Tải bản đầy đủ (.pdf) (393 trang)

Kinh tế thế giới 2002 - 2003 - Đặc điểm và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.8 MB, 393 trang )

VIỆN KINH TÉ THẾ GIỚI
PGS. TS.KIM NGỌC (Chủ biên)
KINH TẾ THẾ GIỚI
2002

ĐẶC ĐIỂM VẢ TRIỂN VỌNG
(SÁCH THAM KHẢO)
fấ
@ 6 4, 0- m ủ'*uỷ á<ỊH d ả . d ế n v á c
CÁcC vièn eua cAúny tdc
Xin vui lòng:

Không xé sách
• Không gạch, viết, vẽ lên sách
VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI
PGS.TS. KIM NGỌC (Chủ biên)
KINH TÊ THÊ GIỚI
2002 - 2003
ĐẶC ĐIỂM VÀ TRIỂN VỌNG
(S Á C H TH A M K H Ả O )
p
<T3C°
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội - 2003
Chú dẫn của Nhà xuất bản
Cuốn sách Kinh tê thê giới 2002-2003 - Đăc điểm và
triển vong, do tập thể các tác giả thuộc Viện K inh tế th ế giới
biên soạn nhằm giới thiệu bức tra n h toàn cảnh kinh tế th ế giới
trong năm 2002 cùng những vấn đề cần phải giải quyết trong
năm 2003.
Đây là cu ôn. sách được ấn h à n h hằng năm nhằm cung cấp


cho bạn dọc một S<D thông tin và tư liệu cập n h ật về tìn h h ình
kinh tế các nước và các khu vực trên th ế giới. Các tư liệu và SC)
liệu trong cuốn sách được dẫn từ nhiều nguồn khác nhau, nên có
đôi chỗ chưa khớp với nhau, vi vậy chúng tôi ghi rõ nguồn để
bạn đọc tiện theo dõi và tra cứu.
Xin giỏi thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 4 năm 2003
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
5
Mục lục
Trang
Lời giới thiệu 9
Bản chú giải những chữ viết tắt 11
Phần I: Những vấn để chung của nền kinh tế thế giới 13
Kinh tế thế giới năm 2002 phục hồi chậm chạp 15
PGS.TS. Kim Ngọc
Thương mại thế giới 43
TS. Bùi Quang Tuấn-Nguyễn Mạnh Hùng
Đắu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới 69
Phạm Hổng Tiến- Nguyễn Mạnh Hùng
Tài chính - tiền tệ thế giới: Những sự kiện nổi bật 87
TS. Nguyễn Hổng Sơn
Phần II: Kinh tế các nước công nghiệp phát triển 107
Kinh tế các nước công nghiệp phát triển phục hồi chậm 109
TS. Chu Đức Dũng
Kinh tế Mỹ: Nhiều bất ổn tiềm ẩn trong sự tăng trưởng 126
Võ Hải Minh
Kinh tế Nhật Bản: Lại một năm nữa thất vọng 150
PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh
Kinh tế Liên minh châu Âu (EU) 170

Thu Trang
Phần III: Kinh tế các nước đang phát triển 187
7
1*9
Những đặc điểm chủ yếu của kinh tế các nước đang phát triển
PGS.TS.ĐỖ Đức Định- Trấn Lan Hương
Kinh tế các NIE châu Á trên đà phục hồi và tăng trưởng 2'4
Ngô Thị Trinh
Kinh tế các nước ASEAN: Phát huy động lực mới cho tăng trưởng 2)5
Đào Việt Hưng
Kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribê 2)6
Quý Dương
Kinh tế châu Phi 276
Th.s. Nguyễn Duy Lợi
Phần IV: Kinh tế các nước chuyển đổi 2)1
Các nén kinh tế chuyển đổi: Đi vào thế ổn định 2)3
TS. Nguyễn Văn Tâm
Kinh tế Trung Quốc một năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới ‘ 3)9
TS. Phạm Thái Quốc
Kinh tế Nga - những thành quả và trở ngại C24
Lê Thu Hà
Kinh tế Dồng Âu v49
TS. Nguyễn Hồng Nhung
Kinh tế Việt Nam 354
Nguyễn Quế Nga
Phụ lục
Số liệu thống kê kinh tế thế giới v83
Nguyễn Hồng Thu
Tài liệu tham khảo ‘.95

8
Lời giới thiệu
Trái với những dự báo về sự phục hồi mạnh mẽ của
kinh tế thế giới được đưa ra hồi cuối năm 2001, nám 2002-
nảm thứ hai của thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới lại phục
hồi chậm chạp trong những bất ổn gia tăng. Các nền kinh
tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) đều
phát triển không vững chắc, chưa tạo được đà thúc đẩy các
nền kinh tê khác tàng trưởng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
và Ngân hàng Thê giỏi (WB) đều thông nhất nhận định,
mảng xám của nền kinh tê thế giới ngày càng bị tô dậm
them khi mà cả ba đầu tầu kinh tế - Mỹ, Nhật Bản, EU-
dểu trong tinh trạng ’’chết máy".
Tuy vậy, sự phục hồi phát triển ở mỗi quôb gia, khu
vực lại rất khác nhau. Trong khi kinh tế các nước công
nghiệp phát triển có tốc độ tăng trưởng thấp thì các nền
kinh tế dang phát triển ở châu Á lại phục hồi tôt hơn so
vb) dự báo. dặc biệt là kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc và
An Độ. Các nền kinh tê chuyển đổi có mức tăng trưởng
kha hơn năm trước và vượt mức tăng bình quân của the
giới. Tình hình dó ỉàm cho bức tranh kinh tê thế giới trở
nen rất đa dạng và tương phản.
Nhằm giúp bạn dọc có thêm tài liệu nghiên cứu, tham
9
khảo, theo dõi tình hình phát triển, triển vọng và những
xu hướng mới của nền kinh tế thế giới, chúng tôi giới thiệu
cuôn sách Kinh t ế th ế giới 2002-2003 - Đác diêm và
triển vong, do tập thể tác giả Viện Kinh tế thế giới biên
soạn. Nội dung cuôn sách bao gồm:
Phần I: Những vấn đề chung của nền kinh tế thê giới.

Phần II: Kinh tế các nước công nghiệp phát triển.
Phần IIP. Kinh tế các nước đang phát triển.
Phần IV: Kinh tê các nước chuyển đổi.
Phụ lục: Số liệu thông kê kinh tê thế giới.
Vì nhiều lý do, sách khó tránh khỏi những hạn chế.
Chúng tôi rất mong được sự góp ý kiến của bạn đọc.
Hà Nội, tháng 1 năm 2003
PGS.TS. Kim Ngọc
10
Bản chú giải những chữ viết tắt
ADB
AFTA
ALADI
APEC
ASEAN
AU
BIS
BOJ
CAFF A
CEFTA
CEPT
CEPAL
CFA
COMESA
CPI
DJIA
EBRD
ECB
ECE
ECOWAS

EFTA
Ngân hàng Phát triển châu Á
Khu vực Thương mại tự do ASEAN
Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Liên minh châu Phi
Ngân hàng Thanh toán quốc tế
Ngân hàng Nhật Bản
Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN
Hiệp hội Thương mại tự do Trung Âu
Chương trình ưu đãi thuê quan có hiệu lực chung
uỷ ban Kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribê
của Liên hợp quốc
Khối Hợp tác tài chính châu Phi
Thị trường chung Đông và Nam Phi
Chỉ sô giá tiêu dùng
Chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones
Ngán hàng Tái thiết và phát triển châu Âu
Ngân hàng Trung ương châu Âu
u ỷ ban Kinh tếchâu Âu của Liên hợp quốc
Cộng đồng Kinh tê các nước Tây Phi
Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu
11
ESCAP
EU
FDI
FED
ETAA
G7

GDP
ICO
ILO
IMF
IT
ITC
JPY
MERCOSUR
NBER
NDT
NIEs
NIERS
OECD
OPEC
SAARC
TNCs
UNCTAD
USD
WB
W EF
WTC
WTO
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu A -
Thái Bình Dương
Liên minh châu Au
Đáu tư trực tiếp nước ngoài
Cục Dự trữ liên bang Mỹ
Khu vực Thương mại tự do Tây bán cầu
Nhóm bảy nước cồng nghiệp phát triển nhất
của thế giới

Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức xuất khẩu cà phê thế giới
Tổ chức Lao động quốc tế
Ọuỹ Tiền tệ quốc tế
Công nghệ thông tin
Trung tâm Thương mại quốc tế
Yên - đơn vị tiền tệ Nhật Bản
Thị trường chung Nam Mỹ
Cơ quan Nghiên círu kinh tế quốc gia (Mỹ)
Nhân dân tệ - đơn vị tiền tệ Trung Quốc
Các nền kinh tế mới cỏng nghiệp hoá
Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội quốc gia (Anh)
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
Các cỏng ty xuyên quốc gia
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
Đòla Mỹ
Ngân hàng Thế giới
Diễn đàn Kinh tế thế giới
Trung tâm Thương mại thê giới
Tổ chức Thương mại thế giới
12
Phần I
Những vđn để chang
càa nén kinh tế thế giới
13
Kinh tế thế giởi năm 2002
phục hồi chậm chạp

PGS. TS. Kim Ngọc
I
Trái vối những dự báo về sự phục hồi mạnh mẽ của
kinh tế thế giới được đưa ra hồi cuối năm 2001, năm thứ
hai của thế kỷ XXI kinh tế thế giới lại phục hồi chậm
chạp trong những bất ổn gia tăng. Trong báo cáo đánh giá
trien vọng kinh tế thê giới hàng năm, Quỹ Tiền tệ quốc tê
(IMF) và.Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
cho rằng, năm 2002 kinh tế thế giới không phục hồi tốt
như dự đoán. Tốc dộ tăng trưởng của kinh tê thê giới chỉ
dạt 2,8%, tăng 0,6%. so với mức 2,2% năm 2001 (mức tăng
này là do hoạt động của kinh tê thế giới trong ba tháng
dầu năm cao hơn so với dự đoán), thấp hơn 1,9% so với
mức tăng 4,7% năm 2000. Liên hợp quốc đánh giá nền
kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại, với mức tăng GDP
đạt 1,7%, giảm 0,1% so vối mức tăng 1,8% dưa ra hồi
tháng Tư 2002. Các nền kinh tê hàng đầu như Mỹ, Nhật
Bản, Liên minh châu Âu (EU) đều phát triển không vững
15
chắc, chưa tạo được đà thúc đẩy các nền kinh tê khác tàig
trưởng. Tại diễn đàn G20 (nhóm 20 nước, bao gồm ca CG)
bàn về việc thúc dẩy nền kinh tế thế giới hiộn nay, IM \
Ngân hàng Thê giới (WB) và nhiều quan chức của nhón
G7 (nhóm bảy nước công nghiệp phát triển chủ chôt) chu
thông nhất nhận định, mảng xám của nền kinh tế thê giỏi
ngày càng bị tô đậm thêm khi mà cả ba đầu tầu kinh tà-
châu Âu, Nhật Bản và Mỹ - đều trong tình trạng "chết
máy”. Tổng giám đôc IMF, ông Horst Koehler, đã phải
thốt lên rằng, hàng loạt các dịnh chế tài chính của tố chic
này và của WB dang áp dụng cho sự tăng trưởng kinh tô

của nhiều nước chỉ thu được một con sô không tròn trĩnh
Nền kinh tế Mỷ - đầu tầu kinh tê thứ nhất, mặc lù
đã bắt đầu phục hồi sau thời kỳ suy thoái năm 2001, soig
sự phục hồi này vẫn còn rất ”uể oải”. IMF đánh giá mức
tăng trưởng của kinh tê Mỹ ”vẫn thấp hơn tiềm năng CIO
đến khi phục hồi hoàn toàn vào năm 2004”. Theo đó, GI)P
chỉ tăng 2,2%, mặc dù cao hơn năm 2001 là 1,9%, scng
vãn còn thấp hơn nhiêu so vối mức tăng trương ngoạn mục
5,2% năm 2000 và các năm trước đó (con sô> của OECDlà
2,3% năm 2002). Thất nghiệp ở mức 5,9% - mức cao nlất
trong gần một thập kỷ qua.
Tại cuộc họp nội các vào trung tuần tháng Mười nột
2002, Tổng thông Mỹ G. Bush đã bày tỏ sự lo ngại trvớe
thực trạng phát triển không vững chắc của nên kinh tẽ
Mỹ. Ong Bush cam kết sẽ thảo luận vối các nghị sĩ vẽ
cách thức kích thích phát triển kinh tê khi Quốc hội nổi
khoá 108 do Đảng Cộng hoà kiểm soát bắt đầu đi \ào
16
hoạt động từ tháng Giêng 2003. Trong đó có đê xuất
mới, cắt giảm thuế hơn nữa để kích thích sự tăng trưởng
kinh tế.
Nhật Bản sau nhiều cuộc cải tổ đã lột xác nhưng vẫn
còn dang dở. Kể từ sau khi nền kinh tế "bong bóng" của
Nhật bị sụp đổ vào đầu những năm 1990, nước Nhật
dường như chưa tìm ra được lôi thoát khỏi sự trì trệ về
kinh tê kéo dài nhất trong lịch sử từ sau Chiến tranh thê
giới thứ hai. OECD, IMF và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)
đều thông nhất đánh giá, nền kinh tế Nhật Bản đang ở
giai đoạn hết sức khó khăn, cần có những biện pháp
mạnh mẽ toàn diện và nhanh chóng mới vực dậy được.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 0,5% năm 2002 (con số
của WB và OECD là giảm 1%), giảm 0,2% so với mức
giảm 0,3% năm 2001. Thị trường chứng khoán đứng ở
mức thấp nhất kể từ 19 năm nay. Làn sóng phá sản của
các công ty khiến cho tỷ lệ thất nghiệp cao 5,5% - mức
cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua, cao hơn 0,5% so với
mức 5% năm 2001. Tổng sô" nợ khó đòi của 15 ngân hàng
lởn nhất Nhật Bản lên tới mức 395 tỷ USD, cao hơn 36%
so với các dự đoán đưa ra trước đây và tương đương 10%
GDP của Nhật Bản. Hơn 40% sô" tiền cho vay còn tồn
đọng của các ngân hàng là khó đòi. Kết quả là hiện nay
nợ của Chính phủ Nhật Bản đã lên tới 140% GDP so với
mức 62% cách đây 10 năm và so với nợ chính phủ của Mỹ
thời điểm cao nhất là 60%. Thâm hụt ngân sách khoảng
8% GDP.
Sự phục hồi kinh tê Nhật Bản theo chu kỳ mà xuất
í > ^
17
khẩu luôn dẫn đầu đang nhanh chóng mất đà trong khi
giá cô phiếu giảm mạnh, đồng yên tăng giá và nhu cáu
giảm sút ỏ trong nước và nước ngoài.
Hàng năm, Nhật Bản phải dành 1/5 ngân sách nhà
nước chỉ dể trả nợ và lãi; mặc dù Ngân hàng Trung ương
đã giảm lãi suất xuống gần bằng 0.
Vấn đê quan trọng là Nhật Bản phải có những chính
sách tài chính và tiền tệ đồng bộ để giải quyết dứt điểm và
triệt để những khoản nợ khó đòi của các ngân hàng Nhật
Bản và chấm dứt giảm phát. (Mức lạm phát của Nhật Bản
là âm 1,0% năm 2002, so vói mức âm 0,7% năm 2001 và
âm 0,8% năm 2000). Thủ tưống Nhật Bản Junichiro

Koizumi đã đưa ra những biện pháp nhằm nhanh chóng
thực hiện chương trình đổi mới ngành tài chính Nhật Bản
để giải quyết các khoản cho vay khó đòi từ nay đến tháng
Ba 2005, cùng với những sáng kiến mối chống giảm phát,
trong đó có việc cắt giảm thuế tối thiểu là 1 nghìn tỷ yên
(8,1 tỷ USD). Chính phủ sẽ nhanh chóng rót tiền công vào
các ngân hàng nếu thấy cần thiết và chịu trách nhiệm về
quản lý (theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản, con sô
này là khoảng 250 tỷ USD, những tính toán của các tố
chức kinh tế khác còn cao hơn nhiều, ở mức từ 1.000 đến
1.500 tỷ USD). Đồng thời, chính phủ cũng sẽ bảo đảm một
mạng lưới an toàn cho các công ty vừa và nhỏ bị ảnh
hưởng bởi việc thanh toán các khoản cho vay khó đòi.
Tuy vậy, thách thức lớn nhất hiện nay là Nhật Bản
phải tìm ra một mô hình kinh tế khác thay thế cho mô
hình kinh tế cũ đã làm nên sự "thần kỳ" Nhật Bản, nhưng
18
nay đã trở nên lỗi thời trước môi trường quổc tế thay đổi
quá nhanh chóng.
Một đầu tầu kinh tê khác là Liên minh châu Âu
(EƯ), tuy không lao vào vòng xoáy của cuộc suy thoái nhu
Nhật Bản, nhung mức tăng trưởng của khu vực này cũng
giảm mạnh. IMF, OECD và Ngân hàng Trung ương châu
Âu (ECB) đánh giá, tăng trưởng GDP của EU chỉ đạt
1,1%, giảm 0,5% so với mức tăng 1,6% năm 2001 và 2,5%
so vối mức tăng 3,6% năm 2000. Trong đó, tốc độ tăng
trưởng GDP của khu vực đồng euro là 0,75%, giảm 0,15%
so với mức 0,9% dự đoán đưa ra hồi tháng Chín 2000 (con
sô của OECD là 0,8%, giảm 0,5% so với dự đoán hồi tháng
Tư 2002). Theo IMF, tình hình kinh tế khu vực đồng euro

năm 2002 là "đáng thất vọng", và khu vực này đã đóng
góp thêm vào môi lo ngại sẽ xảy ra sự suy thoái kép của
thế giới với hoạt động kinh tê có vẻ đã mất đà sau sự phục
hồi đầy hứa hẹn vào đầu năm 2002. uỷ ban châu Âu (EC)
cho rằng sở dĩ nền kinh tê yếu kém là do "sự phục hồi
không đồng đều của thế giối", sự phục hồi tại Mỹ đang
"mất đà" bất chấp những nỗ lực giảm lãi suất tại nước
này. ECB cũng nêu ra nguyên nhân chính dẫn tới sự suy
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tê là do sự phát triển chậm
lại của nền kinh tê thê giới. Xuất khẩu - một yếu tô" quan
trọng dẫn đến tăng trưởng - cũng bị chững lại và điều
này dẫn đến giảm sút đầu tư. Thêm vào đó, những vụ bê
bôi kê toán công ty và các thị trường chứng khoán sụp đổ
cũng làm xói mòn lòng tin. Pedro Solles, Cao uỷ phụ
trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của EU, cho rằng, sự
19
bất ổn nói chung của EU chủ yếu xuất phát từ môi đe doạ
của khả năng xảy ra chiến tranh với Irắc, điều mà EC
thừa nhận là đã gây tác động "tiêu cực lên lòng tin của
người tiêu dùng và tư nhân".
Tăng trưởng kinh tê của các nước lớn trong EU đều bị
giảm sút mạnh. Trục Đức - Pháp - đầu tầu kinh tế của
khu vực này - gặp rất nhiều khó khăn, thâm hụt ngân
sách nhiêu.
Tại Đức, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,2% năm 2002.
thấp hơn 0,55% so với mức tăng 0,75% năm 2001 và thấp
hơn 2,7% so với mức tăng 2,9% năm 2000. Thâm hụt ngân
sách của Đức là 3,7% GDP. Tại nước đầu tầu kinh tê châu
Au này, ngành công nghiệp đang rơi vào suy thoái, nạn
thất nghiệp ngày càng trở nên trầm trọng và đi kèm theo

đó là sự giảm sút trong tiêu dùng.
Trong khi đó, kinh tế Pháp cũng phát triển chậm lại,
GDP tăng 1,2%, giảm 0,6% so với mức tăng 1,8% năm
2001, và giảm 2,3% so vối mức tăng 3,5% năm 2000. Thànv
hụt ngân sách ở mức đáng lo ngại, 2,7% GDP. Pháp gặp
nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động. Hiện tại, Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với
một trong những thử thách nghiệt ngã nhất từ trước đến
nay khi công nhân đã xuống đưồng để phản đôi các kế
hoạch tư nhân hoá một sô công ty của nhà nước, trong đó
có công ty Electricité de France và hãng Air France.
Kinh tế Italia còn phát triển chậm hơn, GDP chỉ
tăng 0,7%, giảm 1,1% so với mức tăng 1,8% năm 2001 và
giảm 2,2% so vối mức tăng 2,9% năm 2000.
20
Giám đốc IMF phụ trách khu vực đồng euro, Michael
Deppler cho rằng, ba nước Đức, Pháp và Italia - ba nước
lớn nhất trong khu vực đồng euro, không tuân thủ các quy
định chặt chẽ về ngân sách và thực thi các chính sách
chưa thoả đáng đang làm ảnh hưởng tới Hiệp ước vê ôn
định và tăng trưởng khu vực đồng euro ký năm 1997.
(Theo Hiệp ước này, 12 nước khu vực đồng euro phải kiểm
soát mức bội chi ngân sách ở mức gần 3% GDP và cân
bằng ngân sách nhà nước). Một trong những nguyên nhân
của tình trạng trên là do các nước này thất bại trong việc
cải thiện lĩnh vực tài chính cuối những năm 1990. Theo
IMF, mức tăng trưởng ít gây ấn tượng kể trên của ba nước
lớn trong khu vực đồng euro là do hoạt động yếu kém của
thị trường chứng khoán và tình trạng căng thang về chính
trị trên thê giới cùng với những mâu thuẫn nội tại, thiếu

thông nhất trong khối.
Tăng trưởng kinh tế chậm lại, gây khó khăn cho thị
trường việc làm của EU. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,4%
năm 2001 lên 7,7% năm 2002, trong đó khu vực đồng euro
tàng từ 8% năm 2001 lên 8,4% năm 2002. Tỷ lệ lạm phát
trung bình của 15 nước EU là 2,1% năm 2002, thấp hơn
0,5% so vói mức 2,6% năm 2001.
ECB đã đáp lại tình trạng giảm sút bằng việc nới lỏng
chính sách tiền tệ - cắt giảm lãi suất lần thứ năm thêm
0,5% vào ngày 6 tháng Mười hai 2002, từ mức 3,25%
xuống còn 2,75% - mức thấp nhất trong hơn bôn thập kỷ
qua (bôn lần cắt giảm lãi suất trước, từ mức 4,75% xuống
3,25% được thực hiện trong năm 2001). ECB cho rằng việc
21
bảo vệ sự ổn định giá cả vẫn là vân để quan trọng nhất và
việc tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc làm là nhiệm vụ
của chính phủ các nước trong khu vực đồng euro.
Ba đầu tầu kinh tê thế giới đều có tốc độ tăng trưởng
kinh tế thấp, làm cho kinh tế các nước công nghiệp chỉ
đạt mức tăng GDP 1,5% năm 2002, tăng 0,7% so với mức
tăng 0,8% năm 2001, nhưng vân thấp hơn 0,3% so với mức
1,8% dự báo đưa ra hồi tháng Sáu 2002 và thấp hơn 2,3%
so với mức tăng 3,8% năm 2000. Trong đó, tăng trưởng
kinh tế các nước nhóm G7 là 1,4% năm 2002, tăng 0,8% so
với mức tăng 0,6% năm 2001. Tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế đánh giá, các thị trường tài chính yếu kém
và nhu cầu tiêu dùng trì trệ đã ảnh hưởng lốn tới sự tăng
trưởng kinh tê của các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tỷ lệ
lạm phát của 30 nước thành viên OECD là 2,2% năm
2002, tăng so với mức 1,4% năm 2001.

Kinh tế các nước công nghiệp phục hồi chậm chạp làm
cho các nển kinh tê đang phát triển cũng trong tình
trạng tăng trưởng chậm lại, bởi các hoạt động thương mại,
quan hệ tín dụng, du lịch với các nưốc công nghiệp phát
triển bị giảm sút. WB, IMF và OECD đều thống nhất
đánh giá, tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển
chỉ đạt 4,2% năm 2002, tăng chút ít - 0,3% so với mức
tăng 3,9% năm 2001, nhưng vẫn giảm 1,5% so với mức
tăng 5,7% năm 2000. Nghiêm trọng nhất là các nước đang
phát triển ở khu vực Mỹ Latinh. uỷ ban Kinh tê Mỹ
Latinh và Caribê của Liên hợp quốc (CEPAL) đánh giá,
nền kinh tế của khu vực này giảm 0,8% (con sô" của IMF là
22
giảm 0,6%), do bị tác động nặng nê của cuộc khủng hoảng
ơ Àchentina (tăng trương kinh tế giảm 13,5%). Đây cũng
là con số mà CEPAL đã ba lần liên tiếp phải điều chỉnh
theo hướng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước
Mỹ Latinh (dự báo hồi đầu năm của CEPAL là GDP tảng
0,5% năm 2002). Cuộc khủng hoảng ở Áchentina đã gây
tác động mạnh đến nền kinh tế các nước Braxin, Paragoay
và Urugoay. Riêng Braxin còn phải đôì phó vối khoản nợ
khổng lồ và những lo lắng xung quanh các chính sách của
chính phủ tương lai. Tỷ lệ thất nghiệp tăng tới mức kỷ lục
9%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh giảm
mạnh, từ 74 tỷ USD thòi kỳ 1996 - 1998 xucmg còn 50 tỷ
USD thời kỳ 1998-2002. Xuất khẩu giảm 1,5% do sự giảm
giá của các nguyên liệu thô - một trong những mặt hàng
xuất khẩu chính của các nước Mỹ Latinh và do sự suy
giảm kinh tế ỏ các nước công nghiệp phát triển. Theo
CEPAL, đã đến lúc cần phải thay đổi mô hình kinh tế ở

các nước Mỹ Latinh bởi cuộc khủng hoảng hiện nay ỏ các
quốc gia Nam Mỹ đã chứng tỏ sự sụp để của mô hình kinh
tê thị trường tự do được áp dụng trong nhiều năm qua ở
khu vực này.
Trái ngược vói Mỹ Latinh, các nền kinh tế đang
phát triển châu Á có mức tăng trưởng GDP dạt 6,1%
nàm 2002, tăng 0,5% so với mức tàng 5,6% năm 2001.
IMF cho rằng, các nền kinh tê đang phát triển châu Á,
nhờ được hỗ trợ của sự phục hồi trong buôn bán toàn cầu,
trong thị trường công nghệ thông tin và nhu cầu nội địa
cao hơn, đặc biệt ở Trung Quốc, Hàn Quôb và Ấn Độ, nên
23
đã phục hồi tốt hơn so với dự đoán. Theo Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), chủ trương mở cửa nền kinh tê và
từng bưốc hình thành thị trường chung khu vực ASEAN +
3 đang giúp châu Á có thêm những thị trường mới. Tại
nhiều nước ASEAN, do chính sách kích thích tiêu dùng
trong nước nên nhu cầu nội địa vẫn rất cao. Ngân hàng
Thê giới đánh giá, thương mại khu vực là động lực tăng
trưởng của Đông Á. Trong đó, Trung Quốc ở vị trí thuận
lợi để đóng một vai trò trung tâm trong sự phát triển
thương mại giữa các nước trong khu vực, trái ngược hoàn
toàn với Nhật Bản đang lâm vào suy thoái kinh tê hơn một
thập kỷ qua.
Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2002, xuất khẩu của
Đông Á (bao gồm Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaixia,
Philíppin, Xingapo, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam)
sang Trung Quốc đã tăng 50%, gấp hơn hai - ba lần so với
xuất khẩu của họ trên toàn cầu. Mức tăng xuất khẩu sang
Trung Quôc sẽ bù đắp thêm cho mức giảm xuất khẩu sang

các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản.
Những nhân tố trên đây đã giúp cho các nước Đông Á
cải thiện đáng kể tình hình kinh tế bất chấp các "biến cố"
ở Inđônêxia, Philippin. Theo đánh giá của ADB và IMF,
tăng trưởng kinh tế của ASEAN đạt 4,1% năm 2002,
tăng khoảng 2 lần so với mức tăng hơn 2% năm 2001 và
gần đạt mức tăng 4,6% của năm 2000. Trong đó, Thái Lan
đạt 5,1%, Malaixia 4%, Philippin 3,7% và Inđônêxia 3,6%.
Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá châu Á (NIEs)
cũng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, 4,7% năm 2002,
24
so với mức tăng trưởng 0,8% năm 2001. Đặc biệt, Hàn
Quốc đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất, 6%, năm 2002,
táng hai lần so với mức tăng 3% năm 2001, tương đương
mức tăng năm 2000.
Mặc dù vậy, ADB vẫn khuyên cáo các nền kinh tế
NlEs và ASEAN phải tiếp tục thực hiện những cuộc cải tổ
cơ cấu cần thiết và tập trung vào nhu cầu trong nước. Phải
thực hiện các biện pháp kích thích tài chính, đẩy nhanh
chương trình các cuộc cải cách cơ cấu trong các khu vực tài
chính và công ty, bởi các khoản nợ khó đòi hiện lên đến
khoảng 2.000 tỷ USD sẽ làm suy yếu hệ thông ngân hàng
trong khu vực này.
Trong các nền kinh tê châu Á, Trung Quốc đạt mức
tăng trưởng GDP cao nhất; uỷ ban Kế hoạch phát triển
nhà nước Trung Quốc đánh giá, GDP tăng 8% năm 2002.
Cơ quan Thông kê quốc gia Trung Quôc đánh giá GDP
tăng 7,8% (con sô của IMF là 7,5%), tăng hơn 0,8% so với
mức tăng 7% năm 2001, và tăng 0,8% so với mức kế hoạch
7%. Theo chủ nhiệm uỷ ban Kế hoạch phát triển nhà

nước, ông Tăng Bồi Viêm, Trung Quốc vẫn duy trì được đà
phát triển kinh tê khá nhanh.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mức 600 tỷ
USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức kỷ lục, trên 50
tỷ đôla, và lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ trỏ thành
nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trên
thế giới năm 2002. Dự trữ ngoại tệ vượt mức 270 tỷ USD,
tàng khoảng 60 tỷ USD so với mức hơn 200 tỷ USD
năm 2001.
25
Tạp chí Liêu Vọng sô 41/2002 của Trung Quốc nhận
xét, nên kinh tê quôc dân Trung Quốc vận hành tốt, tăng
trưởng nhanh và ổn định, đồng thời chỉ rõ bảy nhân tô
thúc đẩy kinh tê Trung Quổc phát triển: 1- Xuất khẩu
tăng nhanh hơn 18% so với năm 2001, do sự phục hồi của
kinh tế Mỹ và thê giới; sự giảm giá của đồng USD và môi
trường xuất khẩu được cải thiện sau khi Trung Quốc gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 2- Tiêu thụ ô tô
tăng nhanh đã thúc đẩy kinh tế quổc dân và công nghiệp
tăng trưởng nhanh. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2002,
tiêu thụ ô tô, đặc biệt là ô tô du lịch tăng tới mức kỷ lục
1,544 triệu chiếc, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2001
(riêng xe du lịch tăng 36,2%). 3- Đầu tư của nhân dân vào
tài sản cô định tăng mạnh. 4- Hiệu ứng "Đại hội XVI" đã
kích thích đầu tư quốc doanh và tiến độ các quỹ công trái.
5- Chính sách tài chính tích cực: mức độ lợi dụng thực tê
của quỹ công trái tăng mạnh; tài chính giảm thuê tương
đối lớn, giảm nhẹ gánh nặng cho các xí nghiệp. 6- Cơ chê
tự chủ tăng trưởng kinh tê quốc dân được tăng cường.
7- Đầu tư vào các ngành công nghiệp tăng nhanh, 14,9%

trong bảy tháng đầu năm 2002, trong đó các ngành khai
thác chê biến nguyên liệu, chê tạo cơ khí, dệt may lần lượt
tăng 35,7%, 39,6% và 7,4%.
Tuy vậy, theo các quan chức kinh tế cao cấp, các nhà
lãnh đạo Trung Quôc, một trong những vấn đề đặt ra đôi
với Trung Quốc hiện nay vẫn là tiếp tục đẩy mạnh việc cải
cách các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù số doanh nghiệp
nhà nước đã giảm từ 102.300 năm 1989 xuông còn hơn
26
40.000 năm 2002, song điêu quan trọng là làm sao dể các
doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ chốt trong nền
kinh tê phát triển mạnh, thậm chí ngay cả khi các doanh
nghiệp này phải dựa vào các công ty tư nhân để tạo thêm
việc làm mới và của cải vật chất cho xã hội.
Khu vực châu Phi tăng trưởng kinh tế đã khá hơn
nhờ các chính sách tót hơn, ít xung đột hơn. Tăng trưởng
GDP đạt 3,2%, cao hơn 0,1% so vối mức tăng 3,1% năm
2001. Tuy vậy, IMF cho rằng châu Phi cần phải cải tiến
môi trường đầu tư, đặc biệt là thông qua việc cải tiến,
phân phổi dịch vụ công cộng, tự do hoá thương mại để
thay đổi hoàn toàn hình ảnh châu Phi trên trường quốc tế;
giải quyết nạn đói ngày càng trầm trọng ỏ Nam Phi.
Nển kinh tê Nga tăng trưởng GDP đạt 4% năm 2002,
thấp hơn 0,5% so với mức tăng 4,5% năm 2001 và thấp
hơn 3,6% so với mức tăng 7,6% năm 2000. Song, theo đánh
giá của IMF và WB, Nga vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tê mạnh cũng như lòng tin cao của các doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Thủ tướng Nga Mikhail
Kasianov nhận dịnh, tình hình kinh tê tài chính Nga tiếp
tục ổn định và ngân sách nhà nước được thực hiện trong

khuôn khổ những chỉ tiêu đã đề ra.
Trong năm 2002, ngành nông nghiệp Nga được mùa
và đạt tổng sản lượng gần 90 triệu tấn ngũ cốc, xuất khẩu
gán 10 triệu tấn ngũ côc, tăng hơn 6 lần so với năm 2001.
Đại diện của WB tại Nga, ông Christof Ruehl đánh
giá, Nga đã kiềm chê được lạm phát, giảm được sự thất
thoát tiền vốn và làm cho khu vực công nghiệp phát triển.
27
Sự tăng trưởng ở Nga chủ yếu do sự phục hồi nhu cầu
trong nước và tăng giá dầu. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo
về mức độ đầu tư chậm và Nga vẫn còn quá ít những
doanh nghiệp nhỏ. Nền kinh tế Nga còn phụ thuộc nhiều
vào các nguồn tài nguyên. Hơn nữa sự phát triển chủ yếu
tập trung vào một vài tổ hợp lớn (65% doanh nghiệp lớn
nhất thuộc quyền sở hữu của tám công ty cô phần mẹ do
một sô cá nhân kiểm soát).
Các nền kinh tế Trung và Đông Âu đạt mức tăng
trưởng khoảng 3%, gần với mức tăng trưởng GDP năm
2001. uỷ ban Kinh tê châu Âu của Liên hợp quốc (ECE)
đánh giá, các nền kinh tê Trung và Đông Âu đạt mức tăng
trưởng kinh tê vừa phải, vì những nước này bị ảnh hưởng
nhiều nhất bởi sự yếu kém kinh tê của Tây Âu do lệ thuộc
nhiều vào khu vực này về buôn bán. Trong đó, các nước
Đông Âu đạt mức tăng trưởng trung bình 2,5% năm 2002.
Các nước Bantích gồm Lítva, Látvi và Extônia có mức
tăng trưởng cao nhất 5% năm 2002, cao hơn 1,3% so với
mức tăng 3,7% năm 2001 và cao hơn 0,9% so vối mức tăng
4,1% năm 2000. Theo ECE, đây là "tiểu vùng tăng trưởng
nhanh nhất" trong các nền kinh tế quá độ ở Trung và
Đông Âu. Các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây đạt

mức tăng trưởng GDP 4,5% năm 2002, tăng 0,9% so với
mức tăng 3,6% năm 2001, nhưng vẫn thấp hơn 2,8% so với
mức tăng 7,3% năm 2000.
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD)
cho rằng, vấn đề quan trọng đổi với các nước Trung và
Đông Âu là cần tiến hành một loạt các cuộc cải cách nhằm
28

×