Tải bản đầy đủ (.pdf) (374 trang)

Kinh tế thế giới 2001 - 2002 - Đặc điểm và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.56 MB, 374 trang )

VIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI
TS.KIM NGỌC (Chú biên)
VIÊN KINH TÊ THÊ GIỚI
KINH TẾ THÊ GIÚI
2001 - 2002
ĐĂC ĐIỂM VÀ TRIỂN VONG
(SÁCH THAM KHẢO)
T ẽ
I
I TO' CH O MỈ
r 'c
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nôi - 2002
Lời Nhà xuất bản
Cuôn sách Kinh tế th ế giới 2001-2002 - Đ ặc điểm và
triển vọng nằm trong loạt sách được ấn hành hằng năm nhằm
cung cấp cho bạn đọc một sô" thông tin và tư liệu cập n h ật về
tình hình kinh tế các nước và các khu vực trên th ế giới. Cuốn
sách giói thiệu khái quát tình hình kinh tế th ế giới trong năm
đầu tiên của th ế kỷ XXI, đồng thời nêu b ật những đặc điểm và
triển vọng của các khu vực kinh tế chủ yếu và một sô" nền kinh
tế lớn trên th ế giới. Ngoài ra, cuốn sách còn phân tích những
ảnh hưởng và tác động của cuộc tiến công khủng bố nưóc Mỹ
ngày 11 tháng Chín 2001 và cuộc chiến chổng khủng bô" do Mỹ
tiến hành ở Ápganixtan đốỉ vổi mọi lĩnh vực của nền kinh tê" th ế
giới nói chung, từng nền kinh tê" quốc gia nói riêng. Nội dung
cuốn sách bao gồm:
- Phần I: Những vấn đề chung của nền kinh tê" th ế giới.
- Phần II: Kinh tê" các nưốc công nghiệp phát triển.
- Phần III: Kinh tê" các nước đang phát triển.
- Phần IV: Kinh tế các nước đang chuyển đổi.


Các tư liệu và sô" liệu trong cuô"n sách được dẫn từ nhiều
nguồn khác nhau, nên có đôi chỗ chưa khớp nhau, vì vậy chúng
tôi ghi rõ nguồn để bạn đọc tiện theo dõi và tra cứu.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 5 năm 2002
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
3
Mục lục
Trang
Lòi N hà x u á t b ản
3
Lời g iớ i th iệu
7
Bản ch ú g iả i n h ữ ng ch ữ
v iế t
tó t
9
Phần I: Nhũng vấn để chung của nền kinh tế thế giối 11
Kinh tế th ế giới năm 2001: Bức tranh àm đạm
TS.
Kim Ngọc 13
Thương mại thế giới
Bùi Quang Tuấn 35
FDI th ế giới - m ột năm đình trệ
Phọm Hổng Tiến 58
Tài chính - tiền tệ thế giới nâm 2001
Nguyễn Hồng Son 77
Phần II: Kinh tế các nước công nghiệp phát triển 101
Kinh tế c á c nước công nghiệp phát triển suy giảm mạnh
Chu Đức Dũng 103

Kinh tế Mỹ - sự kiện 11 tháng Chín trong bối cành
sụt giảm tăng trưởng
Bùi Truông ỡlan g 121
Kinh tế Nhật Bản
TS.
Trần Vãn Tùng
Nguyễn Ngọc Mạnh 138
Kinh tế Liên minh châu Âu (EU)
Ngọc Xuân 160
5
173
Phần III. Kinh tế các nưóc đang phát triển
Kinh tế c á c nước đang phát triển trong bối cành
suy giảm kinh tế toàn cầu
TS.
Đồ Đức Định
Trần Lan Hương
175
Kỉnh tế của c á c NIE châu Á
Ngồ Thị Trinh
190
Kinh tế ASEAN - suy giàm trầm trọng hơn m ức
tường tượng
75. Hoàng Thị Thanh Nhàn
208
Khu vực Nam Á: Xung đột chính trị càn trở tâng trưởng
%
Th.s.
Đào Việt Hưng
223

Kinh tế Mỹ Latinh
Quỷ Dương
247
Kinh tế c á c nước châu Phi
Th.s.
Phạm Thị Thanh Bình
2Ó5
Phần IV: Kinh tê' các nưóc đang chuyển đổi
Kinh tế c á c nước chuyển đổi
281
75. Nguyễn Vãn Tâm
283
Kinh tế Đông Âu
75. Nguyễn Hổng Nhung
298
Kinh tế Trung Q uốc
75. Phạm Thái Quốc
314
Kinh tế Nga tiếp tụ c tăng trưởng
Lê Thu Hà
331
Kinh tế Việt Nam
75. Nguyễn Trần Quế
348
Phu luc
• •
Số liệu thống kê kinh tế th ế giới
Nguyễn Hồng Thu 365
Tài liêu tham khảo
379

6
Lời giới thiệu
Năm 2001 - năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba, hai cú sốc
gâý ra do sự suy giảm cùng một lúc các hoạt động ỏ Mỹ, Nhật
Bản, châu Âu và do các cuộc tấn công khủng bô' ở Mỹ ngày 11
tháng Chín đã làm cho mức tăng trưỏng của kinh tế th ế giới suy
giảm mạnh. Ở mỗi nước và khu vực, mức độ và đặc điểm phát
triển thể hiện rất khác nhau tạo nên bức tranh toàn cảnh của
kinh tế th ế giới thật ảm đạm.
Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu tham khảo
theo dõi chung tình hình phát triển, triển vọng và những xu
hưống mới của nền kinh tế thế giới, chúng tôi giới thiệu cuốn
sách K in h t ế th ế giới 2001 - 2002 - Đ ặc điểm và triển vong
do tập thể tác giả Viện Kinh tế thế giới biên soạn.
Vì nhiều lý do, sách không tránh khỏi những hạn chế.
Chúng tôi rấ t mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Hà Nội, tháng 1 năm 2002
TS. KIM NGỌC
7
Bản chú giải những chữ viết tắt
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
AFTA
Khu vực Tự do thương mại ASEAN
ALADI
Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh
APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BIS
Ngân hàng Thanh toán quốc tế
CEFTA

Hiệp hội Tự do thương mại Trung Âu
CEPT Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực
CEPAL
Uỷ ban Kinh tế Mỹ Latinh và vùng Caribê
của Liên hợp quốc
CFA Khối Hợp tác tài chính châu Phi
COMESA
Thị trường chung Đông và Nam Phi
DJIA Chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones
EBRD
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu
ECB Ngân hàng Trung ương châu Âu
ECOWAS
Cộng đồng Kinh tế các nưóe Tây Phi
EFT A Hiệp hội Tự do thương mại châu Âu
ESCAP
Ưỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á -
Thái Bình Dương
EU
Liên minh châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
9
FED
Cue Dir tru lien bang My
FTAA
Khu vuc Tu do thuong mai T&y ban c^u
G7
Nhom bay nudre c6ng nghiep phat tri^n nhit
cua the gidri

GDP
Tong san ph&n quoc n6i
ILO
T6 churc Lao dong quoc t£
IMF
Quy Ti6n te qu6c t£
JPY .
Yen - don vj tidn te Nh&t Ban
MERCOSUR
Thi truemg chung Nam My
NBER
Ca quan Nghien curu kinh te qu6c gia (My)
NDT
Nh&n d&n te - don vj tien 11 Trung Qu6c
NIEs
Cac ndn kinh t€ mdri cong nghiep hoa
NIERS
Vien nghidn curu Kinh te xa h6i qu6c gia Anh
OECD
T6 churc Hop tac va Phat tri£n kinh te
OPEC
To churc cac nu6c xuit kh£u d£u mo
SAARC
Hiep h6i hop tac khu vuc Nam A
UNCTAD
Hoi nghi Lien hop qu6c ve thuong mai
va phat trien
USD
D61a My
WB

Ng&n hang Th£ gidri
WEF
Didn dan Kinh t£ th£ gidri
WTC
Trung t&m Thuong mai the gidri
WTO
T6 churc Thuong mai the gidri
10
Phân I
Những vấn đổ chang
cúa nển kinh tó thế giới
11
Kinh tế thê giới năm 2001:
Bức tranh ảm dạm
TS. Kim Ngọc
Tháng Chín 2000, các dự báo về nền kinh tê thế giới
năm 2001 lành mạnh một cách khác thường, với GDP
tăng trưỏng 4,2% năm 2001, giảm chút ít so với mức 4,7%
năm 2000. Tỷ lệ lạm phát thấp và tăng trưỏng bền vững
tại hầu hết các nưốc công nghiệp. Song trước tình hình
kinh tế Mỹ suy giảm mạnh, nhanh hơn dự đoán, đặc biệt
là từ sau các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ ngày 11 tháng
Chín 2001 và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bô" của
Mỹ, các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới đều
đồng loạt điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế
giới đã được đưa ra trước đây. Phần lớn các dự báo đều
thống nhất nhận định, tốc độ tăng trưỏng kinh tế thế giới
năm 2001 chỉ đạt từ 1,3%-1,5%, giảm 3,2%-3,4% so vối
mức 4,7% năm 2000 và giảm 1,8%-1,9% so với dự báo
trước đây. Các chuyên gia kinh tế của Liên hợp quốc cho

rằng, toc độ tăng trưởng của kinh tế thê giới năm 2001 chỉ
còn 1,4%, giảm hơn 60% so với mức của năm 2000. Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá có phần lạc quan hơn, vối
tốc độ tăng trưỏng kinh tế thế giới đạt 2,4% năm 2001,
13
giảm một nửa so vối mức tăng 4,7% năm 2000, giảm 0,2%
so với mức dự báo 2,6% đưa ra hồi tháng Mười và giảm
0,8% so vối mức dự báo 3,2% đưa ra hồi tháng Tư 2001.
IMF cho rằng, kinh tế toàn cầu "đang gặp khó khăn" song
vẫn có thể "kiểm soát được" cho dù "tình hình bất ổn định
một cách khác thường". Trong khi hầu hết các nhà kinh tê
coi tăng trưởng kinh tê thế giới dưối mức 2,5% là suy thoái
thì Giám đổc điều hành IMF Horst Koehler không hề coi
mức tăng trưởng 2,4% năm 2001 của kinh tế thế giới là
dấu hiệu cho thấy một cuộc suy thoái tọàn cầu. Báo cáo về
triển vọng kinh tế nửa năm một lần của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định, cuộc tấn công
khủng bô' ngày 11 tháng Chín đã đẩy nền kinh tế thế giới
rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên trong 20 năm qua. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế thê giới năm 2001 giảm mạnh xuống
còn 1,4%. OECD cho rằng kinh tế tăng trưởng chậm ở Mỹ
hồi năm ngoái, rồi lan sang các nước khác đã biến thành
sự suy giảm toàn cầu, nhưng một vài nước và khu vực đã
không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cuộc tấn công của lực
lượng khủng bố hôm 11 tháng Chín và những náo động
liên quan đã gây ra cú sốc nghiêm trọng cho kinh tê thê
giới. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá tăng trưởng kinh
tế thế giới chững lại, với mức tăng 1,3% năm 2001, giảm
hơn một nửa so với mức tăng của năm 2000 và giảm mạnh
so với mức dự báo 3,8% đưa ra hồi đầu năm. Theo WB,

cuộc tấn công khủng bô ngày 11 tháng Chín ỏ nước Mỹ và
chiến tranh ở Apganixtan đã kìm hãm động lực phát triển
kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Mỹ suy thoái đã có những tác động dây
14
chuyền đến nền kinh tê thế giới với những ảnh hưởng
ngầm trải rộng. Với cuộc suy thoái năm 1991 kinh tế Mỹ
đi xuống, nhưng kinh tế Nhật Bản, Đức và các nước Đông
Á tiếp tục phát triển,
tạo ra một nhu cầu giai đoạn đệm.
Còn hiện nay, tuy sự suy giảm chưa sâu nhưng lại mang
tính đồng bộ cao. Cuộc suy giảm này không phải do sự suy
giảm nhu cầu sau khi các ngân hàng trung ương nâng lãi
suất để ngăn chặn lạm phát mà là do suy giảm đầu tư gây
ra. Steve Roach, nhà kinh tế kỳ cựu thuộc Morgan Stanley
nói, thế giới đang ở giữa một thời kỳ suy thoái đồng bộ
hiếm có. Chặng đường đầu tiên được tạo ra bởi sự suy
giảm của chu kỳ công nghệ thông tin toàn cầu do Mỹ cầm
đầu đã đẩy hầu hết châu Á vào tình trạng suy giảm.
Chặng thứ hai được tạo ra bởi các cuộc tấn công khủng bô"
hôm 11 tháng Chín, dẫn đến sự "đầu hàng" đã được trì
hoãn quá lâu của người tiêu dùng Mỹ. Do nưốc Mỹ đã
giáng hai cú sốc này xucíng một nền kinh tê toàn cầu vốn
phụ thuộc vào Mỹ, phần còn lại của thế giới đã lao xuống
dốc theo.
Sau kẺi xảy ra các vụ tấn công khủng bố ỏ Mỹ, WB
cho rằng các cuộc tấn công khủng bô đã tác động tới nển
kinh tê thế giới vào một thòi điểm dễ bị tổn thương. Nền
kinh tế thế giới đã chuyển sang "trạng thái chiến tranh",
sap khi Mỹ tiến hành cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng

bô ở Apganixtan đã đẩy thêm 10 triệu ngưồi tại các nước
đang phát triển lâm vào cảnh nghèo đói, với mức thu nhập
bình quân 1 USD/ngày. Ngoài việc gây tổn thất lớn cho
Mỹ về người và của khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới bị
suy giảm mạnh, có thể kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu
15
(Báo cáo của Công ty Tư vấn Mỹ, cho rằng sự kiện ngày 11
tháng Chín đã gây tổn thất cho kinh tế toàn cầu tới gần
1.000 tỷ USD. Còn Liên hợp quốc đánh giá tổn thất là 350
tỷ USD). Hai cú sốc gây ra do sự suy giảm cùng một lúc
các hoạt động ở Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và do các cuộc
khủng bô đã làm cho mức tăng trưởng kinh tê của hầu hết
các khu vực đều giảm.
Tờ Thời háo Nhật Bản phát hành trung tuần tháng
Mười một 2001 cho rằng kinh tế thế giói vào lúc này là
“ảm đạm” chứ không phải là “sụp đổ”, thuật ngữ này có vẻ
chính xác hơn để mô tả tình trạng của nền kinh tế thế
giối. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến chống khủng bố bị sa lầy
và không thể tìm được một lối thoát thì nền kinh tế thế
giới sẽ lâm vào suy thoái.
Nghiên cúu của ngân hàng HSBC cho thấy suy thoái
kinh tế Mỹ tác động đến nền kinh tế thế giới qua các kênh
thương mại, đầu tư nước ngoài. Suy thoái kinh tê Mỹ là
một trong những nguyên nhân quan trọng làm chững lại
“làn sóng sáp nhập công ty”. Giá trị của các vụ thôn tính
và sáp nhập (M&A) công ty năm 2001 trên toàn thế giới
giảm hơn 33% so vối năm 2000. Số lượng các hợp đồng sáp
nhập khổng lồ trị giá trên 1 tỷ USD, đặc trưng của M&A
trong năm 1999-2000, đã giảm nhiều trong năm 2001.
Làn sóng sáp nhập công ty chững lại đã dẫn tới đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thê gi ối giảm. Theo
UNGTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
triển ), sự suy giảm kinh tế Mỹ và tốc độ sáp nhập công ty
giảm là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho FDI thế
giới giảm gần 40%, từ đỉnh cao 1.271 tỷ USD năm 2000
16
xuống còn 760 tỷ USD năm 2001. Mức giảm gần 40% FDI
thế giói năm 2001 là lần giảm FDI đầu tiên kể từ năm
1991 và là mức giảm nhiều nhất trong vòng ba thập kỷ
qua. Trong đó FDI ở các nước công nghiệp phát triển giảm
đáng kể 49%, từ 1005 tỷ USD năm 2000 xuống còn
khoảng 510 tỷ USD. ở các nước đang phát triển, con số đó
là 6%, từ 240 tỷ USD xuống còn 225 tỷ USD.
Hoạt động của thương mại thế giới cũng giảm mạnh.
Theo IMF, tăng trưởng thương mại thế giới giảm từ mức
12,4% năm 2000 xuống còn 1% năm 2001 (Liên hợp quốc
đã điểu chỉnh từ mức tăng 1% xuống còn 0% năm 2001).
Trong đó, nhập khẩu từ 12,4% giảm xuống còn 9% năm
2001; xuất khẩu từ 10% giảm xuống còn 7,1%. Cùng vối
hoạt động thương mại kém sôi động, giá cả trên thị
trường thế giới bị “lạnh” nhanh, trong đó giá dầu mỏ
giảm khoảng 15%.
Báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhận
định thương mại hàng hoá trên thế giới trì trệ vì các nền
kinh tế lớn - động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu
trong thập kỷ qua giảm mạnh. Tăng trưởng thương mại
thế giới chỉ đạt 2% (khoảng 620 tỷ USD), giảm 10% so với
năm 2000 - mức thấp nhất kể từ năm 1982 đến nay. (Uỷ
ban châu Âu đánh giá, tăng trưởng thương mại thê giới
dưới 1% - mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1980).

Cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín tại Mỹ và
cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Apganixtan đã
làm rung chuyển nhiều ngành kinh tế ỏ nhiều nưốc, việc
vận chuyển hàng hoá bằng đường không, đường biển và
đường bộ đều bị ảnh hưỏng. Bà Rixioa Vaxkết, Phó chủ
TC -ZlJL- f P .~BỌ ữ 1
: ĩ *
17
tịch Hội đồng chấp hành Tổ chức Du lịch thê giới đánh
giá: Ngành du lịch thê giối - ngành công nghiệp không
khói chỉ đạt mức tăng trưởng 1,5%, giảm mạnh so với mức
tăng 7,4% năm 2000 - mức tăng cao nhất trong những
năm 1990; tương ứng với số thiệt hại 500 tỷ USD và gần 9
triệu nhân viên ngành du lịch mất việc làm.
Kinh tê các nước công nghiệp phát triền
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đánh giá, 30
nước thuộc OECD chỉ tăng trưởng tổng cộng 1% năm
2001, giảm 3,2% so với mức tăng 4,2% năm 2000 và giảm
0,9% so với mức dự đoán 1,9% hồi tháng Năm 2001. Ngân
hàng Thê giới nhấn mạnh rằng, mức tăng trưởng của các
nước công nghiệp phát triển giảm mạnh, chỉ đạt 0,9% năm
2001 và trong mọi trường hợp đều thấp hơn nhiêu so với
mức dự báo. Đặc biệt là tăng trưởng kinh tế của nhóm bảy
nước công nghiệp hàng đầu (G7) giảm mạnh, từ đỉnh cao
4,2% năm 2000 xuống còn 1,1% năm 2001. Tồ BIKI sô
129/2001 cho rằng, năm 2001 kinh tê các nước công
nghiệp phát triển nói chung và các nước nhóm G7 nói
riêng lâm vào tình trạng xấu nhất kể năm 1982.
Tai Mỹ, ngày 26 tháng Mười một 2001, Cơ quan
Nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) - một tổ chức nghiên

cứu kinh tê tư nhân của Mỹ, đã chính thức tuyên bô kinh
tế Mỹ suy thoái và giai đoạn phát triển kinh tế liên tục
kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ (hơn 120 tháng) đã
chấm dứt vào tháng Ba 2001. Theo NBER, trưốc vụ khủng
bô' 11 tháng Chín, kinh tế Mỹ đã đang trên đà xuống dốc
nhưng không trầm trọng tới mức dẫn đến suy thoái Tuy
nhiên, vụ khủng bố 11 tháng Chín làm trầm trọng thêm
nhũng khó khăn của nền kinh tê Mỹ, đẩy nền kinh tê Mỹ
rơi vào đợt suy thoái đầu tiên trong một thập kỷ, mặc dù
đợt suy thoái lần này nhẹ và ngắn hơn. (Các nhà kinh tế
của NBER không theo khái niệm suy thoái "cổ điển", tức
là hai quý tăng trưởng âm liên tục mà sử dụng bốn tiêu
chí hàng tháng thay cho GDP: việc làm; sản lượng công
nghiệp; hoạt động bán buôn - bán lẻ và thu nhập thực tể).
Chỉ sau một ngày, ngày 27 tháng Mười một, tại
Washington, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cũng
công bố chính thức nền kinh tế Mỹ bước vào suy thoái,
nhưng cuộc suy thoái lần này sẽ không kéo dài. cả Quỹ
Tiền tệ quốc tế và OECD, WB đều thống nhất nhận định
tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2001 chỉ đạt 1,1%, giảm 4,1%
so với mức tăng ngoạn mục 5,2% năm 2000; giảm 0,2% so
với mức dự báo 1,3% hồi tháng Mười 2001.
Nguyên nhân làm suy giảm mạnh tốc độ tăng trưởng
GDP của Mỹ chủ yếu là do hậu quả tích tụ của tình trạng
phát triển kinh tế chững lại từ nửa sau năm 2000 cộng
thêm với những tác động của thảm hoạ khủng bô" ngày 11
tháng Chín. Tổng thống Mỹ, G. Bush nói, việc kinh tê Mỹ
suy giảm lần đầu tiên trong 10 năm qua cho thấy sự kiện
ngày 11 tháng Chín thật sự gây cú sốc cho nước Mỹ. (Các
chuyên gia kinh tế của tờ Economist cho rằng, các cuộc

tấn công khủng bố ở Mỹ hôm 11 tháng Chín không phải là
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy thoái nhẹ ở Mỹ. Theo họ,
suy thoái kinh tê Mỹ chính là do sự mất cân đối về kinh tê
và tài chính từ cuối những năm 1990).
Sản xuất công nghiệp 12 tháng giảm 5,8%, lớn hơn so
19
với thời kỳ suy thoái 1990-1991. Chỉ số lòng tin của người
tiêu dùng tuy có tăng lên trong những tuần cuối cùng của
năm, nhưng vẫn chưa đạt mức 91,5 hồi cuôi tháng Ba 2001.
Chỉ số này chỉ đạt 87,5 - mức thấp nhất kể từ năm 1993. Tỷ
lệ thất nghiệp 4,8% - mức cao nhất trong bốn năm qua.
Nhằm đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế, ngày
14 tháng Mười một, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp
tục cắt giảm lãi suất thêm 0,25% xuống còn 1,75% - mức
thấp nhát kể từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Tính
tổng cộng trong năm 2001, FED đã 11 lần cắt giảm lãi
suất, từ mức 6,5% xuống 1,75% - một cố gắng nới lỏng tín
dụng mạnh dạn nhất của Ngân hàng Trung ương Mỹ
trong gần hai thập kỷ qua. Sự kết hợp giữa những quyết
định cắt giảm lãi suất mạnh dạn của FED với các biện
pháp kích thích kinh tế của quốc hội có thể đủ sức đưa nước
Mỹ ra khỏi suy thoái. Tuy vậy, OECD, IMF cho rằng, để
đạt được sự phục hồi, điều quan trọng vối Mỹ là phải xua
tan được cảm giác không an toàn dai dẳng kể từ tháng
Chín. Đồng thời, Mỹ phải có kế hoạch trợ giúp ngành hàng
không và giảm lãi suất hơn nữa nhằm tạo ra sự kích thích
ngắn hạn mà không làm tổn hại tới sự lành mạnh của các
hoạt động tài chính công cộng của Mỹ về lâu dài.
N hật Bản - nền kinh tê lốn thứ hai trên thê giối -
cũng trong tình trạng suy thoái, chưa cho thấy dấu hiệu

khả quan để phục hồi.
Xuất khẩu giảm sút giữa lúc nhu cầu toàn cầu trì trệ
và đầu tư nhà nưốc cũng như tư nhân đều giảm do các
điều kiện nghiệt ngã ở trong và ngoài nước. Tỷ lệ thất
nghiệp tăng hơn 5% - mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh
20
thế giới thứ hai - và nhiều công ty giảm giồ làm việc của
nhân viên vì những ảnh hưởng này tác động tới thu nhập
của hộ gia đình. Theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
(BOJ), các khoản lợi nhuận công ty đang ngày càng giảm
sút, đặc biệt trong khu vực chế tạo, và thu nhập của hộ gia
đình cũng sụt giảm trở thành sự kiện phổ biến trong khi
giờ làm việc giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Cả BOJ và IMF đều đánh giá kinh tế Nhật Bản năm
2001 tăng trưởng -0,9% (con số của OECD là -0,7%) (năm
2000, GDP của Nhật Bản tăng 1,4%) - giảm mạnh so với
dự báo tăng trưởng 1,7% đưa ra hồi đầu năm. Đây là mức
sụt giảm lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Kinh tế Nhật
Bản tiếp tục xấu đi là nguyên nhân chính khiến đồng yên
giảm giá so với đồng đôla.
Các khoản cho vay của các ngân hàng tư nhân giảm
sút trong khi ngày càng có nhiều lo ngại về các khoản cho
vay khó đòi. Tất cả 14 ngân hàng của Nhật Bản, trừ
Mitsubishi Tokyo Financial Group, Sumitomo Trust và
Banking Co. Ltd đều đang bị nợ trong năm tài chính này.
Theo thông kê của cơ quan dịch vụ tài chính (FSA), số tiền
cho vay khó đòi mà các ngân hàng của Nhật Bản cho các
công ty phá sản vay lên tới hơn 20 ngàn tỷ yên.
Những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản có thể ngập sâu
hơn nữa trong đợt suy thoái kéo dài hơn một thập kỷ đã

tăng sức ép buộc Thủ tưóng Junichiro Koizumi phải tiếp
tục giải quyết bài toán hệ thông tài chính Nhật Bản (tập
trung vào việc xoá các khoản nợ xấu trong ngành ngân
hàng (258,8 tỷ USD), giảm chhtiêu công cộng, tư nhân hoá
các công ty cổ phần và hạn chê phát hành trái phiếu chính
21
phủ ỏ mức không quá 250 tỷ USD, mới có thể đưa kinh tê
Nhật Bản tăng trưởng dương, chứ không chỉ mỗi biện
pháp cắt giảm lãi suất ngân hàng xuống đến gần bằng
không. Đồng thời, phải tiến hành cấp thiết cuộc cải cách cơ
cấu, trong đó việc chuyển đổi mệnh giá đồng yên là một sự
lựa chọn quan trọng sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng
hoá xuất khẩu của Nhật Bản. Thắt lưng buộc bụng ngân
sách là lòi kêu gọi của Thủ tưống Junichiro Koizumi và
Chính phủ Nhật Bản hy vọng kê hoạch cải cách kinh tê
trên đây sẽ sớm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản.
Tại Liên minh châu Ấu (EU), trái vói những nhận
định ban đầu, "cơn bão kinh tế" cuối cùng cũng tràn tới
EU, và EU chịu tác động của sự suy giảm kinh tế Mỹ,
Nhật Bản thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều
hơn qua thương mại.
Liên hợp quốc đánh giá, các cuộc tấn công ở Mỹ đã làm
giảm tốc độ tăng trưởng của Liên minh châu Âu và năm
2001, EU chỉ đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 1,8%, mặc dù
không có nước nào trong EU rơi vào suy thoái (con số của
IMF, WB, OECD và cả ECB là 1,7%). Các nước khu vực
đồng euro đạt mức tăng trưỏng 1,6% năm 2001. ECB đưa
ra những nguyên nhân chính dẫn đến việc phải điều chỉnh
lại dự báo tăng trưỏng kinh tê là sự phát triển chậm lại
của nền kinh tế thê giới. Xuất khẩu - một yếu tô' quan

trọng dẫn đến tăng trưởng - cũng bị chững lại và điều này
sẽ dẫn đến sự giảm sút đầu tư, giảm hơn 30% so với năm
2000. Tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước trong EU
đều bị giảm sút.
Đức - một trong hai nền kinh tế lớn nhất EU - chỉ đạt
22
tốc độ tăng trưởng 0,75% năm 2001, thấp hơn 2,15% so với
mức 2,9% năm 2000; 0,65% so với mức 1,4% năm 1999 và
1,45% so với mức 2,2% năm 1998. Đây là mức tăng trưởng
thấp nhất của kinh tê Đức trong gần 10 năm qua. Thất
nghiệp tăng lên mức cao nhất hai năm qua với tỷ lệ 9,5%.
Nhiều người cảnh báo về nền kinh tê Đức, đặc biệt dễ
bị tổn thương trước tình trạng giảm sút mạnh của kinh tế
Mỹ, do sự phụ thuộc của Đức vào các mặt hàng xuất khẩu.
Tại Pháp, kinh tê phát triển chậm lại, GDP tăng trưởng
2%, giảm 1,5% so vối mức tăng 3,5% năm 2000 và 0,9% so
với mức tăng 2,9% năm 1999 (OECD đánh giá tăng trưởng
kinh tế Pháp chỉ đạt 1,9% năm 2001). Mức thâm hụt ngân
sách tăng (lên tới 32,39 tỷ euro (28,45 tỷ USD), nhiều hơn
3,95 tỷ euro so với dự đoán ban đầu). Lạm phát tăng tới
1,6% so với mức 1,2% dự đoán ban đầu. Tuy vậy, các đánh
giá đều cho rằng nền kinh tê lớn thứ hai khu vực EU chịu
đựng được sự suy giảm kinh tế toàn cầu tốt hơn so với
Đức. Tại
A nh; tăng trưởng GDP của Anh năm 2001 giảm
xuống còn 2,25%, giảm 0,5% so với dự báo hồi đầu năm.
Mặc dù vậy, lần đầu tiên kể từ năm 1986 Anh là nước có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhóm G7 và
trong nhóm các nước lớn ỏ khu vực đồng euro.
Tăng trưởng kinh tê chậm lại gây khó khăn cho thị

trường việc làm của EU. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ giảm 0,2%
so vối mức giảm 0,7% trong các năm 1998 - 2000. Tỷ lệ
lạm phát trung bình của 15 nước EU là gần 3,0% - mức
cao nhất trong vòng tám năm qua. Đồng euro bị giảm giá
25% so vói đồng đôla Mỹ kể từ khi ra đời ngày 1 tháng
Một 1999 đến nay. Hầu hết các ngành kinh tê như công
23
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải của
nhiều nước thuộc EƯ đều không đạt chỉ tiêu đưa ra hồi
đầu năm 2001.
ECB đã đáp lại tình trạng giảm sút bằng việc cắt giảm
lãi suất. Năm 2001 ECB đã bốn lần cắt giảm lãi suất: từ
mức 4,75% xuống còn 3,25% - mức thấp nhất kể từ tháng
Một 1963. ECB cho rằng, việc bảo vệ sự ổn định của giá cả
vẫn là vấn đề quan trọng nhất và việc tăng tốc độ tăng
trưỏng kinh tế, việc làm là nhiệm vụ của chính phủ các
nưốc trong khu vực đồng euro.
Chủ tịch ECB, Wim Duisenberg cho rằng, mặc dù tốc
độ tăng trưởng ỏ toàn khu vực được đánh giá ở mức thấp
nhưng EU không rơi vào suy thoái. Tuy vậy, điều quan
trọng nhất đối với EU lúc này là phải đẩy mạnh động lực
cải cách cơ cấu, bởi sự giảm sút kinh tế của Mỹ kéo dài lâu
hơn so vối dự đoán thì bất kỳ thất bại nào của các nhà
hoạch định chính sách châu Âu trong việc duy trì sự tăng
trưởng ở châu lục này. sẽ gây những tác động trở lại ở
những nơi khác.
Kinh tê các nước đang phát triển
Việc suy giảm các hoạt động kinh tế trên thế giới càng
có ảnh hưởng lớn hơn đối với các nước đang phát triển do
thương mại, du lịch, quan hệ tín dụng với các nưốc công

nghiệp phát triển gần như bị gián đoạn. WB, IMF và
OECD đều thống nhất đánh giá tăng trưởng GDP của các
nước đang phát triển năm 2001 là 2,9%, giảm 2,6% so với
mức tăng 5,5% của năm 2000. Đặc biệt, các nước đang
p há t triển ở châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề
24
nhất của sự suy giảm kinh tế Mỹ, Nhật Bản và EU. Một
lần nữa những đám mây giông tố lại vần vũ trên bầu tròi
các nền kinh tê Đông Á vốn đã từng bị tàn phá bởi cuộc
khủng hoảng tài chính 1997 - 1998 và sự thay đổi theo
chiều hướng đi xuống của nền kinh tế Mỹ cùng với những
nỗ lực chưa đủ mức của Nhật Bản trong việc trục vớt nền
kinh tế của mình ra khỏi sự trì trệ lại đang đe doạ các
viễn tưởng - khôi phục của châu Á.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tốc độ tăng
trưởng kinh tế của các nền kinh tế đang phát triển châu Á
bị giảm một nửa, từ mức 6,7% năm 2000 xuống còn 3,4%
năm 2001, và giảm 1,1% so với mức dự báo 4,5% trước khi
xảy ra sự kiện 11 tháng Chín. Đây là mức tăng trưởng
chậm thứ hai của khu vực này trong hai thập kỷ qua. Mặc
dù có sự giảm sút trong quá trình phục hồi kinh tế ỏ châu
Á, song, ADB nhận định: hoàn toàn không thể xảy ra một
cuộc khủng hoảng mới. Bởi tất cả các nền kinh tế trong
khù vực này, kể cả những nước bị tác’động mạnh mẽ nhất,
đã đạt thặng dư tài khoản vãng lai và có một lượng dự trữ
ngoại tệ đủ để tránh các cuộc tấn công có thể xảy ra đối
với các đồng tiền của họ.
Khác vối cuộc khủng hoảng 1997-1998 - chủ yếu là
cuộc khủng hoảng tài khoản vốn đã trở nên trầm trọng do
tỷ giá cố định nhưng không bền vững - sự suy giảm kinh

tế hiện nay là do cơn sôc về nhu cầu bên ngoài trong toàn
khu vực, mà nguyên nhân quan trọng là do sự suy giảm
mạnh và kéo dài của kinh .tế Mỹ, Nhật Bản. Đáng lo ngại
hơn là nhiều nước trong khu vực lại dựa quá nhiều vào
xuất khẩu để phục vụ nhu cầu của các ngành công nghệ
25
cao của Mỹ, và khi cái "bong bóng" công nghệ vỡ ra đã
cướp đi rất nhiều chỗ làm tại thung lũng Silicon của Mỹ
cũng như tại châu Á. Xuất khẩu của khu vực Đông Á suy
giảm (giảm 5% so với mức tăng 20% năm 2000) là nguyên
nhân chính khiến mức tăng trưởng kinh tê chậm lại và các
nền kinh tế mỏ cửa nhỏ phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu
điện tử lại bị sụt giảm mạnh nhất về mức tăng trưỏng.
Sự suy giảm kinh tê Mỹ tác động đến các nền kinh tê
châu Á theo nhiều cách khác nhau. Song, vì Mỹ là thị
trường lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của các nền kinh
tê châu Á và chiếm một nửa tổng vốn chi tiêu toàn cầu vào
công nghệ thông tin, nên sự suy giảm mạnh của kinh tê
Mỹ đã ảnh hưỏng mạnh mẽ đến kinh tế châu Á (hiện nay
khoảng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của các nền kinh tê
châu Á là sang Mỹ, chiếm 10% GDP, trong đó, các hàng
điện tử xuất khẩu của châu Á chiếm 40% thị trường điện
tử thế giới).
ADB cho rằng các nền kinh tê bị tác động nghiêm
trọng nhất là Hồng Công, Malaixia, Xingapo, Hàn Quốc và
Đài Loan, chủ yếu do kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và
Nhật Bản giảm sút.
Tình hình trên đây cộng vối sự bất ổn chính trị ở một
số nựốc như Inđônêxia, Philippin đang cản trỏ những nỗ
lực để cải thiện tình hình kinh tế, gây ảnh hưởng lớn tới

sự phát triển kinh tế của các NIE và ASEAN.
Tăng trưởng GDP của bôn NIE châu Á giảm mạnh, -
0,6% năm 2001 so với mức tăng 8% năm 2000. (Trong đó,
GDP của Hàn Quốic là 3%, giảm hơn một nửa so vối năm
2000; của Đài Loan -0,5%; của Xingapo -3% so với mức
26
tăng 10% năm 2000 và của Hồng Công -0,6% so với mức
tăng 6,5% năm 2000). Kinh tế các nước Tùng
tăng trưởng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng bình quân của
bốn nước thành viên ASEAN là Inđônêxia, Malaixia,
Philippin và Thái Lan giảm hơn một nửa, chỉ đạt 2,2% so
với mức tăng 4,6% năm 2000. Trong đó, tăng trưởng kinh
tế Thái Lan giảm xuống còn 1,5% năm 2001. Tăng
trưởng kinh tê của Philippin giảm từ 3,3% xuống còn
2,5%. Sự bất ổn chính trị của Indônêxia khiến mức tăng
trưỏng trong năm 2001 bị giảm từ 3,7% xuống còn 3%.
Tăng trưởng GDP năm 2001 của M alaixia bị giảm xuống
còn 1% so với 5% trong các dự báo trước đây.
Các chuyên gia kinh tế khuyên cáo các NIE và
ASEAN nên tiếp tục thực hiện những cuộc cải tổ cơ cấu
cần thiết và tập trung vào nhu cầu trong nước, cũng như
dòng đầu tư ổn định (dù có thấp) của thời kỳ trước khủng
hoảng để giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Thực hiện bổ
sung các biện pháp kích thích tài chính và các đợt giảm lãi
suất bằng cách đẩy nhanh chương trình các cuộc cải cách
cơ cấu trong các khu vực tài chính và công ty, bởi các
khoản nợ khó đòi hiện lên đến hơn 2000 tỷ USD sẽ làm
suy yếu hệ thống ngân hàng trong khu vực này.
Trong các quốc gia đang phát triển châu Á, Ân Độ và
Trung Quốc bị ảnh hưởng ít hơn trước sự suy giảm mạnh

của kinh tế Mỹ và Nhật Bản. Theo WB, khu Nam Ả
do ít hoà nhập vào nền kinh tê thê giối và có lĩnh vực dịch
vụ đầy năng động, nên ít bị ảnh hưởng hơn. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Ân Độ vẫn cao, đạt 4,5%, mặc dù giảm
so với dự đoán trước đó là 5,6%.
27
Nền kinh tê Trung Quốc,mặc dù tăng trưởng xuất
khẩu chững lại do bị ảnh hưởng của sự suy giảm mạnh
kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thế giới (hiện nay Mỹ vẫn là thị
trường lớn nhất của Trung Quôc; nếu tính cả hàng hoá tái
xuất từ Hồng Công thì thị trường Mỹ chiếm tối 40% lượng
hàng xuất khẩu của Trung Quốc; còn Nhật Bản chiếm
khoảng 16-17%). Song, Trung Quốc vẫn duy trì được mục
tiêu tăng trưởng. Theo Qiu Xiaohua, Phó Giám đốc Cục
Thống kê quốc gia, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc đạt
7% năm 2001, thấp hơn 0,5% so vối mức kế hoạch đề ra
(7,5%). Chủ nhiệm uỷ ban Kế hoạch phát triển Trung
Quốc Tăng Bồi Viêm đánh giá, tăng trưởng kinh tế Trung
Quốc năm 2001 là 7,4%. (Ngân hàng Phát triển châu Á
đánh giá, GDP của Trung Quốc tăng 7,3%). Tuy vậy,
Trung Quôc vẫn là nước có tốc độ tăng trưỏng kinh tế cao
nhất thế giới và trong vòng mười năm tới Trung Quốc có
thể vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng này. Các chuyên gia
kinh tê Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân chủ yếu quyết
định kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh là do sự phụ
thuộc mạnh vào thị trường tiêu dùng trong nước, việc
nâng cao và sử dụng có hiệu quả cả về sô' lượng và chất
lượng các yếu tô' năng suất lao động như vôn và sức lao
động. Vốn đầu tư tăng nhanh nhờ chính sách ưu đãi đầu
tư nước ngoài và việc Trung Quốíc gia nhập Tổ chức

Thương mại thế giới vào tháng Mười 'một 2001. Chín
tháng đầu năm 2001 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Trung Quốc đạt 32,2 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ
năm*2000. Tính đến tháng Mười 2001, Trung Quốc đã thu
hút được 731,9 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, đứng
28

×