Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích môi trường vi mô của môi trường Úc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.45 KB, 31 trang )

Phân tích môi trường vi mô của
nước Úc
1.Phân tích khách hàng (Úc)
2.Phân tích lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh dẫn đầu ngành
(Thái Lan)
3.Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
4.Phân tích nguồn cung ứng cho tôm sú Việt Nam
PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG (ÚC)
A.Tình hình sản xuất, và nhu cầu về sản phẩm tôm ở Úc
Nhìn vào biểu đồ (a) , khoảng màu cam đậm gần dưới đáy thể hiện cho sản lượng tôm của Úc
đang có xu hướng thu hẹp dần và sản lượng năm 2008-2009 đạt 23.900 tấn , chiếm 10% trong
tổng sản lượng thủy hải sản của Úc. Đơn giá trung bình cho 1kg tôm đã tụt giảm gần 50% từ
08/1999 đến 08/2009 (được biểu diễn bằng đường chỉ màu cam đậm ở biểu đồ (d)) .Do đơn
giá giảm gần 50% , nên tổng giá trị tôm sản xuất cũng giảm khoảng 50%và đạt giá trị là 289
triệu đô la Úc vào năm 2008-2009 ( đường chỉ cam đậm ở biểu đồ (c))
Bảng sản lượng và giá trị tôm của Úc xuất khẩu ra các nước khác
Bảng sản lượng và giá trị của tôm nhập khẩu vào thị trường Úc
Kết hợp bảng giá trị xuất nhập khẩu của Úc và biểu đồ (a) và (c) ta có được tổng lượng cầu về
mặt hàng tôm của nước Úc năm 2008-2009 vào khoảng 32.000 tấn. Và sản lượng tôm được
nhập khẩu vào Úc chiếm khoảng 40% tổng lượng cầu của nước Úc.
Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy rằng lượng tôm sản xuất của Úc đang có xu hướng ít lại dần
qua các năm 1999 đến năm 2009, nhưng có thể do lượng cầu về mặt hàng này của Úc không
thay đổi nhiều nên tổng sản lượng tôm được nhập khẩu vào Úc vẫn tăng 21% và tăn 31% về
giá trị từ năm 1999 đến năm 2009.
*Xu hướng cho lượng tôm được nuôi trồng tại Úc:

Nếu ở trên ta đã chứng minh được sản lượng tôm tại Úc có xu hưởng giảm,thì
câu hỏi kế tiếp được đặt ra là: liệu lượng tôm được nuôi trồng nói chung và đặc biệt
lượng tôm sú của Úc có sụt giảm từ giai đoạn 1999 đến 2009 không?
Ở biểu đồ (k), ta thấy khoảng màu xanh dương đậm ở đáy biểu đồ thể hiện sản
lượng thủy sản được nuôi của Úc qua các năm 1999 đến năm 2009 có rất ít sự thay


đổi.Và ở biểu đồ (m), thể hiện chi tiết hơn về sản lượng từ loài trong thủy sản được
nuôi , khoảng màu cam ở đáy biểu đồ chính là sản lượng tôm nuôi ở Úc từ năm 1999
đến 2009.Sản lượng tôm nuôi tại Úc giảm nhự ở giai đoạn từ năm 2001-2002 đến năm
2007-2008 và nhích lên vào năm sau (2008-2009)
*Mùa vụ chính của ngành sản xuất tôm của Úc và giờ cao điểm của lượng cầu:
Mùa cụ chính của ngành sản xuất tôm của Úc
Biểu đồ: lượng tôm được đánh bắt và nuôi trồng theo từng tháng.
Như trên biểu đồ ta thấy, lượng đánh bắt tôm ngoài tự nhiên ở các vùng trên
lãnh thổ nước Úc sẽ tập trung nhiều nhất vào tháng 3,nửa đầu tháng 5 và đặc biệt là
tháng 4.Các tháng còn lại sản lượng thu được rất ít,chủ yếu là tôm nuôi ( tôm sú và tôm
thẻ chân trắng).Các tháng được đánh dấu (tháng 8, 9,10) là thời điểm lượng tôm thiếu
trầm trọng. Tôm sú Việt Nam có thể lợi dụng thời điểm đó để tung sản phẩm vào thị
trường Úc.
Biểu đồ: sản lượng và giá trị ($/kg) của tôm sú Úc loại vừa theo từng tháng
Không những tôm được đánh bắt ngoài tự nhiên mà tôm sú nuôi cũng có xu hướng
sụt giảm sản lượng vào những tháng 7, tháng 8 và 9.Tại thời điểm này, thị trường dường như
bị bỏ ngỏ cho các nhà nhập khẩu tôm vào ÚC.
Thời gian cao điểm của lượng cầu sản phẩm tôm tại Úc:
Tuần lễ Giáng sinh là tuần cao điểm cho lượng cầu sản phẩm này, theo sau đó là tết
tây, lễ Phục sinh và các kì nghỉ trong nửa năm ( khi thời tiết bắt đầu ấm áp hơn). Theo các nhà
bán lẻ thì lượng tiêu thụ riêng trong tuần lễ giáng sinh đã cao lên gấp 10 lần và lễ phục sinh là
5 lần so với lượng tiêu thụ vào 1 ngày bình thường.
Bên cạnh đó, vào ngày lễ doanh thu cũng tăng từ 20% - 50% so với doanh thu trung
bình
*Danh sách các nhà nhập khẩu tôm chính cho Úc:
Biểu đồ (t) cho ta thấy được xu hướng xuất khẩu thủy sản vào Úc .Những nước xuất
khẩu thủy sản chính cho Úc như: Thái Lan, New Zealand,Việt Natm và Trung Quốc đều có xu
hướng gia tăng giá trị.Vì do lượng sản xuất trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu của
người tiêu dùng nên phải bù lượng thiếu hụt đó bằng hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác.
Như vậy:

• Úc là thị trường tiềm năng về mặt hàng tôm đông lạnh cho các nước xuất khẩu
• Ước tính lượng tôm cần được nhập khẩu vào Úc sẽ chiếm khoảng hơn 40% tổng nhu cầu của
nước Úc
• Những tháng cần tập trung xuất hàng qua Úc bắt đầu tháng 7, 8,9,10 để bù vào lượng tôm
thiếu hụt trên thị trường Úc và tăng cường hơn vào 2 tháng cuối năm là 11, và 12 để chuẩn bị
cho dịp giáng sinh.Ngoài ra cần chú ý vào tháng 3 và 4.
B.Những đặc điểm cơ bản của người tiêu dùng Úc
I. Thị hiếu , sở thích chung của người Úc:
• Người Úc thích sản phẩm của chính quốc hơn là sản phẩm nhập khẩu. Vì họ thích tôm
tươi chưa qua đông lạnh hơn những sản phẩm đã được sơ chế và nấu chín hoặc những
sản phẩm sơ chế và để lạnh
• Vì văn hóa ẩm thực của Úc nổi trội là những món nướng nên những năm gần đây,
lượng tiêu thụ tôm tươi và tôm đông lạnh chỉ qua sơ chế tăng nhiều hơn là sao với sản
phẩm đã được nấu chín.Các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Úc nên lưu ý đến đặc
điểm này để ưu tiên xuất sang Úc những sản phẩm sơ chế đông lạnh đặc biệt dùng để
nướng.
• Tôm loại lớn thường được các nhà hàng ưu chuộng để làm những món đặc biệt cho
thượng khách.Chính vì thế mà yêu cầu về hình thức (nguyên con, đẹp, không gãy, ) và
chất lượng (độ tươi, vị ngọt ,thành phần đạm ,v.v ) cũng cao hơn hẳn.Với những con
tôm to ( trên 15g/con) thì được chính phủ Úc cho nhập nguyên con (không lột vỏ và bỏ
đầu), nên trong quá trình vệ sinh, đóng gói và vận chuyển cần nhanh ,cẩn thận ,khéo
léo và đảm bảo để tôm tươi,không bị dập, gãy, đẹp.
• Người Úc có lối sống và suy nghĩ giản dị, và có phần hơi chút “bình dân”, và tiết
kiệm,nên với 1 chiến lược về giá hợp lí thì sẽ thuyết phục được người tiêu dùng nơi
đây.
• Ngày nay, Úc được biết đến bởi nền văn hóa đầy màu sắc , những ý tưởng mới mẻ và
có niềm ham thú về nghệ thuật cao.Chính vì thế mà gần đây, các nước xuất khẩu ,tiêu
biểu là Thái Lan, rất chú trọng đến mẫu mã, bao bì, và ngay cả cách sắp xếp con tôm
trong hộp.
• Người Úc muốn nhìn thấy hàng hóa trước khi mua, nắm bắt được tâm lí này, Thái Lan

đã thiết kế lại mẫu hộp sao cho người mua có thể nhìn thấy được sản phẩm bên trong.
• Người Úc hầu như không phân biệt giữa tôm được nuôi trồng hay được đánh bắt ngoài
tự nhiên.Đó là 1 lợi thế cho các nước xuất tôm sú được nuôi trồng như Việt Nam và
THái Lan
• Người Úc chú trọng đến môi trường và sự phát triển bền vững.
• Người Úc thích dùng những câu chữ ngắn gọn và xíc tích (vd: farmed thay vì
aquacultured –dùng để chỉ sản phẩm được nuôi trồng trong môi trường nhân tạo)
• Vào những ngày có thời tiết ấm áp, người Úc hay tổ chức các buổi tiệc nướng (barbie)
trong sân nhà và mời bạn bè đến chung vui, hoặc họ ra ngoài các nhà hàng để ăn các
món ăn hải sản.Chính vì thế, có thể những tháng có tiết trời ấm áp, sản lượng tôm tiêu
thụ sẽ nhỉnh lên.
• Bị ảnh hưởng nhiều bởi các quản cáo ở các báo , phương tiện truyền thông khác.
II. Yêu cầu về sản phẩm
Người Úc không những yêu cầu về hình thức và chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm
đến việc :”liệu việc sản xuất ra những sản phẩm họ đang tiêu thụ có ảnh hưởng gì đến môi
trường tự nhiên hay không, có gây mất cân bằng sinh thái , v.v ”. Chính vì thế mà chính phủ
của Úc đã đưa ra 1 số tiêu chuẩn cho sản phẩm nói chung và quy trình cho sản phẩm nhập
khẩu vào Úc nói riêng.
Các điều kiện để nhập khẩu:
1. Điều kiện chung:
• Cấp phép nhập khẩu: tất cả các nhà nhập khẩu tôm ( tươi đông lạnh và đã qua nấu chín) đều
phải có sẹ cho phép của bộ thanh tra và kiểm dịch của Úc (AQIs)
• Quy định chung về kích cỡ:
 Chỉ những con tôm trên 15g thì mới được phép để nguyên con
 Những con dưới 15g thì bắt buộc phải bỏ đầu
 Chỉ có những cơ quan có thẩm quyền mới được chứng nhận về kích cỡ cũng như
cách trình bày
2. Giấy chứng nhận
• Những cơ quan có thẩm quyền tại các nước xuất khẩu chứng nhận :
 Sản phẩm không bị ép thu hoạch sớm và được chứng nhận không mang mầm

mống bệnh
 Sản phẩm đã qua xử lí, kiểm tra và xếp loại bởi cơ quan có thẩm quyền
 Sản phẩm không có dấu hiệu có bệnh truyền nhiễm và phù hợp cho con người sử
dụng
• Thêm vào đó, cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cũng phải đảm bảo:
 Đối với tôm chưa được nấu chín, nguyên con, không lột vỏ và không bỏ đầu, trên
bao bì phải ghi rõ: “ sản phẩm chỉ dành cho con người sử dụng, không dùng vào
việc làm mồi hoặc cho các động vật dưới nước ăn
 Đối với tôm sống nguyên con, mỗi con nặng trên 15g, thì mỗi gói hàng không
được nặng quá 29 pounds hoặc 66kg, và trên bao bì ghi rõ phân loại kích cỡ
• Giấy chứng nhận phải thể hiện đầy đủ tên của cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra sản phẩm,
chữ kí của người có trách nhiệm tại thẩm định tại cơ quan đó, và trên mỗi tờ giấy chứng nhận
có dấu mộc đảm bảo
3. Yêu cầu vận chuyển:
• Kiểm tra khi hàng đến cửa khẩu:
 Tất cả các lô hàng khi cập bến sẽ được đưa đến nơi kiểm tra để đảm bảo phù hợp
cho người tiêu dùng
 Điều này được đánh giá qua một số chỉ tiêu bao gồm: hình thức,kích thước và nguồn
gốc
• Kiểm tra
 Tất cả lô hàng được kiểm tra có đốm trắng, biểu hiện của hội chứng virut (WSSV)
bằng cách lấy mẫu và thử nghiệm.
 Tất cả lô hàng sẽ bị giữ lại trong kho kiểm duyệt đến khi nào có kết quả kiểm
tra.Đến lúc đó lô hàng mới được trả lại, hay tái xuất khẩu, hay bị tiêu hủy hoặc cho
bất kì mục đích nào khác với sự cho phép của AQIs
• Kê khai, lưu trữ hồ sơ
 Nhà nhập khẩu phải kê khai cho tất cả lô hàng sẽ không sử dụng cho mục địch làm
mồi câu hoặc chế biến lại với mục đích thương mại ( trừ 1 số trường hợp cho phép)
 Tất cả hồ sơ đều phải được nhà nhập khẩu lưu trữ trong thời gian cố định
 Những biên bản sẽ được AQIs kiểm toán và theo dõi

• Tái chế biến:
 Tất cả tôm sống nguyên con, không được tái chế biến ( kể cả việc đóng gói lại) trừ
khi đã tuân thủ 1 số điều kiện của AQIs
Tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm :
1. Không mang mầm mống bệnh , và đã qua các kiểm dịch bệnh cơ bản sau:WSSV,
YHV,NHPB và TSV
2. Duy trì mức độ an toàn sinh học quanh khu vực nuôi trồng
3. Có hệ thống giám sát dịch bệnh
4. Chế biến và đóng gói đặt trong môi trường có thể giảm thiểu sự nhiễm bệnh chéo.
III. Yêu cầu về bao bì và đóng gói:
Hình thức:
• Chỉ dẫn phải ghi bằng nhiều ngôn ngữ, và ngôn ngữ bắt buộc là tiếng Anh.
• Mã vạch, để các thiết bị điện tử đọc dễ dàng, và thuận lợi trong việc kiểm tra xuất xứ
hàng hóa.
• Ngoài ra phải đáp ứng được nhưng yêu cầu cơ bản như sản phẩm của Úc (vd: xuất xứ,
ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng,.v.v )
• Ghi rõ kích thước, trọng lượng của mỗi con trong gói hàng theo đúng quy định của
AQIs
• Nếu là sản phẩm tôm lớn sống, nguyên con ( không lột vỏ và bỏ đầu) thì phải ghi rõ:
“sản phẩm chỉ dành cho con người sử dụng , không dùng vào việc làm mồi hoặc cho
các động vật dưới nước ăn “
Đóng gói và vận chuyển:
• Kĩ thuật MAP (kiểm soát không khí khi đóng gói) được khuyến khích
• Cơ quan bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người (Occupational Health and
Safety ) và cơ quan HACCP kiểm tra quy cách đóng gói có đúng quy định ,đảm
bảo sức khỏe con người.
• Mỗi kiên hàng được đóng gói bằng giấy cạc-tong cứng được quy định và ghi rõ
trong các điều khoản xuất nhập khẩu .
• Kĩ thuật giữ lạnh trong quá trình vẫn chuyển “styrene” được khuyến khích sử
dụng vì có thể giữ lạnh và kiểm soát nhiệt độ tốt hơn cách thông thường.Tuy

nhiên, sản phẩm nào được đóng gói và vận chuyển theo phương thức này phải
được ghi rõ và phân biệt so với sản phẩm truyền thống.
• 1 gói sản phẩm có thể có trọng lượng là 10kg, 15kg hoặc 16kg, tùy theo phân
phối cho ai và mục đích sử dụng .
IV. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh ở Úc
1. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh của Úc
Bốn kênh phân phối chính gồm có:
 Bán cho nhà bán buôn, bán lẻ và cơ sở chế biến thủy hải sản
 Đưa vào thị trường thủy sản của Sydney
 Bán tại thị trường tươi sống SFM
 Bán cho chuỗi siêu thị hoặc các nhà bán sỉ thủy hải sản thông qua các đại lí
Ngoài ra, còn có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ, các hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống (vd: nhà hàng, khách sạn.v.v ) và bán tại các cơ sở sản xuất. Có thể kết
hợp nhiều kênh phân phối chính với nhau, nhưng hình thức này sẽ mất rất nhiều chi phí và
tiền chiết khấu cho mỗi kênh phân phối.
2. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu vào Úc:
Thông thường thì các nhà nhập khẩu sẽ tìm một công công ty tại nước sở tại để làm cầu
nối trung gian.Rồi từ các đại lí trung gian hàng hóa hơn nửa được phân phối lại cho các
siêu thị, phần còn lại sẽ phân phối cho các nhà bán buôn cá, các cửa hàng (outlets) và bán
giá rẻ hơn trên số lượng nhiều cho các cơ sở kinh doạnh dịch vụ ăn uống.
V. Chiêu thức xúc tiến thương mại gần đây được người dân yêu thích:
1. Khách hàng được nếm thử các sản phẩm mới
2. Quảng cáo sản phẩm trên các báo và phương tiện truyền thông- kênh tiếp thị mà dường
như đã bị bỏ quên trong thời gian dài.
3. Những đoạn phim ngắn(trên mạng internet hoặc các phương tiện truyền thông, hoặc tại
siêu thị. Điểm bán sản phẩm) giải thích về kĩ thuật nuôi trồng, đóng gói và vận chuyển
đến người tiêu dùng để họ biết chắc sản phẩm không những đạt chất lượng mà không
gây hại đến môi trường
4. Chiến lược giá thấp
5. Bao bì có thẩm mĩ,mới lạ và độc đáo

6. Bao bì có thể nhìn thấy được tôm thành phẩm ở trong
7. Sản phẩm đã thông qua tiêu chuẩn của tổ chức có uy tín, và có logo của tổ chức đó trên
nhãn
8. Các gian hàng trong hội chợ triễn lãm.
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA ĐỐI THỦ CANH TRANH (THÁI LAN)
A.Nhu cầu
Nguồn gốc đất nước Thái Lan được khai sinh từ biển và sông hồ. Do vậy, người Thái
luôn thể hiện sự tôn kính của mình đối với nước, hầu hết mọi món ăn cũng như nền ẩm thực
Thái đều gắn với tôm và các loại hải sản.
Cũng chính vì nguồn gốc xa xưa đó mà người Thái có khẩu vị đặc biệt đối với tôm. Nghĩa là ,
người Thái luôn yêu cầu cao với các món truyền thống của mình mà điển hình là các món
tôm. Do đó, các tiêu chuẩn mà người Thái đặt cho con tôm mà họ tiêu dùng luôn khắc khe
nhất về chất lượng, trọng lượng , vệ sinh an toàn thực phẩm…
Các con tôm Thái Lan phải đảm bảo độ dai, độ ngọt, hình thức đẹp, tôm phải có độ lớn
và trọng lượng chuẩn, giúp cho các món ăn Thái ngon và đậm đà.
Về mặt chất lượng, mặt hàng tôm của Thái lan được đánh giá là đáng tin cậy nhất thế giới với
hàng loạt các tiêu chuẩn cũng như quá trình kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, vệ sinh
hết sức chặt chẽ của chính phủ trước khi xuất ra thế giới.
Đồng thời, hiện nay đối với người Thái, họ không còn quan niệm chỉ ăn ngon mà còn
phải sạch, tốt cho sức khỏe, và đặc biệt là giúp cho ngành phát triển bền vững.Điều này thể
hiện rõ ở cách mà họ chú ý đến ô nhiểm môi trường trong canh tác tôm. Tất cả các ao tôm đều
được giám sát và kiểm soát chặt chẽ tự khâu con giống, thức ăn, quản lý,…
B.Yếu tố thâm dụng
I. Yếu tô cơ bản.
1. Vị trí địa lý và khí hậu.
Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma,
phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía
Tây giáp Myanma và biển Andaman.
Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía
Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thái Lan có diện tích 513.000 km
2
(198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân
số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á với đới khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho tôm phát triển.
Tổng cộng diện tích nuôi tôm là khoảng 500.000 rais.
Thái Lan với 2.600 km bờ biển thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản
nước mặn và nước lợ.
Từ những năm 1970 nghề nuôi tôm biển ở Thái Lan mới thực sự phát triển và đến đầu
những năm 90 Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm sú.
Tôm Thái chủ yếu được nuôi ở 3 vùng chính là: Chachengsao and
Chonburi,Songkla,Phuket and Pang-nga. Ba vùng này được xem như những vùng
đảm bảo về vệ sinh, môi trường nước, rừng ngập mặn, đảm bảo vi sinh và không gây
hại môi trường
2. Tài nguyên và lao động.
Người Nông dân cầu tiến, học hỏi các công nghệ mới và gắn chặt với các hiệp hội
nông nghiệp.Từ đó, các kiến thức mới về nuôi tôm, kỹ thuật canh tác được các kỹ sư
chuyển giao đến người nông dân hiệu quả và giải quyết thỏa đáng nhằm đảm bảo
chất lượng tôm tốt nhất.
Thái Lan sở hữu diện tích rừng ngập mặn đáng kể, thuận lợi nuôi trồng các loại thủy
hải sản môi trường nước mặn và lợ.
Song, diện tích này đang càng ngày thu hẹp nhiều vì lý do người dân canh tác
không điều độ, đã làm cho môi trường đất và nước mất đi màu mỡ và độ phì nhiêu,
nước bị ô nhiễm nặng cũng là nguyên nhân gây nhiều dịch bệnh cho tôm.
Ngành công nghiệp tôm liên tục tăng trưởng mạnh và tiềm năng lợi nhuận là rất lớn
khiến cho nhiều người dân bỏ lúa mà chuyển sang nuôi tôm xuất khẩu. Tuy nhiên, do
thiếu các kiến thức và kỹ năng đúng đắn và cần thiết về thực hành nên gây ra nhiều
vấn đề bất lợi cho môi trường và canh tác không hiệu quả.
II. Yếu tố tăng cường.
Hạ tầng , kĩ thuật và giáo dục.

Hệ thống đường xá , giao thông vận tải được đầu tư có kế hoạch từ rất sớm, đây là yếu tố
thúc đẩy việc giao thương, vận chuyển, xuất hàng, nhập hàng ở các cảng Thái.Đồng thời
bằng các tuyến giao thông huyết mạch, kết hợp cùng hệ thống cảng biển, cảng sông tạo
điều kiện thông thương giữa các vùng miền và với các nước trong khu vực.
Từ năm 1990, Chính Phủ Thái Lan đã đầu tư xây dựng các trung tâm nghiêm cứu và
phát triển ngành tôm ở nhiều khu vực nuôi tôm để lai tạo và phát triển giống bố mẹ. Vì
các loại tôm giống của Thái Lan chủ yếu là tôm đánh bắt được, nên nguồn cung con
giống bố mẹ không nhiều với chất lượng không đảm bảo và có nhiều hạn chế trong công
tác kiểm dịch và phân loại giống.Và các trung tâm này cũng đang dần hình thành và phát
triển nhiều hình thức nuôi tôm, nhieuf kỹ thuạt nuôi tôm mới chuyển giao đến người
nông dân, giúp giảm thiểu lao động, giảm chi phí với chất lượng và sản lượng cao.
Vì tình trạng như đã nói, hệ thống rừng ngập mặn ở Thái Lan đang bị tổn hại nghiêm
trọng do sự xâm chiếm quá nhiều, phát triển quá nóng của ngành tôm xuất khẩu. Nên các
kỹ sư Thái Lan đã khuyến khích người dân áp dụng kỹ thuật nuôi tôm khép kín.Kỹ thuật
này xuất hiện ở Thái từ khi Chính Phủ ban hành các nghị định tiêu chuản hàng hóa và
điều kiện môi trường, cũng như hạn chế dịch bệnh phát sinh trong đàn tôm.Phương pháp
canh tác thích hợp đã được chứng minh là có kết quả tác động tối thiểu đến môi trường
như: hệ thống khép kín, nuôi probiotic
Với vị thế là quốc gia phát triển chủ yếu nhờ vào nông nghiệp xuất khẩu.Do vậy, cùng
với sự đầu tư phát triển các trường đào tạo cử nhân kinh tế, luật, … Chính Phủ Thái Lan
còn khuyến khích người dân học các ngành kỹ thuật, trong đó chú trọng đến việc đào tạo
kỹ sư trong ngành nông nghiệp.
C.Ngành công nghiệp bổ trợ
Các công đoạn từ khi sản xuất đến tiêu thụ tôm có liên quan mật thiết đến nhiều ngành công
nghiệp khác
. I. Nuôi tôm:
Công đoạn nuôi tôm xuất phát từ khi tiến hành lựa chọn giống bố mẹ.Do vậy ở đây cần có
sự hỗ trợ của của ngành chọn giống như thu mua, bảo quản giống, cũng như kiểm soát dịch
bệnh, con nuôi,và bảo quản con nuôi tốt để chuẩn bị ra ao nuôi.
Tiếp theo là công đoạn nuôi tôm ở ao tôm. Trong đó có liên quan tới công việc cải tạo đất

và ao nuôi, như vậy sẽ có liên quan ngành hóa chất và trang thiết bị cải tiến đất.Rồi đến công
đoạn khử trùng nước cũng phải liên quan tới ngành hóa chất. Ngành nuôi tôm phát triển sẽ
kéo theo công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển theo, và các trang thiết bị chuyên
dụng ở ao nuôi tôm cũng được đầu tư cao.
Trong quá trình nuôi cần chú ý nhiều ở công tác kiểm tra nguồn nước, thức ăn cho Tôm.
Ngoài ra còn kiểm tra tốc độ phát triển của tôm nuôi, nếu thấy xuất hiện bệnh thì cần dùng
thuốc chữa trị, nên sẽ có liên quan đến ngành dược phẩm và thuốc thú y.
II. Thu hoạch , chế biến và đóng gói
Tôm được thu hoạch tại ao nuôi và phân loại tại chỗ với sự giám sát của các công ty thu
mua.Ở giai đoạn này tôm sẽ được xác định phẩm chất, độ lớn và giá nguyên liệu.
Sau khi thu hoạch, tôm tươi được chuyển đến ngay nhà máy chế biến tôm hoặc bảo quản ở
kho lạnh trung gian. Như vậy sẽ có sự hợp tác của ngành vận tải và bảo quản trong quá trình
vận chuyển cũng như các trang thiết bị phục vụ bảo quản và vận chuyển. Việc bảo quản phụ
thuộc nhiều vào chất lượng kho trữ lạnh, xe chuyên dụng có buồng lạnh, các loại phụ gia giữ
cho tôm tươi lâu hơn và không có mùi.
Khi tôm được đưa đến nhà máy chế biến, có hai hình thức chế biến là chế biến thủ công và
cơ khí hóa. Song, các công việc quan trọng như lột vỏ tôm, lấy đường chỉ và làm sạch thì cần
đến nhân công lao động. Do vậy việc đào tạo nghề cho người lao độngcũng là một vấn đề cần
quan tâm.
Sản phẩm tôm sau khi thành phẩm được đóng gói thông qua một quy trình nghiêm ngặt, từ
chất liệu bao bì, loại nhựa dùng bảo quản thức phẩm cũng phải tuân thủ nhiều ràng buộc chặt
chẽ. Song song đó là việc đảm bảo vệ sinh, hút chân không và đảm bảo chất lượng sản phẩm
sau đóng gói.
III. Bảo quản, Vận chuyển, và xuất cảng
Các thành phẩm sau khi được chế biến và đóng gói xong sẽ được cất trữ khi chưa đến giai
đoạn xuất hàng, như vậy cũng cần đảm bảo các quy trình cất trữ thành phẩm an toàn và hiệu
quả.
Quá trình vận chuyển cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt an toàn giao thông, bảo quản lạnh và
các thủ tục hải quan cụ thể.
* Như vậy, từ quá trình chọn con giống đến nuôi tôm, chế biến đến xuất cảng thì không phải

chỉ có riêng một ngành tôm vận động riêng lẻ mà là sự hỗ trợ qua lại giữa các ngành với nhau.
Chẳng hạn, để nuôi tôm hiệu quả cần phải có sự trợ giúp của ngành nông ngư cơ, trang thiết
bị, con giống, hóa chất, thức ăn chăn nuôi,dược phẩm và thú y. Ngoài ra, còn có ngành trữ
lạnh, vận tải, đào tạo nhân công lao động,hải quan …
Tuy nhiên, các công tác R&D ở Thái Lan vẫn còn yếu so với các đối thủ cạnh tranh chiến
lược như New Zealand . Ngành Tài chính vẫn chưa hổ trợ nhiều trong hoạt động ngành tôm
Thái
D. CHÍNH PHỦ HỖ TRỢ
I. Các Bộ ngành có liên quan:
Bộ Nông Nghiệp Thái Lan.
Bộ Thương Mại Thái.
Bộ Công Nghiệp.
Bộ Tài Chính.
Bộ Bộ Ngoại Giao.
Bộ Y Tế.
Bộ Lao Động.
Bộ Môi Trường.
Bộ Nội Vụ.
II. Hỗ Trợ từ Chính Phủ đối với việc nuôi tôm.
Chính phủ đưa ra nhiều điều luật về bảo vệ môi trường như đảm bào bảo canh tác ở những
nơi có độ ô nhiểm thấp khí hậu thuận lợi không tàn phá tự nhiên.
Sở Thủy sản Thái Lan đã ban hành các chứng chỉ GAP, CoC về kiểm soát chất lượng nuôi
trồng cũng như chế biến tôm. Trong đó, GAP là tiêu chuẩn nhằm đánh giá chất lượng sản
phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo dư lượng hóa học không vượt mức giới hạn cho
phép. Còn CoC là tieu chuẩn của Thái Lan về vấn đề tổn hại môi sinh do haotj đọng sản xuất
kinh doanh.
Quá trình kiểm soát chất lượng của Thái lan bắt đầu tại trại nuôi tôm, với sự tham gia của Sở
Thủy sản (DOF) và Sở môi trường công nghiệp (DIW).Tại các xưởng chế biến, DOF và Cục
quản lý thuốc và thực phẩm cùng tham gia vào việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm
của tôm thành phẩm.

E.CHIẾN LƯỢC CẤU TRÚC CẠNH TRANH.
-Dựa vào biểu đồ bên ta thấy được rằng các thị trường xuất khẩu của tôm Thái luôn là
những thị trường khó tính, chẳng hạn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, EU… là
những quốc gia không chỉ có yêu cầu cao về chất lượng mà còn phải đảm bảo các yếu
tố an toàn cũng như bền vững nữa.
-Kết hợp biểu đồ với những vấn đề đã phân tích qua các yếu tố ta thấy rằng sở dĩ Thái
Lan có được những chỉ số xuất khẩu ấn tượng sang các quốc gia khó tính là nhờ
Chính Phủ Thái có được định hướng đúng mang tính bền vững và đưa chất lượng lên
hàng đầu.
-Ngoài ra, bằng ký
thuật tiên tiến với
trình độ kỹ sư cao
tìm kiếm nhiều
phương thức nuôi
trồng đạt hiệu quả
mà sản lượng tôm
Thái có khả năng phát triển trên diện tích không mở rộng đáng kể.
Hình: sự thay đổi trong sản lượng, diện tích nuôi và số trang trại tôm
Tuy nhiên, sau khi EU đưa ra nhiều đạo luật khống chế chất lượng tôm Thái cộng
với nhiều bệnh dịch xảy ra, người nông dân đã chuyển từ canh tác con tôm sú, vốn là
thế mạnh, sang nuôi tôm thẻ chân trắng với nhiều đặc tính nổi trội như khả năng
chống bệnh tốt và thích ứng cao với nhiều dạng môi trường nuôi khác nhau, thịt trắng
và nhiều hơn con tôm sú, kích cỡ tương đồng nhau nên dễ dàng cho việc đóng gói sản
phẩm.
* Phát triển tôm thẻ chân trắng từ 2002 và phát triển vượt bậc hơn hẳn tôm sú. Hiện
nay tôm chân trắng đang thay thế tôm sú tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.Thị
phần con tôm này ngày càng tăng nhanh, chiếm 90% thị phần tôm Thái xuất khẩu vào
năm 2004
Tôm chân trắng đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với tôm sú truyền thống.
Tôm sú và tôm chân trắng là hai thế mạnh ủa Thái Lan trên trường xuất khẩu . Cho dù có

những vấn đề môi trường hay canh tác nhưng với tiêu chí đặt chất lượng và thương hiệu tôm
Thái lên hàng đầu cùng với các tiêu chuẩn quốc tế đã đạt được như: các chứng nhận của
FDA (US), “Best Aquaculture Practice” của Global Aquaculture Alliance (US), ISO-9001,
ISO-14001, International Food Standards, British Retailer Consortium, OHSAS/TIS
18001… tôm Thái vẫn là kẻ thống lĩnh thị trường Thế giới và đặc biệt là thị trường Úc.
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Là một trong những doanh nghiệp đứng vào Top đầu của ngành thủy sản Việt Nam, nhiều
năm qua Công ty Minh Phú đã xây dựng được uy tín cho thương hiệu và sản phẩm của mình
trên nhiều thị trường xuất khẩu lớn.
Tính đến hết tháng 11/2010, tổng sản lượng xuất khẩu của MinhPhu Seafood Corp là 23.544
tấn, doanh thu 225.368.769 USD, tăng 4,99% so cùng kỳ. (Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Việt Nam ước đạt 4,94 tỷ USD, tăng hơn 16,3%, để tính % đóng góp vào kim
nghạch)
Trong năm 2009 Minh Phu Seafood Corp (MPC) đã xuất khẩu được hơn 6.000 tấn tôm với
tổng trị giá đạt khoảng 70 triệu USD; trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn nhất của công ty với tổng
giá trị xuất khẩu đạt 32,15 triệu USD, tiếp đến là Hàn Quốc (6,75 triệu USD), Canada (6,5
triệu USD), Nhật Bản (5,42 triệu USD)
Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành tôm sú của việt nam.
A.Nhu cầu
I. CHẤT LƯỢNG TÔM VÀ NHU CẦU TRONG NƯỚC
Theo Bộ Thủy sản, trong thời gian qua ngày càng có nhiều công ty tại các nước thuộc Liên
minh châu Âu và Mỹ quan tâm và muốn nhập khẩu tôm của Việt Nam.
Riêng sản lượng tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã tăng khoảng 20-30% so với
trước.
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT, cả nước hiện có 2.464 trại sản xuất tôm sú giống
và 316 trại sản xuất tôm chân trắng. Năm 2010, tổng số lượng tôm giống cung cấp ra thị
trường ước đạt 43 tỉ con (giống tôm sú 23,34 tỉ con, tôm chân trắng 14,5 tỉ con) đáp ứng 90%
nhu cầu thả nuôi của cả nước.
II. ĐẶC ĐIỂM ƯU THẾ TÔM VIỆT NAM
Thứ nhất về tôm sú, lợi thế của tôm sú Việt Nam so với sản phẩm trong khu vực là size lớn.

Các nước như Thái Lan, Ấn Độ đều có sản phẩm tôm sú nhưng không thể có hàng size lớn
như nước ta. Đây là lợi thế của Việt Nam vì hàng size lớn phục vụ chính cho thị trường Mỹ.
(Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Hùng Vương)
Theo đánh giá của GAA, Việt Nam là nước thuộc nhóm có tốc độ phát triển thủy sản nhanh
nhất trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Tuy nhiên, theo Chủ tịch GAA Chamberlain,
điểm mạnh, cũng là điểm yếu của ngành tôm Việt Nam là có nhiều trại tôm nhỏ, giá thành sản
xuất thấp, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường nhưng khó kiểm soát chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm. Vì vậy, các nhà sản xuất nhỏ phải kết hợp lại thành quy mô lớn để đảm
bảo được các yêu cầu đặt ra
III. MỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA MẶT HÀNG TÔM
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản năm 2010 tăng 5,3% so với năm
2009, trong khi 7 tháng đầu năm 2011, sản lượng cũng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2010,
cho thấy tốc độ tăng sản lượng khá đều.
Kim ngạch thủy sản tháng 7 ước đạt 500 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu
năm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang các thị trường lớn
tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị như Hoa Kỳ tăng 48,8%; Trung Quốc (60,5%);
Canada (66,2%) về giá trị.
Trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mặt hàng tôm có mức tăng
trưởng cao nhất. Tính đến hết 7 tháng năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu trên 115 nghìn tấn,
tương đương về giá trị trên 1,1 tỷ USD, tăng 15% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng
kỳ 7 tháng đầu năm 2010.
IV NHU CẦU TÔM TRÊN THẾ GIỚI
Năm 2010, Bất chấp thị trường tài chính và việc làm toàn cầu hồi phục chậm, xu thế nhập
khẩu tôm đã tích cực trở lại tại Nhật Bản, Mỹ và Liên minh Châu Âu, giá tôm vẫn cao trong
cả năm.
Xu thế tại các thị trường chính
Nhật Bản
Cơ cấu tiêu dùng tiếp tục phản ánh xu thế mùa vụ và hoàn toàn bị các nhà bán lẻ chi phối.
Chính phủ Nhật Bản cho biết tiêu dùng hộ gia đình giảm 5,8% (- 85 gam) trong 9 tháng đầu
năm 2010. Đồng yên tăng giá mạnh trong cả năm 2010 giữ giá tôm tại Nhật tương đối thấp

hơn mức tăng giá NK.
Nhu cầu của người tiêu dùng trong mùa thu đã được cải thiện khi thời tiết lạnh hơn. Các
nhà hàng thu hút khách hàng với các mặt hàng giá rẻ và cỡ nhỏ hơn tới tận tháng 12. Từ
giữa tháng 12, các nhà hàng cao cấp mới mua tôm sú cỡ lớn và các sản phẩm cấp 1 cho lễ
Giáng sinh và Năm mới.
So với năm 2009, nhu cầu bán lẻ tôm sú thấp vào mùa lễ hội cuối năm. Người mua
chuyển sang tôm Achentina tươi và ướp đá. NK tôm Achentina năm 2010 đã cải thiện.
Nhu cầu NK TCT nguyên vỏ đông lạnh tăng mạnh, hầu hết dưới đạng tươi hoặc đông
lạnh tại siêu thị. Tại Thái Lan, nguồn cung sản phẩm nguyên vỏ hạn chế do thiếu
nguồn cung cấp và các đơn đặt hàng từ trước. Giá chào hàng TCT nguyên vỏ bỏ đầu cỡ
31/40 lên tới 9USD/kg. Người mua Nhật Bản cũng bị cạnh tranh do những đối thủ có
thể trả giá cao hơn từ Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Mỹ
Kinh tế Mỹ hồi phục chậm hơn mong đợi khiến nhu cầu cũng tăng trưởng thấp hơn.
Một số chủ nhà hàng cho rằng sắp tới họ sẽ khó có thể kham nổi mức tăng giá thực phẩm.
Thực tế này có thể tác động tới tiêu thụ tôm. Một số nhà phân phối thủy sản quy mô lớn cho
biết doanh số rất thấp trong ngành nhà hàng, dù thậm chí đã chuyển sang các cỡ nhỏ rẻ hơn.
Họ lo ngại tôm sẽ biến mất khỏi thực đơn. Giá tôm leo thang do nguồn cung thấp chứ
không phải do nhu cầu tăng lên.
NK tôm nguyên vỏ bỏ đầu đông lạnh giảm chút ít về lượng (-0,3%), nhưng vẫn là mặt
hàng NK chính. NK tôm đông lạnh bóc vỏ tăng chút ít (0,3%) về lượng, còn tôm bao
bột đông lạnh và tôm chế biến khác có tăng trưởng cao hơn (+11% và 25%).
XK tôm của Mêhicô giảm mạnh (-44,6%) do lệnh cấm tôm do các tàu không sử dụng thiết
bị loại trừ rùa biển (TED) khai thác và bùng phát bệnh đốm trắng trên tôm nuôi.
Châu Âu
Nhu cầu đối với tôm tiếp tục tăng đến tận cuối năm 2010. Các hợp đồng ký kết cho lễ
Giáng sinh và Năm mới đã hoàn thành từ đầu tháng 11 và sản phẩm được đưa ra thị
trường trước ngày 15/12. Tỷ giá của đồng euro bảo đảm giữ giá tôm tại châu Âu ổn định, đôi
khi còn cao hơn ở Mỹ. Trong suốt quý 4/2010 nguồn cung cấp tôm nước ngọt từ Ấn Độ
thiếu hụt nghiêm trọng và các công ty không thể đáp ứng nhu cầu tăng lên. Từ tháng

11, thu hoạch TCT và tôm sú đều giảm. Tại thời điểm đó, các công ty Ấn Độ ưu tiên XK
tôm sang Trung Quốc do nhu cầu ở thị trường này cũng tăng lên. Người mua Trung Quốc
sẵn sàng trả giá cho sản phẩm này tương đương với châu Âu.
Nguồn cung từ Êquađo và Thái Lan vào Pháp tăng mạnh, bù cho sự sụt giảm NK từ các
nhà cung cấp khác như Mađagatxca và Ấn Độ. Trong 11 tháng đầu năm 2010, NK tôm
từ Êquađo và Thái Lan vào Pháp tăng 69% và 185%, tương ứng 16.093 tấn và 4.160
tấn. Nguồn cung cấp từ Mađagatca, Ấn Độ, Braxin và Inđônêxia trong giai đoạn này ít hơn.
NK tôm chế biến vào Pháp cũng tăng mạnh 13%, lên 10.700 tấn trong đó Thái Lan tăng cung
cấp thêm 18% lên 2.115 tấn.
Trung Quốc tiếp tục thu hút nhiều tôm hơn từ châu Âu.
Tuy Trung Quốc là nhà sản xuất tôm lớn nhất thế giới, nhu cầu trong nước tăng lên đã
thúc đẩy NK tôm vào thị trường này mạnh lên. Nhưng sản lượng tôm trong nước trong
năm 2010 dự kiến thấp hơn do bùng nổ dịch bệnh. Một số dự báo Trung Quốc sẽ trở thành
nhà NK thuần trong vài năm tới. Món tôm giờ đây đã trở thành phổ biến ở cả các vùng nông
thôn, trong các tiệc đám cưới và lễ tết. Nhu cầu tôm của Trung Quốc dự kiến đạt 1,2 triệu
tấn trong năm 2011 với nguồn cung cấp tăng lên từ các nước láng giềng như Thái Lan,
Ấn Độ, Việt Nam và Inđônêxia.
XU HƯỚNG
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong các tháng còn lại của
năm 2010 xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung từ vịnh Mexico
vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn từ sau vụ tràn dầu hồi tháng 4/2010. Thị trường Nhật Bản
với các loại tôm cỡ nhỏ hơn sẽ tiếp tục được DN quan tâm, khi giữ mức tăng trưởng ổn định
về giá lẫn số lượng nhập khẩu. Thị trường Mỹ và Nhật Bản hiện chiếm tổng cộng gần 50%
kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Khi nền kinh tế hồi phục, nhu cầu sẽ tăng lên và thị trường tôm sẽ lấy lại sinh khí. Tuy nhiên,
giá thức ăn tăng sẽ có tác động tiêu cực lên tiêu dùng thủy sản.
Nhu cầu tôm châu Âu năm 2011 dự kiến thấp hơn năm 2010, ít nhất trong quý I. Cuộc
khủng hoảng ở miền nam châu Âu và mùa đông khắc nghiệt ở phía bắc sẽ có tác động
tiêu cực đến thị trường tôm. Tăng trưởng GDP thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và giá thực
phẩm tăng đều làm giảm lòng tin của người tiêu dùng và cắt giảm nhu cầu đối với các sản

phẩm đắt tiền, trong đó có tôm.
Nói chung, nhu cầu tại các thị trường truyền thống là Nhật Bản, Mỹ và EU dự kiến sẽ
thấp trong 3 tháng đầu năm 2011, đây là xu thế thường diễn ra trong giai đoạn này. Tuy
nhiên, lượng hàng tồn kho thấp tại các thị trường chính và các nước sản xuất sẽ giữ giá tôm
ổn định trong 2-3 tháng tới.
 Nhu cầu tôm thế giới cao với nhiều yếu tố tác động tạo điều kiện để tôm việt nam
có thể cạnh tranh.
B.Các yếu tố thâm dụng
I. Các yếu tố cơ bản
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM
- Các Chỉ số của Vietnam
- Diện tích đất 330.000 km2
- Đường biển 3.444 km
- Vùng đặc quyền kinh tế 1.000.000 km2
- Khí hậu: Miền Bắc: 9-390 C
- Miền Nam: 20-350 C
- Lượng mưa: 2,200 mm/năm
- Ao 160.000 ha
- Hồ và bể chứa 340.000 ha
- Ruộng lúa 580.000 ha
- Vùng ven biển: rừng ngập mặn,
- vịnh, đầm phá, vùng triều 700.000 ha
- Sông ngòi Chiều dài hàng nghìn km
- Các hệ thống sông chính Sông Cửu Long,
Số liệu thống kê của Bộ Thủy sản Việt Nam cho thấy phần lớn diện tích nuôi tôm (ha) và sản
lượng tôm (tấn) xuất phát từ Nam bộ Việt Nam, đặc biệt tập trung tại một số tỉnh ở đồng bằng
sông Cửu Long. Dần sau này nuôi tôm phát triển rộng ra các tỉnh duyên hải khác của Việt
Nam từ Cà Mau đến Vịnh Bắc bộ. Mặc dù vậy điều này chưa thay đổi về sản lượng theo
vùng. Nam bộ vẫn là nơi nuôi tôm nhiều nhất Việt Nam như thấy ở bảng 1 (tính bằng ha) và
bảng 2 ( đơn vị là tấn).

Bảng 2: Sản lượng tôm (tấn). Nguồn: Bộ Thủy sản
Miền/Năm 1986 1990 1995 1999 2000 2001 2002
Miền Bắc 127 1,114 1,897 2,693 2,114 4,382 9,215
Miền
Trung
495 757 5,023 7,344 18,866 27,279 27,277
Miền Nam 14,98
3
30,875 48,69
1
47,95
9
82,865 131,052 157,481
Tổng số 15,60
5
32,746 55,59
3
58,99
6
103,845 162,713 193,973
Các tỉnh có diện tích nuôi tôm nhiều nhất là các tỉnh cực Nam của Việt Nam, gồm Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre.
Tổng diện tích nuôi của Nam Bộ là 476,528ha (2003), trong đó các tỉnh nhiều nhất là:
Cà Mau: 224.000ha
Bạc Liêu 109.258ha
Sóc Trăng 51.044ha
2.CÁC LOẠI TÔM THƯỜNG ĐƯỢC NUỐI
Các loài tôm và tôm sú (Penaeus monodon)
Việt Nam có nhiều giống tôm tự nhiên như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt, tôm nghệ và
một số loài trong những loài trên đã được nuôi lâu đời, nhưn g hiện nay tôm sú là loài quan

trọng nhất được nuôi từ Bắc đến Nam bộ trong vòng hơn 30 năm qua.
3.LAO ĐỘNG
Số lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ngành tôm Việt Nam tới hơn3,5 triệu người
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp thủy sản trong đó
có ngành tôm rất được chú trọng
II. Các yêu tố tăng cường
1.CÁC HÌNH THỨC, KỸ THUẬT NUÔI TÔM ĐANG ĐƯỢC ỨNG DỤNG
• Nuôi quảng canh
• Quảng canh cải tiến
• Bán thâm canh và thâm canh
• Phương pháp kết hợp rừng-tôm-cua
• Phương pháp lúa tôm
2.CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC VÙNG NUÔI TÔM TẬP TRUNG
Diện tích 1990 1995 2000 2001 2002 2003
Miền Bắc 1,985 8,150 9,136 21,489 25,179 41,372
Miền
Trung
3.521 8,200 16,613 28,659 26,237 28,803
Miền Nam 88,038 196,307 209,748 422,279 427,270 476,582
Tổng 93,544 216,957 235,497 472,427 478,785 546,757
Bảng 1 Diện tích ao tôm tính bằng hectare. Nguồn Bộ Thủy sản
3.CÁC QUI PHẠM NUÔI THỦY SẢN TỐT
GAP (Good Aquaculture Practices): Qui phạm thực hành nuôi thuỷ sản tốt.
• Nhằm giúp nuôi thủy sản giảm thiểu rủi ro sản phẩm bị nhiễm mầm bệnh, hóa chất,
chất bẩn,,thuốc cấm.
• Qui phạm thực hành nuôi tốt là những biện pháp thực hành cần thiết để sản xuất sản
phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu
BMP (Better Management Practices): Thực hành nuôi thuỷ sản tốt hơn.
• Nhằm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nhưng đảm vấn đề an toàn thực phẩm,
sức khỏe tôm cá, bền vững môi trường và kinh tế, xã hội.

• BMP rộng hơn GAP (do GAP chỉ tập trung an toàn sản phẩm). Thực hành BMP mang
tính tự nguyên
4.NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
Đầu tư 40.000 tỷ đồng cho ngành thủy sản
Đây là số tiền mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt để đầu tư cho ngành thủy sản theo Đề
án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
Theo đó, tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng sẽ được chia đầu tư theo 2 giai đoạn: từ 2011 - 2015
là 25.000 tỷ đồng; từ 2016 - 2020 là 15.000 tỷ đồng.
Trong đó, sản lượng tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trung bình 5,76%/năm
 Tạo điều kiện phát triển đa dạng các sản phẩm tôm phù hợp với từng vùng và ưu
thế của mỗi vùng, lợi thế cạnh tranh về nhiều loại và số lượng sản phẩm.
C.Ngành công nghiệp bổ trợ
Việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có thể sẽ tác động tiêu cực đến môi trường
nếu các biện pháp phòng ngừa thích hợp không được áp dụng. Mặt khác ngành thuỷ sản
lại là ngành chịu tác động trực tiếp khi các yếu tố ngoài ngành gây ra ví dụ ô nhiễm nước
từ chất thải công nghiệp nặng. Vì vậy các hợp phần của chương trình đều có các biện pháp
bảo vệ môi trường . GSOL cũng ra thông cáo báo chí, đề cập đến những vấn đề nóng bỏng
nhất hiện nay của ngành thủy sản thế giới. Đó là vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ; các
tiêu chuẩn và chứng nhận hệ thống nuôi; các giải pháp công nghệ để tăng cường thương
mại sản phẩm tôm tươi. Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nghề
nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm quốc tế, hoàn toàn không sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh bị
cấm trong quá trình nuôi > chú trọng các ngành công nghiệp nặng và các chương
trình bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo chất lượng tôm xuất khẩu
Dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm cần được thiết kế mới, công nghệ có sự cách tân rất
lớn so với công nghệ làm thức ăn truyền thống, các thông số về vệ sinh thực phẩm và
thành phần dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn. dựa vào yêu cầu của mỗi loại công nghệ có thể
điều chỉnh nhiệt độ, áp lực, thành phần nước…phù hợp với nuôi trồng từng loại tôm
Vận chuyển thủy sản cũng là một vấn đề được quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng thủy
sản trong quá trình chuyên chở ví dụ VẬN CHUYỂN THỦY SẢN BẰNG HỆ THỐNG

ĐÓNG GÓI PROMENS Đó là kiểu vận chuyển không cần đá. Các xe tải chở thuỷ sản
nặng mùi, đi đến đâu nước chảy đến đó, nay trở nên sạch sẽ thơm tho; các nhà kho lênh
láng nước nay khô ráo, thoáng đãng, các hộp đựng thuỷ sản trước kia phải dành tới phân
nửa thể tích để chứa đá, nay được dùng hết công suất cho mục đích mong muốn của nó.
Ngành công nghiệp chế biến và công nghệ bảo quản cần được phát triển về quy mô để
tăng năng suất chế biến, cải tiến các loại máy móc sản xuất, các mẫu mã bao bì, phát triển
đa dạng về hình thức, chất lượng nhiều chế phẩm, sản phẩm từ tôm
Ngành khoa học công nghệ nghiên cứu tôm giống và ngăn ngừa dịch bệnh là một trong
những vấn để cần được đầu tư hiện nay vì tình trạng dịch bệnh gần đây đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình cũng ứng tôm
D. CHÍNH PHỦ HỖ TRỢ
Để phát triển hai mặt hàng tôm trong thời gian tới, Việt Nam phải có chính sách nhằm đảm
bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp xuất khẩu tôm. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng
hoàn thiện chính sách về đất đai, chấm dứt tình trạng đất đai thu lại của nông nghiệp không
phục vụ phát triển công nghiệp mà xoay sang phục vụ đầu cơ bất động sản. Ngoài ra, Chính
phủ cần có chính sách đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cảng biển và đường giao thông
tại khu vực phía Nam nhằm đảm bảo việc thu mua lúa gạo thuận lợi, nhanh chóng.
Theo xu hướng hiện nay, các thị trường lớn vốn đã khó tính như Nhật, Mỹ hay EU đều đang
và sẽ áp dụng các chính sách thắt chặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
hàng thủy sản nhập khẩu, trong đó có tôm. Điều này phản ánh thực tế là người tiêu dùng ngày

×