Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận Chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.78 KB, 23 trang )

Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

PHẦN MỞ ĐẦU
Đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào khủng hoảng,
suy yếu. Mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội Nhật Bản với chế độ
phong kiến nổi lên gay gắt, Trong bối cảnh đú, cỏc nước tư bản Âu - Mĩ tìm
cách xâm lược Nhật Bản. Nguy cơ bị xâm lược đó đặt Nhật Bản trước sự lựa
chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu và bị các nước đế quốc
xâu xé hoặc canh tân, cải cách để đưa đất nước phát triển. Năm 1867, thiên
hoàng Minh Trị lên ngôi. Tháng 1/1868, ông tiến hành cuộc cải cách trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá. Cuộc cải cách Minh Trị
mang tính chất cách mạng tư sản, dẹp bỏ những cản trở nhằm đưa Nhật Bản
tiến lên con đường chủ nghĩa tư bản.
Trong khoảng thời gian từ chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895) và
chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhảy vọt,
đặc biệt là công nghiệp. Do đó, đây được coi là thời kì cách mạng công
nghiệp của Nhật Bản. Có thể nói, cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất của
cuộc cách mạng tư sản và cuộc cách mạng công nghiệp này đã tạo đà và là
sân bay cho sự cất cánh của chủ nghĩa tư bản Nhật thế kỉ XX.
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
1
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

PHẦN NỘI DUNG
I. Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX
1. Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Sau chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh Nga- Nhật
đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất do cướp bóc được nhiều ở nước


ngoài và tăng cường bóc lột nhõn dõn trong nước, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản
có bước phát triển mạnh mẽ mới và chuyển hẳn sang giai đoạn chủ nghĩa đế
quốc nhịp nhàng với các đế quốc phương Tõy.
Tư bản và sản xuất tập trung ngày càng cao. Năm 1893, toàn bộ số tư
bản bỏ vào các công ty cổ phần là 232 triệu yên, năm 1903 tăng lên 888 triệu
yên, đến 1913, vọt lên 1983 triệu yên. Năm 1897, Nhật Bản thi hành chế độ
kim bản vị, đồng yên được vàng đảm bảo có thể sánh vai với các đồng tiền
mạnh trên thị trưòng quốc tế. Quá trình tập trung sản xuất cũng ở mức độ
cao. Vào 1909, các nhà máy, công xưởng có trên 500 công nhõn chiếm gần
20% tổng số, vào 1914 chiếm hơn 25% tổng số.
Sự tập trung tư bản và sản xuất ở mức độ cao đó dẫn đến sự hình thành
các tổ chức độc quyền. Năm 1907, ngành sản xuất vải lụa có 66 công ty độc
quyền, năm 1908, cũn 36 công ty và 1913 cũn 7 công ty lớn chiếm 57,7% số
vốn và 58,7% số cọc sợi của ngành. Trong ngành dệt cũng xuất hiện các
Tơrơt. Riêng công ty “đế quốc” đã chiếm 90% số vốn. Nhiều cácten và
xanhđica mới xuất hiện như xanhđica đường (1908), liên hiệp xi măng và
cácten thiết bị đường sắt (1909), cácten dầu lửa (1910). Bên cạnh đó, cũn
xuất hiện các cụngxoocxium như Mitsu, Mitsubisi, Yasuđa… đã thành lập
các công ty chi nhánh và công ty hàng đầu trong các lĩnh vực công nghiệp,
nội ngoại thương, kiểm soát những phương hướng quan trọng nhất trong sự
phát triển kinh tế. Vị trí của các công ty độc quyền ngày càng được tăng
cường. Năm 1913, các công ty độc quyền đã khống chế gần 75% số vốn đầu
tư trong công thương nghiệp của Nhật Bản. Những công ty độc quyền này
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
2
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

thuộc những nhúm tài phiệt lớn, trong đó có những nhúm có truyền thống

phong kiến lõu đời như Mitsui, Sumitômô… Uy lực, độc quyền rất lớn, ngay
một chớnh khách Nhật Bản mang nặng tư tưởng tôn quõn cũng phải thốt lên
rằng “nếu sau này Nhật Bản trở thành một nước cộng hoà thì tổng thống phải
là Mitsui hay Mitsubisi”. Cõu nói ấy vạch rừ tư bản độc quyền chẳng những
có uy quyền trong đời sống kinh tế mà cũn có tác dụng rất lớn trong đời sống
chớnh trị.
Công nghiệp nhẹ đặc biệt là công nghiệp dệt vẫn chiếm ưu thế nhưng
công nghiệp nặng ngày càng phát triển mạnh nhất là luyện kim vì nó được
kích thích bởi quá trình quõn sự hoá quốc gia và chiến tranh xõm lược đầu
thế kỉ XX, sản lượng gang thép tăng với tốc độ phi thường khi khu gang thép
Hoàng gia chớnh thức đi vào sản xuất. Từ 1896 đến 1913, sản lượng gang
của Nhật Bản tăng 10 lần, sản lượng thép tăng 225 lần. Tuy nghèo nhiên liệu,
nhưng sản lượng than cũng tăng nhanh. Năm 1886, Nhật Bản sản xuất 1,3
triệu tấn than. Đến 1913, tăng lên 21,3 triệu tấn.
Ngoại thương được mở rộng. Ngạch xuất khẩu 1893 là 89 triệu yên,
năm 1903 là 289 triệu yên, năm 1913 là 623 triệu yên. Ngạch nhập khẩu năm
1893 là 88 triệu yên, năm 1903 là 317 triệu, năm 1913 là 729 triệu.
Tư bản ngõn hàng cũng được đầu tư nhanh chóng. Năm 1901, 8 ngõn
hàng của các tập đoàn Mitsui, Mitsubixi - trong đó 170 nhà ngõn hàng ở các
đô thị lớn – đã chiếm 51% tổng số kim ngạch.
Việc xuất khẩu tư bản cũng được đẩy mạnh, vào tháng 1 năm 1904,
Nhật bản lần đầu tiên cho Trung Quốc vay 3 triệu yên để khai thác mỏ quặng
Đaiiô. Năm 1895, lập xưởng làm đường Đài Loan. Năm 1896, xõy dựng
xưởng sợi đầu tiên ở Thượng Hải. Sau chiến tranh Nga- Nhật, khi đã khống
chế vùng Đông Bắc Trung Quốc và làm chủ Triều Tiên, việc xuất khẩu tư
bản của Nhật tăng lên. Nhiều xí nghiệp mới của tư bản Nhật mọc lên ở
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
3
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ

XX

Thượng Hải, Món Chõu. Đồng thời, Nhật cũn lập ngõn hàng trung ương
Triều Tiên để tăng cường khai thác Triều Tiên.
Như vậy, cũng như nhiều nước tư bản phương Tõy, trong giai đoạn
cuối thế kỉ XIX đầu XX, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản đã bước vào giai đoạn
độc quyền và tham gia xõu xé thuộc địa.
Chiến tranh thế giới I (1914-1918) đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản
phát triển mạnh mẽ. Trong khi các nước châu Âu trở thành bãi chiến trường
nên xuất khẩu của châu Âu sang châu Á giảm sút nghiêm trọng, Nhật Bản đã
nắm lấy cơ hội này thâm nhập mạnh vào thị trường châu Á. Đồng thời do sự
suy giảm khả năng kinh tế của các nước phương Tây trong chiến tranh, Nhật
Bản đã lợi dụng tình hình này để tăng cường hàng hóa và xuất khẩu. Xuất
khẩu của Nhật bản tăng gấp 4 lần. Từ chỗ nợ nước ngoài 1.1 tỷ Yên năm
1914, Nhật Bản trở thành chủ nợ 2,7 tỉ yên năm 1920, dự trữ vàng và ngoại tệ
đã đạt hơn 2 tỷ yên, tăng 6 lần trong 6 năm. Nhiều công ty tư bản mới ra đời,
mở rộng công suất sản xuất và thu được lợi nhuận rất cao. Nhìn chung từ
năm 1914 độn năm 1920, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh: sản lượng công
nghiệp tăng gấp 5 lần, các ngành than thép đều tiến một bậc, ngành hàng hải
đứng thứ ba thế giới. Tuy nhiên sự phát triển này mang tính bột phát. Có thể
nói chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo điều kiện cho bước phát triển thứ nhất
đó là bước phát triển nhảy vọt của CNTB Nhật Bản.
2. Từ năm 1918- 1923
Sau chiến tranh, công nghiệp Nhật Bản ngày càng tập trung mạnh mẽ
hơn. Những công ty độc quyền xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó tiêu biểu
là công ty Mitsui với tiền vốn 7 tỷ yên và chỉ huy 214 xí nghiệp lớn, công ty
Mitsubixi với tiền vốn 4 tỷ yên chỉ huy 50 xí nghiệp lớn. Quyền lực của giới
tư bản độc quyền ngày càng lớn.
Tuy vậy tình hình kinh tế Nhật trở nên khó khăn hơn do công nghiệp
Nhật tuy dã phát triển mạnh mẽ trong và sau chiến tranh nhưng thiếu cơ sở

Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
4
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

vững chắc. Nhật Bản thiếu nguồn nguyên, vật liệu cần thiết cho công nghiệp,
thiếu những món tiền vốn lớn để đáp ứng yêu cầu của kinh doanh ngày càng
mở rộng. Nông nghiệp phát triển chậm so với công nghiệp, chỉ đáp ứng được
4/5 nhu cầu cần thiết cho nhân dân trong nước trong khi dân số Nhật tăng
nhanh. Để giải quyết tình trạng khó khăn này, giai cấp thống tri Nhật Bản đều
nhất trí là phải phát triển lực lượng kinh tế ra bên ngoài. Giới tài phiệt thì chủ
trương bành trướng ra bên ngoài một cách “êm dịu”, chủ yếu dựa vào lực
lượng kinh tế còn lực lương quân sự chỉ là biện pháp hỗ trợ. Nhưng giới
quân phiệt thì lại muốn dựa vào quân sự là chính để tiến hành bành trướng và
xâm lược. Lúc này giới tài phiệt tạm thời thắng thế và đã nhân nhượng Mỹ ở
hội nghị Oasinhton nhưng vẫn cố gắng phát triển lực lượng kinh tế ở Món
Chõu và tiếp tục nhòm ngó hơn nữa thị trường rộng lớn của Trung Quốc.
Những điều này giúp Nhật nhanh chóng vượt qua những khó khăn và vươn
lên mạnh trong nửa sau thập kỉ 20 của thế kỉ XX
3. Từ năm 1924-1929
Vai trò của các công ty tư bản lũng đoạn trong nền kinh tế quốc dân
tăng nhanh chóng và quá trình tập trung tư bản trong công nghiệp tiếp tục
được đẩy mạnh. Nhật Bản vươn lên thành một cường quốc trong hệ thống
TBCN lúc bấy giờ. Công nghiệp nặng nhất là các nghành có liên quan đến
việc vũ trang quân đội đều tiến triển rõ rệt. Trong khoảng 10 năm( 1919-
1929) sản lượng thép từ 800 nghìn tấn lên đến 2 triệu tấn
Nhưng bên cạnh đó so với các nước TBCN lớn khỏc thỡ những dấu
hiệu về sự suy yếu về kinh tế và tài chính của Nhật xuất hiện sớm hơn, do đó
thời gian ổn định của CNTB Nhật kết thúc sớm hơn. Nền công nghiệp Nhật

Bản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu ngày càng gặp nhiều khó khăn
trong việc cạnh tranh với các đế quốc khỏc. Cỏc nước tư bản Tây Âu sau khi
phục hồi đã bắt đầu xuất cảng hàng hóa sang châu Á đẩy lùi hàng Nhật khỏi
thị trường này. Từ một nước có mức sản xuất và xuất khẩu tăng quá nhanh
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
5
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

trong chiến tranh, Nhật Bản đột nhiên trở thành nước nhập khẩu quá mức.
Điều nan giải nhất là phần lớn hàng nhập khẩu lại là những nguyên liệu dùng
trong việc đầu tư thiết bị để phục vụ cho các ngành công nghiệp quân sự.
Nền kinh tế bị tổn thất, biểu hiện ở sự giảm sút các chỉ số kinh tế, một
số ngành bị trì trệ, nhiều công ty bị thua lỗ. Đến năm 1927, phần lớn các xí
nghiệp công nghiệp chỉ sử dụng từ 20 đến 25% công suất máy móc. Số lượng
công nhõn giảm sút, số người thất nghiệp lên đến 1 triệu người. Nông dõn bị
bần cùng hoá, sức mua giảm vàng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.
Giá gạo, giá tơ sợi bị dao động. Năm 1920, giá gạo tăng 17,4% so với năm
1914, đấn năm 1921 đã giảm hơn một nửa. Giá tơ từ năm 1925-1929 giảm
hơn 2/3.
Đến năm 1927, Nhật Bản xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chớnh.
Ngày 15-3-1927, ngõn hàng lớn nhất ở thủ đô Tôkyô đình chỉ thanh toán. Sau
đó công ty Suzukicó quan hệ chặt chẽ với ngõn hàng Đài Loan cũng bị phá
sản. Tháng 4-1927, chớnh phủ Oakasưki phải từ chức, tướng Tanaca một
phần tử quõn phiệt đứng ra thành lập chớnh phủ mới. Để giải quyết nạn
khủng hoảng tài chớnh, chớnh phủ Tanaca dùng hai biện pháp: ra lệnh cho
các ngõn hàng ngừng dịch vụ chi xuất tiền trong ba tuần và dàn xếp để các
ngõn hàng bị phá sản vay tiền của Nhật. Nhờ hai biện pháp này, tình trạng
hỗn loạn tạm yên nhưng nhiều ngân hàng vừa và nhỏ bị sát nhập vào các

ngõn hàng lớn của các Đaibatsu. Nếu như vào cuối năm 1926 có hơn 1500
ngõn hàng nhỏ và vừa thì đến đầu năm 1929 chỉ cũn lại 599 ngõn hàng. Ngày
2-7-1929, chớnh phủ quõn phiệt Tanaca bị lật đổ và một chớnh phủ mới do
Hamamguxi lónh tụ dõn chớnh đảng đứng đầu được thành lập.
4. Từ 1929-1939
Năm 1929, trong thế giới TBCN bùng nổ cuộc khủng hoảng sản xuất
thừa. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử tồn tại của CNTB từ khi ra đời cho
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
6
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

đến những năm 30 của thế kỉ XX. Cuộc khủng hoảng đó giỏng những đòn
nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản. Khủng hoảng xảy ra trầm trọng nhất trong
nông nghiệp vì nông nghiệp Nhật phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Sản
xuất công nghiệp nặng giảm sút nhanh chóng. Năm 1930, sản xuất gang sụt
xuống 30%, thép sụt 47%. Các sản phẩm công nghiệp, tơ sống (chiếm gần
45% tổng số xuất khẩu của Nhật) sụt xuống tới 84%. Giá gạo năm 1930 so
với năm 1929 hạ xuống một nửa. Thị trường nước ngoài của Nhật bị thu hẹp
ở mức độ chưa từng có. Mậu dịch đối ngaoij năm 1930 so với năm 1925
giảm 30%, năm 1931 so với năm 1930 lại giảm tới 20% và đến năm 1933
càng giảm sút nghiêm trọng. Nếu như trước 1933, Nhật đã chiếm ẵ thị tường
bông, vải, sợi ở Ấn Độ, hàng hóa Nhật xâm nhập Ai Cập, Inđụnờxia, Trung
Nam Mỹ thì đến năm 1933 đã bị các đế quốc Âu Mỹ cạnh tranh và vấp phải
hàng rào thuế quan chặt chẽ. Thị trường trong nước cũng bị thu hẹp do sự
bần cùng hóa của nhân dân lao động. Chính phủ Hamaguxi lên cầm quyền đã
tuyên bố chế độ tiết kiệm nghiem ngặt, biểu hiện ở việc rút ngân sách nhà
nước, giảm lương tất cả các loại công chức chính phủ. Trong khi đó, đồng

yên hạ giá đáng kể. So với năm 1930, đồng yên chỉ còn giá trị 56,3% đến
năm 1934 còn 35,56%.
Khủng hoảng kinh tế cũng tác động vào các tập đoàn tư bản cầm
quyền. Đây là một cơ hội cho các bọn tư bản đầu cơ, bọn tài phiệt làm giàu
và cũng là một cơ hội để chúng tập trung tư bản, tập trung sản xuất. Đối với
các công ty tài phiệt (đaibatsu), tình hình kinh tế khó khăn là một dịp để họ
tớch thờm tiền của. Theo thống kê vào năm 1931, 5 ngân hàng tài phiệt
(Mitsu, Mitsubixi, Xumitụmụ, Đaichi, Yaxuđa) chiếm 38% số tiền gửi của
các ngân hàng toàn quốc và tiền gửi ở 7 ngân hàng lớn kế tiếp chiếm 19%.
Như vậy chỉ nội 12 ngân hàng lớn nhất đã độc chiếm 57% và phần còn lại là
tiền gửi ở 682 ngân hàng khác trong toàn quốc. Về than, hai nhóm tài phiệt
Mitsui và Mitsubixi chi phối 50% sản xuất. Về công nghiệp nặng, trước khi
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
7
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

khủng hoảng, xí nghiệp của chính phủ chi phối 50% tổng sản lượng nhưng
đến năm 1933 (với đạo luật 7/1933) các xí nghiệp chính phủ và tư nhân sát
nhập, giới tài phiệt chi phối 90% tổng sản lượng. Bản thân Nhật hoàng cũng
có nhiều cổ phần trong công ty Mitsubixi. Trong nội bộ giai cấp tư sản Nhật
cũng mâu thuẫn nhau kịch liệt. Nhóm tư bản cũ (Lão bài) chủ trương dần dần
đưa vốn xâm nhập nước ngoài, lập khu ảnh hưởng rồi đặt ách đô hộ. Nhóm tư
bản mới (Tân hưng) chủ trương mạo hiểm hơn - đưa quân xâm chiếm thuộc
địa. Kết quả là Nhật Bản đã đi theo con đường phỏtxớt
II. Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản từ năm 1945-1973
1. Thời kì phục hồi sau chiến tranh (1945-1951)
1.1 Thực trạng kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề.

Theo điều tra của cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh thì tổng thiệt hại về
vật chất lên tới 64,3 tỉ yên, bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân năm 1948-
1949. Toàn bộ của cải đã tích lũy trong 10 năm (1935-1945) đã bị tiêu hủy
hoàn toàn. Sản lượng công nghiệp năm 1946 giảm sút đến mức chưa bằng 1/3
tổng sản lượng năm 1930 và chỉ bằng 1/7 mức sản lượng năm 1941. Những
thiệt hại về người cũng vô cùng to lớn, nếu tính cả những người chết, bị
thương, mất tích ở nước ngoài lên tới 3 triệu người. Tổng số người không có
việc làm lên tới 13,1 triệu. Nguồn năng lượng chính là than và thủy điện bị
giảm sút nghiêm trọng, các mỏ than hầu như bị tê liệt hoàn toàn…Nạn lạm
phát nghiêm trọng bùng nổ giữa năm 1945 kéo dài đến đầu năm 1949, biểu
hiện ở mức tăng giá phi mã: chỉ số giá tiêu dùng (lấy năm 1945 làm cơ sở) đã
tăng 515% vào năm 1946, 1655% vào năm 1947, 4857% vào năm 1948, và
7889% vào năm 1949, tổng cộng xấp xỉ 8000%. Ngày 4.7.1947, cuốn sách
trắng kinh tế đầu tiên của Nhật Bản được công bố với nhan đề “bỏo cỏo thực
trạng nền kinh tế”, theo đó lượng lương thực cung cấp quy ra Calo tại sáu
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
8
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

thành phố lớn chỉ có 106 calo/người/ngày, bằng ẵ mức bình thường. Khoảng
30 - 40% lương thực phải trông chờ vào chợ đen.
Từ cuối tháng 8/1945, quân Đồng minh trên thực tế là quân Mỹ gọi tắt
là SCAP chiếm đóng Nhật Bản. Ngày 9/10/1945, quân đội chiếm đóng công
bố thực hiện chính sách “phi quân sự hóa nền kinh tế”, “khuyến khớch cỏc
lực lượng dân chủ”, “thủ tiêu sự tập trung trong sản xuất và chiếm hữu tài sản
trong đó có cả việc thanh trừng những đầu xỏ tài phiệt. Về kinh tế, lực lượng
chiếm đóng SCPA thực hiện đồng thời ba cuộc cải cách lớn.
- Thứ nhất, thủ tiêu tập trung kinh tế mà trọng tâm là giải thể các

đaibatxu, nguồn gốc thúc đẩy Nhật Bản thực hiện chiến tranh xâm lược. 83
công ty cổ phần và 57 gia đình đaibatxu phải giao nộp tài sản, tổng cộng lên tới
233 triệu cổ phần được bán cho các cá nhân và các hiệp hội. Từ tháng 4-1947,
“Luật chống độc quyền được ban hành nhằm ngăn chặn bọn tài phiệt phục hồi.
- Thứ hai: cải cách ruộng đất sau chiến tranh được tiến hành với nội
dung là chuyển quyền sở hữu ruộng đất phát canh (chiếm khoảng 46% diện
tích ruộng đất cả nước) cho tá điền. Từ năm 1941 đến năm 1950, tỉ lệ ruộng
lúa phát canh thu tô đã giảm xuống còn 11%, ruộng đất ở vùng núi cao giảm
xuống còn 9%. Việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những người nông
dõn trực tiếp canh tác đã kích thích mạnh mẽ tính tích cực sản xuất của nông
dân, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp.
- Thứ ba: dân chủ hoá lao động được thực hiện thông qua các đạo luật
về lao động. Luật công đoàn năm 1945 đảm bảo các quyền tổ chức công
đoàn, thương lượng tập thể và bãi công. Luật điều chỉnh quan hệ lao động
năm 1946 được công bố. Cùng với các đạo luật trên, phong trào công đoàn đã
phát triển khá nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện
điều kiện lao động của công nhân.
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
9
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Nhìn chung việc thực hiện cải cách dân chủ nói trên và cuộc cải cách
dân chủ hoá lao động thực sự đóng vai trò chuẩn bị cho sự tăng trưởng kinh
tế sau này của Nhật Bản.
1.2. Sự phục hồi kinh tế Nhật Bản từ năm 1945-1951
Tình hình kinh tế, xã hội Nhật dần dần được phục hồi. Điều này chủ
yếu là do trong nước quyết định song cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của
tình hình quốc tế, của quan hệ Xô- Mỹ lúc bấy giờ. Vào mùa thu năm 1946,

do tình hình chiến tranh lạnh với Liờn Xụ ngày càng trở nên sâu sắc, Mỹ chủ
trương đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế và sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự
của Nhật Bản. Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi và sự ra đời của
nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, càng thôi thúc Mỹ nhanh chóng biến Nhật Bản trở thành “một
bức tường chống cộng sản” ở Châu Á
Năm 1946, Mĩ bắt đầu viện trợ quân sự cho Nhật Bản, xem như một
phương tiện ngăn chặn nạn đói đang đe dọa ở nước này. Cuối năm 1946, tư lệnh
SCAP đã chịu trách nhiệm ngăn chặn bệnh tật ở Nhật và quyết định cho phép
nền kinh tế nước này trở lại mức trước chiến tranh. Sau đó, Mỹ bắt đầu viện trợ
dầu mỏ, quặng sắt và các nguyên liệu khác cần thiết cho công nghiệp Nhật Bản.
Tháng 3-1947, thứ trưởng bộ quõn lực Mỹ khi đến thăm Nhật Bản tuyên bố sễ
đề nghị giảm số tiền bồi thường chiến tranh của Nhật xuống còn 1/4
Để giải quyết nạn đói ngày càng trầm trọng và xõy dựng một nền kinh
tế tự do cạnh tranh cho Nhật Bản, tháng 2-1949, chính phủ Mỹ đã cử Giụdộp
Đoúcgiơ người đã soạn thảo đề án cải cách tiền tệ ở Tây Đức trong những
năm 1945-1946 sang làm cố vấn kinh tế cho SCAP. Gioocgiơ đã đề ra kế
hoạch chống lạm phát với quy mô lớn. Kết quả là kế hoạch này đã thành
công trong việc chặn đứng lạm phát, giá cả trên thị trường tự do và chợ đen
bắt đầu giảm xuống, ngân hàng Nhật đã giảm mức tăng của lượng tiền phát
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
10
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

hành từ 40%/ năm xuống còn 30%/năm và kiềm chế mức tăng lương khoảng
10% mỗi tháng xuống còn 4%/năm.
Tháng 6-1950, cuộc chiến tranh triều Tiên bùng nổ đã làm thay đổi
hoàn toàn cục diện kinh tế lúc bấy giờ của Nhật Bản. Nhờ các đơn đặt hàng

của Mỹ và hoạt động xuất khẩu tăng nên tình trạng ứ đọng hàng hoá sẽ được
khắc phục, sản xuất bắt đầu tăng. Chiến tranh Triều Tiên được ví như “ngọn
gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản. Điều quan trọng nhất dẫn đến bột
phát kinh tế Nhật Bản là nguồn ngoại tệ của Mỹ đổ vào nước này để giải
quyết các khoản chi tiêu của giới quân sự Mỹ, được gọi là thu nhập đặc biệt.
Con số này đã lên tới 592 triệu đô la năm 1952, trên 800 triệu đụla năm 1952
và năm 1953 bằng 60-70% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản. Đồng thời để đáp
ứng nhu cầu to lớn về hàng hoá của cuộc chiến tranh Triều Tiên, chính phủ
Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào máy móc, thiết bị đổi mới kĩ thuật đặc
biệt là hỗ trợ cho bốn ngành công nghiệp chủ chốt: than, thép, điện lực, đóng
tàu. Chớnh trong thời kì này Nhật Bản đã nhanh chóng xây dựng được nền
tảng cho sự phát triển kinh tế sau này. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Triều
Tiên đã dẫn đến kết quả là: mức thu nhập quốc dân thực tế năm 1953 tăng
khoảng 30% còn tiền lương thực tế tăng khoảng 35%, sức mua tăng 45%.
Năm 1951, Nhật Bản phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh.
2. Nhật Bản trong những năm 1952-1973
Trong thời kì này, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều tăng
trưởng nhanh, nhờ tổng sản phẩm quốc dân, chỉ tiêu tổng quát cho mức hoạt
động của toàn bộ nền kinh tế đã tăng mạnh. Từ năm 1952-1958, tổng sản
phẩm quốc dân đã tăng với tốc độ 6,9% bình quân hàng năm. Năm 1959, khi
tốc độ tăng trưởng đạt 15,4% thì thế giới bắt đầu kinh ngạc và gọi đó là “sự
thần kỡ” nền kinh tế. Tốc độ cao này được duy trì trong suốt những năm 60.
Tất nhiên sự tăng trưởng vẫn diễn biến theo chu kì, nhưng trong thập kỉ 60,
tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hàng năm 10%. Trong những năm
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
11
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX


1970-1973, tốc độ tăng trưởng có hơi giảm đi, còn 7,8% nhưng vẫn cao hơn
so với tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 1950, giá trị tuyệt đối của tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản
mới đạt 24 tỉ đô la, nhỏ hơn bất kì nước phương Tây nào và chỉ bằng 1/17
của Mỹ. Nhưng Nhật đã nhanh chóng vượt qua Canada năm 1960, vượt Anh,
Pháp vào những năm 60 và vượt Tõy Đức vào năm 1968 và trở thành cường
quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản, sau Mĩ. Năm 1973, tổng sản phẩm
quốc dân của Nhật Bản đạt khoảng 360 tỉ, tuy thấp hơn Mỹ nhưng chênh lệnh
chỉ còn 1/3
Về công nghiệp, lĩnh vực sản xuất vật chất then chốt, Nhật Bản đã đạt
được bước phát triển mạnh nhất và nhanh nhất. Trong những năm 1950-1960
mức độ tăng trưởng trung bình hàng năm của công nghiệp Nhật là 15,9% gấp
6 lần Mỹ, hơn 5 lần Anh, xấp xỉ gần 3 lần Pháp và gấp 2 lần Tây Đức. Những
năm 1961-1970, con số này của Nhật bản là 13,5%. Bảng thống kê sau đây
cho thấy tỉ lệ sản xuất công nghiệp của Nhật Bản ngày càng lớn trong thế giới
TBCN (1938-1971) Tính theo %
Tên nước Nhật Bản Mĩ Tây Âu
Đơn vị % % %
1938 4.8 36.6 45.0
1950 1.6 54.6 32.7
1960 5.4 44.9 34.9
1971 9.5 39.1 34.3
Về nông nghiệp, Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh với trình
độ cơ giới hoỏ, hoỏ học hoá, thuỷ lợi hoá, và điện khớ hoỏ rất cao. Những
năm 1967-1969, sản lượng lương thực đủ cung cấp cho hơn 80% nhu cầu
trong nước, nghành chăn nuôi đã giải quyết hơn 2/3 nhu cầu thịt sữa, còn
đánh cá rất phát triển đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Pờru với sản lượng cá
tính theo đầu người hàng năm là 86 kg
Về ngoại thương, trong vòng 21 năm (1950-1971), tổng ngạch ngoại
thương đã tăng 25 lần từ 1.7 tỉ đôla năm 1950 lên tới 43.6 tỉ đụla năm 1971,

Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
12
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. Trong thời kì này, Nhật tiếp tục
phát huy sức mạnh của một nước chuyên chế biến hàng xuất khẩu bằng
nguyên liệu nhập từ nước ngoài kể từ những năm 1950 trở đi, nguyờn liệu
chiếm 50% hàng xuất khẩu, nếu kể cả lương thực và hàng sơ chế thì tỉ lệ lên
tới 80%, chỉ còn 20% là hàng công nghiệp. Năm 1955, 80% giá trị xuất khẩu
là hàng công nghiệp, con số này lên tới 95% vào đầu những năm 1970.
Về ngân hàng tài chính: Những ngày chiếm đóng Nhật, Mỹ thi hành
chính sách giải tán các Đaisubai và luật chống Tơrớt nhằm hạn chế quyền lực
kinh tế, quân sự của một đối thủ đã từng uy hiếp Mĩ, mở đường cho tư bản
Mỹ tràn vào Nhật Bản. Nhưng với việc biến Nhật thành “bức tường chống
cộng” ở Châu Á, đến tháng 12 năm 1948, chính phủ Mĩ lại tuyên bố luật
chống Tơrớt đã lỗi thời và cho phép tư bản lớn mua cổ phiếu và nắm cổ phiếu
khống chế. Từ năm 1949 quá trình tập trung tư bản tăng cường vai trò thống
trị của các tổ chức độc quyền đã vượt xa hồi trước chiến tranh. Nếu năm
1947, ở Nhật chỉ có 23 vụ sát nhập thì năm 1949 tăng lên 471 vụ, năm 1970
tăng lên 1000 vụ. Số vụ sáp nhập của các công ty lớn ngày càng tăng nhanh.
Kết quả là trình độ tập trung tư bản và xuất khẩu ở Nhật trở nên rất cao. Theo
con số chính thức, năm 1966 trong công nghiệp chế biến, số xí nghiệp lớn từ
3000 công nhân trở lên chỉ chiếm 0.6% tổng xí nghiệp nhưng nắm 1/3 số
công nhân và cung cấp ẵ số sản phẩm.
Quá trình tập trung sản xuất đã diễn ra đặc biệt nhanh chóng trong các
ngành công nghiệp then chốt và công nghiệp mới luyện kim, chế tạo máy, kỹ
thuật điện, hoá chất, hoá dầu, sợi tổng hợp. Năm 1967, 10 công ty lớn trong
ngành luyện gang nắm 100% thị trường; trong ngành luyện gang thép 82.8%;

trong ngành sản xuất đồng:95.5%; trong ngành sản xuất chì: 99.6%; trong
ngành sản xuất ụtụ 100%, trong ngành đóng tàu 91.2%, trong ngành chế biến
dầu hoá 90%.
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
13
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Quá trình tập trung tư bản không chỉ phát triển trong các ngành sản
xuất mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực kinh tế khác đặc biệt là lĩnh vực
ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay và nhận gửi tại 88 ngân hàng thương mại của
Nhật chủ yếu do 11 ngân hàng đầu sỏ này nắm 52% tổng số vốn, 61.8% tiền
gửi, 74.3% số tiền cho vay của tất cả các ngân hàng. Đến cuối năm 60, Nhật
đã trở thành một trong những nước tư bản phát triển có nhiều công ty độc
quyền cỡ quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Đầu những năm 60 đến năm 1973, số
công ty lớn nhất trong thế giới tư bản đã tăng từ 8 lên 23 công ty. Về ngân
hàng cũng thế, năm 1968 Nhật chưa có ngân hàng nào len chân vào trong 10
ngân hàng lớn nhất thế giới tư bản thì năm 1972 đã có 3 ngân hàng. Trong đó
có ngõn hàng Paiichi Kangyo đứng thứ 5 với doanh số 20.9 tỉ đụla, ngân
hàng Sumitomo đứng thứ 8 với doanh số 18.4 tỷ, ngân hàng Fuji đứng thứ 9
với doanh số 17.9 tỷ.
Thống trị nền kinh tế Nhật Bản lúc này là 6 tập đoàn tư bản tài chính
lớn: Mitsubixi, Sumitomo, Mitsui, Fuji, Đaichi, Sawa. Thế lực của các tập
đoàn tài chính này lớn hơn hẳn các tập đoàn tài phiệt của Nhật. Riêng ba tập
đoàn đầu sỏ Mitsubixi, Sumitomo, Mitsui kiểm soát 206 công ty lớn với tổng
số hơn 10.7 tỷ Yên, chiếm 40% tổng số vốn của tất cả các công ty lớn trên 1
tỷ yờn. Cỏc tập đoàn tài chính ngày càng nắm chặt những ngành kinh tế then
chốt: trung tâm điện lực, thương mại, ngân hàng, các công ty bảo hiểm. Các
tập đoàn này ngày càng xâm nhập vào bộ máy nhà nước, biến bộ máy nhà

nước thành công cụ phục vụ đắc lực cho lợi ích của chúng. Kết quả là chủ
nghĩa tư bản nhà nước ở Nhật được tăng cường, nhà nước trở thành công cụ
quan trọng phục vụ các tập đoàn tư bản tài chính Nhật thống trị kinh tế trong
nước và bành trướng thế lực ra bên ngoài.
Đồng thời với việc mở rộng ngoại thương, Nhật từng bước đẩy mạnh
xuất khẩu tư bản. Ngay từ năm 1951, khi kinh tế mới phục hồi, Nhật đã thực
hiện chính sách “viện trợ” đầu tư ra bên ngoài nhưng lúc này việc xuất khẩu
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
14
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

tư bản chủ yếu bằng con đường bồi thường chiến tranh. Đến năm 1960, viện
trợ và đầu tư ra nước ngoài phát triển nhanh cả về hình thức lẫn nội dung.
Trong 6 năm số viện trợ hàng năm cho các nước đang phát triển tăng lên 3
lần, từ 668 triệu USD lên 2140 triệu USD trong đó “viện trợ” của chính phủ
chiếm 60-75%. Đến đầu năm 70, tư bản tư nhân Nhật đã đầu tư ít nhiều vào
90 nước trên thế giới với tổng số tư bản là 3.596 triệu USD.
Phân chia thị trường thế giới theo thực lực kinh tế là một đặc trưng của
CNTB Nhật. Tư bản độc quyền Nhật không chịu khoanh tay ngồi yên. Đó là
cơ sở chính sách bành trướng với những tham vọng thống trị thế giới mà
trước hết là châu Á của tư bản độc quyền Nhật. Để thực hiện tham vọng trên,
tư bản độc quyền Nhật âm mưu ngoi lên địa vị một cường quốc về chính trị
lẫn quân sự, hòng dùng lực lượng quân sự và chính trị làm hậu thuẫn cho
bành trướng kinh tế. Động cơ đó đang thúc đẩy Nhật phục hồi chủ nghĩa
quân phiệt Nhật. Có thể nói, Nhật có một nền công nghiệp hai mặt “chiến
tranh và hoà bỡnh”.
• Nguyên nhân của sự phát triển thần kì Nhật Bản:
Sự tăng trưởng Nhật Bản gắn chặt với những điều kiện quốc tế thuận

lợi. Đây là thời kì phát triển nhanh trên toàn thế giới nối chung. Sự tiến bộ
khoa học kinh tế và phát triển công nghiệp vào những năm đầu sau chiến
tranh đã tạo ra khả năng thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước
trên thế giới. Cuộc chiến tranh Triều Tiên được đánh giá như ngọn gió thần
thứ nhất thổi vào nền kinh tế Nhật Bản vì Nhật được Mỹ cung cấp đụla để
thực hiện “cỏc nhu cầu đặc biệt”. Cuộc chiến tranh việt Nam được đánh giá
như ngọn gió thần thứ hai thổi vào nền kinh tế Nhật vì những đơn đặt hàng
quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế Nhật đạt được thần kì do những điều
kiện trong nước đóng vai trò quyết định. Điều kiện trong nước bao gồm các
nhân tố:
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
15
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

- Truyền thống văn hoá, giáo dục, phát triển được kế thừa và phát huy.
Người Nhật trong khi mau chóng tiếp thu nền văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ
thuật tiên tiến của thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Công
cuộc hiện đại hoá nền giáo dục của Nhật có cơ sở từ “Chiến lược giáo dục và
phát triển khoa học” đã được xây dựng nhằm vào sự phát triển xã hội Nhật
Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật đã nhanh chóng khắc phục tình
trạng lạc hậu về khoa học kĩ thuật và sử dụng thành tựu của cách mạng khoa
học kĩ thuật để phát triển kinh tế. Chi phí nghiên cứu phát triển khoa học kĩ
thuật của Nhật tăng nhanh. Năm 1955 mới đạt 40.1 tỉ yên nhưng đã tăng một
cách vững chắc trong các năm tiếp theo, đạt gần 1200 tỉ yên. Năm 1955 chỉ
có 1445 phòng thí nghiệm tham gia nghiờn cứu khoa học kĩ thuật, năm 1970
tăng lên gấp 9 lần. Khi bắt đầu mở cửa, Nhật Bản đã thực hiện khẩu hiệu
“học bên ngoài để biến thành của Nhật”, tìm cách mua những phát minh, tính

đến năm 1968, Nhật đã mua bằng phát minh nước ngoài trị giá 5 tỉ đụla mà
nếu tự nghiên cứu phải mất tới 200 tỉ đụla
- Vai trò của nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế, đã lựa thời cơ để đưa nền kinh tế đi lên. Theo nhận xét của các
nhà kinh tế học, nền kinh tế Nhật Bản là một “hệ thống thông minh nhất thế
giới” và chính phủ chịu trách nhiệm cao nhất trong việc xây dựng kế hoạch
công nghệ, quyết định về những phương hướng mới cho những cố gắng phát
triển công nghiệp đang nảy mầm ở Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy và bảo vệ
công nghiệp khi nó chuyển biến theo những hướng mới.
- Với sự điều hành của nhà nước, các công ty Nhật Bản đã đóng vai
trò quyết định đối với quá trình khôi phục và tăng trưởng kinh tế, tạo ra tiềm
lực cạnh tranh vững chắc của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới sau chiến
tranh. Các công ty Nhật có tầm nhìn xa, năng động, táo bạo của giới quản lí
rất có hiệu quả trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, được nhà nước
khuyến khích, bảo vệ
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
16
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

- Nhân dân Nhật Bản là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế
của Nhật. Người lao động nhật được trang bị mức độ giáo dục chung vững
chắc, được đào tạo nghề nghiệp rộng rãi, cú trỡnh độ văn hoá, kĩ thuật cao, kĩ
năng đổi mới và được bổ sung tri thức nhanh chóng đồng thời lại hết sức cần
cù tiết kiệm. Đạo đức lao động tốt của người Nhật đã được thế giới công
nhận đồng thời được duy trì và phát huy liên tục như một yếu tố quyết định
sự tăng trưởng nhờ cơ chế, chính sách quản lí từ thời Minh Trị đến nay. Ở
Nhật Bản, con người được coi là công nghệ cao nhất và được sử dụng đến
mức tối đa tiềm năng sáng tạo mà họ có.

III. Từ năm 1973 đến cuối thế kỷ XX
Khủng hoảng và phát triển hai điều này dường như mâu thuẫn song là
những hiện tượng xảy ra xen kẽ nhau trong nền kinh tế Nhật Bản từ hai thập
kỉ gần đây. Từ những năm 70, nền kinh tế thế giới đó cú những biến đổi lớn.
Sự phát triển theo chiều rộng trong tất cả các nước tư bản phát triển trong đó
có Nhật Bản không còn tác dụng thúc đẩy sản xuất mà ngược lại đã trở thành
vật cản của sự phát triển kinh tế. Tiếp đó, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm
1973 giáng một đòn quyết định đấy nạn lạm phát trong thế giới tư bản chủ
nghĩa lên đến đỉnh cao nhất. Tình hình này làm cho thế giới tư bản chỡm sõu
trong cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Trước cuộc khủng hoảng kinh tế, Người Nhật vẫn say sưa với kế
hoạch tăng trưởng kinh tế có tốc độ cao. Tanaca lên làm thủ tướng năm
1972 đã đề ra kế hoạch “xây dựng lại quần đảo Nhật” nhằm tăng gấp đôi thu
nhập quốc dân so với trước đây. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã làm phá sản
hoàn toàn kế hoạch này và đẩy Nhật bản vào cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng đó là cuộc khủng hoảng cơ cấu của CNTB Nhật. Hơn nữa, Nhật phải
nhập khẩu 90% nhu cầu về năng lượng vào thời điểm đú nờn chính sách
cấm vận và tăng giá dầu của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đó
giỏng một đòn chí mạng vào nền kinh tế Nhật Bản. Năm 1974, Nhật Bản rơi
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
17
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

vào tỡnh trạng siêu lạm phát tới mức “loạn giá cả” và dẫn đầu thế giới tư
bản về tốc độ tăng giá trong năm 1974. Sản xuất trong nước bị đình đốn,
năng suất lao động giảm mạnh. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh tổng sản
phẩm quốc dân chịu tốc độ âm (-1/3% ). Từ năm 1973-1975, ước tính 1/3
thiết bị nhà máy ngừng hoạt động.

Để cứu vãn tình thế, từ năm 1975, chính phủ Nhật công bố hàng loạt các
biện pháp phục hồi kinh tế, giải quyết lạm phát và phát triển sản xuất, chuyển
cơ cấu công nghiệp từ phát triển các ngành đòi hỏi nhiều nguyên liệu sang các
ngành cú ớt nguyên liệu và đòi hỏi chất xám nhiều hơn. Chính sách bảo tồn và
tiết kiệm năng lượng đã góp phần vào sự phục hồi nền kinh tế Nhật bản. Từ
năm 1978-1985, nhà nước đã tài trợ 61,1 tỉ yên cho chương trình nghiên cứu
năng lượng mang tên “ỏnh sỏng mặt trời”, tăng cường sử dụng nguồn năng
lượng thay thế dầu mỏ. Nhờ vậy nhập khẩu dầu mỏ từ năm 1973 đến năm
1984 đã giảm 34,2%. Điều này giải thích vì sao nền kinh tế Nhật không bị
chao đảo trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979-1981)
Để chuyển sang mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, Nhật Bản đó
cú những thay đổi trong chính sách khoa học kĩ thuật. Nhật đã chuyển từ vay
mượn thành tựu nước ngoài sang tự bảo đảm những kĩ thuật và công nghệ
tiên tiến, mở rộng hợp tác khoa học kĩ thuật. Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư
vào khoa học kĩ thuật. Chi phí cho nghiên cứu khoa học chế tạo và thí
nghiệm từ đầu năm 70 đã vượt Anh, Pháp và CHLB Đức đứng thứ hai trong
thế giới tư bản sau Mỹ. Nhờ đó, từ cuối những năm 70 đầu những năm 80,
trong nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu hình thành cơ cấu công nghệ mới.
Bằng việc kịp thời điều chỉnh cơ cấu công nghiệp từ các ngành tiêu thụ
nhiều năng lượng sang các ngành công nghiệp trí tuệ, dịch vụ, kinh tế cao.
Hiện tượng “thần kì” trong giai đoạn trước kết thúc nhưng so với các nước
phương tây thì Nhật vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gần gấp đôi.
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
18
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã tiếp tục quá trình điều chỉnh
cơ cấu kinh tế để hoà nhập với nền kinh tế quốc dân. Cho đến cuối những

năm 80, nhờ tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định hơn các nước công
nghiệp khác, Nhật Bản vẫn tiếp tục trở thành siêu cường thứ hai về kinh tế
sau Mỹ.
Về tổng sản phẩm quốc dân, sản xuất công nghiệp và nhiều chỉ tiêu
kinh tế lớn khác, Nhật Bản vẫn vượt trờn cỏc nước Tây Âu và chỉ thua Mĩ.
Năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật là 3.300 tỉ đụla, bằng 65% so
với Mĩ. Phần của Nhật trong tổng sản phẩm quốc dân toàn thế giới cũng tăng
từ 8,6% năm 1980 lên 15% năm 1989.
Về tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người, năm 1987 lần đầu tiên
Nhật vượt Mỹ, đứng thứ hai sau Thụy Sĩ và năm 1988, con số này của Nhật
lên tới 27000 đụla so với Mỹ là 22000 đụla. Như vậy là sau 20 năm (1968-
1988) thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người của Nhật từ chỗ bằng
30% của Mỹ đã vượt lên bằng 120% của Mĩ.
Trong sản xuất, Nhật Bản đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp
đóng tàu, luyện thộp, ụtụ, tivi màu, chất bán dẫn điện tử tiêu dùng, người
mỏy…và hiện đang tranh chấp vị trí hàng đầu của Mĩ trong các ngành công
nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như tia lade, khai thác vũ trụ, khai thác đại
dương, công nghệ sinh học…
Về tài chính: từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đồng thời còn trở
thành siêu cường tài chính số 1 thế giới. Nhật Bản đã thay thế CHLB Đức trở
thành nước có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần Mĩ và 1,5
lần CHLB Đức. Tài sản thuần năm 1989 của Nhật ở nước ngoài đạt 367 tỉ
đụla, chiếm vị trí số một không có đối thủ. Tính tới tháng 6-1988, tài sản ở
nước ngoài của Nhật chiếm 36% toàn thế giới trong khi Mĩ chỉ có 14%. Như
vậy Nhật Bản thực sự là chủ nợ lớn nhất thế giới. Cỏc ngõn hàng của Nhật
ngày càng lớn mạnh chiếm vị trí hàng đầu trong cỏc ngõn hàng lớn nhất thế
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
19
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ

XX

giới. Theo số liệu thống kê năm 1986, trong số 500 ngân hàng lớn nhất thế
giới, Nhật Bản có 98 ngân hàng so với tổng số vốn 3,95 nghìn tỉ đụla. Trong
số 200 ngân hàng bậc nhất thế giới thỡ cú 14 ngân hàng của Nhật chiếm các
vị trí từ 1,2,3,4… Ngõn hàng Đaiichi Kangyụ lớn nhất của Nhật có số vốn là
414 tỉ đụla, trong đú ngõn hàng lớn nhất của Mĩ mới chỉ có 233 tỉ đụla. Thị
trường tiền tệ quốc tế mới được thành lập ở Tụkyụ thỏng 12-1986 với tổng
dự trữ là 55 tỉ đụla, thỏng 2-1987 đã lên tới 123 tỉ đụla. Với tốc độ phát triển
trên, người ta dự đoán tới năm 2000 thị trường tiền tệ Tụkyụ có khả năng áp
đảo thị trường tiền tệ quốc tế ở Luân Đôn và Niuooc.
Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, vào những năm 80 Nhật đã hết sức
cố gắng để trở thành một cường quốc. Trong 10 năm (1978-1988) nhà nước
chi cho nghiên cứu khoa học một số tiền lớn hơn 2,7 lần chiếm khoảng 9-
10% ngân sách. Năm 1984, ở Nhật đã có 17.800 viện nghiờn cứu với 32 vạn
nhân viên đứng thứ 3 trên thế giới sau Liờn Xụ và Mĩ
Tuy nhiên nền kinh tế Nhật Bản cũng bộc lộ mặt hạn chế:
- Sự mất cân đối trong nền kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp,
sự tập trung vốn và nhân lực vào ba trung tâm công nghiệp lớn: Tụkiụ,
Ôsaka, Nagụia với số dân trên 60 triệu nên một nước Nhật hiện đại và nước
Nhật lạc hậu đối lập nhau. Đồng thời cũng phải kể đến những tồn tại xã hội
như vấn đề “lóo hoỏ” dân số Nhật Bản (số người già càng đông, đến đầu năm
1988, trong số 123 triệu dõn cú tới 40,7 triệu người từ 45 tuổi trở lên, trong
nông nghiệp còn khoảng 19,2 triệu lao động mà độ tuổi phần lớn trên 65);
vấn đề quá chênh lệch giàu nghèo; sự ùn tắc giao thông phải nhiều năm mới
giải quyết được…
- Những khó khăn về năng lượng, nguyên liệu và lương thực (hầu hết
phải nhập từ nước ngoài)
- Sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Tây Âu và sự vươn lên của các nước
công nghiệp mới cũn là một thách thức đối với Nhật.

Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
20
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

Như vậy dù là một xã hội có năng lực cao, đã tạo ra những thần kì kinh
tế mà thế giới đều khâm phục nhưng Nhật chưa tạo ra được những thần kì
trong cuộc sống, trong công bằng xã hội bởi vì Nhật Bản chưa vượt qua được
những mâu thuẫn nội tại vốn có của một xã hội tư bản.
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
21
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

PHẦN KẾT LUẬN
Nửa đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản phát triển mang tính
chất hai mặt “chiến tranh và hoà bỡnh”. Sự phát triển đó đưa Nhật Bản vươn
lên thành một cường quốc. Nhật Bản hăm hở lao vào hai cuộc chiến tranh thế
giới. Nhưng nếu như cuộc chiền tranh thế giới thứ nhất được coi là cuộc
chiến tranh “tốt nhất” trong lịch sử Nhật Bản bởi lẽ sự tham gia về quân sự
của Nhật Bản rất nhỏ nhưng lợi lộc thu được lại rất lớn, thì cuộc chiến tranh
thế giới thứ hai lại đối lập hoàn toàn. Sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản đứng
bên bờ vực thẳm và bị tàn phá nặng nề. Vượt lên tất cả mọi khó khăn trở ngại
sau chiến tranh Nhật Bản đã trỗi dậy và đạt được những thành tích kì diệu về
kinh tế chỉ trong vòng hai mươi năm sau chiến tranh. Từ một nước bại trận
tưởng như chừng không thể ngóc đầu dậy được, Nhật Bản trở thành một siêu
cường với tổng sản phẩm quốc dân chỉ đứng sau Mĩ và vượt lên tất cả các
nước tư bản khác, đó là hiện tượng “thần kỡ” của nền kinh tế Nhật Bản trong

những thập kỉ 60-80 của thế kỉ XX. Từ sau 1973, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản
chuyển sang thời kì tăng trưởng theo chiều sâu, vị trí quốc tế của Nhật Bản
không ngừng tăng lên. Tuy vậy, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật
Bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế không thể tránh khỏi đó là không thủ
tiêu nổi những mâu thuẫn vốn có của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại, thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản Nhật trải qua những bước thăng
trầm nhưng đều bộc lộ những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
22
Bài tiểu luận Chuyên đề: Chủ nghĩa tư bản thế kỷ
XX

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haya Kama, Lịch sử Nhật Bản, NXB đại học sư phạm, Hà Nội, 1957
2. Hữu Ngọc, Chõn dung văn hoá, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.
3. Lê Văn Sang, Kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kì, NXB KHXH, Hà Nội, 1998
4. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, NXBGD, Hà Nội, 2002.
5. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-1975, NXBGD, Hà
Nội, 1986.
6. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh, Đỗ Thanh
Bình, Lịch sử Nhật Bản, NXBVHTT, Hà Nội, 1995.
7. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Cõu chuyện thần kì về kinh tế Nhật Bản
1950-1970, Bản dịch của VNTTX, tháng 4/1971.
8. Phạm Gia Hải (chủ biên), Phạm Hữu Lư, Đặng Thanh Tịnh, Nguyễn Hồng
Liên, Lịch sử thế giới cận đại (1871-1918), NXBGD, Hà Nội 1992.
9. Takasupa Nakurura, Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, sự phát triển và
cơ cấu, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội, 1988.
10. Vì sao kinh tế Nhật Phát triển nhanh và những mặt hạn chế của nó, NXB

Sự thật, Hà Nội, 1977.
Trần Thị Luyên Líp: K54A Khoa Lịch
sử
23

×