Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
* * * * * * *
BÀI TẬP NGHIỆP VỤ CUỐI KHÓA
Tên đề tài:
XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI LÀM QUEN CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN
(HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT)
THÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY – NGUYỄN SỸ BÌNH
NGƯỜI THỰC HIỆN : HUỲNH NGỌC THU VÂN
TRỊNH THỊ KIM HẠNH
LỚP ĐHMN – KHÓA 2 – CỦ CHI
Năm 2013
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
1
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu Trường Đại Học
Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, các thầy cô Khoa Giáo Dục Mầm Non đã nhiệt
tình truyền đạt những kiến thức rất hữu ích và quý báu trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu, Ban Giám Hiệu và các cô trường Mầm Non Thái Mỹ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài tập nghiệp vụ này.
Đặc biệt vô cùng biết ơn Thầy Nguyễn Sỹ Bình, giảng viên trường Đại Học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và luôn tạo điều
kiện thuận lợi giúp chúng em hoàn thành bài tập, và qua bài tập này thầy cô đã cho
chúng em một hành trang vững chắc để bước tiếp trên con đường sự nghiệp “Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Xin chúc các thầy cô giáo sức khỏe, kính chúc thầy giáo Nguyễn Sỹ Bình tiếp tục
đạt được nhiều thành công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Một lần nữa
xin nhận lòng biết ơn sâu sắc nhất của chúng em.
Củ Chi – Năm 2013
Sinh Viên
Huỳnh Ngọc Thu Vân Trịnh Thị Kim Hạnh
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
2
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
3
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
I. Lý do chọn đề tài.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
III. Mục tiêu của đề tài.
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
V. Giới hạn của đề tài.
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu.
VII. Phạm vi nghiên cứu.
VIII. Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Vài nét về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.
II. Đặc điểm về khả năng tạo hình và nhận biết các biểu tượng của toán của trẻ 4 -
5 tuổi.
III. Vai trò của việc nhận biết các biểu tượng của toán dưới sự phát triển của trẻ
thông qua hoạt động tạo hình.
Chương II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
I. Thực trạng của việc làm quen một số biểu tượng của toán (hình vuông, hình chữ
nhật, hình tròn, hình tam giác) của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở
trường mầm non Thái Mỹ.
II. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao khả năng nhận biết các biểu tượng của toán qua
tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Thái Mỹ còn bị hạn chế.
Chương III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nhận biết các biểu tượng của toán
cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.
II. Thực nghiệm sư phạm.
Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả điều tra, thu thập thông tin.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
4
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
2. Giải pháp phân tích, thiết kế các mô hình.
3. Mô tả các kết quả đạt được
4. Thảo luận kết quả và nêu những vấn đề chưa được giải quyết.
PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG
I. Kết luận
II. Kiến nghị sư phạm
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I:
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
5
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Như chúng ta đã biết, toán học đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể
thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con người. Việc cho trẻ “làm
quen với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp
những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng
toán học cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật) ngay
từ tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp
trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan
sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu
tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng
không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến
thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. Nhưng đa số trẻ đều không
thích học toán và khó tiếp nhận môn học này, mà đa số trẻ mầm non đều
thích hoạt động tạo hình.
- Hoạt động tạo hình chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục
mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục
toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống
- Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả
năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm- tình
cảm- nhân cách- trí tuệ-sự khéo léo- tính kiên trì.
- Đối với việc giáo dục phát trển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động
tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những
hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá
và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
6
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những
rung động xúc cảm, tình cảm tích cực.
- Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác
động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ,
thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như
một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình
mang tính sáng tạo nghệ thuật khi trẻ tự tạo ra sản phẩm thông qua các hoạt
động vẽ, nặn, xé, dán….Là hoạt động thuận lợi cho sự phát triển óc sáng tạo
của trẻ, hoạt động tạo hình còn giúp giáo viên hiểu được suy nghĩ, sở thích,
tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh mà trẻ muốn khám phá. Từ
hoạt động tạo hình chúng ta có thể hướng trẻ đến nhiều hoạt động khác thu
hút trẻ.
- Đây chính là vấn đề thúc đẩy chúng em chọn đề tài “ Xây dựng một số
hoạt động tạo hình giúp trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với các biểu tượng toán
thông qua phương tiện giao thông đường bộ ”.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1/ Cơ sở về mặt lý luận.
- Hình dạng là một trong những tính chất cơ bản của các đối tượng xung
quanh trẻ. Mỗi đối tượng trong môi trường xung quanh chúng ta đều có một
hình dạng nhất định. Hình hình học là các chuẩn do con người đặt ra để xác
định hình dạng của các đối tượng. Nhờ vào các hình hình học, trẻ phân tích
các dấu hiệu xung quanh nó theo các dấu hiệu về hình dạng. Việc dạy trẻ
làm quen với các hình hình học giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng khái
quát về hình dạng của đồ vật xung quanh.
- Để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng (hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
hình chữ nhật) cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
7
Giỏo viờn hng dn: Thy NGUYN S BèNH
cỏc khỏi nim v kin thc toỏn hc c bn, ban u t d n khú, t n
gin n phc tp, t trc quan n tru tng ng thi phi ch ra mi
quan h tng ng kin thc nhm giỳp tr hiu v cú kh nng vn dng
kin thc ca tr phi c din ra thụng qua cỏc hot ng chi hoc cỏc
hot ng mang tớnh cht vui chi, gúp phn ton din i vi tr th.
- Trong cuc sng hin nay, vic t chc cho tr Mm Non lm quen vi toỏn
cú mt vai trũ to ln. Nhng to thờm hng thỳ v s chỳ ý ca tr khi
gii thiu tr lm quen vi cỏc biu tng ca toỏn (hỡnh vuụng, trũn, tam
giỏc, ch nht ) cú th kt hp thụng qua hot ng to hỡnh.
- T chc hot ng to hỡnh tt s giỳp tr t tin, mnh dn giỏo dc c
tớnh tp th cho tr bit chia s, bit hp tỏc cựng cỏc bn. Là hc viờn
ngnh hc mm non chỳng em chọn đề tài này để nghiên cứu, mong muốn
qua thực nghim tìm ra đợc những phơng pháp, biện pháp hay, tích cực góp
phần nâng cao chất lợng giáo dục trong trờng Mầm non.
2. C s v mt thc tin:
- Nhn bit cỏc biu tng toỏn hc s ng l mt trong cỏc mc tiờu v ni
dung giỏo dc chớnh cho la tui mm non, cỏc chỏu phi tp lm quen v
nhn bit cỏc hỡnh hỡnh hc nh hỡnh trũn, vuụng, tam giỏc, ch nht. Nhn
bit v phõn bit cỏc hỡnh hỡnh hc, tp kh nng quan sỏt v nhn bit cỏc
hỡnh hỡnh hc l ni dung ca toỏn hc c bn.
- Qua vic dy v d gi hc cỏc lp, cỏc tit hc toỏn ca tr mu giỏo 4 -
5 tui em thy kh nng nhn bit cỏc dng hỡnh hỡnh hc ca tr cũn hn
ch v khụng ng u, nhiu tr cũn khỏ xa l b ng vi cỏc hỡnh hỡnh
hc c bn nht, gi hc toỏn cng vỡ th m khụng thu hỳt c tt c tr.
Chớnh vỡ th m nhiu tr khú ghi nh v dn dn xa lỏnh mụn hc toỏn.
Ngi thc hin: HUNH NGC THU VN TRNH TH KIM HNH
8
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Các “tiết học toán” với trẻ có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và
những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích
cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng, có cố gắng vượt qua
giới hạn của những điều đã biết. Nó còn thể hiện ở sự luôn cố gắng mở rộng
sự hiểu biết và ứng dụng nó một cách sáng tạo vào những mục đích mang
tính lý luận và thực hành.
- Qua quá trình dạy trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động với toán theo hình thức đổi mới
giáo dục, chúng em nhận thấy còn nhiều hình thức cho trẻ làm quen với
toán chưa thật thu hút, lôi cuốn trẻ, các kỹ năng còn gò ép theo rập khuôn
nên trẻ hoạt động nhận thức với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết về
khả năng nhận thức của mình.
- Qua cơ sở trên cho ta thấy, việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng của
toán là vô cùng quan trọng.
- Qua quan sát tìm hiểu tâm sinh lý trẻ mầm non đặc biệt rất thích và hứng
thú với các phương tiện giao thông đường bộ, trẻ rất say mê khi được chơi
cùng các loại phương tiện giao thông đường bộ. Vậy tại sao chúng ta không
bắt đầu từ sự hứng thú với các phương tiện giao thông của trẻ, có thể hướng
trẻ dần dần làm quen với các biểu tượng toán ( hình tròn, vuông, tam giác,
chữ nhật), và để trẻ thêm hứng thú, say mê ta có thể kết hợp cùng nhiều bộ
môn học khác trong đó có bộ môn tạo hình – môn học trẻ yêu thích nhất.
- Bởi vậy, chúng em chọn đề tài“ Xây dựng một số hoạt động tạo hình giúp
trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với các biểu tượng toán thông qua phương tiện
giao thông đường bộ ” để nghiên cứu.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
9
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
Các bé đang tham gia hoạt động tạo hình
III/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Mục đích của đề tài này là phải từ hoạt động tạo hình tìm ra một số biện
pháp, phương pháp giúp cho trẻ có hứng thú, có ấn tượng sâu sắc với các
biểu tượng của toán, giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ toán học để có thể
nhận biết các biểu tượng ban đầu của toán là các dạng hình: hình tròn,
hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, tiến tới tư duy của trẻ có óc
sáng tạo, khái quát thực trạng tổng hợp hóa dẫn đến phẩm chất năng lực,
tích cách của trẻ phát triển và bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
10
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
IV/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :
1.Khách thể nghiên cứu.
- “Xây dựng một số hoạt động tạo hình giúp trẻ 4 - 5 tuổi làm quen biểu
tượng của toán thông qua phương tiện giao thông đường bộ”
2. Đối tượng nghiên cứu.
- 2 giáo viên và 31 bé 4 – 5 tuổi lớp Chồi 1 của trường mầm non Thái Mỹ.
V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
- Giúp trẻ làm quen với các biểu tượng của toán có rất nhiều cách, rất đa
dạng, phong phú, phạm vi rất lớn, có rất nhiều cách, có thể kết hợp với rất
nhiều môn học để giúp trẻ làm quen với toán, nhưng nhóm chúng em không
có đủ thời gian và khả năng chuẩn bị tốt cho tất cả các dạng hoạt động trên,
do đó nhóm chúng em xin thực hiện một phần chủ đề nhỏ về “Xây dựng
một số hoạt động tạo hình giúp trẻ làm quen với các biểu tượng của
toán thông qua phương tiện giao thông đường bộ” ở trường mầm non
Thái Mỹ - huyện Củ Chi hiện nay.
- Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
11
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
Các bé lớp Chồi 1 của Trường Mầm Non T hái Mỹ
V I / NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
1.1 Nghiên cứu lý luận:
- Đọc và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu tâm lý học lứa tuổi để hiểu tâm lý trẻ.
1.2 Nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát, tìm hiểu ở trường Mầm Non Thái Mỹ.
- Xây dựng các hoạt động tạo hình giúp trẻ làm quen với biểu tượng của toán.
- Sưu tầm và thiết kế các loại phương tiện giao thông từ những hình hình học
cơ bản nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với
biểu tượng của toán.
VII/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Dựa trên cơ sở lí luận.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
12
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Dựa trên sự phát triển tâm lý của trẻ 4 - 5 tuổi.
- Dựa trên giáo trình hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán ban đầu.
- Phương pháp quan sát (thông qua hoạt động có chủ đích, hoạt động góc).
- Thu thập thông tin: phân tích sản phẩm.
- Phương pháp đàm thoại: cô gợi ý, trẻ nói lên suy nghĩ ý tưởng của trẻ.
- Phương pháp thực nghiệm: trẻ thể hiện hoạt động tạo ra tác phẩm tích cực và
có trao đổi qua lại cùng cô.
- Phiếu điều tra dành cho giáo viên.
- Phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
2.Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
• 2.1. Phương pháp quan sát( điều tra )
- Thông qua phương pháp nghiên cứu điều tra xem lớp mình thực nghiệm có
bao nhiêu phần trăm đã nhận biết được các biểu tượng của toán, bao nhiêu
phần trăm trẻ chưa nhận biết được, rồi từ đó lập danh sách cụ thể để có biện
pháp nghiên cứu phù hợp.
- Ngoài ra cô quan sát trẻ nói chuyện với nhau hoặc thông qua các câu trả lời
của trẻ với cô giáo hoặc những câu hỏi của trẻ. Hoặc thông qua quan sát khi
các cháu chơi hoạt động góc.
- Đàm thoại để giới thiệu tên trò chơi cần phải nhanh gọn, sáng tạo để tạo
hứng thú cho trẻ học tập.
- Đàm thoại để trẻ hiểu và nhận dạng các hình một cách khái quát.
2.2. Phương pháp dạy trẻ trẻ 4 - 5 tuổi làm quen các biểu tượng của toán qua
giờ hoạt động có chủ đích và hoạt động góc.
- Bằng cách trò chuyện cùng trẻ, dạy trẻ nhận biết các hình: tròn, vuông, tam
giác, chữ nhật qua các đồ chơi, các hình ảnh mọi lúc mọi nơi.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
13
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Cho trẻ chơi cùng các đồ chơi có các dạng hình: tròn, vuông, tam giác, chữ
nhật.
- Xây dựng kế hoạch nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm
tâm sinh lí, kiến thức,kỹ năng của trẻ tại lớp thực nghiệm.
- Trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm với bản thân và đồng nhiệp.
- Xây dựng môi trường học tập hấp dẫn, đảm bảo nội dung phù hợp, logic…
- Xây dựng nơi trưng bày thuận tiện để trẻ trưng bày và nhìn ngắm, phụ
huynh dễ quan sát đảm bảo đẹp hấp dẫn , gây sự chú ý cao .
- Truyền đạt kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
14
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
Trẻ chơi xếp xe từ nắp chai trong giờ hoạt động góc
VIII/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Khi nghiên cứu tài liệu, chúng em đã đọc đề tài, xem đề tài nghiên cứu về
cái gì, tham khảo trong sách giáo trình được học, trong sách chương trình
chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn chuẩn bị của mẫu giáo 4 - 5 tuổi
do bộ giáo dục phát hành về các phương pháp, biện pháp giúp trẻ làm quen
với các biểu tượng của toán thông qua hoạt động tạo hình.
- Nghiên cứu các phương pháp, biện pháp nhằm rèn kỹ năng làm quen các
biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.
- Song điều kiện và thời gian có hạn nên chúng em chỉ đi sâu vào vấn đề
nghiên cứu đến việc xây dựng một số hoạt động tạo hình giúp trẻ 4 - 5 tuổi
làm quen với các biểu tượng của toán thông qua phương tiện giao thông
đường bộ trong trường mầm non Thái Mỹ - huyện Củ Chi.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
15
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I:
LÝ LUẬN CHUNG CỦA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN
VỚI CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA TOÁN
I. Vài nét về hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
- Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động
tạo hình có một vị trí rất quan trọng, là một trong những hoạt động hấp dẫn
nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một
cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những
gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích
cực.
- Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là hoạt động nghệ thuật mang tính
sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách trẻ về mặt thẩm mỹ. Giúp trẻ biết
cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh, từ đó tạo cho trẻ sự hấp dẫn,
hứng thú, để trẻ có thể tạo ra sản phẩm một cách sáng tạo, tự nhiên. Kết quả
của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích
lũy và được trãi nghiệm trong các hoạt động…
II. Đặc điểm khả năng nhận biết của trẻ 4 - 5 tuổi qua việc làm quen
với các biểu tượng của toán.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
16
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế
giới của các sự vật và hiện tượng đa dạng. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc
và làm quen với những nhóm vật có màu sắc, kích thước và số lượng phong
phú, với các âm thanh chuyển động có ở xung quanh trẻ. Trẻ lĩnh hội số
lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như: thị giác, thính giác, cơ
quan vận động Riêng hoạt động làm quen với toán của trẻ mẫu giáo 4 -5
tuổi đã phát triển lên một bước mới, trẻ nhận thức mối quan hệ khắn khít
giữa hình dạng và hình hình học.
- Hình hình học mang tính khái
quát, trừu tượng hóa khỏi hình dạng của đối tượng. Nhờ vào các hình hình
học, trẻ phân tích thế giới xung quanh nó theo dấu hiệu về hình dạng. Dạy
trẻ làm quen với các hình hình học giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng
khái quát về hình dạng của đồ vật xung quanh. Nhận biết các hình hình học
cơ bản, trẻ có thể định dạng tất cả các đối tượng xung quanh nó.
- Như vậy, đầu tiên khi cho trẻ
làm quen với các hình hình học cơ bản: hình tròn, hình vuông, hình tam
giác, hình chữ nhật cần dạy trẻ phân biệt và ghi nhớ tên của các loại hình.
Sau đó, xác định các điểm khác nhau giữa chúng. Sau cùng, học sử dụng
các hình hình học để xác định hình dạng của đối tượng xung quanh.
- Trẻ 4 - 5 tuổi bắt đầu hiểu mối
quan hệ giữa các dạng hình học. Hơn nữa dưới tác động của dạy học, trẻ lớn
không chỉ biết gọi tên, nhận dạng, làm quen các dạng hình mà còn nhận
thức được tính chất cơ bản của các hình. Trẻ nhận thức hình có góc, hình
không có góc, hình lăn được và hình không lăn được. Trẻ nhận thức đặc
điểm đặc trưng của hình hình học thể hiện ở số lượng góc, loại góc ( góc
vuông, góc tù, góc bẹt…), số lượng cạnh và độ dài của các cạnh. Trẻ mầm
non chỉ cần nhận thức một số đặc điểm đặc trưng như: số lượng góc, số
lượng cạnh, độ dài các cạnh.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
17
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Việc cho trẻ làm quen với các
biểu tượng của toán có tác dụng phát triển tư duy trừu tượng, phát triển khả
năng nhận thức cho trẻ. Quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng
ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng phân
tích các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật,
hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành
các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những
điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của
tư duy và tưởng tượng.
- Trong quá trình hình thành các
biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người
tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc
tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá
trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về kích
thước và hình dạng các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời
gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo
ước lệ…
- Như chúng ta đã biết để đạt
được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng ta phải biết xây dựng cho
trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban đầu từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng Đồng thời
phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ hiểu và có khả
năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các hoạt động
chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần toàn diện đối
với trẻ thơ.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
18
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Như vậy cần tiếp tục phát triển
biểu tượng về toán cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen
với một số hình dạng cơ bản nhất của toán, điều đó tạo cơ sở cho trẻ học
toán hình học sau này ở trường phổ thông. Nhờ vậy mà tư duy của trẻ tiếp
tục được phát triển, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm hình dạng, tạo tiền
đề cho trẻ hiểu bản chất của các bài toán hình học mà trẻ sẽ học ở trường
phổ thông.
III. Vai trò của tạo hình với việc làm quen với các biểu tượng của
toán dưới sự phát triển của trẻ.
- Hoạt động tạo hình chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục
mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục
toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Mục tiêu tổ chức
hoạt động tạo hình cho trẻ là tạo điều kiện để phát triển nhân cách của trẻ
nói chung và tính sáng tạo nói riêng, đồng thời phát triển khả năng cảm
nhận thẩm mĩ của trẻ trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
- Để trẻ rèn luyện kỹ năng thao tác thực hiện thực tốt các bài tập tạo hình ở
lứa tuổi này không chỉ cung cấp kiến thức về hình ảnh , màu sắc mà còn
phải dạy và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi, đặt bài để
làm, vẽ, nặn, xé, dán. Phối hợp vận dụng giữa kiến thức với thực tiễn, phối
kết hợp mắt, tay khéo léo từ đơn giản, cơ bản đến phức tạp theo mức độ
nhận thức, phát triển của trẻ.
- Nhiều trẻ 4 – 5 tuổi đã bắt đầu hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường
nét, các hình dạng. Ở tuổi này, trẻ có khả năng phân biệt và học điều chỉnh
đường nét để vẽ nhiều loại hình hình học có quan hệ gần gũi với nhau như
hình tròn – hình ô van, hình vuông – hình chữ nhật, các dạng hình tam giác,
như cây, nhà, ô tô, con vật….Khả năng này tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng
mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả tự chọn. Tuy nhiên các hình vẽ của
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
19
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
trẻ 4 – 5 tuổi còn mang tính lắp ráp và còn gần gũi với các hình hình học cơ
bản. Nên việc giúp trẻ 4- 5 tuổi làm quen với các biểu tượng của toán thông
qua hoạt động tạo hình là việc rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
cho trẻ. Từ các bài tập của hoạt động tạo hình giúp trẻ thêm hứng thú khi
làm quen với các biểu tượng của toán.
Chương II:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
I - THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LÀM QUEN VỚI CÁC BIỂU
TƯỢNG CỦA TOÁN CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM
NON THÁI MỸ
1. Vài nét về trường Mầm Non Thái Mỹ - Huyện Củ Chi:
- Trường Mầm Non Thái Mỹ là một trường thuộc huyện Củ Chi, một
huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, trường cách xa trung
tâm thành phố khoảng hơn 50km. Trường có cơ sở vật chất tương đối
đầy đủ, khang trang, sân trường rộng rãi thoáng mát, nhiều cây xanh, là
trường Mầm Non đạt chuẩn quốc gia cấp độ I.
- Trường có đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhân viên đủ trình độ
chuẩn, luôn nhiệt tình, vui vẻ, năng động, tận tụy với công việc nên công
tác mỗi năm mỗi đạt kết quả cao hơn.
- Đặc biệt trường rất được phụ huynh tin tưởng, yêu mến, tín nhiệm qua
nhiều năm học, trường đã góp một phần vào công cuộc xã hội hóa giáo
dục của huyện Củ Chi.
2 . Quá trình điều tra thực trạng:
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
20
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
2.1 Giai đoạn 1: Tổ chức thăm dò phiếu
+ Đối với Ban Giám Hiệu:
- Mục đích: Điều tra về phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện
bộ mơn tạo hình tại trường.
- Dụng cụ điều tra: phiếu điều tra.
- Cách tiến hành: Gởi Ban Giám Hiệu phiếu để thăm dò ý kiến.
+ Đối với giáo viên:
- Mục đích: Kiến thức của giáo viên về việc cho trẻ làm quen với tốn thơng
qua hoạt động tạo hình, và sự lựa chọn, sử dụng học cụ, phương pháp, cách
tổ chức hoạt động của giáo viên.
- Dụng cụ điều tra: Phiếu điều tra.
- Cách tiến hành: Gởi phiếu cho giáo viên dạy lớp chồi (4 – 5 tuổi) trường
mầm non Thái Mỹ.
+ Đối với phụ huynh:
- Mục đích: lấy ý kiến của phụ huynh về sự quan tâm việc làm quen biểu
tượng tốn qua hoạt động tạo hình đối với trẻ.
- Dụng cụ điều tra: Phiếu điều tra.
- Cách tiến hành: Gởi phiếu cho phụ huynh lớp chồi 1 trường mầm non Thái
Mỹ.
+ Đối với trẻ:
- Mục đích: Quan sát sự hứng thú, u thích tham gia hoạt động tạo hình khi
cho trẻ làm quen với biểu tượng của tốn.
- Dụng cụ điều tra: Phiếu điều tra.
- Cách tiến hành: Giáo viên trò chuyện, đàm thoại nội dung câu hỏi cùng với
trẻ, trẻ trả lời, giáo viên ghi nhận kết quả.
2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức quan sát, dự giờ:
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
21
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Mục đích: Cách hướng dẫn của giáo viên trong các hoạt động khi sử dụng
các đồ dùng dạy học, (tranh ảnh, vật thật, nguyên vật liệu mở) nhằm phát
huy tính tích cực và sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tìm hiểu môi
trường xung quanh.
- Tiến hành: Dự giờ tạo hình lớp chồi, chụp ảnh một số hoạt động của trẻ
trong giờ tạo hình, trong giờ hoạt động góc.
2.3. Đánh giá:
Mục đích: Đánh giá sản phẩm của trẻ.
Tiến hành: Trưng bày các sản phẩm của trẻ, phân loại, nhận xét, đánh giá kết
quả.
II/ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TẠI SAO KHẢ NĂNG NHẬN
BIẾT CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA TOÁN THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM
NON THÁI MỸ CÒN BỊ HẠN CHẾ.
1. Đối với phụ huynh:
- Dù nhà trường là nơi giúp trẻ tiếp thu và mở mang kiến thức hiểu biết của
mình về thế giới xung quanh nhưng gia đình cũng rất quan trọng với trẻ, có
thể nói gia đình chính là xã hội thu nhỏ trong đó cha mẹ là nền tảng giúp trẻ
ngày càng phát triển hơn.
- Việc rèn luyện kỹ năng tạo hình để giúp trẻ 4 -5 tuổi làm quen với các biểu
tượng toán qua một số phương tiện giao thông đường bộ ở trường mầm non
Thái Mỹ còn rất nhiều hạn chế. Do trường thuộc vùng ngoại thành, địa bàn
nông thôn nên hầu hết các bậc phụ huynh đa phần là công nhân, là hộ buôn
bán nhỏ, là dân lao động nghèo, là nông dân làm ruộng, làm rẫy…nên việc
chăm sóc giáo dục trẻ phần lớn là do giáo viên trong trường đảm nhiệm,
phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến việc trẻ học hành như thế nào, đa số
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
22
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
trẻ đều chưa được học qua lớp mẫu giáo bé, phần lớn trẻ đều lần đầu tiên đi
học.
- Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít cha mẹ cưng chiều con cái vô lối, không hợp
tác với nhà trường trong cách nuôi dạy con. Một số phụ huynh chưa nhận
thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn học. Các cháu ít được
quan tâm đến việc học toán vì phụ huynh vẫn nghĩ trẻ chỉ nên học toán khi
vào cấp I, dẫn đến việc phát triển làm quen với các biểu tượng của toán cho
trẻ còn hạn chế. Nên cần rèn luyện giúp trẻ sớm làm quen với các biểu
tượng của toán qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường
mầm non Thái Mỹ là một nhiệm vụ cơ bản. Ngoài ra còn tác động tới quá
trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
2. Đối với trẻ:
2.1. Do trẻ nhút nhát không thích tham gia vào các hoạt động.
- Tuy học cùng một lớp nhưng tất cả trẻ không chơi cùng với nhau. Vì vậy
mà có một số trẻ đến trường còn lạ lẫm chưa muốn tham gia cùng các bạn
chơi và cũng không được các bạn rủ đi chơi cùng trong các hoạt động. Dẫn
đến lâu ngày trẻ trở nên nhút nhát ít nói, không thích tham gia vào các hoạt
động, chỉ ngồi lì một chỗ, không thích vui chơi cùng các bạn, không thích
giao tiếp với các bạn trong lớp nên bị hạn chế trong hoạt động tạo hình, hoạt
động làm quen với toán.
2.2. Do còn ít tiêp xúc với bạn bè ở giờ chơi.
- Các trẻ chơi thường hay giành đồ chơi nhiều cho riêng mình, chưa biết san
sẻ cùng bạn, trẻ chỉ thích chơi một mình với đồ chơi nên hạn chế tiếp xúc
bạn bè trong giờ chơi do sợ sẽ bị bạn giành mất đồ chơi.
2.3. Do kinh nghiệm, kiến thức về môi trường xung quanh còn nghèo nàn.
- Khả năng cảm thụ nghệ thuật và nhận thức về sự vật hiện tượng xung quanh
còn ít ỏi.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
23
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
- Kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghệ thuật của trẻ chưa thuần thục do trẻ
đa số đều lần đầu tiên đi học chưa có kinh nghiệm trước đó về hoạt động tạo
hình.
- Do không được tạo điều kiện để thể hiện cái mới trong giờ tạo hình mà
phần lớn chỉ dừng lại ở việc tái hiện mẫu của cô.
- Trẻ chưa có kỹ năng phối hợp cùng với bạn mà còn hoạt động đơn lẻ.
- Trẻ ít được tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh trước khi
được đi học.
3. Đối với nhà trường:
- Mặt khác, về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động làm quen với toán
qua tạo hình chưa đầy đủ.
- Nguyên vật liệu chưa phong phú, đa dạng.
4. Đối với giáo viên:
- Còn hạn chế trong việc chuẩn bị giờ học, hạn chế trong khả năng cảm
thụ nghệ thuật.
- Cách thức tổ chức giờ tạo hình còn mang tính hình thức, áp đặt nhiệm
vụ cho trẻ.
- Giáo viên chưa có phương pháp hướng dẫn phù hợp riêng cho từng trẻ.
Từ những nguyên nhân trên nên chúng em chọn đề tài cho trẻ làm
quen với toán thông qua hoạt động tạo hình để nghiên cứu cho nhóm mình.
Nhưng vì khả năng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ
nghiên cứu xây dựng một số bài tập từ tạo hình giúp cho trẻ 4 – 5 tuổi làm
quen với các biểu tượng của toán thông qua chủ đề phương tiện giao thông
đường bộ trong phạm vi của trường mầm non Thái Mỹ.
Chương III.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
24
Giáo viên hướng dẫn: Thầy – NGUYỄN SỸ BÌNH
I. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nhận biết các biểu
tượng của toán cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.
* Xây dựng được kế hoạch thực hiện:
- Bản thân giáo viên phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.
- Sưu tầm một số sách vở để nghiên cứu các phương pháp, biện pháp từ hoạt
động tạo hình cho trẻ làm quen với biểu tượng của toán.
- Nghiên cứu kỹ chương trình đổi mới.
- Dựa trên điều kiện thực tiễn của trường, lớp thực nghiệm.
- Xây dựng kế hoạch nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm
tâm sinh lí, kiến thức, kỹ năng của trẻ tại lớp.
- Trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm với bản thân và đồng nhiệp.
- Ý tưởng sáng tạo phong phú, tận dụng các nguyên vật liệu mở.
- Xây dựng một số hoạt động tạo hình giúp trẻ làm quen với biểu tượng toán.
- Xây dựng môi trường học tập hấp dẫn, đảm bảo nội dung phù hợp, logic…
- Xây dựng nơi trưng bày thuận tiện để trẻ trưng bày và nhìn ngắm, phụ
huynh dễ quan sát đảm bảo đẹp hấp dẫn , gây sự chú ý cao .
- Truyền đạt kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
*Thể hiện ở ngoài tiết học:
- Cho trẻ được quan sát, trò chuyện về thế giới xung quanh.
Người thực hiện: HUỲNH NGỌC THU VÂN – TRỊNH THỊ KIM HẠNH
25