BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: QUẢN LÝ KHAI
THÁC THƢỜNG XUYÊN KÊNH
NỘI ĐỒNG TRÊN HỆ THỐNG
THỦY NÔNG
MÃ SỐ: MĐ03
NGHỀ: QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ cho nên các nguồn thông tin
có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo
và tham khảo.
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
2
LỜI GIỚI THIỆU
Quản lý khai thác thƣờng xuyên kênh nội đồng trên hệ thống thủy
nông nhằm trang bị cho học viên học nghề tại các trƣờng dạy nghề và các
trung tâm dạy nghề những kiến thức về quản lý khai thác kênh nội đồng. Với
các kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng
nhƣ công việc tại các xí nghiệp thủy nông. Mô đun cũng có thể làm tài liệu
tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các ngành khác quan tâm
đến lĩnh vực này.
Để xây dựng giáo trình này chúng tôi đã đi tham khảo tại các cơ sở: Cty
TNHH nhà nƣớc một thành viên quản lí khai thác công trình thủy lợi Bắc
Đuống, Cty TNHH nhà nƣớc một thành viên đầu tƣ và phát triển Sông Đáy,
sông Tích, sông Nhuệ và đã trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quản
lí thủy nông kết hợp với kinh nghiệm thực tế chúng tôi xây dựng Mô đun gồm
4 bài :
Bài 1 Bảo vệ hệ thống kênh nội đồng trong hệ thống thủy nông
Bài 2 Quản lý bảo đƣỡng đoạn đầu kênh
Bài 3 Điều tiết mực nƣớc trên kênh
Bài 4 Kiểm tra tu sửa thƣờng xuyên hệ thống kênh
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhƣng giáo trình chắc
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của
ngƣời sử dụng và các đồng nghiệp.
Tham gia biên soạn
Ban chủ nhiệm
3
MC LC
ĐỀ MC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
MÔ ĐUN: QUẢN LÝ KHAITHÁC THƢỜNG XUYÊN KÊNH NỘI ĐỒNG
TRÊN HỆ THỐNG THỦY NÔNG 5
Giới thiệu mô đun: 5
Bài 1: Bảo vệ hệ thống kênh nội đồng trong hệ thống thủy nông 5
Mục tiêu: 5
A. Nội dung: 5
1. Nhiệm vụ và nội dung công tác. 5
1.1. Mục đích ý nghĩa. 7
1.2. Nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý 7
2. Những điều kiện kỹ thuật cơ bản làm việc bình thƣờng của hệ thống thủy
nông và những chỉ tiêu công tác của chúng. 8
B. Câu hỏi và bài tập 9
Bài 2: Quản lý bảo dƣỡng đoạn đầu kênh 10
Mục tiêu: 10
A. Nội dung: 10
1. Phạm vi đoạn đầu kênh 10
2. Nhiệm vụ quản lý đoạn đầu kênh. 10
B. Câu hỏi và bài tập 11
Bài 3: Điều tiết mực nƣớc trên kênh 12
Mục tiêu: 12
A.Nội dung: 12
1 Chế độ sử dụng các cấp kênh. 12
2 Duy trì mực nƣớc kênh. 13
3 Bảo vệ hệ thống kênh 15
5. Bảo vệ các phƣơng tiện làm việc, các trang thiết bị quan trắc. 17
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 17
C. Ghi nhớ: 18
Bài 4: Kiểm tra tu sửa thƣờng xuyên hệ thống kênh 19
4
Mục tiêu: 19
A. Nội dung: 19
1. Quản lý tu sửa đƣờng kênh tƣới. 19
2. Các điều kiện khi quản lý khái thác đƣờng kênh 20
C. Ghi nhớ: 26
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 27
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 27
II. Mục tiêu: 27
III. Nội dung chính của mô đun: 27
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 28
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 28
VI. Tài liệu tham khảo 29
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 30
NGHỀ: “ QUẢN LÍ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG” 30
5
MÔ ĐUN: QUẢN LÝ KHAI THÁC THƢỜNG XUYÊN KÊNH NỘI
ĐỒNG TRÊN HỆ THỐNG THỦY NÔNG
Mã số mô đun: MĐ03
Giới thiệu mô đun:
Quản lý khai thác thƣờng xuyên kênh nội đồng trong hệ thống thuỷ nông có
thời gian đào tạo là 88 giờ trong đó có 18 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 06
tiết kiểm tra với mục đích thực hiện đƣợc các công việc thƣờng xuyên trong
quản lí kênh nội đồng, bảo vệ kênh nội đồng, sửa chữa đƣợc các hƣ hỏng nhỏ
trên đƣờng kênh nội đồng.
Bài 1
Bảo vệ hệ thống kênh nội đồng trong hệ thống thủy nông
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc các quy định về quản lý bảo vệ hệ thống kênh;
- Trình bày các bƣớc bảo vệ bờ kênh, mái kênh, lòng kênh;
- Quản lý đƣợc sự thông suốt của dòng chảy trên kênh;
- Quản lý các phƣơng tiện, máy móc thiết bị quan trắc;
- Cẩn thận, an toàn trong quá trình bảo vệ.
A. Nội dung:
1. Nhiệm vụ và nội dung công tác.
Hệ thống kênh nội đồng trong hệ thống thủy nông có nhiệm vụ lấy nƣớc
từ các kênh cấp trên hay các công trình đầu kênh dẫn và phân phối nƣớc đến
những khu vực cần nƣớc theo từng đơn vị. Để đáp ứng đƣợc theo yêu cầu của
đơn vị dùng nƣớc thì trách nhiệm thuộc về ngƣời quản lý hệ thống kênh trên hệ
thống thủy nông đó và một số công trình trên hệ thống kênh đó.
Hình 1.1 Hệ thống kênh nội đồng
6
Một tập hợp các công trình liên quan với nhau nhƣ.
- Công trình đầu mối lấy nƣớc nhƣ: cống, đập, hồ chứa trạm bơm.
- Các công trình điều tiết nƣớc trên kênh.
- Mạng lƣới kênh mƣơng thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng.
- Các công trình vƣợt trƣớng ngại vật nhƣ xi phông, cầu máng, đƣờng
hầm, đƣờng ống tạo thành một hệ thống công trình thủy nông.
- Các cống tƣới tiêu ở đầu các cấp kênh.
1.1. Mục đích ý nghĩa.
Quản lý công trình là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác quản lý khai
thác hệ thống thủy nông, nhằm bảo đảm công trình hoạt động bình thƣờng và
phát huy hết tiềm lực của nƣớc.
Quản lý công trình sẽ kéo dài thời gian sử dụng công trình, nâng cao hiệu
ích dùng nƣớc.
Thông qua công tác quản lý công trình để kiểm tra và đánh giá mức độ
chính xác của các khâu quy hoạch, thiết kế, thi công. Vì vậy không ngừng cải
tiến quản lý công trình làm cho công tác này ngày càng tốt hơn là trách nhiệm
rất lớn của những ngƣời làm công tác quản lý.
1.2. Nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý.
a. Nhiệm vụ quản lý.
Công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy nông là một công tác
nghiệp vụ kỹ thuật phức tạp, nhiệm vụ của công tác là:
Hình 1.2 Dốc nƣớc
7
- Tận dụng triệt để năng lực thiết kế của công trình để phục vụ sản xuất.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận hành khai thác
b. Nội dung của công tác.
Nội dung của công tác quản lý công trình hệ thống thủy nông bao gồm
các mặt sau đây:
- Quản lý sử dụng công trình.
- Bảo dƣỡng và tu sửa công trình.
- Cải tiến công trình.
- Quan trắc và nghiên cứu công trình.
c. Trách nhiệm của cán bộ quản lý.
Nhƣ trên đã trình bày, quản lý công trình là công tác nghiệp vụ kỹ thuật
phức tạp, vì vậy cán bộ quản lý có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:
- Vận hành công trình đúng kỹ thuật.
- Trông coi, bảo vệ, bảo dƣỡng công trình an toàn.
Muốn làm tốt hai nhiệm vụ trọng yếu trên cán bộ quản lý cần phải:
- Hiểu rõ ý nghĩa và nắm chắc các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản.
- Nắm chắc và thực hiện đầy đủ nội quy bảo vệ công trình.
- Hiểu rõ ý nghĩa và làm tốt các chế độ bảo dƣỡng, tu sửa thƣờng xuyên.
- Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, phát hiện theo dõi diễn biến hƣ
hỏng.
- Vận hành công trình đúng kỹ thuật, kịp thời và an toàn cho công trình,
máy móc và đảm bảo an toàn lao động.
2. Những điều kiện kỹ thuật cơ bản làm việc bình thƣờng của hệ thống thủy
nông và những chỉ tiêu công tác của chúng.
Những công trƣờng quốc doanh, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các
nghành nông nghiệp khác chỉ có thể đảm bảo dùng đất trồng nông nghiệp có
hiệu quả khi hệ thống thủy nông ở vào trạng thái tốt, tất cả các đầu mối, các bộ
phận của công trình trong hệ thống làm việc đƣợc. Sự quản lý khai thác hệ thống
thủy nông đƣợc thực hiện với sự tổ hợp lẫn nhau của các phƣơng sách tổ chức
nông nghiệp và kỹ thuật canh tác, nhƣng phƣơng sách đó đã đƣa đến thu hoạch
mùa màng cây trồng nông nghiệp cao và ổn định trên hệ thống thủy nông.
Những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chứng tỏ đặc điểm tình hình trạng thái làm
việc tốt của hệ thống nhƣ sau:
- Không lấy nƣớc quá lƣợng vào hệ thống thủy nông và bảo đảm tiêu
thoát nƣớc độc hại ra ngoài hệ thống để phòng ngừa đất tƣới không bị mặn hoặc
lầy lụt, xói mòn.
8
- Những công trình đầu mối, kênh mƣơng và các công trình thủy nông
khác có đủ quy mô kích thƣớc cần thiết nhƣ đã dƣợc thiết kế.
- Những đƣờng mực nƣớc ở các kênh cấp trên phải công tác trên những
mực nƣớc của các kênh cấp dƣới của hệ thống thủy nông.
- Tất cả các kết cấu của công trình, thủy nông những cánh cửa, những
thiết bị cơ khí đóng mở phải ở trạng thái tốt, cửa vào không bị nƣớc bẩn.
- Mạng lƣới giao thông trên hệ thống đảm bảo đi lại thông suốt cho những
phƣơng tiện giao thông và máy móc nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp
đồng áng và thu hoạch mùa màng…
Đó là những chỉ tiêu chủ yếu yêu cầu công tác thủy nông phải đạt đƣợc
công tác quản lý công trình trên hệ thống thủy nông có thể chia 5 loại:
- Quản lý đoạn đầu kênh.
- Quản lý đƣờng kênh tƣới.
- Quản lý đƣờng kênh tiêu.
- Quản lý các công trình trên kênh.
- Quản lý kho nƣớc và trạm bơm tƣới, tiêu.
B. Câu hỏi và bài tập
- Những chỉ tiêu kênh mƣơng làm việc bình thƣờng.
- Mục đích và ý nghĩa công tác quản lý.
9
Bài 2
Quản lý bảo dƣỡng đoạn đầu kênh
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc các quy định công tác bảo dƣỡng đoạn đầu kênh.
- Trình bày phƣơng pháp quản lý đoạn đầu kênh.
- Quản lý đƣợc sự thông suốt của dòng chảy đoạn đầu kênh.
- Cẩn thận, an toàn trong quá trình quản lí.
A. Nội dung:
1. Phạm vi đoạn đầu kênh.
Bộ phận lòng sông.
Bộ phận lòng sông là đoạn sông ở phía trên và phía dƣới cửa lấy nƣớc.
Chiều dài đoạn phía trên và phía dƣới phụ thuộc vào việc bố trí các công trình
dùng cho việc lấy nƣớc nhƣ tƣờng lái nƣớc, phao hƣớng dòng. Chiều dài đoạn
phía dƣới phụ thuộc vào việc đặt các thiết bị bảo vệ nhƣ kè đá…
Khi đầu mối lấy nƣớc có đập dâng theo viện sĩ NAWAPOB chiều dài
lòng sông phía thƣợng lƣu đƣợc tính theo chiều dài đọn nƣớc dâng.
Đối với đầu mối lấy nƣớc có dập dâng hoặc lấy nƣớc bằng máy bơm, thì
độ dài lòng sông đoạn đầu kênh nên bào gồm hết các công trình hƣớng dòng,
bảo vệ, công trình tập trung nƣớc vv… Nhƣng cũng không nhỏ hơn 200m về
phía thƣợng lƣu và 200m về phía hạ lƣu của công trình đầu mối lấy nƣớc.
Đối với lòng sông, hai bên bờ dễ bị xói lở hoặc cần phải tăng cƣờng bảo
vệ thì chiều dài lòng sông đoạn đầu kênh không đƣợc nhỏ hơn 20 lần chiều rộng.
2. Nhiệm vụ quản lý đoạn đầu kênh.
Công tác quản lý đoạn đầu kênh có nhiệm vụ và nội dung chủ yếu sau:
- Tổ chức sửa chữa lòng sông, điều chỉnh hƣớng nƣớc để đảm bảo lƣợng
nƣớc định lấy.
- Trong mùa lũ khi lấy nƣớc với lƣu lƣợng bất thƣờng cần phòng ngừa
việc xói lở lòng sông, lòng kênh không làm vỡ đê.
- Điều khiển cửa cống lấy nƣớc theo đúng biểu đồ dùng nƣớc đã ấn định.
Khi đóng mở phải đóng mở đối xứng. Và với tốc độ quy định trong nội quy vận
hành để chống xỏi lở đƣờng kênh sau kênh.
- Định kỳ việc tháo cát, quản lý bể lắng cát, phòng ngừa loại bùn cát thô
và cỏ rác chảy vào kênh.
- Phải có kế hoạch bảo vệ tu sửa.
10
- Bảo vệ tu sửa các công trình nhƣ định kỳ lau dầu mỡ các thiết bị, kiểm
tra tu sửa những chỗ hƣ hỏng.
- Tiến hành quan trắc về lƣu lƣợng, mực nƣớc, lƣợng ngậm cát của nƣớc
sông, nƣớc trong kênh, quan trắc tình hình biến dạng của đê, công trình bảo vệ,
các công trình thủy nông, kênh mƣơng.
- Chuẩn bị sẵn sàng một số lƣợng vật liệu, máy móc để dùng cho việc cấp
cứu công trình lúc nguy hiểm và đƣợc để ở một vị trí quan trọng.
- Ngoài ra khi tiến hành sửa chữa lớn thì cần lập kế hoạch về khối lƣợng
nhân công đƣa lên công ty duyệt mới đƣợc tiến hành.
B. Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi:
- Phạm vi đoạn đầu kênh.
- Nhiệm vụ quản lý đoạn đầu kênh.
11
Bài 3
Điều tiết mực nƣớc trên kênh
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc chế độ sử dụng các cấp kênh.
- Trình bày phƣơng pháp duy trì mức nƣớc trên kênh.
- Trình bày các bƣớc nâng, hạ mức nƣớc trên kênh.
- Nâng, hạ đƣợc mực nƣớc trên kênh chính xác, kịp thời.
- Duy trì đƣợc mực nƣớc trên kênh đúng cao trình thiết kế.
- Cẩn thận, an toàn trong quá trình điều tiết nƣớc.
A. Nội dung:
1. Chế độ sử dụng các cấp kênh.
1.1 Những quy định chung.
a. Quy phạm quản lý, sử dụng và bảo vệ kênh trong hệ thống thủy nông
áp dụng cho tất cả các cấp kênh tƣới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các
kênh cách ly nƣớc ngoại lai, thoát nƣớc ven đồi, không áp dụng cho các kênh
phân lũ, vận tải, thủy điện, dẫn cá v.v…
b. Chỉ đƣợc phép sử dụng kênh các cấp theo đúng nhiệm vụ thiết kế đã
đƣợc phê chuẩn trong văn bản duyện thiết kế chính thức của hệ thống. Trong
trƣờng hợp muốn thay đổi thiết kế thì phải đƣợc sự đồng ý của cấp trên.
c. Việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hệ thống kênh phải thống nhất và phải
đƣợc Ban chủ nhiệm Công ty hoặc trạm quản lý thủy nông độc lập điều khiển
theo quy phạm, quy trình đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d. Chỉ những công nhân, cán bộ làm công tác quản lý trong hệ thống mới
đƣợc phép sử dụng hệ thống kênh các cấp, các công trình và trang thiết bị quản
lý trên kênh.
1.2. Định nghĩa gọi tên và ký hiệu các cấp kênh.
Định nghĩa: Kênh trong hệ thống thủy nông là công trình làm bằng đất đá,
gạch, bê tông hặc một số vật liệu khác dùng để dẫn nƣớc tƣới, tiêu để phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp.
Tên gọi và ký hiệu các cấp kênh tưới.
Kênh ngoài: là kênh dẫn nƣớc từ nguồn nƣớc đến công trình đầu mối của
hệ thống, ký hiệu Kn.
12
Kênh trong: là kênh dẫn nƣớc từ công trình lấy nƣớc đến công trình đầu
mối của hệ thống, ký hiệu Kt.
Kênh chính: là kênh dẫn nƣớc công trình đầu mối đi phân phối cho các
kênh nhánh cấp I, ký hiệu KC.
Trong trƣờng hợp hệ thống có nhiều kênh chính ta ký hiệu nhƣ sau: KC
1
,
KC
2
,
KC
3
.
Kênh nhánh cấp I: là kênh dẫn nƣớc từ kênh chính đi phân phối cho các
kênh nhánh cấp II, ký hiệu N
1,
N
2
, N
3
…
Kênh nhánh cấp II: là kênh dẫn nƣớc từ kênh nhánh cấp I đi phân phối
cho các kênh nhánh cấp III, ký hiệu N
1-1,
N
2-1
, N
3-2
…
Kênh nhánh cấp cuối cùng: là kênh dẫn nƣớc từ kênh cấp trên trực tiếp đi
phân phối cho mặt ruộng, ký hiệu N
1-1…n,
N
2-2…n
, N
3-1…n
…
Tên gọi và ký hiệu các cấp kênh tiêu.
Kênh ngoài: là kênh dẫn nƣớc từ công trình đầu mối tiêu thoát ra sông,
suối, ao, hồ, ký hiệu KT
n
.
Kênh tiêu chính: Là kênh dẫn nƣớc từ đầu các kênh nhánh cấp 1 đƣa
nƣớc về công trình đầu mối tiêu ký hiệu KT
1,
KT
2
.
Kênh tiêu nhánh cấp I: Dẫn nƣớc từ kênh tiêu nhánh cấp II, ký hiệu T
1,
T
2
…
Kênh tiêu nhánh cấp cuối cùng làm nhiệm vụ dẫn nƣớc từ mặt ruộng và
đƣa về kênh cấp trên, ký hiệu T
1-2-3 n
…
Nếu một kênh làm cả hai nhiệm vụ tƣới và tiêu thì ký hiệu kênh đó theo
nhiệm vụ chính.
2. Duy trì mực nƣớc kênh.
2.1. Việc điều tiết mực nƣớc trên kênh
Căn cứ vào kế hoạch dùng nƣớc từng vụ, khả năng dẫn nƣớc của mỗi cấp
kênh, tình trạng và chất lƣợng của hệ thống kênh, chủ nhiệm công ty quản lý
thủy nông quy định mực nƣớc cao nhất cho phép giữ trên các cấp kênh và ở các
công trình điều tiết.
Trong quá trình dẫn nƣớc nếu xảy ra sự cố cán bộ công nhân làm công tác
quản lý có quyền nâng hoặc hạ mức nƣớc trên các cấp kênh, nhƣng phải báo
ngay cho Ban chủ nhiệm công ty quản lý thủy nông biết để hạn chế hoặc đình
chỉ việc lấy nƣớc vào hệ thống. Mực nƣớc điều tiết trên kênh không đƣợc vƣợt
quá mức gia cƣờng trên mỗi cấp kênh.
Để đảm bảo an toàn cho bờ kênh, mái kênh đối với các kênh làm bằng
đất. Hoặc lát khan bằng các vật liệu khác, khi điều tiết nƣớc trên kênh phải nâng
và hạ mục nƣớc từ từ.
13
Khi dẫn tháo nƣớc trên các cấp kênh tốc độ nƣớc chảy không đƣợc vƣợt
quá tốc độ cho phép và không đƣợc bé hơn tốc độ lắng cho phép trên mỗi cấp
kênh.
Khi lấy nƣớc vào kênh, chủ nhiệm công ty quản lý thủy nông phải khống
chế lƣu lƣợng và thời gian lấy nƣớc. Trong bất cứ trƣờng hợp nào lƣu lƣợng lấy
vào cũng không đƣợc lớn hơn lƣu lƣợng dẫn cho phép đối với mỗi cấp kênh.
2.2. Chế độ vận tải thuỷ ở lòng kênh
Chỉ những hệ thống thuỷ nông có thiết kế công trình vận tải thuỷ trên
kênh mới cho phép vận tải thuỷ trên kênh. Việc vận tải thuỷ trên các hệ thống
không có công trình vận tải để phục vụ giao thông trong nội bộ hệ thống hoặc
trên một đoạn kênh thì phải đƣợc sự đồng ý của Công ty quản lý thủy nông cho
phép trên mỗi cấp kênh.
Trên mỗi cấp kênh cho phép hệ thống giao thông qua lại phải ghi rõ kích
thƣớc, tải trọng, mực nƣớc, tốc độ cho phép các phƣơng tiện đi lại trên kênh.
Các phƣơng tiện đi lại trong kênh phải đi theo hàng và đi về phía phải bờ
kênh và phải tuân theo sự chỉ dẫn của ngƣời trực tiếp quản lý đoạn kênh đó
trong trƣờng hợp cân thiết.
Trong khi dẫn và phân phối nƣớc để đảm bảo an toàn cho công trình và
đúng theo kế hoạch tƣới thì chủ nhiệm công ty hoặc ngƣời quản lý trực tiếp có
thể giảm bớt hoặc tạm đình chỉ việc lƣu hành của các phƣơng tiện trên kênh, và
Hình 1.3 Dẫn và phân phối nƣớc
14
phải thông báo cho cấp trên trực tiếp biết và thông báo trƣớc 24 giờ tại các vị trí
quan trọng trên hệ thống.
3 Bảo vệ hệ thống kênh
a. Cấm xây dựng nhà, kho tàng công xƣởng hoặc xây dựng bất cứ một
công trình nào khác trên hệ thống kênh và trong phạm vi bảo vệ của kênh theo
nhƣ quy định ở điều 18 chƣơng II trong quy phạm quản lý công tác và bảo vệ
các công trình trên kênh.
- Đối với các hệ thống kênh thƣờng xuyên dùng phƣơng tiện cơ giới để
nạo vét thì tuỳ thép quy mô của các cấp kênh, Công ty quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi đề nghị với UB tỉnh quy định cụ thể khoảng lƣu không dành cho
việc xây dựng bể lắng, khoảng lƣu không chỉ cho phép trồng lúa, hoa màu hoặc
cây công nghiệp ngắn ngày không cho phép xây dựng các công trình khác.
- Đối với các kênh ven theo sƣờn núi trong phạm vi cho phép Công ty
khai thác công trình thuỷ lợi đề nghị UB tỉnh ra quyết định rõ về việc cho phép
trồng các loại cây phù hợp và có tác dụng che phủ mặt đất và giữ nƣớc. Ngoài ra
không cho phép có bất cứ một hành vi nào khác xâm hại đến công trình.
b. Cấm tự xẻ, đào kênh xây cống mới, nâng hạ cống cũ, đắp bờ kênh, xây
dựng các công trình phục vụ dân sinh khi chƣa đƣợc sự chỉ đạo của cấp trên.
c. Cấm chăn thả gia cầm gia súc trên bờ kênh, mái kênh, lòng kênh, cấm
quốc phá bờ kênh, lấy đất, đào ao trồng cỏ trên bờ kênh, mái kênh.
Hình 1.4 Đoạn kênh
15
d. Cấm đổ rác, xả nƣớc thải chƣa qua xử lý ra kênh và phạm vi bảo vệ của
kênh làm ô nhiễm nƣớc trong kênh. Khi nạo vét hoặc tu sửa kênh phải nghiên
cứu nơi lấy hoặc đổ đất để không bị ảnh hƣởng tới việc mở rộng lòng kênh sau
này.
e. Cấm các phƣơng tiện giao thông quá tải trọng đƣợc lƣu hành trên bờ
kênh và hệ thống kênh khi chƣa đƣợc sự đống ý của cấp trên.
g. Các phƣơng tiện khi lƣu thông trên hệ thống kênh phải tuân thủ theo
đúng các quy định không đƣợc bốc vác, dừng đỗ ngoài nhũng nơi đã quy định.
Trƣờng hợp phƣơng tiện đó hƣ hỏng thì trong vòng 24 giờ phải kéo ra khỏi vị trí
nếu ảnh hƣởng đến hệ thống thì chủ phƣơng tiện phải chụi trách nhiệm đền bù.
h. Cấm dùng thuốc nổ để đánh bắt cá hoặc làm việc khác trong phạm vi
bảo vệ của kênh.
4. Bảo vệ sự thông suốt của dòng chảy
- Cấm tự ý điều tiết nƣớc trên kênh nhƣ tự ý đóng mở cống, làm các công
trình chắn dòng trên kênh
- Cấm đặt dăng, đó bắt cá hoặc các phƣơng tiện khác làm cản trở dòng
chảy.
- Cấm tăng gia, trông cây trên bờ và mái kênh, cấm thả tre, nứa hoặc các
vận dung khác trong lòng kênh làm cản trở việc điều tiết nƣớc trên kênh.
- Khi thuyền bè hoặc các phƣơng tiện khác bị đắm ở lòng kênh thì trong
vòng 24 giờ chủ phƣơng tiện phải trục vớt để khai thông dòng chảy. Nếu quá
thời hạn trên công ty quản lý thuỷ nông có quyền trục vớt và thiệt hại ảnh hƣởng
đến sản xuất thì chủ phƣơng tiện phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải bồi
thƣờng.
Hình1.5 Ảnh bảo dƣỡng hệ thống kênh
16
5. Bảo vệ các phƣơng tiện làm việc, các trang thiết bị quan trắc.
- Cấm tự ý lấy đi hoặc phá huỷ, xê dịch các thiết bị quan trắc và bảo vệ
kênh nhƣ: biển báo, cột điện, công trình đo nƣớc, cột mốc.
- Cấm neo buốc thuyền bè hoặc các phƣơng tiện giao thông thuỷ bộ khác
vào công trình và các thiết bị quan trắc kênh.
- Cấm tự ý sử dụng các thiết bị quan trắc và quản lý khi chƣa đƣợc sự
đồng ý của công ty.
- Cấm tự ý mắc vào đƣờng dây điện thoại chuyên dùng của hệ thống và
những tuyến đƣờng dây khác.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi:
- Biện pháp bảo vệ hệ thống kênh.
- Biện pháp bảo vệ sự thông suốt của dòng chảy.
Bài tập
- Vẽ sơ đồ hệ thống kênh cho nhƣ sau KC, N
1
, N
2
, N
3
, N
1-1,
N
1-1-1
, N
2-1-2
,
N
3-1
, N
3-1-3
.
- Điền tên kênh lên sơ đồ hệ thống kênh sau.
C. Ghi nhớ:
- Phân biệt đƣợc các loại kênh, nhiệm vụ của từng hệ thống kênh.
- Điều tiết nƣớc theo đúng biểu đồ dùng nƣớc.
17
Bài 4
Kiểm tra tu sửa thƣờng xuyên hệ thống kênh
Mục tiêu:
- Trình bày phƣơng pháp quản lý, bảo dƣỡng tu sửa đƣờng kênh tƣới nội
đồng.
- Trình bày phƣơng pháp quản lý, bảo dƣỡng tu sửa đƣờng kênh tiêu nội
đồng.
- Kiểm tra đƣợc hệ thống kênh.
- Sửa chữa đƣợc các biến hình thƣờng gặp trên kênh.
- Cẩn thận, an toàn trong quá trình tu sửa kênh.
A. Nội dung:
1. Quản lý tu sửa đƣờng kênh tƣới.
Kênh mƣơng là công cụ chủ yếu để chuyển nƣớc và phân phối nƣớc trong
hệ thống tƣới. Chỉ khi nào kênh mƣơng ở trạng thái làm việc bình thƣờng thì
mới đảm bảo đƣợc nƣớc đúng lƣợng, đúng lúc cho cây trồng đƣợc.
1.1. Các chỉ tiêu của kênh mƣơng công tác bình thƣờng.
- Đƣờng kênh có năng lực chuyển nƣớc phù hợp với yêu cầu thiết kế.
- Dòng nƣớc chảy điều hòa đi vào giữa không lệch sang bên.
- Mái trong và ngoài có độ dốc đúng thiết kế.
- Tổn thất nƣớc là ít nhất.
- Không có cỏ mọc và nứt nẻ lòng kênh.
Hình 1.6 Tu sửa bảo dƣỡng
kênh
18
2. Các điều kiện khi quản lý khai thác đƣờng kênh.
- Phải luôn giữa cho độ dốc và mặt cắt các cấp kênh phù hợp với yêu cầu
thiết kế.
- Phải giữ gìn bảo vệ bờ kênh, tránh hiện tƣợng lún, sụt mái, vỡ.
- Phải có biện pháp ngăn ngừa xói lở và bồi lắng đƣờng kênh.
- Cấm tự ý lấy đất ở kênh mƣơng hay cuốc, xẻ bờ kênh để lấy nƣớc, cây
trồng ở bờ kênh phải đƣợc bảo vệ chu đáo.
- Phải tuyên truyền giáo dục và tổ chức quần chúng nhân dân tham gia
công tác bảo dƣỡng đƣờng kênh.
- Sau mỗi mùa tƣới cần tiến hành kiểm tra đo đạc, đánh giá tình hình hƣ
hỏng của đƣờng kênh trên cơ sở đó mà vạch ra kế hoạch tu sửa.
2. Các hƣ hỏng ở kênh mƣơng và những biện pháp đề phòng.
a. Xói lở đƣờng kênh.
Xói lở đƣờng kênh là một trong những biến cố thƣờng xảy ra.
Nguyên nhân chủ yếu là:
- Chênh lệch mực nƣớc thƣợng và hạ lƣu tăng, làm tăng năng lƣợng dòng
chảy qua công trình và sau khi qua công trình thì năng lƣợng ấy không đƣợc tiêu
thoát hoàn toàn.
- Khi tốc độ dòng chảy vƣợt quá tốc độ cho phép gây lên hƣợng tƣợng xói
lở.
- Khi bán kính cong của đƣờng kênh quá nhỏ gây nên xói lở phía bờ lõm
của kênh.
Hình 1.7 Bồi lắng, vỡ bờ kênh
19
- Do năng lƣợng dòng nƣớc lắng trong khi qua bể cát lớn hơn xói lở của
dòng nƣớc đục.
Biện pháp đề phòng:
- Kéo dài đoạn xây lát bảo vệ phía sau công trình đầm nện chặt đất tiếp
giáp phía trên và phía dƣới xây lát bảo vệ.
- Xây các mố ngầm tạo nên sự lắng đọng ở đáy kênh và giảm nhỏ độ dốc
hoặc dùng các công trình điều tiết để dâng mực nƣớc giảm tốc độ chảy trong
kênh.
- Thay đổi bán kính cong của kênh hoặc lát đá, thả cành cây để bảo vệ
phía bờ lõm.
- Làm lớp chống xói trong lòng kênh nhƣ dùng cỏ bảo vệ mái, dùng lớp
vôi với đất sét hoặc đá phiến xây khô để bảo vệ lòng kênh.
b. Lún và nứt lẻ lòng kênh.
Đƣờng kênh mới thi công xong đặc biệt là kênh nổi khi mở nƣớc thƣờng
bị nứt dọc kênh. Kênh đất đỏ sau khi mở nƣớc hiện tƣợng lún càng nghiêm
trọng hơn có khi còn xuất hiện hố lún thẳng đứng rất sâu 2m. Trên kênh cũ lâu
ngày không dẫn nƣớc do hoạt động của động vật nhƣ: chuột, chồn, cáo làm hang
tổ hoặc đất ở lòng kênh là tầng muối đã bị hòa tan đều gây nên nứt và nứt lẻ
lòng kênh.
Để loại trừ hiện tƣợng lún, trƣớc khi chính thức sử dụng biện pháp thử
nƣớc ở kênh mới phát hiện vấn đề và kịp thời xử lý. Thƣờng dùng hai phƣơng
án sau để thử nƣớc đƣờng kênh mới.
- Chia đƣờng kênh ra làm nhiều đoạn để thử tùy theo đƣờng kênh lớn hay
nhỏ mà định ra chiều dài thử thích hợp, thƣờng mỗi đoạn là 400-500m dùng đất
đắp ở mỗi đầu các đoạn rồi cho nƣớc từ từ vào đoạn thứ nhất, sau vài ba mƣơi
ngày không có vấn đề gì xảy ra sẽ tiếp tục đƣa vào đoạn thứ hai.
- Mở đồng thời từ dầu đến cuối kênh. Mực nƣớc đƣa vào từ từ, cứ lên cao độ
20 cm thì ngừng lại một thời gian sau đó tiếp tục đƣa nƣớc vào. Nếu phát hiện
phải xử lý kịp thời.
c. Sạt lở mái kênh.
Hiện tƣợng này xẩy ra tƣơng đối phổ biến trên hệ thống thủy nông và gây
trở ngại cho việc chuyển nƣớc của kênh, làm giảm năng lực chuyển nƣớc có khi
vỡ bờ kênh.
Nguyên nhân hiện tƣợng này.
- Mặt cắt kênh thiết kế không hợp lý nhƣ mái kênh quá dốc.
- Tốc độ nƣớc trong kênh lớn, bào mòn chân bờ kênh gây lên hiện tƣợng
trƣợt mái.
20
- Việc điều phối nƣớc không tốt, mực nƣớc trong kênh lên xuống quá đột
ngột cũng gây ra trƣợt mái. Bới vậy khi mực nƣớc trong kênh cao mực nƣớc
ngầm trong mái kênh cũng sẽ cao tƣơng ứng, nếu giảm mực nƣớc kênh hạ lƣu
nhanh thì dòng chảy của nƣớc thấm sẽ có độ dốc thủy lực lớn, áp lực thủy động
hƣớng ra ngoài mái kênh lớn. Mặt khác áp lực thủy tĩnh tác động trên mái đang
cân bằng với lực đề kháng của đất nay đột ngột làm cho mái bị mất cân bằng lực
sinh ra trƣợt mái.
- Những nơi mái kênh cao, đất bị nƣớc mƣa hoặc dòng chảy mặt đất làm
ẩm ƣớt, hệ số ma sát trong đất nhỏ đi vì thế bị sạt mái.
- Do thả trâu bò bừa bãi trên bờ kênh hoặc cuốc bờ kênh để đắp bờ bắt
cá…cũng gây sạt lở mái kênh.
Đề phòng sạt lở bờ kênh có thể dùng biện pháp sau đây:
- Nếu mái kênh cửa dốc cần sửa lại thoải, ở những nơi kênh đào quá sâu
cần phải để lƣu thông và làm rãnh ngăn dòng chảy mặt đất trên cao chảy tràn
xuống mái kênh.
- Đề phòng nƣớc trong kênh lên xuống thất thƣờng, ngăn ngừa hiện tƣợng
xói bào lòng kênh và chân bờ kênh.
- Trồng cỏ hoặc lát đá để ra cố mái kênh.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra các đoạn kênh xung yếu nếu thấy xuất
hiện hiện tƣợng sạt lở phải lập tức sửa ngay.
- Muốn sửa chữa mái kênh đã sạt lở, đầu tiên phải lấy đi phần đất có khả
năng tiếp trƣợt, sau đó nạo vét phần đất đã trƣợt xuống lòng kênh, đóng cọc ở
chân đê, đắp thêm đất đồng thời tháo trƣớc mái ngoài của kênh đạt đến chiều
rộng thiết kế.
d. Bờ kênh bị vỡ.
Nguyên nhân gây ra vỡ bờ kênh.
- Các hang động vật xuyên qua bờ kênh không đƣợc xử lý kịp thời đổ
nƣớc ra nhiều làm vỡ kênh.
- Bờ kênh thi công không đầm nện chặt đạt yêu cầu cần thiết, hoặc do
trƣớc hoặc do trƣớc khi đào xẻ đƣờng kênh này đầm nện không chặt.
- Phân phối nƣớc không hợp lý mực nƣớc dâng trong kênh dâng quá cao
tràn qua đê kênh cũng dễ gây ra vỡ kênh.
- Có đoạn kênh chất đất đắp quá xấu hoặc hố lấy đất quá gần chân ngoài
của bờ kênh.
Để đề phòng vỡ bờ đê cần phải kiểm tra kênh trƣớc khi mở nƣớc và trong
lúc dẫn nƣớc dự kiến trƣớc những biện pháp xử lý khi có sự cố xảy ra để khỏi
lúng túng. Đối với đoạn kênh xung yếu cần phải có biện pháp chuyên môn bảo
vệ tổ chức ngày đêm kiểm tra khi dẫn nƣớc. Ngoài ra còn phải:
21
- Có kế hoạch thăm dò phát hiện các hang mối, chồn, cáo và xử lý kịp
thời.
- Gia cố các đoạn kênh xung yếu kịp thời lấp phẳng các rãnh nƣớc do xói
lở, sạt mái
- Tiêu thoát nƣớc đọng ở chân núi ngoài bờ kênh.
- Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan khí tƣợng, khi có dự báo mƣa lớn cần
kịp thời ngừng dẫn nƣớc.
Khi có sự cố đột biến cần nhanh chóng huy động nhân dân địa phƣơng
tham gia cứu chữa.
e. Phòng và thấm ở đƣờng kênh.
Nƣớc chảy trong kênh bị tổn thất chủ yếu là do thấm lên phải có biện
pháp phòng chống thấm tốt để nâng cao hệ số lợi dụng nƣớc ở kênh.
h. Biện pháp phòng ngừa bùn cát vào kênh và nạo vét kênh.
- Đặc điểm nƣớc ta ở vùng nhiệt đới, lƣợng mƣa lớn, dòng chảy tập trung
trên sông ngòi, lƣu vực các kênh chủ yếu là các vùng đồi núi bị xâm thực do đó
hàm lƣợng phù sa của các sông là khá lớn, đặc biệt là Sông Hồng. Những hệ
thống lấy nƣớc từ sông thƣờng bị bồi đắp bởi những bùn cát thô. Vì vậy việc
phòng ngừa bùn cát xâm nhập vào kênh là một nhiệm vụ không thể thiếu trong
công tác quản lý khai thác các công trình thủy nông. Phƣơng pháp phòng ngừa
bùn cát xâm nhập vào hệ thống kênh phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên khác
nhau, vào đặc điểm nguồn nƣớc, địa hình, tình trạnh làm việc của các thiết bị
trên hệ thống kênh và dƣới đây là một số biện pháp nhƣ sau:
- Giảm bớt khối lƣợng bùn cát xâm nhập vào hệ thống thủy nông.
- Phòng ngừa sự xâm nhập bùn cát đáy, bùn cát sát đáy vào công trình đầu
mối.
- Biện pháp chuyển tải vào đồng ruộng những bùn cát nhỏ lơ lửng đã
đƣợc lấy vào hệ thống. Tích tụ bùn cát thô rồi dùng biện pháp thủy lực, cơ khí
để loại trừ.
Sau đây xét một số trƣờng hợp cụ thể của từng loại công trình.
Khi lấy nƣớc từ hồ chứa.
Khi dòng chảy của sông suối vào hồ chứa thì tốc độ bị giảm đột ngột nên
lƣợng bùn cát lơ lửng và bùn cát đáy đều bị chìm lắng và bồi lấp lòng hồ.Công
tác chống bồi lấp lòng hồ chủ yếu trong công tác quản lý khai thác và sử dụng
hồ chứa chúng ta nghiên cứu tại phần sau.
Khi lấy nƣớc có đập dâng.
Để đảm bảo cho công trình đầu mối làm việc bình thƣờng phải tiến hành
nạo vét bùn cát ở thƣợng lƣu và đây là biện pháp cơ bản. Những đầu mối lấy
nƣớc nhiều loại đập dâng đƣợc trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết không
22
cho phép lƣợng bùn cát đáy và sát đáy vào công trình đầu mối lƣợng bùn cát đó
xói rửa về phía hạ lƣu qua cửa tháo cát.
- Tiến hành xói rửa liên tục trong thời gian 1 giờ.
- Dâng mực nƣớc thƣợng lƣu đến cao trình lớn nhất để cho lƣợng bùn cát
còn lại pha loãng vào trong nƣớc rồi lại tiếp tục chu trình nhƣ vậy. Nếu những
cửa xả cát bố trí ở hai phía của đập dâng thì lên tiến hành xói rửa từ cửa lấy
nƣớc và kết thúc ở của tháo. Không nên tháo rửa đồng thời ở cả hai phía vì nhƣ
vậy thì sự phân bố dòng chảy ở hai phía của đập sẽ làm yếu khả năng xói rửa cát
của cửa tháo.
Khi lấy nƣớc không có đập dâng.
a/ Khi lấy nƣớc không có đập dâng và cống lấy nƣớc đầu mối bố trí trên
bờ sông và không có thiết bị chuyên môn.
- Có thể giảm sự xâm nhập của bùn cát vào hệ thống bằng cách tuân theo
đúng những điều kiện đã quy định về việc lấy nƣớc. Cụ thể là cần phải tiến hành
lấy nƣớc trên diện rộng từ lớp dòng chảy mặt muốn vậy phải chặn cửa lấy nƣớc
chảy qua những tấm phải nhƣ qua đập chắn chảy vào kênh.
- Không cho phép nƣớc chảy vào kênh từ dƣới cánh cửa cống.
- Không cho phép tạo ra nƣớc xoáy ở trƣớc của vào lấy nƣớc.
b/ Khi lấy nƣớc một đầu mối không có cống, bùn cát xâm nhập vào kênh
dẫn và lắng đọng nhanh, vì vậy muốn duy trì khả năng chuyển tải bùn cát cần
phải thƣờng xuyên dọn sạch kênh.
c/ Khi lấy nƣớc có nhiều cửa lấy nƣớc ngƣời ta sử dụng những bể lắng,
kênh dẫn theo biện pháp lắng đọng bùn cát, biện pháp giảm nhẹ sự phân phối
vào hệ thống đã cho phép làm sạch kênh dẫn mà không làm gián đoạn kênh dẫn
không những bằng phƣơng pháp cơ khí mà còn bằng phƣơng pháp thủy lực.
d/ Khi lấy nƣớc kè chắn. Kè chắn loại đơn giản tạo ra nƣớc dâng làm tăng
khả năng lấy nƣớc vào hệ thống và đồng thời tạo điều kiện làm lệch hƣớng dòng
chảy và lƣợng bùn cát cũng đƣợc đẩy ra khỏi cửa lấy nƣớc.
e/ Dạng công trình lấy nƣớc kè chắn hiện đại.
f/ Dùng thiết bị tƣờng hƣớng dòng (dùng với sông sâu 8m, tốc độ dòng
chảy 3m/s).
Thiết bị hƣớng dòng sử dụng năng lƣợng của dòng nƣớc để điều khiển
chế độ bùn cát đáy. Nếu nhƣ ở cửa lấy nƣớc đầu mối đặt hệ thống hƣớng dòng
dƣới một góc xác định với hƣớng dòng nƣớc bị phân lớp. Trên mặt hƣớng nƣớc
trong sẽ hƣớng vào kênh, còn ở dƣới lớp nƣớc đã đƣợc bão hòa bùn cát đáy và
sát đáy sẽ hƣớng ra trung tâm của dòng sông. Sau khi kết thúc đợt tƣới ngƣời ta
kéo hệ thống hƣớng dòng lên bờ và đặt tạ vị trí an toàn nhân viên quản lý phải
tiến hành các công viêc nhƣ sau:
- Rửa sạch bùn cát, rác rƣởi ở hệ thống.
23
- Quan sát cẩn thận cấu tạo của hệ thống hƣớng dòng đồng thời bỏ những
hƣ hỏng nhỏ xuất hiện.
- Kiểm tra các phao hƣớng dòng, khi cần thiết có thể thay đổi cách bố trí
mặt bằng của hệ thống để cho góc giữa trục của hệ thống với hƣớng của dòng
chảy trong giới hạn 16-20 độ.
- Tốc độ của dòng sông luôn thay đổi nên thƣờng xuyên phải đo đạc chiều
sâu của dòng chảy dựa vào đó để điều khiển dìm các cửa van theo tuần tự.
B.Câu hỏi và bài tập thực hành
- Quản lý sử dụng đƣờng kênh tƣới.
- Các hƣ hỏng thƣờng gặp trên kênh.
C. Ghi nhớ:
- Những biến có thƣờng thấy ở hệ thống kênh và biện pháp xử lý các sự
cố.
24
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:
Đây là mô đun chuyên ngành, giảng dạy sau mô đun cơ sở trong chƣơng
trình Sơ cấp nghề quản lý công trình thủy nông.
II. Mục tiêu:
+ Kiến thức
- Trình bày đƣợc nội dung bảo vệ hệ thống kênh nội đồng trong hệ thống
thủy nông.
- Hiểu rõ nhiệm vụ của ngƣời quản lý thƣờng xuyên, sử dụng hệ thống
kênh nội đồng.
- Trình bày đƣợc phƣơng pháp kiểm tra tu sửa thƣờng xuyên hệ thống
kênh nội đồng.
+ Kĩ năng
- Thực hiện đƣợc các công việc thƣờng xuyên trong quản lí kênh nội
đồng.
- Thực hiện đƣợc công việc bảo vệ kênh nội đồng.
- Sửa chữa đƣợc các hƣ hỏng nhỏ trên đƣờng kênh nội đồng.
+ Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong quản lý khai thác thƣờng xuyên
hệ thống kênh nội đồng.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài
Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 03 - 01
Bảo vệ hệ thống
kênh nội đồng
trong hệ thống
thủy nông.
Tích
hợp
Phòng
LT –
HT
kênh
24
6
17
1
MĐ 03 - 01
Bảo dƣỡng quản
lý đoạn đầu kênh
Tích
hợp
Phòng
LT –
HT
kênh
20
4
16
MĐ 03 - 01
Điều tiết mực
nƣớc trên kênh
Tích
hợp
Phòng
LT –
HT
20
4
15
1