Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phân lâp và giám định vi khuẩn Streptococcus trên cá nước ngọt có vảy tại TP HCM và một số tình lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********
PHẠM HÀO QUANG
PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN STREPTOCOCCUS
GÂY BỆNH TRÊN CÁ NƯỚC NGỌT CÓ VẢY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 9/ 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********
PHẠM HÀO QUANG
PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN STREPTOCOCCUS
GÂY BỆNH TRÊN CÁ NƯỚC NGỌT CÓ VẢY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
TS. TRẦN XUÂN HẠNH
TP. Hồ Chí Minh
Tháng 9/ 2013
PHÂN LẬP VÀ GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN STREPTOCOCCUS
GÂY BỆNH TRÊN CÁ NƯỚC NGỌT CÓ VẢY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN
PHẠM HÀO QUANG


Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN
Công ty UV Việt Nam
2. Thư ký: TS. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
Hội Chăn nuôi Thú y
3. Phản biện 1: TS. LÊ HỒNG PHƯỚC
Viện NC NTTS II
4. Phản biện 2: PGS. TS. TRẦN ĐÌNH TỪ
Hội Thú Y Việt Nam
5. Ủy viên: PGS. TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Hội Chăn Nuôi Thú Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Phạm Hào Quang
Ngày sinh: 07 / 04 / 1980
Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Họ tên Cha: Phạm Văn Thọ
Họ tên Mẹ: Võ Thị Hoa
Quá trình học tập
- Năm 1998: Tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường PTTH Bùi Thị Xuân, TP.
Hồ Chí Minh
- Năm 2004: Tốt nghiệp ngành Bác sỹ thú y tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh
- Năm 2009: Học Cao học Thú y tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tình trạng gia đình: đã kết hôn
Địa chỉ liên lạc
Email:
Điện thoại: 0983 024 854

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả
iii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải và TS. Trần Xuân Hạnh
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, cùng cảm ơn đến các cộng sự tại Bộ
môn Nghiên cứu Vi trùng – Công ty Navetco đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Gửi đến vợ và con những tình cảm trìu mến nhất!
Phạm Hào Quang
iv
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập, định danh và kiểm tra độc lực
của các gốc vi khuẩn Streptococcus phân lập được trên cá rô phi, điêu hồng, tai
tượng và lia thia, tại TP. HCM và một số tỉnh lân cận. Kết quả cho thấy tỷ lệ phân
lập được vi khuẩn Streptococcus là 40,32 %, trong đó tỷ lệ các loài lần lượt là S.
agalactiae (84 %), S. difficilis (12 %), S. iniae (4 %), S. uberis (0 %). Kết quả thử
độc lực cho thấy vi khuẩn gây chết cá rô phi ở liều công độc từ 1 – 2 x 10
7
cfu / liều
công cá, tỷ lệ chết từ 40 – 80 % qua 7 ngày theo dõi.
v
SUMMARY
This study was carried out to isolate, identify and test virulence of
Streptococcus isolates in Tilapia, Red tilapia and other fish species in HCM City
and other neighboring provinces. The result shows that the general Streptococcus

isolation rate was 40,32 %, in which each species shares in succession as following:
S. agalactiae (84 %), S. difficilis (12 %), S. iniae (4 %), S. uberis (0 %). After a 7
day monitoring, the collected virulent testing result shows that Tilapia
(Oreochromis niloticus) died at a challenge dose of 1 – 2 x 10
7
cfu, with mortality
vary from 40 % to 80 %.
vi
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu 2
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vi khuẩn Streptococcus 3
1.1.1. Hình thái 3
1.1.2. Điều kiện nuôi cấy 3
1.1.3. Danh pháp và định danh 4
1.1.4. Yếu tố độc lực 5
1.1.5. Đặc tính sinh hóa 9
1.1.6. Một số loài Streptococcus thường gặp trên cá 10
1.1.7. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus 11
1.2. Một số loài cá nước ngọt có vảy được nuôi phổ biến tại Việt Nam 12
1.2.1. Cá rô phi 12
1.2.2. Cá tai tượng 14
1.5. Một số nghiên cứu về vi khuẩn Streptococcus và vaccine Streptococcus
trên cá 18
Chương 2 21
2.1. Thời gian và địa điểm 21
vii
CÁC TỪ VIẾT TẮT

CAMP Cyclic Adenosin Mono Phosphate
CbpA Cholin binding protein A
CBPs Cholin binding proteins
FbsA Fibrinogen binding protein
IdeS IgG degrading enzyme of Streptococcus pyogenes
Lmb Lamining binding protein
PavA Pneumococcal adherence and virulence factor A
PCR Polymerase Chain Reaction
PspA Pneumococcal surface protein A
RPS Relative Percentage of Survival
SIC Streptococcal inhibitor of complement mediated lysis
SLO Streptolysin O
SLS Streptolysin S
SpeB Streptoccocal pyrogenic exotoxin B
Spes Streptococcal pyrogenic exotoxins

viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vi khuẩn Streptococcus agalactiae 3
Hình 1.2. Các dạng dung huyết của vi khuẩn Streptococcus 4
Hình 1.4. Cá điêu hồng bị bệnh do Streptococcus 12
Hình 1.5. Nguyên lý của phản ứng PCR 18
Hình 2.1. Các đường mổ não cá (lấy não) (a) và mổ xoang bụng cá (lấy gan
hoặc thận) (b) 23
Hình 3.1. Lấy mẫu phân lập vi khuẩn trên cá bệnh 34
Hình 3.3. Kết quả PCR định danh giống Streptococcus spp (sản phẩm 207 bp)
35
Hình 3.4. Kết quả PCR các chủng vi khuẩn chuẩn và 1 gốc phân lập 37
Hình 3.5. Kết quả PCR các gốc vi khuẩn phân lập 38
Hình 3.6., 3.7. Thí nghiệm thử độc lực các chủng phân lập và cá chết trong thí

nghiệm thử độc lực 42
ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm và số cá được lấy mẫu trong đề tài 22
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân lập và định danh vi khuẩn Streptococcus 24
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ định danh vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR 26
Bảng 2.2. Các cặp mồi sử dụng cho phản ứng PCR 29
Sơ đồ 2.3. Xác định độc lực của gốc vi khuẩn Streptococcus phân lập 30
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm xác định độc lực của vi khuẩn trên cá rô phi 32
Bảng 3.1. Số gốc vi khuẩn phân lập được theo từng tỉnh 33
Bảng 3.2. Tỷ lệ các loài Streptococcus phân lập được trên cá 35
Bảng 3.3. Kết quả phân lập các loài Streptococcus theo từng tỉnh 39
Bảng 3.4. Kết quả thử độc lực trên cá 40
Bảng 3.5. Ghi chú cá chết theo từng ngày 41
Bảng 3.6. Kết quả phân lập và định danh loài vi khuẩn phân lập lại từ cá thí
nghiệm 41
x

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra trên cá đã được báo cáo rộng rãi. Ổ
dịch đầu tiên được ghi nhận trên cá hồi nuôi tại Nhật Bản vào năm 1957. Sau đó,
bệnh cũng đã xảy ra lần lượt tại Mỹ (1966), Nam Phi (1979), Singapore (1985) và
một số nước khác. Bệnh xảy ra trên nhiều loài cá nước mặn (cá mú, cá song, cá
heo), nước ngọt (cá rô phi, điêu hồng, tai tượng), cá tự nhiên hoặc nuôi, gây ra thiệt
hại nặng cho ngành công nghiệp nuôi cá với tỷ lệ chết lên đến 50 % (Fuller và ctv,
2001).
Do những thiệt hại về kinh tế mà bệnh gây ra, nên nhiều công trình nghiên
cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu về các loài Streptococcus. Những nghiên cứu
đã được thực hiện tại Mỹ, Ả rập Saudi, Brasil và tại những nước gần Việt Nam như

Thái Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Philippine. Kết quả cho thấy có nhiều loài
Streptococcus được xác định là tác nhân gây bệnh: Streptococcus iniae,
Streptococcus agalactiae, Streptococcus uberis, Streptococcus difficilis.
Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu bước đầu về bệnh do Streptococcus
gây ra trên cá (Nguyễn Hữu Thịnh, 2005; Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh
Phương, 2012). Cùng hướng nghiên cứu đó, để xác định được các loài
Streptococcus đang lưu hành trên đàn cá nuôi tại Việt Nam, nhằm đánh giá khả
năng gây bệnh của chúng, phục vụ cho nghiên cứu vaccine, chúng tôi tiến hành đề
tài “Phân lập và giám định vi khuẩn Streptococcus gây bệnh trên cá nước ngọt có
vảy tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận”.
1
2. Mục tiêu
Phân lập gốc vi khuẩn Streptococcus trên cá có biểu hiện bệnh, định danh và
xác định độc lực của chúng.
3. Yêu cầu
− Thu thập mẫu bệnh phẩm từ cá có biểu hiện bệnh
− Phân lập vi khuẩn Streptococcus
− Xác định giống Streptococcus bằng kỹ thuật PCR
− Xác định loài Streptococcus bằng kỹ thuật PCR
− Thử độc lực một số chủng vi khuẩn phân lập trên cá

2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vi khuẩn Streptococcus
1.1.1. Hình thái
Streptococcus là cầu khuẩn bao gồm nhiều loài, bắt màu Gram dương, có
dạng hình cầu hoặc hình oval với đường kính nhỏ hơn 2 µm, thường tập trung thành
dạng đôi hay chuỗi khi được nuôi cấy trên môi trường canh dinh dưỡng.
Streptococcus không hình thành bào tử, phần lớn không di động, một vài

chủng có khả năng hình thành capsule. Nhiều loài gây bệnh cho người và động vật.
Hình 1.1. Vi khuẩn Streptococcus agalactiae
(Nguồn: Kaggen, 2011)
1.1.2. Điều kiện nuôi cấy
Vi khuẩn dễ mọc trên thạch TSA được bổ sung 0,5 % glucose, thạch BHI,
thạch máu ngựa, thạch máu cừu. Khuẩn lạc phát triển sau 24 – 48 giờ ủ ở nhiệt độ
20 – 30
o
C. Khuẩn lạc trên đĩa thạch thường nhỏ (đường kính 0,5 – 1,0 mm), hơi
vàng, mờ đục, tròn và hơi lồi lên. Một số giống Streptococcus cho khuẩn lạc có
dạng nhày nhớt trên môi trường thạch máu cừu. Vi khuẩn gây dung huyết theo 3
dạng anpha, beta và gamma.
3
1.1.3. Danh pháp và định danh
Việc định danh các loài Streptococcus chủ yếu được dựa trên khả năng dung
huyết và dựa vào cách phân nhóm Lancefield (Oie, 2005).
Có 3 dạng dung huyết anpha, beta và gamma. Dạng gây dung huyết beta ly
giải hoàn toàn hồng cầu chung quanh khuẩn lạc vi khuẩn. Những vi khuẩn thuộc
nhóm này có khuynh hướng gây bệnh cấp tính. Dạng gây dung huyết alpha tạo
vòng dung huyết nhỏ và mờ hơn dạng beta. Còn vi khuẩn gây dung huyết gamma
đôi khi còn được gọi là không dung huyết.
Hình 1.2. Các dạng dung huyết của vi khuẩn Streptococcus
(Nguồn: Buxton, 2005)
Việc phân loài theo nhóm Lancefield được dựa trên kháng nguyên thành tế
bào vi khuẩn (đối với nhóm B là kháng nguyên capsule). Hệ thống Lancefield cho
phép nhận biết 20 nhóm huyết thanh, được gọi tên từ A đến H và từ K tới V. Ngoài
ra, cũng có vài loài Streptococcus không nằm trong hệ thống Lancefield và 1 vài
loài mới được mô tả sau này. Phân loài theo nhóm Lancefield không nhất thiết phù
hợp với loài Streptococcus. Một chủng của cùng 1 loài có thể thuộc vài nhóm
Lancefield khác nhau và 1 chủng trong thuộc nhóm Lancefield này có thể thuộc

nhiều loài khác nhau. Chỉ có 1 loài được biết tới là S. agalactiae, nhóm B, là có thể
được định danh chỉ bằng cách xác định nhóm Lancefield. Trên người, vi khuẩn S.
pyogenes gây dung huyết beta nhóm A, thường được gọi là vi khuẩn Streptococcus
nhóm A.
4
1.1.4. Yếu tố độc lực
1.1.4.1. Yếu tố bám dính
FbsA: protein trên bề mặt của Streptococcus, có chức năng kết dính với
fibrinogen. Yếu tố này có ở vi khuẩn S. agalactiae.
Lmb: điều hòa sự gắn kết lên protein laminin của người, protein này là thành
phần chính của màng nền, màng này có vai trò quan trọng trong sự xâm nhập của vi
khuẩn S. agalactiae.
PavA: yếu tố độc lực của S. pneumoniae và S. agalactiae, có chức năng liên
kết với fibronectin.
CBPs: protein bề mặt liên kết với cholin. Bao gồm CbpD, CbpE, CbpG,
LytB và LytC giữ vai trò trong sự kết bám và khu trú của vi khuẩn S. pneumoniae
trong đường hầu họng.
CbpA: protein bề mặt liên kết với cholin, chức năng điều hòa sự gắn kết vi
khuẩn S. pneumoniae lên tế bào biểu mô có chức năng hoạt hóa cytokine. Gắn kết
đặc hiệu với yếu tố H, thành phần bổ thể C3 và thành phần phân tiết IgA trên người.
Liên quan đến sự huy động tế bào miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất
interleukin – 8 từ tế bào biểu mô phổi.
1.1.4.2. Yếu tố ngăn cản hiện tượng thực bào
Beta – C protein: protein bề mặt của S. agalactiae, một phần liên kết với bộ
phận Fc của kháng thể IgA và một phần chứa yếu tố H là chất ức chế bổ thể. Đóng
vai trò ngăn cản hiện tượng thực bào.
Capsule: vi khuẩn Streptococcus nhóm B có thể được chia thành những
serotype khác nhau dựa trên kháng nguyên capsule, có bản chất là polysaccharide.
Có 9 serotype theo cách phân loại bằng kháng nguyên capsule, trong đó, các nhóm
Ia, Ib, II, III, V là có liên quan đến các bệnh trên người.

Kháng nguyên capsule có chức năng ngăn cản sự bám dính của yếu tố bổ thể
được hoạt hóa C3b lên bề mặt của vi khuẩn S. agalactiae, ngăn ngừa sự hoạt hóa
con đường bổ thể và ức chế hiện tượng opsonin hóa. Theo Wessels (1991), nếu
5
kháng nguyên capsule mất đi, độc lực của Streptococcus nhóm A giảm 100 lần trên
chuột.
Protein M: gồm 2 chuỗi polypeptide có cấu tạo phức tạp: xoắn cuộn tròn lại
thành hình mỏ neo nằm trong màng, ngang qua thành tế bào. Protein M được dùng
để phân lớp các chủng S. pyogenes vào các serotype khác nhau.
Protein M liên kết với yếu tố kiểm soát bổ thể, C4 – binding protein – C4BP
và protein vật chủ nhằm ngăn ngừa sự hoạt hóa bổ thể và sự thực bào.
Protein M được xem là có vai trò trong sự hình thành phản ứng viêm do liên
kết với fibrinogen, kininogen hoặc plaminogen.
SIC: liên kết với bổ thể C5b67 và ức chế sự ly giải tế bào vi khuẩn, tăng
cường sức ống của vi khuẩn trong môi trường nội bào, ức chế hoạt động của men
lysozyme, ức chế bạch cầu phân tiết proteinase, từ đó ức chế khả năng của cơ thể
chống lại vi khuẩn Streptococcus nhóm A.
1.1.4.3. Yếu tố phân hủy bổ thể
C5a peptidase: các vi khuẩn Streptococcus nhóm A, B, C và G sản sinh ra
enzyme này, có chức năng tách rời yếu tố C5a, là protein hóa hướng động các bạch
cầu trung tính, yếu tố C5a được sản xuất dưới sự kích hoạt của hệ thống bổ thể.
1.1.4.4. Enzyme ngoại bào
Hyaluronate lyase: giúp vi khuẩn S. agalactiae xuyên qua hàng rào sinh lý
của mô thông qua tác động tới lớp màng hyaluronan và tới phân tử chondroitin
sulfate tại cầu nối beta – 1,4 glycosidic.
DNase: yếu tố xâm lấn, là enzyme ngoại bào, có chức năng thủy phân DNA.
Hyaluronidase: yếu tố xâm lấn, là enzyme ngoại bào, có khả năng làm thoái
hóa acid hyaluronic trong thành phần của mô liên kết, giúp vi khuẩn S. pyogenes
xâm lấn vào tế bào.
IdeS: enzyme ngoại bào, bảo vệ vi khuẩn S. pyogenes tránh hiện tượng

opsonin hóa do IgG.
SpeB (Streptococcal pyrogenic exotoxin B): enzyme ngoại bào, yếu tố xâm
lấn, giúp vi khuẩn S. pyogenes tồn tại và phát triển.
6
1.1.4.5. Yếu tố xâm lấn
Anpha – C protein: tương tác với glycosaminoglycan của tế bào vật chủ và
trung hòa sự xâm nhập của vi khuẩn.
1.1.4.6. Độc tố
Beta – haemolysin/ cytolysin: bản chất là protein, hình thành lỗ trên thành tế
bào, tạo ra hiệu quả tiền viêm: gây ra hiện tượng tế bào tự hủy, đẩy mạnh xâm lấn,
phóng thích cytokine. Độc tố này do vi khuẩn S. agalactiae tiết ra.
Yếu tố CAMP: hình thành lỗ trên màng tế bào, liên kết với thành phần Fc
của IgG và IgM của người, độc tố này có ở vi khuẩn S. agalactiae.
Pneumolysin: được xem như là 1 protein của tế bào chất, có chức năng hình
thành lỗ trên bề mặt tế bào viêm, tạo hiệu ứng apoptosis (kích thích sản xuất những
chất điều hòa phản ứng viêm như TNF – α, IL – 1β, nitric oxide, IL – 8,
prostaglandin và các leukotriene), cản trở thực bào và cản trở hoạt hóa bổ thể.
SLO: ly giải tế bào chứa cholesterol trong màng tế bào, ngăn cản chức năng
thực bào, tăng phân tiết cytokin và dẫn tới hiện tượng apoptosis. Trung hòa sự di
chuyển của NAD glycohydrolase vào trong tế bào da. SLO, NAD glycohydrolase là
loại độc tố hoạt động bên trong tế bào nhằm tăng cường sự tồn tại và nhân lên của
mầm bệnh ngoại bào.
SLS: đóng vai trò trong việc hình thành khuẩn lạc vi khuẩn dạng beta do khả
năng ly giải nhiều tế bào (tế bào cơ tim, tế bào thận, tiểu cầu, bạch cầu lympho,
bạch cầu trung tính).
Spes: độc tố này được xem như là một siêu kháng nguyên, có khả năng kích
hoạt hệ thống tế bào lympho thông qua cầu nối giữa phức hợp hòa hợp mô chính
MHC lớp II trên tế bào trình diện kháng nguyên và thành phần khả biến của thụ thể
beta trên tế bào T. Spes cũng liên quan đến hội chứng shock độc tố Streptococcus và
bệnh sốt phát ban do Streptococcus. Độc tố này có ở vi khuẩn S. pyogenes.

7
1.1.4.7. Yếu tố kháng bổ thể
PspA: protein liên kết với cholin, ức chế sự hoạt hóa bổ thể và giảm hiệu quả
của cơ chế điều hòa khoảng hở thụ thể của bổ thể. Protein này có trên bề mặt của vi
khuẩn Pneumococcus.
IgA1 protease: tách rời cầu nối peptide Pro227 – Thr228 trong cấu trúc của
IgA1, có thể giúp vi khuẩn Pneumococcus thay đổi cấu trúc kháng nguyên đặc hiệu
để tránh đáp ứng miễn dịch nhằm bám dính dễ hơn trên bề mặt màng nhày.
Yếu tố hấp thu Mangan – PsaA: đây là protein bề mặt của vi khuẩn S.
pneumoniae, liên kết với lipid, nhiệm vụ chính là vận chuyển Mn
2+
và Zn
2+
vào
trong tế bào chất của vi khuẩn.
1.1.4.8. Protease
Autolysin: protein bề mặt của vi khuẩn S. pneumoniae, liên kết với cholin,
phá vỡ lớp sườn peptidoglucan của vi khuẩn, dẫn tới giải phóng những yếu tố độc
lực bên trong tế bào vi khuẩn như là pneumolysin.
Neuraminidase: protein bề mặt của vi khuẩn S. pneumoniae, gây ra thương
tổn đáng kể cho tế bào đích, làm thay đổi quá trình glycosyl hóa của ký chủ.
1.1.4.9. Yếu tố kháng phân hủy protein – GRAB
Chiêu mộ chất ức chế protease α2 – macroglobulin tới bề mặt của tế bào vi
khuẩn Streptococcus nhóm A (S. pyogenes) nhằm ức chế phân hủy protein, nhờ vậy
bảo vệ được protein M và những cấu trúc khác trên bề mặt tế bào vi khuẩn khỏi sự
thoái biến.
1.1.4.10. Yếu tố hoạt hóa plasminogen – streptokinase
Yếu tố xâm lấn mô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn S. pyogenes xâm
nhập vào mô
8

1.1.5. Đặc tính sinh hóa
Đặc tính sinh hóa của các chủng Streptococcus thường gặp trên cá
Bảng 1.1. Đặc tính sinh hóa của một số chủng Streptococcus (Nguồn: ABIS encyclopedia)
Stt Phản ứng S. parauberis S. iniae
S.
agalactiae/
difficillis
Stt Phản ứng S. parauberis S. iniae
S. agalactiae/
difficillis
1 Dung huyết Anpha Beta Beta 18 Amygladin +
2 Phát triển hiếu khí + + 19 Arabinose V - -
3 Phát triển yếm khí + + + 20 Arbutin +
4 Phát triển ở 10
o
C + V 21 Fructose +
5 Phát triển ở 45
o
C - - 22 Glucose + +
6 Phát triển trong môi trường có 6.5% NaCl - 23 Inulin V - -
7 VP V - + 24 Lactose + -
8 Thủy phân: 25 Mannitol + + -
9 Hippurate V - + 26 Mannose +
10 Esculin (beta clucosida) + + - 27 Raffinose V - -
11 Pyrrolidonyarylamidas V + - 28 Rhamnose -
12 Alkaline phosphatase (PAL) V + + 29 Ribose V + +
13 Arginin dihydrolase (ADH) + + + 30 Sorbitol + - -
14 Alpha galactosidase V - 31 Trehalose + +
15 Beta galactosidase - 32 Xylose - -
16 Beta Glucuronidase - 33 Amygladin +

17 Sinh axit từ 34 Arabinose V - -
Ghi chú: V: variable
9
1.1.6. Một số loài Streptococcus thường gặp trên cá
1.1.6.1. Streptococcus iniae
Cầu khuẩn gây dung huyết dạng beta trên môi trường thạch máu được mô
tả lần đầu vào 1976 (Pier và Madin, 1976), được xem là 1 loài Streptococcus
mới, không thuộc nhóm phân loại Lancefield nào. Vi khuẩn có thể gây bệnh trên
người thông qua tiếp xúc với các sản phẩm cá nhiễm khuẩn (Sun và ctv, 2007).
Theo nghiên cứu của Suanyuk và ctv (2010), vi khuẩn Streptococcus iniae
được phân lập trên cá mú và cá điêu hồng nuôi tại miền nam Thái Lan. Triệu
chứng do S. iniae gây ra trên cá bao gồm: mất cân bằng, lồi mắt, bỏ ăn, đờ đẫn và
di chuyển riêng rẽ, không theo đàn vv…Thí nghiệm công độc cá mú và cá điêu
hồng cũng cho thấy S. iniae gây chết cá với tỷ lệ chết từ 0 – 60 % trong vòng 10
ngày. Vi khuẩn thường lây nhiễm vào gan, tụy, tim, mắt và não cá.
Hình 1.3. Sơ đồ phân bố của Streptoccus iniae tại khu vực châu Á
Thái Bình Dương, vùng màu xanh là khu vực có dịch gây ra do S. iniae, vùng
màu trắng là khu vực nghi ngờ có sự hiện diện của S. iniae
(Nguồn: , 2003)
10
1.1.6.2. Streptococcus agalactiae
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae có thể được phân lập từ não, thận và
mắt của cá bệnh, từ sữa bò bị bệnh viêm vú. Streptococcus agalactiae được xếp
vào nhóm B theo bảng phân loại Lancefield. Có 9 serotype kháng nguyên
capsule.
Theo Jafar và ctv (2009), Streptococcus agalactiae chiếm tỷ lệ cao (92,9
%) trong các vi khuẩn phân lập từ đợt dịch trên cá tại vịnh Kuwait năm 2001, qua
đó cho thấy vai trò gây bệnh của vi khuẩn này. Ngoài ra, còn có các loài
Streptococcus khác cũng được ghi nhận là tác nhân gây bệnh trên cá, gồm có:
Streptococcus difficilis, Streptococcus parauberis, Streptococcus dysagalactiae,

Streptococcus garviae (Noga, 2010).
1.1.7. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus
Bệnh thường xảy ra rải rác hay thành dịch tại những vùng nuôi cá. Khi xảy
ra, bệnh làm chết cá với tỷ lệ cao (Yanong và Floyd, 2002), gây thiệt hại kinh tế
nặng cho nhà chăn nuôi. Năm 1979, bệnh xảy ra tại Nhật, gây ra thiệt hại kinh tế
lớn (Kitao và ctv, 1979). Các nhà khoa học nhận định đây là bệnh quan trọng, gây
hậu quả nặng nề đối với nghành chăn nuôi cá thâm canh (Maisak và ctv, 2008).
Tại Việt Nam, theo ghi nhận của tác giả Đặng Thị Hoàng Oanh (2011),
bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, nhất là vào lúc giao mùa, khi cá bị stress do sự
thay đổi thời tiết, ngoài ra, bệnh còn xảy ra do mật độ nuôi cá cao, môi trường
nước xấu, do cá ăn thức ăn kém chất lượng.
1.1.7.1. Nguồn truyền lây
Các loài Streptococcus thường tồn tại trong nguồn nước, trong bùn quanh
ao cá và trong thức ăn của cá (Minami và ctv, 1979). Cá mang mầm bệnh cũng là
nguồn lây truyền vi khuẩn quan trọng (Kitao và ctv, 1979).
11
1.1.7.2. Đường truyền lây
Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với cá bệnh hoặc qua thức ăn cho
cá. Cá sống trong môi trường nước nhiễm khuẩn cũng có thể nhiễm bệnh qua các
vết thương trên da.
1.1.7.3. Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng bệnh thay đổi theo loài cá cảm nhiễm, các triệu chứng chung
gồm: bơi không định hướng, da sậm màu, lồi một bên hay hai bên mắt, mắt mờ
đục, xuất huyết trên mang và gốc vây, loét trên da. Trên nhiều loài cá, bệnh tích
trên mắt thường thấy với tần suất cao. Khi mổ cá bệnh thường quan sát thấy có
xuất huyết và viêm trên gan, lách, thận, tim, não, mắt và đường ruột. Trong xoang
bụng cá thường có dịch lẫn máu.

Hình 1.4. Cá điêu hồng bị bệnh do Streptococcus
(Nguồn: thefishsite.com, 2012)

1.2. Một số loài cá nước ngọt có vảy được nuôi phổ biến tại Việt Nam
1.2.1. Cá rô phi
a. Nguồn gốc và tên gọi
Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc:
Bộ cá vược – Perciforms
Họ – Cichlidae
Cá bị lồi mắt
12
Giống – Oreochromis
Loài – Cá rô phi vằn O. niloticus
Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là:
Cá rô phi cỏ Oreochromis mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm
1953 qua ngã Thái Lan.
Cá rô phi vằn (Rô phi Đài Loan, O. niloticus) được nhập vào Việt Nam
năm 1974 từ Đài Loan.
Cá rô phi đỏ (Red Tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm
1985 từ Malaysia.
b. Đặc điểm hình thái
Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9 – 2 sọc đậm song
song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía
trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sọc trắng chạy
song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
c. Môi trường sống
Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.
Nhiệt độ: nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 – 32
o
C,
thích hợp nhất là 25 – 32
o
C . Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất

cao từ 8 – 42
o
C, cá chết rét ở 5,5
o
C và bắt đầu chết nóng ở 42
o
C. Nhiệt độ càng
thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
Độ mặn: cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi
trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ
muối từ 0 – 40 %. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10 – 25 ‰) cá tăng trưởng
nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.
Độ pH: môi trường có độ pH từ 6,5 – 8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng
cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4.
13

×