Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng anh (có đối chiếu với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 157 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN





TRẦN THỊ KIM CHI


TRẠNG NGỮ PHƯƠNG THỨC, TRẠNG NGỮ SO SÁNH VÀ
TRẠNG NGỮ ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN











Hà Nội 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN





TRẦN THỊ KIM CHI


TRẠNG NGỮ PHƯƠNG THỨC, TRẠNG NGỮ SO SÁNH VÀ
TRẠNG NGỮ ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
(PHẦN TƯ LIỆU)

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số : 5 04 08



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. HOÀNG TRỌNG PHIẾN






Hà Nội 2004

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN





TRẦN THỊ KIM CHI


TRẠNG NGỮ PHƯƠNG THỨC, TRẠNG NGỮ SO SÁNH VÀ
TRẠNG NGỮ ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN












Hà Nội 2004

1

MỤC LỤC

Mở đầu 4
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CÓ TÍNH CHẤT LÝ THUYẾT 7
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 7
1.1. Khái niệm về cấu trúc câu trong tiếng Anh 7
1.2. Khái niệm về trạng ngữ trong tiếng Anh 10
1.3. Chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Anh 14
1.4. Vị trí của các loại trạng ngữ trong tiếng Anh 19
1.4.1. Trạng ngữ ở vị trí cuối câu (End-Position adverbials) 19
1.4.2. Trạng ngữ ở vị trí đầu câu (Front - position adverbials) 20
1.4.3. Trạng ngữ ở vị trí giữa câu (Mid - Position Adverbials) 20
1.5. Các loại trạng ngữ trong tiếng Anh 21
1.6. Phân biệt trạng ngữ với giới ngữ trong câu tiếng Anh 38
1.6.1. Khái niệm về giới ngữ 38
1.6.2. Phân biệt trạng ngữ với giới ngữ 44
1.7. Trạng ngữ trong tiếng Việt 45
1.7.1. Khái niệm về trạng ngữ trong tiếng Việt 45
1.7.2. Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt 49
Tiểu kết 55
Chương 2: TRẠNG NGỮ PHƯƠNG THỨC TRONG TIẾNG ANH 55
( có đối chiếu với tiếng Việt ) 55
2.1. Trạng ngữ phương thức trong tiếng Anh 55
2.2. Vị trí trạng ngữ phương thức trong tiếng Anh (có đối chiếu với tiếng Việt) 57
2.2.1. Vị trí trạng ngữ phương thức trong tiếng Anh. 57

2.2.2. Vị trí trạng ngữ phương thức trong tiếng Việt 62
2.3. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ phương thức trong tiếng Anh (có đối chiếu với tiếng Việt
65
2.3.1. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ phương thức tiếng Anh 65
2.3.2. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ phương thức tiếng Việt 71

2
2.4. Cách thức tổ chức cấu trúc của trạng ngữ phương thức trong tiếng Anh 74
2.4.1. Cấu trúc trạng ngữ phương thức trong tiếng Anh 74
2.4.2. Những nhận xét sau khi khảo sát các cấu trúc trạng ngữ phương thức tiếng Anh 76
2.5. Tiểu kết 79
Chương 3: TRẠNG NGỮ SO SÁNH TRONG TIẾNG ANH 80
( có đối chiếu với tiếng Việt ) 80
3.1. Trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh 80
3.1.1. So sánh sự vật tương quan nhau (so sánh sự vật ngang bằng nhau): 80
3.1.2. So sánh sự vật: bậc hơn kém 81
3.1.3. So sánh sự vật: bậc cao nhất 82
3.2. Vị trí trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh (có đối chiếu với tiếng Việt) 83
3.2.1. Vị trí trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh 83
3.2.2. Vị trí trạng ngữ so sánh trong tiếng Việt. 85
3.3. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh (có đối chiếu với tiếng Việt) 86
3. 3.1. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh 86
3.3.2. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ so sánh trong tiếng Việt. 89
3.4. Cách thức tổ chức cấu trúc của trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh 92
3.4.1. Cấu trúc trạng ngữ so sánh tiếng Anh 92
3.4.2. Những nhận xét sau khi khảo sát các cấu trúc trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh 101
3.5. Tiểu kết 108
Chương 4: TRẠNG NGỮ ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH 111
( có đối chiếu với tiếng Việt ) 111
4.1. Trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh 111

4.2. Vị trí trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh (có đối chiếu với tiếng Việt) 114
4.2.1. Vị trí trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh 114
4.2.2. Vị trí trạng ngữ điều kiện trong tiếng Việt 117
4.3. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh (có đối chiếu với tiếng Việt)
4.3.1. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh 119
4.3.2. Liên từ đánh dấu mệnh đề trạng ngữ điều kiện trong tiếng Việt. 132
4.4. Cách thức tổ chức cấu trúc của trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh. 134
4.4.1. Cấu trúc trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh 134
4.4.2. Các kiểu thể hiện mệnh đề điều kiện trong tiếng Anh. 136

3
4.4.3. Những nhận xét sau khi khảo sát các cấu trúc trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh 140
4.5. Tiểu kết 146
KẾT LUẬN 146
























1
Mở đầu

Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tiếng nƣớc ngoài nói chung, tiếng Anh nói riêng
ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ
chủ yếu trong giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, là một trong những phƣơng tiện
không thể thiếu, là cầu nối hết sức quan trọng trong quá trình nƣớc ta hội nhập
kinh tế, giao lƣu văn hóa với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tiếng Anh
đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông, đại học và việc
nghiên cứu đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt ngày càng đƣợc đẩy mạnh. Việc
nghiên cứu đối chiếu câu cũng nhƣ các thành phần khác của câu giữa hai ngôn
ngữ khác loại hình này đã gợi mở nhiều vấn đề về lý luận, đồng thời bổ sung
nhiều ứng dụng hiệu quả vào thực tế giảng dạy và học tập tiếng Anh.

Nghiên cứu tổ chức cú pháp của câu trong đó thành phần câu là một trong
những vấn đề quan trọng. Trong ngữ pháp truyền thống, "trạng ngữ" là một thuật
ngữ đã có từ lâu và cũng đƣợc nghiên cứu nhiều trong các công trình ngữ pháp
tiếng Việt. Xung quanh thuật ngữ này còn có nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau,
song đa số các học giả đều nhìn nhận đây là tên gọi của một loại thành phần phụ
trong tổ chức cú pháp của câu.

Tuy nhiên, trong những năm trƣớc đây các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung

vào các thành phần chính của câu nhƣ chủ ngữ, vị ngữ, mà ít quan tâm đến
thành phần phụ của câu nhƣ trạng ngữ, còn việc so sánh đối chiếu giữa trạng ngữ
của hai ngôn ngữ thì hầu nhƣ chỉ đếm đƣợc trên đầu ngón tay.

Qua quá trình giảng dạy môn Anh văn cho sinh viên cao đẳng sƣ phạm, những
giáo viên trung học cơ sở tƣơng lai, chúng tôi nhận thấy để thuận lợi cho việc tiếp

2
thu và nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ, cần thiết phải có cải tiến nhất định dựa
trên những nghiên cứu về ngữ pháp. Do phạm vi giới hạn của một luận văn cao
học, chúng tôi chọn đề tài "Trạng ngữ phƣơng thức, trạng ngữ so sánh và trạng
ngữ điều kiện trong tiếng Anh (có đối chiếu với tiếng Việt)" với mong muốn bằng
những kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy để cho học
sinh biết và sử dụng đúng trạng ngữ.

Mục đích của đề tài
- Về mặt khoa học, dựa trên nghiên cứu về thành phần trạng ngữ trong tiếng
Anh của các nhà ngôn ngữ học (có đối chiếu với tiếng Việt) để tìm ra những
điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa chúng.
- Về mặt ứng dụng, có thể sử dụng để biên soạn các giáo trình dạy tiếng Anh
cho ngƣời Việt và giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời Anh cũng nhƣ giúp cho
công tác biên dịch, phiên dịch đạt hiệu quả cao hơn.

Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Ngoài phƣơng pháp bao trùm toàn bộ luận văn là so
sánh - đối chiếu thành phần trạng ngữ của tiếng Anh với tiếng Việt, luận văn
còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, miêu tả thành phần trạng ngữ và biểu
hiện của thành phần này trong câu. Phƣơng pháp thống kê cũng đƣợc dùng để
làm cơ sở định tính của luận văn.
- Tƣ liệu nghiên cứu: Các tƣ liệu dùng để phân tích trong luận văn lấy từ các

tác phẩm văn học, trong các giáo trình tiếng Anh và tiếng Việt.
Chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân loại đƣợc trên 1700 câu có thành
phần trạng ngữ cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nhƣng chỉ chọn ngữ liệu thuộc
trạng ngữ phƣơng thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện để phân tích.
Tất cả ngữ liệu này đƣợc sắp xếp đánh số và đóng riêng thành một quyển tƣ
liệu kèm theo luận văn này.


3
Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
bốn chƣơng nhƣ sau :

Chƣơng 1: Các khái niệm có tính chất lý thuyết liên quan đến đề tài

Chƣơng 2: Trạng ngữ phƣơng thức trong tiếng Anh
(có đối chiếu với tiếng Việt)

Chƣơng 3: Trạng ngữ so sánh trong tiếng Anh
(có đối chiếu với tiếng Việt)

Chƣơng 4: Trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh
(có đối chiếu với tiếng Việt)

















4

Chƣơng 1: CÁC KHÁI NIỆM CÓ TÍNH CHẤT LÝ THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

1.1. Khái niệm về cấu trúc câu trong tiếng Anh
Bùi Ý - Vũ Thanh Phƣơng [35, 462] cho rằng “một câu đơn trong tiếng Anh
gồm hai bộ phận chính là chủ ngữ (Subject) và vị ngữ (Predicate). Vị ngữ phải là
một động từ (hay cụm động từ) ở dạng đã chia và tuỳ theo loại động từ mà nó đòi
hỏi phải có tân ngữ (Object) hay bổ ngữ (Complement). Đó là những thành phần
chủ yếu trong kết cấu câu tiếng Anh. Những câu chỉ gồm những thành phần chủ
yếu đó là câu hạt nhân (Kernel sentences) hay cấu trúc hạt nhân. Ngoài ra câu còn
có những thành phần thứ yếu là trạng ngữ (Adverbial modifier) và tính ngữ
(Adjective modifier)”. Các tác giả này đã tóm tắt các mẫu cấu trúc câu cơ bản
trong tiếng Anh nhƣ sau:
[1] Trƣờng hợp câu chỉ có những thành phần chủ yếu (gọi là câu hạt nhân
hay câu tối thiểu)
Subject Predicate
Verb + Object and complememt)

(1) He is a teacher

(Anh ta là giáo viên)
(2) She looked pale
(Cô ấy trông nhợt nhạt)
(3) I want this book
(Tôi muốn quyển sách này)
(4) They like swimming
(Họ thích bơi)
(5) That man promised to come
(Ngƣời đàn ông đó đã hứa đến)

5
(6) They will become workers
(Họ sẽ trở thành công nhân)

[2] Trƣờng hợp câu có thêm những thành phần thứ yếu (gọi là câu mở rộng)
Subject Predicate
(Subject + (Verb + Object or complememt +
Adjective modifier) Adverbial modifier)
(7) The green door opened at once
(Chiếc cửa xanh mở ngay lập tức)
(8) A little boy is running in the street
(Một cậu bé đang chạy trên đƣờng phố)
(9) The boy in the blue hat opened the back door this morning
(Cậu bé đội mũ xanh mở cửa sau lúc sáng nay)
(10) We all in this class speak English rather well
(Tất cả chúng ta trong lớp này nói tiếng Anh khá tốt)
(11) These young men will become factory workers next year
(Những thanh niên này sẽ trở thành công nhân vào sang năm)
[35, 15]
Tác giả Lê Dũng [7, 206] cũng đồng quan điểm với các tác giả trên.

Còn L.G. Alexander, tác giả cuốn “Longman English Grammar”, cho rằng
“Trong tiếng Anh, đơn vị câu nhỏ nhất là câu đơn. Câu đơn thƣờng có một động từ
chia theo ngôi (one finite verb), có một chủ ngữ (Subject) và một vị ngữ
(Predicate)".
Ví dụ:
Subject group Verb group (Predicate)
(12) I „ve eaten.
(Tôi đã ăn)
(13) One of our aircraft is missing.
(Một trong số máy bay của chúng tôi đang mất liên lạc)

6
(14) The old building opposite our school is being pulled down
(Toà nhà cũ đối diện trƣờng chúng tôi đang bị phá đổ) [36,
4]
Randolph Quirk và Sidney Greenbaum, tác giả cuốn “A University Grammar
of English” cũng đồng quan điểm với L.G. Alexander khi họ cho rằng câu gồm hai
thành phần chính là chủ ngữ (Subject) và vị ngữ (Predicate), tƣơng ứng với hai
thành phần của một phán đoán lôgích là chủ thể (Subject) và vị thể (Predicate)
Ví dụ:
Subject Predicate
(15) John carefully searched the room.
(John lục soát căn phòng một cách cẩn thận)
(16) The girl is now a student at a large university.
(Hiện giờ cô gái này là sinh viên của một trƣờng đại học lớn)
(17) His brother grew happier gradually.
(Anh trai nó dần dần trở nên vui vẻ hơn)
(18) It rained steadily all day.
(Trời mƣa dữ dội suốt ngày)
(19) He had given the girl an apple.

(Nó đã đƣa cho cô gái một quả táo)
(20) They make him the chairman every year.
(Hàng năm họ bầu ông ta làm chủ tịch)
[54, 10]
Theo các tác giả này thì câu đƣợc cấu tạo bởi 5 thành phần, các thành phần
đó là : chủ ngữ (Subject - S); động từ (verb - V); bổ ngữ (complement - C); tân ngữ
(object - O) và trạng ngữ (adverb - A)
Ví dụ:
(15) John (S) carefully (A) searched (V) the room (O).

(16) The girl (S) is (V) now (A) a student (C) at a large university (A).

7

(17) His brother (S) grew (V) happier (C) gradually (A).

(18) It (S) rained (V) steadily (A) all day (A).

(19) He (S) had given (V) the girl (O) an apple (O).

(20) They (S) make (V) him (O) the chairman (C) every year (A).
[54, 12]
Nhƣ vậy, trên cơ sở những câu hạt nhân, chúng ta có thể mở rộng câu bằng
cách thêm những thành phần thứ yếu của câu là tính ngữ (adjective modifiers),
trạng ngữ (adverbial modifiers) và đồng vị ngữ (words used in apposition).
Ví dụ:
Câu hạt nhân: The teacher arrived. (Thầy giáo tới)
Câu mở rộng: The new teacher of our class, a grey-haired man of fifty-two
arrived in Hanoi at ten o'clock yesterday. (Thầy giáo mới của lớp chúng tôi, một
ngƣời tóc bạc, năm mƣơi hai tuổi đã đến Hà Nội lúc mƣời giờ sáng hôm qua.)


Qua những phân tích trên, chúng tôi cũng thống nhất với quan điểm của các
tác giả khi cho rằng: cấu trúc câu trong tiếng Anh bao gồm hai thành phần chính là
chủ ngữ và vị ngữ, còn trạng ngữ, tính ngữ là thành phần thứ yếu, thêm vào thì rõ ý
hơn, nhƣng không có chúng câu vẫn đủ nghĩa. Trong khuôn khổ bài luận văn này
chúng tôi chỉ đề cập đến một yếu tố trong thành phần thứ yếu của câu, đó là trạng
ngữ.

1.2. Khái niệm về trạng ngữ trong tiếng Anh
Trong cuốn “Oxford Advanced Learner's Encyclopedia Dictionary” có viết:
“Trạng từ là từ để đƣa thêm thông tin về nơi chốn, thời gian, hoàn cảnh, phƣơng

8
cách, nguyên nhân, mức độ, v.v. cho một động từ, một tính từ, một cụm từ hoặc
trạng từ khác.”. [53, 13].
Từ điển Anh - Việt của trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia -
Viện Ngôn ngữ học cũng có định nghĩa tƣơng tự. [33, 25]
Ví dụ :
(21) Speak kindly (nói một cách tử tế)
(22) Incredibly deep (cực kỳ sâu)

Từ điển "Webster's New World College Dictionary" định nghĩa: "Bất kỳ một
từ nào mà đƣợc dùng bổ nghĩa cho một động từ, một tính từ, một trạng từ khác,
một đoạn ngữ, hay một mệnh đề để diễn tả thời gian, địa điểm, cách thức, mức độ,
nguyên nhân, đƣợc gọi là trạng từ (trạng ngữ)".
Ví dụ: fast, carefully, then
(23) The man ate lobster with delight.
(Ngƣời đàn ông ăn tôm hùm một cách thích thú)
(24) The man ordered lobster when he had money.
(Khi có tiền, ngƣời đàn ông gọi món tôm hùm)[58, 19]


Từ điển "Dictionary of Language Teaching and Applied Linguistics" của
Jack C. Richards, John Platt và Heidi Platt (nhà xuất bản Longman) định nghĩa:
"Trạng từ là một từ dùng để miêu tả hay thêm nghĩa cho một động từ, một tính từ,
một trạng ngữ khác, và trả lời những câu hỏi nhƣ thế nào?, ở đâu?, khi nào? Một
đoạn ngữ hay một mệnh đề đảm nhiệm chức năng của một trạng từ đƣợc gọi là một
trạng ngữ hay mệnh đề trạng ngữ." [45, 9]
Trong cuốn “Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết”, J. Lyons đã đƣa ra định
nghĩa về trạng từ: “Trạng từ là thành phần lời nói dùng làm bổ ngữ cho một động
từ, một tính từ, một trạng từ khác hay một trạng ngữ”. [21, 515]
Ví dụ nhƣ:
(25) The sportcaster spoke rapidly.

9
(Ngƣời bình luận thể thao nói nhanh)
(26) The burglar entered the house quietly.
(Tên kẻ trộm lặng lẽ vào nhà)

Randolph Quirk - Sidney Greenbaum, trong cuốn "A University Grammar of
English" cho rằng trạng ngữ có thể bổ ngữ cho:
+ Tính từ
(27) That was a very funny film. (Đó là một bộ phim rất buồn cƣời)
(28) It is extremely good of you. (Anh thật là tốt)
(29) She has a really beautiful face. (Cô ta có khuôn mặt thật đẹp)
+ Trạng từ khác
(30) They are smoking very heavily. (Họ hút thuốc rất nhiều)
+ Cụm giới từ
(31) The nail went right through the wall.
(Chiếc đinh xuyên ngay qua tƣờng)
(32) His parents are dead against the trip.

(Cha mẹ nó cương quyết phản đối chuyến đi)

L.G. Alexander, tác giả cuốn “Longman English Grammar” diễn giải “Trạng
từ bổ nghĩa cho một động từ bằng cách cho chúng ta biết hành động sự việc xảy ra
nhƣ thế nào (How?) khi nào (When?), ở đâu (Where?).” [36, 122]
Ví dụ:
(33) Paganiti played the violin beautifully. (How did he play?)
( Pagatini đã chơi viôlông tuyệt vời ) (Anh ấy đã chơi nhƣ thế nào?)
Tuy nhiên, trạng từ còn có thể bổ nghĩa cho:
+ Tính từ: very good (rất hay)
awfully hungry (rất đói)
+ Trạng từ khác: very soon (rất sớm)
awfully quickly (rất nhanh)

10
+ Cụm giới từ: you're entirely in the wrong.
(Bạn hoàn toàn sai)
+ Cả câu: Strangely enough, I won first prize.
(Thật kỳ lạ, tôi đã giành giải nhất)

Cũng trong cuốn sách này, tác giả L.G. Alexander đã đƣa ra một định nghĩa
ngắn gọn nhƣng đầy đủ ý nghĩa nhất về trạng từ và trạng ngữ trong tiếng Anh. Đó
là: "Từ Adverb (ad-verb) có nghĩa là bổ sung nghĩa cho động từ trạng từ có thể
là một từ (slowly) hoặc cụm từ (in the garden), còn trạng ngữ đƣợc dùng để miêu
tả hai loại trên" [36, 122]

Tác giả này còn đƣa ra cách xác định một mệnh đề trạng ngữ bằng ví dụ rất
cụ thể để ngƣời đọc phân biệt sự khác nhau giữa trạng từ và trạng ngữ.
Ví dụ:
(34) I try hard, but I can never remember people's names.

(Tôi đã cố gắng hết sức nhƣng không tài nào nhớ ra tên của mọi ngƣời)
(35) However hard I try, I can never remember people's names.
(Dù tôi có cố hết sức, tôi cũng không tài nào nhớ nổi tên của mọi ngƣời)

Theo tác giả, "hard" trong câu (34) là một trạng từ, còn "However hard I
try" trong câu (35) là một trạng ngữ hay mệnh đề trạng ngữ. Giống nhƣ trạng từ,
trạng ngữ (mệnh đề trạng ngữ) cũng đƣợc nhận diện bằng việc hỏi và trả lời những
câu hỏi „When?, Where?, How?, Why?, etc.
Ví dụ:
+ time:
(36) Tell me as soon as he arrives. (When?)
(Hãy nói cho tôi biết ngay khi anh ấy đến)
+ place:
(37) You can sit where you like. (Where?)

11
(Bạn có thể ngồi chỗ nào bạn thích)
+ manner:
(38) He spoke as if he meant business. (How?)
(Anh ta nói có vẻ nghiêm túc)
+ reason:
(39) He went to bed because he felt ill. (Why?)
(Nó đi ngủ bởi vì nó cảm thấy mệt) [36, 24]

Các phân tích trên cho thấy trạng ngữ (adverbial modifier) có thể là trạng từ,
một cụm giới từ hay một cụm danh từ dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc bổ nghĩa
cho cả câu và thƣờng bắt đầu bằng một liên từ. Trạng ngữ cũng có thể là một mệnh
đề để làm rõ thời gian, địa điểm, mục đích của sự việc.

1.3. Chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Anh

Trong cuốn "Ngữ pháp tiếng Anh", các tác giả Bùi Ý và Vũ Thanh Phƣơng
viết rất rõ về chức năng của trạng từ (trạng ngữ), đó là có thể đƣợc dùng để:
a. bổ nghĩa cho động từ:
(40) He ran quickly.
(41) Come here.
(42) He went to Moscow yesterday.
b. bổ nghĩa cho tính từ (hoặc động tính từ):
(43) It is very hot today.
(44) Are you quite comfortable?
(45) She is seriously wounded.
c. bổ nghĩa cho trạng từ:
(46) He plays extremely well.
(47) She can speak English very fluently.
(48) He drives too fast.
d. bổ nghĩa cho một nhóm từ (bắt đầu bằng giới từ):

12
(49) I am almost through my work.
(50) His remarks were not quite to the point.
(51) Put it right in the middle of the room.
e. bổ nghĩa cho một câu:
(52) Fortunately, I remembered in time who he was.
(53) Indeed, I won't do it. [35, 123]

Mệnh đề trạng ngữ có giá trị và chức năng nhƣ một trạng ngữ. Chúng ta xem
xét các ví dụ sau để thấy rõ giá trị và chức năng của trạng ngữ:
(54) He came yesterday. Adverb (of time)
(55) He came on the tenth of March. Adverb phrase (of time)
(56) He came when I asked him. Adverb clause (of time)
(57) Take it there. Adverb (of place)

(58) Take it to Mr. Nam's house. Adverb phrase (of place)
(59) Take it wherever you like. Adverb clause (of place) [35, 190]
Các tác giả Randolph Quirk và Sidney Greenbaum, trong cuốn "A University
Grammar of English”, đã chỉ ra chức năng của trạng ngữ đƣợc xác định bởi :
[1] Cụm trạng từ (adverb phrases)
(60) Peter was playing as well as he could.
(Peter đang chơi hay hết sức)
(61) We'll stay there.
(chúng tôi sẽ ở lại đó)
[2] Cụm danh từ (noun phrases)
(62) Peter was playing this time last week.
(Thời gian này tuần trƣớc Peter đang chơi)
[3] Cụm giới từ (prepositional phrases)
(63) Peter was playing with great skill.
(Peter đang chơi rất kỹ xảo)
[4] Mệnh đề hạn định (finite verb clauses)

13
(64) Peter was playing although he was tired.
(Peter đang chơi mặc dù anh ta rất mệt)
[5] Mệnh đề không hạn định (non-finite verb clauses), trong đó động từ là
+ nguyên dạng (infinitive):
(65) Peter was playing to win.
(Peter đang chơi để giành phần thắng)
+ phân từ ở hiện tại (-ing participle):
(66) Wishing to encourage him, they praised Tom.
(Mong muốn cổ vũ Tôm, họ đã tán dƣơng anh ta)
+ phân từ ở quá khứ (-ed participle):
(67) If urged by our friends, we'll stay.
(Nếu các bạn nài ép thì chúng tôi sẽ ở lại)

+ mệnh đề không có động từ (verbless clauses):
(68) Peter was playing, unaware of danger.
(Peter đang mải chơi nên không nhận biết đƣợc mối nguy hiểm đang đe doạ)
[54, 207]
Nhƣ vậy, chức năng của trạng ngữ là bổ nghĩa cho một động từ, tính từ,
trạng từ hoặc toàn bộ một câu và có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
[1] Trạng ngữ là bổ ngữ của động từ
Câu: The boy threw the ball quickly.
or The boy quickly threw the ball.
boy threw ball
the quickly (adverb) the

Trạng ngữ phƣơng thức bổ nghĩa trực tiếp cho động từ. Trạng ngữ địa điểm
và trạng ngữ thời gian cũng đƣợc coi là bổ nghĩa trực tiếp cho động từ, mặc dù một
số nhà ngữ pháp vẫn coi những trạng ngữ này bổ nghĩa cho cả câu.
Câu: The boy quickly threw the ball there twice yesterday.
boy threw ball

14
the there quickly twice yesterday the
(place) (manner) (frequency) (time)

[2] Trạng ngữ là bổ ngữ của tính từ hoặc trạng từ
Trạng ngữ mức độ tăng cƣờng bổ nghiã cho tính từ hoặc trạng từ là từ very
(rất)
Câu: The very small boy threw the ball very quickly.
boy threw ball
the small (adjective) quickly(adverd) the
very (ad. of degree) very (ad. of degree)


[3] Trạng ngữ bổ ngữ cho toàn bộ câu
Câu: Fortunately, the boy threw the ball quickly.
Fortunately (bổ nghĩa cho cả câu)
boy threw ball
the quickly the

Trạng ngữ mức độ có thể tham gia trong một vài lớp bổ sung nghĩa
(69) He drank far too much coffee.
(Anh ta uống rất nhiều cà phê.)
(70) He can finish this job ever so much more quickly than I can.
(Anh ta có thể làm xong công việc này nhanh hơn tôi rất nhiều.)
Làm chức năng trạng ngữ của câu có thể là một cụm danh từ có bổ ngữ đứng
trƣớc và sau danh từ chính. Danh từ chính của loại cụm từ này thƣờng là danh từ
chỉ thời gian xác định.
(71) Two days before the show was to open, one of the stars became
ill.
(Hai ngày trƣớc khi buổi trình diễn khai mạc, thì một diễn viên bị ốm.)
=> Days là danh từ chính của cấu trúc trạng ngữ.

15
(72) The very first moment that he met her, he felt in love with her.
(Ngay từ phút đầu gặp anh ta đã phải lòng cô ấy.)
=> Moment là danh từ chính của cấu trúc trạng ngữ.

Những cấu trúc phức hợp khác cũng có chức năng trạng ngữ là:
+ Cụm giới ngữ:
(73) He put the book on the table.
(Nó đặt quyển sách lên bàn)
=> on the table bổ nghĩa cho động từ put.
+ Mệnh đề trạng ngữ:

(74) I'll do it when I have time.
(Tôi sẽ làm việc đó khi tôi có thời gian.)
=> When I have time bổ nghĩa cho động từ do.
+ Cụm động từ nguyên thể:
(75) Turn right to get the bridge.
(Rẽ phải thì gặp cái cầu.)
=> To get the bridge bổ nghĩa cho động từ turn, hoặc nó có thể đƣợc coi nhƣ
là bổ nghĩa cho cả câu. [49, 146]

Tóm lại, trong cấu trúc câu tiếng Anh, trạng ngữ đƣợc coi là một thành phần
câu (thành phần phụ của câu) và nếu thêm nó vào thì rõ ý hơn, nhƣng không có nó
thì câu vẫn đủ nghĩa.
Ví dụ:
(76) The firm gave Sam a watch. (Công ty tặng Sam chiếc đồng hồ)
Mở rộng: His old firm gave Sam a beautiful gold watch on his retirement.
(Công ty cũ của Sam tặng anh ta chiếc đồng hồ bằng vàng đẹp nhân dịp anh ta nghỉ
việc.) [36, 4-5]
Trong ví dụ trên, nếu ta bỏ trạng ngữ “on his retirement” thì câu vẫn đủ
nghĩa.

16
Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp trạng ngữ lại rất cần thiết để làm cho
nghĩa của câu văn đƣợc trọn vẹn.
(77) The conference is every year.
(Cuộc hội thảo đƣợc tổ chức hàng năm)
(78) He put the coat over his arm.
(Anh ta vắt chiếc áo khoác trên cánh tay)


Các phân tích trên cho thấy chức năng của trạng ngữ (adverbial modifier) là

một thành phần cấu tạo câu và là thành phần phụ trong câu. Trạng ngữ dùng để bổ
nghĩa cho động từ, tính từ (động tính từ), trạng từ, nhóm từ (bắt đầu bằng giới từ)
hoặc bổ nghĩa cho cả câu.

1.4. Vị trí của các loại trạng ngữ trong tiếng Anh
Giống nhƣ trạng từ, trong câu tiếng Anh trạng ngữ có ba vị trí :
1.4.1. Trạng ngữ ở vị trí cuối câu (End-Position adverbials)
Đây là vị trí thông thƣờng nhất đối với mệnh đề trạng ngữ. Mệnh đề trạng
ngữ thời gian và địa điểm (cũng nhƣ mệnh đề trạng ngữ kết quả, mục đích, mức
độ) ở vị trí cuối không bị ngăn cách bởi dấu phẩy. Đối với các mệnh đề khác,
ngƣời viết sử dụng dấu phẩy nếu anh ta muốn dừng trƣớc một trong số mệnh đề
bằng lời nói, đặc biệt nếu mệnh đề dài hoặc đƣợc thêm vào nhƣ là một ý nghĩ phát
sinh.
(79) I couldn't think a single thing to say after he'd replied like that. [59, 344]
(Nó đã trả lời nhƣ thế rồi thì tôi không thể nghĩ ra một điều gì để nói nữa.)
(80) The performances were cancelled because the leading man was ill. [59, 344]
(Các buổi biểu diễn bị huỷ bỏ vì ngƣời lãnh đạo bị ốm.)
(81) We shall be extremely grateful if you take the trouble to come to see us.
[62,68]
(Chúng em sẽ rất biết ơn ông nếu ông không quản ngại ghé thăm mẹ con em.)

17
(82) I love you - love you as I have never loved any living thing. [64, 354]
(Tôi yêu em, yêu em hơn bất cứ điều gì trên đời này.)

1.4.2. Trạng ngữ ở vị trí đầu câu (Front - position adverbials)
Tuy nhiên, hầu hết các loại trạng ngữ đều có thể đứng trƣớc mệnh đề chính. Ở
vị trí này mệnh đề trạng ngữ làm chức năng mở đầu của câu. Một mệnh đề trạng
ngữ ở vị trí giới thiệu thƣờng đƣợc tách ra khỏi câu bằng dấu phẩy, đặc biệt nếu là
mệnh đề dài. (Tuy nhiên, có những sự biến tấu trong sử dụng, thậm chí đôi khi sự

biến tấu này do cùng một tác giả tạo nên). Trạng ngữ ở vị trí này đƣợc nhấn mạnh
hơn, nó cũng làm cho mệnh đề liên kết chặt hơn với câu đứng trƣớc nó. Thông
thƣờng, một mệnh đề trạng ngữ dài đứng trƣớc một mệnh đề chính ngắn không nên
dùng ở vị trí đầu câu để làm cho câu tránh khỏi tình trạng đầu voi đuôi chuột.
(83) When the city is dark, we can move around easily. [59, 344]
(Khi thành phố sụp tối, chúng ta có thể di chuyển dễ dàng.)
(84) Although crocodiles are inactive for long periods, on occasion they can run
very fast indeed. [59, 344]
(Tuy cá sấu thƣờng bất động trong khoảng thời gian dài, thực tế chúng có thể
chạy rất nhanh khi cần.)
(85) If you accept a great sacrifice, you will live to prent it bitterly. [64, 262]
(Nếu bà nhận sự hy sinh to lớn, thì suốt đời bà sẽ phải hối hận.)
(86) If there was less symphathy in the world there would be less trouble in the
world. [64,176]
(Trên thế giới này bớt sự thông cảm thì cũng bớt sự hỗn loạn.)

1.4.3. Trạng ngữ ở vị trí giữa câu (Mid - Position Adverbials)
Đôi khi ta có thể đặt mệnh đề trạng ngữ ngay giữa mệnh đề khác, tuy rằng cách
dùng này là khác thƣờng. Mệnh đề trạng ngữ ở vị trí giữa câu thƣờng đứng sau chủ
ngữ của mệnh đề chính. Ở vị trí này, mệnh đề trạng ngữ phải đƣợc đặt giữa hai dấu

18
phẩy, vì nó hoạt động nhƣ một nhân tố án ngữ. Một mệnh đề trạng ngữ ở vị trí giữa
câu làm thay đổi nhịp điệu của câu.
(87) They make allegations which, when you analyse them, do not have too many
facts behind them. [59, 344]
(Họ đƣa ra những luận điệu mà chúng, khi ta phân tích ra, chẳng có mấy sự
thực ở đằng sau.)
(88) We could, if you like, play cards. [46, 328]
(Chúng ta có thể, nếu bạn muốn, chơi bài.)

(89) He was, as we remember him, a very honest man. [49,267]
(Anh ấy, theo nhƣ những gì chúng tôi còn nhớ về anh ấy, là một ngƣời rất trung
thực)

Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng tuy vị trí của hầu hết các loại trạng
ngữ trong tiếng Anh (kể cả trạng từ riêng lẻ, cụm trạng từ hay mệnh đề trạng ngữ)
là thƣờng ở cuối câu, nghĩa là sau động từ, sau cả tân ngữ hay bổ ngữ (nếu có).
Nhƣng đối với các loại trạng ngữ chỉ thời gian, mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên
nhân, điều kiện thì dù nó ở vị trí nào trong câu (đầu câu, giữa câu, cuối câu), ý
nghĩa của câu cũng không thay đổi.
Ví dụ:
(90) Obviously, Mr. Jones doesn't care to work very hard.
(91) Mr. Jones, obviously, doesn't care to work very hard.
(92) Mr. Jones doesn't care to work very hard, obviously.
(Tất nhiên ông Jones không chú ý làm việc chăm chỉ. )

1.5. Các loại trạng ngữ trong tiếng Anh
Mệnh đề trạng ngữ thƣờng đƣợc phân loại dựa vào nghĩa của liên từ giới
thiệu chúng. Căn cứ vào liên từ đứng trƣớc mệnh đề trạng ngữ và vai trạng ngữ
trong mệnh đề, các tác giả nghiên cứu về tiếng Anh đã tiến hành phân loại mệnh đề
trạng ngữ.

19
Trong cuốn "Longman English Grammar", tác giả L.G. Alexander cho rằng
trạng ngữ có 9 loại sau [36, 24-30]:

1) Adverbial clauses of time (Trạng ngữ thời gian)
Mệnh đề trạng ngữ thời gian trả lời câu hỏi "When?" và có thể đƣợc bắt đầu
bằng các liên từ: when (khi), after (sau khi), as (khi), as long as (chừng nào), as
soon as (ngay sau khi), before (trƣớc khi), since (từ khi), until/till (cho đến khi),

whenever (bất cứ khi nào), và while (trong khi).
(93) You didn't look well when you got up this morning.
(Sáng nay khi anh tỉnh dậy trông anh không đƣợc khoẻ.)
(94) After she got married, Madeleine changed completely.
(Sau khi xây dựng gia đình, Madeleine thay đổi hoàn toàn.)

2) Adverbial clauses of place (Trạng ngữ nơi chốn)
Mệnh đề trạng ngữ nơi chốn trả lời câu hỏi "Where?" (ở đâu) và thƣờng
đƣợc bắt đầu bằng các liên từ: where (nơi mà), wherever (bất cứ nơi đâu),
anywhere (bất kỳ nơi nào), everywhere (khắp mọi nơi). Trạng ngữ nơi chốn thƣờng
đứng sau mệnh đề chính.
(95) You can't camp where/ wherever/ anywhere you like these days.
(Những ngày này bạn không thể cắm trại ở bất cứ nơi nào bạn thích đƣợc)
(96) Everywhere Jenny goes, she's mistaken for Prince Diana.
(Bất cứ nơi nào Jenny đi, ngƣời ta thƣờng nhầm cô ta là Công nƣơng Diana.)

3) Adverbial clauses of manner (Trạng ngữ cách thức)
Mệnh đề trạng ngữ cách thức trả lời câu hỏi "How?" và thƣờng đƣợc bắt đầu
bằng các liên từ: as (nhƣ là), in the way (theo cách), in the same way (cũng cách
thức nhƣ), as if (nhƣ thể), as though (làm nhƣ). Trạng ngữ cách thức thƣờng đứng
sau mệnh đề chính.

×