Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN Hiệu trưởng với công tác XHHGD nhằm tăng cường CSVC góp phần XD Trường học tân thiện, HS tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.23 KB, 5 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC XHHGD NHẰM TĂNG
CƯỜNG CSVC GÓP PHẦN XD TRƯỜNG HỌC TÂN THIỆN, HS
TÍCH CỰC”
Xã hội hoá công tác giáo dục là một chủ trương và là một cuộc vận động lớn của
Đảng, Nhà nước ta. Kinh nghiệm “Hiệu trưởng với công tác XHH giáo dục nhằm tăng
cường CSVC “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giúp các nhà quản lí
giáo dục trực tiếp là Hiệu trưởng các nhà trường phổ thông sẽ hiểu sâu hơn về công tác
XHH giáo dục.
Từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao công tác huy động cộng đồng tham gia
xây dựng và phát triển giáo dục, phát triển nhà trường góp phần thực hiện tốt chủ trương
XHH giáo dục của Đảng.
I. NỘI DUNG:
1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng: Hiệu trưởng phải làm đó là
công tác tuyên truyền phải bằng nhiều hình thức đến với cộng đồng như tuyên truyền trên
phương tiện thông tin đại chúng, bằng hình thức liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường với
lãnh đạo địa phương, qua hội nghị phụ huynh học sinh, nêu gương tốt về công tác XHH
giáo dục.
2. Xây dựng kế hoạch để huy động cộng đồng: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch
dựa trên sự giải đáp như: Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng nào? thời gian? Phân
công ai vai trò chủ thể huy động?
3. Tạo lập uy tín, niềm tin thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng của
nhà trường: Hiệu trưởng phải phát huy năng lực, uy tín của mình; Điều đó thể hiện bằng
phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chất lượng giáo dục của nhà trường. Có kế hoạch
sử dụng các nguồn lực huy động một cách hợp lý, đúng mục đích, dân chủ, công khai và
có hiệu quả.
4. Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là
“cầu nối, “đầu mối” giữa PHHS và nhà trường.Vì vậy,cần thường xuyên liên lạc giữa
giáo viên chủ nhiệm với PHHS, bằng các hình thức: Qua sổ liên lạc; hòm thư góp ý kiến;
các cuộc họp phụ huynh; trao đổi từ giáo viên với cha mẹ học sinh; Thăm gia đình HS.


5. Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, gia đình học
sinh: Trách nhiệm của Hiệu trưởng là phát hiện và tận dụng vai trò của hội PHHS - đội
ngũ các nhà “ tư vấn tự nguyện” để làm công tác XHH giáo dục. Việc làm đó là cả một
quá trình và là một “ nghệ thuật” của Hiệu trưởng, tạo mối quan hệ giữa đối tượng và
chủ thể có sự gắn kết.
6. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, với Phòng GD: Tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của lãnh đạo địa phương, Phòng giáo dục. Hiệu trưởng
phải làm tốt công tác tham mưu. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chú ý Đại hội giáo dục và Hội
đồng giáo dục có vai trò rất lớn trong việc huy động cộng đồng,tận dụng đến các yếu tố
này trong quá trình huy động cộng đồng
7. Thực hiện tốt quy định gắn kết ba môi trường giáo dục: Nhà trường, Gia
đình và Xã hội: Hiệu trưởng làm tốt vai trò đầu mối, tận dụng cơ hội, ngày lễ, ngày
truyền thống của ngành mời lãnh đạo địa phương, Phòng Giaó dục, Hội PHHS đến dự,
tạo cơ hội giao tiếp.Nhà trường cần chủ động tham gia vào các hoạt động của địa phương
và duy trì tốt mối quan hệ gắn bó với địa phương, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan,
đơn vị đóng trên địa bàn để huy động nhiều nguồn lực cho nhà trường.
8. Nâng cao uy tín, năng lực của người Hiệu trưởng: Uy tín của Hiệu trưởng
trong công tác XHH giáo dục là rất quan trọng. Vì vậy, phải thường xuyên tự bồi dưỡng
để làm tốt vài trò đầu mối của mình trong môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có
uy tín, năng lực là nguồn kích thích cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác XHH
giáo dục.
9. Phát huy tác dụng của giáo dục cộng đồng và trung tâm giáo dục cộng
đồng , hội khuyến học ở địa phương: Vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham
gia vào phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời để xây dựng một xã hội học
tập. Huy động và quản lí các nguồn lực CSVC, phương tiện, thiết bị và tài chính cho hoạt
động giáo dục cộng đồng theo những quy định của địa phương.
10. Cần phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội để giáo
dục đạo đức học sinh, chăm sóc sức khoẻ học sinh: Giáo dục đạo đức HS cần phối kết
hợp chặt chẽ với các đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội CCB, Mặt trận, Công
an; Cần phối hợp với Trạm y tế để có kế hoạch khám sức khoẻ định kì cho HS.

II. TÁC DỤNG THỰC TIỄN:
* Về CSVC trang thiết bị dạy học:
- Đến nay nhà trường đã tham mưu địa phương xây dựng đủ phòng học kiên cố và
các phòng chức năng phục vụ cho hoạt động dạy học; đầu tư 23 phòng học có bàn ghế
chuẩn trị giá hơn 1 tỉ đồng; tham mưu địa phương và Hội PHHS tu sửa, xây dựng khu
bán trú: trị giá 200 triệu đồng. Địa phương đã trang bị 05 máy vi tính trị giá 28 triệu đồng
để học sinh học Tin học. Trang bị 18 bộ Tivi + đầu đĩa tại các lớp trị giá 109 000000đ, để
ứng dụng CNTT trong dạy học. Sở GD & ĐT trang bị 10 máy vi tính cho phòng dạy Tin
học của nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động Hội PHHS cùng đóng góp trang trí lớp học (bảng biểu,
bình nước, tủ đồ dùng, gương, chậu cảnh…) cho 23 phòng học trị giá 12.500.000 đồng/
năm.
- Công ty TNHH Vũ Thịnh tặng nhà trường 5.000.000 đ để xây dựng quỹ học sinh
nghèo vượt khó. Phụ huynh HS (ông Đặng Văn Hào – Quân Đoàn 2) tặng một bộ âm +
loa trị giá 2.000 000 đồng; gia đình ông Nguyễn Xuân Huỳnh, quê ở Thị trấn Vôi, hiện
đang cư trú tại Hà Nội tặng Quỹ khuyến học của nhà trường 100 000 000đ.
* Về xây dựng môi trường giáo dục:
Nhà trường đã tham mưu Hội phụ huynh xây tặng một đài phun nước: 6 843 000đ.
Hộii PHHS, giáo viên cùng đóng góp, mua, trồng hệ thống bồn hoa, cây cảnh trị giá 5
000 000 đồng; các lực lượng xã hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, một số Công ty TNHH
trên địa bàn, cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ chậu cảnh góp phần tạo cảnh quan sư phạm
nhà trường xanh - sạch - đẹp.
* Các hoạt động giáo dục khác:
Tham mưu với lãnh đạo địa phương, phối kết hợp với các đoàn thể của thị trấn như:
Mặt trận, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TN, Công an và Hội PHHS giáo dục
đạo đức học sinh, thực hiện tốt ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội; tham mưu với địa
phương dùng Quỹ khuyến học để thưởng cho giáo viên, học sinh có thành tích trong năm
học trị giá: 12 500 000 đồng/năm.
* Về chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục:
+ Về đội ngũ: Nhà trường đã có 01 nhà giáo ưu tú; 01 GVG cấp Quốc gia;

01 GV đạt giải Ba trong kì thi GV thư viện cấp Quốc gia; 01 GVDG cấp tỉnh; 7 giáo viên
đạt CSTĐ cơ sở;16 GVDG cấp cơ sở; 03 CBQL đạt CSTĐ cấp tỉnh và cơ sở; 06 CBGV
đạt LĐG.
+ Về chất lượng giáo dục: Nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu về chất
lượng giáo dục đại trà. 100% HS xếp loại hạnh kiểm “Thực hiện đầy đủ”; 48% HS giỏi
28,6% HS tiên tiến.
+ Về chất lượng mũi nhọn: Nhà trường liên tục dẫn đầu về chất lượng HSG
đạt giải các cấp.Thi viết chữ đẹp cấp huyện đạt 10 giải (xếp thứ nhất). Thi Tin học trẻ
không chuyên cấp huyện đạt 6 giải; cấp tỉnh đạt 02 giải/2 em dự thi góp phần đưa đội
tuyển Lạng Giang đứng thứ nhất trong tỉnh. Nhà trường liên tục đạt tập thể LĐXS. Đạt
trường Chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm 2008.
III. KHẢ NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG:
Trên đây là những kết quả đã đạt trong công tác XHH giáo dục của Hiệu trưởng
góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường tiểu học Thị trấn
Vôi trong năm qua.
Với nội dung và kết quả áp dụng thực tiễn công tác XHH giáo dục nhằm tăng
cường CSVC “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi thiết nghĩ sáng
kiến này có thể thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường học tuỳ theo đặc điểm của từng địa
phương để áp dụng cho phù hợp.

×