
**

.241
*

089
084
261
**

.293
**

1
.212
*

.403
**


Sig. (2-tailed)
.001
.018
.387
.413
.010
.004

.037
.000
ICP
Pearson Correlation
064
436
**

008
.065
340
**

.160
.212
*

1
.198
Sig. (2-tailed)
.533

.000
.939
.526
.001
.117
.037

.052
APP
Pearson Correlation
.001
.282
**

170
.097
106
027
.403
**

.198
1
Sig. (2-tailed)
.989
.005
.096
.346
.299
.793

.000
.052

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Nguồn: SPSS16l chiết xuất từ số liệu báo cáo tài chính năm 2012
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 179

4.2.2. Phân tích hồi quy
Để xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời, nghiên cứu
ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Các biến độc lập bao gồm khả năng thanh toán (CR),
thời gian quay vòng tiền (CCC), quy mô công ty (size), đòn bẩy tài chính (DE) và tỷ số tài sản
tài chính (FATA).
Mô hình 1:


Bảng 4.3. Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
1
.540
a

.292

.253
.1663876
a. Predictors: (Constant), FATA, CR, CCC, Size, D/E

ANOVA
b

Model
Sum of
Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
1.038
5
.208
7.496
.000
a

Residual
2.519
91
.028


Total

3.557
96



a. Predictors: (Constant), FATA, CR, CCC, Size, D/E


b. Dependent Variable: NOP




Coefficients
a

Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 180


1
(Constant)
325
.214

-1.515
.133
CCC
.000
.000
200
-2.236
.028
CR
.015
.011
.122
1.307
.195
D/E
051
.013
384
-3.849
.000
Size
.103
.036
.263
2.870

.005
FATA
272
.075
340
-3.606
.001
a. Dependent Variable: NOP




Thông qua bảng kết quả hồi quy trên nhận thấy rằng mô hình 1 giải thích được 29,2%
sự thay đổi của khả năng sinh lời, mặt khác với Pvalue rất nhỏ nên mô hình có ý nghĩa về mặt
thống kê. Hay nói cách khác quản trị vốn lưu động có tác động đến khả năng sinh lời của các
công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh. Công ty có thời gian quay vòng tiền càng ngắn thì khả năng sinh lời
càng cao. Cụ thể mức độ tác động của các biến là:
Hệ số hồi quy của thời gian quay vòng tiền âm (-) và có ý nghĩa thống kê (hay ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời) có ngụ ý rằng khi thời gian quay vòng tiền tăng 1 ngày
sẽ làm tỷ suất sinh lời hoạt động giảm 0,016%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quy mô công ty có mối quan hệ cùng chiều với khả năng
sinh lời và có ý nghĩa thống kê (P-value = 0,005<5%). Điều này chứng tỏ rằng, khi quy mô
công ty tăng khả năng mở rộng thị trường cao, khả năng quản lý chi phí tốt hơn làm cho lợi
nhuận gia tăng.
Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh được khả năng thanh toán có tác động đến
khả năng sinh lời của công ty với mức ý nghĩa 5% hoặc 10%.
Tỷ số đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời (tỷ số hoạt
động) và có tác động đáng kể với P value =0.000<5%. Khi tỷ số nợ tăng 1% sẽ làm cho NOP
giảm tương ứng là 5,1%.

Ngoài ra, tỷ số tài sản tài chính cũng có tác động mạnh đến khả năng sinh lời của công
ty tại mức ý nghĩa 5%. Khi tỷ số tài sản tài chính tăng 1% sẽ dẫn đến giảm NOP lên tới
27,2%, điều này có thể lý giải rằng với tình trạng nền kinh tế khủng hoảng như năm 2012, thị
trường chứng khoán liên tục rớt giá và nguồn vốn của công ty là có hạn, do đó khi tăng đầu tư
vào các tài sản tài chính thì giảm vốn đầu tư vào các tài sản sản xuất và các hoạt động kinh
doanh chính nên sẽ làm cho NOP giảm mạnh.
Để xem xét quản lý từng thành phần của vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào
đến khả năng sinh lời làm cơ sở đưa ra những kiến nghị đối với nhà quản lý, nghiên cứu
bổ sung thêm ba mô hình như sau:
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 181

Mô hình 2: Trong mô hình này vẫn sử dụng các biến như mô hình 1 song thay biến CCC
(thời gian quay vòng tiền) bằng biến ACP (Thời gian quay vòng khoản phải thu).


Bảng 4.4. Tác động của quản trị VLĐ đến khả năng sinh lời (Mô hình
2) Coefficients
a

Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error

Beta
1
(Constant)
159
.222

716
.476
CR
.010
.011
.085
.912
.364
D/E
050
.013
377
-3.809
.000
Size
.079
.036
.203
2.181
.032
FATA
196
.077
246

-2.566
.012
ACP
.000
.000
242
-2.558
.012
a. Dependent Variable: NOP




Khi thay thế thời gian quay vòng của tiền bằng thời gian quay vòng khoản phải thu
khách hàng thì mô hình giải thích được 30,3% (R-square = 0,303) và có ý nghĩa thống kê (P
value = 0.000 < 5%). Thời gian quay vòng khoản phải thu có mối quan hệ ngược chiều với
khả năng sinh lời, hay nói cách khác khi công ty quản lý khoản phải thu khách hàng hiệu quả
hơn thì khả năng sinh lời của các công ty này sẽ gia tăng.
Mô hình 3


Bảng 4.5 Tác động của quản trị VLĐ đến khả năng sinh lời (Mô hình 3)
Coefficients
a

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 182

Model

Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
442
.240

-1.844
.068
CR
.013
.011
.106
1.116
.268
D/E
053
.014
404
-3.894
.000
Size
.116

.039
.298
2.985
.004
FATA
261
.077
326
-3.392
.001
ICP
.000
.000
.117
1.190
.237
a. Dependent Variable: NOP




Trong mô hình này, các biến trong mô hình vẫn giữ nguyên chỉ thay thế biến thời gian
quay vòng của tiền thành thời gian quay vòng hàng tồn kho. Nghiên cứu này chỉ ra thời gian
quay vòng hàng tồn kho có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời, tuy nhiên không có
ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%.
Mô hình 4:

Bảng 4.6 Tác động của quản trị VLĐ đến khả năng sinh lời (Mô hình 4)
Coefficients
a


Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
376
.227

-1.656
.101
CR
.015
.011
.123
1.272
.207
D/E
051
.014
385
-3.767
.000

Size
.104
.037
.267
2.820
.006
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 183

FATA
245
.076
307
-3.216
.002
APP
.001
.001
.080
.862
.391
a. Dependent Variable: NOP




Trong mô hình 4, các biến giữ nguyên và chỉ thay thế bằng biến thời gian trả nợ, tuy
nhiên tại mức ý nghĩa 10% thì thời gian trả nợ cũng không có tác động đến khả năng sinh lời
của các công ty ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

thành phố Hồ Chí Minh.
5. Kết luận
Kết quả của nghiên cứu cũng giống như các nghiên cứu trước đề cập đến và đã phân
tích tác động của quản trị vốn lưu động đến các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng chỉ có tăng khả năng quản lý khoản phải thu khách hàng trong các công ty này mới gia
tăng được khả năng sinh lời, hay thời gian thu nợ càng ngắn thì khả năng sinh lời càng cao.
Điều này có thể lý giải rằng nếu công ty thu hồi nợ tốt thì vốn đưa vào đầu tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh càng nhanh, giảm được các chi phí cơ hội và tăng hiệu quả hoạt động.
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy đòn bẩy tài chính, quy mô công ty và tỷ số tài sản tài
chính có tác động mạnh đến khả năng sinh lời của các công ty này, do đó các công ty cần phải
chú ý trong việc gia tăng hoạt động đầu tư tài chính sao cho hiệu quả, cũng như huy động nợ
hợp lý đặc biệt là đặc trưng của các công ty này có tỷ lệ nợ trung bình lên tới 54,97%. Mặc dù
trong nghiên cứu cũng thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa thời gian trả nợ và khả năng sinh
lời tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê.
6. Hạn chế của nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu chỉ sử dụng số liệu của 97 công ty ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và chỉ sử dụng trong năm
2012 (năm mà nền kinh tế khủng hoảng và có nhiều biến động), số liệu ngắn hạn. Do đó, kết
quả nghiên cứu có thể khác nếu mẫu chọn lớn hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn.
7. Tài liệu tham khảo
[1]. Abdul Rahem & Mohamed Nasr (2007), Working capital management and
Profitability-Case of Pakistan Firms, International Review of Business Reseach Papers, 3
page 279-300.
[2]. Eljelly (2004), Liquidity and Profitabilty trade off:An Emprical Investigation in
an emerging market, International Journal of Commerce and Management 14 page 48-61.
[3]. Ghost và Maji (2003), Working capital management efficiency: A study on the
Indian cement industry,The institute of cost and works accounting of India
(
[4]. James Sunday (2011), Effective Working Capital Management in Small and

Medium Scale Enterprises (SMEs), International Journal of Business and Management, 6(9),
p271.
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần I

Trường Đại học Thăng Long 184

[5]. Kulkanya Napompech (2012), Effects of working capital management on the
profitability of Thai listed firms, International Journal of Trade, Economics and Finance, 3(3)
page 227-232.
[6]. Marc Deloof, 2003, Does working capital management affect profitablity of
Belgian Firms, Journal of Bussiness Finance and Accounting 30(3)&(4) page 573-587.
[7]. Ricci& Vito (2000), International working capital practices in the UK, European
Financial Management 6(1) page 69-84
[8]. Singh, K., & Asress, F. C. (2011), Determining wworking capital solvency level
and its effect on Profitability in selected Indian manufacturing, International Journal of
Research in Commerce, Ecoomics & Management.
[9]. Shin & Soenen (1998), Efficiency of Working Capital and Corporate Profitability,
Financial Practice and Education, Vol. 8, No. 2, pp. 37-45
Abtract: Working capital management plays an important role in financial
performance. The study's objective finds out the relation of working capital management and
profitability of the processing and manufacturing companies listed on HOSE. Quantantitive
method were used to test the hypotheses with the help of SPSS 16. The study sample was 97
observations of companies listed on HOSE in 2012. The data were analyzed using Pearson's
correlation and OLS regression. The study's result pointed out the relation between working
capital management and profitability. Futhermore, the study showed that finanicial asset
ratio, company size and financial leverage have significant effect on profitability. However,
the study's result pointed out that liquidity has no significant effect on profitability.



×