Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tóm tắt Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.21 KB, 13 trang )

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG HỢP
CHÚNG QUỐC HOA KỲ
6
1.1. Sự hình thành mười ba bang nguyên khai đầu tiên 6
1.2. Nhu cầu thành lập chế độ Tổng thống hợp chúng quốc
Hoa Kỳ
12
1.3. Chế Tổng thống Hoa Kỳ là kết quả của sự thỏa hiệp các xu
hướng chính trị; tổng kết các tư tưởng chính trị pháp lý và
kinh nghiệm về xây dựng chính quyền của các quốc gia
23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG HỢP
CHÚNG QUỐC HOA KỲ
47
2.1. Tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ có vị trí trung tâm
trong bộ máy nhà nước
47
2.2. Tổng thống do dân bầu và không chịu trách nhiệm
trước Quốc hội
51
2.3. Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ áp dụng học thuyết phân
quyền và nguyên tắc kiềm chế đối trọng
57
2.4. Tư pháp trong chế độ Tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ
được chú trọng
69
Chương 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG
HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ


75
3.1. Sự phát triển của ngành lập pháp 77
3.2. Sự phát triển của ngành hành pháp 84
3.3. Sự phát triển của ngành tư pháp 90
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa Kỳ tuy là quốc gia trẻ so với nhiều quốc gia có bề dày lịch sử
như Anh, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc nhưng Hoa Kỳ đã thu hót được sự
quan tâm của nhiều nước, nhiều nhà khoa học muốn nghiên cứu quốc gia
này: "Mỹ là nước lớn, giàu và mạnh hàng đầu thế giới, có trình độ phát
triển rất cao về nhiều mặt, đã dính mòi vào nhiều nước, gây ra nhiều cuộc
chiến tranh và cũng có vai trò to lớn trong việc giải quyết nhiều vấn đề
quốc tế". Hay như tác giả cuốn "Văn minh Hoa Kỳ", Jean-Pierre Fichou
viết: "Trong vòng ba thế kỷ, đất nước này đã được gán vai trò là một mô
hình mẫu hoặc là vật đối chứng cho toàn cầu, nó đã sáng tạo ra một chế
độ độc đáo bằng cách dựng nên một quan niệm khác về cuộc sống". Hoa
Kỳ đặc biệt vì là một trong những nước giàu hàng đầu thế giới, tổng thu
nhập GDP của Hoa Kỳ bằng cả của Nhật Bản và Tây Âu cộng lại. Đặc
biệt, vì Hoa Kỳ là nước tư bản phát triển nhất, kinh tế Hoa Kỳ được coi
là đầu tàu của kinh tế thế giới. Khi nghiên cứu về mô hình nhà nước
Cộng hòa Tổng thống, chúng ta không thể không tìm hiểu chế độ Tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Tại sao vậy? Vì chế độ Tổng thống Hoa
Kỳ là mô hình xuất hiện đầu tiên của chính thể cộng hòa Tổng thống, là
"nơi đầu tiên dạng cầm quyền này được thiết lập", là "hình thức chính thể
cộng hòa Tổng thống lần đầu tiên trong lịch sử được thiết lập ở Mỹ vào
cuối thế kỷ 18", đồng thời là mô hình đặc trưng, tiêu biểu của chính thể
cộng hòa Tổng thống. Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cũng
là mô hình áp dụng điển hình nhất học thuyết phân quyền trong tổ chức

quyền lực nhà nước, hay như PGS.TS Nguyễn Đăng Dung nhận xét tại
Giáo trình luật hiến pháp các nước tư bản: "Loại hình này được áp dụng
một cách tương đối phổ biến ở các nước tư bản châu Mỹ, mà khuôn mẫu
của nó là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ". Vì những lý do trên tác giả đã chọn
"Chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - sù hình thành và phát
triển" làm đề tài nghiên cứu.
1
Trong tình hình hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang rất cần kinh nghiệm, cần lý luận
về xây dựng nhà nước pháp quyền của các nước trên thế giới. Chúng ta
không phải học tập để sao chép máy móc mà học tập với tinh thần cầu
thị, học tập để chúng ta tìm ra và vận dụng những ưu điểm, như tác giả
Thái Vĩnh Thắng viết trong Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, đó là những
"hạt nhân hợp lý trong tổ chức và hoạt động của chính phủ tư sản" vào
hoàn cảnh Việt Nam, để xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam
của dân do dân và vì dân. Khi nghiên cứu Chế độ Tổng thống Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ tác giả mong muốn làm phong phú thêm kiến thức lý luận
về nhà nước và pháp luật đồng thời cố gắng tìm những điểm hợp lý của
mô hình này để có thể vận dụng một phần nào đó vào Việt Nam: "Chóng
ta có thể học hỏi được gì từ quá trình soạn thảo Hiến pháp Mỹ trong việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền; xây dựng một chính quyền mạnh và có
hiệu quả".
Riêng với Hoa Kỳ, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách:
"Việt Nam mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới,
không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi" (Điều 14 Hiến pháp 1992), vì
vậy Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ và ký Hiệp ước
thương mại Việt - Mỹ. Việc tìm hiểu bộ máy nhà nước Hoa Kỳ cũng như
pháp luật Hoa Kỳ là công việc rất cần thiết để bảo vệ lợi Ých của quốc

gia vì khi chóng ta giao lưu với đối tác nào, với quốc gia nào, chúng ta
phải biết người biết ta "tri bỉ tri kỷ, bách phát bách tróng". Ngoài ra, khi
chóng ta nghiên cứu những định chế nhà nước Hoa Kỳ là chúng ta đã
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và qua đó, thúc đẩy quan hệ Việt Nam
Hoa Kỳ càng tiến triển theo hướng có lợi cho hai nước, cũng như cho khu
vực và quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước đây do Mỹ và Việt Nam ở hai bên trận tuyến của cuộc chiến
tranh kéo dài hai mươi năm, tiếp theo là chính sách bao vây cấm vận của
Mỹ đối với Việt Nam, nên việc tìm hiểu nghiên cứu về chế độ Tổng
thống Hoa Kỳ không được giới nghiên cứu luật học Việt Nam quan tâm
nhiều. Sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì việc tìm
hiểu nghiên cứu về nhà nước Mỹ được quan tâm nhiều hơn. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia đã xuất bản một số sách về nhà nước Mỹ do các tác
giả Việt Nam dịch như Khái quát về chính quyền Mỹ của TS. Trần Thị
Thái Hà và đồng sự dịch năm 1999; Khái quát về lịch sử nước Mỹ,
Nguyễn Chiến và đồng sự dịch năm 2000; Lịch sử mới của nước Mỹ,
Diệu Hương và đồng sự dịch năm 2003; Quốc hội và các thành viên,
Trần Xuân Danh và đồng sự dịch năm 2002 Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin xuất bản cuốn Lịch sử nước Mỹ do Lê Minh Đức và đồng sự
dịch năm 1994; cuốn Bèn hai đời Tổng thống Hoa Kỳ do Hội Khoa học
lịch sử Việt Nam dịch năm 1998. Các học giả Việt Nam cũng công bố
một số công trình nghiên cứu về chính trị và chính quyền Mỹ như Hệ
thống chính trị Mỹ do TS. Vũ Đăng Hinh chủ biên; Hoa Kỳ tiến trình
văn hóa chính trị do PGS.TS Đỗ Léc Diệp chủ biên; Thể chế chính trị
thế giới đương đại do PGS.TS Dương Xuân Ngọc chủ biên. Luật hiến
pháp đối chiếu của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung. Một số luận án, luận
văn viết về chế độ Tổng thống Hoa Kỳ như Luận văn thạc sĩ luật học
"Hệ thống kiềm chế đối trọng trong hiến pháp Mỹ" năm 1998 của tác giả
Nguyễn Thị Hiền. Ngoài ra, có một số bài viết liên quan đến chế độ Tổng

thống Mỹ như "Vai trò của Tổng thống trong quá trình hoạch định chính
sách đối Mỹ" của tác giả Lê Linh Lan trong tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
tháng 12/2002; bài "Hệ thống cơ quan tư pháp của nhà nước tư sản" của
tác giả Thái Vĩnh Thắng trong Tạp chí Luật học, số 3, sè 5 năm 1996.
Các tác phẩm, các công trình khoa học và các bài viết trên đã nghiên cứu
một cách khái quát và tương đối toàn diện về nhà nước Mỹ trên các mặt
chính trị, văn hóa, lịch sử, thể chế nhà nước, tuy nhiên nghiên cứu sâu và
1
đi riêng về chế độ Tổng thống Hoa Kỳ quá trình hình thành và phát triển
thì chưa có. Hai bản luận văn về chế độ Tổng thống Hoa Kỳ mới chỉ
dừng lại ở mức độ nhất định trình bày về đặc điểm của chế độ Tổng
thống Hoa Kỳ, chưa đi sâu phân tích quá trình hình thành, đặc điểm và sự
phát triển của chế độ Tổng thống Hoa Kỳ, chưa lý giải tại sao Mỹ lại
chọn chế độ Tổng thống khi xây dựng mô hình chính quyền. Từ tình hình
và lý do trên tác giả luận án mạnh dạn tiếp thu kế thừa các kết quả nghiên
cứu trên và đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu quá trình hình thành, những
đặc điểm nổi bật và sự phát triển của chế độ Tổng thống Hoa Kỳ.
Mục đích của luận văn
- Trình bày quá trình hình thành và phân tích các đặc điểm chế độ
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Xem xét quá trình phát triển của chế độ Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ thông qua ba ngành quyền lực: lập pháp, hành pháp,
tư pháp.
- Từ những nghiên cứu trên, rót ra một số khuyến nghị với mong
muốn đóng góp chút Ýt vào kiến thức về nhà nước Mỹ để có thể vận
dụng vào hoàn cảnh Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dùa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, dùa
trên các học thuyết chính trị pháp lý về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra,
luận văn còn dùng các phương pháp chứng minh, thống kê, so sánh, phân
tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, quan sát để tiến hành xem xét đánh giá

các tài liệu, sự kiện.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chế độ Tổng thống Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ trên cơ sở lịch sử phát triển và trên cơ sở Hiến pháp Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính thể cộng hòa Tổng thống Mỹ
mà chủ yếu hệ thống cơ quan quyền lực ở trung ương theo chiều ngang.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sù hình thành chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Chương 2: Đặc điểm của chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Chương 3: Sù phát triển của chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG HỢP
CHÚNG QUỐC HOA KỲ
hîp chóng quèc hoa kú
I.1 1.1. Sự hình thành mười ba bang nguyên khai
Năm 1607 những người dân được Anh quốc đưa đến định cư ở Bắc
Mỹ, tiến hành xây dựng thành phố Jamestown, mở đầu cho sù ra đời
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Bắt đầu từ năm 1624 thành lập bang Virginia,
tiếp theo là mười hai bang dưới đây:
Tên bang Năm thành lập
Virginia 1624
Massachussettes 1691
Rhode Island 1644
New Hampshire 1670
Connecticut 1662
New Jersey 1664

New York 1674
Pennsyvania 1682
Delawre (ghi chó: New Jersey, Delawre chiếm của 1702
1
Hà Lan)
Bắc Carolina 1729
Nam Carolina 1729
Maryland 1729
Georgia 1732
1.2. Nhu cầu thành lập chế độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
1.2.1. Cách mạng Mỹ và sự ra đời của chế độ hợp bang
- Mười ba bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ có đặc điểm vừa chịu
sự quản lý cai trị của Vua Anh và pháp luật Anh, vừa mang tính tự trị, tự
quản cao. Do Vua Anh thực hiện nhiều chính sách hạn chế quyền tự do
của dân chúng, cũng như các chính sách thuế khóa nặng nề gây ra mâu
thuẫn giữa chính quyền Anh với nhân dân thuộc địa.
- Để đấu tranh với Anh quốc, những nhà cách mạng Mỹ tiến hành Đại
hội thuộc địa lần thứ nhất ở Philadelphia bang Pennsylvania vào ngày 5
tháng 9 năm 1774, và gửi các kiến nghị lên vua Anh. Khi những kiến
nghị hòa bình của thuộc địa gửi lên vua Anh, không được chấp thuận, những
nhà cách mạng Mỹ tiến hành Đại hội thuộc địa lần thứ hai cũng tại
Philadelphia vào ngày 10 tháng 5 năm 1775, quyết định thành lập lực
lượng vũ trang và cử Geoge Washington (1732- 1799) làm Tổng tư lệnh.
Đến ngày 4 tháng 7 năm 1776 những nhà cách mạng Mỹ công bố bản
Tuyên ngôn độc lập chính thức ra đời nước Mỹ độc lập hoàn toàn với
nước Anh.
1.2.2. Những yếu kém của chế độ Hợp bang và nhu cầu thành lập
chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
- Sau khi tuyên bố thành lập quốc gia, chính quyền Mỹ vận hành
theo hiến pháp lúc đó với tên gọi là các điều khoản hợp bang được phê

duyệt và có hiệu lực năm 1781. Chính quyền theo Các điều khoản hợp
bang chỉ có cơ quan lập pháp là Quốc hội mà không phân ra các cơ quan
hành pháp và tư pháp. Không có tổng thống, quốc hội là cơ quan duy
nhất quản lý các công việc liên bang. Các tiểu bang vẫn giữ chủ quyền
độc lập của mình, mỗi bang có quyền cử từ hai đến bảy đại biểu của
mình tham gia quốc hội hợp bang.
- Do không có sự phân quyền rõ ràng, không xử lý tốt mối quan hệ
giữa liên bang và tiểu bang, nên quốc hội hợp bang hoạt động không hiệu
quả. Về kinh tế chính quyền hợp bang nợ nần chồng chất mà không còn
khả năng thanh toán. Về xã hội, dân chúng mất niềm tin vào chính quyền
và bắt đầu có những cuộc nổi dậy mà điển hình là vụ nổi dậy của nông
dân dưới sự chỉ huy của cựu trung úy Shay ở bang Masachusetts. Mối
liên hệ lỏng lẻo giữa các tiểu bang, và nguy cơ sụp đổ của liên bang được
George Washington (1732 - 1739) nhận xét: các bang chỉ được liên kết
với nhau bằng sợi dây bằng cát và…tại mỗi tiểu bang đều có những
mầm cháy mà chỉ cần một tia lửa là bùng lên thành ngọn lửa.
Dưới góc độ lý thuyết chính quyền hợp bang chưa phải là một nhà
nước pháp quyền, mô hình chính quyền hợp bang chưa được một hệ
thống lý luận chính trị pháp lý nào dẫn dắt soi đường, chưa áp dụng
những nguyên tắc về xây dựng chính quyền trung ương cũng như không
giải quyết tốt mối quan hệ giữa liên bang với tiểu bang.
Dưới góc độ thức tế mô hình hợp bang đã vận hành kém hiệu quả.
Hiến pháp không được các bang tôn trọng. Kinh tế sa sút, xã hội rối loạn,
các điều ước quốc tế không được tôn trọng. Chính quyền hợp bang bị tê
liệt và mất hết lòng tin của dân chúng.
- Nước Mỹ lúc đó xuất hiện một nhu cầu cấp bách phải thay đổi chế
độ hợp bang bằng một mô chính chính quyền khác hoặc là bị tan rã.
1.3. Chế độ tổng thống Hoa Kỳ là kết quả của sù thỏa hiệp giữa
các xu hướng chính trị; tổng kết các tư tưởng chính trị pháp lý và
kinh nghiệm về xây dựng chính quyền của các quốc gia

1.3.1. Các xu hướng chính trị về xây dựng nhà nước
- Để đáp ứng nhu cầu thành lập một mô hình chính quyền thay thế
chế độ hợp bang, Mỹ tiến thành Đại hội lập hiến năm 1787. Các đại biểu
1
đã đề xuất nhiều phương án để xây dựng mô hình nhà nước, nhưng có ba
phương án lớn là:
* Phương án Virginia: Xây dựng chính quyền theo sự phân chia thành
ba ngành quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quốc hội gồm hai
viện, tổng thống đứng đầu hành pháp, cơ quan tư pháp do quốc hội bầu
chọn. Quyền lực của chính quyền trung ương rất lớn, nhưng quyền của
các tiểu bang và quyền của dân chúng không được nhắc đến nhiều.
* Phương án New Jerser: phương án này chủ yếu dùa vào mô hình
hợp bang cũ nhưng có sửa đổi bổ sung. Quốc hội gồm một viện, cơ quan
hành pháp do quốc hội bầu chọn và cử một nhóm người lãnh đạo. Cơ
quan tư pháp liên bang chỉ có quyền xét xử phóc thẩm.
* Phương án Hamilton: Rất chú trọng quyền lực của chính quyền
trung ương, tiểu bang chỉ là đơn vị tỉnh của quốc gia hùng mạnh. Quốc
hội gồm hai viện, thượng viện cao hơn hạ viện. Đứng đầu cơ quan hành
pháp là một vị quân vương nhưng bầu chọn theo nhiệm kỳ.
- Xung quanh ba phương án này, xuất hiện hai xu hướng chính trị: một
xu hướng ủng hộ hiến pháp, ủng hộ chế độ liên bang và xây dựng chính
quyền trung ương mạnh, một xu hướng phản đối hiến pháp, phản đối chế
độ liên bang. Cuộc đấu tranh giữa các xu hướng dẫn đến những thỏa
hiệp.
- Nội dung của những thỏa hiệp: Để hiến pháp được thông qua phe
liên bang đồng ý thông qua mười tu chính án đầu tiên về tuyên ngôn các
quyền theo yêu cầu của phe chống liên bang. Các bang nhỏ và các bang
lớn thỏa hiệp về quốc hội hai viện. Các bang bình đẳng về số đại biểu ở
thượng viện, còn hạ viện sẽ đại diện theo tỷ lệ dân. Hai viện bình đẳng
không viện nào lãnh đạo viện nào. Các bang miền bắc đồng ý kéo dài chế

độ nhập khẩu nô lệ hai mươi năm, các bang miền nam đồng ý để các
bang miền bắc thông qua hiệp ước hàng hải thương mại chỉ cần đa số tại
nghị viện. Sù thỏa hiệp giữa các xu hướng cũng góp phần tạo nên bản
hiến pháp 1787 và chế độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
1.3.2. Tổng kết các tư tưởng chính trị pháp lý và kinh nghiệm về
xây dựng chính quyền ở các quốc gia
1.3.2.1 Những tư tưởng chính trị pháp lý ảnh hưởng đến chế độ tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
- Tư tưởng của các triết gia cổ đại Hy Lạp
Tư tưởng về nền cộng hòa và dân chủ bình đẳng của Solon (khoảng
638 - 559 trước CN) và Clixten (khoảng thế kỷ VI trước CN) được các nhà
lập quốc Mỹ sử dụng như luận điểm để tranh luận trong hội nghị lập
hiến.
- Tư tưởng của các triết gia La Mã cổ đại
Các nhà lập quốc Mỹ đã nghiên cứu và vận dụng tư tưởng của
Polybe (201-120 trước CN) về cân đối quyền lực giữa các cơ quan quyền
lực nhà nước để tạo thành đế chế La Mã hùng mạnh. James Madion
(1751- 1836) một nhà cách mạng Mỹ, khi nghiên cứu về tư tưởng thành
lập Cơ quan bảo dân của nhà nước La Mã từ đó ông đề xuất tư tưởng chỉ
nên có hai đại biểu ở thượng viện.
- Ảnh hưởng của học thuyết chính trị pháp lý trong thế kỷ ánh sáng
ở châu Âu đến chế độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Học thuyết phân quyền của J. Locker (1632-1704) và Montesquieu
(1689- 1755) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà lập quốc Mỹ. Dùa vào
tư tưởng này các nhà lập quốc Mỹ đã xây dựng một chính quyền trung
ương theo ba ngành quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp, dùng quyền
lực để hạn chế quyền lực qua đó để chống độc tài chuyên chế và bảo vệ
dân chủ. Tư tưởng về chính quyền nhà nước là sù ủy quyền của dân
chúng theo khế ước xã hội, tư tưởng về các giá trị dân chủ,công bằng, tự
do bình đẳng và pháp luật tự nhiên đã được các nhà cách mạng Mỹ vận

dụng trong các văn kiện quan trọng để góp phần xây dựng nên mô hình
chế độ tổng thống Hoa Kỳ.
1
1.3.2.2. Rót kinh nghiệm xây dựng chính quyền của Mỹ, Anh và các
quốc gia khác
- Kinh nghiệm xây dựng chính quyền từ bản thân nước Mỹ trong chế
độ hợp bang, trong bản thân chính quyền của các bang. Kinh nghiệm về
quốc hội hai viện và quyền phủ quyết luật là bài học từ mô hình chính
quyền Anh
- Hành pháp tập trung trong tay một người là bài học từ chế độ tam
hùng của đế chế La Mã cổ đại. Chế độ Liên bang được rút kinh nghiệm
từ sự liên kết của các thành bang Hy Lạp cổ đại chống sự xâm lược của
người Ba Tư.
- Nghiên cứu quá trình hình thành chế độ tổng thống Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ, tác giả đưa ra một số lý do giải thích tại sao nước Mỹ chọn
chế độ cộng hòa tổng thống. Nước Mỹ hình thành trên vùng đất mới nên
có thuận lợi để có thể gieo cấy một chế độ mới. Người dân nhập cư đến
nước Mỹ chán ghét chế độ cũ ở châu Âu, khao khát mong tìm một chế độ
mới, dân chủ, tự do thịnh vượng hơn ở châu Âu. Ở vùng đất mới Bắc
Mỹ, do địa lý khác nhau, trình độ phát triển ở các bang khác nhau, quyền
lợi giữa các giai cấp,cộng đồng dân cư khác nhau hình thành các xu
hướng chính trị khác nhau. Cuộc đấu tranh và thỏa hiệp giữa các xu
hướng chính trị ảnh hưởng lớn đến quá trình tìm chọn mô hình chính
quyền mới. Mỹ thành lập quốc gia muộn nên tiếp thu được nhiều học
thuyết và tư tưởng chính trị pháp lý tiến bộ, tổng kết được những kinh
nghiệm về xây dựng chính quyền ở Mỹ, Anh và các quốc gia trong lịch
sử. Tại thời điểm lập quốc, nước Mỹ đã tập hợp được những nhà cách
mạng có tư tưởng tiến bộ, có thế lực, tiểu biểu cho trí tuệ và nguyện vọng
của dân chúng, họ đã tranh luận để tìm ra những giá trị hay cho nước Mỹ,
kiến tạo nên một mô hình chính quyền hoàn toàn mới chưa có trong lịch

sử, đó là chế độ cộng hòa tổng thống.
Kết luận chương 1
Tác giả nghiên cứu quá trình hình thành thành chế độ tổng thống
Hoa Kỳ từ khi hình thành mười ba bang nguyên khai là thuộc địa của
Anh quốc ở vùng đất mới Bắc Mỹ. Cuộc cách mạng Mỹ chống lại chính
quyền Anh đã dẫn đến thành lập một quốc gia mới theo chế độ hợp bang.
Nghiên cứu sự hình thành chế độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tác
giả đưa ra một số lập luận giải thích tại sao Mỹ chọn chế độ cộng hòa
tổng thống. Những yếu kém của chế độ hợp bang xuất hiện nhu cầu cấp
thiết phải xây dựng một chế độ mới thay thế chế độ hợp bang. Cuộc đấu
tranh và thỏa hiệp của các xu hướng chính trị trong lòng nước Mỹ và
những ảnh hưởng của các tư tưởng chính trị pháp lý, những bài học về
xây dựng chính quyền đã góp phần tạo nên chế độ tổng thống hợp chúng
quốc Hoa Kỳ.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG QUỐC
HOA KỲ
hîp chóng quèc hoa Kú
2.1. Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có vị trí trung tâm trong
bé máy nhà nước
- Tổng thống Mỹ vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu bộ máy
hành pháp. Là nguyên thủ quốc gia nên Tổng thống Mỹ là đại diện cho
toàn thể quốc gia, liên quan đến mọi hoạt động của của bộ máy nhà nước
và có thực quyền to lớn. Tổng thống đứng đầu cơ quan hành pháp và
không chia sẻ quyền này với nội các. Nội các chỉ là cơ quan tư vấn giúp
việc của tổng thống.
- Quyền lập pháp của tổng thống. Tổng thống cũng có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quyền lập pháp của của quốc hội thông qua các thông điệp
liên bang và quyền phủ quyết dự luật của tổng thống.
- Đối với quyền tư pháp, tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm

phán của tòa án tối cao, có quyền ban bố lệnh ân xá đối với phạm nhân.
1
2.2. Tổng thống do dân bầu và không chịu trách nhiệm trước
Quốc hội
- Tổng thống Mỹ được dân chúng Mỹ gián tiếp bầu ra. Tuy tiêu chuẩn
rất rộng mở nhưng trên thực tế kể từ năm 1852 đến nay chỉ những ứng cử
viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau làm tổng thống.
- Tổng thống Mỹ do dân bầu nên có thực quyền lực và không phải
chịu trách nhiệm trước quốc hội, mà chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri
- Các nhà nghiên cứu chia quá trình bầu cử tổng thống Mỹ làm ba
giai đoạn
Giai đoạn 1 lùa chọn ứng cử viên tổng thống (còn gọi là giai đoạn
bầu cử sơ bộ). Cuộc vận động để lùa chọn ứng cử viên tổng thống chủ
yếu chỉ diễn ra sôi động ở hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Trong nội bộ
đảng diễn ra trận đấu đa phương rất khốc liệt, chỉ những ứng cử nào đạt
được đa số tuyệt đối trong đảng mới trở thành đại diện cho đảng ra tranh
cử tổng thống.
Giai đoạn 2 bầu cử chính thức tổng thống: Cứ bốn năm một lần, sẽ
diễn ra cuộc bầu cử tổng thống, cử tri Mỹ không bầu trực tiếp tổng thống
mà thay vào đó là bầu danh sách đại biểu của cử tri hay còn gọi là danh
sách đại cử tri. Hiện nay Mỹ vẫn áp dụng luật người thắng được tất cả,
nghĩa là ứng cử viên tổng thống nào có được nhiều đại diện trong số đại
cử tri ở mỗi bang thì sẽ được hưởng tổng số lượng đại cử tri ở bang đó.
Giai đoạn 3 đại cử tri bầu tổng thống Các đại cử tri họp tại thủ phủ
các bang để bầu tổng thống. Để tróng cử tổng thống, các ứng cử phải đạt
Ýt nhất hai trăm bảy mươi phiếu trong tổng số năm trăm ba tám đại cử
tri. Theo quy định, mỗi tổng thống cầm quyền theo nhiệm kỳ bốn năm và
không quá hai nhiệm kỳ.
2.3. Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ áp dụng học thuyết phân quyền
và nguyên tắc kiềm chế đối trọng

2.3.1. Sự phân quyền
- Quyền lực nhà nước trung ương Mỹ theo chiều ngang được phân
làm ba ngành quyền lực. Quyền lập pháp trao cho quốc hội, quyền hành
pháp trao cho tổng thống, quyền tư pháp trao cho tòa án. Quốc hội phân
làm hai viện có thẩm quyền ngang nhau nhưng có những chức năng cụ
thể khác nhau. Cụ thể như sau:
So sánh Hạ viện Thượng viện
Số
lượng
 435 đại biểu. Từ 25 tuổi trở
lên, là công dân Mỹ từ 7 năm
trở lên
 100 đại biểu. Từ 30 tuổi trở
lên, là công dân Mỹ từ 9 năm
trở lên
Thẩm
quyền
 Đối với các dự luật thuế và tài
chính
 Buộc tội Tổng thống và các
quan chức liên bang.
 Đại diện cho toàn liên bang
 Phê chuẩn hiệp ước quốc tế và
việc bổ nhiệm nhân sự của
Tổng thống
 Xét xử Tổng thống và quan
chức liên bang
 Đại diện cho các bang
- Mục đích của phân quyền Mỹ là nhằm hạn chế sự độc tài chuyên chế
và bảo vệ dân chủ. Phân quyền cũng làm tăng trách nhiệm của các cơ

quan đối với chức năng nhiệm vụ được giao. Phân quyền cũng là cách tổ
chức nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hóa tăng hiệu quả công việc
2.3.2. Kiềm chế đối trọng và liên hệ phối hợp
Nguyên tắc kiềm chế đối trọng và mối liên hệ phối hợp giữa các
ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong chế độ tổng thống Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ thể hiện ở mối quan hệ giữa các ngành quyền lực
Giữa lập pháp và hành pháp
- Tổng thống đứng đầu hành pháp, nhưng quyền lùa chọn nhân sự
của tổng thống phải được Thượng viện thông qua. Tổng thống là tổng tư
lệnh quân đội nhưng quyền tuyên bố chiến tranh là thuộc quốc hội. Tổng
thống có quyền ký hiệp ước quốc tế nhưng để hiệp ước có hiệu lực phải
có sự phê chuẩn của quốc hội. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và có
thực quyền nhưng vẫn có thể bị quốc hội luận tội theo thủ tục đàn hạch.
1
- Quốc hội có quyền lập pháp nhưng tổng thống thông qua các thông điệp
liên bang để nêu những vấn đề của đất nước cần ban hành luật. Tổng thống
có quyền phủ quyết tất cả các dự luật của quốc hội, và để dự luật có thể
thành luật quốc hội phải đạt số phiếu hai phần ba một số phiếu rất Ýt khi có
được.
- Ngành hành pháp và lập pháp tuy kiềm chế đối trọng nhau nhưng
không phải là độc lập tuyệt đối mà vẫn có mối liên hệ thường xuyên phối
hợp với nhau. Cả tổng thống và quốc hội đều thành lập những ủy ban,
những nhóm công tác làm cầu nối để phối hợp hoạt động giữa lập pháp
và hành pháp. Mối liên hệ phối hợp còn thông qua những cuộc vận động
không chính thức, những thương thuyết, nhường nhịn, trao đổi hợp tác
giữa hành pháp và lập pháp để cùng cai trị đất nước mà một số nhà
nghiên cứu gọi là chế độ đại nghị ở hành lang.
Giữa lập pháp với tư pháp
- Tư pháp Mỹ mang tính độc lập rất cao, nhưng không vì thế mà
hoàn toàn biệt lập với lập pháp. Quốc hội có quyền quy định quy mô và

số lượng thẩm phán tòa án tối cao, số lượng tòa án cấp dưới. Quốc hội
cũng có quyền thẩm tra và phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm thẩm phán
tòa án tối cao của tổng thống.
- Tòa án Tối cao Mỹ có quyền tuyên một đạo luật của quốc hội là vi
hiến và không còn hiệu lực. Quốc hội Mỹ làm ra luật nhưng giải thích
luật lại thuộc quyền của tòa án. Nghề nghiệp của thẩm phán là xét xử
nhưng bản thân thẩm phán lại có thể bị quốc hội xét xử về những hành vi
không đúng với cương vị.
- Tòa án Mỹ cũng có quyền áp dụng các án lệ trong quá trình xét xử,
những bản án mẫu mực của tòa án, được công nhận rộng rãi và áp dụng nhiều
lần trở thành án lệ, bổ xung cho các quy phạm pháp luật của quốc hội. Khi
xét xử tổng thống, chánh án tòa án tối cao liên bang chủ tọa phiên tòa đây là
sự kết hợp giữa lập pháp và hành pháp trong việc bảo vệ, giữ gìn công lý.
Giữa hành pháp với tư pháp
Tổng thống là người lùa chọn các thẩm phán cho ngành tư pháp thông
qua các quyết định bổ nhiệm được thượng viện phê chuẩn. Tổng thống cũng
có quyền ban bố các lệnh ân xá cho các phạm nhân. Ngược lại tư pháp có
thể tuyên hành vi của tổng thống là vi hiến và có thể bị xét xử. Khi xét xử
tổng thống chánh án tòa án tối cao liên bang sẽ giữ quyền chủ tọa phiên tòa.
Biểu đồ về nguyên tắc kiềm chế đối trọng giữa ba ngành quyền lực
trong chế độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ:
2.4. Tư pháp trong chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
được chú trọng
- Việc phân quyền lực nhà nước làm ba ngành quyền lực lập pháp,
hành pháp, tư pháp cân bằng đối trọng là một bước cải thiện vị thế của
ngành tư pháp vốn yếu thế hơn so với lập pháp và hành pháp.
- Ngành tư pháp được nâng đỡ bằng các quy định điều kiện ưu thế
để đảm bảo tính độc lập của tư pháp. Nhiệm kỳ của thẩm phán dài, lương
bổng cao, nhà ở của thẩm phán không bị các cấp chính quyền gây khó dễ
- Ngành tư pháp có quyền giải thích luật, quyền tuyên một đạo luật

của quốc hội, hành vi của tổng thống là vi hiến. Phán quyết của tòa án tối
cao liên bang là phán quyết cuối cùng buộc các ngành quyền lực khác
phải công nhận
- Trong thế giới hiện đại, khi con người đã có khả năng tạo ra vũ khí
và sức mạnh có thể hủy diệt trái đất, những tranh chấp trong đời sống
loài người vẫn xảy ra. Để giải quyết các tranh chấp đó, càng cần đến
những đến những phán xử của tòa án. Trong xã hội tương lai vai trò của
tư pháp ngày càng lớn. Việc chú trọng đến vai trò của tư pháp trong chế
độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một đặc điểm của chế độ tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của
các nhà lập quốc Mỹ đối với vai trò của ngành tư pháp
Để thấy rõ hơn đặc điểm của chế độ Tổng thống Mỹ chúng ta hãy so
sánh với mô hình của chế độ đại nghị Anh quốc:
Chế độ đại nghị Chế độ cộng hòa Tổng thống
1
Nguyên thủ Hình thành do nghị viện bầu
hoặc trên cơ sở nghị viện
Thực hiện quyền hành pháp
tượng trưng, không phải chịu
trách nhiệm. Được quyền giải
tán quốc hội
Hình thành trên cơ sở dân bầu
gián tiếp
Đứng đầu và trực tiếp lãnh đạo
hành pháp. (gọi là hành pháp
một đầu) Phải chịu trách nhiệm
trước cử tri không chịu trách
nhiệm trước quốc hội. Không
được quyền giải tán quốc hội
Quốc hội Thành lập ra chính phủ; Đảng

chiếm đa số ghế đứng ra
thành lập chính phủ. Thành
viên của chính phủ có thể là
thành viên nghị viện
Giám sát, bỏ phiếu tín nhiệm
chính phủ
Nghị viện có thể bị giải tán
Thành viên của nghị viện
không bao giê là thành viên
chính phủ(Bất khả kiêm
nhiệm)
Quốc hội không bị giải tán
Chính phủ Phải chịu trách nhiệm trước
Quốc hội và có thể bị lật đổ
Được trình các dự án luật
Về nguyên tắc không có chính
phủ mà hành pháp do Tổng
thống lãnh đạo, "Nội các" chỉ
chịu trách nhiệm trước Tổng
thống và không thể bị lật đổ.
Không được trình các dự án luật
Kết luận chương 2
Tổng thống Mỹ có vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước Mỹ, vừa
là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu ngành hành pháp. Tổng thống Mỹ
có quyền lực to lớn, không chịu trách nhiệm trước quốc hội, được cử tri
gián tiếp bầu ra và hạn chế theo nhiệm kỳ. Chế độ tổng thống Hoa Kỳ là
chế độ áp dụng học thuyết phân quyền một cách điển hình, các ngành
quyền lực hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế đối trọng, nhưng vẫn có
mối liên hệ phối hợp với nhau cùng thực hiện các chức năng nhà nước.
Ngành tư pháp mặc dù yếu thế nhưng trong chế độ tổng thống Hợp

chúng quốc Hoa Kỳ rất được chú trọng, Có những chế định riêng để tạo
điều kiện cho ngành tư pháp được độc lập, đây là một đảm bảo quan
trọng giúp tòa án bảo vệ quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người
và giữ gìn công lý.
Chương 3
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG
QUỐC HOA KỲ
hîp chóng quèc hoa kú
- Là nhà nước tư bản nên nhà nước Mỹ cũng giống như các nhà
nước tư bản khác, phát triển theo ba giai đoạn.
- Bên cạnh những đặc điểm chung về sự phát triển của nhà nước tư
bản chế độ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có những đặc thù riêng.
Tác giả đi nghiên cứu sự phát triển của chế độ tổng thống Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ thông qua sự phát triển của ba ngành quyền lực.
3.1. Sự phát triển của ngành lập pháp
Về quy mô và tổ chức
- Trong chế độ hợp bang quốc hội chỉ có một viện, đến chế độ tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, quốc hội chia làm hai viện. Quy mô và
số lượng đại biểu rất hạn chế. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ, quy mô
của quốc hội và số đại biểu cũng tăng lên.
- Cùng với quá trình tăng về quy mô và số lượng đại biểu các cơ cấu
tổ chức trong quốc hội cũng hình thành phát triển. Trong mỗi viện đều
hình thành các ủy ban có chức năng riêng. Trong các ủy ban lại có các
tiểu ban. Quốc hội hoạt động theo chế độ tập thể do đó đảng nào chiếm
đa số trong quốc hội sẽ lãnh đạo quốc hội và cắt cử người của các đảng
mình vào các chức vụ lãnh đạo các ủy ban.
- Do quyền bầu cử của dân chúng ngày càng được mở rộng, nên
quyền lực của quốc hội được hình thành trên nền tảng xã hội rộng lớn
hơn, không còn bó hẹp trong số lượng cử tri giàu có.
Về chức năng nhiệm vô

1
- Do sự phát triển của quốc gia, nhiều lĩnh vực mới, nhiều cộng đồng
dân cư mới xuất hiện cần được luật hóa nên nhiệm vụ của quốc hội đã
tăng lên rất nhiều.
- Quyền giám sát của quốc hội đối với hành pháp càng được quốc
hội sử dụng nhiều hơn. Quốc hội có thể thành lập các ủy ban điều tra độc
lập đối với những vấn đề mà quốc hội cho là quan trọng. Quốc hội cũng
có thể yêu cầu các quan chức ngành hành pháp ra điều trần kể cả tổng
thống.
Phương thức hoạt động của quốc hội
- Thời kỳ đầu lập quốc, quốc hội Mỹ hoạt động mang tính hình thức,
ngày nay phương thức hoạt động của quốc hội Mỹ mang tính chuyên
môn hóa cao độ. Hoạt động nghị trường trở thành nghề nghiệp chính của
các nghị sĩ.
- Phương thức hoạt động của Quốc hội Mỹ dùa rất nhiều vào thành
tựu của các ngành khoa học, và sử dụng nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa
học. Chất lượng và thời gian thông qua các đạo luật đã tiến bộ vượt bậc.
Xu hướng trong tương lai Quốc hội Mỹ sẽ can dự nhiều hơn vào các quá
trình xã hội, về quy mô và cơ cấu có thể còn thay đổi để thích ứng trong
xã hội có nhiều biến động.
3.2. Sự phát triển của ngành hành pháp
Về cách thức hình thành chức vụ tổng thống
- Quyền bầu cử của dân chúng được mở rộng do đó nền tảng xã hội
hình thành chức vụ tổng thống cũng rộng lớn hơn. Tổng thống chỉ được bầu
không quá hai nhiệm kỳ. Lịch sử quá trình bầu chọn tổng thống đã hình
thành chế độ lưỡng đảng. Quá trình bầu chọn tổng thống đi qua ba giai đoạn
và chỉ thực sự diễn ra sôi động, quyết liệt trong hai đảng Cộng hòa và đảng
Dân chủ.
Quyền kế nhiệm tổng thống
Được xây dựng và hoàn chỉnh thông qua các đạo luật năm 1792,

đạo luật 1886, đạo luật 1947 và tu chính án hai mươi lăm, năm 1967.
Nội các
-Trong hiến pháp không quy định chế độ nội các. Trong quá trình
thực hiện quyền hành pháp các tổng thống đã hình thành nên nội các, một
số nhà nghiên cứu gọi là chế độ nội các bếp ăn. Nội các chỉ là cơ quan
giúp việc cho tổng thống và chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống. Chế
độ nội các và chế độ đại nghị ở hành lang là sự phát triển của chế độ tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nó giúp cho chế độ tổng thống Hợp
chúng quốc hoạt động mềm dẻo hơn, khắc phục được những hạn chế của
cơ chế phân quyền và kiềm chế đối trọng
- Hệ thống cơ quan hành pháp Mỹ đã tăng đáng kể. Từ chỗ chỉ có ba bé
và tổng chưởng lý đến nay có mười sáu bộ và rất nhiều các ủy ban, các
cơ quan độc lập thu hót hàng triệu lao động trong bộ máy hành pháp liên
bang.
- Trong quá trình phát triển hành pháp Mỹ hình thành quyền mới là
đặc quyền hành pháp của tổng thống và nội các. Ngoài quyền thi hành
hành pháp luật, tổng thống Mỹ trong quá trình phát triển còn giữ vai trò
quan trọng trong việc khởi thảo các chính sách đối nội và đối ngoại của
nhà nước.
3.3. Sự phát triển của ngành tư pháp
Về quyền hạn của ngành tư pháp
- Mặc dù trong hiến pháp chưa quy định rõ ràng quyền xem xét tính
hợp hiến của các đạo luật do quốc hội ban hành, nhưng trong quá trình
xét xử tòa án đã thiết lập quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật.
- Trong quá trình phát triển tòa án Mỹ đã xóa bá thông lệ mỗi thẩm
phán đều có quyền nêu ý kiến riêng của mình bằng quy tắc chọn một
thẩm phán duy nhất thay cho toàn bé.
- Quyền xem xét hành vi của tổng thống có vi hiến hay không cũng được
tòa án tối cao áp dụng năm 1952 đối với tổng thống Tru man (1884-1972).
- Quyền của tòa án Mỹ còn được khẳng định thông qua những phán

quyết. Đó là những quyết định cuối cùng đối với cả hệ thống chính trị
1
Mỹ. Điển hình là vụ Watergate năm 1972 tòa án ra lệnh cho tổng thống
Nixson trao cuốn băng là chứng cứ buộc tổng thống phải từ chức, vụ dùa
vào phán quyết của Tòa án Tối cao liên bang mà tổng thống Bush con
đắc cử năm 2001.
Về cơ cấu tổ chức
- Tòa án Mỹ đã thành lập những cơ cấu bên trong của tòa án để bồi
dưỡng chuyên môn cho các thẩm phán cũng như tạo tiếng nói tập thể có
tính tổ chức của tòa án. Đó Hội đồng thẩm phán Hoa Kỳ, Trung tâm tòa
án liên bang để nghiên cứu công tác quản lý tư pháp và đào tạo thẩm
phán và một số các cơ quan khác.
- Để đảm bảo tính độc lập, tòa án Mỹ có hệ thống cơ quan quản lý hành
chính các tòa án mà không lệ thuộc vào các cơ quan hành pháp. Cơ quan
này có nhiệm vụ quản lý ngân sách, nhân sự và cơ sở vật chất của tòa án.
Kết luận chương 3
- Để thích ứng với sự thay đổi mở rộng của quốc gia, chế độ tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã không ngừng phát triển hoàn thiện. Sự
phát triển đó thể hiện qua sự phát triển về quy mô, số lượng, phương thức
hoạt động và sự mở rộng và xác lập các quyền mới của ba ngành quyền
lực lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Ba ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp Mỹ đều tuân theo quy luật
chung của sự phát triển là từ đơn giản đến phức tạp từ thô sơ đến hiện đại
và ngày càng đáp ứng các yêu cầu của xã hội mới.
- Sù phát triển của chế độ tổng thống Hợp chúng quốc là dùa trên
những nguyên tắc cơ bản, trên những giá trị dân chủ do hiến định và trên
sự đấu tranh của nhân dân và các lực lượng tiến bộ Mỹ. So với thời gian
hai trăm năm, những nguyên tắc về xây dựng mô hình chính quyền
không thay đổi nhiều, lý do để giải thích đều này là ngay từ đầu, các nhà
lập quốc Mỹ đã có tầm nhìn xa trông rộng, họ xây dựng chính quyền

không phải cho hiện tại mà cho các thế hệ mãi mãi về sau, họ đã tìm ra
được những giá trị hay, phù hợp với nước Mỹ, nên chưa cần những giá
trị khác thay thế.
KẾT LUẬN
1. Sự hình thành của Nhà nước Mỹ một nhà nước tư bản không phải
hoàn toàn hình thành từ con đường khởi nghĩa vũ trang của cách mạng tư
sản, cũng không phải từ con đường thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và
phong kiến như Đức, Nhật, Tây Ban Nha. Sự hình thành nhà nước tư bản
Mỹ trong một hoàn cảnh đặc biệt đó là từ một vùng đất hoàn toàn mới,
đó là từ mười ba thuộc địa của Anh quốc ở Bắc Mỹ. Các thuộc địa này
giành độc lập trở thành mười ba quốc gia độc lập. Trên cơ sở mười ba
vùng lãnh thổ này các đại diện ưu tó nhất của các tầng líp cư dân đã lùa
chọn một mô hình chính quyền hoàn toàn mới chưa hề có trong lịch sử.
Đó là mô hình chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Mô hình
chính quyền mà về sau các nhà nghiên cứu chính trị pháp lý gọi là Chính
thể cộng hòa Tổng thống, chế độ này ra đời là kết quả của nhiều yếu tố.
Nhưng những yếu tố chính là từ chế độ Hợp bang; là sự đấu tranh và thỏa
hiệp giữa xu hướng chính trị đại diện cho nhiều quyền lợi khác nhau; là
tổng kết những kinh nghiệm về xây dựng chính quyền ở tại nước Mỹ,
Anh quốc và các quốc gia trong lịch sử; là sự áp dụng các học thuyết
chính trị pháp lý một cách mạnh dạn sáng tạo để tạo ra một điển hình về
vận dụng học thuyết tư tưởng lý luận vào thực tế. Cuối cùng phải kể đến
yếu tố vận nước của Hoa Kỳ, thời điểm đó đã tập trung được những con
người có tài ba, đảm lược, có tầm nhìn xa trông rộng, có kiến thức uyên
bác, thâm hậu, biết tranh luận, biết thỏa hiệp, biết thuyết phục để cuối
cùng xây dựng được một bản thiết kế về chế độ Tổng thống có thể là
chưa hoàn chỉnh, nhưng phù hợp với nước Mỹ trong hiện tại và trong
tương lai, đã đưa nước Mỹ từ một xứ thuộc địa trở thành cường quốc
hàng đầu thế giới.
2. Đặc điểm của Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ. Chế độ Tổng thống

hợp chúng quốc Hoa Kỳ có đặc điểm nổi bật về vai trò trung tâm của
1
Tổng thống trong bộ máy nhà nước, một Tổng thống đầy quyền uy do
dân bầu tiêu biểu cho nền hành pháp một đầu. Chế độ Tổng thống là nơi
áp dụng học thuyết phân quyền một cách điển hình được phối hợp với
nguyên tắc kiềm chế đối trọng và liên hệ phối hợp, tạo ra ba ngành quyền
lực ở thế cân bằng. Tuy trong quá trình hoạt động, ba ngành quyền lực
này có những lúc chống nhau, làm cho việc thực hiện quyền lực nhà
nước bị đình trệ, tê liệt, nhưng về cơ bản, phân quyền có những ý nghĩa
to lớn trong việc chống độc tài, bảo vệ dân chủ, trong việc phân rõ nhiệm
vụ quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan quyền lực trung ương, trên cơ
sở đó để phân công lao động theo bản tính của từng ngành quyền lực. Do
quyền lực nhà nước là thống nhất nên các ngành quyền lực luôn có sự
liên hệ phối hợp để thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà
nước. Ở chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hai ngành quyền
lực hành pháp và lập pháp đều lấy quyền lực từ nhân dân thông qua bầu
cử nên không chịu trách nhiệm lẫn nhau mà cùng chịu trách nhiệm trước
nhân dân. Trong Chế độ cộng hoà Tổng thống, lập pháp và hành pháp có
chức năng nhiệm vụ riêng, nhân viên riêng, tuy có hình thành quan niệm
Quốc hội cũng có thể làm sai nhưng Quốc hội không thể bị giải tán. Tổng
thống có đầy uy quyền, một số ý kiến của các nhà nghiên cứu so sánh coi
đó là một ông vua nhưng có nhiệm kỳ và có thể bị Quốc hội luận tội và
kết án. Nếu Tổng thống bị kết án Phó Tổng thống sẽ lên thay. Trong chế
độ Tổng thống Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ, do thấy trước được vai trò siêu
phàm của tư pháp trong tương lai nên ngành này đã rất được chú trọng.
Tư pháp Hoa kỳ được tổ chức độc lập và có nhiều định chế để bảo vệ sự
độc lập đó như chế độ bổ nhiệm, lương bổng cao, phương tiện sinh sống
chắc chắn, ổn định, không phụ thuộc chính quyền địa phương, nhiệm kỳ
dài. Những định chế đó tạo ra thực quyền của tư pháp. Tư pháp có thể
tuyên bố đạo luật của Quốc hội, hành vi của Tổng thống là vi hiến, phán

quyết của tòa án là cuối cùng đối với cả hệ thống chính trị. Trong tương
lai khi khoa học công nghệ phát triển cao, con người có thể hủy diệt toàn
bộ trái đất bằng vũ khí nguyên tử, lúc đó tranh chấp trong xã hội cũng
như tranh chấp giữa các nước vẫn xảy ra, thì phương tiện chủ yếu để giải
quyết các tranh chấp không gì khác hơn là vai trò của tư pháp. Vấn đề
Âu và đã xây dựng nên ngành tư pháp vốn mềm yếu vươn lên có vai trò
và quyền hạn cân bằng với các ngành quyền lực khác. Đây là một trong
các yếu tố tạo nên nhà nước pháp quyền: "Trong nhà nước pháp quyền,
tư pháp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng bởi nơi đó là sự thể hiện rõ
nét nhất nền công lý và sự bình đẳng trước pháp luật".
3. Hơn hai trăm năm qua, cùng với sự lớn lên về diện tích tự nhiên, về
đơn vị hành chính lãnh thổ và dân số, chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ cũng có sự thay đổi phát triển mềm dẻo và năng hoạt để tương thích
với từng giai đoạn phát triển của quốc gia. Sự phát triển của Chế độ Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ không tách khỏi quy luật phát triển của các nhà nước tư
bản tức là vẫn chứa đựng trong lòng nó những mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chế độ đó vẫn giữ nguyên bản
chất của nhà nước tư sản là bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Sự phát
triển của chế độ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thể hiện ở sự mềm dẻo năng
động linh hoạt của mô hình nhà nước thông qua việc hoàn thiện cơ cấu tổ
chức, quyền hạn nhiệm vụ, phương thức hoạt động của ba ngành quyền
lực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính vì có sự thay đổi phát triển này
mà Chế độ Tổng thống Mỹ đã vượt qua được những cuộc khủng hoảng,
giữ được ổn định, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý một xã
hội phát triển từ nông nghiệp, đến công nghiệp, và hiện nay là xã hội hậu
công nghiệp trong một đất nước rất đa dạng về chủng téc, tôn giáo và văn
hóa.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
1. Chóng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền vì vậy chúng ta
nên xem xét đầy đủ hơn ý nghĩa của học thuyết phân quyền để có thể vận

dụng vào hoàn cảnh Việt Nam. Phân quyền là nhằm hạn chế độc tài
chuyên chế. Với ý nghĩa đó phân quyền chính là bảo vệ nhân quyền
chống lại tính xấu của người cầm quyền vốn hay lợi dụng quyền lực và
tiếm quyền. Hơn nữa yêu cầu về một nhà nước pháp quyền cũng cần có
sự phân định một cách tương đối độc lập giữa các cơ quan cũng như phối
hợp tương tác giữa các cơ quan đó: "Khởi thủy của tư tưởng nhà nước
1
pháp quyền là sự phân định rạch ròi, sự sắp xếp và phối hợp giữa các
thiết chế quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng cơ chế phân định,
phân công trong tổ chức quyền lực nhà nước không có mục đích tự thân
mà nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự độc đoán, chuyên quyền và vi
phạm quyền con người. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho sự đảm bảo tự
do chính trị trong hoạt động nhà nước và xã hội".
2. Quốc hội Việt Nam theo Hiến pháp 1992 tập trung nhiều quyền
lực nhưng thực tế lại không phát huy được và hoạt động không có hiệu
quả như mong muốn, các bộ luật làm ra kể cả hiến pháp phải thường
xuyên sửa đổi hoặc chậm được ban hành. Nếu quyền lực quốc hội là rất
lớn ta nên phân làm lưỡng viện, nhờ có sự phân công này mà các viện
đều cạnh tranh để phát huy sức mạnh của mình.
3. Về hành pháp, bao giê hành pháp cũng có xu hướng trở thành
trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước do đó hành pháp nên tập trung
và nên nằm trong tay đảng cầm quyền. Chúng ta nên nghiên cứu gắn
chức vụ lãnh đạo đảng với trách nhiệm lãnh đạo hành pháp.
4. Trong bản luận án này tác giả gọi thống nhất nước Mỹ là Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ, ngoại trừ trường hợp trích tài liệu thì để tôn trọng tính chính
xác của tài liệu trích nên tác giả giữ nguyên không thay đổi. Việc dùng
tên thống nhất là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là xuất phát từ các nghiên cứu
của tác giả dùa trên các văn kiện chính trị quan trọng của nước Mỹ như
văn kiện Đại hội thuộc địa lần một, lần hai, Điều khoản hợp bang 1871,
hiến pháp 1787. Các kết quả điều tra dân số đến năm 1780, ba phần tư

người Mỹ vẫn là người gốc Anh hoặc Ai Len. Ngoài ra, tên Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ còn được các nhà nghiên cứu khác sử dụng dụ cuốn "Cuộc
sống và các thể chế ở Mỹ", "Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ", " Hiến pháp
Mỹ đã được làm ra như thế nào" Các tác giả này chắc chắn họ có lý do
để viết tên gọi nước Mỹ như thế.
1

×