Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận Bước đầu tìm hiểu về các giai đoạn nghiên cứu lịch sử vương quốc Phù Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.6 KB, 14 trang )

Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử vương quốc cổ Phù Nam là lịch sử của một phần lãnh thổ- phần
Nam Bộ Việt Nam gắn bó mật thiết và không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Từ những thế kỉ đầu công nguyên trờn vựng đất phương Nam đã có sự xuất hiện
của một số nền văn hoá cổ. Cùng với văn hoỏ Đụng Sơn ở phía Bắc, văn hoá Sa
Huỳnh rồi ChămPa Ở Nam Trung Bộ, văn hoá Ốc Eo hình thành ở đồng bằng
sông Cửu Long đã tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của vương quốc Phù Nam.
Và rồi, sau những biến thiên của lịch sử, nền văn hoỏ đú lại được tích hợp vào
dòng chảy chung thống nhất của văn hoá dân tộc.
Vương quốc Phù Nam phát triển mạnh vào thế kỉ III-IV. Không những
trên phương diện kinh tế mà còn cả văn hoá và tôn giáo. Đồng hành và theo
chân các thương nhân, các tu sĩ đạo Balamụn và tăng sư Phật giáo cũng đến Phù
Nam và một số tiểu quốc khác ở Đông Nam Á. Họ không chỉ là những nhà
truyền giáo mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội khác. Như vậy, Phù Nam
là vương quốc truyền bá văn minh Ấn Độ và nhiều quốc gia khác vào Đông
Nam Á và có thể coi là trung tâm liờn thế giới đầu tiên của khu vực đồng thời là
nơi mạng lưới thông ra bên ngoài của Đông Nam Á. Như vậy, Phù Nam là
vương quốc có vai trò quan trọng trong nước cũng như trên thế giới.
Ngày nay, vương quốc Phù Nam tuy không còn nữa nhưng do tầm quan
trọng của nó nên nhiều sử gia trong và ngoài nước vẫn tiếp tục nghiên cứu về nó.
Ta có thể thấy rằng, mốc mở đầu của việc nghiên cứu Phù Nam là vào
năm 1903, khi P.Pelliot xuất bản công trình của mình có nhan đề “Nước Phù
Nam” trên B.E- FEO. Ông không chỉ tổng kết tình hình nghiên cứu và hiểu biết
ở những năm cuối XIX- đầu XX, đề xuất những quan niệm mới của mình, đồng
thời ụng cũn giới thiệu một cách có hệ thống nguồn thư tịch, làm cơ sở đáng tin
cậy, vừa làm nền cho ý kiến của ông, vừa mở ra khả năng tiếp tục tìm hiểu. Từ
đó cho đến nay đó cú hơn 100 năm nghiên cứu về Phù Nam. Thời gian nghiên
cứu cũng khỏ lõu nhưng lại thiếu tập trung, nên gặt hái chưa được nhiều, Vì vậy,
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa


Lịch sử
1
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
trải qua từng giai đoạn nghiên cứu, ta thấy vừa có những ưu và nhược điểm
riêng. Và trong quá trình nghiên cứu cũng nảy sinh những ý kiến khác nhau,
nhận thức khác nhau, thậm chí hiểu sai lệch , nhầm lẫn. Vậy từ 1903 đến nay đã
trải qua mấy giai đoạn nghiên cứu, ưu và nhược điểm trong từng giai đoạn
nghiờn cứu như thế nào. Và trong từng giai đoạn đú cỏc nhà khảo cổ học đã tìm
được gì, và vấn đề gỡ cũn bỏ ngỏ. Đề tài “ Bước đầu tìm hiểu về các giai đoạn
nghiên cứu lịch sử vương quốc Phù Nam” sẽ bước đầu làm rõ vấn đề này.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
2
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
PHẦN NỘI DUNG
Trước khi nghiên cứu về các giai đoạn nghiên cứu về vương quốc Phù
Nam, ta cần điểm qua quá trình nghiên cứu về Phù Nam cuối thế kỉ XIX.
Từ cuối thề kỉ XIX, con người đã biết đến quốc gia cổ Phù Nam qua bản
dịch giới thiệu thư tịch cổ Trung Hoa của Hervey de Seint Denys và De Rosny.
Đầu tiên là Seint Denys dịch Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm viết
cuối đời Tống và đặt tên sách dịch là Dân tộc học các dân tộc ngoài Trung
Hoa,Cỏc dân tộc phương Nam (1883)… đã cho các tác giả phương Tây biết về
một nước Phù Nam đã từng xuất hiện trong quá khứ. Nhưng với tính chất một
bản dịch, ông chỉ chú giải theo cách đoán phỏng chừng về một địa bàn rộng, ở
Đông Bắc Ấn Độ. Cũng vì thế mà có học giả phủ nhận các chỉ dẫn của thư tịch
cổ. Như E. Aymonie cho rằng “các chỉ dẫn của người Trung Hoa chỉ đem lại
một sự hỗ trợ không đáng kể cho việc định vị Phù Nam, Nhưng lại dựa vào đó
để cho rằng Phù Nam trải dài từ Tonkin (Bắc Việt Nam) đến nước Xiêm, rằng

Phù Nam trong “Văn hiến thông khảo” cũng là Chân Lạp, và trong các tài liệu
khác rằng đó là hai tên gọi của hai thời kì kế tiếp nhau của một quốc gia, Năm
1896, Schlegel thì cho rằng Phù Nam là hai từ ngữ Thỏi nờn đoỏn đõy một quốc
gia của người Thái, rồi Parker (1893) lại cho rằng Phù Nam là Phnom, một tên
gọi khác của PhnomPờnh, để rồi thống nhất Phù Nam cũng là PhnụmPờnh, là
Campốt / Campuchia. Ông hoàn toàn quên rằng tên gọi Phnụmpờnh đến 1434
tức sau hơn 1000 năm mới xuất hiện.
Sau đó, các tác giả còn cho rằng, nơi tìm thấy bia Võ Cạnh (Nha Trang)
cũng là thuộc quốc của Phù Nam, do thấy tên vua Srimara trên bia có vẻ giống
Sư Man trong thư tịch. Một nhà nghiờn cứu người Mĩ lúc này là L.B.Briggs,
một chuyên gia về bán đảo Đông Dương nhất là Campuchia đã viết một bài dài
với nhan đề “Đế quốc Khơme và bán đảo Malaya”.
Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng, các nhà nghiên cứu đã mắc phải những
sai lầm như hiểu sai lầm về tên gọi Phù Nam. Và họ đã nhầm lần giữa Phù Nam
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
3
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
với Chân Lạp và các thuộc quốc của Phù Nam. Như vậy, họ đã không biết Phù
Nam nằm ở đâu. Sở dĩ có điều này xảy ra là do trong quá trình nghiên cứu, các
nhà khoa học đã không sử dụng những tư liệu cổ Trung Hoa như Tiền Hán thư,
Hậu Hán thư, Tần thư , Tống thư, Nam Tề thư… mà lại dựa chủ yếu vào các
bản dịch, mà các bản dịch này đã có nhiều sai sót.
1. Giai đoạn 1903-1945:
Năm 1903, P.Pelliot- một học giả thực thụ, tinh thông chữ Hán, đã dịch
đầy đủ và hệ thống thư tịch cổ liên quan đến phù Nam ra tiếng Pháp (Le
FouNan, BEFEO 1903) (để các nhà nghiên cứu khỏi nhầm lẫn). Ông cũng là
người đầu tiờn dựa vào “ Tuỳ thư” và “ Tân đường thư”, một phần vào bi kí mà
đến năm đú đó được biết, để khẳng định Phù Nam và Chân Lạp là hai thực thể

khác nhau, của hai nhóm cư dân khác nhau, hơn nữa, Phù Nam có trước, đã từng
là nước tôn chủ, cai trị Chân Lạp. Do có những phát hiện đúng đắn đó năm 1903
được coi là năm mở đầu cho mốc nghiên cứu về lịch sử vương quốc Phù Nam.
Và trong giai đoạn 1903-1945, các nhà nghiên cứu đã biết được nhiều hơn
trước. Nhưng họ vẫn chưa rừ gỡ mà các nhà du lịch cổ Trung Hoa ghi lại hơn
1000 năm trước. Tuy nhiên, cũng có một số thành tựu đáng kể.
Năm 1927, L.Finot trong bài “Về mấy truyền thống Đông Dương” đã coi
người Khơme/ Campụt cú truyền thống “nỳi”, gắn với núi, thờ thần và lập kinh
đô trên núi. Ông nêu một ví dụ như đền thờ/ hoàng cung trên núi Phnom Kulen,
Phnom Bakheng, Uđụng…. Ông nêu một ví dụ dược coi là rất tiêu biểu như ở
nơi không có núi, người ta cũng đắp thành gũ- nỳi để thờ và lập kinh đô như đối
với trường hợp Phnụmpờnh.
Năm 1928, G, Codes viết một bài nghiên cứu bài về một số địa điểm được
coi là kinh đô Chân Lạp thì lý giải kinh đô nước Phù Nam, dựa theo lời kể của
thư tịch. Như vậy, ụng đó nhầm lẫn giữa Phù Nam với Chân Lạp. Mặt khác,
theo ông kinh đô Phù Nam xây dựng trên núi Baphnom, gồm 1 dãy 3-4 đồi, gò
trong tỉnh Prey Veng, vĩ độ 11,4
0
, kinh độ 15,5
0
, giữa đường cách biên giới Việt
Nam khảng 50 km và cỏch Phnụmpờnh khoảng 60km. Nói lập kinh đô trên núi
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
4
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
cũng là dựa theo một lý thuyết phổ biến lúc bấy giờ coi người Khơme theo
truyền thống “nỳi”, quan niệm núi là trung tâm “Vnam Kantal” như Angkor ở
Phnom Kulen từ thế kỉ IX và đắp núi để xây ở cả những nơi không có núi, như

Phnompờnh. Thực ra, lý thuyết này cũng không đúng. Nói chung, người ta
khụng xõy hoàng cung trên núi mà xây đền thờ thần. Thần thành ngự trị trên cao
thì nhiều dân tộc quan niệm như thế. Ở Uđụng, người Khơme xây đền thờ thần
trên đỉnh núi, cũn xõy hoàng cung bên dưới, gần chõn nỳi. Mặt khác, họ chưa hề
thừa nhận theo truyền thống Núi mà tự nhận theo phả hệ Mặt Trời (Surya
vamma) theo bia Preah Khan. Chính vua Iasavacman, dòng dõi Cambu còn lấy
làm tự hào vì đã cất quân đi đánh thắng “các vua nỳi” lại vốn là truyền thống
Phù Nam. G.Codes cũn núi rằng dưới chân núi Phnom nay có làng Banam và
theo ông đây là nguồn gốc tên gọi Phù Nam. Tên chữ của kinh đô được nói đến
trong một vài bi kí là Vyadhapura, có nghĩa là thành phố của người đi săn, cũng
đồng nghĩa với Dặc Mục nói trong “Lương thư”, là phiên âm của từ cổ Khơme,
dalmak có nghĩa là dõy thòng lọng (lasso) dùng để bắt voi. Giả thuyết lý thú
song vẫn hoàn toàn là giả thuyết, không có cơ sở chắc chắn.
Trên đỉnh Phnom không có dấu vết đáng kể nào của gạch ngói, kiến trúc,
còn làng Banam không có dấu vết gì của một hoàng cung, chỉ toàn là ruộng lúa,
không có dấu vết lối lên xuống” trên bến dưới thuyền”.
Nhưng những thành tựu nổi bật phải kể đến những phát hiện của của L.
Malleret khi ông tiến hành khai quật vùng di tích Óc Eo- vựng chõn nỳi Bathờ,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vào năm 1944. Do có chiến tranh xảy ra nên,
năm sau ông mới báo cáo sơ giản trên BEFEOXLV, và vào 1951, mới có báo
cáo sơ bộ nhân kỉ niệm 50 năm ngày nghiên cứu Đông Dương, sau đó ông mới
chỉnh lí hiện vật có hệ thống trong bộ công trình đồ sộ gồm 4 tập từ 1959 đến
1963 ở Pari. Thành tựu nổi bật của ông là làm rõ một số điểm sau:
Thứ nhất là những nền móng kiến trúc gạch ngói, những dấu tích nhà ở,
nhà sàn, cọc gỗ thuộc cư dân và nền văn hoá có trước Khơme không phải là
Khơme, Chân Lạp.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
5
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt

Nam
Thứ hai là dấu tích con tàu đắm, cảng thị, sinh hoạt sông nước trồng lúa
nổi của cư dân ven biển là những người có trước Khơ Me, Chân Lạp.
Thứ ba là qua không ảnh của Pari (1931), người ta biết được trên thềm
cao phía Tây của miền Tây sông Hậu, nay liền với địa phận tỉnh Takeo
Campuchia, có một dãy núi đá nhỏ, Phnom Angkor Borei, Phnom Batep, Phnom
Da cachs 1- 3km cách Phnom Chieor, Phnom Kleang, Phnom Bayang khoảng
15-20 km. Chính ở Ăngko Borei còn có dấu vết tường thành xây đoạn gạch,
đoạn đá, dài rộng 1800-2000m, có 5 con kênh cổ. Số 1 đi Vat Po, số 2 đi
Vỏtarey, số 3 đi Vat Speu, chỗ dài 2- 4 km, số 4 đi Châu Đốc dài 15 km và số 5
nối liền Châu Đốc đi Bathờ (Óc Eo) dài 100 km. Như vậy, kênh số 4 và kênh số
5 có thể đi từ cảng Óc Eo, từ miền kênh rạch phía Đông đến sát chân tường
thành Angkor Boei. Chính ở đây, L. Malleretcon tìm được mảnh gốm và vật
gốm, có cả vòi ấm Óc Eo, một số mảnh “thiếc Óc Eo”. ễng còn cho rằng chính
đây là Vyadhapura, kinh đô của Phù Nam trước khi bị chiếm trở thành khu đền
tháp Angkor Borei mang dấu ấn Khơ Me từ đầu thế kỉ VII. Đóng góp quan trọng
nhất của ông là dựa vào tài liệu khảo cổ học chứng minh chắc chắn có một nước
Phù Nam phát triển cao trên địa bàn miền Tây sông Hậu mở rộng sang sông
Tiền mà ông khảo sát 167 điểm và mở rộng quyền lực hơn nữa ra bên ngoài. Và
nó không phải là Chân Lạp, không phải là Khơ Me, hơn nữa thời gian đầu còn là
tôn chỉ của Chân Lạp- Khơme. Đó là đóng góp rất lớn, rất xứng đáng của L.
Malleret mà nhiều nhà nghiên cứu phương Tây vẫn còn bị nhầm lẫn
Rõ ràng là kết quả của công trình nghiên cứu của L. Malleret đã tạo điều
kiện cho việc hình dung được cơ sở vật chất và cơ sơ văn hoá của một quốc gia
cổ khá phát triển là điểm xuất phát cho một quá trình nghiên cứu về sau. Nó
xứng đáng là mốc quan trọng, mốc đứng giữa của một thế kỉ và và mốc mở đầu
cho một giai đoạn lớn của nửa sau thế kỉ XX “ là điểm xuất phát bắt buộc của
mọi nghiên cứu về các tỉnh miền Nam Việt Nam”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này thì vẫn còn một số hạn chế, đó
là L, Malleret đó cú một số hiểu biết sai lầm về vai trò của vương quốc Phù

Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
6
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
Nam. Sự thực thì đồng bằng sông Cửu Long, nước Phù Nam là trung tâm tiếp
nhận và phát triển văn hoá Ấn Độ, trong đó có tôn giáo, đạo Phật và đạo Hinđu,
nên cũng là địa bàn phát triển nghệ thuật tượng thờ rất phong phú, đẹp và đặc
sắc bậc nhất. Mặt khác, việc nghiên cứu về nước Phù Nam cũng như những vấn
đề lịch sử và văn hoỏ Phự Nam trên lãnh thổ Miền Trung và Nam Việt Nam hầu
như không cú gỡ mới, không tiến triển gì đáng kể, ở cả trong và ngoài nước.
Cuộc khai quật về Phù Nam vẫn còn một vài khoảng trống, và còn đặt ra yêu
cầu tiếp tục tìm tòi cho các nhà nghiên cứu ở giai đoạn sau.
2.Giai đoạn 1975-1995
Sau 30 năm thực hiện cuộc chiến tranh chống Mĩ khốc liệt, dân tộc Việt
Nam đó “đỏnh cho Mĩ cỳt, đỏnh cho nguỵ nhào”, nước Việt Nam đã trở lại hoà
bình, độc lập và thống nhất. Miền Nam Việt Nam trở thành một phần máu thịt
của nước Việt Nam nên được nhiều người quan tâm. Điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi và mở ra một giai đoạn phát triển mới của việc ngiờn cứu lịch sử và
văn hoá Miền Nam Việt Nam.
Trong 20 năm này, với điều kiện thuận lợi , các nhà khảo cổ học Việt
Nam ở thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện 20 cuộc đào thảm sát và khai quật
khảo cổ học và họ đã kiểm tra, khảo sát lại dấu vết của di tích là Malleret mô tả
và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giai đoạn này có thể lấy mốc tạm thời kết
thúc bằng tác phẩm “Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long” và đặc biệt
là : Văn hoá Óc Eo- những khám phá mới” của tác giả Lờ Xuõn Diệm, Đào Linh
Côn, Võ Sĩ Khải.
Trong giai đoạn này, các nhà khảo cổ học đã khảo cổ và thảm sát 89 di
tích trên 13 tỉnh. Các tác giả cho biết mục tiêu họ được đặt ra một cách hợp lý
“Nội dung của hoạt động điền dã gồm việc kiểm chứng lại hiện trạng các di tích

văn hoá Óc Eo đã được trường Viễn đông Bác cổ phát hiện trước năm 1945,
đồng thời tiến hành việc khảo sát các di tích mới được biết đến từ nguồn thông
tin do địa phương cung cấp”; “Khảo sát gần 90 địa điểm, trong đó có khoảng 20
di tích đã được khai quật toàn bộ hoặc một phần”. Như các tác giả nói, họ xác
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
7
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
nhận, khẳng định nhiều điểm, tìm mới một số điểm và cũng có điểm “ vẫn cần
tiếp tục xác minh”.
Thành tựu xuất sắc mà các nhà khảo cổ học đạt dược trong giai đoạn này
là.Cỏc tác giả làm phong phú thêm những hiểu biết về văn hoá Óc Eo so với
trước 1945, bởi vỡ cỏc cuộc thảm sát đã cho ta nhiều hiện vật. Việc phát hiện
những loại hình di tích :di chỉ cư trú , những “cọc gỗ nhà sàn”, những dấu tích
sinh hoạt ở Óc Eo, Ba Thờ…, di chỉ kiến trúc tôn giáo Nền Chùa, Giồng Tụm,
Gũ Xoài…, di chỉ mộ tang ở Óc Eo, Nền Chựa, Đỏ Nổi… đã thu hoạch được
nhiều hiện vật có giá trị. Đó là tượng Phật gỗ(15pho), đá (8 pho), đồng (1 pho),
con dấu có 22 hiện vật bằng kim khí, đỏ, chỡ thiếc, đồng, vật vàng có 47(gồm
hạt hình hoa có lỗ xõu dõy làm vòng, nhẫn, hoa tai, thẻ đeo…), đá quý (443 hạt
các loại đá, mã não trũn…), đồng (30 vật gồm nhẫn, ly nhỏ, lục lạc) và một số
hiện vật khác.
Từ việc xác định những hiện vật khảo cổ trờn đó góp phần xác định rõ
hơn về nước Phù Nam Đó là:
Na Phật Na là Naravaranagara, chính là nước Chí Tôn- nước của nhà Vua,
gồm cả miền Tây sông Hậu với cảng thị ven biển, nơi mà vua Phù Nam- dòng
vua Núi- Sailaraja chạy về phía Nam sau khi mất kinh đô Dặc Mục Vyad-
Hapura ở vùng Phnom, Angkor Borei và vẫn tồn tại ở đây từ cuối thế kỉ VI đến
giữa thế kỉ VII. Kinh đô có tên là Vyadhapura là cách gọi muộn, thế kỉ VII-VIII,
cũn vựng này theo bi kí của hoàng hậu Kulaprabhavati có tên gọi là

Kurumbanagara. Bia Phú Hữu gọi vùng Bắc sông Hậu theo cách muộn hơn là
Taman- drapura. Ngoài ra, cũn cú một số trong 7 thành thị mà Lương thư kể,
nay vẫn chưa xác định được hết.
Về các thuộc quốc của Phù Nam thì hiển nhiên là không có vựng Khỏnh
Hoà, nơi phát hiện bia Võ Cạnh, vùng này thuộc Nam Chăm mà ta đã biết,
thường xâm nhiễu vựng Phự Nam mà sứ giả Phù Nam phải phàn nàn, kêu ca với
vua Trung Quốc. Nhưng rất có thể Phù Nam đã chinh phục, cai trị vùng lưu vực
sông Semun đến bình nguyên Khorat và trung lưu sụng Mờkụng, nơi sẽ lập
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
8
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
nước Bhavapura- Chân Lạp mà lúc đầu phải thần phục Phù Nam, đến thế kỉ VI
đã vùng lên phá bỏ xiềng xích và tấn công thụn tỡnh lại Phù Nam.
Vua Phù Nam là Phạm Sư Man cũn “đúng tàu to vượt biển lớn chinh phục
mười nước” . Hơn 10 nước này họp lại thành hai nhóm nước lệ thuộc Phù Nam
là Đốn Tốn ở hạ lưu Mê Nam và bắc bán đảo Malaya. Nói cách khác, các thuộc
quốc nằm gọn trên bán đảo Malaya, vươn ra án ngữ, kiểm soát đường buôn bỏn
Đụng- Tõy và chỉ được biết đến khi phù Nam suy vong. Vấn đề thuộc quốc trên
biển và ở phía Tây coi như được giải quyết một cách chắc chắn, sau đó không ít
những ý kiến khác nhau trao đổi về các thuộc quốc này.
J. Bosselier đào Uthụng phát hiện trong số nhiều hiện vật, một bình hương
đựng đầy tiền Phù Nam, phải tới hơn 20 đồng bạc Phù Nam cho rằng văn hoá
khảo cổ học hạ lưu Mê Nam giống Phù Nam. Uthụng- một kinh đô của
Dravavati mới là trung tâm của văn minh Phù Nam. Còn H.G.Quaritch Uales lại
phản đối mạnh, cho rằng ở hạ lưu sông Mê Nam qua cuộc khai quật chung Anh-
Thái, phát hiện nhiều gốm rất giống gốm Óc Eo.
Gần đây, I. Glover báo cáo khai quật BanDon Taphet cho thấy rõ những giai
đoạn tiền sử ở hạ Mê Nam, giai đoạn bản địa, giai đoạn Phù Nam và mối quan hệ

rất rõ của dân Austronessians giữa Phù Nam với hạ lưu Mê Nam và hải đảo.
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu gần đây tiếp tục khẳng định vai trò
trung tâm liờn thế giới của Phù Nam, địa vị của Phù Nam đối với Đông Nam Á
và con đường buôn bán Đụng- Tõy.
Những nét lớn về lịch sử, kinh đô, lãnh thổ quốc gia, vùng lệ thuộc và về
văn hoá (chữ viết, tượng Phật, gốm…) đã có thể nhìn nhận một cách có hệ thống
trong văn hoỏ Phự Nam, trong đó, tên nước được coi là bắt nguồn từ tên tộc:
Mnong, Bnom, Bnam, Người Miền Núi, từ đó mà cú dũng vua Núi- Salendra
hay Salaraja, nhưng hiển nhiên đó cú sự kết hợp với một bộ lạc Nam Đảo mà
người ta có thể liờn tưởng qua câu chuyện.
Tuy nhiên, về mặt văn hoỏ, cú cái gì là rất đặc trưng của văn hoỏ Phự
Nam thì phải đến khi phát hiện được pho tượng Phật đứng bằng đá trong tầng
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
9
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
văn hoỏ sõu 1m 50 và số pho tượng Phật gỗ đã được nâng lên tới hơn 10 pho,
nơi có thể xác định rừ cú một nền nghệ thuật tiếu tượng và phong cách nghệ
thuật phù Nam.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Làm phong phú hơn nhưng chưa thể thay đổi đáng kể diện mạo và văn hoá Óc
Eo ở Óc Eo. Những phát hiện mới cũn cú những điểm chưa tường minh như cấu
trúc của “các kiến trúc tôn giáo”. Bình đồ các nền kiến trúc như ở Gũ Cõy Trôm,
Gũ Thành, Gũ Thỏp, Lưu Cừ… có thể cho phép hình dung phần đứng của kiến
trúc như thế nào? dùng vào việc gì? ý nghĩa thế nào? vẫn còn để ngỏ, càng là
chưa thể nói gì đến nghệ thuật kiến trúc. Nhất là cũng chưa bổ khuyết được cho
L.Mallret về địa tầng văn hoá của gốm Óc Eo. Các tác giả đã phát hiện được 12
di cốt cá thể chụn nguyờn. Và các tác giả đã phủ nhận những trụ huyệt này là
mộ mà coi là những trụ giới (sima) của đền, chùa, nơi thờ thần.

Mặt khác, do định kiến từ trước, khi đào chỉ chủ trọng tìm mảnh vàng
nờn đó phá vỡ dấu vết kiến trúc có thể có thuộc hai thời sau trước khác nhau.
3. Giai đoạn 1995-2000
Trong giai đoạn này ,các nhà khảo cổ học miền Bắc và cả miền Nam tiếp
tục thực hiện một số cuộc khai quật khảo cổ học khác, quan trọng và để lại nhiều
thành tựu lớn. Chỉ trong vòng ba năm, từ 1998- 2000, các nhà khảo cổ học đã
tiến hành nghiên cứu, khảo sát và khai quật bốn địa điểm lớn.
Trong cuộc khai quật ở vựng Bathờ- Óc Eo, thành tựu lớn nhất mà các
nhà khảo cổ học đạt được đã được tổng kết như sau “Cuộc khai quật năm 1999
lại một lần nữa khẳng định sự phong phú và tính đa dạng của khu di tích Ba thê-
Óc Eo…. Trên một diện tích hàng trăm ha có di tích kiến trúc, mộ táng, di chỉ cư
trú với hàng trăm loại hiện vật…” (thông báo 1999, trang 762). Tuy nhiên cuộc
khai quật này vẫn không mang lại cỏc gỡ mới, chỉ tìm được một số nền móng
kiến trúc nhưng vẫn chưa xác định được đây là kiến trúc gì.
Trong cuộc khai quật lần hai tại vùng Cần Thơ, ven sông Hậu- di chỉ
Nhân Nghĩa, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số kết quả khá phong phú. Di
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
10
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
chỉ này góp phần bổ sung “mô hình một loại hình văn hoỏ”, một vùng dân cư
của quốc gia cổ Phù Nam. Đó là việc tìm thấy tượng Phật bằng gỗ, tượng Hinđu
bằng đá, đồ gốm, đồ trang sức, cọc gỗ của nhà sàn, và các nhà khảo cổ cũng tìm
thấy một ngôi mộ trẻ em, ngôi mộ này góp phần làm tăng thêm hiểu biết về nghi
thức táng của người Phù Nam. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết vẫn chưa được xác
định, cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Di chỉ thứ ba là tại Gò Thành Mới. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tiến hành
hai cuộc khai quật vào năm 1998 và 1999. Từ di chỉ này người ta đã bổ sung
những cái còn thiếu trước đây, bước đầu được bổ khuyết và hé mở khả năng

phát hiện về sau. “Di chỉ Gò Thành Mới là di chỉ duy nhất trong nền văn hoá Óc
Eo trên đồng bằng sông Cửu Long mà chúng ta hiện biết (1998) có tầng văn hoá
dày tới 1m20 không hề bị xáo trộn và có thể quan sát được diễn biến trờn cỏc
vỏch hố khai quật” (Thông báo KCH 1999, tr 768).
Di chỉ cuối cùng là cuộc tìm kiếm tại gò Đồng Tháp, tại đây đã tìm được
nhiều hiện vật và “đó đưa đến một kết quả bất ngờ bởi việc phát hiện một khu
cư trú kiêm mộ tỏng cú địa tầng còn nguyên vẹn ở chõn gũ Minh Sư, trong vùng
Gũ Thỏp” (Thông báo KCH 2001, tr 885). Nó bổ sung tương đối đầy đủ và hoàn
chỉnh về văn hoá Óc Eo và Phù Nam.
Những cuộc khai quật khảo cổ trên đã cho ta một cái nhìn tương đối sâu
sắc về nền kinh tế vương quốc Phù Nam, đó là sự tinh xảo và phong phú của
nghành nghề thủ công nghiệp : đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, thuỷ tinh,
nghề thiếc, đồ gốm, kim khí. Đó là vị trí của một trung tâm thương mại quốc tế
khi phát hiện sản vật của nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, La Mã
gồm tiền, hàng dệt… Tuy có nghề thủ công và thương mại phát đạt, người dân
Phù Nam vẫn bảo đảm công việc thường xuyên và quan trọng là nghề nông, bởi
nó đảm bảo bình thường và ổn định của người dân.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học vẫn đang còn những ý kiến khác nhau về
các di chỉ này là vùng văn hoá hay là tiêu biểu cho đầy đủ cho cả quốc gia? Và
Phù Nam là một xã hội giàu có, phong túc, nhưng lại không thể đoán được giàu
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
11
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
có đến mức nào, những ngôi mộ không cho phép đoán được điều này. Quan
trọng là ngoài những điều đã biết, còn những điều gì còn mới nữa khụng. Đú
vẫn là những bí ẩn, là những mục tiêu mà các nhà khảo cổ học đặt ra cho mình
và cho khoa học, cần tiếp tục khảo sát, khai quật những địa điểm mới.




Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
12
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, ta có thể thấy rằng từ 1903 đến nay trải qua ba giai đoạn
nghiên cứu lớn. Đầu tiên là của một học giả người Pháp – “giỏo hoàng của nền
Hán học” đã đọc sách Trung Quốc được ghi từ đầu công nguyên và đã dịch ra
cuốn “Nước Phù Nam”, sau đó ông dịch và xuất bản cuốn “Hai lộ trỡnh” (bình
luận và giải thích). Qua đó người ta biết có một vương quốc Phù Nam nhưng
Phù Nam nằm ở đâu và sách cổ sử Trung Quốc viết có thật hay không, đó là một
dấu hỏi lớn.
Giai đoạn hai là giai đoạn định vị nước Phù Nam được bắt đầu từ một học
giả người Pháp đào di chỉ Óc Eo và đã thấy lộ trên mật đất những thứ lạ quý
hiếm. Từ đấy người ta phát hiện được cả một nền văn hoá Óc Eo và có dấu hiệu
sự xuất hiện nhà nước. Và cũng từ đây người ta biết văn hoá Óc Eo là gì, biết
được Óc Eo nằm ở đâu.
Trong những năm 1945 đến 1975 do hoàn cảnh chiến tranh nên người ta
không biết gì thêm. Trong những năm từ 1975 đến nay, các nhà khảo cổ học đã
tiến hành nhiều cuộc khảo sát ở khắp Nam Bộ và đã cung cấp cho ta một bức
tranh khá đầy đủ về kinh tế, chính tri, văn hoá của vương quốc Phù Nam.
Như vậy qua việc tìm hiểu các giai đoạn nghiên cứu về Phù Nam, bức
tranh lịch sử và văn hoá của vương quốc này ngày càng rõ dần. Qua đó khẳng
định được vai trò, vị trí của vương quốc này trong thời cổ đại. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ đặt ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử sau này.

Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa

Lịch sử
13
Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt
Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D.G.E.Hall, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
2. Lương Ninh chủ biên, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, Lịch sử Đông Nam
Á, nxbgd Hà Nội, 2005.
3. Lờ Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải, Văn hoá Óc Eo- những khám
phá mới, Nxb KHXH, Hà Nội, 1995.
4. Lương Ninh, Óc Eo và Phù Nam, TCKCH, số 1, 1987.
5. Lương Ninh, Văn hoá Ốc Eo, văn hoỏ Phự Nam, TCKHC, số 3,1992.
6. Lương Ninh, Nước Phù Nam-một thế kỉ ngiờn cứu, TCNCLS, số 3 năm 2000.
7. Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam, lịch sử và văn hoá, Viện văn hoá HÀ
Nội, 2005.
8. Lương Ninh, Nước Phù Nam, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, 2006.
9. Lương Ninh, Văn hoá Óc Eo và văn hoỏ Phù Nam, KCH, số 3 năm 1992.
10. Lương Ninh, Óc Eo và Phù Nam, KCH, số 1 năm 1987.
11. Lương Ninh, Văn hoá cổ Việt Nam và văn hoá đồng bằng sông Cửu Long.
12. Lương Ninh, Văn hoá và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb,
KHXH,1990.
13. Tịnh Hải pháp sư, Lịch sử phật giáo thế giới, tập 2, Phật giáo Nam truyền,
Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1992.
Phan Thị Mai Phương Líp: K54B Khoa
Lịch sử
14

×