Tải bản đầy đủ (.pdf) (302 trang)

Kinh tế thế giới 1999 - 2000 - Đặc điểm và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.22 MB, 302 trang )

VIỆN KINH TẾ THÊ GIỚI
Chủ biên: TS. KIM NGỌC

Mã số:
3.33 (T)
CTQG - 2000
L
f f V|¿*7vMN kinh tế thê giới
. , Chủ biên : TS. KIM NGỌC
* ' . • * !
t * t ,f
xj ỳ ữ í
KINH TÊ THÊ GIỚI
1999-2000
ĐẶC ĐIỂM VÀ TRIỂN VỌNG
( SÁCH THAM KHẢO )
V t&eíy
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội - 2000
Mục lục
Trang
C hú d â n c ủ a N hà x u đ t b à n
7
Bàn ch ú g ia i n h ữ n g c h ữ v iế t tá t
9
Phần I: Những vấn đề chung của nền kinh tế thế giói 11
Kinh tế thế giới nam 1999: phục hồi nhanh hơn dự đoán 13
TS. Kim Ngọc
Thương mại thế giói - một số diễn biến và sự kiện 37
đáng chú ý
TS. Lê Bộ Lĩnh


Đáu tư nước ngoài trên thế giới 58
Trần Lan Hương
Những sự kiện nổi bột của tài chính - tiền tệ thế giới 71
ĨS. Nguyễn Hồng Sơn
Liên kết kinh tế quốc tế trước thềm thiên niên kỷ mối 87
Nguyễn Hồng Nhung
Phần II: Kinh tế các nưỏc công nghiệp phát triển Ì01
Kinh tế có c nước công nghiệp phát triển 103
Trần Cẩm Trang
Nỡm 1999 - kinh tế Mỹ tiếp tục tỡng trưởng nhanh 114
Bùi Trường Giang
5
Kinh tế Nhạt Bàn : phục hồi không đều 128
TS. Ngọc Trịnh
Kinh tế Liên minh châu Âu 138
Chu Đức Dũng
Phần III: Kinh tế cá c nưdc đang phát triển ì 57
Kinh tế các nước đang phát triển 159
TS. Hoa Hữu Lân
Th.s. Hoàng Lan Hoa
Các nền kinh tế mới cống nghiệp hoá châu Á (NIEs)
chuyển tù khủng hoàng sang phục hồi 176
Ngô Thị Trinh
ASEAN - quá trình hổi phục đáy ấn tượng 194
TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn
Kinh tế các nước Mỹ Latlnh và vùng Caribê 214
Hoàng Mai
Kinh tế các nước châu Phi 225
Chãu Giang
Phần IV: Kinh tế cá c nưốc chuyển đổi 237

Kinh tế Trung Quốc 239
Phạm Thái Quốc
Kinh tế - xà hội nước Nga 254
Thuý Anh - Thái Hà
Kinh tế tài chính Việt Nam vượt qua ành hương xâu của
cuộc khủng hoàng kinh tế khu vực 269
Th.s. Phạm Đình Phùng
TS. Nguyễn Trần Quế
Kỉnh tế Lào vân khó khởn
kinh tế Campuchỉa có sáng sủa hơn 285
Uông Trần Quang
Số liệ u th ố n g kê kinh tế th ế g ió i
297
Tài liệ u th a m k h à o
309
6
Chú dẫn câa Nhà xuâì bản
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo
về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới hiện nay, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Kinh tế thê giới
1999 - 2000: đặc điểm và triển vong của tập thể các tác giả
thuộc Viện Kinh tế thế giới - Trung tâm Khoa học xã hội và
nhân văn quốc gia.
Cuốn sách được xuất bản hàng năm nhằm cung cấp cho bạn
đọc một sô" thông tin và tư liệu cập nhật về tinh hình kinh tế thế
giới. Các tư liệu và sô" liệu trong cuốn sách này được dẫn từ
những nguồn khác nhau, nên có một sô" chỗ chưa khớp nhau.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cô" gắng giữ nguyên để giúp cho bạn
đọc thuận tiện trong việc theo dõi và tra cứu.
Xin trân trọng giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc.

Tháng 3 năm 2000
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
7
Bản chú giải những chữ viết tắt
ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIA Khu vực đầu tư ASEAN
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu A - Thái Binh Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CDFI
Tổ chức tài chính phát triển cộng đồng
CEFTA Hiệp hội thương mại tự do Trung Âu
CEPT
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu ỉực
CFA
Khối hợp tác tài chính châu Phi
COMESA Thị trường chung Đông và Nam Phi
DJIA
Chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones
DM
Dmác - đơn vị tiền tệ Đức
EBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu
ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu
ECLA
uỷ ban kinh tế Mv Latinh của Liên hợp quốc
ECOTECH

Hợp tác kỹ íhuật và kinh tế (irong APEC)
EFTA
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu
EMS
Hệ thống tién tệ châu Âu
EMU
Lien minh kinh tế — tiền tệ châu Âu
EU
Liên minh châu Âu
9
FAO
TỔ chức nông lương Liên hợp quốc
FDI
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
G-7
Nhóm bảy nước cồng nghiệp phát triển nhất của
thế giới
GCC
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, Trung Đông
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
HDI
Chỉ số phát triển nhân lực do UNDP biên soạn
IDB
Ngân hàng phát triển liên Mỹ
IEA Cơ quan năng lượng quốc tế
ILO
Tổ chức lao động quốc tế

IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
JPY
Yên - đơn vị tiền tệ Nhật Bản
NATO
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NDT
Nhân dân tệ - đơn vị tiền tệ Trung Quốc
NIEs
Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá
OAU
Tổ chức thống nhất châu Phi
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OPEC
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
PAC
Chính sách nồng nghiệp chung
SAARC
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam A
SAFTA Khu vực mậu dịch tự do Nam Á
UNCTAD
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
UNDP
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
UNICEF
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
USD
Đôỉa Mỹ
WB

Ngân hàng thế giới
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
10
Phân / ;
Những vấn để chang
câa nền kinh tế thế giới
Kinh tấthế giới năm 1999:
phục hôi nhanh hơn dự đoán
TS. Kim Ngọc
Trong Báo cáo về triển vọng kinh thế giới của Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) đưa ra vào cuối năm 1998 đã dự báo năm 1999
nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi với tốc độ tăng GDP đạt
2,5% (cao hơn 0,5% so với năm 1998). Trên thực tế, kinh tê
thế giới đã phục hồi mạnh, nhanh hơn dự đoán. Sau ba lần
điểu chỉnh, IMF đã đưa ra con sô" đánh giá về tốc độ tăng
trưởng kinh tế thê giới năm 1999 là 3%; Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tê (OECD) cũng điều chỉnh tốc độ tăng GDP
của thê giói từ dự báo 2,4% năm 1999 lên 3% năm 1999;
đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) là 3%; Viện kinh tê
thế giới Kiel của Đức điều chỉnh từ dự báo 2% tháng Ba 1999
lên 2,9%; Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quổc (CASS)
đánh giá là 3%; Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) là 3%,
cao hơn-1% so với mức tăng 2%năm 1998. Mặc dù vẫn còn
thấp hơn mức 3,5% năm 1997; 3,8% năm 1996 và 3,7% năm
13
1995, song, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1999 là
cao hơn nhiều so với các dự báo đã đưa ra, cao hơn 0,5% so
với dự báo đưa ra cuối năm 1998, 0,7% so với dự báo đưa ra

hồi tháng Tư 1999.
Tổ chức thương mại thê giới (WTO), Hội nghị Liên hợp
quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đánh giá sản
xuất quốc tế năm 1999 tiếp tục được mở rộng, một mặt là do
hoạt động thương mại của thế giới mở rộng hơn, tốc độ tăng
trưởng của thương mại thế giới tăng cao hơn, đạt 4,3% so với
mức 3,8% năm 1998; mặt khác, xu hướng sáp nhập các công
ty lớn thành các công ty khổng lồ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ
(chỉ riêng sáu tháng đầu năm 1999, tổng vốn sáp nhập đã
bằng cả năm 1998) đã làm tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài
trên thế giới. FDI năm 1999 tăng khoảng 20%, đạt gần 800
tỷ USD so với mức 640 tỷ USD năm 1998.
Hoạt động thương mại, đầu tư được tăng cường đã
giúp cho sự phục hồi phát triển kinh tế ở phần lớn các
quốc gia, khu vực trên thế giới, tuy mức độ có khác nhau.
Tai châu Ả, cuộc khủng hoảng tài chính — tiền tệ ở
châu Á gần như đã kết thúc với sự phục hồi kinh tê ở phần
lớn các nước. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),
hoạt động kinh tế của năm 1999 đang tăng lên theo chu
kỳ vối sự hỗ trợ về mức tăng GDP và thương mại thế giới
tăng mạnh. Tại Hội nghị cao cấp ASEAN+3 diễn ra ở
Manila, các nhà lãnh đạo châu Á tuyên bố cuộc khủng
hoảng kinh tế đã qua. Không tính Nhật Bản, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của châu Á đạt 5,7% (đây cũng là mức tăng
mà ADB đã phải điều chỉnh lại so với dự báo ban đầu là
3,8%), cao hơn 3 lần so với mức tăng 1,9% của năm 1998
(tuy vẫn thấp hơn mức 6,6% năm 1997; 7,7% năm 1996).
14
Lạm phát giảm mạnh xuống còn 3,1% từ mức cao 8,8%
của năm 1998.

Kinh tế châu Á phục hồi đã giúp cho kinh tế các nưốc
đang phát triển đạt tốc độ tăng GDP là 3,5%; cao hơn
1,2% so với mức 2,3% năm 1998. Sự phục hồi mạnh mẽ
nhất là ở Malaisia, Singapo, Hàn Quốc và Thái Lan.
Trong số các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
của khủng hoảng, Hàn Quốc dẫn đầu quá trình phục hồi
với mức tăng GDP 9% so với mức -6% năm 1998. Tổng
thống Hàn Quốc, Kim Dae Jung, đã tuyên bô": “Hàn Quốc
đã hoàn toàn vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, với
kim ngạch xuất khẩu tăng, lãi suất thâ"p và tốc độ cải cách
các cơ sở tài chính và các cơ sở khác mạnh”; Singapo tăng
5,0% so vối mức —0,2% năm 1998; Hồng Công tăng 0,7% so
với mức —4,7% năm 1998.
Sự phục hồi mạnh mẽ của Hàn Quốc, Singapo đã giúp
cho GDP của các NIEs châu Á tăng 5,7% so với mức —
1,6% năm 1998. Xuất khẩu tăng 2,1%, chi tài chính và
tiêu dùng trong nước tăng, lãi suất giảm và các đồng tiền
khu vực khá ổn định đã hỗ trợ các nền kinh tế Đông Á
phục hồi mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc
gia ỏ ASEAN đạt 3% so với mức tăng trưởng -7,5% năm
1998. Trong đó, Inđônêsia - quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề nhâ't của khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã phục hồi
nhanh chóng so vối dự kiến, tốc độ tăng GDP là 2% so với
mức -15% năm 199S; Thái Lan 4,0% so với -8%; Malaisia
3% so với —5% năm 1998; Philippin 2,9% so với -0,2% năm
1998. Việt Nam là quốíc gia duy nhất ở Đông Nam Á có tốc
độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 5,8% năm 1998 xuồng còn
4,5% năm 1999.
15
Các chuyên gia kinh tế của ADB đánh giá đây là sự

phục hồi nhanh, mạnh từ tình trạng tăng trưởng âm tại
hầu hết các quốc gia Đông Nam Á hồi năm 1998 — một
năm sau khi khu vực này rơi vào cuộc suy giảm kinh tê tồi
tệ nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua do khủng hoảng tài
chính xảy ra vào giữa năm 1997. Ông Eddie Lee — chuyên
gia kinh tế khu vực của hãng đầu tư Vickers Bailas cho
rằng: Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ như vậy là do hai
nguyên nhân chính: không theo lý thuyết trong sách vở và
dựa trên xuất khẩu tăng. Nhật Bản và các nước châu Á
khác nhập khẩu phần lớn hàng xuất khẩu của Đông Nam
Á và đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi đó. Sự
phục hồi nhanh chóng của Đông Nam Á theo kiểu chữ “V”
chứ không theo kiểu chữ “U” thông thường — tức là nền
kinh tế suy giảm đến mức thấp nhất và dậm chân tại chỗ
một thời gian sau mới tăng trưởng trở lại.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng
ASEAN tại Manila (Philippin), các bộ trưởng tài chính đều
cho rằng: phục hồi tăng trưởng của ASEAN đã lấy lại được
lòng tin của các nhà đầu tư đốì với các nền kinh tế ASEAN
nhờ sự phục hồi trên các thị trường chứng khoán khu vực
và luồng vốn đầu tư tăng. Mặc dù còn có những vấn đề vê
tài chính, ngân hàng và khu vực công ty chưa được giải
quyết hoàn toàn ở một sô' nước, nhưng theo ông Rodolfo
Severino, Tổng thư ký ASEAN, kinh tế của ASEAN vẫn
đang tiến triển theo hướng tích cực và các vấn đề “có thể
kiểm soát được vối mục tiêu lâu dài của ASEAN là tạo ra
một thị trường chung, một đồng tiền chung và một cộng
đồng chung của Đông Nam Á”.
16
Các quốc gia ở Nam Á vẫn tiếp tục đà tăng trưởng

kinh tê từ mức tăng 4,6% năm 1998 lên 5,5% năm 1999.
Trong đó, Ân Độ đạt mức tăng GDP cao nhất 6%, cao hơn
0,9% so vói mức tăng 5,1% năm 1998. Lạm phát giảm
xuống còn hơn 1% - mức thấp nhất trong vòng 17 tháng
qua.
Tai Trung Quốc, theo OECD, nền kinh tê đã ổn định
sau khi tăng trưởng chậm hồi đầu năm bằng một loạt biện
pháp như tăng đầu tư, mở rộng tiêu dùng, trợ giúp xuất
khẩu, điều chỉnh thuế Tốc độ tăng trưởng GDP tuy có
giảm xuống còn 7,1% so với 7,6% năm 1998 và 8,8% năm
1997, song tốc độ tăng này đạt mức dự kiến của chính phủ
trình trưóc quốc hội hồi đầu năm và Trung Quốc vẫn duy
trì được đà phát triển. Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung
Cơ cho rằng: “Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển
tốt bất chấp những khó khăn mới và những thách thức
mới như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và trận lụt
hồi năm ngoái ở Trung Quốc. Tỷ giá hối đoái của đồng
nhân dân tệ vẫn ổn định; dự trữ ngoại tệ lên tới 152 tỷ
USD và mức sống của người dân Trung Quốc ở nông thôn
và thành thị tiếp tục được cải thiện”.
Mặc dầu vậy, theo Thủ tưống Chu Dung Cơ, nền kinh
tê Trung Quốc đang phải đối phó với một sô khó khăn và
vấn đề, trong đó chủ yếu là do thiếu nhu cầu, mâu thuẫn
về cơ cấu xuất hiện và sức ép về thất nghiệp ngày càng
tăng. Báo cáo hàng năm của Liên hợp quốc cho biết tỷ lệ
thất nghiệp thực ở Trung Quốc là từ 8% đến 8,5% (khoảng
16 triệu người). Sau 13 năm tìm kiếm, ngày 15 tháng
Mười một, Trung Quổc và Mỹ đã ký một thoả thuận mở
đường cho Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới WTO.

Các nên kinh tế phát triển
Tốc độ tăng GDP đạt 2,8%, cao hơn 0,6% so với mức 2,2%
năm 1998. Trong đó các nước công nghiệp chủ chốt có tốc
độ tăng GDP là 2,6%, cao hơn 0,4% so với mức 2,2% năm
1998. Các nền kinh tế phát triển khác đạt tốc độ tăng
GDP là 3,5%, cao hơn 1,4% so vối mức 2,1% năm 1998.
Theo IMF, các nền kinh tế phát triển là những động lực
chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thê giới, giúp kinh tê
thế giói tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Lạm phát
tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 30
năm qua là 1,4% so với 1,7% năm 1998 và 2,1% năm 1997.
Trong các nưốc công nghiệp chủ chốt, Mỹ vẫn là nước có
tốc độ phát triển kinh tế mạnh nhất, theo OECD, GDP
tăng 3,8% (số liệu của IMF, GDP tăng 3,7%, của Viện Kiel
là 3,9% và Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) là 4%), cao
hơn 0,4% so với mức 3,4% năm 1998 và cao hơn 0,1% so
vối mức 3,7% năm 1997. Đây cũng là mức tăng trưởng kỷ
lục từ đầu thập kỷ 1990 đến nay và là năm thứ tám tăng
trưởng liên tục, với tốc độ tăng GDP bình quân 2,9% một
năm. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế của IMF,
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Mỹ đã xuất hiện
tổng cộng chín chu kỳ kinh tế — chu kỳ có thời gian mở
rộng dài nhất là thập kỷ 1960 (106 tháng) và thập kỷ 1980
(92 tháng). Thòi gian mở rộng từ những năm 1990 đến
nay là 96 tháng. Trong vòng một năm tới, khả năng suy
thoái không lớn và thời gian mở rộng của chu kỳ này sẽ
18
vượt các chu kỳ trước, trở thành chu kỳ có thời gian mở
rộng kỷ lục (108 tháng).
Lạm phát ở mức thấp nhất kể từ năm 1985 đến nay;

thất nghiệp vẫn ỏ mức thấp nhất 4,2% trong vòng ba thập
kỷ nay. Giám đốc uỷ ban phụ trách người tiêu dùng Lynn
Franco cho rằng: “kinh tế phát triển mạnh và một thị
trường việc làm hùng hậu đã tạo lòng tin, phương thức chi
tiêu tự do cho người tiêu dùng”. Những nguyên nhân chủ
yếu đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ lên cao, đặc biệt
trong quý III (5,5%), theo DIW, trước hết là do tiêu dùng
cá nhân tăng tới 4,6% và đây cũng chính là đặc trưng của
kinh tế Mỹ trong giai đoạn hiện nay. Năng suất lao động
không ngừng tăng lên. Theo đánh giá của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO), hiện nay công nhân Mỹ có thời gian
lao động khoảng 2000 giò/năm — dài hơn bất cứ công
nhân ở một nước công nghiệp phát triển nào trên thế giới
và năng suất lao động của công nhân Mỹ thuộc loại cao
nhất trên thế giới. Mặt khác, để duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tê hợp lý, tránh nền kinh tế khỏi tình trạng
quá nóng và ngăn chặn lạm phát gia tăng, Cục dự trữ
liên bang Mỹ (FED) đã ba lần nâng tỷ lệ lãi suất từ
4,75% lên 5,5%. Tuy vậy, DIW cũng chỉ ra rằng, sự thâm
hụt ngày càng tăng của cán cân thanh toán đạt mức kỷ
lục 320 tỷ USD, tăng 58% so với năm 1998, rốt cục sẽ dẫn
tới sự giảm giá đồng đôla.
Trong khi đó, nên kinh tê Nhật Bản - nền kinh tế
lớn thứ hai trên thê giới - cũng đang thoát dần ra khỏi
cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai nhờ những nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện
đối sách kinh tê tổng hợp làm tăng nhu cầu tiêu dùng và
19
nhờ tăng được xuất khẩu do kinh tế châu Á phục hồi.
Chính phủ Nhật Bản đã đề ra những giải pháp cả gói, gồm

chủ yếu là các biện pháp kích cầu trong nước (thông qua
mở rộng các công trình công cộng và cắt giảm thuế) và các
biện pháp xây dựng lại hệ thông tài chính (bao gồm các
đạo luật tái tạo vốn và phục hưng tài chính).
Nhò những giải pháp cả gói này, nền kinh tê Nhật
Bản từ tốc độ tăng trưởng -2,5% năm 1998 đã trỏ lại tốc
độ tăng trưởng dương.
Theo đánh giá của Cục kế hoạch kinh tê Nhật Bản
(EPA), kinh tế Nhật Bản đã qua giai đoạn chạm đáy. Thu
nhập của các doanh nghiệp sẽ được phục hồi. Điều này
được phản ánh qua chỉ sô" chứng khoán trung bình Nikkei
tăng 3,4% và sự tăng giá mạnh của đồng yên. Năm 1999,
tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0,6%, cao hơn dự đoán ban
đầu 0,1%. Thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi hy vọng
rằng, mọi chính sách kinh tế của chính phủ đưa ra sẽ giúp
tăng GDP lên 1% vào năm 2000. Trong khi đó, các đánh
giá khác của các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế
giới rất lạc quan về sự phục hồi kinh tế Nhật Bản. Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới đánh giá tốc
độ tăng GDP của Nhật Bản năm 1999 là 1%; Nhật báo
The Asian Wall Street Journal (PhốUôn châu A) đánh giá
là hơn 1%; Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
đánh giá GDP của Nhật Bản tăng 1,4%, cao hơn so vối dự
đoán đưa ra hồi tháng Năm (-0,9%)
Mặc dù kinh tế Nhật Bản đang trên đà phục hồi và
Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục đầu tư
vào thị trường tiền tệ để duy trì lãi suất ngắn hạn bằng
không, song nhu cầu tiêu dùng và đầu tư ở khu vực kinh
20
tế tư nhân còn thấp; tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao

4,9%, chi tiêu vốn doanh nghiệp còn yếu Theo IMF,
Chính phủ Nhật Bản cần phải tiếp tục các nỗ lực kích
thích tăng trưởng kinh tế, đồng thòi đẩy mạnh cải cách
cơ cấu. OECD kêu gọi: “Nhật Bản tiếp tục thực hiện biện
pháp kích thích kinh tê thông qua chi tiêu công cộng
ngắn hạn và ngăn chặn đồng yên tăng giá gây thiệt hại
cho các ngành xuất khẩu và sự phục hồi kinh tể”. Chỉ có
như vậy, kinh tê Nhật Bản mới có thể có bước chuyển
biến quan trọng trên con đường hồi phục và phát triển
trong thê kỷ XXI.
Trong khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng, kinh
tế Nhật Bản bưốc vào giai đoạn phục hồi thì nền kinh tế
của các nước thuộc Liên minh châu Ảu (EU) chững lại.
Theo OECD, tốc độ tăng trưởng GDP của EU đạt 2,1%,
giảm 0,8% so vói mức 2,9% (1998) do sự giảm sút tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Đức, Italia và Pháp. Nền kinh tế
Đức và Pháp — hai quốc gia chiếm hơn một nửa tổng giá
trị sản phẩm quốc nội của khu vực đồng euro - đang phát
triển theo hướng ngược nhau. Trong khi nền kinh tế Pháp
mặc dù đang chậm lại nhưng vẫn còn tương đối khả quan
thì nên kinh tê Đức cùng với Italia (nền kinh tế đứng thứ
tư của EU sau Anh) vẫn trì trệ. Kinh tế Pháp mặc dù
không đạt được mức tăng GDP là 3,2% của năm 1998 —
mức kỷ lục trong vòng một thập kỷ gần đây, nhưng năm
1999, tốc độ tăng GDP vẫn ở mức khá cao là 2,5%, cao hơn
mức 2,3% năm 1997 và 1,3% năm 1996. Nguyên nhân chủ
yếu của sự tăng trương kinh tế Pháp là nhu cầu trong
nước mạnh và niềm tin của người tiêu dùng ngày càng
cao. Ngược lại vối Pháp, nền kinh tế Đức bị tác động nhiều
21

hơn, một mặt, do sự suy giảm kinh tế ở châu Á và Nga, vì
nước này xuất khẩu hàng sang các khu vực đó nhiều hơn.
Mặt khác, do những biến động trong nước liên quan đến
các kế hoạch thuế của Chính phủ Gerhard Schroder đã
làm giảm niềm tin trong giới kinh doanh và hạn chế đầu
tư.
TỐC độ tăng GDP của Đức giảm mạnh từ mức 2,7%
năm 1998 xuống còn 1,4% năm 1999, thấp hơn so vối mức
2,5% năm 1997 và 2,2% năm 1996. Tốc độ tăng trưởng
GDP của Italia giảm từ mức 2,1% năm 1998 xuống 1,2%
năm 1999, thấp hơn mức 1,5% năm 1997; của Anh từ 2,2%
năm 1998 xuống 1,1% năm 1999.
Trong khu vực EU, những nền kinh tế nhỏ hơn như
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Allen lại tăng trưởng nhanh
hơn so với các nền kinh tế lốn. Riêng Cộng hoà Allen, tốc
độ tăng trưởng GDP đã giảm nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao
nhất 8,5% so với mức 11,4% năm 1998.
Mặc dù đồng euro bị mất giá 15% so với đồng đôla,
song theo các chuyên gia kinh tế của EU, điều đó có thể
làm lu mờ niềm tự hào của các chính trị gia châu Âu mà
không hề là mốì đe doạ đối với nền kinh tế của khu vực
này. Hoạt động ngoại thương của châu Âu với thế giới chỉ
chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại của EU, nên ảnh
hưỏng do đồng euro giảm giá đôi với tỷ lệ lạm phát ở mức
1,1% là rất nhỏ. vả lại, sự mất giá của euro sẽ kích thích
xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và
giải quyết được tình trạng that nghiệp. Năm 1999, lần đầu
tiên trong thập kỷ, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức
10,6% năm 1998 xuống còn 9,4%.
Nhằm thúc đẩy sự phục hồi, phát triển kinh tế tiếp

tục của EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp
22
tục kiểm soát chặt chẽ mức cấp tiền, duy trì mục tiêu của
họ ở mức tăng trưởng 4.5% trong tổng sô" tiền lưu hành,
đồng thời giữ nguyên mức lãi suất 3%.
Nếu như tại các hội nghị thượng đỉnh thường niên
trưốc đây EU thường tập trung giải quyết vấn đề thất
nghiệp, vấn đề liên minh kinh tế - tiền tệ, thì nay tại Hội
nghị cấp cao Helsinki (Phẩn Lan) họp vào tháng Mười hai
1999, EU đã thông qua “Tuyên ngôn thiên niên kỷ” về ba
vấn đề lớn: mở rộng EU với việc xác định lộ trình kết nạp
thêm 13 thành viên mới, nâng tổng sô' thành viên EU lên
28; chuẩn bị cho hội nghị liên chính phủ; và phát triển
chính sách quốc phòng và an ninh châu Âu. Điều đó càng
cho thấy rõ, mặc dù có sự chững lại về tốc độ tăng GDP,
song chính phủ các quốc gia thành viên EU cũng như các
cơ quan nghiên cứu kinh tế trên thế giới đều rất lạc quan
về sự phục hồi và phát triển kinh tế của EU.
Theo đánh giá của OECD, các quốc gia châu Á đã hồi
phục nhanh hơn dự kiến, sự tăng trưởng mạnh ở Mỹ và
triển vọng sáng sủa hơn của Nhật Bản và EU đã góp phần
tạo ra tăng trưởng trên một phạm vi lớn của thế giới.
Kinh tế các nước M ỹ Latinh và vùng Caribê
Theo đánh giá của tổ chức tài chính Toronto — Dominion
Bank (TDB) tình hình kinh tê tại các nưốc Mỹ Latinh gặp
khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tại Nga
và Braxin và do giá các nguyên liệu hạ. Khác với một scí
nước châu Á là những nưốc nhập nguyên liệu, các nước Mỹ
Latinh chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu và giá cả
nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ liên tục trong

23
những năm 1997, 1998 và đầu năm 1999 đã tác động tiêu
cực trực tiếp đến thu nhập của các nước này. TDB cho
rằng giá dầu và một sô" khoáng sản kim loại có phục hồi
nhưng chưa đủ vực dậy nền kinh tế của khu vực và nền
kinh tế Mỹ La tinh chưa thoát khỏi xu thế trì trệ. Ngân
hàng phát triển liên Mỹ (IDB) và uỷ ban kinh tê Mỹ
Latinh và Caribê đánh giá năm 1999 là năm xấu nhất của
khu vực này kể từ 15 năm qua. Từ năm 1990 đến năm
1999, kinh tế của khu vực này phát triển với tốc độ tăng
GDP trung bình 3%/năm, hơn mức 1% thập kỷ 1980,
nhưng chỉ bằng 1/2 con sô" 6% của thập kỷ 1960, 1970.
Riêng năm 1999, tốc độ tăng GDP giảm, -0,3%, trong đó
các nước Nam Mỹ bị suy thoái vói GDP là -2,5%.
Tuy nhiên, theo IMF và OECD, trong những tháng cuô"i
năm kinh tê" khu vực này đã có sự phục hồi; đặc biệt là kinh
tê Braxin — một trong những nền kinh tê lớn nhất của khu
vực - có sự tiến triển tốt, tăng trưởng kinh tê dương so với
mức dự kiến giảm -1% hồi tháng Bảy. cả IMF và OECD
đều đánh giá, tốc độ tăng trưởng kinh tê" của các nước Mỹ
Latinh là 0,1% năm 1999 so vói 2,3% năm 1998 (Chủ tịch
Ngân hàng trung ương Braxin Ariminio Fraga đánh giá
GDP tăng 1% so vối dự báo -4%). Trong khu vực Mỹ
Latinh, Cuba đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 5,3%, tăng
4,1% so vối mức 1,2% năm 1998. Nền kinh tê của hòn đảo
Caribê này duy trì được mức dự báo hồi đầu năm do được
mùa mía và sự phát triển của ngành du lịch.
Mặc dù có sự giảm sút mạnh tốc độ tăng trưởng,
nhưng kinh tê" của khu vực này không có mức tồi tệ như
dự kiến là tăng trưởng âm trong năm nay. Tuy vậy, IMF

và OECD cũng cho rằng kinh tê" khu vực Mỹ Latinh còn
24
“mong manh” và sẽ đặc biệt nhạy cảm vối những biến
động trên thê giới. Bởi hiện nay, kinh tế Mỹ Latinh phát
triển không đồng đều, tỷ lệ nghèo khổ cao, và theo đó, sự
bất bình đẳng trở nên hết sức lớn. Tỷ lệ thất nghiệp cao,
10% so với mức 9,1% năm 1998 và 8% năm 1997; thâm
hụt ngân sách là 3,5% GDP, cao hơn 1,1% so với mức 2,4%
năm 1998
Các nước Mỹ Latinh không có con đường nào khác là
phải tiếp tục cải cách kinh tế và tiếp tục hội nhập vào
kinh tế toàn cầu. Đó là nguồn hy vọng duy nhất cho tăng
trưởng, và để đốì phó với tình trạng nghèo khổ và bất bình
đẳng sâu sắc ở Mỹ Latinh.
Nền kinh tế của các quốc gia châu Phi vẫn còn bị
ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính — tiền tệ
châu Á, đặc biệt đôi với các nước xuất khẩu nguyên liệu,
làm cho thu nhập thực tê trung bình của người dân châu
Phi giảm sút từ 670 USD năm 1975 xuống 520 USD năm
1998 và 478 USD năm 1999. Tình trạng bần cùng hoá
cùng vói xung đột đã kéo châu Phi tụt lùi bưốc tăng
trưởng của mình. Theo đánh giá của Tổ chức nông lương
(FAO) của Liên hợp quốc, cứ 10 người dân châu Phi thì có
4 người sống hoàn toàn trong điều kiện nghèo khổ. Nam
Sahara là khu vực tồi tệ nhất châu Phi vối 51% sô dân
sông vối thu nhập dưới 34 USD/tháng.
Theo các chuyên gia của WB, để bảo đảm sự tiến bộ rõ
rệt trong cuộc đấu tranh chống nghèo khổ, châu Phi phải
đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 8%/năm. Tuy vậy,
trên thực tê tăng trưởng kinh tế châu Phi lại đang theo

chiều hướng giảm sút và sự tăng trưởng không đồng đều
giữa các vùng. Tốc độ tăng trưởng GDP từ 4,1% năm 1997
25
xuống 3,1% năm 1998 và 2,9% năm 1999 (số liệu của tạp
chí Africa Recovery); còn đánh giá của IMF lần lượt là
4,1%; 3,4% và 3,1%.
Nền kinh tế Nga đã gần như sụp đổ vào tháng Tám
1998 khi chính phủ phải đối phó với nợ nần, ngừng trệ thị
trường chứng khoán và phá giá đồng rúp. Sau đó một loạt
các Chính phủ Nga lên kế tiếp nhau đã hợp tác chặt chẽ
với các chương trình khắc khổ do IMF đặt ra, chủ yếu là
tránh việc in tiền gây lạm phát để bù cho các khoản nợ
lương và tiền hưu làm cho Nga đạt được sự tăng trưởng
kinh tế hiếm có. IMF và OECD đều lạc quan và đánh giá
cao những nỗ lực cải thiện nền kinh tế của Chính phủ
Nga. Tốc độ tăng trưởng GDP từ mức -6% năm 1998 đã
chuyển lên dương.
Theo Tổng thông Vladimir Putin, Nga đã đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tê nhanh bất ngờ và lạm phát phi mã đã
được kiểm soát. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2% và cũng
giống như nhiều nền kinh tế châu Á khác, Nga đang vượt
qua thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất và bước vào giai
đoạn phục hồi. “Đây là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc
cải cách, chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng trong
thòi gian 14 tháng”. Mức lạm phát giảm xuốhg còn khoảng
31% so với dự đoán đầu năm là từ 50 - 60%. sản lượng
công nghiệp tăng 7,5% - mức tăng cao nhất kể từ năm
1991. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc như nợ lương công nhân,
sự trì trệ trong sản xuất được chính phủ giải quyết khá
ổn thoả dựa trên việc phá giá đồng rúp, việc thay các mặt

hàng nhập khẩu và tình hình thị trường thê giói thuận lợi.
Giá dầu mỏ — mặt hàng xuất khẩu chính của Nga - tăng
cũng là yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
26
Tuy vậy, Tổng thông Nga đánh giá, mặc dù kinh tê
tăng trưởng nhưng phải cần nhiều năm để Nga thoát khỏi
cuộc suy thoái kéo dài. Để tiếp tục phục hồi và phát triển,
Chính phủ Nga cần phải ổn định tình hình chính trị, kiểm
soát tốt hơn việc sử dụng vốn (sô' vốn rút khỏi Nga khoảng
1,5 tỷ USD/tháng), có biện pháp chống tham nhũng (trong
100 nước có nạn tham nhũng gia tăng, Nga đứng thứ 17),
đồng thời có những chính sách về thuế hợp lý hơn Phát
biểu tại phiên họp nội các trung tuần tháng Mười hai
1999, ông Putin cho rằng: “chúng ta phải có những biện
pháp đặc biệt để phát triển kinh tế và đưa sản phẩm công
nghệ cao ra thị trường thế giới”, tăng thu nhập cá nhân,
giảm bớt sự căng thẳng xã hội.
Những thách thức lốn còn đó, song, theo IMF nền kinh
tế Nga đang chuyển biến theo hướng tích cực.
Còn ở khu vực Trung và Đông Âu, trừ Ba Lan, kinh
tế vẫn tăng trưởng cao, nhưng mức tăng GDP đã giảm
xuống còn 4,8%, thấp hơn so với mức tăng 5,8% năm 1998
và 5,6% năm 1997, nền kinh tế của các quốc gia khác chưa
mấy khả quan, đặc biệt ở Cộng hoà Séc — nước từng được
ca ngợi về chương trình tư nhân hoá thành công, tốc độ
tăng GDP là 0%. Nền kinh tế của ba nước vùng Bantích
(Estônia, Látvia và Lítva) đã hồi phục trở lại sau cuộc
khủng hoảng kinh tê Nga năm 1998 nhưng vẫn đang
trong nguy cơ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt
ngân sách lớn, lần lượt từ 3% đến 5% GDP.

Theo IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước khu
vực Trung và Đông Âu chỉ đạt 1,0% (số liệu của Ngân
hàng tái thiết và phát triển châu Âu là 1,9%) so với mức
2,2% năm 1998. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường
27
xuất khẩu của EU gặp nhiều khó khăn.
Nhìn lại tổng thể năm 1999, tình hình kinh tê tài
chính thế giới đã được cải thiện rõ rệt sau cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 - 1998. Hầu hết các
nền kinh tê bị khủng hoảng đã bưóc vào giai đoạn phục
hồi và lòng tin vào thị trường tài chính ở các nền kinh tê
này đã tăng trỏ lại, làm giảm bớt căng thẳng về tiên tệ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi nền kinh tế. Mặc
dù còn một sô" quốc gia và khu vực tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm sút, song phần lớn các cơ quan nghiên cứu kinh tê
trên toàn thế giới đều thống nhất nhận định triển vọng
sáng sủa của kinh tê thê giới. Theo IMF, WB, OECD,
CASS và DIW tốc độ tăng trưỏng GDP của thê giới năm
2000 là 3,5%, cao hơn 0,5% so với mức 3% năm 1999.
Trong đó châu Á tăng trưởng 5%, châu Phi 4,8%, Tây bán
cầu 3,9%, Trung và Đông Âu 3,1%, G-7 là 2,4% Kim
ngạch thương mại toàn cầu tăng mạnh từ 6% đến 7% -
thấp hơn so với mức tăng kỷ lục của giai đoạn 1994-1997,
nhưng tăng hơn so vối mức tăng trung bình của thập kỷ
1990. Tuy nhiên, OECD cảnh báo rằng, “sự phục hồi kinh
tế thế giới nhanh hơn dự kiến chủ yếu là nhò các biện
pháp kích thích tài chính” và “chưa có nhiều phản ứng từ
khu vực tư nhân”. Còn IMF cho rằng: “còn nhiều thách
thức cần phải giải quyết để đảm bảo sự phục hồi này được
vững chắc và thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh hơn và ổn

định hơn của nền kinh tê thê giới trong thập kỷ tới”.
Thứ nhất là, theo OECD, những rủi ro trong tương lai
đối với nền kinh tế thế giới là đồng yên lên giá mạnh
khiến cho sự phục hồi nền kinh tế Nhật Bản bị tác động
mạnh, lãi suất dài hạn tăng quá mức gây phương hại cho
28

×