Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tiểu luận đai học sư phạm Tìm hiểu về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.36 MB, 41 trang )

Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong kho tàng mĩ thuật Việt Nam, bên cạnh cỏc dũng tranh dân gian
như tranh Đông Hồ, tranh hàng Trống thì tranh lụa là một thể loại mang đậm
bản sắc và dấu ấn dân tộc hơn cả. Xuất phát từ sự yêu thích đối với một loại
hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc cùng với mong muốn tìm hiểu khám phá
về tranh lụa Việt Nam, tụi đã chọn đề tài: “Tỡm hiểu về nghệ thuật tranh lụa
Việt Nam”.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
1
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TRANH LỤA VIỆT NAM – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC KĨ THUẬT VẼ CƠ BẢN
1. Quá trình hình thành, phát triển của tranh lụa Việt Nam
1.1. Sự ra đời của tranh lụa
Tranh lụa đã có mặt ở Việt Nam từ lâu đời . Ở thời kì đó, những người
làm bộ môn mỹ thuật này đều không được đào tạo qua trường lớp nào cả,
những gì họ biết được chỉ là sự tiếp thu kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ
khác, hay nói cách khác, đó là sự truyền nghề. Các nghệ nhân xưa đã để lại
một di sản quớ bỏu, mang tính dân tộc đậm đà, đú chớnh là cơ sở cho sự phát
triển của tranh lụa sau này. Tuy vậy, tranh lụa xưa còn để lại đến nay quá ít
ỏi. Hiện nay, chúng ta còn bức “Chõn dung Nguyễn Trãi” (Bảo tàng Lịch sử)
và “Chân dung Phùng Khắc Khoan” (nhà thờ Trạng Bùng, Thạch Thất). Qua
những bức tranh lụa cổ của nước ta còn để lại đến nay các nhà nghiên cứu đã
thấy có hai lối vẽ khác biệt nhau, tiêu biểu là ở hai bức chân dung Nguyễn
Trãi và chân dung Phùng Khắc Khoan. Bức chân dung Nguyễn Trãi vẽ nét
cách điệu, màu sắc tế nhị, có sự hòa sắc điêu luyện, nhiều đường cong có suy
tính theo những công thức nhất định, màu vẽ nhuyễn vào lụa, kĩ thuật từng


trải mượt mà. Còn bức chân dung Phùng Khắc Khoan phong cách vẽ khác
hẳn. Tranh được vẽ trên khổ lụa rộng (khoảng 1,50m x 2,50m), nét vẽ khỏe,
tả thực, màu sắc mộc mạc, sắc mặt đen giống thần thái ông Trạng Bùng theo
như trong truyện xưa kể lại. Dùng màu thuốc cái, son, mực nho, điệp. Chất
lụa hiện ra thưa, thoải mái, không cố định phô trương lối vẽ. Phía sau tranh cú
quột một lần sơn ta (giai đoạn sau) làm bức lụa giũn, góy. Đó là phong cách
dân gian, gần gũi với lối vẽ của người thợ thủ công – nông dân ít có dịp tiếp
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
2
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
xúc với kỹ thuật bên ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng vẽ lụa xưa không chỉ có
một phong cách. Mỗi nơi, mỗi vùng miền, mỗi thời điểm lịch sử khác nhau lại
có sự khác biệt nhau về kiểu thức tạo hình.
Nghệ thuật vẽ tranh lụa chính thức được đánh dấu vào những năm 30
của thế kỷ XX. Năm 1925, trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương – do họa
sĩ người pháp Victor Tardieu làm hiệu trưởng – được thành lập tại Hà Nội.
Các sinh viên học tập ở đây được đào tạo theo nguyên tắc: về chương trình
học tập thì phải đúng như các trường Mĩ thuật ở châu Âu, nhưng trong sáng
tỏc thỡ họ lại được đặc cách hướng về các chất liệu Á Đông. Cũng trong thời
gian này, trên thị trường thế giới, tranh lụa đang thu hút được sự quan tâm của
bọn thực dân phương Tây. Do vậy, Victor Tardieu quyết định mang một số
bức tranh lụa từ Trung Quốc về cho sinh viên của mình nghiên cứu. Trong số
những sinh viên đó, có nhiều người đã biết kết hợp phương pháp nghiên cứu
của châu Âu để khai thác những vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Sự
kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại đã đem lại một sắc thái mới trong
sáng tác và là bước đầu của sự phát triển tranh lụa. Thời kì này, ở trường Cao
đẳng Mĩ thuật Đông Dương chỉ có một số ít sinh viên nghiên cứu về tranh lụa,
tiêu biểu như: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tiến Chung, Trần Phềnh,
Nguyễn Nam Sơn, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Mai trung

Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ với khuynh hướng thiên về tìm tòi những mảng
màu đơn giản, tìm phối sắc trong mảnh hình, thường dùng màu nâu, đen, màu
sáng là màu của lụa.
Kết quả bước đầu trong việc mở đường cho nghệ thuật tranh lụa Việt
Nam của các sinh viên trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương được khẳng
định tại cuộc triển lãm thuộc địa năm 1931, tranh lụa Việt Nam đã ra mắt
công chúng châu Âu với những tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh, Trần
Phềnh, Nguyễn Nam Sơn, Tô Ngọc Võn… Trong đó, bức “Chơi ô ăn quan”
của Nguyễn Phan Chánh được đánh giá “như một tác phẩm có giá trị nghệ
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
3
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
thuật cao và hiếm lạ, không giống một nước nào”. Thành công này của
Nguyễn Phan Chánh là minh chứng chứng tỏ rằng nghệ thuật vẽ lụa có khả
năng trở thành tiếng nói riêng của hội họa Việt Nam.
1.2. Quá trình phát triển tranh lụa
Kể từ những năm 30 của thế kỉ XX, tranh lụa đã liờn tục có mặt tại các
triển lãm tranh của Việt Nam và trên thế giới. Gần một thế kỉ, nghệ thuật
tranh lụa Việt Nam hiện đại trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuy vậy, ta có
thể khái quát quá trình phát triển của tranh lụa Việt nam qua ba giai đoan như
sau:
1.2.1. Tranh lụa trước năm 1945
Đây được coi là giai đoạn mở đầu của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam.
Với sự kết hợp chặt chẽ giữa kĩ thuật vẽ của phương Tây và tính chất dân tộc
đậm nét, các họa sĩ đó sỏng tỏc nờn những tác phẩm lụa đầu tiên mang giá trị
nghệ thuật đặc sắc. Những bức tranh: “Chơi ô ăn quan, Lên đồng, Xem
tướng, Em bé chơi chim, Vo gạo” (Nguyễn Phan Chánh); “Về chợ” (1927),
“Người đàn bà chít khăn trắng” (1930), “Trước giờ tế, Mùa xuân ngắm
cảnh, Cha khuyên con, Bến bờ sông Hồng mua bán gạo”(1931-1933)

(Nguyễn Nam Sơn); “Xuống ngựa, Hỏi thăm đường, Đánh tam cúc, Xem số”
(Trần Phềnh); “Bức thư” (Tô Ngọc Vân)… là những tác phẩm lụa đầu tiên
được giới thiệu ra nước ngoài. Ngoài cái tên đề tài mang tính dân tộc học khơi
gọi tính hiếu kỳ của người xem, lớp tranh lụa đầu tiên này được các tác giả
nghiên cứu công phu, sáng tác theo phương pháp cổ điển về diễn hình. Trên
chất lụa mềm mại, những con người Việt Nam được đưa vào trong tranh với
một phong cách mới, sinh động, gần sát với hiện thực. Những màu nâu đậm
trên y phục, màu đen trên mái tóc, khóe mắt, quần, điểm xuyết những màu
hoa lý, hoa hiên của dây lưng, dải yếm, màu xanh non của tàu chuối, bụi tre…
rất gần gũi với hiện thực đời sống nông thôn. Cách pha chế màu cũng không
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
giống hẳn màu nước, cú dựng thờm mực nho, son, đôi khi còn dùng điệp pha
chế màu theo kiểu màu thuốc cỏi. Dựng bút nho và cách vờn đậm nhạt, đưa
nét khác hẳn lối vẽ màu nước châu Âu, đặt màu xuống như nhuộm lấy thớ
lụa. Tranh lụa những năm 30 có thế vững chãi về bố cục, đầm ấm về hòa sắc,
bút pháp kín đáo và linh hoạt: đó là đặc trưng của phong cách tạo hình dân tộc
còn được giữ lại khá chặt chẽ. Do vậy, từ những năm 1932, triển lãm tranh
Việt Nam diễn ra thường xuyên tại Pháp mà lụa chiếm vị trí chủ chốt.
Từ năm 1931 đến 1937, tranh lụa tiêu biểu cho hội họa Việt Nam ở các
triển lãm trên thế giới: ở Pa-ri, ở San-Francisco, ở Java, ở Batavia, ở Hồng
Kụng, Nhật Bản… Điều này tạo môi trường thuận lợi cho hội họa Việt Nam
bước đầu làm quen với thế giới. Trong đó, gương mặt được đánh giá cao, gây
được sự chú ý và cảm tình từ giới nghệ thuật châu Âu đó là họa sĩ Nguyễn
Phan Chánh với những tác phẩm tranh lụa xuất sắc của ông.
Những năm sau 1934, tranh lụa phát triển khác đi. Nghệ thuật vẽ lụa
của các tác giả lúc này có phần khá hơn trước. Tranh lụa thời kỳ này bớt dần
tính cách dân tộc học, họa sĩ muốn khẳng định cá tính độc đáo hơn, muốn đổi

mới phong cách sáng tác. Màu sắc cũng biến đổi. Cỏch tìm đề tài biểu hiện
nhân vật có chiều hướng tự do cá nhân, biểu hiện bản lĩnh độc đáo của từng
tác giả. Nguyễn Phan Chánh đi vào những khuôn khổ nhỏ, vẽ nhanh hơn. Sau
một số tác phẩm: “Đi chợ, Cô bé rửa khoai, Chăn trõu, Xúm chài, Rước sư
tử, Đi củi về…”, ông không còn giữ được những mảng màu tinh giản như
trước nữa mà bố cục, nét bút đã đi vào những chi tiết rậm rạp, cảm xúc khái
quát về tác phẩm đã giảm sút. Nguyễn Nam Sơn sau các tác phẩm tranh lụa
như: “Cha khuyên con, Chân dung phụ nữ”, thì hầu như thôi hẳn bố cục lớn.
Nguyễn Tường Lân phóng khoáng trong những hòa sắc đầm ấm, đỏ nâu, xanh
lục, chỗ nhòe, chỗ đậm: “Chõn dung cụ Nguyờn, phong cảnh Tre nước trong
làng”…
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Thế hệ tiếp theo hầu như chuyên vẽ lụa: Trần Văn Cẩn, Lương Xuân
Nhị, Nguyễn Tiến Chung vẫn giữ vững phong cách tả thực với những nền nếp
dân tộc. Lờ Yờn, Nguyễn Đức Nùng, U Văn An, Nguyễn Văn Quế có những
khả năng đa dạng về nghệ thuật lụa. Đề tài chuyển từ sinh hoạt nông thôn ra
thành thị. Những cô gái khỏe mạnh duyên dáng làm ăn trên đồng ruộng đã
chuyển thành những cô gái thành thị ẻo lả. Cách vẽ có phóng khoáng, đa dạng
hơn về hòa sắc và bút pháp nhưng lại tẻ nhạt về cách nhìn. Khung cảnh sinh
hoạt trên tranh đã thu hẹp lại ở một khu vườn, góc nhà, căn buồng, quanh
quẩn nhỡn cỏc góc độ về mấy nhân vật mẫu. Tuy nhiên, họ vẫn tả thực về
phương pháp.
Trong những năm cuối của thời kỳ này, có một dòng vẽ lụa sắc phát
triển đến chỗ bế tắc, xa hẳn hình thù tạo hình. Cái đạt được về chất, về hòa
sắc không đem lại cái hứng thú, đồng cảm với người xem tranh. Đây có thể
xem như là một sự chệch hướng trong quá trình phát triển tranh lụa hiện đại.
1.2.2. Giai đoạn 1945 đến trước đổi mới

Thực tiễn Cách mạng tháng Tám năm 1945 dần dần đem lại hướng
sáng tác mới cho tranh lụa cũng như mọi loại hình tranh vẽ của Việt Nam.
Dòng tranh vẽ lụa truyền thống có cơ sở để phát triển đúng đắn hơn, có ý thức
hơn về bước đường phát triển nghệ thuật của mình, trong lòng cuộc cách
mạng lớn của đất nước.
Tháng 8/1946, triển lãm Mĩ thuật toàn quốc trình bày một sắc thái mới
với hình ảnh những em bé tẩm dầu, chị nông dân xuống đồng cấy lúa được
thể hiện ngay trờn cỏc bức tranh lụa.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tranh lụa thay đổi hẳn môi trường và
đối tượng miêu tả. Khuôn khổ vẽ có nhỏ hơn, đề tài và bố cục thay đổi hẳn:
những anh thanh niên du kích, hành quân, những chị phụ nữ đeo ba lô đi công
tác, nhân dân tản cư trong hang, tình quân dân nhất trớ…
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Từ năm 1948, sau cuộc Đại hội văn nghệ toàn quốc tổ chức ở Đào Dã,
tranh lụa được vẽ nhiều hơn và chất lượng vượt hẳn những năm đầu kháng
chiến. Tranh lụa dần đi vào những chủ đề lớn của dân tộc như về cuộc chiến
tranh nhân dân, về tình quân dân. Tiêu biểu là các bức tranh: “Cỏi bát” (Sỹ
Ngọc); “Bộ đội giã gạo, Du kích Cảnh dương” (Nguyễn Văn Tỵ); “Quán tản
cư, Mần xanh” (Phạm Văn Đôn); “Cán bộ đi công tác” (Lương Xuân Nhị);
“Tản cư trong hang, Con đọc bầm nghe” (Trần Văn Cẩn); “Mừng thắng lợi
cải cách ruộng đất” (Tạ thỳc Bỡnh); “Gặp nhau” (Mai Văn Hiến)
Chín năm kháng chiến chống Pháp, tranh lụa đã phát triển từ thể loại
phong tục sinh hoạt tiến lên những đề tài cách mạng, kháng chiến. Cách tìm
tòi tạo hình không chỉ là tìm mảng nữa, cú lỳc đó sử dụng đậm nhạt vượt khỏi
ranh giới các mảng hình. Màu sắc được sử dụng rộng rãi hơn, đã sử dụng nét
kết hợp với tìm mảng. Từ hình thức dân tộc, nghệ thuật đi vào tả thực, gắn sát
với cuộc sống chiến đấu nhiều màu vẻ. Từ nghệ thuật dân tộc, tranh lụa mang

tính cách xã hội.
Sau năm 1960, thế hệ trẻ không kém phần hăng say chuyên mụn hóa
về lụa, ta phải kể đến sáng tác của các họa sĩ: Nguyễn Thụ, Thanh Ngọc, Thế
Minh, Mai Long…Đặc biệt là đã xuất hiện nhiều tác giả nữ vẽ tranh lụa như:
Phan Thị Hà với hai bức: “Gió gạo nuụi quõn, kiểm tra vải”; Minh phương
với: “Tuốt lúa ngày mùa, Thanh niên miền núi”; và các tác giả nữ khác:
Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Thùy, Hoàng Minh Hằng… đều có tác phẩm
tốt.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng thời kỳ này tranh lụa đã không phát
triển kịp so với tranh sơn dầu, sơn mài và có khuynh hướng thiên về nghiên
cứu hoặc chỉ dùng vào việc xuất khẩu. Một lý do của việc tranh lụa chậm phát
triển tiến lên là do tranh lụa kém bền vững, khó bảo quản nờn các họa sĩ vẽ
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
7
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
lụa ít bỏ công vào sáng tác. Sau năm 1975, các họa sĩ vẽ tranh lụa ngày càng
đông, người ta nhận thấy có nhiều dấu hiệu cách tân đáng mừng.
1.2.3. Giai đoạn từ đổi mới đến nay
Trong một bài nói chuyện, họa sĩ Đỗ Đức có một nhận xét rất vui rằng
“Cỏc họa sĩ Việt Nam từ sau đổi mới giống như con dao pha, mỗi chất liệu
đụng vào một tí, nhưng chẳng mấy người chuyờn sõu vào chất liệu nào cả
đời”. Nhận xét này đặc biệt đúng với tranh lụa, một thể loại dễ mà khó. Sau
họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, không có một họa sĩ nào chuyờn sõu vào vẽ tranh
lụa, mặc dù ai cũng “chấm” vào nó một chút, họa sĩ nào cũng từng thử vẽ lụa,
có một vài bức kỉ niệm rồi lại buông.
Những năm sau đổi mới, do nhu cầu của thị trường, nhiều họa sĩ lao
vào vẽ lụa nhưng đó là cuộc vận động tự phát của thị trường. Vào thời điểm
tạm coi là vàng son đó, đã nảy ra những “sỏng tạo” như dùng bột màu trát lên
lụa không rửa, dùng tempera cho chảy nhớt lên mặt lụa. Lối làm cách tân xa

rời truyền thống không mang phong cách đặc trưng lụa ấy dù chỉ một thời
gian ngắn nhưng đã là thứ thuốc độc ngấm dần, góp phần làm hao mòn danh
tiếng của một thể loại.
Những năm gần đây, nghệ thuật tranh lụa Việt Nam có phần chững lại,
không có nhiều họa sĩ đeo đuổi sang tác với chất liệu này. Họa sĩ trẻ thì đặc
biệt rất hiếm quan tâm đến tranh lụa. Thời kỳ này, nhắc đến tranh lụa người ta
không còn nghĩ ngay đến những cái tên như đã từng làm vinh danh dòng tranh
độc đáo này như thuở trước.
Tưởng như tranh lụa Việt đã đi vào cổ tích với những đại diện cuối
cùng thuộc lứa tuổi cổ lai hy. Nhưng Triển lãm chuyên đề tranh lụa 2007 do
Vụ Mĩ thuật và Nhiếp ảnh, Bộ văn hóa - thể thao và du lịch tổ chức tại Bảo
tàng Mĩ thuật Việt Nam (20/12-31/12) là một sự kiện trọng đại nhằm mục
đích chấn hưng nghệ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam. Đây là lần đầu tiên những
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
8
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
người vẽ lụa hoặc quan tõm tới tranh lụa toàn quốc có cơ hội được cùng nhau
góp mặt cho sự trở về của lụa. Với 578 tác phẩm của các họa sĩ ở 40 tỉnh
thành trờn cả nước gửi tới dự thi, trong đó có 154 bức được chọn treo ở Triển
lãm là một dấu hiệu đáng mừng cho sự “chấn hưng” của một loại hình nghệ
thuật đang trong giai đoạn “thoỏi trào”.
Trong số 320 họa sĩ gửi tranh đến Triển lãm, có thể kể ra một số gương
mặt tiêu biểu như: họa sĩ Vũ Đình Tuấn với bức “Chiều Hoàng thành”; họa sĩ
Nguyễn Phúc Lợi với bức “Nắng chiều”; họa sĩ Lờ Xuõn Dũng với “Chiều
thứ bảy”… Đây là một trong số đại biểu tuy không phải là đỉnh cao nhưng tác
phẩm của họ lóe lên vệt sáng mới rất đáng tin cậy. Điều này thực sự đáng
mừng cho nghệ thuật tranh lụa của chúng ta. Bên cạnh đó, ta cũng gặp một
loạt tác giả nữ khá ấn tượng vì họ tỏ ra duyên thầm với lụa. Xin kể ra vài cái
tên như Đoàn Bích Thủy (Lạng Sơn), Chế Kim Chung (Ninh Thuận), Mai

Xuân Oanh (Sơn La), là những họa sĩ ở xa Hà Nội nhưng họ thật sự cứng cỏi
về tay nghề. Còn một loạt tác giả trẻ khác cũng đầy hứa hẹn như Ngô Thị
Bích Hạnh, Quan Thị Phong, Trần Thị Phương Liên, Yến Nguyệt, Phạm
Thanh Võn…Tất cả đều khá vững chãi tự tin trong chất liệu.
Như vậy, có thể coi Triển lãm chuyên đề lụa toàn quốc 2007 đã làm
được nhiều điều. Trước hết, đó là sự mở đầu một chặng đường mới của tranh
lụa Việt Nam sau một thời gian dài vắng bóng. Thứ hai, đây là sự khích lệ,
động viên đối với các họa sĩ, chứng tỏ sự quan tâm của Vụ Mĩ thuật và Nhiếp
ảnh, Bộ văn hóa – thể thao và du lịch đối với một chất liệu tưởng như đã bị
phai tàn. Hi vọng rằng trong tương lai, nghệ thuật tranh lụa Việt Nam sẽ gặt
hái được nhiều thành công hơn nữa và sẽ ươm nở được nhiều tài năng vẽ lụa
hơn nữa để tranh lụa Việt Nam thực sự có chỗ đứng vững chãi trong làng
nghệ thuật trong nước cũng như quốc tế.
2. Kỹ thuật vẽ tranh lụa
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
2.1. Chất liệu, dụng cụ dùng để vẽ tranh lụa
2.1.1. Lụa vẽ
“Nền lụa” là cái gốc, là cơ sở cho sự ra đời của nghệ thuật vẽ tranh lụa.
Có thể nói rằng để có một bức tranh lụa đẹp thỡ khõu chọn lụa nền cũng phải
rất cẩn thận và yêu cầu sự tỉ mỉ, tinh tế bởi lụa là chất liệu khá “kĩ tớnh”.
Có nhiều loại lụa vẽ, mỗi loại lụa do cách dệt thưa mau khác nhau hoặc
sợi lụa to nhỏ thay đổi tạo ra các thớ lụa khác nhau: mịn màng óng ả hay thô
khỏe. Tùy vào từng loại lụa mà khi vẽ cho những hiệu quả không giống nhau.
Nắm vững tính chất của từng loại lụa giỳp cỏc họa sĩ cú cỏch xử lý linh hoạt
và đạt hiệu quả cao nhất trong tác phẩm của mình.
Lụa tơ tằm là loại lụa thấm màu rất tốt, dễ sử dụng hơn là lụa trộn tơ
nhân tạo. Lụa tơ tằm thớ mịn hoặc hơi thô, có thể dệt thủ công hoặc dệt bằng

máy. Vào thời kỳ đầu khi tranh lụa mới ra đời, các họa sĩ dùng lụa nền là thứ
lụa Vân Nam, thớ lụa dày xớt, khú vẽ nét mà lại dễ bị loang màu. Hiện nay,
lụa phục vụ cho việc vẽ tranh có làng Vạn Phúc (Hà Tây) dệt lụa cải hoa và
vùng Duy Tiên (Hà Nam) dệt lụa trơn. Dệt lụa tơ tằm dùng để vẽ tranh lụa
cho các họa sĩ ở thủ đô Hà Nội và một vài nơi khác chủ yếu là dõn vựng Duy
Tiên (Hà Nam) với hai làng Nhai Xá và Quan Phố. Nhân dân ở hai làng này
vẫn vảo tồn việc dệt lụa vẽ từ khi các họa sĩ vẽ tranh lụa vốn quê gốc ở vùng
này tìm đến đặt hàng. Những năm gần đây, do yêu cầu của ngành mĩ thuật,
các nhà máy dệt đã sản xuất loại lụa chuyên dùng để vẽ tranh, mỏng và hơi
thưa, nhỡn rừ thớ lụa.
2.1.2. Màu vẽ
Sau chất nền lụa thì màu vẽ cũng là một nguyên liệu không thể thiếu để
vẽ tranh lụa. Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho.
Màu nước có nhiều loại, có cả loại đóng trong ống thiếc nhỏ, có loại đóng
thành viên tròn hoặc vuông đựng trong những khay nhỏ. Sau này, người ta
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
cũn dựng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột, phấn
màu
2.1.3. Bảng pha màu
Để pha màu, có thể dùng loại bảng làm bằng nhựa trắng có những ụ
trũn lõm sâu để chứa màu được pha, hoặc có những hộp màu nước bằng sắt
sơn trắng hoặc hộp nhựa. Với những mảng màu lớn có thể dựng bỏt, chộn
hoặc đĩa sứ để pha màu.
2.1.4. Bút vẽ
Bút vẽ có nhiều loại. Tùy theo thói quen, họa sĩ có thể dựng cỏc loại
bút khác nhau và tận dụng mọi khả năng của chúng.
Loại bỳt trũn, bỳt lụng dài và nhọn đầu thường là loại long mềm chứa

lượng mầu nước nhiều hơn loại bút lông dẹt.
Loại bút lông tròn thường dùng để vẽ nét và có thể vẽ cả những mảng
màu.
Họa sĩ cũng có thể sử dụng bút vẽ sơn dầu hoặc bột màu, thậm chí cả
những bỳt đó mũn lụng để cọ những đoạn nhỏ cần sửa chữa làm cho mềm đi.
2.1.5. Khung căng lụa
Do kĩ thuật vẽ tranh lụa của Việt Nam là “nhuộm lụa”, nghĩa là lụa vẽ
xong một lớp màu rồi lại đem ra rửa nước làm cho cặn màu trôi đi, rồi lại tiếp
tục vẽ, lại rửa lụa và vẽ tiếp cho tới khi đạt đọ như ý. Do đó, nhất thiết phải
dùng khung để căng lụa trước khi vẽ.
Khung căng lụa không cần quá dầy vì lụa mỏng manh không cần căng
mạnh. Gỗ làm khung căng lụa cần hơi mềm để có thể cắm đinh vào dễ dàng.
Mặt gỗ của khung phía giáp với mặt lụa cần bào nghiờng vỏt đi 45 độ để
tránh khi lụa gặp nước, chùng xuống không bị dính vào mặt khung quá nhiều.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
11
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Căng lụa lên khung có thể dùng hồ dớnh dỏn lụa vào thành khung hoặc dùng
đinh dệp.
2.2. Kỹ thuật vẽ tranh lụa
Về kỹ thuật vẽ tranh lụa, điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ
tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ
thường được vẽ trực tiếp trên nền lụa khô trong khi quá trình vẽ
tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt
lụa.
Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung gỗ. Thông thường, lụa mới được
quét một lớp hồ loãng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm
vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước như lụa Trung Quốc thỡ nờn quột một
lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua để chống mốc.

Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì
vậy phần lớn người vẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết
sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can hình từ
bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể
vẽ lụa một cách thoải mái.
Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên
nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của
chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha
màu. Thỉnh thoảng, khi màu đó khụ, phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn
nổi lên mặt lụa, sau đó lại vẽ tiếp, lại rửa cho đến khi mầu đạt sắc độ ưng ý thì
thôi, màu ngấm hẳn vào từng thớ lụa, sờ lên trên bề mặt lụa gần như không có
màu, thế nờn cỏc họa sĩ gọi là “nhuộm lụa”. Cũng bởi vẽ lụa kỳ công như vậy
nên không thể nhanh và vội vàng được, không khéo khi rửa lụa thỡ cỏc màu
sẽ loang vào nhau, tối thui lại như vải bẩn. Do vậy, chất liệu lụa chỉ dành cho
những họa sĩ tính tình cẩn trọng và kiên trì.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn ranh
giới tách bạch, tạo ra một hiệu quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt lụa
còn hơi ẩm và không cần viền nột nữa.Cú thể sử dụng bột điệp và bạc thêm
vào tranh lụa (dán ở mặt sau).
Tranh lụa vẽ xong thường được bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn
toàn, họa sĩ có thể rạch phần tranh ra khỏi khung lụa để đưa vào khung. Tranh
lụa tăng hiệu quả thẩm mỹ nhiều khi với khung kính.
Chương 2
MỘT SỐ HỌA SĨ TIÊU BIỂU CỦA NGHỆ THUẬT
TRANH LỤA VIỆT NAM
Đến nay, tranh lụa đã đi được một chặng đường dài gần một thế kỷ, đã

co rất nhiều họa sĩ vẽ tranh lụa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng
chuyờn sõu về nghệ thuật tranh lụa ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa ai vượt qua
được cụ Chánh. Theo chính kiến của giới hội họa ở Việt Nam, vẽ tranh lụa có
3 bậc thầy: “Nguyễn Phan Chánh vẽ nhiều đề tài, Nguyễn Thụ nghiêng về
cảnh và người miền cao, Trần Đông Lương chỉ có mảnh đất dành cho chân
dung các thiếu nữ Hà Nội”. Phong cách của các nghệ sĩ này rất khác nhau.
Nhưng họ đều thành công. Có thể coi họ là ba trong số những đại diện tiêu
biểu nhất của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam.
1. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là một tên tuổi quen thuộc luôn được
những người say mê hội họa nhắc đến với một niềm cảm phục và sự trân
trọng đặc biệt. Ông là người mở đường cho tranh lụa Việt Nam. Đánh giá về
tài năng nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh, họa sĩ Trịnh Cung cho rằng:
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
“Nguyễn Phan Chánh là người đã tạo ra diện mạo tranh lụa Việt Nam không
lẫn bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn như
Trung Hoa và Nhật Bản…”.
Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984), bút hiệu Hồng Nam, quê ở Thạch
Hà, Hà Tĩnh. Từ nhỏ Nguyễn Phan Chỏnh đó được gia đình cho theo học chữ
nho và nghệ thuật thư pháp nờn ụng sớm làm quen với cây bút lông. Năm
1922, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Đông Ba Huế nhưng không
theo nghề dạy học. Năm 1925, Nguyễn Phan Chánh vào học ở trường Cao
đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Ông cựng cỏc bạn học được đào tạo một cách
bài bản theo chương trình mĩ thuật của phương Tây về kĩ thuật và phương
pháp tạo hình, lại được khuyến khích sáng tạo nghệ thuật theo nội dung, quan
niệm thẩm mĩ của phương Đông dựa trên chất liệu lụa. Và cậu học trò

Nguyễn Phan Chánh mặc dù không được đánh giá cao về khả năng vẽ tranh
sơn dầu, nhưng thực sự đã chinh phục mọi người về khả năng vẽ lụa của
mình.
Suốt cuộc đời say mê làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chỏnh đó để lại
một sự nghiệp đồ sộ với trên 170 tác phẩm. Trong mỗi tác phẩm, Nguyễn
Phan Chánh đều có đề một bài thơ viết kiểu chữ Thảo rất đẹp bên cạnh. Thơ,
thư và họa luôn song hành cùng nhau và tôn nhau lên trong mỗi bức tranh của
ông.
Nguyễn Phan Chánh được xem như một hiện tượng khá đặc biệt của
nền hội họa Việt Nam. Dường như hình ảnh làng quê nghèo và cuộc sống
vùng nông thôn Việt nam luôn in đậm trong tâm trí và trở thành “nỗi ám ảnh
nghệ thuật” in dấu trong tất cả các sáng tác của họa sĩ sau này. Ngay từ
những tác phẩm đầu tay như: “Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao, Lên đồng,
Trốn tìm, Chị em đựa cỏ, Em bé cho chim ăn ” tranh của ông đã được chú ý
và được đánh giá rất cao. Trong đó hai bức “Lờn đồng” và “Rửa rau cầu ao”
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
được tuyển chọn in trong Tuyển tập hội họa châu Á và được xếp ngang hàng
với những tác phẩm tranh khắc gỗ rất có giá trị của Nhật Bản.
Trong thời kỳ kháng chiến, vì không có lụa cho vẽ tranh nờn ụng đó
tạm xa rời những tấm lụa thân yêu, thay vào đú ụng vẽ rất nhiều tranh cổ
động, tuyên truyền cách mạng. Hòa bình lập lại, ông trở về Hà Nội và tiếp tục
đi sâu vào hiện thực cuộc sống với những sáng tác trên chất liệu lụa. Thời kỳ
này, với những tác phẩm như: “Bữa cơm vụ mùa thắng lợi” (1960), “Tắm
ao”, “Kỡ lưng” (1962), “Sau giờ trực chiến” (1968), “Tắm cho con” (1969),
“Rạng sáng cho con bỳ” (1970) đã đánh dấu giai đoạn thứ hai trong sự
nghiệp sáng tác của ông.
Từ năm 1970, Nguyễn Phan Chánh vẽ lụa thật thoải mái. Qua một loạt

tác phẩm: “Trăng tỏ” (1970), “Trăng lu, Tối cho con bỳ, Tiờn Dung” (1972),
“Kiều tắm” (1973)…ta có cảm giác họa sĩ chuyển đến một thế giới ước mơ
của mình về cái đẹp. Có lẽ Nguyễn Phan Chánh chưa bao giờ trẻ trung, sung
sức đến vậy.
Với những đóng góp to lớn và mang tính tiên phong của ông trong lịch
sử mĩ thuật nước ta nói chung và cho tranh lụa Việt Nam nói riêng, năm 1966,
ụng đó vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
1.2. Một số sáng tác tiêu biểu
* Bức tranh “Chơi ô ăn quan” (1931)
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Chơi ô ăn quan – Nguyễn Phan Chánh
Đây là một trong số những sáng tác đầu tay của Nguyễn Phan Chánh và
đã thu hút được nhiều sự chú ý. Bố cục bức tranh có bốn người chia làm hai
phe: một cô bé khoảng chừng hơn mười tuổi ngồi một phía, còn ba cô ngồi về
phía bên kia. Cách bố cục như vậy làm cho bức tranh không bị rời rạc và
người xem có cảm giác các cô bé rất tập trung, chăm chú vào ô quan khi chơi.
Trong bức tranh cô nhỏ nhất đang đỏnh ụ quan. Cô này ngồi một mình
nên người xem chú ý nhiều hơn, còn ba cô kia ngồi bên phải được nhẹ nhàng,
mặc dầu là ba người. Có thế mới cân đối, không có ấn tượng bên nhẹ, bên
nặng. Người ngồi gần giữa, mặc áo xanh quần trắng về phe cô đang đánh. Về
phe bên này, cô lớn nhất ngồi đầu, chừng mười lăm tuổi, quàng khăn mỏ quạ
và cô chít khăn nõu lú khuất một phần mặt, trạc mười ba, mười bốn tuổi. Cô
đang đỏnh bộ nhất trong bốn cụ nờn khụng chít khăn mà cũng không quàng
khăn mỏ quạ trên đầu, tóc phất phơ. Cô gái ngồi cựng phớa với cô, mặc quần
trắng, chăm chú nhìn tay cô đang đỏnh ụ như đã hội ý với nhau rồi.
Bức tranh cũn thờm cả những "bộng" ô ăn quan, vẽ vào khoảng giữa

hai người bên kia và một người bên này, tùy theo địa thế rộng hẹp, để cả bốn
em thấy rõ "bộng" đánh.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
16
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Về màu sắc: Tranh "Chơi ô ăn quan" tả các em vào mùa lạnh nờn cỏc
em mặc đồ ấm của bà con lao động. Phần nhiều là ỏo nõu bầm, chít khăn mỏ
quạ, rất hợp với màu ỏo vỡ khăn mỏ quạ màu đen và màu đen của quần hợp
với màu nâu đều là màu nóng. Nếu để cả màu núng thỡ tranh sẽ tối, không nổi
nên phải xen vào màu lạnh như màu trắng và màu xanh tím của ỏo cụ mặc
quần trắng để giảm bởi màu nâu tối đi mà sáng sủa lên. Màu cỏc ụ ăn quan
tuy là phụ nhưng cũng điều hòa với màu áo. Khoảng trên bức tranh khụng
thờm gỡ hơn vỡ cỏc em đã choán hết không gian bức tranh, chỉ có đề bài thơ
chữ Hán rồi đánh dấu son và chữ ký của tác giả. ấn son màu đỏ rất cần thiết
để làm tươi thêm bức tranh.
* Bức tranh “Lờn đồng” (1931)
Lỳc còn nhỏ, họa sĩ chứng kiến nhiều cuộc cầu tiên, lên đồng, rước nồi
hương hóa ở quê. Khi ở Hà Nội, họa sĩ gặp được một thiếu phụ rất đẹp chừng
hai nhăm, hai sáu tuổi, thường hay gọi là bà Phán, nét mặt nết na, hiền hòa,
vui lòng ngồi làm mẫu nờn ụng nảy ý vẽ bức tranh “Lờn đồng”.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Lên đồng – Nguyễn Phan Chánh
Về bố cục tranh “Lờn đồng” một bên ngồi ba người, bên ngồi một
người. Chị ngồi phía trước giơ tay cầm hương hướng sang chị bên trái. Người
thứ hai bên phải ngồi kề phía sau lưng chị trước, tay cầm quạt. Còn người thứ
ba bên phải chỉ trông thấy nửa mặt. Người ngồi đồng bên trái là một thiếu phụ

trạc ba mươi tuổi, đầu tóc quấn seo gà, hai tay buông xuống, chắp trước ngực
như sẵn sàng chịu lệnh đức Mẫu nhập vào mỡnh nờn vẻ mặt xinh xắn đầy vẻ
tín ngưỡng. Gần hơn cả là người nhiều tuổi nhất, đầu quấn tròn một cái vành
khăn, trông ra vẻ nghiêm nghị lắm, tay cầm nén hương thư vào mặt người lên
đồng. Sau lưng bà ta là một thiếu nữ trạc mười bốn, mười lăm tuổi, cầm quạt,
quạt cho bà đồng. Bức tranh còn có hai liễn câu đối dong thẳng xuống về bên
trái. Như vậy phía bên cô ngồi đồng được chặt chẽ, thẳng thắn hơn, khỏi bị
ngồi một mình lỏng lẻo. Cũng như về phía bên phải bức liễn làm cho phía bên
này thẳng thắn chắc chắn hơn, lại lấp được chỗ trống sau lưng ba người.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Về mầu sắc, cô ngồi đồng mặt áo dài màu gụ, là màu phụ nữ thích nhất
lúc bấy giờ, rất hợp với màu đen quần thâm, đặc biệt là bên nách áo có mầu
ngói làm lưng quần nên phân biệt được nếp áo, lưng quần. Cũng nhờ câu liễn
màu hồng đậm bên cạnh mặt cô lên đồng làm nổi hẳn khuôn mặt trắng trẻo
của cụ lờn, thêm nữa trên đầu cô đồng quấn khăn nhiễu cũng hợp với màu áo.
Hai tay cô ngồi đồng chắp lại đằng trước, nên nổi bật được màu trắng nõn của
hai bàn tay. Bà đồng thì màu khăn vàng bịt đầu, màu khăn hồng vắt vai, màu
lục thắt lưng, đều nổi bật lên nhờ màu áo xanh đậm bà mặc. Còn em cầm
quạt, vì em đang còn nhỏ tuổi nên mặt áo nâu non ngắn, quần trắng, làm tươi
hẳn lên. Bức tranh không bị ảnh hưởng do màu áo của bà đồng mà trái lại,
màu áo nâu non và quần trắng lại rất hòa hợp với màu xanh đậm này.
* Bức tranh “Rạng sáng cho con bỳ” (1970)
Rạng sáng cho con bú – Nguyễn Phan Chánh
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Đầu năm 1970, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ các tác phẩm “Rạng
sáng cho con bỳ” và “Trăng tỏ”. Hai năm sau, ông vẽ các tranh biến thể của
hai tác phẩm này: “Tối cho con bỳ” và “Trăng lu”. Hai cặp tranh này đã một
thời gây nhiều tranh luận trong giới về tranh khỏa thân của Nguyễn Phan
Chỏnh, đú cũng là những sáng tác mở đầu cho một giai đoạn hội hoạ mới khi
ụng đó ở độ tuổi 80.
Trong hồi ký của mình họa sĩ đã viết : “Bức “Rạng sáng cho con
bú” tôi vẽ năm 1970 và bức “Tối cho con bú” tôi vẽ vào tháng 3 năm
1972. Nội dung hai tranh như nhau. Chỉ khác là bức trước (1970) là tả
cảnh rạng sáng nên giàn mướp ngoài sân thấy cả hoa lá lởn vởn, màu
sương. Vì sấp bóng nờn cỏi chum nước tối, trong nhà vách gỗ cũng tối.
Còn chỗ người mẹ ngồi vì ngoài trời đó sỏng nờn thấy rõ cả quần áo. Còn
bức sau (1972) trái lại trong nhà sáng hơn ngoài trời, ánh đèn hắt bóng
người mẹ lờn vỏch, ỏo trắng lờ mờ” .
Sau khi cho đứa trẻ bú no nằm ngủ, người mẹ với chiếc áo xanh trễ nải
làm lộ bộ ngực trần, lặng ngắm nhìn con. Đó là tranh khoả thân đẹp nhất của
Nguyễn Phan Chánh bên cạnh các tác phẩm tả chất da thịt mịn màng: “Tắm
cho con, Rửa khoai, Hái rau muống, Trăng tỏ, Trăng lu, Kiều tắm, Tiên Dung
tắm” Tranh bán khoả thân của Nguyễn Phan Chánh là những tác phẩm có
hoà sắc tinh tế mộc mạc và gợi cảm thơ mộng.
2. Họa sĩ Nguyễn Thụ
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Họa sĩ Nguyễn Thụ là một trong những đại diện xuất sắc nhất của tranh
lụa Việt Nam kể từ sau cụ Nguyễn Phan Chánh. Nguyễn Thụ tên đầy đủ là
Nguyễn Văn Thụ sinh năm 1930, quê ở Hoài Đức, Hà Tây. ễng có thời thơ ấu
ở quóng đờ cong cong, xanh mướt nơi hai làng Đắc Sở và So Sở sát nhau.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Làng quê nơi ông sinh ra là nơi thờ ngài Lý Phục Man, nơi đõy luụn nghi
ngút khói hương và thường diễn ra những cảnh tế lễ, rước hội làng.
Tranh của Nguyễn Thụ có một phong cách riêng biệt. Bố cục tranh của
ông đơn giản, nhịp nhàng, màu sắc mát mẻ êm dịu, bỳt pháp phóng khoáng,
nhẹ nhàng, không gian mờ ảo thơ mộng với những nhân vật bình dị, thân
quen. Tranh lụa của ông óng ả mềm mại, thớ lụa rõ ràng, nhìn tranh cảm
tưởng như có một lớp nước rất mỏng bao phủ bề mặt tạo nên cái chất trong
trẻo dịu dàng. Đối với ông, tranh lụa phải mang lại cảm giác thanh thoát như
một điều kiện tiên quyết. Thông qua khả năng quan sát nhạy bén, trí tưởng
tượng, tư duy và kỹ năng trang trí và nhất là một quyền tự do riêng biệt, ụng
đó vẽ nên nhiều bức tranh lụa hiện thực vô cùng trữ tình như: “Mưa, Làng
ven núi, Bác Hồ đi công tác, Cụ gỏi Thái, Ghé qua bản….”
Nguyễn Thụ có nhiều thể nghiệm về tranh lụa. Gần đây, ông vẽ được
nhiều bức giá trị: “Cấy lúa ở miền núi, Hành quân, Bà mẹ dệt vải” Bút
pháp hoạt bát, mảng màu đằm, mạnh, có sức nặng tạo hình.
Có thể nói, Nguyễn Thụ là người có sự nghiệp sáng tác đáng khích lệ.
Với những đóng góp của mỡnh, ụng đó vinh dự được trao giải thưởng Nhà
nước về Văn hóa nghệ thuật năm 2001.
2.2. Tác phẩm tiêu biểu
* Bức tranh “Ghộ qua bản” (1970)
“Ghộ qua bản” là tác phẩm đặc trưng cho lối thể hiện tranh lụa về
miền núi độc đáo của họa sĩ Nguyễn Thụ.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
21
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Ghé qua bản – Nguyễn Thụ
Về bố cục, bức tranh vẽ ba ngôi nhà sàn lớn ở vị trí trung tâm, phía
trước là cảnh người và ngựa con đứng, con đi lại, thấp thoáng phía xa xa là
những dãy núi với những nếp nhà nhỏ. Có thể thấy, bố cục tranh rất hài hòa,

cân xứng giúp người xem cảm thấy sự gần gũi, thâm quen.
Về màu sắc, màu hồng nhạt chủ đạo êm dịu phủ trên toàn bộ bức tranh
tạo cảm giác lâng lâng, nằng nặng của không gian miền núi. Nguyễn Thụ đã
gợi một chiều miền biên cương, ánh nắng còn đọng lại ở một bản làng ẩn hiện
những ngôi nhà sàn của đồng bào người dân tộc. Trong nắng chiều êm, ta
nhận ra những mái nhà tròn khum khum như chiếc nón, đầu hồi có chiếc
“khau kỳt” biểu tượng cho nghệ thuật trang trí ngôi nhà của người Thái đen.
Hình ảnh các anh bộ đội người dắt ngựa, người đã lên yên ngựa còn lưu luyến
ngoái lại và những cô gái Thái niềm nở thân tình cho thấy tình cảm quân dân
thắm thiết. Trên toàn bộ bức tranh những mảng đậm nhạt được phân bố tô
điểm hài hòa tạo nên khối hình những mái nhà quần tụ, nói về sự ấm cúng
giữa người và cảnh vật và đẩy rừ thờm ý định của tác giả khi thể hiện tình
quân dân, nồng ấm, nơi dừng chân bình yên của các chiến sĩ biên cương mỗi
buổi chiều yên tĩnh.
* Bức tranh “Làng ven nỳi”
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Làng ven núi – Nguyễn Thụ
Về bố cục, bức tranh “Làng ven nỳi” chia làm hai phần rõ rệt, phía
trước là cảnh ngôi làng, phía sau là những dãy núi. Bức tranh tả một ngôi làng
nhỏ dưới chân núi, đậm nhạt vài nếp nhà sàn thấp thoáng, đung đưa, trai gái
trong làng đi lại trong không gian mờ mờ, ảo ảo. Phía trước cỏi quỏn nhỏ là
đường cũ, con ngựa gầy xuống núi.
Về màu sắc, “Làng ven nỳi” cú sự phối hợp màu rất đặc sắc với ba gam
màu chính là nâu đen, vàng và trắng: màu nâu của những dãy núi, một vài nóc
nhà màu, màu vàng của những đỏm cõy. Điểm xuyết giữa những ngôi nhà là
những bụi cây có mầu trắng, màu xanh đậm khiến cho bức tranh không bị tối
mà ngược lại càng làm cho nổi bật hơn. Bức tranh cho thấy điểm nhìn của họa

sĩ là từ gần đến xa, gần to, xa nhỏ dần. Bức tranh tạo cho người xem một ấn
tượng về cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ít người.
3. Họa sĩ Trần Đông Lương
3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Họa sĩ Trần Đông Lương (1925 - 1993) sinh ra tại thị xã Sơn Tây (nay là
thành phố Sơn Tây - Hà Nội) nhưng ông sống và làm việc chủ yếu ở Hà
Nội.ễng tham gia cách mạng ở quê rồi làm họa sĩ ở Ty Thông tin Phú Thọ.
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Năm 1949, ông tham gia hoạt động tại chi hội văn hóa cứu quốc Phú Thọ. Từ
năm 1950 – 1053, ông học tại trường Mĩ thuật Việt Nam “khúa khỏng chiến”.
Trong thời gian này, ụng cú đi thực tế sáng tác ở một số vùng giải phóng và
công tác một thời gian ngắn tại Ty văn hóa Hòa Bình. Cuối năm 1954, Trần
Đông Lương hoạt động tại xưởng họa Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt
Nam. Từ những hoạt động thực tiễn đú đó mang lại cho họa sĩ Trần Đông
Lương một vốn kinh nghiệm dày dặn trong nghệ thuật vẽ tranh lụa.
Trần Đông Lương là một họa sĩ chuyên vẽ tranh lụa. Trong vòng một
năm 1958, ông đã thực hiện ba tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho phong cách
của mình đó là: “Anh hùng lao động – Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch”, “Tổ thờu”
(Hai bức này hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuạt Việt Nam) và bức
“Tuổi xuõn” (Được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia nghệ thuật các dân tộc
phương Đông, Cộng hòa Liên bang Nga). Điều đặc biệt ở ông là một khả
năng khác thường trong việc chuyển hóa những hình họa thuần túy được
chuẩn bị công phu trên “giấy” lên “lụa”, nhờ vậy mà chúng ta có những bức
tranh lụa đẹp.
Đánh giá về họa sĩ Trần Đông Lương: “Trong số những họa sĩ trẻ, có
người như Trần Đông Lương theo phương pháp họa sĩ Nguyễn Phan
Chỏnh chuyờn vẽ tranh lụa nhưng với phong cách khác hẳn. Nhờ có vốn

hình họa vững vàng, những tác phẩm vẽ lụa của Trần Đông Lương có khối,
hình chặt chẽ, ánh sáng mịn màng mà vẫn giữ được dáng mịn màng của
chất lụa” (Nguyễn Phi Hoanh).
3.2. Một số tác phẩm tiêu biểu
* Bức tranh “Tổ thờu” (1958)
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà
Nội
24
Bài điều kiện Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Tổ thêu – Trần Đông Lương
Những cô gái Hà Nội khéo tay sau ngày thủ đô giải phóng 1954, đã
bước qua ngưỡng cửa gia đình tham gia vào một công việc xã hội. Các tổ
thêu, tổ đan len xuất hiện rải rác ở các phố Hàng Đào, Hàng Gai…những khu
phố có nếp sống của Hà Nội xưa – người phụ nữ chỉ làm việc quanh quẩn
trong gia đình.
Về bố cục, hoạ sĩ Trần Đông Lương đã vẽ một tổ thêu của Hà Nội gồm
cú sáu cô gái đang làm việc. Các nhân vật trên bức tranh được bố cục theo
một vòng tròn. Với cách bố cục này, có thể nhìn thấy tất cả sáu người, đồng
thời cũng làm cho bức tranh thêm cân đối, không có cảm giác trống ở một vị
trí nào đó. Các cô gái trong bức tranh rất chăm chú với công việc của mình.
Về màu sắc, toàn bộ bức tranh được phủ bởi gam màu hồng và vàng
tươi sáng. Những mảng đen trên mái tóc, trang phục tỏa đều trong lòng tranh
cho ta thấy dáng dấp người thiếu nữ. Hà Nội những năm 50 của thế kỷ XX có
kiểu tóc uốn làn sóng quăn mềm mại, hay mái tóc dài ngang lưng được chi
kiểu lưỡi trai phủ trên vầng trán. Ngày ấy thiếu nữ Hà Nội ra khỏi nhà là phi
mặc áo dài, kèm theo một áo khoác - cũng là cách làm duyên thanh nhã, kín
đáo. Qua cách mặc trang phục, cách để tóc mà người xem có thể thấy được
lứa tuổi của các cô gái. Bức tranh đã cho thấy lại vẻ đẹp một thời của những
Đinh Thị Thanh Hương - K55B VNH Trường ĐHSP Hà

Nội
25

×