Tải bản đầy đủ (.pdf) (295 trang)

Kinh tế thế gįới 1998 - 1999 - Đặc điểm và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.47 MB, 295 trang )

4.
VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI
■■
THU VIEN DAI HOC THUY SAN
2000002527
íiN
s r
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
• Hì r - -VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI
; P.TS. Kim Ngoe ( Chủ biên )
VMỉềỊtịĩ
KINH TẾ THẾ GIỚI
1998-1999
Đặc điểm
và triển vọng
Vrr z y ' : ’ì
1. p D Ọ Ằ
i ■ — » » *-> rx_ỉ -i
*-> X.
í: i v ‘ ! i "•-> í *í **
« •.
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội - 1999
LỜI NHÀ XUẤT bản
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh nền kinh tế thế giới năm
1998 vừa qua, mọi người đều có thể nhận thấy “mảng tối” nổi
lên rõ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ - cuộc khủng
hoảng lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua ở Đông Á - đã lan rộng
ra các thị trường tài chính khắp thế giới và đặt sự tăng trưởng
kinh tế thế giới vào cơn hiểm nguy. Năm 1998, tốc .độ tăng
trưởng kinh tế thế giới giảm hơn 1/3 so với năm 1997. ở châu Á,


trung tâm của cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng giảm hơn
một nửa. Một số nền kinh tế mới công nghiệp hoá (NIEs) từng
một thời phát đạt đã lâm vào tình trạng tăng trưởng âm trong
năm 1998. Ngay cả Nhật Bản, cường quốc hàng đầu thế giới về
kinh tế, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nền kinh tế các nước
châu Phi và Mỹ Latinh cũng không tránh được tác động tiêu cực
của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, một số nước Tây Âu, Đông
Âu và Mỹ, do ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng, vẫn duy trì
được nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đến cuối năm 1998
và sang quý đầu năm 1999, theo đánh giá của các nhà kinh tế,
nền kinh tế thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu hồi phục.
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về tình hình
kinh tế thế giới năm 1998 và xu hướng phát triển trong năm
1999, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Kinh tế
th ế g iới 1998-1999: đặc điểm và triển vọng của tập thể các
tác giả thuộc Viện Kinh tế thế giới.
Cuốn sách trình bày khái quát tình hình kinh tế thế giới
5
năm 1998, đồng thời đi sâu phân tích đặc trưng kinh tế và sự
phát triển của từng khu vực, từng nhóm nước, từ đó đưa ra một
số dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế trong năm tới.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã sử dụng tư liệu và
số liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phải hoàn thành trong một
thời hạn gấp, cho nên cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế.
Rất mong được bạn đọc lượng thứ.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 3 nám 1999
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
6
MỤC LỤC

Trang
Lời Nhà xuất bản 5
Bản chú giải những chữ viết tắt 9
P h ần I: NHỮNG VAN ĐỀ chưng cửa nen kinh te
THẾ GIỚI 11
Kinh tế thế giới 1998: Nhìn lại một năm sau
khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 13
PTS. Kim N gọc
Những đặc điểm chính của thương mại quốc tê 31
PTS. Lê Bộ Lĩnh
Đầu tư nước ngoài trên thê giới 49
P ham Q uang Huy
T rầ n Lan H ương
Tài chính - tiền tệ thế giới 60
PTS. Nguyễn X uản Thắng
Liên kết kinh tế quốc tế 72
N guyễn H ồng N h ung
Phần II: KINH TE các nước còng nghiệp phát triển 83
Kinh tế các nước công nghiệp phát triển 85
Trần Cẩm Tra ng
Kinh tế Mỹ 97
PTS. Đào Lê M inh
Ngoe M anh
Kinh tế Nhật Bản 116
N goe Trin h
B ình G iang
7
Kinh tế các nước EU 127
Chu Đ ức D ũng
Phần III: KINH TE các nước đang phát triển 143

Đặc điểm và triển vọng kinh tế của các nước
đang phát triển 145
PTS.H oa H ữu Lân
N guyễn N goe M anh
Các nền kinh tế mối công nghiệp hoá (NIE) châu Á 158
Ngô Thị Trinh
ASEAN - Sự tuột dôc của các thành viên mạnh nhất 171
P T S . H oàng Thi Thanh N hàn
Châu Phi - Lạc quan và thận trọng 187
A nh Thanh
Kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribê 196
Quỷ D ương
Phần IV: KINH TẾ CÁC NƯỚC TRONG THỜI KỲ
CHUYỂN ĐỔI 209
Kinh tế Đông Âu trên đà phát triển 211
PTS. Nguyễn Văn Tàm
Kinh tế Nga - khủng hoảng trong khủng hoảng 223
Thuý Anh
Kinh tế Trung Quôc 239
P ham Thái Quốc
Kinh tế Việt Nam 256
P TS.N guyễn Trần Quê
Những biến đổi ở Campuchia và Lào 269
Uông T rần Q uang
Phần V: PHỤ LỤC 277
Những thành tựu khoa học - kỹ thuật thế giới 279
B ù i Trường G iang
Sô" liệu thông kê kinh tế thế giới 291
Lê Thu Hà
Đ ặng P h ương Hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO 303
8
BẢN CHÚ GIẢI NHỮNG CHỮ VIÊT TĂT
AAI Liên minh công nghiệp hoá châu Phi
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIA Khu vực đầu tư ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Cuộc gặp cấp cao Á - Âu
BID Ngân hàng phát triển liên Mỹ
CEFTA Hiệp hội thương mại tự do Trung Âu
CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
DJIA Chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones
DM Dmác - đơn vị tiền tệ Đức
EBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu
ECB Ngân hàng trung ương châu Au
ECLA Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh của Liên hợp quốc
ECOTECH Hợp tác kỹ thuật và kinh tế (trong APEC)
EFTA Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu
EMS Hệ thống tiền tệ châu Âu
EMU Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu
EƯ Liên minh châu Âu
EVSL Chương trình tự nguyện tự do hoá
sớm từng lĩnh vực (trong APEC)
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
9
FDI
Fed

G-7
GDP
GNP
HDI
IDB
ILO
IMF
NAFTA
NATO
NDT
NIEs
ODA
OECD
OPEC
SAARC
SAFTA
UNCTAD
UNDP
UNICEF
USD
WB
WTO
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Cục dừ trự liên bang Mỹ
Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển nhất
của thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Chỉ số phát triển nhân lực do UNDP biên soạn
Ngân hàng phát triển liên Mỹ

Tổ chức lao động quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Nhân dân tệ Trung Quốc
Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá
Viện trợ phát triển chính thức
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á
Khu vực mậu dịch tự do Nam Á
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
Đôla Mỹ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới
10
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA NỀN kinh t ế t h ế g iớ i
11
KINH TE th e g iớ i 1998:
NHÌN LẠI MỘT NĂM SAU KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH - TIEN t ệ c h â u á
PTS. Kim Ngọc
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á bắt đầu
từ tháng Bảy 1997 đã nhanh chóng lan ra các nước và các
khu vực khác trên thê giới trong năm 1998. Đến nay, sau
hơn một năm, mặc dù khủng hoảng đã dịu bớt sau thời kỳ

"chạm đáy", nhưng hậu quả của nó vẫn rất nặng nề. Năm
1998 đã qua đi, nhưng dấu ấn của khủng hoảng cùng với
những thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tê và
khí hậu toàn cầu đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tê
thế giới và vẫn đè nặng lên vai các quổc gia.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) giảm sút mạnh
Cho tới nay có khá nhiều những đánh giá khác
nhau của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, các cơ
quan, viện nghiên cứu quổc tế về tốic độ tăng trưởng
kinh tế thế giới năm 1998. Các đánh giá đều cho rằng,
kinh tế thế giới tăng trưởng với tốc độ dao động trong
khoảng từ 1,8% đến 2,5%. Dù thế nào đi nữa, các đánh
13
giá đều thống nhất nhận định, năm 1998 kinh tê
thê giới tăng trưởng chậm chạp, tốc độ tăng GDP
giảm mạnh.
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân
hàng thế giối (WB) tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giối chỉ
đạt 2%, giảm hơn 1,5% so với mức 3,5% năm 1997; 3,8%
năm 1996 và 3,7% năm 1995. Năm 1998, bóng đen khủng
hoảng tài chính đã đè nặng lên sự tăng trưởng của toàn
thế giới, trong đó châu Á bị tác động tồi tệ nhất, ông
Patrick Artus - Giám đốc nghiên cứu kinh tế ve quỹ dự
trữ của IMF - nhận định: "Sự sụp đổ thị trường tài chính
châu Á đánh dấu sự kết thúc một thời kỳ đặc biệt, thời kỳ
tăng trưởng kinh tế thế giới bị chi phôi bởi tình trạng siêu
nợ. Năm 1998, kinh tế thế giới tăng trưởng một cách
ì ạch".
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á đã làm mất ổn

định nên kinh tê thế giối, các nước có nền kinh tế mới nổi
lên thiếu tiền nghiêm trọng. Các con rồng châu Á đã nhập
khẩu một khối lượng lớn hàng hoá của các nước phương
Tây trước đây, nay buộc phải chấp nhận một kế hoạch
phục hồi kinh tê "tàn nhẫn" do Quỹ tiền tệ quốc tê áp đặt
để được vay những món tiền khổng lồ. Đầu tư ồ ạt của các
nưốc giàu vào các nền kinh tê thị trường mới nổi mỗi năm
khoảng 200 đến 300 tỷ USD là chất xúc .tác giúp cho sự
tăng trưởng mạnh của Thế giới thứ ba vào những năm
1990, giờ đây bị thua lỗ ở châu A, cac nha đau tư trơ nen
do dự không dám chơi trò phiêu lưu đó một lần nữa. Vốn
trong các nước đó sẽ trở nên hiếm hoi, làm cho việc tư
nhân hoá và phát hành trái phiếu khó thực hiện, kìm hãm
việc cải tổ xí nghiệp. Vì các nguồn lực tài chính suy giảm
nên tình trạng phá giá các đồng tiền nội địa lan từ nước
14
này sang nưốc khác, tạo thành hiện tượng đôminô
Tình hình đó cộng với các điều kiện kinh tê trên thê
giối không thuận lợi (như sức mua giảm, cung thừa ) đã
làm cho bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm và tương phản.
Các nước công nghiệp phát triển G-7
Tốc độ tăng GDP đạt 1,7%, thấp hơn 0,8% so với mức
2,5% năm 1997 và 0,5% so với mức 2,2% năm 1996. Mặc
dù vậy, các nước công nghiệp phát triển vẫn là những
động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, giúp
kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Lạm phát tiếp tục giảm, từ 2,1% năm 1997 xuống 1,7%
năm 1998 (đây là mức giảm thấp nhất kể từ 30 năm qua).
Trong các nước G-7, Mỹ vẫn là nưốc có nền kinh tế phát
triển mạnh nhất; tốc độ tăng GDP trung bình được giữ

vững ỏ mức 2,9% trong suốt bảy năm liền; riêng năm 1998
tốc độ tăng GDP đạt 3,5% (thấp hơn 0,4% so với mức 3,9%
năm 1997). Lạm phát ở mức thấp nhất, 1,7% (kể từ năm
1985 đến nay), thấp hơn 0,7% năm 1997 và 1,1% năm
1996; thất nghiệp giảm còn 4,5% năm 1998 so với 4,9%
năm 1997 và 5,1% năm 1996. Trong bối cảnh suy giảm
kinh tế lan rộng trên thế giới, nền kinh tế Mỹ vẫn đạt được
tốc độ tăng trưởng khá cao là do nhu cầu trong nước vẫn
mạnh, tăng 4,2%. Việc Cục dự trữ Hên bang (Psd) cắt
giảm lãi suất từ 5,5% xuống 4,75% đã kích thích đầu tư,
ngăn cản suy giảm nhu cầu trong nưốc và chặn đà suy
thoái của kinh tê Mỹ, đồng thòi giúp phục hồi kinh tế
toàn cầu.
Trong khi cơn bão tài chính làm nghiêng ngả nền kinh
tế thê giới hơn một năm nay, thì Liền minh châu Au (EU)
ít bị ảnh hưởng và phần lớn các nền kinh tế của EU tiếp
15
tục không chỉ phục hồi mà còn phát triển. Tốc độ tăng
trưởng GDP của EU năm 1998 đạt 2,9%, (cao hơn dự đoán
hồi đầu năm là 2,7%) so với mức 2,5% năm 1997, 1,6%
năm 1996. Lạm phát thấp chưa từng có trong lịch sử,
1,2% so với 1,7% năm 1997. Riêng Cộng hoà Alien đạt
mức tăng GDP cao nhất 11,4%. Theo đánh giá của IMF,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực
đồng euro khá cao, đạt 3% năm 1998 và IMF nhấn mạnh
rằng chỉ có " khu vực châu Âu" là nơi duy nhất không bị
khủng hoảng. Những nưốc lớn trong khu vực đồng euro
như Đức, Pháp và Italia tốc độ tăng trưởng kinh tế đều
cao hơn năm 1997. GDP của Pháp đạt 3,1% so với 2,3%
năm 1997; 1,3% năm 1996, Đức đạt 2,7% so vối 2,5% năm

1997 và 2,2% năm 1996, và Italia đạt 2,1% so với 1,5%
năm 1997 và 0,7% năm 1996.
Sự phục hồi kinh tế của EU đang bắt đầu tạo ra việc
làm. Tại Pháp, tỷ lệ việc làm đã tăng 1,6% một năm, mức cao
so với dự đoán tăng trưởng việc làm trước đây là 0,6%. Việc
thay đổi chính quyền từ hữu sang tả ở Đức và lực lượng
trung tả cầm quyền ở Italia là điều kiện thuận lợi cho các
chính phủ EU phối hợp triển khai các chính sách kinh tê - xã
hội chung. Theo các nhà nghiên cứu kinh tê - tài chính EU,
nguyên nhân chính để xoá đi những vết ảm đạm trên bức
tranh kinh tế EU là nhu cầu trong nước mạnh, tăng 2,9%
(mức cao nhất kể từ năm 1991), chính sách buôn bán nội địa
được khuyến khích, hoạt động xuất khẩu vẫn tiếp tục được
đẩy mạnh. Thống kê của Eurostat cho biết buôn bán giữa EU
và Mỹ tăng mạnh, với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
khoảng 17% so với năm 1997. Chỉ trong sáu tháng đầu năm,
xuất khẩu của Đức sang năm nưốc Trung Âu tăng 23,8% so
với sáu tháng đầu năm 1997 (đạt 31 tỷ DM).
16
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tiếp tục của EU,
việc cắt giảm lãi suất đồng loạt của các ngân hàng trung
ương châu Âu xuống mức thông nhất 3% là một trong
những hành động được coi là sự phối hợp chặt chẽ nhất
nhằm hướng tới liên minh kinh tế và tiền tệ thông nhất
châu Âu.
Kinh, tế Mỹ và EU, hiện chiếm tới 40% sản lượng toàn
thế giới,được phục hồi và phát triển, là một trong những
yếu tô" chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được cuộc
suy thoái toàn cầu. Tuy vậy, trong các nước G-7, N hật
B ản, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, vẫn

đang tiếp tục suy yếu. Tổng sản phẩm quốc nội giảm, còn
-2,8%, mức giảm mạnh nhất từ đầu thập kỷ tới nay. Một
trong những lý do khiến nền kinh tế Nhật Bản lún sâu
vào suy giảm là nhu cầu trong và ngoài nước đều giảm, hệ
thông ngân hàng yếu kém với những khoản nợ khó đòi
khổng lồ, niềm tin của các giối kinh doanh và tiêu dùng
giảm và tác động lan tràn của cuộc khủng hoảng tài chính
và kinh tê ỏ các nền kinh tế mới nổi. Theo Bộ Tài chính
Nhật Bản, lãi suất của Nhật Bản hiện đang ỏ mức thấp
nhất thế giới, gần với lãi suất âm. Trong khi đó, lãi suất
thực tế có những lúc đã tụt xuống mức âm (khi lãi suất
tiết kiệm và đầu tư tụt xuống thấp hơn mức lạm phát) và
lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản phải chính thức công bô"
thi hành lãi suất ngân hàng dưới 1%. Một sô" ngân hàng
và các tổ chức tín dụng nước ngoài đang hết sức đau đầu
với việc dồng yên không còn được khách hàng tin dùng
nữa. Chính phủ Nhật Bản -hiện đang thực hiện những
"đạo luật phục hồi tài chính” để vực dậy các ngân hàng,
đem lại lòng tin cho giới dầu tư và phục hồi thị trường
chứng khoán Tokyo. ĩí I,
ị; p. DỌC
* r r. • Ị’
TC ITĨ-
17
Tuy vậy, theo đánh giá của IMF, cho tới nay chưa có
dấu hiệu cho thấy kinh tế Nhật Bản đã xuống tối điểm
xấu nhất và nếu sức khoẻ của hệ thông ngân hàng không
được cải thiện, triển vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục kém đi
do khu vực tư nhân sẽ yếu đi.
C ác nước đ an g p h á t triển bị tổn thất nặng nề nhất

bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Tốc độ
tăng GDP giảm hơn một nửa, xuôhg 2,3% so với mức tăng
6,0% năm 1997, 6,3% năm 1996; lạm phát tăng 10,3%.
Năm 1998, một năm khó khăn và đầy sóng gió đối với các
nước châu Á trong vài chục năm trỏ lại đây.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á đã buộc
các chuyên gia của IMF đã phải ba lần điều chỉnh lại
những dự đoán của mình. Trước đây nhiều nhà kinh tê
cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ỏ châu Á
mang tính chu kỳ, nhưng đến nay họ buộc phải thừa nhận
cuộc khủng hoảng này gắn với các vấn đề về cơ cấu tổ chức
kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã gây hậu quả nặng nề với
các nước châu Á. Ông Jean-Michel Severino - Phó chủ tịch
Ngân hàng thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á -
Thái Bình Dương nhận xét, bức tranh kinh tế châu Á thật
ảm đạm. Tốc độ tăpg trưởng ở phần lớn các nước châu A
trong năm 1998 đều âm, làm cho tốc độ tăng trưởng trung
bình GDP của 23 nền kinh tế (trừ Nhật Bản) chỉ đạt 1,9%,
thấp hơn nhiều so với mức 6,6% nảm 1997 và 7,7% năm
1996. Lạm phát ở mức cao 8,8%. Các nền kinh tế một thòi
năng động là Indonesia, Hồng Công (Trung Quốc),
Malaisia, Thái Lan, Hàn Quốc hầu như'bị suy sụp nặng.
Theo đánh giá của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD), WB và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tôc
độ tăng GDP của các N IE giảm, -1,6% so với +6,3% năm
18
1997 và 6,8% năm 1996, trong đó chỉ có Đài Loan là vẫn
giữ được tốc độ tăng trưởng dương, mặc dù đã giảm mạnh,
4,6% so với mức 6,7% năm 1997, 5,6% năm 1996; Hàn
Quốc có tốc độ tăng GDP là -6%; Hồng Công đang từ suy

thoái tới tiêu điều vối GDP đạt - 4,7%; Singapo là - 0,2%.
Tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia ở ASEAN
còn giảm mạnh hơn nữa. ASEAN 4 đạt mức tăng GDP là -
7,6% so với +7,6% năm 1997. Trong đó, Inđônêsia bị ảnh
hưởng nặng nê' nhất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ,
GDP đạt -15%; Thái Lan, -8%; Malaisia, -5,8%; Philippin,
-0,2%. Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam đã
phải điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng
giảm xuống, từ mức 8,8% xuông 6,5%. Mặc dầu những
tháng cuối năm 1998 không khí đầu tư ở châu Á đã có
những dấu hiệu khả quan hơn do mức lãi suất đã được hạ
thấp đáng kể ở các quốc gia đang lâm vào khủng hoảng,
song OECD cho rằng khủng hoảng châu Á sẽ kìm hãm
tăng trưởng của vùng này cho đến cuối năm 1999. Bởi,
nếu cách đây bôn năm, khi Mêhicô bị khủng hoảng đưa
dến bò phá sản, IMF ra tay cứu trợ 57 tỷ USD, chỉ sáu
tháng sau Mêhicô đã gây được uy tín. Trong khi đó,
Inđônêsia, Thái Lan và Hàn Quốc nhận tổng cộng 120 tỷ
USD, nhưng hơn một năm sau khi khủng hoảng bùng nổ,
uy tín vẫn chưa được tái lập. về thực chất, nợ Mêhicô là
nợ chính phủ, trong khi nợ ở châu Á chủ yếu thuộc về
khu vực tư nhân- chính điều phức tạp này là nhân tô
chủ yếu làm chậm tốc độ phục hồi. Và như vậy, để có
thể thoát ra khỏi khủng hoảng, các quốc gia châu Á
phải tái càu trúc cơ cấu kinh tế - mà đầu tầu là Nhật
Bản, phải cải cách hệ thông ngân hàng cũng như các tô
chức tài chính và xác lập cơ chế kế toán công khai, đồng
19
thời các quốc gia châu Á phải gia tăng xuất khẩu để cứu
nguy kinh tế như Mêhicô đã làm.

Trong khi các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á bị suy
giảm mạnh thì các quốc gia Nam Á hầu như không bị ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính-tiền tệ. Theo ADB, Nam
Á đang dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế, GDP tăng
4,6%. Đặc biệt Ấn Độ có mức tăng trưởng cao nhất, 5,1%;
các nước khác tăng khá là Bănglađét, Nêpan, Butan,
Sri Lanca.
T ai T rung Quốc, trong bối cảnh phải đối phó với
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và trận lũ lịch sử chưa
từng có trong 100 năm nay, nhưng Trung Quốc vẫn đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tê khá cao 7,6% so với 8,8%
năm 1997. Ông Chen Huai, một nhà kinh tê của Trung
tâm nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung
Quốc nói rằng, năm 1998 là "giai đoạn chuyển tiếp quạn
trọng" từ mức tăng trưởng cao xuông dưới mức cao.
Tuy giảm 1,2% về tốc độ tăng trưởng GDP, song
Trung Quốc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ỏ
châu Á. Theo OECD, kết quả đó là do Trung Quốc giữ
được sự bình ổn tài chính và chính sách tiền tệ cùng cải
cách cấu trúc nền kinh tế Một số nhà kinh tế cho rằng,
khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á chỉ ảnh hưởng tới
triển vọng trước mắt của Trung Quốc nhưng không ảnh
hưởng đến sự thịnh vượng lâu dài của nước này và họ tin
tưởng vào thị trường tiêu thụ mới bắt đầu hình thành của
Trung Quốc. Theo uỷ ban kế hoạch phát triển nhà nước,
Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu đưa mức tăng trưởng
lên hai con sô" trong ba năm tới, nhưng sẽ cố gắng để đạt
được mức tăng trưởng thích hợp.
Cuộc khủng hoảng ở châu Á cũng tác động đến kinh tế
20

châu Phi, làm giảm giá dầu lửa, giá gỗ, giá bông và giá
cacao. Trong đó, tác động rõ rệt nhất đối với các nước xuất
khẩu này là sự giảm giá nguyên liệu: giá dầu giảm 30%,
giá các sản phẩm cơ bản khác giảm 12%. Theo IMF các
nưốc ỏ Trung Phi nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
giá dầu mỏ giảm một phần ba; các nước ở Tây Phi bị giảm
giá bông, giá cacao Tình hình đó đã làm cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế của châu Phi giảm 1 điểm, xuống còn 3,1%
so với 4,1% năm 1997. Tại hội nghị hàng năm của IMF và
WB, đại diện các nước châu Phi đều thống nhất rằng "các
nưốc châu Phi sẽ giảm chi tiêu nếu cần thiết nhưng không
được làm mất sự tăng trưởng của châu lục nàv".
Tác động của khủng hoảng châu Á đã lan sang các
nền kinh tê khác, không chỉ tới châu Phi, những nước
chuyên sản xuất hàng hoá nguyên liệu, mà còn tới cả Mỹ
Latinh. Theo đánh giá của uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh và
Caribe (ECLA), GDP năm 1998 của các nước Mỹ Latinh
đạt 2,3%, giảm gần một nửa so với năm 1997.
Các nguyên thủ quốc gia và thủ tướng của 21 nước Mỹ
Latinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nước Mỹ Latinh -
Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha đã phải kêu gọi Nhật Bản, Mỹ
và EU thực hiện ngay những biện pháp cần thiết để "tránh
sự trì trệ" trồng các nền kinh tế của họ và hốì thúc các nước
"tiên tiến nhất" tạo điều kiện dễ dàng cho các nưốc Mỹ
Latinh tiếp cận các thị trường tài chính quốc tê bằng cách
tăng cường một cách đáng kể khả năng tiền mặt trên thị
trường quốc tế.
Theo đánh giá của OECD, nền kinh tê của các nước
Đông Ầu ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ châu Á và đã hạn chê được ảnh hưởng bởi tình •

hình xáo trộn tại Nga bằng cách chuyển hưống buôn bán
21
với EU (loại trừ ba nước vùng Bantic là Estônia, Látvia và
Lítva và các nước khác trong Cộng đồng các quốc gia độc
lập có mối quan hệ thương mại mật thiết với Nga). Năm
1998, các nền kinh tế Đông Âu đã phục hồi phát triển
mạnh mẽ. Tổc độ tăng GDP đạt 3,4%, so vối mức 2,8%
năm 1997 và 1,6% năm 1996 OECD cho rằng sự phục
hồi mạnh của Đông Âu có một ý nghĩa quan trọng đôi với
sự phục hồi và phát triển kinh tê của EU, đặc biệt là Đức.
Trong các nước Đông Âu, Ba Lan có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao nhất, 5,8% so với 5,6% năm 1997. Giáo sư
G.Xasơ, Giám đốc Viện nghiên cứu Havard về phát triển
quốc tế đánh giá: "Ba Lan là một nước có sự phát triển
kính tế cao vào loại nhất châu Âu trong tám năm liên tục
và là một trong những nưốc thực hiện cải cách kinh tê
thành công nhất ở thập kỷ 1990". Lạm phát ở Ba Lan
trung bình là 0,5%/tháng; thất nghiệp giảm, nhiều việc
làm mới được tạo thêm; đời sông của nhân dân được cải
thiện. Đầu tư nưốc ngoài tăng mạnh, (tính đến giữa năm
1998, tổng vốn đầu tư nưốc ngoài vào Ba Lan lên tới 30 tỷ
USD) đưa Ba Lan lên vị trí sô" một về thu hút đầu tư nưốc
ngoài ở Đông Au.
Nềh kinh tế N ga sau 10 năm liền liên tục suy thoái,
đến năm 1997 được phục hồi đáng kể với tốc độ tăng GDP
là 0,5%. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, năm 1998, nước Nga
lại rơi vào khủng hoảng. Quỹ tiền tệ quốc tế và Tô chức
hợp tác và phát triển kinh tế, Ngân hàng thế giới đều
thõng nhất đánh giá, tốc độ tăng trưởng GDP của Nga
giảm mạnh, - 6% (Bộ Tài chính Nga đánh giá, GDP giảm -

5%). Chính phủ của Thủ tướng Nga E.Primacốp đã đưa ra
những biện pháp ổn định kinh tê tạm thời, nhưng cuộc
khủng hoảng kinh tế vẫn đang ngày càng nghiêm trọng.
22
Đồng rúp bị mất giá cao, tình trạng khan hiếm năng
lượng nghiêm trọng ở một sô vùng và cả nước Nga đang
khan hiếm ngoại tệ. Theo thông báo của Ngân hàng trung
ương Nga, từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 1 tháng Mười
hai 1998 dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đã giảm 30%,
trong đó tổng số ngoại tệ giảm 37%, còn tông số vàng giảm
12%. Những khó khản trỏ ngại của nền kinh tế vẫn không
clược dỡ bỏ. Toàn bộ hệ thông ngân hàng hoạt động kém
hiệu quả chưa được cải cách (Nga hiện có khoảng 1500
ngân hàng). Lạm phát gia tăng, uỷ ban thống kê nhà nước
Nga cho biết, tỷ lệ lạm phát tăng khoảng gần 70% so với mức
11% năm 1997 và Nga đang đứng trưốc nguy cơ siêu lạm
phát. Tiền lương giảm xuổng còn xấp xỉ 60% mức của năm
1989 và tình trạng nợ lương người lao động kéo dài không
dược giải quvết. Đi liền vói sự bất ổn về kinh tê - tài chính là
những bất ổn về chinh trị đã xoá đi những dấu hiệu đáng
khích lệ dầu tiên của nền kinh tế thị trường. Các nhà
phân tích trên thế giói cho rằng, tình hình kinh tế Nga
hiện nay là quá mong manh và rất không ổn định để có
thể đưa ra bất cứ một dự báo nào.
Thất nghiệp gia tăng
Theo dánh giá của Tổ chức lao động quốc tế của Liên
hợp quốc (ILO) số người thất nghiệp trên toàn thê giối
hiện nay đã lên tới mức kỷ lục, 1 tỷ người (chiếm 1/3 lực
lượng lao động của toàn thế giới) và hàng triệu người khác
dang chuẩn bị gia nhập đội quân này do khủng hoảng tài

chính ở châu Á và Nga. Tổng giám đốc 1LO, Michel
Hansene, cho biết "tình hình việc làm trên thê giới đang
ngày càng ảm đạm", thị trường lao động ỏ nhiều nước đã
giảm mạnh. Tại châu Á, sau ba thập kỷ tăng trưởng mạnh
23
chưa từng thây, khu vực này hiện đang gia tăng nạn thất
nghiệp. Năm 1998, khoảng 10 triệu người đã bị thất
nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gấp ba, bốn lần trong
hai năm qua ở nhiều nước châu Á. Chỉ trong vòng một
năm, nạn thất nghiệp ở Inđônêsia đã tăng gấp ba lần, lên
15%. Thái Lan tăng ba lần, lên 6%; Hàn Quốc cũng tăng
ba lần, lên 7%. Ngay cả đôi với các nền kinh tế không bị
ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng, tình hình việc
làm cũng giảm sút. Tại Trung Quốc, số công nhân bị sa
thải khoảng 3,5 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp lên tới
gần 6%. Tỷ lệ thất nghiệp của Hồng Công tăng từ 2.2%
năm 1997 lên 5% năm 1998. Tại Ấn Độ, Pakistan và
Bănglađét, số người thất nghiệp đều tăng. ILO cho biết "tỷ
lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp tiếp tục ở mức cao sẽ
dẫn tới việc loại bỏ thanh niên và người già, những người
lao động không có trình độ chuyên môn, những người tàn
tật và những người thiểu sô" ra khỏi lực lượng lao động xã
hội và những thành kiến nặng nề đối với phụ nữ".
Khủng hoảng và nạn thất nghiệp ở châu Á* đang gây
ra nỗi thông khổ không cần thiết cho người bị thất nghiệp,
đe doạ nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng. Tại Inđônêsia,
thất nghiệp tăng đã gây ra áp lực xã hội to lớn dẫn tới các
cuộc bạo loạn đẫm máu. Các bất đồng trong giới lãnh đạo
Malaisia trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế cũng
đã đẩy nước này vào cuộc khủng hoảng về xã hội và chính

trị Tô chức lao động quốic tế thật sự lo ngại về nguy cơ
khủng hoảng xã hội ở châụ Á, bởi theo ILO "chỉ cần kinh
tế phát triển trì trệ, thậm chí đạt mức tăng trưởng 1%, là
có thể nảy sinh những khó khăn do thiếu các mạng lưới
bảo hiểm xã hội và tình trạng phá sản của các công ty".
Các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, tỷ lệ thất
24
nghiệp cũng gia tăng từ sô không lên hơn 9%. Mức sông
của đa só dân chúng bị giảm sút. Ba Lan, Hunggari, thất
nghiệp cao ở mức 10,4% và 9,2%, Crôatia là 17,6%.
Tại châu Phi, Mỹ Latinh, thất nghiệp cũng đều tăng.
Hầu hết việc làm ở châu Phi là trong khu vực nông
nghiệp với năng suất thấp.
Các nước phát triển như Mỹ và EU, tỷ lệ thất nghiệp
tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Liên minh châu Âu -
quê hương của 18 triệu người thất nghiệp, chiếm 10,3%
lực lượng lao động. Tốc độ tăng trưởng trì trệ ở Nhật Bản
kể từ giữa thập niên 1990 làm cho các sô" liệu thông kê về
tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1% so với 3,4% năm 1997;
3,3% năm 1996. Các nhà phân tích chính trị ở Tokyo đã
phải liên tiếp báo động rằng các vụ tham nhũng ngày càng
nhiều và những vụ bê bôi tiền bạc, mua bán chức vụ xảy
ra trong toàn bộ nền kinh tế, trong chính quyền nói lên
một sự thật là chế độ xã hội tạo nên sự phồn vinh thần kỳ
của nước Nhật sau chiến tranh cần phải được cải tổ.
Thanh niên hiện chiếm khoảng 60 triệu người thất
nghiệp trên toàn thế giới, trong đó 20% là rihững người bị
thất nghiệp ở các nước thuộc OECD đã bị tổn thương trước
những cuộc suy giảm kinh tế và tạo ra một nguy cơ phá
hoại các công trình văn hoá, tội phạm và rối ren xã hội.

Tổ chức lao động quốc tê cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp
cao sẽ gây nguy hiểm về mặt kinh tế cho các quốc gia và
yêu cầu các chính phủ phải lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp,
nhất là với các quốc gia châu Á.
Kỷ lục về thiên tai của toàn thê giới
Viện quan sát thế giới của Mỹ và Công ty bảo hiểm
Đức đánh giá năm 1998 là năm kỷ lục về thiên tai của
25
toàn cầu. Các loại thiên tai như lù lụt, bão tô, hạn hán.
sóng thần, hoả hoạn đã gây tổn thất cho các nước trên thê
giói ít nhất 90 tỷ đôla, nhiều hơn con sô" 53 tỷ đôla của
thập niên 1980 và cao hơn con sô" 60 tỷ USD của năm
1997, tăng 48% so với tổn thất của năm 1996. Toàn thê
giới có 32.000 người thiệt mạng và 300 triệu người bị ảnh
hưởng trong các vụ thiên tai, trong đó thiệt hại nặng nể
nhất là các nước Trung Mỹ và Caribê (11.000 người thiệt
mạng) và Trung Quôc (3.700 người thiệt mạng). Chỉ trong
ba quý đầu năm 1998, riêng công ty bảo hiểm của Mỹ đã
phải đền bù 8 tỷ đôla, tăng gấp ba lần sô tiền bồi thường
của năm 1997.
Một trong những nguyên nhân gây ra thiên tai
nghiêm trọng là do con người gây ra ô nhiễm môi trường,
chặt phá rừng bừa bãi. Theo các chuyên gia Mỹ, hiện
tượng "E1 Nino" và "La Nina" trong năm 1998 đã làm tăng
50% sô" lượng cơn bão và 30% sô" lượng áp thấp nhiệt đới.
Vì vậy, chính phủ cần phải có một chiến lược phát triển
phù hợp, kết hợp vối bảo vệ môi trường sinh thái. Hội nghị
quốc tê" Buenos Aires (Áchentina) tháng Mười một 1998 vê
thay đổi khí hậu, gồm hơn 3000 đại biểu của gần 180
quổc gia trên thê" giới, đã thảo luận các biện pháp nhằm

ngăn chặn tình trạng trái đất ấm lên, gây nguy hại cho
khí hậu toàn cầu. Mỹ và các nước công nghiệp khác đã
đồng ý hạn chê" khí thải gây "hiệu ứng nhà kính".
Khí hậu toàn cầu bị thay đổi là thách thức lớn nhất
trong lịch sử loài người. Tổng thông Áchentina, Carlos
Menem, nhấn mạnh: "Hành tinh là nhà của chúng ta, và
bảo vệ nó là trách nhiệm của chúng ta".
Thất nghiệp và thiên tai gia tăng đã làm cho tình
trạng nghèo đói trên thê giới gia tăng, khoét sâu thêm hô
26
ngăn cách giữa các nước giàu và nước nghèo. Năm 1965,
thu nhập bình quân đầu người tại bảy nước công nghiệp
hàng đầu thế giối cao gấp 20 lần so với bảy nước nghèo
nhất thê giới. Đến nay hô" sâu khoảng cách này đã tăng
lên 40 lần. Theo đánh giá của Tổ chức lương thực và nông
nghiệp Liên hợp quốc (FAO), số người đói ăn thường
xuyên trên thế giới ngày càng gia tăng. Tại Nam Á, sô"
người suy dinh dưỡng tăng từ 237 triệu người năm 1990
lên tới hơn 260 triệu người năm 1998, còn ở Đông và Đông
Nam Á có khoảng 258 triệu người suy dinh dưỡng, trong
đó Hàn Quốc có khoảng 5,5 triệu người bị tụt xuống dưới
mức nghèo khổ và Thái Lan là 6,7 triệu người, Inđônêsia
thêm 20% sô" dân, hay 40 triệu người, bị lâm vào nghèo
đói. Đây cũng chính là một khó khăn đối với việc đem lại
đời sông ngày càng ấm no, giàu có hơn cho nhân loại trong
xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tê" thế giới hiện nay.
Đầu tư nước ngoài vẫn đạt kỷ lục
Trái ngược với tình hình năm 1997, mặc dù tăng
trưởng thương mại thế giới giảm hơn một nửa, chỉ còn
3,7% so vối 9,4% năm 1997 và 6,3% năm 1996, song đầu

tư nước ngoài trên toàn thê giối vẫn gia tăng và đạt mức
cao kỷ lục, bất chấp cả tình trạng suy giảm kinh tê" trên
thê giới. Theo đánh giá của Hội nghị Liên hợp quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD), đầu tư nưâc ngoài
trên thê giới đạt khoảng 4.000 tỷ USD, tăng khoảng 10%
so với năm 1997, trong đó đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(FDI) đạt khoảng 440 tỷ USD, tăng 10% so với năm 1997.
Ba quốc gia đứng đầu thê giới vê FDI là Mỹ, Anh và Đức.
FDI vào châu Á vẫn chiếm khoảng 1/3 tổng vốn FDI toàn
thê giới. UNCTAD cho rằng chỉ có vốn đầu tư ngắn hạn
27
vào các thị trường chứng khoán là giảm, còn vốn đầu tư
dài hạn vẫn tương đối ổn định và có chiều hướng gia tăng.
Những nhân tô chính làm tàng trưởng FDI là sự sáp
nhập, liên kết giữa các công ty, doanh nghiệp với nhau
tăng mạnh, quá trình tư nhân hoá và bản thân các nước
đều nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài.
Làn sóng sáp nhập công ty tăng mạnh
Năm 1998, làn sóng sáp nhập công ty để trở thành
các công ty siêu lớn diễn ra mạnh hơn bao giờ hết. Đây là
làn sóng sáp nhập thứ tư kể từ làn sóng đầu tiên diễn ra
vào cuối thế kỷ XIX. Không giống như những năm đầu
thế kỷ XX, việc sáp nhập công ty đã trở thành một xu
thê tất yếu và rất mạnh. Năm 1996, toàn cầu có 22.729
vụ sáp nhập, nay con sô" này lên tói gần 30.000 vụ sáp
nhập. Mức giao dịch của các công ty sáp nhập tăng 35%,
tức đạt trên 2.000 tỷ USD so với năm 1995. Làn sóng sáp
nhập đụng chạm đến hầu hết tất cả các ngành, bao gồm
ngành công nghệ cao, ngành truyền thông, ngành chế tạo
và cả ngành dịch vụ. Trị giá sáp nhập lên tới mấy chục

tỷ USD, thậm chí mâ"y trăm tỷ USD như vụ sáp nhập
giữa National Bank Corp với Bank America Corp; trị giá
hợp đồng là 57,3 tỷ USD; đưa ngần hàng mới sáp nhập
trỏ thành ngân hàng lổn nhất của Mỹ với tổng vốn tài
sản 570 tỷ USD. Các vụ sáp nhập không chỉ diễn ra
trong biên giới một nước, mà còn mở rộng ra giữa các
quốc gia của các châu lục. Vụ sáp nhập râ't được chú ý là
giữa Chrysler - hãng sản xuất ôtô lớn thứ ba của Mỹ, vối
hãng Daimler - Benz, nhà sản xuất ôtô hàng đầu của
Đức và châu Âu.
Làn sóng sáp nhập công ty đã hình thành các công ty
28

×