Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giải phap sáng tạo đồ dùng dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.17 KB, 16 trang )



PHẦN I:GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP
MỞ ĐẦU
Xã Trung Tâm là một xã vùng 3 của huyên Lục
Yên nằm trên quốc lộ 70 từ km 36 đến km 41, phía Bắc
giáp xã Phúc Lợi và Tân Lập, phía Đông giáp xã Phan
Thanh, phía Nam giáp xã Tân Nguyên huyện Yên Bình,
phía Tây giáp với huyện Văn Yên. Có địa hình tự nhiên
tương đối phức tạp bị hồ Thác Bà nhiều đồi núi cao chia
cắt. Diện tích tự nhiên là 4228 ha, chủ yếu chăn nuôi và
trồng trọt kinh tế xã hội. Trung tâm là xã có nền kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn. Toàn xã cố 13 thôn bản. Dân số
của xã là 3417 người dân số phân bố không đều gồm 5
dân tộc anh em:Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan( Dân tộc
dao chiếm 70%,Tày chiếm 13%,Kinh 12%,Nùng 3%,Cao
Lan 2%)
Trường Tiểu học xã Trung Tâm đóng trên bàn xã
Trung Tâm là đơn vị trường đã được thành lập từ năm
1958-1959 trải qua nhiều năm bề dày lịch sử đã cùng với
địa phương có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Trong quá trình lịch sử và phát triển trường tiền thân
là trường PTCS gồm 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học và
THCS. Tháng 9/ 2005 Mần non được tách ra thành trường
độc lập, trường còn 2 cấp học là Tiểu học và THCS. Đến
tháng 8/ 2008 trường Tiểu học và THCS Trung Tâm được
tách ra làm hai trường trường :Tiểu học Trung Tâm và
trường THCS Trung Tâm.
Hiện nay trường Tiểu học Trung Tâm cùng với các
trường khác trong địa phương đang được sự quan tâm chỉ


đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Trung Tâm và sự
tiếp quản lý chỉ đạo của nghành giáp dục huyên Lục Yên
tỉnh Yên Bái. Qua hai năm hoạt động nhà trường cũng
còn có nhiều những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.Thuận lợi:
- Hiện nay trường Tiểu học xã Trung Tâm đóng trên
địa bàn xã Trung Tâm nằm ở vị trí trung tâm của xã gần
kề với các đơn vị chính trị, kinh tế, y tế của xã theo trục
đường chính liền thôn, liền xã.
- Nhà trường hiện nay đang được sự quan tâm chỉ đạo
của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Trung Tâm và sự tiếp
quản lý chỉ đạo của nghành giáo dục huyên Lục Yên tỉnh
Yên Bái nên các hoạt động của nhà trường luôn thực hiện
tốt theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và nhà
nước, của địa phương và của ngành đề ra.
- Về cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay đơn vị
trường nằm trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn, được sự đầu tư của trương trình 135 của
chính phủ, Dự án GDTH cho TECHCKK nên nhà trường
đã được xây dựng khang trang sạch đẹp với 20 phòng
nhà xây cấp 3, có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ
công tác quản lý của BGH và công tác dạy của GV-HS.
- Đối với cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường:Từ
cán bộ quản lý đến GV là đội ngũ trẻ có sức khoẻ, lòng
nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Đặc biệt có sự cầu tiến luôn luôn học hỏi va nhanh nhạy
trong việc tiếp thu, áp dụng những thành tựu của khoa học
công nghệ và những tiến bộ đổi mới trong phương pháp
dạy học đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục và của xã
hội ngày nay.

- Về đặc điểm đối tượng học sinh: Mặc dù đối tượng
học sinh ở địa phương hầu hết là con em của đồng bào
dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Dao, Cao Lan đại đa số các
em rất ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, với người lớn
tuổi, có tinh thần ý thức trong học tập và rèn luyện đạo
đức, trong lao động và trong các công tác chính trị xã hội
ở nhà trường và ở địa phương.
- Về đặc điểm của gia đình học sinh: Hầu hết các gia
đình đã có sự quan tâm, kết hợp với nhà trường, địa
phương để cùng thực hiện công tác giáo dục con em của
mình.
- Kinh tế xã hội chủ yếu phát triển nông nghiệp, đời
sống nhân dân từng bước được nâng lên.
- Tình hình kinh tế xã hội của xã Trung Tâm trong
những năm gần ìây đã từng bước ổn định, an ninh quốc
phòng được giữ vững, văn hoá xã hội có nhiêù tiến bộ,
đời sống vật chất được nâng lên tạo điều kiên cho sự phát
triển giáo dục và đào tạo và phát triển.
2. Khó khăn:
- Trường Tiểu học Trung Tâm nằm trong địa bàn một
xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Nằm xa
trung tâm huyện, đường xá đi lại khó khăn việc truy cập
thông tin từ bên ngoài còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã có phòng
học cấp 3 nhưng chưa có các phòng chức năng. Bàn ghế
của học sinh còn thiếu.
- Hầu hết cán bộ giáo viên đều ở các tỉnh, thành phố
đến công tác xa gia đình ở tập thể nhà trường nhưng nhà ở
của giáo viên còn thiếu chưa đảm bảo cho sinh hoạt, ăn ở
của giáo viên.

- Học sinh trong nhà trường đại đa số là học sinh dân
tộc ít người với nhiều thành phần dân tộc khác nhau cũng
như trình độ, kinh tế và sự nhận thức khác nhau trong đó
có nhiều em với nhiều lý do khách quan và chủ quan nên
ý thức học tập còn kém, nhận thức chậm không theo kịp
trình độ sách giáo khoa và phương pháp dạy học đổi mới
của giáo viên.
- Gia đình các em học sinh hầu hết thuộc diện khó khăn
việc quan tâm và cùng kết hợp với nhà trường giáo dục
con em mình còn nhiều hạn chế.
- Phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, đời sống của
người dân gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự quan tâm để
việc học.
Từ những đặc điểm thuận lợi và khó khăn trên mà tập
thể giáo viên trong nhà trường luôn đoàn kết, nhất trí cùng
phát huy những mặt thuận lợi và khắc phục, hạn chế mọi
khó khăn.
Trong thời gian qua, qua thực tế dạy học nắm bắt được
vị trí vai trò của từng bộ môn và đặc điểm tâm lý lứa tuổi
và trình độ nhận thức của học sinh đồng thời nhằm áp
dụng phương pháp dạy học tích cực ở trên lớp của giáo
viên và học sinh. Hưởng ứng và tham gia hội thi “Sáng
tạo kỹ thuật” ngành giáo dục Lục Yên lần thứ 5. Tập thể
giáo viên trường Tiểu học Trung Tâm đã cùng nhau xây
dựng ý tưởng và thực hiện giải pháp mang tên: "Chiến
dịch Việt Bắc thu đông 1947". Với mong muốn nâng cao
chất lượng dạy và học, sử dụng trong môn học cã hiÖu
qu¶. Với chi phí thấp và có giá trị sử dụng lâu dài trong
nhà trường.
PHẦN II: NỘI DUNG GIẢI PHÁP

1. Ý tưởng giải pháp.
- Qua thực tế giảng dạy và việc sử dụng đồ dùng dạy
học của giáo viên, học sinh trong nhà trường. Chúng tôi
đã suy nghĩ để xây dựng ý tưởng một giải pháp trong
giảng dạy để thu hút sự hứng thú, tích cực học tập của học
sinh qua mô hình trực quan cụ thể. Chúng tôi đã xây dựng
giải pháp mang tên: "Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu
đông 1947"
- Giải pháp gồm một sản phẩm chiều dài 0,8m chiều
rộng 0,45m lược đồ thiết kế trên một phẳng làm bằng xốp
được thể hiện bằng nhiểu màu sắc như: vàng, đỏ, đen,
xanh, nâu những màu sắc này phù hợp với tâm lý lứa tuổi
học sinh tiểu học.
2.Công nghệ sản xuất:
Để tạo ra được sản phẩm này chúng tôi thực hiện
phương pháp thủ công đơn giản mà vẫn mang lại hiệu
quả.
3.Mục đích sử dụng của giải pháp.
- Để giảng dạy trong tiết học lịch sử có hiệu quả với
yêu cầu của bài là đúng trọng tâm, nội dung kiến thức
của bài, gây đuợc sự hứng thú tích cực của học sinh, bài
giảng của giáo viên đạt hiệu quả cao.
- Để thực hiện giải pháp này chúng tôi sử dụng chất
liệu là gỗ và xốp là những vật liệu nhẹ, đơn giản dễ tìm
tiên dụng trong việc di chuyển giữa các lớp trong khối
đồng thời để giảng dạy trong nhiều năm .
- Với lượng kiến thức tổng hợp vừa dài vừa khó nhớ
khó gây được sự sôi nổi trong tiết học .
- Trong nhà trường hiện nay những đồ dùng dạy còn
thiếu thốn chưa mang lại hiệu quả cao cho học sinh.

- Từ thực tế trên chúng tôi đã xây dựng ý tưởng trên để
góp phần giải quyết khó khăn vể đồ dùng dạy học phục vụ
tốt cho công tác dạy và học tạo được sự chú ý, gây hứng
thú trong tiết học .Nên chúng tôi đã xây dựng thực hiện
giải trên, là một sản phẩm có chất liệu bền,có tính thẩm
mỹ, giáo viên và học sinh có thể thao tác một cách thuận
tiện an toàn.
- Sản phẩm được làm bằng chất liệu dễ tìm kiếm phù
hợp với điều kiện thực tế và tận dụng nguyên liệu sẵn có
ở địa phương, giá thành hạ.
- Sản phẩm sẽ góp phần giải quyết những khó khăn về
đồ dùng trong nhà trường phục vụ tốt cho công tác dạy và
học môn lịch sử tiết học tạo được sự chú ý hứng thú sôi
nổi tích cực ttrong giờ học,qua việc sử dụng sản phẩm này
trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh khắc sâu được
nội dung của bài học đó.
4.Phạm vi sử dụng.
- Với giải pháp trên chúng tôi áp dụng cho hoạt động 3
của bài 14 tuần 14 Thu đông 1947 Việt Bắc:
“Mồ chôn giặc pháp”
Phần III. Mô tả giải pháp
I-Mô tả cấu tạo của giải pháp
- Khung gỗ hình chữ nhật
+2 thanh chiều dài là 0,8m
+2 thanh chiều rộng là 0,45m
- Toàn bộ nền bằng gỗ ép, trên nền được làm bằng xốp
màu vàng thể hiện các địa danh lớn như Hà Nội, Thái
Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang
được thể hiện bằng màu xanh địa điểm Đoan Hùng, Bình
Ca , Chợ Đồn, Chợ Mới bằng màu trắng . Nơi quân Pháp

nhảy dù được thể hiện bằng hình cái dù được tô màu đỏ.
Đường tiến công của địch được thể hiện bằng mũi tên
màu đen. Nơi quân ta tiến công và chặn đánh được thể
hiện bằng mũi tên màu đỏ, quân địch rút lui tháo chạy
được thể hiện bằng mũi tên có sử dụng hai màu đen trắng
kết hợp.
Vịnh bắc bộ thể hiện bằng màu xanh nước biển .
Giáp với Cao Bằng là địa phận của Trung Quốc được thể
hiện bằng màu nâu, phần dưới lược đồ là phần chú giải.
Các chữ thể hiện các địa danh địa điểm đánh bằng chữ vi
tính rõ ràng .
II. Qui trình sản xuất.
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu
- 2 thanh gỗ chiều dài 0,8m, chiều rộng 1cm, chiều cao
5cm
- 2 thanh gỗ chiều dài 0,45m chiều rộng 1cm, chiều cao
5cm
- Lược đồ được chia ra hai phần: phần lược ®å dài 0,65m,
phần chú giải 0,15m
Nền bằng 1 tấm gỗ ép có chiều dài là 0,8m
Phần xốp dài 0,65m, phần xốp ngắn là 0,15m.
2. Chuẩn bị dụng cụ kĩ thuật.
Cưa, dao, kéo, búa, đinh, xốp, màu, băng dính 2 mặt,
giấy, máy vi tính, thước kẻ, com pa,…
3. Qui trình lắp ghép
Bước 1. Lắp ghép khung gỗ.
- Các thanh gỗ được lắp ghép với nhau thành hình chữ
nhật như hình vẽ sau:
Sau khi lắp giáp khung giá đỡ rất gọn nhẹ và chắc
chắn và ghép miếng gỗ ép làm nền để gắn xốp thể hiện

diễn biến của lược đồ.
Bước 2: Gắn xốp vào nền.
Những miếng xốp màu vàng đã được cắt tạo nên các con
sông. Trên mặt miếng xốp màu vàng được gắn các địa
danh bằng miếng xốp tròn màu xanh và màu trắng, các
mũi tên chỉ đường tiến công của địch bằng màu đen, các
mũi tên chỉ đường tiến công của quân ta bằng màu đỏ, các
mũi tên chỉ đường quân địch rút chạy bằng màu đen trắng.
Các cầu bắc qua sông được thể hiện bằng màu nâu.
Dùng màu nâu để vẽ các con đường quốc lộ.
Bước 3: Lắp ráp biển tên và trang trí
Dán tên các địa danh vào lược đồ và phần chú giải
II- Mô tả giải pháp:
- Khi sử dụng lược đồ trong quá trình dạy học tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị giáo án, câu hỏi viết theo chủ đề bài
học cần đạt.
Bước 2: Giáo viên mang sản phẩm đồ dùng lên lớp vì giải
pháp có khối lượng gọn nhẹ nên giáo viên, học sinh có thể
di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Bước 3: Giáo viên nêu rõ tổ chức cách thức hoạt động học
tập hướng dẫn học sinh thực hiện và cách vận hành giải
pháp
Bước 4: Vận hành giải pháp:
- Hướng dẫn học sinh tường thuật diễn biến chiến dịch
Việt Bắc năm 1947.
III. Kiểm nghiệm vào thực tiễn
- Sau khi mô hình được hoàn thành chúng tôi đưa vào
kiểm nghiệm trong thực tiễn dạy học ở bộ môn lịch sử lớp
5( tiết 14). Tập thể giáo viên nhà trường đã họp đánh giá,

rút kinh nghiệm về tiết dạy và hiệu quả sử dụng lược đồ
chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 vào trong quá trình
dạy học.
- Đặc điểm nổi bật trong quá trình dạy học là học sinh
rất tập trung chú ý suốt cả giờ học đồng thời học sinh rất
hào hứng sôi nổi và tích cực hoạt động tự sử dụng sản
phẩm, được tư duy cá nhân và cả hoạt động tập thể nhóm
dưới hoạt động chỉ đạo của giáo viên và đạt được mục
đích yêu cầu của bài học.
IV-Khả năng áp dụng
Trước hết giáo viên cần chuẩn bị giáo án với hệ thống
câu hỏi và đáp án theo ba hoạt động. Các câu hỏi theo chủ
đề bám sát nội dung của các hoạt động theo mục tiêu của
bài học.
Trong giờ học lên lớp giáo viên có thể sử dụng
phương pháp tổ chức hoạt động cá nhân hoặc hoạt động
nhóm.
* Hoạt động cá nhân:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ bài học bằng hệ thống câu hỏi
- Giáo viên đọc to câu hỏi cho cả lớp nghe, học sinh suy
nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên
nhận xét, kết luận.
* Hoạt động nhóm: Mỗi bàn là một nhóm, đại diện nhóm
lên thuật lại diễn biến chiến dịch Thu đông 1947 các
nhóm khác nghe, nhận xét bổ sung, sửa sai(nếu có), giáo
viên chốt lại ý đúng. Tuyên dương các nhóm.
Qua hoạt động cá nhân và nhóm giúp cho học sinh hệ
thống kiến thức lịch sử đã học trong bài.
Phần V: Lợi ích kinh tế - xã hội
1.Giá thành sản phẩm

Với ý tưởng thực hiện một giải pháp vừa gọn nhẹ, sử
dụng thuận tiện an toàn, sử dụng trong nhiều năm, có giá
thành hạ phù hợp với kinh tế của nhà trường tận dụng
được nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Chúng tôi đã
thực hiện sản phẩm với giá thành như sau:
Khung gỗ hình chữ nhật : 20000 đồng
Xốp : 30000 đồng
Gỗ ép : 30000 đồng
Màu : 15000 đồng
Các phụ kiện khác : 20000 đồng
Tổng giá thành sản phẩm : 115000 đồng
Với tổng giá thành sản phẩm như trên là rất phù hợp với
điều kiện kinh tế, đáp ứng được nhu cầu dạy học của nhà
trường và các ngành hiện nay.
2. Lợi ích sản phẩm
Qua những nội dung đã giới thiệu và trình bày trên, giải
pháp có giá thành rẻ nhưng lại có hiệu quả, lợi ích rất cao
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trong nhà
trường Tiểu học Trung Tâm.
Với những yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học tích
cực hiện nay thì việc sử dụng sản phẩm trên là một
phương tiện dạy học góp phần tích cực vào việc phát huy
tính tích cực học tập của học sinh. Làm cho học sinh tập
trung hứng thú hoạt động và tích cực tư duy, không khí
lớp học hào hứng sôi nổi đạt hiệu quả cao trong tiết học.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh.

PHẦN VI: KẾT LUẬN
Mô hình "Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947là một sản

phẩm có chất liệu bền, có tính thẩm mỹ, có thể di chuyển
thao tác thuận lợi an toàn, sử dụng trong nhiều môn học.
Chất liệu của sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế.
Khai thác và tận dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương,
giá thành hạ. Sản phẩm có tác dụng phục vụ tốt cho nhu
cầu dạy học, góp phần giải quyết những khó khăn về đồ
dùng dạy học trong nhà trường và nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và thực hiện giải
pháp còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn
nhiều thiếu sót và hạn chế.
Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của
ban tổ chức và hội đồng khoa học ngành giáo dục huyện
Lục Yên.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Trung Tâm, ngày 12 tháng 11 năm 2010
Nhóm tác giả
Nguyễn Duy Khánh
Trần Quỳnh Nga
Bùi Phương Nga

×