Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” TẠI TRƯỜNG THCS TÂN SƠN GIAI ĐOẠN 2008- 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.82 KB, 17 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN LỤC NGẠN
TRƯỜNG THCS TÂN SƠN

Họ và tên:

Nguyễn Thúy Quỳnh

Chức vụ:

Hiệu trưởng

Đơn vị:

Trường THCS Tân Sơn

Trình độ chuyên môn: Đại học SP Văn

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO:
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
TẠI TRƯỜNG THCS TÂN SƠN GIAI ĐOẠN 2008- 2013

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một chủ trương lớn được lãnh
đạo Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhắc nhở toàn ngành giáo dục và đào tạo thực hiện
ngay từ những ngày đầu năm học 2008-2009. Ngày 15 tháng 5 năm 2008 GS-TS Nguyễn
Thiện Nhân, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mong muốn
động viên khuyến khích các thầy giáo, cơ giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và toàn thể
học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực chủ động tham gia xây dựng mơi


trường giáo dục thân thiện, an tồn hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện,học sinh tích cực” mới xuất hiện nhưng
nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác
1


nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp thầy ra thầy, trò ra trò”; “Dạy thật, học thật”;
“Trường học bạn hữu trẻ em”, “Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui” và phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từ
nhiều năm qua. Với 5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” đặt ra, thể hiện sự tồn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho
một trường học hiên đại, đổi mới, từ đó trường học mới thực sự đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã
hội giao cho.
Nhận thức được tầm quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường giai đoạn 2008-2013. Trong những năm học qua
Trường THCS Tân Sơn đã tích cực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện trong nhà trường
đồng thời tuyên truyền tác động các lực lượng ngoài xã hội tham gia. Nhìn lại những chặng
đường đã qua, là một cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện phong trào Tôi mạnh
dạn chọn đề tài :” Một số giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” tại trường THCS Tân Sơn giai đoạn 2008 – 2013.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Thuận lợi:
- Nhà Trường ln được cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể trong xã và cha mẹ
học sinh quan tâm hỗ trợ về vật chất và tinh thần.
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình, có kinh nghiệm, năng lực trong
chun mơn và giảng dạy, tích cực, nhiệt tình tham gia các cuộc vận động do ngành phát
động.
2. Khó khăn:
- Năm học 2008- 2009 trường THCS Tân Sơn được tách từ trường PT cấp 2-3 Tân

Sơn nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn HS vẫn phải học 2 ca do thiếu phòng học.
- Là một trường đóng trên địa bàn thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn do vậy đời
sống của nhân dân còn gặp nhiều thiếu thốn nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm
2


đến việc học tập của các em. Học sinh của trường đến từ 14 thôn bản trong xã, đường đi lại
của HS cịn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng nhiều trong quản lý và tập hợp học sinh, đặc biệt
là việc thực hiện nề nếp và tham gia các hoạt động phong trào.
- Nhà trường đã có hệ thống cơng trình vệ sinh nhưng việc sử dụng chưa hợp lý do
diện tích khn viên thu hẹp, chưa có nhà vệ sinh riêng cho CB-GV.
- Do khó khăn về nguồn kinh phí nên vẫn chưa tổ chức cho học sinh đi tham quan các
khu di tích lịch sử của địa phương.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Trong một tài liệu của UNICEF giới thiệu năm 2000: Trường học có hiệu quả là
trường học dựa trên quyền trẻ em và thân thiện với trẻ.
Trường học thân thiện với trẻ là một tầm nhìn về giáo dục được xác định bởi nhiều từ:
tham gia, phù hợp, chào đón, dân chủ, an tồn, lành mạnh – đảm bảo sức khỏe, hiệu quả,
hịa nhập,nâng cao khả năng, hỗ trợ tốt. UNICEF cũng đã định nghĩa trường học thân thiện
với trẻ là một trường học “coi lợi ích tốt nhất hiện tại và trong tương lai của học sinh là điểm
trọng tâm”, đó là một trường học dựa trên “ sự tham gia”, là một trường học “mở cửa chào
đón mọi học sinh, an toàn cho trẻ, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dân chủ vì
quyền lợi của tất cà trẻ em” , “ là một tổ chức học tập đại diện cho nền giáo dục hòa nhập và
hiệu quả”
Như vậy trường học thân thiện là trường học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống
khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, được giáo viên nhiệt
tình giảng dạy, yêu thương tơn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết
tiềm năng của mình trong mơi trường an toàn và thuận lợi, quyền được đi học của học sinh
được đảm bảo. Nơi mà nhà trường hoạt động không riêng lẻ mà trong sự phối hợp liên thơng

giữa các mơi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và cộng đồng cùng hướng tới việc giúp
học sinh nhận ra rằng các em cũng có quyền được hưởng nền giáo dục có chất lượng mà cịn
3


có nhiều quyền khác nữa- giúp trẻ học những gì các em cần để đối mặt với những thách thức
trong thời đại thế kỷ mới; tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, che chở và bảo vệ cho
trẻ, bảo đảm cho các em có được mơi trường an tồn để học tập, một mơi trường khơng có
bạo lực và lạm dụng; nâng cao nhiệt huyết của giáo viên, có tinh thần và động cơ làm việc
với học sinh và vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho nền giáo dục.
Ngược lại với môi trường học thân thiện với trẻ là những điều kiện “không thân
thiện với trẻ” Nhiều trường học thất bại trong việc mang lại cho học sinh mơi trường an
tịan, đảm bảo năng lực chun mơn. Cịn q nhiều phụ huynh khơng có khả năng tạo ra
cho con em mình một nền tảng giáo dục vững chắc do nhiều nguyên nhân. Tuy nhhiên môi
trường học thân thiện với trẻ là con đường đi tới phía trước. “Khơng có trường nào thân
thiện với trẻ một cách tuyệt đối” mà các trường học vận hành trong phạm vi các hệ thống và
phối hợp với cộng đồng xung quanh, có thể đạt tới trong q trình phấn đấu trở thành một
địa điểm học tập tốt hơn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
2.1 Tổ chức quán triệt chủ trương và tổ chức phối hợp thực hiện cuộc vận
động:
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện từ đầu năm học 2008-2009 Ngành đã ban
hành một số văn bản rất quan trọng:
- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đọan 2008-2013
- Kế họach 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 Của Bộ giáo dục và đào tạo về triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thơng năm học 2008-2009 và giai đọan 2008-2013.
- Kế họach liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa

Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch và Trung ương Đòan Thanh niên
4


Cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” giai đọan 2008-2013
Sau khi quán triệt các văn bản trên tại hội đồng sư phạm nhà trường đã thành lập BCĐ
và xây dựng kế họach từng năm và giai đọan 2008-2013. BGH cũng đã tổ chức các cuộc họp
để tuyên truyền và đặt yêu cầu phối hợp thực hiện như:
+ Họp với lãnh đạo Đảng ủy xã, UBND, UBMTTQ và các Đòan thể Thanh niên, Phụ
nữ, Hội Khuyến học và Ban Đại diện Hội Cha mẹ học sinh. Trong cuộc họp này nhà trường
đề nghị các cấp lãnh đạo và địan thể xây dựng gia đình thân thiện gắn với gia đình văn hóa,
phối hợp cùng nhà trường và BĐD CMHS sử dụng quỹ hội để tráng bê tông sân trường
trồng cây bóng mát và làm thêm nhà vệ sinh cho HS thực hiện Nội dung thứ nhất: “Xây
dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an tòan”
+ Họp với các địan thể và giáo viên trong nhà trường thơng qua kế họach thực hiện và
thảo luận 5 nội dung của cuộc vận động- nhất là các giải pháp thực hiện 3 nội dung:” Rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh”, “Tổ chức các họat động tập thể vui tươi, lành mạnh”,
“Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách
mạng ở địa phương”
+ Họp với các tổ trưởng chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “ Thân thiện trong
giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm” để thực hiện tố nội dung thứ hai: ”Dạy và học có
hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin
trong học tập”
2.2 Tổ chức thực hiện theo 5 nội dung của cuộc vận động:
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
Nhà trường đã được sự đồng thuận của BĐD Cha mẹ học sinh mỗi năm học giúp nhà
trường tu bổ cơ sở vật chất như: Làm sân trường, trồng cây bóng mát, tăng cường các chậu
hoa, cây cảnh, mua sắm ghế ngồi chào cờ, giao cho ban YTHĐ mua và cung cấp nước uống
cho HS hàng ngày.

5


* Kết quả đạt được:
- Trường có khn viên, cây xanh, được quy hoạch đảm bảo thống mát, ln sạch
đẹp .
Tổng số cây trồng mới ( tính từ tháng 9/2008 đến nay ): 245 cây .
- Có cơng trình vệ sinh xây mới ( tính từ tháng 9 / 2008 đến nay ): 02.
Trường có nhà vệ sinh dùng cho học sinh.
- Trường có đủ phịng học, bàn ghế, điện sáng, nước máy, thiết bị dạy học .
- Thực hiện tốt “3đủ” cho học sinh: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở khi đến trường. Nhà
trường luôn thực hiện tốt việc đảm bảo “3đủ” cho học sinh, 100% học sinh đảm bảo đủ các
điều kiện đến trường để tham gia việc học tập.
Là một trường vùng cao nên nhà nước thường xuyên cấp đủ sách giáo khoa, vở viết ,
do vậy học sinh đến trường ln đảm bảo có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập, khơng có
hiện tượng học sinh thiếu ăn, thiếu mặc khi đến trường.
- Thực hiện tốt nội dung đi học an toàn khi đến trường, do đó trong những năm qua
nhà trường khơng có học sinh vi phạm Luật an tồn giao thơng trong trường học.
Nhà trường xây dựng nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động
giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
* Nhận xét, đánh giá :
-Ưu điểm :
Nhìn chung việc Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn đạt tiêu chuẩn.
Đảm bảo tốt vệ sinh trường học: Trường và lớp thường xuyên sạch sẽ; có nhà vệ sinh
được vệ sinh hằng ngày; đủ ánh sáng cho các phịng học.
Chăm sóc và trồng mới cây xanh, cây bóng mát, góp phần xây dựng cảnh quan sư
phạm, mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn.
Có đủ phịng học bàn ghế, phòng học đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thẩm mỹ, có các khẩu
hiệu trong lớp học, đáp ứng nhu cầu sử dụng và giáo dục đối với CB – GV và học sinh .
6



Bước đầu huy động được sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục
ngoài nhà trường và trong việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp.
-Nhược điểm:
Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” cịn gặp nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn chưa đáp
ứng được nhu cầu của việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, như chưa
có phịng chức năng, phịng bộ mơn, thư viện chuẩn…
Tồn tại của việc thực hiện phong trào: Sự phối hợp giữa các ban ngành đồn thể trong
nhà trường cịn chậm .
-Một số giải pháp thực hiện :
+Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn với chính quyền và các ban ngành đồn thể để
có biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại để phát triển phong trào tốt hơn.
+Quy hoạch, mở rộng diện tích để trồng thêm hoa và cây cảnh trong sân trường.
+Tranh thủ sự đầu tư của cấp trên về cơ sở vật chất.
2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em tự
tin trong học tập.
Bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện điều chỉnh chương
trình nhà trường triển khai và yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch ( có
kiểm tra để đánh giá chất lượng ).
- Tăng cường việc tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích tính sáng tạo trong đổi mới dạy
học. Việc dự giờ, kiểm tra được duy trì đều đặn.
- Ngồi ra, nhà trường cịn tổ chức các hoạt động chuyên đề thao giảng, thi làm đồ
dùng dạy học, khai thác thông tin qua mạng Internet để phục vụ bài giảng và các hoạt động
giáo dục khác.
- Trong năm học qua, nhà trường tổ chức thao giảng cấp trường được 6 tiết dạy theo
nội dung của phong trào thi đua.
7



- Tổ chức 05 chuyên đề : dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, tích hợp kỹ năng
sống, lồng ghép giáo dục môi trường, năng lượng tiết kiệm, tư tưởng Hồ Chí Minh . . thơng
qua các bộ mơn Lịch sử, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn.
* Kết quả đạt được:
- Số học sinh bỏ học:
+ Năm học 2008 – 2009 đến nay học sinh của nhà trường tăng dần đặc biệt do BGH
và GVCN làm tốt công tác vận động trong PHHS nên tỉ lệ là tỉ lệ HS bỏ học giữa chừng
giảm xuống rõ rệt
- Tổng số Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý,
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh ( tính từ hè
2008 đến nay) : 02 người đạt tỷ lệ 100% .
- Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới, đổi mới pháp dạy học, đổi mới đánh
giá kết quả học tập của học sinh ( tính từ khi phát động phong trào đến nay ) .
Tổng số 43 người, đạt tỷ lệ 100 %.
- Số giáo viên chưa đạt trình độ chuyên môn cấp học: Không
- Số giáo viên đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
hoạt động giáo dục cho học sinh: 43/43 người, đạt tỷ lệ 100 %.
* Nhận xét, đánh giá :
-Ưu điểm :
- Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin
trong học tập.
- Thầy, cô giáo trong nhà trường ln tích cực phương pháp đổi mới giảng dạy, từng
bước sử dụng các tiết dạy ứng dụng CNTT nhằm khuyến khích sự hứng thú trong học tập
của các em học sinh , cho nên chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học ngày càng được
nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Phấn đấu có số giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học
sinh chăm ngoan cao hơn năm trước .
8



- Tất cả CB – GV gương mẫu thực hiện “ Tất cả vì học sinh thân u”; có hành vi ứng
xử, giao tiếp văn hóa trong quan hệ giữa thầy với thầy, giữa trò với trò.
- Nhược điểm :
Tuy nhiên có một số học sinh chưa có thói quen tự học, chưa chủ động sáng tạo, tích
cực trong học tập. Đồng thời do ý thức của một số học sinh cũng như phụ huynh học sinh
còn thấp kém nên tỷ lệ HS bỏ học vẫn còn .
*Một số giải pháp thực hiện :
- Các cuộc vận động học sinh ra lớp của các giáo viên cũng như sự quan tâm của cấp
chính quyền ở địa phương được quan tâm nhiều hơn nữa.Nhằm huy động hết số học sinh ra
lớp, giảm thiểu thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học, học yếu kém
- Thầy cô giáo trong nhà trường luôn tích cực phương pháp đổi mới giảng dạy , tăng
cường các tiết dạy ứng dụng CNTT nhằm khuyến khích sự hứng thú trong học tập của các
em học sinh.
3 . Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh :
- Học sinh được rèn các kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa do Đội
TNTP tổ chức, thơng qua việc dạy học tích hợp của các GVBM đặc biệt là môn học như:
GDCD, Sinh… Như các kỹ năng:
+ Kỹ năng giao tiếp: thể hiện ngay trong các bài dạy đạo đức, các quan hệ cá nhân;
cách cư xử trong tình bạn . . . .
+ Kỹ năng tự nhận thức : Nhà trường kết hợp giáo dục ngay trong các giờ chào cờ;
sinh hoạt câu lạc bộ bạn gái, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục học sinh về
ý thức bỏ rác vào thùng đựng rác, không vứt rác bừa bãi trong sân trường, trong lớp học. . .
+ Kỹ năng ứng phó: Giáo dục các em thực hiện tốt an tồn giao thơng, an tồn về sử
dụng điện, phịng chống cháy nổ, điện giật ngay ở trên lớp và ở gia đình. . .

9


+ Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm : ứng dụng ngay việc chia nhóm học tập
trên lớp;các yiết dạy bình thường trên lớp hay các giờ hội giảng, giáo viên bộ mônluôn thể

hiện tốt công việc này.
- Giáo dục kỹ năng và rèn ý thức chấp hành an tồn giao thơng, từ các biển báo do
giáo viên bộ môn Giáo dục công dân yêu cầu và thông qua các chuyên đề ngoại khóa; Nhân
các dịp lễ, tháng thực hiện ATGT, nhà trường có tổ chức cho các em học luật giao thơng, thi
tìm hiểu vè các biển báo, biểm cấm, hoặc diễn kịch sắm vai, làm hoạt cảnh.
- Giáo dục về chống bạo hành, bạo lực trong nhà trường, hiện tượng này vẫn có
nhưng giảm đi rất nhiều.
- Xây dựng và thực hiện một số quy tắc ứng xử thân thiện giành cho giáo viên và học
sinh. Đội TNTP HCM vận động thực hiện các phong trào ứng xử văn hóa trong học sinh như
phong trào :”Gọi bạn xưng mình, xưng tên; đơi bạn cùng tiến…” Rèn luyện sức khỏe, kỹ
năng phòng chống TNGT, đuối nước: Kết hợp CLB Aerobic, đồng thời vận động học sinh
đăng ký tham gia tập luyện, thi đấu…
* Kết quả đạt được:
- Đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có biện
pháp giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hằng ngày. Kết quả không để xảy
ra các hiện tượng ứng xử bạo lực, thiếu văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường.
- Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền và cho 100% học sinh ký
cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội, CB, GV, học sinh không xảy ra vi phạm các tệ nạn
xã hội.
- Đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với
nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chống
các nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Một số câu lạc bộ như đá cầu, cầu lơng, bóng
bàn, bóng đá được thực hiện có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh. Tuy

10


nhiên trong quá trình thành lập các câu lạc bộ vẫn cịn những khó khăn do cơ sở vật chất nhà
trường chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.
- Hàng năm nhà trường đã tổ chức phổ biến luật giao thông và giáo dục an tồn giao

thơng cho HS các khối lớp đạt tỷ lệ 100 %.
* Nhận xét, đánh giá :
-Ưu điểm :
Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh, để các em khơng bị thương tích
do tai nạn GT, điện, nước và các tai nạn khác. Khơng có hành vi bạo lực trong trường học.
Khơng có học sinh vi phạm tệ nạn ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
Khơng có sự phân biệt đối xử trong quan hệ nam nữ, phân biệt giàu nghèo, …. Giáo
dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho học sinh bằng ngơn ngữ phổ thơng.
- Nhược điểm :
+ Tuy nhiên ở một số học sinh còn chưa tích cực phối hợp làm việc và sinh hoạt theo
nhóm .
+ Một số học sinh cịn chửi thề trong khu vực nhà trường .
*Một số giải pháp thực hiện:
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ
năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe , kỹ năng phòng chống tai nạn giao
thông , đuối nước và các tai nạn thương tích khác .
Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa chung sống hịa bình phịng ngừa bạo lực và các tệ
nạn xã hội .
4 . Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh :
Ngay từ đầu mỗi năm học BHG giao cho Đội TNTP HCM giới thiệu và tập cho học
sinh một số trò chơi dân gian trong nhà trường và gia đình như: “Ơ ăn quan, lò cò, bỏ khăn,

11


đánh chuyền, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố…Giáo viên thể dục cùng với
Tổng phụ trách thực hiện trong các họat động ngịai giờ, ngọai khóa
* Kết quả đạt được:
- Có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực

hiện chương trình thường xun đạt hiệu quả khơng khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh
.
- Nhà trường đã đưa thể dục giữa giờ, bước đầu đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt
động cụ thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường .
- Đã tổ chức Hội thi văn hóa văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh
vào dịp 22/12, 9/1,8/3,26/03……..
* Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca
vào trường học.
- Thuận lợi :
Được sự quan tâm , hổ trợ phối hợp của các nhà trường và các Ban ngành Đồn thể
nên việc đưa trị chơi dân gian và tiếng hát dân ca vào trường học được triển khai tốt hơn,
nhiều hơn mỗi khi phát động các phong trào .
- Khó khăn :
+ Tuy nhiên việc thực hiện các phong trào vẩn còn hạn chế bởi sự phối hợp giữa các
cơ quan chính quyền địa phương cịn kém, sự liên kết giữa các đơn vị bạn còn hạn chế chưa
giao lưu thường xuyên mỗi khi tổ chức các hoạt động phong trào .
+ Kinh phí tổ chức cịn nhiều hạn hẹp .
+ Qui mô tổ chức nhỏ chưa thực sự thu hút học sinh .
*Một số giải pháp thực hiện:
- Đẩy mạnh hoạt động các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong nhà
trường, mỗi lớp đều thực hiện nghiêm túc chế độ hát tập thể đầu buổi học, thể dục giữa giờ...

12


- Mỗi tuần đều tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi tập thể dưới sự quản lý chỉ
đạo của giáo viên tổng phụ trách Đội và các GV chủ nhiệm lớp.
-Thường xuyên tổ chức Hội thi văn hóa văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian
cho học sinh trong các ngày lễ, ngày hội .
- Làm tốt công tác quản lý học sinh hằng ngày.

- Tạo nguồn kinh phí đủ đáp ứng tổ chức phong trào.
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,
văn hóa, cách mạng ở địa phương .
Nhà trường đã đăng ký với UBND xã Tân Sơn cho học sinh chăm sóc bia tưởng
niệm anh hùng, liệt sĩ của xã thuộc thôn Đồng Dau. BGH và phụ trách Đội TNTP phân công
cho các Chi đội hàng tuần đến làm cỏ, quét dọn, lau chùi bia, lư hương… Bên cạnh việc
chăm sóc bia Liệt sĩ các Chi đội cịn phân cơng chăm sóc, tặng quà cho các bà mẹ Liệt sĩ ở
xã. BGH thường xuyên liên hệ với Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền về truyền thống đấu
tranh của nhân dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến.
* Kết quả đạt được:
- Đã tổ chức giới thiệu tài liệu về các di tích lịch sử của tỉnh thông qua cuốn lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang để toàn thể học sinh hiểu được.
- Nhà trường đã nhận và chăm sóc khu nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Sơn.
* Một số giải pháp thực hiện: :
- Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp Ủy đảng, UBND xã, và các ban ngành cấp
trên về việc đầu tư kinh phí để xây dựng qui hoạch tổng thể về khuôn viên trường lớp, qui
hoạch bố tri các cơng trình phịng học, phịng chun mơn cho giai đoạn hiện nay và định
hướng cho những năm tiếp theo Sự gắn kết GD đạo đức, văn hóa với giáo dục ý thức công
dân, ý thức dân tộc, ý thức thực hiện các hành vi văn hóa cộng đồng ở địa phương còn hạn
chế.

13


- Làm tốt công tác GD truyền thồng dân tộc , truyền thống văn hóa lịch sử cho học
sinh, từ đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia các công tác xã hội ở địa phương, thường
xuyên tham gia lao động vệ sinh thơn xóm, chăm sóc và bảo quản khuôn viên cơ sở vật chất
nhà trường và các cơng trình văn hóa ở địa phương
2.3 Tổ chức theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm từng thời điểm:
+ Đối với tổ chuyên môn:

Hàng tháng tổ chuyên môn theo dõi việc thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động về
triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong tổ,
trong các lớp, tiến hành đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong giao tiếp, trong học tập, rèn
luyện, vui chơi. Cuối học kỳ và cuối năm học các tổ chuyên môn báo cáo cụ thể cho BCĐ
việc thực hiện phong trào, các thành tựu đã đạt và những hạn chế cần khắc phục và cần sự
giúp đỡ của nhà trường, rút ra những bài học kinh nghiệm khi thực hiện phong trào.
+ Đối với nhà trường:
Bám sát các tiêu chí đánh giá, tự đánh giá kết quả phong trào thi đua: “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” hàng năm theo các nội dung của phong trào.
BGH tập hợp các báo cáo của từng tổ chuyên môn và BCĐ phong trào phối hợp với
BĐD CMHS, đại diện chính quyền địa phương cùng tiến hành đánh giá theo Phiếu đánh giá
cho điểm một cách trung thực đồng thời rút kinh nghiệm những việc chưa làm được hay làm
chưa tốt để phấn đấu cho năm học sau thực hiện tốt hơn.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua gần 5 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” Trường THCS Tân Sơn đã đạt được một số kết quả sau:
Bằng những bước đi thích hợp, những việc làm cụ thể sáng tạo , phù hợp với đặc
điểm tình hình của trường ở địa phương phong trào đã được tuyên truyền và triển khai sâu

14


rộng từ nhà trường đến gia đình và xã hội, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền
địan thể và nhất là BĐD CMHS, giáo viên và học sinh.
- Được sự hỗ trợ của địa phương, các mạnh thường quân, BĐD CMHS cùng nhà
trường thực hiện việc tu sửa làm mới tạo cảnh quan sạch đẹp an toàn, đặc biệt đầu năm học
2012- 2013 cùng với sự hỗ trợ kinh phí của xã và HPHHS nhà trường đã làm được đường
vào trường khanh trang, sạch đẹp thuận lợi cho HS đi lại.
- Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực,

khuyến khích học sinh nêu ý kiến, nêu thắc mắc, chủ động tham gia các họat động ngọai
khóa. Thái độ giáo viên trong giờ lên lớp, trong công tác chủ nhiệm đã có sự gần gũi, thân
thiện, thương u và tơn trọng học sinh. Các hiện tượng la mắng, trách phạt khi học sinh
phạm lỗi đã được hạn chế ở mức thấp nhất. Nhà trường đã đạt nhiều thành tích trong các
cuộc thi HKPĐ, HSG cấp huyện.
- Học sinh đã có một số kỹ năng ứng xử hợp lý, có văn hóa trước một số tình huống
trong học tập, trong giao tiếp, có thói quen làm việc và họat động theo nhóm. Trong những
năm qua khơng để xảy ra tai nạn giao thơng, đuối nước, thương tích.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham
gia chủ động, tự giác của học sinh. Đưa các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải
trí tích cực khác phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Tham mưu nguồn kinh phí từ phụ huynh để làm
phần thưởng cho các trò chơi, các hoạt động. Học sinh đã ham thích các trị chơi dân gian,
các họat động tập thể vui tươi ở trường, hàng trăm học sinh tham gia các CLB cờ vua, đá
cầu, Aerobic….
- Việc chăm sóc bia liệt sĩ ở xã và thăm viếng tặng quà cho các bà mẹ liệt sĩ trong xã
đã thành công việc thường xuyên của các em theo định kỳ và trước các ngày lễ lớn trong
năm như 2/9, 30/4, 7/5, 19/5, 27/7…

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
15


“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm đúng đắn, phù
hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây là một việc làm khó khăn, phức
tạp địi hỏi sự kiên trì của lãnh dạo ngành giáo dục và của Hiệu trưởng các trường học.
Phong trào này vì có tình xã hội rộng rãi nên phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự
đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể, phụ huynh học sinh và nhất là phải thu hút
tòan thể giáo viên, học sinh tham gia. Phong trào có các yêu cầu và nội dung liên quan đến
nhiều họat động giáo dục trong nhà trường nên phải căn cứ vào điều kiện của từng trường để
xác định nội dung nào tham gia trước nội dung nào sau, mức độ yêu cầu trong từng năm như

thế nào, để tránh quá tải làm ảnh hưởng đến các họat động giảng dạy và giáo dục khác của
trường.
Việc tham mưu, vận động các cấp chính quyền, các mạnh thường quân ủng hộ tinh
thần và vật chất cho nhà trường thực hiện phong trào là rất quan trọng, người Hiệu trưởng
cần năng động, quan hệ tốt tạo sự đồng thuận ủng hộ chứ không hề tạo cảm giác xin xỏ hay
làm khó để đạt mục đích.
Trong nội bộ nhà trường cần phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về
phong trào để giáo viên có sự tự giác khi thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. Một
số giáo viên có tác phong sinh họat chưa chuẩn mực, ít chịu khó khi quan hệ giao tiếp với
học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo ra khỏang cách giữa thầy và trò. Song song với việc giải
quyết nhận thức, Nhà trường cần phải tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm thực hiện và
luôn đôn đốc, nhắc nhở việc kiểm tra của tổ chuyên môn, của đoàn thể nên thực hiện thường
xuyên một các nhẹ nhàng không gây áp lực cho giáo viên và học sinh.

VI. KẾT LUẬN:
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là việc làm tương
đối mới và khó cần có thời gian và địi hỏi sự kiên trì khắc phục khó khăn và sự vận dụng
linh hoạt các biện pháp để huy động tốt nhất các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham
16


gia. Những việc làm được trong các năm qua của Trường THCS Tân Sơn còn rất khiêm tốn,
chưa đạt được những kết quả mong muốn rất mong sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo
và đồng nghiệp.

Tân Sơn, ngày 28 tháng 11 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thúy Quỳnh


17



×