Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận Chính quyền Lê Trịnh - lưỡng đầu chế điển hình trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.76 KB, 15 trang )

DANH SÁCH NHÓM 2 - KINH TẾ 31C2
STT Mã sinh viên Họ và tên
1 KT31C 042 Trương Thị Lệ Xuân
2 KT31C 043 Bùi Thị Liên
3 KT31C 044 Vũ Thị Phấn
4 KT31C 045 Trần Thanh Hiếu
5 KT31C 046 Lưu Phương Quốc
6 KT31C 047 Vũ Thị Bình
7 KT31C 048 Nguyễn Duy Long
8 KT31C 049 Phạm Khánh Bình
9 KT31C 050 Vò Thanh Tùng
10 KT 31C 051 Nguyễn Thị Kim Dung
11 KT31C 052 Nguyễn Thị Hồi
A.MỞ ĐẦU
Quốc gia Đại Việt đã trải qua hơn 500 năm thống nhất với một nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố. Nhưng đến
đầu thế kỷ XVI, khi mà sự mục nát của nhà Lê đã xuống tới cực điểm và Mạc
Đăng Dung giành lấy ngôi vua vào năm 1527 thì đó cũng là sự mở đầu của
một thời kỳ hầu như nội chiến phân liệt triền miên giữa các tập đoàn phong
kiến, tuy rằng có xen kẽ một số thời gian ngắn quốc gia được thống nhất tạm
thời. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII đã xoá bỏ các tập đoàn
phong kiến cát cứ. Và đến năm 1802, khi vương triều Nguyễn được thiết lập,
quốc gia phong kiến Đại Việt mới lại được thống nhất trọn vẹn. Và thời kỳ
nội chiến mới được chấm dứt hoàn toàn.
Những năm từ 1527 đến 1802 là một thời kỳ có rất nhiều biến cố lịch
sử sôi động, phức tạp và thể chế Nhà nước cũng có nhiều nét đặc thù. Chính
quyền Lê Trịnh ở đằng ngoài tồn tại từ năm 1592 đến 1786. Trong đó có 9 đời
chóa song song với 13 đời vua. Chính quyền Lê Trịnh là lưỡng đầu chế điển
hình trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, điển hình về độ dài của thời
gian tồn tại, điển hình cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành của một thể chế
lưỡng đầu. Chế độ lưỡng đầu Lê Trịnh là chính quyền của hai dòng họ - hai


thế lực phong kiến lớn, vừa phải dùa vào nhau để trị nước quản dân vừa mâu
thuẫn với nhau về quyền lực và quyền lợi.
B. NỘI DUNG
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM.
1. Đặc điểm 1: Chính quyền Lê Trịnh là thể chế lưỡng đầu của hai
dòng họ, giữa vua và chóa giữa đế và vương kết hợp với nhau trong sự đối
trọng hoà hợp.
Nếu như ở thể chế lưỡng đầu Trần Hồ, mối quan hệ giữa hai cá nhân
đứng đầu nhà nước là giữa vua cha và vua con, tức là giữa những con người
có cùng huyết thống, thì ở Lê Trịnh là ở thể chế lưỡng đầu của hai dòng họ.
Ở thời Trần, ngay từ vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông (1225 - 1258)
đã tôn cha lên làm Thái Thượng Hoàng. Từ đó về sau, các vị vua đều theo lệ
Êy. Qua một thời gian tại vị sẽ tự nguyện truyền ngôi trong số những người
con của mình rồi về đứng sau triều chính. Như vậy yếu tố huyết thống là cơ
sở, điều kiện để xác lập cũng như để duy trì sự ổn định cho thể chế lưỡng đầu
thời Trần Hồ. So sánh với đó, thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh có sự khác biệt rõ
ràng, lưỡng ở đây là giữa vua và chóa: Vua họ Lê và chóa họ Trịnh, nghĩa là
một thể chế không tạo lập trên cơ sở huyết thống: Trong suốt quá trình thể
chế lưỡng đầu tồn tại, hai dòng họ luôn đứng song song với nhau: 13đời vua
Lê tương ứng với 9 đời chóa Trịnh. Mối quan hệ giữa hai dòng họ này có
nhiều mâu thuẫn trong sự đối trọng hoà hợp: giữa vua - tôi, đế - vương, hư
danh - thực quyền, trị vì và cai trị Thực tế trên chính trường, dòng họ Trịnh
(đứng đầu là chóa Trịnh) tỏ rõ quyền lực tuyệt đối của mình bằng mọi cách
trấn áp họ Lê, dùng đó làm bức bình phong bảo vệ. Khẩu hiệu "Phù Lê" đã
được họ Trịnh tận dụng triệt để. Trước hết, để hạn chế đến mức tối đa việc họ
Lê có thể "phục quyền", các chóa Trịnh đã tìm mọi cách để triệt tiêu cơ sở
kinh tế của Vua, công thần họ Lê (chỉ cho vua thu thuế 1000 xã, tịch thu
ruộng đất công thần họ Lê để phân cho quan văn võ có công với họ Trịnh )
bên cạnh việc thâu tóm quyền lực chính trị. Ngoài ra họ Trịnh vẫn thường
dùng thủ đoạn chọn những người họ Lê không có hoặc thiếu năng lực lên làm

vua. Điều đó giải thích tại sao các hoàng tử nhà Lê thông minh, có tư chất đều
bị hãm hại bức tử thiếu mọi cơ sở điều kiện để thay đổi tình thế, các vua Lê
buộc phải "an phận thủ thường", "rò tay áo", mà hưởng bổng léc, lên ngôi
"làm vì".
Mặt khác, lịch sử cũng cho thấy, vì không thể chối bỏ sự tồn tại của nhà
Lê, họ Trịnh tìm cách để hoà hợp mà vẫn chi phối được hoàng téc họ Lê.
Thường thì, các vua Lê lấy con gái của chóa Trịnh làm Hoàng hậu. Lê Kính
Tông lập Trịnh Thị Ngọc Trinh, Lê Thần Tông lập Trịnh Thị Ngọc Trúc, Lê
Huyền Tông lập Trịnh Thị Ngọc Hân việc kết giao thông gia Êy phần nào
hạn chế mâu thuẫn giữa hai dòng họ đứng đầu trong thể chế lưỡng đầu.
Tóm lại sự tồn tại một thể chế của hai dòng họ là kết quả trực tiếp của
hoàn cảnh lịch sử, trong đó nhân tố hệ tư tưởng xã hội giữ vai trò quan trọng.
Đây là một trong những nét độc đáo của thời Lê Trịnh không chỉ về mặt tổ
chức quyền lực mà còn thể hiện ở mối quan hệ giữa hai dòng họ đứng đầu
nhà nước, theo đó "Lê tồn, Trịnh tại, Lê bại, Trịnh vong".
2. Đặc điểm 2: Thể chế lưỡng đầu vua Lê chóa Trịnh là cả một hệ
thống cơ cấu tổ chức nhà nước chặt chẽ, trong đó có một số yếu tố đã được
luật pháp hoá.
Ngoài đặc điểm chính quyền Lê Trịnh là thể chế lưỡng đầu của hai
dòng họ giữa vua và chóa giữa đế và vương kết hợp với nhau trong sự đối
trọng hoà hợp thì một đặc điểm rất lớn của thể chế này là quyền lực nhà nước
không chỉ thể hiện ở vua và chóa, mà còn được thể hiện rõ ràng và chặt chẽ ở
các thể chế Nhà nước, giữa triều đình và phủ chóa, giữa Lục bộ và Lục
phiên Hay nói cách khác, thể chế lưỡng đầu vua Lê chóa Trịnh là cả một hệ
thống cơ cấu tổ chức Nhà nước chặt chẽ, trong đó có một số yếu tố đã được
luật pháp hoá.
Nếu như thể chế lưỡng đầu thời Trần ta thấy một cơ cấu tổ chức với
hình thức là hai cá nhân cùng đứng đầu Nhà nước là vua và Thái Thượng
Hoàng nhưng giữa hai cá nhân này ta chưa thấy sự phân chia quyền lực rõ
ràng mà chủ yếu là quyền lực tối cao nằm trong tay Thái Thượng Hoàng. Còn

hệ thống quan lại thì thống nhất từ Trung ương đến địa phương và các Bộ với
chức năng tư vấn với nhà vua trong lĩnh vực mà Bộ quản lý. Bên cạnh đó là
các cơ quan chuyên môn. Đến thời Lê Trịnh cũng là thể chế lưỡng đầu nhưng
không phải là thể chế nhất nguyên chế như thời Trần Hồ mà là nhị nguyên
chế có nghĩa là đứng đầu Nhà nước là hai cá nhân và quyền lực được phân
chia rõ ràng giữa đế và vương, cũng như hệ thống các cơ quan đại thần, lục bộ
ở thời Lê Trịnh ta cũng thấy xuất hiện một cơ quan mới của phủ chóa có chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ giống như các cơ quan đại thần. Lục bộ trong triều
đình: như ở triều đình có cơ quan đại thần thì ở phủ chóa có Ngò phủ liêu, lục
bộ thêm vào đó là lục phiên - hai hệ thống cơ quan này đối trọng và kiểm soát
lẫn nhau.
* Các quan đại thần.
Trước hết muốn thấy sự khác biệt của thể chế lưỡng đầu của thời Lê
Trịnh, ta sẽ điểm qua hệ thống các cơ quan đại thần thời Trần Hồ. Ở nhà Trần
ta thấy sự phân định rõ ràng ngạch quan văn và quan võ với 9 quan văn và 3
quan võ với chức năng cố vấn cao cấp của nhà vua. Trong thời kỳ này các
quan đại thần có sự kiêm nhiệm một chức vụ cụ thể nào đó: Phó Tô Hiến
Thành kiêm Đồng kinh chương sự (tể tướng), Thái sư Trần Thủ Độ là Quốc
trượng (tể tướng).
Thời Lê Trịnh: Hệ thống các cơ quan đại thần vẫn được bổ theo mô
hình như thời Lê Thánh Tông: bãi bỏ hầu hết các quan to như bãi bỏ tể tướng,
đại hành khiểm, ba chức tư (tam tư cũng bị bãi bỏ, chỉ còn chức tam thái, tam
thiếu, thái uý và thiếu uý), các chức quan đại thần không được kiêm nhiệm.
Khác biệt lớn nhất ở thời kỳ này là về cơ bản vẫn có cơ cấu tổ chức và chức
năng như trước đây nhưng quyền hạn ngày càng bị hạn chế bởi các quan bên
phủ chóa.
Ngò phủ liêu: còng có hệ thống quan văn, quan võ như triều đình nhà
Lê, về quan văn đó là Tham tụng và dưới chức này là Bồi tụng có thể hiện
chức Thượng thư đứng đầu Bộ ở bên triều đình. Về ngạch quan võ: chức quan
to Tả, Hữu Đô đốc: vào khoảng năm 1578 Trịnh Tùng đặt thêm chức:

Chưởng phủ sự, Thư phủ sự và các Tả, Hữu Đô đốc thường được gọi là Quan
Ngò phủ.
Các quan Ngò phủ và các quan Phủ Liêu họp thành một tập thể gọi là
Ngò phủ Phủ Liêu, trong đó chức Chưởng phủ sự, Thư phủ sự, Tham tụng,
Bồi tụng là các chức tương đương với Tể tướng. Ngò phủ phủ liêu có quyền
hạn rất lớn.
* Các cơ quan văn phòng.
- Vua và chóa có cùng các cơ quan xây dựng một số loại văn bản của
vua hoặc chóa như Hàn lâm viện, Đông các viện, Trung thư giám. Hàn lâm
viện có chức năng: phụng mệnh vua soạn thảo một số loại văn bản như biểu,
chiếu, chỉ ; Đông các viện: sửa chữa các loại văn bản do Hàn lâm viện soạn
thảo ; Trung thư giám là cơ quan phụ trách việc biên chép các dự thảo văn
bản trên thành dự thảo văn bản chính thức để trình vua chuẩn y.
- Mét số cơ quan trong triều đình vua Lê: Hoàng môn tỉnh, Thông
chính ty, Bí thư giám. Hoàng môn tỉnh phụ trách việc giữ bảo Ên và đóng Ên
của vua vào các văn thư; Thông chính ty có nhiệm vụ chuyển công văn, dự
chế của vua tới quần thần và thần dân, trình các bản tấu, đơn từ của vua quan,
dân lên vua; Bí thư giám trông coi thư viện của vua, lưu giữ các loại văn thư,
giấy tê.
- Các cơ quan này ở bên phủ chóa là Bí thư các: là cơ quan trông coi
việc trình vua Lê duyệt sổ sách, giấy tờ, lưu giữ các loại văn thư, giấy tờ
thuộc phủ chóa.
* Lục phiên, Lục bộ: Đây là cơ quan của triều đình và phủ chóa,
chúng thể hiện rõ sự phân định cơ cấu quyền hạn của hai bên.
Lục phiên là cơ quan bắt đầu đặt ra từ năm 1718. Ban đầu phủ chóa có
3 phiên (hộ phiên, binh phiên và thủy sư phiên).
+ Do tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn vừa tồn tại binh
phiên vừa tồn tại thủy sư phiên đây là hai quân của chóa Trịnh có thuỷ sư
phiên chứng tỏ vai trò quan trọng của thủy quân trong cuộc chiến tranh. Năm
1672 cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn chấm dứt nên năm 1718 thủy sư phiên

được nhập vào binh phiên.
+ Thời kỳ đầu chóa Trịnh đã đặt ra Hộ phiên để trông nom việc thu
thuế trong cả nước và chi tiêu của Phủ liêu. Tuy nhiên việc thu thuế lúc này
phải nép sang Bộ hộ và sự chi tiêu của Phủ liêu chịu sự kiểm soát của triều
đình. Nhưng từ năm 1718 Phủ liêu không chỉ nắm trọn quyền thu thuế mà còn
Ên định mọi việc chi tiêu vào chính sách tài chính của quốc gia. Như vậy
chóa Trịnh nắm trọn quyền trong tay về tài chính và thuế khoá, vua Lê không
còn chút quyền gì về phương diện này nữa.
Tam phiên được lập ra, ban đầu mới chỉ đôn đốc việc thu thuế và chi
tiêu tài chính của Bộ hộ, nắm một phần binh quyền của Bộ binh nhưng từ
năm 1718 trở đi Lục phiên từng bước lấn dần quyền lực của Lục bộ từ đây
Lục phiên không chỉ nắm trọn binh quyền mà còn có nhiệm vụ hoàn toàn thu
thuế và cấp phát tiền bạc cho Lục bộ sử dụng. Năm 1751 chóa Trịnh Doanh
Ðp vua Lê Hiển Tông ban hành sắc dụ Hiệu đính quan chế, chính thức chuyển
hầu hết những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Lục bộ cho Lục phiên. Cuối
cùng Lục bộ chỉ còn giữ vai trò phụ tá cho Lục phiên. Số lượng quan lại của
mỗi Bộ bị rút xuống chỉ còn rất Ýt và trong đó những chức quan quan trọng
của mỗi Bộ đều do các chức quan đứng đầu ở phiên tương ứng kiêm nhiệm.
Phan Huy Chú nhận xét: "Chức vụ sáu phiên nhiều và trọng yếu chuyên
hết mọi việc của sáu Bộ" sách Việt sử thông giám cương mục viết "chính
quyền trong nước về hết Lục phiên, còn Lục bộ, Lục tự chỉ đặt cho đủ vị mà
thôi".
Nhìn chung lại, Lục phiên lấn át hầu hết các quyền của Lục Bộ. Tuy
vậy riêng đối với Bộ lễ và Bộ hình nhà chóa vẫn để cho giữ một số nhiệm vụ,
quyền hạn có tính biểu tượng nhằm mục đích phô trương đế quyền về mặt
hình thức để che mắt thần dân và ngoại quốc.
Sơ đồ tổ chức cơ quan trung ương của thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh
Vua Chóa
C¸c quan ®¹i thÇn: Tam Th¸i,
Tam thiÕu, Tam c«ng

Ngò phñ liªu: C¸c quan phñ
liªu.
+ C¸c quan ngò phñ
Bé L¹i
Bé LÔ
3. Đặc điểm 3: Thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh là sự khác biệt về quyền
lực.
Thể chế lưỡng đầu thời Trần là sự cân bằng về quyền lực thì thể chế
lưỡng đầu Lê Trịnh là sự khác biệt về quyền lực. Triều đình giữ phóc uy còn
vương phủ thì giữ quyền bính. Lê đế trị vì nhưng không cai trị. Trịnh vương
cai trị nhưng vẫn giữ địa vị bầy tôi.
- Trong lĩnh vực lập pháp không chỉ có vua mà chóa cũng có quyền lập
pháp. Vua chỉ ban hành những văn bản có tính nguyên tắc chung chung, dưới
hình thức dụ hay sắc dụ, chiếu, chỉ. Còn chóa ban hành những văn bản có tính
ứng dụng nêu rõ các trường hợp, đối tượng và công việc áp dụng. Văn bản
của chóa có các hình thức: lệnh hoặc lệnh dụ hoặc chỉ hoặc truyền chỉ. Như
vậy về phương diện lập pháp giữa vua và chóa được phân định rõ ràng.
Trong lĩnh vực hành pháp việc tuyển, bổ, thăng, giáng, ban phẩm hàm,
nếu chức từ tam phẩm trở lên, thì thuộc quyền của vua Lê còn từ chức tam
phẩm trở xuống và những quan ngoại nhiệm là thuộc quyền của chóa. Về
phương diện nghi thức, mỗi khi chóa Trịnh muốn bổ nhiệm một chức vụ nào
đó hoặc gia phong phẩm tước cho ai, hoặc ban hành mệnh lệnh quan trọng
cũng đều phải dùng danh nghĩa của nhà Vua. Tuy vậy trong thực tế, chóa
Trịnh mới thực sự là người đứng đầu và điều hành nền hành chính quốc gia
với chức Tổng quốc chính do vua Lê phong, chóa Trịnh chính thức được công
nhận có quyền tuyển, bổ, thăng, giáng hầu hết các chức quan lại trong nước.
Chóa Trịnh có quyền ban lệnh dụ, chỉ truyền cho các quan chức thi hành
mệnh lệnh của nhà chóa. Ngay cả những quan chức cao cấp thuộc quyền
tuyển bổ, thăng giáng của nhà vua cũng không thể nằm ngoài vòng cương toả
của chóa Trịnh. Qua tập Lê triều chiếu lệnh thiện chính cho thấy, hầu hết các

quyết định hành chính về việc điều động nhân sự được ban hành trong hai thế
Bé Hé
Bé Binh
Bé H×nh
Bé C«ng
L¹i phiªn
LÔ phiªn
Hé phiªn
Binh phiªn
H×nh phiªn
C«ng phiªn
Lôc

Lôc
phiªn
kỷ đều xuất phát từ phủ chóa. Như vậy trong lĩnh vực hành chính trên danh
nghĩa vua có quyền lớn hơn chóa nhưng trên thực tế chóa có thực quyền. Hơn
thế nữa Lịch triều hiến chương loạn trí còn viết: "Nhà Lê từ Trung hưng về
sau, bá vua nọ lập vua kia quyền ở chóa Trịnh cả, vua mất đi, thường theo ý
chóa muốn lập ai thì lập, con đích hay con thứ, Ýt tuổi hay nhiều tuổi, không
cần gì cả quyền ở trong tay ai không ai dám nói gì".
Trong lĩnh vực tư pháp, theo đạo Dụ năm 1645, đời vua Chân tông đạo
Dụ năm 1718 đời vua Dụ tông và Bộ Quốc Triều khám tụng điều lệ, các vụ án
đã được cấp địa phương xét xử nhưng vẫn còn chống án thì Ngự sử đài của
triều đình bên vua xét phóc thẩm. Nếu đương sự vẫn còn thấy oan ức thì có
thể kêu sang cả phủ chóa và đây là cấp chung thẩm. Như vậy về lĩnh vực tư
pháp chóa Trịnh mới thực sự là người có tài phán xét cao nhất, còn vua Lê
chỉ có chức năng ban bộ lệnh đại xá, đặc xá.
Trong lĩnh vực quân sự: với chức Đại Nguyên Soái, chóa Trịnh được
vua Lê chính thức công nhận là người đứng đầu quân đội trong cả nước tức là

Tổng chỉ huy quân đội, có quyền tuyển bổ tướng lĩnh huấn luyện điều động
quân đội, Ên định các chính sách quốc phòng giữ gìn an ninh trật tự trong cả
nước. Hầu hết các mệnh lệnh liên quan đến công việc quốc phòng thường do
chỉ dụ của chóa ban hành. Chẳng hạn như chỉ dụ nuôi nấng quân sĩ ban hành
năm 1662. Chỉ dụ về thải binh ban hành năm 1666. Từ năm 1721, chóa Trịnh
đặt chế độ thi võ. Ba năm một lần thi sơ cử ở trấn và một lần thi bác cử ở kinh
thành. Còn vua Lê chỉ giữ vai trò là người chủ toạ lễ ban chiếu xuất chinh hay
lễ ban chiếu chỉ phong chức khi có chinh phạt hoặc bổ nhiệm những chức vụ
cao cấp trong quân đội.
- Trong lĩnh vực tài chính thuế khoá:
+ Ở thời kỳ đầu chóa Trịnh đặt ra Hộ phiên để trông coi việc thu thuế
trong cả nước và chi tiêu của Phủ liêu. Lúc đó chóa đã tự thực hiện quyền ban
hành những văn bản về thuế khoá, tài chính như chỉ dụ về lệ thu thuế ruộng
công ban hành năm 1684 chỉ dụ về cấm đúc trộm tiền năm 1679 Ên định
các loại thuế khác nhau như thuế chợ, thuế đò, thuế sắt Tuy nhiên lúc này
tiền thu thuế được chuyển sang Bộ hộ và sự chi tiêu của Phủ liêu chịu sự kiểm
soát của triều đình.
+ Từ năm 1718 trở đi Phủ liêu không chỉ nắm trọn quyền thu thuế mà
còn Ên định mọi việc chi tiêu và chính sách tài chính của quốc gia. Như vậy
chóa Trịnh đã nắm trọn quyền về tài chính, thúê khoá, vua Lê không còn chút
quyền gì về phương diện này. Thậm chí Phủ liêu còn có quyền kiểm soát cả
việc chi tiêu của bên triều đình. Vua Lê lúc này chỉ còn 5000 quân túc vệ canh
phòng cung điện, 7 thít voi, 20 thuyền rồng và được phép thu thuế 1000 xã.
- Trong lĩnh vực ngoại giao: Do triều đình Lê Trịnh luôn thuần phục
các triều đại phong kiến Trung hoa, giữ quan hệ hoà hiếu. Vì thế các Hoàng
đế Trung hoa tấn phong cho vua Lê là An Nam quốc vương. Bởi vậy chỉ có
vua Lê mới có quyền tiếp sứ giả nước ngoài và đứng tên trong các văn thư
ngoại giao nhưng đó chỉ là các công việc mang tính nghi lễ và hình thức mà
thôi. Trên thực tế chóa Trịnh mới là người nắm toàn quyền định đoạt các
chính sách ngoại giao và cử sứ giả của nhà vua đi nước ngoài. Sách Lịch triều

hiến chương loạn chí có viết: "Sau khi nhà Lê Trung hưng, có chóa Trịnh là
ngang hàng với vua mà quyền thế thì lấn át cả vua. Các quan trong triều bấy
giê ý muốn cho chóa ngồi đấy mà sứ phải đến bởi vì đều quen thấy uy mà
không nghĩ đến danh vị thế nào là phải".
- Trong lĩnh vực thần quyền: Vua Lê vẫn được coi là người đứng đầu
bách thần trong cả nước, có toàn quyền phong sắc cho thánh thần điều động
thánh thần (qui định nơi thờ cóng cho thánh thần). Nhà vua là người duy nhất
được quyền làm chủ lễ tế Nam giao - lễ tế trời đất. Tuy nhiên sau khi một vị
thần nào đó đã được vua phong sắc và chi - và cho phép xã nào thờ phụng thì
phủ chóa có quyền ban lệnh dụ phát tiền cho xã đó và ra lệnh cho các quan
địa phương kiểm soát xem dân xã đó thờ phụng theo đúng thể lệ của triều
đình hay không. Như vậy về phương diện thần quyền chóa Trịnh đã không
can thiệp nhiều vào vai trò của vua Lê bởi lẽ đây là lĩnh vực nhạy cảm trong
đời sống tâm linh của quốc gia và trong lĩnh vực này cũng không làm suy
giảm thế quyền của chóa. Tuy nhiên sách Lịch triều Hiến chương loạn chí còn
viết: "Cả vua và chóa đều lập miếu thờ tổ tông, trước đó chỉ là độc quyền của
nhà vua nhưng từ đây trở lên các lễ tế trong một năm ở cung miếu của chóa lễ
vật to gấp đôi so với lễ thái miếu của vua, nghi thức làm lễ thì đại khái giống
nhau chỉ khác chỗ vua thì nói "tấu" còn chóa thì nói "khải" thế thì danh phận
có khác xa bao nhiêu thế mà trong việc tế lễ này vua cũng không được độc
tôn thì đủ rõ là chủ quyền ngày một kém".
Như vậy về thực chất, chóa Trịnh là người nắm giữ quyền hành cai trị
đất nước, còn vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, rất Ýt quyền lực. Địa vị chức
tước và quyền lực của chóa được cha truyền con nối cũng như sự thế tập ngôi
báu hư vị của vua. Điều đó đã trở thành tập quán chính trị bền vững của cơ
chế lưỡng đầu Lê Trịnh và chi phối toàn bộ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, mối
quan hệ các cơ quan phụ tá cho nhà Vua ở triều đình và phụ tá cho chóa ở
Phủ liêu.
4. Đặc điểm 4: Nhà nước có nhiều cơ quan và chức quan mới được
đặt ra, ngạch quan võ giữ vai trò quan trọng.

Do chế độ Lê Trịnh là thể chế của hai dòng họ, hai tập đoàn phong kiến
vừa hoà hợp và mâu thuẫn, đồng thời phải đối phó với chính quyền chóa
Nguyễn đằng trong nên Nhà nước có nhiều cơ quan và chức quan mới đặt ra,
ngạch quan võ giữ vai trò rất quan trọng hầu hết các chức vụ chủ yếu từ trung
ương đến địa phương được giao cho các quan võ nắm giữ.
Nhà nước lưỡng đầu Lê Trịnh là sự tồn tại song hành của hai dòng họ
Lê và Trịnh. Triều đình vua Lê vẫn được tổ chức theo mô hình thời kỳ Lê sơ
bao gồm các quan đại thần, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự và các cơ quan khác.
Nhà Trịnh tồn tại cùng với đó, nên bên phủ chóa Trịnh các cơ quan chức quan
mới được đặt ra cho cân xứng và để hạn chế quyền hạn của các cơ quan trong
triều đình. Các cơ quan mới được đặt ra như: Ngò phủ Phủ liêu, Lục phiên
tương đương với chức Tể tướng bên triều đình, bên phủ chóa các chức quan:
Chưởng phủ sự, Thư phủ sự, Tham tụng, Bồi tụng được đặt ra.
Lục Bộ và Lục Phiên là hai cơ quan cơ bản của triều đình và phủ chóa.
Chúng thể hiện rõ nhất sự phân định cơ cấu quyền hạn giữa hai bên. Ở thời kỳ
đầu cạnh lục bộ của triều đình chóa Trịnh mới đặt ra Tam phiên bên phủ chóa
(Hộ phiên, Binh phiên, Thuỷ sư phiên) sau đó lập đủ Lục phiên là Lễ phiên,
Lại phiên, Hậu phiên, Binh phiên, Hình phiên, Công phiên. Lục phiên từng
bước lấn dần quyền hạn của Lục Bộ cho tới khi Lục Bộ chỉ còn giữ vai trò
phụ tá.
Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước nội chiến phân liệt, việc tổ chức quân
đội trong chính quyền Nhà nước giữ vai trò quan trọng, ngạch quan võ được
đề cao. Để tiến hành chiến tranh chống lại đội quân 16 vạn người của phủ
chóa Nguyễn đàng trong và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp
nổ ra các chóa Trịnh đã không ngừng củng cố quân đội. Quân đội của chóa
Trịnh lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu vì thế quan võ có vai
trò rất quan trọng.
Như vậy thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh được tồn tại lâu dài trong sự đối
trọng hoà hợp, chóa Trịnh đặt thêm ra các cơ quan chức quan phù hợp cân
xứng với triều đình nhà Lê đồng thời để lấn át quyền hạn của các cơ quan nhà

Lê. Bên cạnh đó ngạch quan võ giữ vai trò quan trọng trong chính quyền từ
Trung ương đến địa phương để xây dựng lực lượng quân đội lớn mạnh, sẵn
sàng tham gia chiến đấu trong hoàn cảnh đất nước nội chiến phân liệt.
II. ĐÁNH GIÁ.
1. Trước tiên có thể khẳng định rằng thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh vừa là
sản phẩm, vừa phù hợp với thực trạng lịch sử lúc bấy giê. Ra đời trong hoàn
cảnh vừa chiến tranh phân liệt tàn khốc giữa các thế lực khác nhau, thể chế Lê
Trịnh dường như là một kết quả tất yếu. Dù muốn hay không, họ Trịnh buộc
phải duy trì sự tồn tại của nhà Lê, nếu như không muốn bị các thế lực khác
nổi lên với danh nghĩa "Phù Lê thải Trịnh". Về phía nhà Lê sau một thời gian
dài tồn tại đã không đủ những điều kiện cần thiết để đứng ra thống trị xã hội.
Cái mà dòng họ này cần chính là tư tưởng trung quân mù quáng, một "hoài
niệm" trong xã hội về nhà Lê thời xưa thịnh trị. Họ Trịnh với đầy đủ các điều
kiện về quyền lực chính trị, kinh tế, quân sự mau chóng trở thành lực lượng
nắm quyền lực nhà nước, phần nào giải quyết một số vấn đề mà lịch sử đương
thời đặt ra. Nói như vậy không có nghĩa là "vua Lê chóa Trịnh" là mô hình
quyền lực tối ưu vì thực thế cho thấy nhà Nguyễn đàng trong với mô hình tổ
chức của mình cũng đã tồn tại trong một thời gian dài. Do đó cũng phải tính
đến những nét đặc thù về hoàn cảnh lịch sử ở đàng ngoài dẫn đến sự ra đời
của thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh.
2. Về phương diện tổ chức Nhà nước, có thể nói đây là một hiện tượng
đặc sắc trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII nói
riêng và nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung. Tính chất lưỡng đầu ở
đây đã được thể hiện rõ ràng và chặt chẽ ở các thể chế nhà nước. Lần đầu tiên
trong lịch sử một nhà nước phong kiến có hai người đứng đầu của hai dòng
họ, hệ thống cơ quan là triều đình và phủ chóa cùng tồn tại song song. Trong
đó phần lớn các cơ quan bên phủ chóa: Ngò Phủ liêu, Lục phiên là chưa từng
có trong các nhà nước phong kiến khác. Không chỉ có vậy, để hai hệ thống
này có thể hoạt động bình thường, hiệu quả những người cầm quyền đã có
nhiều biện pháp thíêt lập quyền lực, phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm

quyền giữa các cơ quan của hai hệ thống triều đình và phủ chóa. Nhưng dù
với phương pháp nào cũng phải đảm bảo tiêu chí quyền lực tập trung vào phủ
chóa, triều đình trở thành đối trọng song không có thực quyền. Như vậy có
thể nói sự hợp lý trong tổ chức là một trong những nguyên nhân làm cho thể
chế này có thể tồn tại lâu dài tới hai thế kỷ.
3. Về chức năng Nhà nước, có sự thay đổi về mặt chức năng, một trong
những đặc điểm cơ bản của thể chế này là mang nặng tính quân sự, các chức
quan võ nắm rất nhiều quyền lực. Điều này phản ánh thực trạng lịch sử nội
chiến khói lửa giữa hai miền Nam Bắc, giữa Trịnh và Nguyễn. Chiến tranh trở
thành nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của Nhà nước cả hai miền đàng
trong và đàng ngoài. Do đó, chức năng tổ chức, điều hành các cuộc chiến
tranh đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho tập đoàn vua Lê chóa Trịnh.
(Thực ra một số đời chóa cũng chú trọng tới chức năng kinh tế, xã hội khác
song không đáng kể), cũng từ đặc điểm, chức năng trên đã dẫn đến hệ quả dần
dần làm cho nhà Trịnh bị diệt vong. Việc tập trung quá nhiều quyền lực vào
tay võ quan đã tạo cho họ thực hiện tiềm quyền, lấn át cả vua và chóa. Càng
về cuối các đời chóa Trịnh nhận định này ngày càng thể hiện rõ hơn. Cuối
cùng chính quyền rơi vào tay kiêu binh để rồi Nguyễn Huệ tiêu diệt.
4. Về phương diện tư tưởng: sự ra đời của thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh
đánh dấu một sự sa sút của hệ tư tưởng Nho giáo ở đàng ngoài. Mặc dù một
trong những nguyên nhân mà thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh ra đời là do ảnh
hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo trong xã hội đương thời (đặc biệt là nguyên
tắc chính danh). Tuy nhiên trong suốt quá trình thể chế này tồn tại, xúât hiện
nhiều hiện tượng xâm phạm đến tư tưởng chính trị pháp lý bảo thủ này: Thứ
nhất, trong mối liên hệ giữa vua Lê và chóa Trịnh cũng như trong tổ chức
quyền lực nhà nước, nguyên tắc tôn quân quyền đã không còn được coi trọng:
quyền lực của vua chỉ là hư danh, chóa Trịnh là bề tôi mà lấn át cả vua trên tất
cả các lĩnh vực. Ngay cả việc hay phế truất vua Lê cũng là quyền của người
họ Trịnh.Địa vị tối cao của Hoàng đế không còn nữa. Thứ hai, hệ thống quan
lại đa số xuất thân từ các võ tướng, người làm quan từ con đường khoa cử rất

Ýt (việc giáo dục không được coi trọng) do đó, ngay trong hàng ngò phong
kiến Nho giáo đã không còn thịnh trị (trong khi Êy ở đàng trong Nho giáo vẫn
được coi trọng).
C. KẾT LUẬN
Thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh tồn tại trong khoảng thời gian dài (1599 -
1786) do có những đặc điểm rất nổi bật khác với thể chế lưỡng đầu của các
nhà nước trong thời kỳ khác. Vì vậy nó trở thành một hiện tượng độc đáo
trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Do kiến thức và thời gian có hạn nên bài làm của chúng em còn hạn
chế, rất mong nhận được những lời nhận xét quý báu của các thầy cô để bài
làm của chúng em hoàn chỉnh hơn.
Chóng em xin chân thành cảm ơn!

×