Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN Cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học môn Vật lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.9 KB, 5 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"CẢI TIẾN VÀ SÁNG TẠO ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
THCS"
I . Mục đích của đề tài
Thực tế một số đồ dùng dạy học môn Vật lý THCS hiện có nhiều nhược điểm. Vì vậy
khi tiến hành thí nghiệm thiếu chuẩn xác, kết quả sai lệch so với lý thuyết, ảnh hưởng
đến chất lượng giờ dạy của giáo viên. Để khắc phục hạn chế trên tôi đã tiến hành cải
tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học với mục đích khắc phục những nhược điểm, nâng cao
hiệu quả đồ dùng cho sử dụng giảng dạy.
II. Bản chất của giải pháp
1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi có giải pháp mới để giải quyết
Một số đồ dùng hiện có ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy của giáo viên như chuông
điện hay máy phát điện một chiều, xoay chiều, các dụng cụ này hạn chế là tiếp xúc
động lấy điện bằng lá đồng, búa gõ bằng lá đồng rất mảnh. Do không có độ đàn hồi
nên khi trục chuyển động tiếp xúc thì nó bị bật ra, vận hành tiếp điện thường không
tiếp xúc tốt, hoặc khi học sinh sơ ý chạm vào thì bị méo, bị biến dạng và sai lệch
ngay. Giá đỡ quang học kồng kềnh, khi thí nghiệm quá nhiều thao tác lắp ráp, tốn
nhiều thời gian HS khó làm và khó điều chỉnh
2. Tính mới của giải pháp:
- Cải tiến đồ dùng thí nghiệm hiện có nhưng không làm thay đổi nhiều hình dạng, hiệu
quả sử dụng tốt hơn.
- Làm mới một số đồ dùng cho thí nghiệm mà hiện nay chưa có trên thị trường hay
trong bộ đồ dùng của Bộ GD- ĐT phát hành.
III. Nội dung giải pháp
1. Giải pháp
a.Cải tiến đồ dùng dạy hiện có mà hiệu quả chưa cao: Máy phát điện xoay chiều
(một chiều); Chuông điện; Giá quang học dạy nhiều bài đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
hay phân kì. Quan sát đường truyền của ánh sáng qua thấu kính
Ví dụ:
- Cải tiến giá đỡ quang học: Những nhược điểm của giá đỡ quang học hiện tại (Vật


lý 9)
+ Thực hiện nhiều thao tác lắp ráp để gắn kết nhiều chi tiết thành bộ thí nghiệm.
+ Số lượng bu lông gắn các hộp và đèn chiếu sáng quá nhiều, do đó tốn khá nhiều thời
gian.
+ Quá trình cố định và điều chỉnh chùm tia sáng tới song song đồng trục với trục chính
của thấu kính, hay đưa khói nhan vào hộp từ đáy rất khó khăn.
+ Sự di chuyển đều từng (mm) về hai phía của thấu kính, nên khó khăn giữ đồng trục
và song song ( màn; khe và thấu kính). Kết quả độ chính xác không cao nên đa số là
kết quả từ các nhóm học sinh có kết quả không chính xác và sai lệch nhiều.
- Giá đỡ quang học cải tiến: Có nhiều ưu điểm so với giá quang học thực tế khi dạy
bài
+ Thực hiện thao tác lắp ráp đơn giản (đặt thấu kính và đậy nắp hộp ). Tiết kiệm thời
gian.
+ Quá trình cố định và điều chỉnh đồng trục của chùm tia sáng tới từ đèn đến trùng với
trục chính của thấu kính rất chính xác và dễ dàng.
+ Quá trình tạo khói nhan vào trong hộp thuận tiện ( nhan được đưa vào từ 2 lỗ nhỏ
bên hông )
b.Sáng tạo đồ dùng day học: Giá đỡ thí nghiệm đa năng và đồ dùng dạy học tự làm
trên hành trên giá đỡ sáng tạo này cho nhiều bài dạy trong chương trình Vật lý THCS.
Ví dụ : TN nghiên cứu” Đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng - Định luật truyền
thẳng của ánh sáng” (Vật lý 7)
+ Học sinh đo được độ cao của ảnh và độ cao của vật, xác định được khoảng cách từ
ảnh và vật đến gương phẳng, đường nối ảnh và vật vuông góc mặt gương phẳng
+ Sau khi điều chỉnh nhìn thấy ngọn đèn sáng thì tiếp theo học sinh dùng một thanh
kim loại đâm theo 3 lỗ đến ngọn đèn. Dựa vào thanh này mà kết luận đường truyền
thẳng của ánh sáng.
+ Ở góc độ thích hợp giáo viên có thể tiến hành TN chứng minh cả lớp quan sát được.
2. Khả năng áp dụng.
- Mọi HS đều tham gia thí nghiệm, thu thập thông tin, quan sát được (lắp ráp đơn giản,
dễ dàng quan sát, thời gian lắp đặt ngắn đảm bảo thời gian hoàn thành thí nghiệm phù

hợp theo dự kiến của GV.)
- Bộ đồ dùng này dễ làm và dễ sử dụng nên mọi giáo viên đều có thể làm được và tiến
hành giảng dạy có hiệu quả (hiện tượng đúng khoa học, hiện tượng rõ ràng, kết quả
chính xác cao )
- Một số thí nghiệm có thể thu nhỏ để sản xuất số nhiều đáp ứng việc học theo nhóm
và giảng dạy theo nhóm của giáo viên.
3. Hiệu quả:
So với bộ đồ dùng hiện có thì đồ dùng cải tiến và sáng tạo này rẽ tiền hơn( giả đỡ
quang học cải tiến), chủ yếu là tận dụng những đồ dùng thanh lý, những thiết bị thực tế
rẽ tiền như gỗ, mêca, phích cắm, lỗ cắm, đui đèn, thứ vật liệu dễ làm và có nhiều
trong thị trường. Giảm chi phí những đồ dùng đắt tiền mà hiệu quả sử dụng thấp.
Nhưng về khoa học bộ môn thì độ chính xác cao hơn; hiện tượng quan sát rõ ràng hơn;
độ bền cơ học cao.
Thí nghiệm dễ làm, dễ lắp đặt, dễ thu dọn, dễ di chuyển khi chuyển lớp hoặc dạy tiết
tiếp theo mà không bị sai lệch hoặc hư hỏng. Hoặc làm nhiều lần nhưng kết quả thí
nghiệm vẫn còn độ chính xác cao.
Đảm bảo thời gian và hiệu quả tiết dạy tốt hơn.

×