Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.68 KB, 14 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa-xã hội, phụ nữ luôn giữ vai trò hết sức quan
trọng.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Việt Nam
một lần nữa đã khẳng định vai trò của mình trên mọi lĩnh vực.
Sau Hiệp định Giơnever năm 1954, Bình Định tạm thời dưới sự kiểm
soát của Pháp, tiếp theo là Mỹ và tay sai. Từ năm 1954 đến năm 1975, phụ
nữ Bình Định cùng mọi tầng lớp nhân dân đã liên tục đứng lên đấu tranh
bằng nhiều hình thức chống Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, đánh bại các chiến
lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân
tộc.
Chính vì vậy, để tìm hiểu về phụ nữ Bình Định trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, tôi chọn đề tài: “Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975)” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về đề tài phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Bình Định
nói riêng đã có nhiều tác giả, nhiều công trình đề cập đến:
Tác phẩm: “Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam tập 1, tập 2” của tác giả
Nguyễn Thị Thập, Nxb Phụ nữ xuất bản (1981, 1982). Tác phẩm “Lịch sử
phong trào phụ nữ Bình Định” tập 1 (1930-1954) do Hội Liên Hiệp phụ nữ
Bình Định xuất bản (1990). Tác phẩm “Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” do Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh Bình Định
biên soạn và xuất bản (2000).
Các tác phẩm lịch sử ở khu vực và địa phương cũng đã đề cập đến một số
thông tin có liên quan đến phụ nữ Bình Định như: Tác phẩm: “Bình Định
2
lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975)” (1992), Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh Bình Định. Tác phẩm: “Lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Định”, tập 1, tập


2 (1996), Nxb Bình Định.
Những tác phẩm trên đây là kết quả nghiên cứu của những người đi trước
vô cùng quý báu Trên cơ sở những nguồn tài liệu trên, tôi cố gắng sưu tầm,
bổ sung những nguồn tư liệu đang còn thiếu, những nguồn tư liệu chưa được
sử dụng đến để dựng lại một bức tranh sinh động, chân thực về phong trào
phụ nữ Bình Định trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt
nhất với những hình ảnh hào hùng xứng đáng với những cống hiến lớn lao
của họ.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình đấu tranh anh dũng của phụ
nữ Bình Định đã góp phần cùng nhân dân trong tỉnh đánh bại các chiến lược
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
- Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về phụ nữ Bình Định trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về hoạt động của phụ nữ
Bình Định trên các lĩnh vực trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai
đoạn 1954-1975.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động đấu tranh chống Mỹ-ngụy của
phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 1954 đến năm 1975.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
3
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học trên quan điểm lập
trường của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của phương pháp luận, đề tài sử dụng phương pháp nghiên
cứu lịch sử, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh,

đối chiếu để xử lí, chọn lọc những thông tin chính xác nhằm giải quyết tốt
vấn đề cần nghiên cứu.
6. Đóng góp của khóa luận
- Hệ thống lại quá trình đấu tranh của phụ nữ Bình Định trong kháng
chiến chống Mỹ qua các giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.
- Rút ra một số nhận xét phụ nữ Bình Định trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.
- Bổ sung vào nguồn tài liệu góp phần biên soạn lịch sử địa phương, lịch
sử phụ nữ Bình Định và lịch sử dân tộc.
- Động viên, giáo dục thế hệ trẻ, khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần tự
hào dân tộc, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” đối với những hi sinh lớn
lao của các bà, các mẹ, các chị nói riêng và những người anh hùng của Bình
Định nói chung.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người và truyền thống của phụ nữ
Bình Định.
Chương 2: Phụ nữ Bình Định đấu tranh chống các chiến lược chiến
tranh xâm lược của Mỹ-ngụy (1954-1975).
Chương 3: Một số nhận xét về phụ nữ Bình Định trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Phần Nội dung gồm 2 chương :
4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ
TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ BÌNH ĐỊNH
Chương 1 gồm 11 trang, chương này làm rõ những nội dung sau:
1.1 Vùng đất Bình Định
Tỉnh Bình Định là một trong những tỉnh lớn và trù phú ở Trung bộ Việt
Nam. Địa hình Bình Định phân bố thành ba vùng rõ rệt: Đồng bằng ven

biển, trung du và rừng núi. Từ vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội đã định hình cho Bình Định một số thuận lợi nhất định:
Thứ nhất: Bình Định có diện tích rừng núi nhiều, thuận lợi cho việc hình
thành vùng căn cứ địa kháng chiến liên hoàn giữa các vùng trong tỉnh và với
các tỉnh xung quanh .
Thứ hai: Bình Định có nhiều cửa biển lớn, nhỏ và có nhiều tuyến đường
chiến lược quan trọng từ lâu đã đi vào lịch sử oai hùng của quân dân Bình
Định trong suốt các giai đoạn lịch sử như cửa biển Thị Nại, bán đảo Phương
Mai, tuyến đường 19 …
Thứ ba: Với thế mạnh về biển, về rừng, về văn hóa thì Bình Định cũng là
vùng đất có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ở vào vị trí địa lý quan trọng như vậy nên ngoài khó khăn do
thiên tai đem lại thì nhân dân Bình Định cũng thường xuyên phải đấu tranh
chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ quê hương.
1.2 Con người Bình Định
Ngoài yếu tố về thiên thời, địa lợi ở Bình Định còn có yếu tố khác là yếu
tố nhân hòa. Chính những thuận lợi và khó khăn của quê hương đã tạo nên
những truyền thống nổi bật trong con người Bình Định: truyền thống cần cù,
chịu khó và nét đặc biệt là có truyền thống thượng võ, đấu tranh kiên cường
bất khuất chống ngoại xâm.
5
1.3 Bản sắc và truyền thống yêu nước của phụ nữ Bình Định
trong lịch sử
Là người phụ nữ sống trên đất nước Việt Nam, phụ nữ Bình Định có
những phẩm chất chung của phụ nữ Việt Nam và còn có những phẩm chất
riêng.
Truyền thống nổi bật từ xưa đến nay của phụ nữ Bình Định đó là sự
siêng năng, cần cù, nhẫn lại, chịu thương chịu khó, chung thủy với nhau
trong quan hệ vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.
Phụ nữ Bình Định còn có tấm lòng vị tha, nhân hậu, tình đoàn kết với

cộng đồng làng xóm, có tinh thần tương thân tương ái.
Và truyền thống tiêu biểu nhất của phụ nữ Bình Định đó là truyền thống
đấu tranh kiên cường, bất khuất. Truyền thống ấy được kế thừa và phát triển
qua nhiều thế hệ từ Bùi Thị Xuân đến Đỗ Thị Trâm, Võ Thị Chiên, Nguyễn
Thị Vụ, Huỳnh Thị Ngọc, Phạm Thị Đào, Trần Thị Kỷ…
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Tóm lại, Bình Định là vùng đất có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội khá thuận lợi. Bình Định là một địa bàn chiến lược quan trọng cả về
kinh tế và quốc phòng. Cũng từ vị trí địa lý quan trọng ấy, người dân Bình
Định phải thường xuyên đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ quê
hương. Tuy nhiên qua thời gian và qua các thế hệ, những khó khăn, thách
thức đã hình thành nên những truyền thống đáng quý cho người Bình Định.
Để xây dựng và bảo vệ quê hương, phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời hiện đại, phát
huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và những phẩm chất cao quý của phụ nữ
Việt Nam, phụ nữ Bình Định lại viết tiếp những trang sử mới không chỉ
bằng mồ hôi, công sức mà hơn thế nữa cả bằng nước mắt và máu xương
trong suốt hơn 20 năm.
6
CHƯƠNG 2
PHỤ NỮ BÌNH ĐỊNH ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC CHIẾN LƯỢC
CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ-NGỤY
Chương 2 bao gồm 32 trang. Đây là chương trọng tâm của khóa luận. Ở
chương này, tôi làm rõ các nội dung sau:
2.1 Tình hình Bình Định sau Hiệp định Giơnever năm 1954
Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnever được kí kết. Hiệp Định
Giơnever được kí kết đã đem lại một số thuận lợi và khó khăn cho Bình
Định
Về thuận lợi
Tỉnh Bình Định từ đèo Cù Mông đến bờ nam sông Lại Giang là khu

vực tập kết 300 ngày. Quy Nhơn là hải cảng để bộ đội tập kết xuống tàu ra
Bắc. Bình Định trở thành nơi hội tụ của nghĩa quân cả nước.
Về khó khăn:
Sau Hiệp định Giơnever, Mỹ đã nhanh chóng hất cảng Pháp để độc
chiếm miền Nam. Bình Định là một tỉnh trong vùng tự do Liên khu V, được
coi là địa bàn trọng điểm trong các cuộc tấn công quân sự, chính trị của đế
quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Vì vậy, Bình Định là một trong những
chiến trường ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ.
Dưới ách thống trị tàn bạo của Mỹ-ngụy, hơn bao giờ hết phụ nữ Bình
Định càng ý thức sâu sắc giá trị của chân lý “thà hi sinh tất cả chứ nhất định
không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
2.2 Phụ nữ Bình Định đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh
một phía” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ-ngụy (1954-1965)
2.2.1 Phụ nữ Bình Định trên mặt trận đấu tranh chính trị, binh vận
và quân sự
Thứ nhất: Đấu tranh chính trị
7
Từ những tháng cuối năm 1955, đầu năm 1956, phong trào đấu tranh
chính trị của phụ nữ bùng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu như Hoài Nhơn, Hoài Ân,
Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Bình Khê, Quy Nhơn … phụ nữ đã rước
đuốc đánh trống mõ, lấy chữ kí, làm bản kiến nghị gửi cho đối phương đòi
hiệp thương, tổng tuyển cử.
Đặc biệt là tháng 12 năm 1964, ta mở chiến dịch giải phóng An Lão thì
phụ nữ các huyện Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn nổi dậy diệt ác, phá kèm,
giành quyền làm chủ.
Thứ hai: Đấu tranh binh vận
Ngay từ đầu phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ Bình Định đã đi
đôi và gắn liền với công tác binh vận.
Các chị, các mẹ, nhất là các chị có chồng con trong hàng ngũ ngụy
quân, ngụy quyền đã dũng cảm, thuyết phục, khuyên nhủ người thân trở về

với cách mạng, với nhân dân. Kết quả là ở Hoài Sơn (Hoài Nhơn), Cát Hanh
(Tuy Phước), Hoài Ân, An Nhơn, Vân Canh, Bình Nghi (Bình Khê), một số
lính bảo an đào ngũ và nhờ nhân dân chỉ đường về với cách mạng.
Phụ nữ còn lấy danh nghĩa đi buôn bán, thăm chồng con, họ hàng thân
thuộc đã tìm cách đưa tin tức vào thị xã, tuyên truyền chủ trương chính sách
của Đảng.
Thứ ba: Đấu tranh vũ trang
Mặc dù đấu tranh vũ trang diễn ra muộn hơn so với đấu tranh chính trị
và binh vận song lại trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển và thắng
lợi của phong trào phụ nữ Bình Định.
Tiêu biểu nhất là trong đợt “Đồng khởi” cuối năm 1961 đầu năm
1962, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của lực lượng vũ trang, đồng bào và chị em
trong tỉnh đã nổi dậy diệt ác, phá tề làm tan rã bộ máy ngụy quyền ở nhiều
thôn, xã mạnh nhất là Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát.
8
Sự kết hợp của 3 mũi giáp công: đấu tranh chính trị, đấu tranh binh
vận và đấu tranh tranh vũ trang đã chứng tỏ sức mạnh và vai trò to lớn của
phụ nữ Bình Định trong phong trào đấu tranh giải phóng quê hương, đất
nước.
2.2.2 Phụ nữ Bình Định trong sản xuất và xây dựng hậu phương
ở phần này, khóa luận làm rõ vai trò của phụ nữ trong sản xuất
cũng như trong việc xây dựng hậu phương
Thứ nhất: Trong sản xuất
Hàng ngàn phụ nữ đã đảm đang thay thế nam giới làm chủ đồng
ruộng. Các chị, các mẹ đã tích cực tham gia đắp đập, làm bờ xe nước, tận
dụng đất bãi, gò bồi, đất hoang để trồng cây lương thực, rau màu, thành lập
các tổ đổi công, phát động phong trào “vòng đổi công” và hợp tác lao động.
Ở miền núi, phụ nữ có phong trào “rẫy cách mạng”.
Tiêu biểu là miền núi, trong vụ sản xuất Đông-Xuân 1964-1965, chị
em đã trỉa 137 tấn lúa giống, 3.657 kg bắp giống và trồng gần 15 triệu gốc

mỳ [18; tr. 80].
Thứ hai: Xây dựng hậu phương
Trong công tác chi viện
Một số gia đình tiêu biểu như gia đình chị Thung (Phù Mỹ), gia đình
chị Nguyễn thị Nguyệt (Cát Hanh-Phù Cát), chị Mai (Phước An-Tuy
Phước), chị A (An lão), Chị Khải (Kim Sơn), mẹ Ngung (Hoài Nhơn), mẹ
Trần Thị Tý (Ân Hảo-Hoài Ân) là cơ sở cách mạng đã từng nuôi giấu cán bộ
chủ chốt của tỉnh như: Trần Quang Khanh, Mai Dương, Trần Quang Quý
[1].
Xây dựng hậu phương về văn hóa, y tế:
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt song phụ nữ Bình Định luôn lạc
quan vào sự thắng lợi của cách mạng. Các loại hình văn nghệ dân gian
9
truyền thống như hát bội, bài chòi, các điệu hò, điệu lý hay thông qua những
vở diễn của Đoàn văn công Liên khu V và của đoàn văn công Bình Định,
các chị, các em đã góp phần làm tăng thêm niềm lạc quan, tin tưởng vào sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tấm gương của chị Trần Thị Cao Niên,
vừa là giáo viên tận tụy, vừa là một chiến sĩ du kích gan dạ, mưu trí. Hay nữ
y tá Trần Thị Kỷ xã Nhơn Mỹ (An Nhơn) đã cùng đồng đội đánh địch và bị
hy sinh.
2.3 Phụ nữ Bình Định đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ-ngụy (1965-1975)
Bị thất bại nặng nề trong mùa xuân 1965, Mỹ đã chọn Bình Định là một
trong những địa bàn trọng điểm để triển khai chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”.Không thể khuất phục trước kẻ thù, phụ
nữ Bình Định lại vùng lên đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của
kẻ thù hiếu chiến, giải phóng quê hương.
2.3.1 Phụ nữ Bình Định trên mặt trận đấu tranh chính trị, binh vận
và quân sự
Thứ nhất: Đấu tranh chính trị

Đỉnh cao của phong trào đấu tranh là vào đầu tháng 7 năm 1967, hơn
500 đồng bào trong đó phần lớn là phụ nữ thôn Khánh Lộc, Cát Hanh (Phù
Cát) với nông cụ trong tay đã tập trung bao vây trung đội lính Nam Triều
Tiên. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tìm tòi
phương thức đấu tranh chính trị với quân Nam Triều Tiên.
Đặc biệt là năm 1973, đã nổ ra 913 cuộc đấu tranh trực diện tại chỗ,
412 cuộc đấu tranh trực tiếp đến đồn bót, khu dồn, quận lỵ, thị trấn, thị xã
với 63.518 lượt chị em tham gia.
Thứ hai: Đấu tranh binh vận
10
Công tác binh vận tiếp tục được đặt ra gắn liền với đấu tranh chính
trị. Từ việc qua thông ngôn và các cụ già biết chữ Hán hoặc dùng cử chỉ
biểu lộ thái độ, tình cảm, chị em dần dần tiếp cận lính Nam Triều Tiên để
đấu tranh. Một số nơi ở Phù Cát, các chị còn tìm hiểu sở thích, tâm lý, tình
cảm của chúng để tranh thủ, tiếp cận.
Trước những đòn tấn công dồn dập của quân và dân ta, cuối năm
1974 đầu năm 1975, Mỹ- ngụy lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện
Thứ ba: Đấu tranh vũ trang
Trong giai đoạn quyết liệt của cách mạng, trên mặt trận đấu tranh vũ
trang đã xuất hiện nhiều cá nhân anh hùng, dũng cảm như chị Huỳnh Thị
Đào, Huyện đội phó Bình Khê, chị Phạm Thị Đào, chị Võ Thị Huy-thành
viên của đội biệt kích “Chim én”.
Đặc biệt là tháng 3 năm 1975, tại Phù Cát, chị em nổi dậy bức hàng,
bức rút một loạt chốt điểm ở Nhơn Thành, Nhơn Hậu, Nhơn Lộc, Nhơn
Thọ. Tại Quy nhơn, lúc 12h30

ngày 30 tháng 3 năm 1975, phụ nữ trong
thành phố đồng loạt nổi dậy cùng với bộ đội, biệt động, tự vệ chiến lĩnh các
vị trí then chốt.
2.3.2 Phụ nữ Bình Định trong sản xuất và xây dựng hậu phương

Khi Mỹ leo thang chiến tranh, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở
miền Nam và Bình Định thì phụ nữ Bình Định vẫn luôn phát huy tinh thần
đấu tranh kiên cường bất khuất chống lại kẻ thù. Đồng thời, họ cũng là
những người đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng hậu phương,
chi viện cho tiền tuyến.
Thứ nhất: Trong sản xuất
11
Với khẩu hiệu “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí” đã
thúc giục phụ nữ bất chấp hiểm nguy, lao động quên mình, bảo vệ màu
xanh cho từng thửa ruộng, nương ngô. Có mẹ, có chị dũng cảm chặn đầu
xe ủi của Mỹ để bảo vệ mùa màng.
Tiêu biểu hơn cả là năm 1973, ở Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Phù Mỹ,
Phù Cát, phụ nữ đã vỡ hoang được 372 mẫu ruộng; 310 mẫu đất đồi; trồng
225.865 gốc mì; 120.000 bụi chuối; nuôi 58.904 con heo; 64.734 con gà
cho cách mạng [18; tr. 183].
Thứ hai: Xây dựng hậu phương
Trong công tác chi viện
Bước sang giai đoạn mới của cách mạng với tính chất ác liệt hơn rất
nhiều, công tác chi viện cho tiền tuyến càng được chị em quan tâm và đẩy
mạnh hơn nữa.
Chị Võ Thị Nghĩa ở Trung Hậu, Mỹ Trinh chỉ trong 6 tháng đầu năm
1968 đã đóng góp 500 kg thóc, vượt 280 kg. Các chị: Thái Thị Còn, Lê Thị
Sửu, Trần Thị Đào, Lê Thị Cúc, Lê Thị Nhung là những tấm gương dũng
cảm trong việc tiếp phẩm, cứu thương cho bộ đội đánh địch ở thị xã Quy
Nhơn
Đồng thời, chị em còn tham gia 20.505 công phục vụ chiến trường,
thu mua 290 tấn gạo, 950 tấn muối và đóng góp 5.000.000 đồng cho cách
mạng [2; tr.181].
Xây dựng hậu phương về văn hóa, y tế
Đội văn công Tỉnh do phụ nữ làm nòng cốt vẫn tiếp tục phục vụ đời

sống tinh thần cho bà con nhân dân và các chiến sĩ ngoài chiến trường.
12
Trong công tác y tế đạt thành tích đáng kể đó là bệnh xá Hoài Ân do
y sĩ Hồ Thị Bích phụ trách đã được mở mang cơ sở thu dung 500 thương
binh và tăng biên chế phục vụ lên 30 người. Cũng ở bệnh xã Hoài Ân, y tá
Lê Thị Thuyền đã cho bệnh xá mượn 5 chỉ vàng bán mua thuốc dự trữ [33;
tr.152].
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Rõ ràng, một lần nữa phụ nữ Bình Định đã tỏ rõ sức mạnh, ý chí kiên
cường, dũng cảm của mình.
Phụ nữ Bình Định đã chứng tỏ là lực lượng
xung kích trong hai mũi đấu tranh chính trị và binh vận, tích cực hậu thuẫn
cho mũi đấu tranh vũ trang tạo nên sức mạnh tổng hợp của “3 mũi giáp
công” áp đảo quân thù, góp phần quan trọng lần lượt đánh bại các chiến lược
chiến tranh của kẻ thù.
Các chị, các mẹ không chỉ làm tốt nhiệm vụ trên tiền
tuyến mà còn đóng vai trò là hậu phương chi viện cho tiền tuyến, xứng
đáng là những người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHỤ NỮ BÌNH ĐỊNH TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)
Chương 3 gồm 10 trang. Từ việc nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số
nhận xét sau:
3.1 Phụ nữ Bình Định đã phát huy truyền thống đấu tranh anh
dũng của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Bình Định nói riêng.
3.2 Phong trào đấu tranh của phụ nữ Bình Định đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và Hội phụ nữ Bình Định.
3.3 Phong trào đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của phụ nữ Bình
Định diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, đánh địch bằng “3 mũi giáp công”:
chính trị, binh vận và quân sự.

13
3.4 Phụ nữ Bình Định đã đóng vai trò quan trọng góp phần cùng
nhân dân trong tỉnh và cả nước đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giải
phóng quê hương, đất nước.
3.5 Những thành tích của phụ nữ Bình Định đạt được trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có sự đóng góp to lớn của phụ nữ
Nam Trung Bộ và hậu phương miền Bắc.
KẾT LUẬN
Từ một mảnh đất miền Nam Trung Bộ còn nhiều khó khăn, người dân
Bình Định không những bám trụ được trên mảnh đất đầy thử thách này mà
còn có những đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc. Phụ nữ Bình Định tự hào
là người con của vùng đất giàu truyền thống vẻ vang ấy. Càng tự hào hơn vì
họ mang trong mình những truyền thống tốt đẹp của quê hương “thượng
võ”. Những truyền thống đó được phát huy mạnh mẽ hơn từ khi Đảng ra đời
và Tỉnh hội phụ nữ Bình Định được thành lập. Từ thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954 đến mùa xuân đại thắng 1975,
phụ nữ Bình Định đã trải qua chặng đường 21 năm bền bỉ, gian lao và vô
cùng anh dũng. Cũng chính từ trong cuộc chiến đầy gian khổ, hi sinh ấy, phụ
nữ Bình Định một lần nữa đã tỏ rõ sức mạnh của truyền thống thống yêu
nước, ý chí kiên cường, cần cù, chịu khó của mình.
Ngày nay, được sống trong hòa bình, tự do, chúng ta càng cảm phục,
thương tiếc và biết ơn những đồng bào, đồng chí, các mẹ, các chị, các em đã
hi sinh cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng cao cả.
Ngày nay, khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, phụ
nữ Bình Định đã, đang và sẽ tiếp tục vươn lên để khẳng định vai trò của
mình trong giai đoạn phát triển mới của dân tộc. Phát huy truyền thống cần
cù, chịu khó chị em đã không ngừng vươn lên học tập và giữ những vị trí
quan trọng trong xã hội, trong các cơ quan, các tổ chức, xí nghiệp ngày càng
14
nhiều. Thông qua các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội, chị em tiếp tục đóng góp sức mình cho sự nghiệp đổi mới và hội
nhập của đất nước.

×