Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo trình văn học dân gian 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.44 KB, 20 trang )

Chương 1 : NHỮNG ÐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
I. KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN :
1. Văn học dân gian là gì ?
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng,
phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
Ở Việt Nam, 3 thuật ngữ sau đây được xem là tương đương : Văn học dân gian, sáng tác
nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ ( folkore văn học ).
Một số khái niệm xuất hiện trước những năm năm mươi như văn học (văn chương)
bình dân , văn học (văn chương) truyền khẩu (truyền miệng),văn học (văn chương) đại
chúng. Những khái niệm nầy nay không dùng nữa.
2.Về khái niệm folklore :
Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms dùng trong
bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là những di tích của nền văn
hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục , đạo đức, tín
ngưỡng , những baì dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật
ngữ nầy được hiểu với ngiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học.
Ở Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau :
a.Nghĩa rộng : bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo (folk
culture). Theo cách hiểu nầy, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó cũng là đối tượng
nghiên cứu của văn hoá học
b.Nghĩa hẹp : Những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật Theo nghĩa hẹp,
văn hóa dân gian gồm ba thành tố : Nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn học dân gian),
nghệ thuật tạo hình dân gian , nghệ thuật diễn xướng dân gian.
c.Nghĩa chuyên biệt : folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình
thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch do tập thể dân chúng sáng tác.Cũng có thể dùng thuật
ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác
cũng thuộc phạm trù folklore - văn hoá văn dân gian .
II.ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN :
1.Tính nguyên hợp của văn học dân gian :


- Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác
nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ
bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản
ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất
tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực
sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính
nguyên hợp về nội dung . Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có
điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh
nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian , một loại nghệ thuật
không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn
học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương
tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới
hình thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc,
điệu bộ, lề lối hát
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng
tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn taị cố định ( tồn taị bằng
văn tự ), tồn taị hiện ( tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn taị bằng diễn xướng là dạng tồn
taị đích thực của văn học dân gian . Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia;
bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy
văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề,chính trong biểu diễn , các phương tiện
nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu
quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt
là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.

2.Tính tập thể của văn học dân gian :
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là
tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập
thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.
Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở

chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay
không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác
phẩm
Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập
thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốngiùp nghệ nhân dân gian ứng
tác( sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui
định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu
cho truyền thống
- Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn
học dân gian như : tính khả biến ( gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm ) , tính
truyền miệng , tính vô danh .

3.Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân :
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân
dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn
học dân gian có tính ích dụng .Baì hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt
gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài
dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội Từ đặc trưng nầy mà văn học
dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt
III.VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC THÀNH VĂN :
1.Văn học dân gian và văn học thành văn ( văn học viết )
Ðiểm chung : Văn học dân gian và văn học viết cùng là loại hình nghệ thuật ngôn từ.
Từ điểm chung nầy mà khoa học về văn học dân gian có thể sử dụng những nguyên tắc và
phương pháp nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian ở một mức độ nào đó.
Chẳng hạn, có thể miêu tả các thành phần của tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, cấu trúc
Những đặc trưng loại biệt của văn học dân gian so với văn học viết :
+ Văn học dân gian là sáng tác tập thể. (văn học viết là sáng tác của cá nhân)
+ Văn học dân gian chỉ tồn tại thực tế khi diễn xướng nên có khả năng biến đổi, do vậy, nó có
các dị bản. (văn học viết cố định trong văn bản và chỉ có một bản duy nhất)
+ Văn học dân gian là thành phần hữu cơ của các hình thức sinh hoạt của nhân dân.


2.Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết :
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân
tộc.Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền
văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư
tưởng đến hình thức nghệ thuật.Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióngđã mở đầu cho dòng văn
học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi
hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian
Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương
diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những
nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên )
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn
học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận
thơ văn quốc âm. Có thể nói , mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ
phận văn học dân tộc.
IV. PHÂN LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN :
1.Phân loại văn học dân gian :
Khung phân loại văn học dân gian gồm 3 cấp cơ bản : Loại, thể loại, biến thể của thể
loại. Ngoài ra, giữa loại và thể loại còn có cấp trung gian là nhóm thể loại.
a.Loại tự sự :
a.1 Văn xuôi tự sư û: Thần thọai, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và
truyện ngụ ngôn.
a.2 Thơ ca tự sự : Sử thi, các loại vè, truyện thơ.
a.3 Câu nói vần ve ì: Tục ngữ, câu đố, câu phù chú.
b.Loại trữ tình :
b.1 Thơ ca trữ tình nghi lễ:- Bài ca nghi lễ lao động Bài ca nghi lễ sinh hoạt Bài ca
nghi lễ tế thần
b.2 Thơ ca trữ tình phi nghi lễ:- Bài ca lao động Bài ca ù sinh hoạt Bài ca ù giao
duyên.

c.Loại kịch :
Bao gồm ca kịch và trò diễn dân gian: chèo sân đình , tuồng đồ, những trò diễn có
tích truyện.

2.Hệ thống thể loại :
Hệ thống thể loại văn học dân gian là một chỉnh thể. Ðây là một hệ thống chịu sự chi
phối của mỹ học dân gian để cho các tác phẩm thuộc mọi thể loại của nó đều mang " tính
dân gian ". Mặt khác , giữa các thể loại của hệ thống lại có quan hệ với nhau .
V . KHOA HỌC VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ DÂN TỘC HỌC
1.Khoa học về văn học dân gian :
Khoa học về văn học dân gian nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian, sinh hoạt văn
học dân gian, tác giả và công chúng văn học dân gian. Trong đó, tác phẩm văn học dân
gian là đối tượng chính. Tác phẩm văn học dân gian ở đây là một chỉnh thể gồm lời, nhạc,
điệu bộ Khoa nghiên cứu văn học dân gianï gồm các phân môn sau :Lý luận văn học dân
gian, Lịch sử văn học dân gian, Phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian.Và bộ
phận đặc thù là công tác sưu tầm văn học dân gian.

2.Khoa học về văn học dân gian và dân tộc học :
Văn học dân gian, một thành tố của văn hóa dân gian là đối tượng nghiên cứu của dân
tộc học.
Nhiều thể loại văn học dân gian phát sinh từ xã hội công xã nguyên thủy và ngay cả
văn học dân gian ở các giai đoạn phát triển sau này luôn bị quy định bởi các hình thức sinh
hoạt văn hóa dân gian. Do vậy cần dựa vào dân tộc học để nghiên cứu. Chẳng hạn truyện
Sao Hôm, sao Mai, Sự tích trầu cau là tiếng vọng xa xôi của chế độ quần hôn trong xã hội
công xã thị tộc đồng thời chúng cũng cho thấy chế độ phụ quyền với vị trí của người con
trưởng được khẳng định
Chương 2 : THẦN THOẠI
I.THẦN THOẠI VÀ THẦN THOẠI VIỆT :

1.Khái niệm :

Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh
hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc
thế giới và đời sống con người.

2.Bản chất của thần thoại :

a.Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội nguyên thủy,
trên cơ sở những tiền đề nhận thức luận sau :
Quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm tô - tem, quan niệm vạn vật
tương giao.
Người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm tính, cụ
thể, do kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.
Người nguyên thủy có quan niệm và thực hành ma thuật Bởi vì tư duy nguyên thuỷ
chưa phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và
khách quan, vật chất và tinh thần
b.Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy thần thoại. Tư duy thần thoại được
cụ thể hóa thành những quan niệm và truyện kể thần thoại.
c.Người xưa tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và thường gắn liền việc
diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực hành tín ngưỡng).

3.Các nhóm chính của thần thoại Việt :
a.Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời,
Nữ thần Mặt trăng, Mặt trời, Thần Mưa
b.Thần thoại về nguồn gốc các loài, bao gồm cả động vật và thực vật:Cuộc tu bổ các
giống vật, Thần Lúa,
c.Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời,
Mười hai bà mụ, Nữ Oa- Tứ Tượng, Lạc Long Quân- Âu Cơ
d.Thần thoại về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề :
Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc


4.Quá trình hình thành và diễn biến của thần thoại Việt :
Thần thoại Việt hình thành trước hết do nhu cầu nhận thức và lý giải các hiện tượng
tự nhiên (Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Biển ). Nó cũng hình thành do nhu cầu nhận
thức và lý giải xã hội (Họ Hồng Bàng, Sơn Tinh Thủy Tinh).
Thần thoại Việt xuất hiện khá sớm cùng với nghề nông (Nữ Thần Lúa) thời đại đồ đá
giữa (văn hóa Hòa Bình) hoặc đầu thời đại đồ đá mới (văn hóa Bắc Sơn).
Thần thoại Việt phát triển rực rỡ vào thời kỳ chuyển sang thời đại đồ đồng ( từ xã hội
thị tộc mẫu hệ, bộ tộc riêng lẻ tiến tới thành lập quốc gia Văn Lang ).
Về mặt lý luận, thần thoại phải được hệ thống hóa trong sử thi dân gian, nhưng ngày
nay hình thức sử thi này không còn.
Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa : Một bộ phận thần thoạiViệt có sự xâm nhập của các
yếu tố lịch sử trở thành truyền thuyết. Nổi bật trong số này là chuỗi truyền thuyết về thời
các vua Hùng (vốn là những thần thoại).
Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn và cả truyện cười. Nhóm thần thoại này rất khó nhận. Chúng là những truyện thuộc
các thể loại trên nhưng chứa đựng các motif thần thoại (Cóc Kiện Trời, Chử Ðồng Tử )
hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy (Trầu Cau, Ðá Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai ).

II.NỘI DUNG THẦN THOẠI VIỆT :
Cho dù tác phẩm thần thoại thuộc nhóm nào, cho dù sự tích về các vị thần có hoang
đường đến đâu thì thần thoại vẫn chứa đựng những hiểu biết, những kinh nghiêm của
người cổ đại.
Những hiểu biết, những kinh nghiệm này thể hiện qua những câu trả lời về những hiện
tượng trong tự nhiên và xã hội. Những câu trả lời nầy có thể là sai lầm so với tư duy ngày
nay, nhưng những vấn đề ñ được người cổ đại đặt ra đôi khi vẫn còn nguyên ý nghĩa đối
với chúng ta. Chẳng hạn, câu hỏi về nguồn gốc trái đất và nhân loại là câu hỏi lớn của
triết học, tôn giáo và khoa học.

1.Nhóm thần thoại suy nguyên :
Thần thoại giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và nguồn gốc loài người , các tộc người.

Nhóm thần thoại này cho thấy được trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, cách cảm nghĩ, những
ước mơ, khát vọng của người Việt thời cổ ( Thần Trụ Trời, Mười hai bà mụ )
Người Việt thời cổ quan niệm vũ trụ có ba cõi : Trời, Ðất, Nước với hệ thống các vị
thần. Các vị thần ở cõi trời của người Việt gắn với các hiện tượng tự nhiên mà con người
dễ quan sát như thần gió, thần mưa, thần mây, thiên lôi Ba vị thần trên cõi trời được
người Việt nói đến nhiều là Ông Trời, Nữ thần Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng.Các vị thần nầy
tương ứng với các hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân
nông nghiệp.Ở cỡi Ðất và cõi Nước mỗi nơi đều có một vị thần đứng đầu và các thần bộ
hạ.

2.Thần thoại Việt phản ánh cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên
Ðấu tranh chinh phục hạn hán, lũ lụt, gắn với ước mơ về cuộc sống hạnh phúc hơn.
Qua đó, thần thoại cũng thể hiện sự bất lực của con người nguyên thủy trước những sự vật
hiện tượng chung quanh họ( Cóc kiện trời, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Thần Lúa, Chú Cuội
cung trăng).Với kiểu tư duy thời cổ , qua thần thoại, con người đã chinh phục tự nhiên
bằng tưởng tượng.Thực chất thì người thời cổ của tất cả các dân tộc đều không hiểu được
các hiện tượng tự nhiên chung quanh họ. Ðây là hiện tượng Tantal trong thần thoại phương
Tây (Tantal bị thần vương Jupiter đạp xuống vực Tartare, khát cháy họng mà nước ngang
miệng không uống được, trái chín trong tầm tay nhưng không hái được)
III.MẤY NÉT VỀ THI PHÁP THẦN THOẠI :

1.Cốt truyện và nhân vật.
Cốt truyện của thầûn thoại Việt nhìn chung còn đơn giản, ít tình tiết. Chính vì vậy
mà có người cho rằng thần thoại Việt chưa mang hình thức hoàn chỉnh của câu chuyện.
Một số ít tác phẩm thần thoại tương đối dài, có tính tiết thường là truyện đã bị cổ tích hóa
(Chú cuội cung trăng) truyền thuyết hóa (Sơn Tinh - Thủy Tinh).
Nhân vật chính trong thần thoại là thần. Thần trong thần thoại gắn với quan niệm vạn
vật có linh hồn nên nó khác với thần của tôn giáo. Thần được gọi bằng những tên khác
nhau như: Ông, bà, thần, tinh, trời các vị thần trong thần thoại khác nhau ở chức năng,
việc làm.


2.Motif thần thoại.
Có thể tìm thấy một số motif trong thần thoại Việt: Motif cột chống trời ( Thần Trụ
Trời ), motif căp vợ chồng đầu tiên(Nữ Oa- Tứ Tượng), motif bọc trăm trứng (Lạc Long
Quân-Âu Cơ).
Chương 3 : TRUYỀN THUYẾT
I.KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THUYẾT :

1.Khái niệm :
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch
sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện
pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu
tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

2.Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích :
a. Truyền thuyết và thần thoại :
Tiêu chí nhân vật chính:
Nhân vật chính trong thần thoại là thần hoặc bán thần. Nhân vật chính trong truyền thuyết
giàu nhân tính hơn.
Tiêu chí nội dung:
Thần thoại nêu lên khát vọng hiểu biết, khám phá những hiện tượng của vũ thụ, loài người
mang tính suy nguyên. Truyền thuyết thuyết tập trung vào những vấn đề xã hội.
Thời kỳ ra đời:
Thần thoại ra đời từ thời nguyên thủy. Truyền thuyết ra đời ở xã hội giai đọan sau.
b.Truyền thuyết và cổ tích
Về cốt truyện và nhân vật:
Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng. Cốt truyện
và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử.
Về nội dung:
Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặc biệt là trong gia

đình phụ quyền và xã hội phong kiến. Truyền thuyết hướng về đề tài lịch sử, nhân vật lịch
sử.
Về kết thúc truyện:
Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc không có hậu , nhân vật chính mãi mãi hạnh phúc
hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm. Truyền thuyết thường kết thúc mở, nhân vật vẫn
tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện mới của lịch sử.

3.Phân kỳ truyền thuyết :
Cơ sở để phân kỳ truyền thuyết : Dựa vào sự phân kỳ lịch sử xã hội và đặc điểm nội
dung, nghệ thuật của truyền thuyết. Cần chú ý phân biệt truyền thuyết về một thời kỳ và
truyền thuyết của một thời kỳ. Việc xác định truyền thuyết về một thời kỳ có thể dựa vào
đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyền thuyết. Muốn biết truyền thuyết của
một thời kỳ nào cần phải biết thời điểm ra đời của tác phẩm. Ðiều nầy là rất khó đối với
chúng ta ngày nay.
Truyền thuyết Việt Nam gồm các thời kỳ sau : Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng và thời
kỳ Văn Lang, truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc, truyền thuyết về thời kỳ
phong kiến tự chủ, truyền thuyết về thời kỳ Pháp thuộc.
II.NỘI DUNG TRUYỀN THUYẾT :

1.Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang :
Họ Hồng Bàng mở đầu thời kỳ lập quốc của dân tộc ta kéo daì 2622 năm (2879tcn-
258tcn) , từ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân và các đời Hùng Vương. Theo Ðaị
Việt sử ký toàn thưcủa sử thần Ngô Sĩ Liên, cho đến thời vua Hùng cương vực nước Văn
Lang traỉ rộng , phía đông giáp Nam Haỉ, phía tây đến Ba Thục, phía bắc đến hồ Ðộng
Ðình, phía nam giáp nước Hồ Tôn ( nước Chiêm Thành).
Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng là hệ thống truyền thuyết mang tính chất sử thi,
phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh
của người Văn Lang. Các nhân vật Vua Hùng, Sơn Tinh ( Thần Tản Viên) Phù Ðổng Thiên
Vương là những biểu tượng của quốc gia Văn Lang trong thời kỳ đang lớn mạnh Hình
tượng Lạc Long Quân-Âu Cơ có ý nghĩa khái quát hoá cho công cuộc chinh phục tự nhiên

mở mang bờ coĩ của người Văn Lang.
Những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng : Lạc
Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng.
Nhân vật Hùng Vương không phải là nhân vật chính của từng truyện riêng nhưng
lại là nhân vật nổi bật trong hệ thống truyện. Vua Hùng ( Hùng Vương thứ sáu, Hùng
Vương thứ mười tám, Hùng Vương nói chung) là người đứng đầu quốc gia,vị vua có uy tín
với con người, tiếp cận với thần linh, là biểu trưng của sức mạnh và tinh thần Văn Lang.
Yếu tố thần kỳ còn khá đậm đặc trong truyền thuyết thời kỳ nầy. Tuy nhiên, từ Lạc
Long Quân đến Thánh Gióngphương pháp sáng tác thần thoại đã thay đổi một mức độ nhất
định: Vai trò của thần linh cũng như tính chất siêu nhiên giảm xuống trong khi tính chất
trần thế tăng lên.Lạc Long Quân là một vị thần, cuộc hôn phối của Lạc Long quân với Âu
Cơ cũng mang tính chất phi thường. Khác với Lạc Long Quân, cho dù nhân vật Thánh
Gióng còn mang những nét thần kỳ nhưng vẫn gần guĩ với con người bình thường( có mẹ,
sinh ra ở làng Phù Ðổng, ăn cơm, cà) Mặt khác, từ Lạc Long Quân đến Thán h Gióng,
truyền thuyết thời kỳ nầy cũng có sự thay đổi về đề taì, chủ đề: từ đề taì đấu tranh chinh
phục thiên nhiên đến đề taì đấu tranh chống xâm lược. Nói tóm laị , từ " Sơn Tinh Thuỷ
Tinh " cho tớiThánh Gióng, truyền thuyết thời kỳ Văn Lang đã có sự biến đổi.

2.Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc Thuộc :
Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257tcn-208tcn) .Sở dĩ
ta gắn thời kỳ Âu Lạc vào thời Bắc thuộc vì lịch sử Âu Lạc cũng như truyền thuyết An
Dương Vương mang tính chất bi hùng. Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ(207tcn-938) là
thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu dành độc lập của dân tộc ta.Trong hơn một ngàn năm bị
nô lệ, dân tộc ta đã không bị đồng hoá hay bị diệt vong như nhiều dân tộc trên thế giới, đó
là điều hết sức phi thường.
Truyền thuyết thời kỳ này đã phản ánh và chứng minh được sức sống và bản lĩnh
của dân tộc Việt Nam. Nhờ có sức sống mãnh liệt và bản lĩnh cao, dân tộc ta đã vượt qua
thời kỳ bị uy hiếp và thử thách gay go, lâu dài.
Truyền thuyết phản ánh cả lịch sử chiến thắng và lịch sử chiến bại của dân tộc.
Nhiều truyền thuyết thời kỳ nầy mà trong đó truyện An Dương Vương là tiêu biểu, có kết

cấu hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại.
Truyền thuyết phản ánh được tất cả các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược
thời kỳ Bắc Thuộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí ).
Truyền thuyết thời kỳ này cho thấy tác giả dân gian nhận thức được dân tộc, nhận
thức được bản chất kẻ thù ( chẳng hạn như bản chất tàn bạo, âm mưu thâm độc của các tên
quan đô hộ như Tô Ðịnh, Mã Viện, Cao Biền )ì và ngày càng đi sát lịch sử hơn (Bám sát
lịch sử về nội dung cũng như hình thức biểu hiện : tên người, sự kiện ). Yếu tố thần kỳ
tuy có giảm so truyền thuyết giai đoạn trước nhưng vẫn còn khá đậm đặc trong truyền
thuyết giai đoạn nầy( An Dương Vương được Rùa Vàng giúp trừ ma quỷ ở núi Thất
Diệu ,Hai Bà Trưng bay lên trời )

3.Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ :
Về phương diện lịch sử, thời kỳ phong kiến tự chủ từ TK X đến TKXIX có những nét
lớn như sau:
Từ TK.X đến TK.XV: giai cấp phong kiến Việt Nam xây dưng một quốc gia thống
nhất,gìn giữ, củng cố nền độc lập dân tộc.
Từ TK. XVI đến TKXIX: sự suy sụp của các triều đại phong kiến và cuối cùng đi
đến tan rã quốc gia phong kiến trước thế lực phương Tây.
Trong suốt chặng daì lịch sử nêu trên, dân tộc ta đã làm nên những chiến tích: nhà
Trần ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông, Lê Lợi quét sạch quân Minh ra khỏi cõi,
Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh ở phía Bắc và quân Xiêm ở phía Nam. Bên cạnh đó
còn phải kể đến các cuộc nội chiến giữa những tập đoàn phong kiến và các phong trào
nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình.
Truyền thuyết thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây: Truyền thuyết về anh hùng chống
ngoại xâm ( Truyền thuyết về Yết Kiêu, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi ),truyền thuyết về
danh nhân văn hóa (Truyền thuyết về Chu Văn An, Trạng Trình ),truyền thuyết về lịch sử
địa danh ( Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành ),truyền thuyết về anh hùng nông dân
(Truyền thuyết về Chàng Lía, Quận He, Ba Vành )
So với truyền thuyết thời kỳ trước, yếu tố hoang đường kỳ diệu trong truyền thuyết
thời kỳ nầy giảm đi một mức đáng kể. Ðặc biệt, có những truyền thuyết về anh hùng nông

dân không có yếu tố thần kỳ(Truyền thuyết về Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi ).
Hai nhóm truyền thuyết nổi bật của thời kỳ này là: truyền thuyết về anh hùng chống
ngoại xâm và truyền thuyết về anh hùng nông dân. Nhân vật anh hùng có lòng yêu nước
nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, giàu lòng thương yêu nhân dân. Ðây là những nhân vật
có tài năng phi thường, mang vẻ kỳ vĩ, siêu nhiên.

4.Ý nghĩa của truyền thuyết :
Về mặt lịch sư:íTruyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai
đoạn lịch sử dân tộc.
Về mặt ý thức xã hộiTruyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ
sáng tác.
. III.MẤY NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỀN THUYẾT :

1.Cốt truyện và nhân vật:
Truyền thuyết không có kiểu cốt truyện hay như cổ tích. Cốt truyện thường gồm ba
phần: hoàn cảnh xuất hiện nhân vật chính, sự nghiệp của nhân vật, chung cục thân thế của
nhân vật.
Nhân vật trong truyền thuyết là nhân vật lịch sử được tái tạo. Tác giả dân gian hư
cấu, sáng tạo trên nền lịch sử (thường là lý tưởng hóa những sự kiện, con người mà họ ca
ngợi)
Nhân vật trong truyền thuyết cũng là hành động của nó như trong cổ tích và có số
phận không thể đảo ngược so với sự thật lịch sử. Nhân vật chính có thể là nhân vật trung
tâm của một truyện hoặc một chuỗi truyện.

2.Lời kể trong truyền thuyết:
Nhìn chung, lời kể trong truyền thuyết Việt Nam chưa có giá trị nghệ thuật cao như trong
cổ tích và sử thi. Lời kể của một số truyền thuyết rút ra từ thần tích không còn giữ được
chất dân gian.
Chương 4 : TRUYỆN CỔ TÍCH

I.KHÁI NIỆM VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH :

1.Ðịnh nghĩa :
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện
tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng
sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu
xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói
năng và hoạt động như con người.

2.Phân loại truyện cổ tích :
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ
tích ra làm 3 loại :Truyện cổ tích về loài vâtû.,truyện cổ tích thần kỳ,truyện cổ tích thế tục
(cổ tích sinh hoạt).
II.CÁC LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH :

1.Truyện cổ tích về loại vật (truyện cổ tích động vật) :
a.Nhóm đề tài nói về con vật nuôi trong nhà. Loại truyện này khi miêu tả đặc điểm các
con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó (kế thừa các motif suy nguyên luận của
thần thoại) (Trâu và ngựa, Chó ba cẳng ).
b.Nhóm đề tài nói về con vật hoang dã, thường là các con vật sống trong rừng Nổi bật
trong nhóm này là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật
mạnh hơn nó. Nhóm truyện này có ý nghĩa ca ngợi trí thông minh của người bình dân
Nhìn chung, truyện cổ tích loài vật nêu lên những nhận thức, hiểu biết của con người
về thế giới các con vật Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có nhân vật là con người tham gia,
một bộ phận khác nhân vật trong truyện hoàn toàn là các con vật. Những nhân vật chính
thường là các con vật gần gũi( trâu ,ngựa, bồ câu, sáo) các con vật trong rừng tuy hoang dã
nhưng lại quen thuộc( hổ, khỉ, thỏ ,rùa ) các con vật ở vùng sông nước( sấu, cá ), Những con
vật nầy ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống con người.
Truyện dân gian về loài vật không chỉ có cổ tích mà còn có thần thoại và ngụ ngôn. Với
ba thể loại trên, con vật đều được nhân cách hóa. Nhưng nếu nhân cách hóa trong thần thoại

gắn với quan niệm vạn vật hữu linh, vạn vật tương giao của người cổ đại thì trong truyện cổ
tích sự kế thừa tư duy thần thoại đó còn nhằm phản ánh xã hội loài vật. Ðối với truyện ngụ
ngôn, tác giả dân gian đã có ý thức dùng câu chuyện để diễn đạt ý niệm trừu tượng. Tuy nhiên
, cũng cần lưu ý đến hiện tượng 2-3 mangcủa một số tác phẩm. Chẳng hạn, truyện Cóc kiện
Trờivừa là thần thoại vừa là cổ tích loài vật, truyện Công và quạvừa là thần thoại, cổ tích vừa
là ngụ ngôn.
Trong kho tàng truyện dân gian Nam Bộ về loài vật, có thể tìm thấy thể loại truyền
thuyết( Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ ).
Ngoài ra, truyện loài vật còn bị hút vào chuỗi Truyện Bác Ba Phi (Cọp xay lúa).

2.Truyện cổ tích thần kỳ :
a.Ðặc điểm chung :
Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con
người.Ðó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề
tình yêu hôn nhân , những quan hệ xã hội ( Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ )Nói cách
khác, nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người.
Ðối tượng chính của sự miêu tả, phản ánh là con người. Nhân vật thần kỳ không phải và
không thê ølà đối tượng chính ( Nếu vai trò của nhân vật thần kỳ lớn hơn con người thì
truyện kể sẽ trở thành thần thoại ) Tuy nhiên, cần nhớ rằng, lực lương thần kỳ cũng giữ
một vai trò quan trọng trong sự diễn biến và đi đến kết thúc của câu chuyện.
Thế giới trong cổ tích thần kỳ là thế giới huyền ảo và thơ mộng ,có sự xâm nhập lẫn
nhau giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên. Ở đó, con người có thể đi váo thế giới
siêu nhiên, thần linh có thể xuất hiện trong thế giới trần tục.
Do có sự giống nhau về cốt truyện nên có những kiểu truyện trong cổ tích thần kỳ
(kiểu truyện Tấm Cám, Thạch Sanh).
b.Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ :
Nhân vật có tài đặc biệt, phi thường về một lãnh vực nào đó (bắn cung, lặn, võ nghệ,
chữa bệnh ).
Nội dung kể lại những cuộc phiêu lưu ly kỳ của nhân vật chính. Cuối cùng nhân vật
chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người

(Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằng).
c.Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh :
Nhân vật bất hạnh thường là người mồ côi, người em út, người con riêng, người đi
ở, người xấu xí. Về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi. Về mặt tính
cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng (biểu hiện xu hướng hoài cổ) trừ
nhân vật xấu xí mà có tài ( Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc ). Nhân vật chính trải qua thử thách
( thử thách của các trở lực và có khi của nhân vật trợ thủ ) và đổi đời, được hạnh phúc dài
lâu.
Bên cạnh nhân vật chính còn có nhân vật đế vương và lực lượng thần kỳ. Nhân vật
đế vương có liên quan tới phần thưởng dành cho nhân vật chính Lực lượng thần kỳ ( bên
thiện ) là nhân vật trợ thủ, có khi phải thử thách nhân vật chính trước khi giúp đỡ.

3.Truyện cổ tích thế tục :
a.Ðặc điểm chung :
Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra
từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.
Nhân vật trung tâm trong cổ tích thế tục thường chủ động và tích cực hơn so với nhân
vật trung tâm trong cổ tích thần kỳ cho dù một số nhân vật bất hạnh thường gặp bế tắc và kết
cục bi thảm . Bế tắc ở đây là bế tắc của hiện thực khác với cái đổi đờicủa mơ ước, ảo tưởng
trong cổ tích thần kỳ.Nếu xung đột trong cổ tích thần kỳ được giải quyết trong cõi huyền ảo thì
xung đột trong cổ tích thế tục được giải quyết theo logic của hiện thực. Chính vì vậy mà chàng
Trương Chi phải ôm mối sầu xuống mộ còn anh Sọ Dừa hạnh phúc daì lâu .
b.Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh :
Ðây là nhóm truyện kế thừa truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật bất hạnh nhưng
không kết thúc có hậu (Trương Chi , Sự tích chim hít cô , Sự tích chim quốc ).
c.Nhóm truyện có nội dung phê phán những thói xấu, những hành vi độc ác của con
người : bất hiếu, khoe giàu, hách dịch ( Ðứa con trời đánh , Gái ngoan dạy chồng )
d.Nhóm truyện về người thông minh :
Nhân vật dùng sự thông minh của mình để phân xử, ứng xử (Xử kiện tài tình ,

Em bé thông minh ) Nhân vật dùng mẹo lừa để thể hiện trí thông minh (Cái chết của bốn
ông sư, Nói dối như Cuội ).
e.Nhóm truyện về người ngốc nghếch :
Nhân vật chính ngốc nghếch thực sự, hành động máy móc, đôi khi gặp may mắn
nên thành công, nhưng thông thường phải trả giá đắc cho hành vi ngu xuẩn của mình
( Chàng ngốc được kiện , Làm theo vợ dặn )
Nhân vật giả vờ ngốc để đạt được mục tiêu nào đó. Ðây là dạng đặc biệt của nhân
vật thông minh Nhân vật chẳng những không ngốc mà còn đóng vai chàng ngốc thành
công (Làm cho công chúa nói được).
III.NỘI DUNG TRUYỆN CỔ TÍCH :
1.Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội :
Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình.
Những mâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phổ biến trong toàn xã hội có giai
cấp : xung đột giữa anh em trai (Cây khế, Hầm vàng hầm bạc),xung đột giữa chị em gái
(Sọ Dừa, Chàng Dê).xung đột giữa dì ghẻ con chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm
Cám),xung đột giữa con ruột và con nuôi (Thạch Sanh),xung đột có tính bi kịch về hôn
nhân, gia đình (Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Ðá vọng phu).
Những xung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập
trung hơn. Do vậy ít tác phẩm tiêu biểu hơn (Cái cân thủy ngân, Của trời trời lại lấy đi ,
Diệt mãng xà).Một số truyện chứa đựng cả xung đột gia đình và xung đột xã hội (Thạch
Sanh).
Dù gắn với đề tài gia đình hay đề tài xã hội, ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích cũng
rất sâu sắc. Nó phản ánh được những xung đột, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, xung
đột giữa các tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
phụ quyền thể hiện qua xung đột giữa nhân vật bề trên và " bề dưới, đàn anh và đàn em.
Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới, đàn em , lên
án nhân vật " bề trên " , " đàn anh " (trong thực tế không phải người em, người con nào
cũng tốt , người mẹ ghẻ , người anh trưởng nào cũng xấu) nghĩa là chống cái bất công, vô
lý của xã hội phụ quyền nói chung (không đi vào từng số phận riêng) , thể hiện tinh thần
nhân đạo cao cả.

2.Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân :
Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Nhân vật
đàn em, bề dưới càng có đạo đức bao nhiêu, càng thật thà bao nhiêu thì càng thiệt thòi bấy
nhiêu. Ðây là thực trạng của xã hội có giai cấp và có áp bức giai cấp.
Tác giả dân gian , trong cổ tích , đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Họ nhờ vào
lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. Lực lượng thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp
tác giả dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng , một xã hội có đạo lý và công lý. Lực lượng
thần kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc. Trong
quá trình đó, lực lượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội. Nhân vật đế vương vừa
là phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân. Vua Thạch
Sanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội tốt đẹp , xã hội lý tưởng.

3.Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân :
Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là chủ nghĩa lạc
quan .Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ
đó mà yêu đời , tin vào cuộc đời
( cho dù cuộc sống hiện tại đầy khổ đau , người ta vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai
tốt đẹp )
Kết thúc có hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần lạc quan, nhưng không phải là
biểu hiện duy nhất.
Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan. Nhân vật chính chết hoặc ra đi
biệt tích. Nhưng cái chết hoặc ra đi của nó để lại niềm tin vào phẩm giá con người, niềm
tin vào cuộc đời.
Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức . Ðạo
đức luôn gắn với tình thương , lấy tình thương làm nền tảng ( Ðứa con trời đánh , Giết chó
khuyên chồng )
Niềm tin Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác vừa là triết lý sống lạc quan vừa là đạo lý,
ước mơ công lý của nhân dân trong cổ tích.
IV.MẤY NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH :
1. Cốt truyện:


Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích là tính chất bịa đặt của câu chuyện kể. Cần
nói thêm rằng, tính chất tưởng tượng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói trên còn là tính
khác thường" của sự kiện và hành động cổ tích.
Cốt truyện cổ tích thường được xây dựng theo một vài sơ đồ chung,có thể tìm thấy các
kiểu cốt truyện quen thuộc như kiểudũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp, người xấu xí mà
có tài
2. Nhân vật
Nhân vật trong cổ tích là hành động của nó. Từ hành động của nhân vật ta có thể rút ra
tính cách. Nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lý hóa.
Trong kho tàng truyện cổ tích có những kiểu nhân vật (nhân vật bất hạnh, nhân vật tài
giỏi ).
3. Các yếu tố cố định
Ðó là những motif trong truyện cổ tích: Những chi tiết nghệ thuật có mặt trong nhiều
truyện cổ tích của nhiều dân tộc (vật báu mang lại hạnh phúc, Cái mâm thần, chém chằn
tinh ). Các motif nầy là những đơn vị hợp thành của cốt truyện.
4. Thế giới cổ tích
Thế giới cổ tích có những yếu tố của thực tế hòa lẫn với yếu tố hư cấu tạo thành thế
giới huyền ảo, thơ mộng. Ðể giải mã thế giới cổ tích thường người ta dựa vào dân tộc học.
Chương 5 : TRUYỆN CƯỜI
I.ÐẠI CƯƠNG VỀ TRUYỆN CƯỜI :

1.Ðịnh nghĩa :
Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao
gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện
khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước

2.Hiện tượng cười và truyện cười :

Hiện tượng cười gắn với hai loại tiếng cười : tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm

lý xã hội.
Tiếng cười sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể
một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần ).
Tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Do
vậy nó hết sức tinh tế và phức tạp.
Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ : tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê
phán. Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị
sự khinh ghét, sự phủ nhận.
Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng
cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên
trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động
và máy móc

3. Phân loại truyện cười :
Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn, truyện cười kết chuỗi và truyện
cười không kết chuỗi.
a.Truyện cười kết chuỗi gồm 2 nhóm nhỏ :
+ Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán
(Trạng Lợn).
+ Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng
cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh).
b.Truyện cười không kết chuỗi có thể chia làm 3 tiểu loại (dựa theo tính chất phê
phán, tính hài hước và cách thức phản ánh hiện thực): truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu),
truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), truyện tiếu lâm (có yếu tố tục).
II.NỘI DUNG TRUYỆN CƯỜI :

1.Tiếng cười mua vui giải trí :
Tiếng cười trong truyện khôi hài nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song, nó cũng
có tính chất phê phán nhẹ nhàng. Truyện khôi hài phê phán cái ngược đời, cái trái lẽ tự
nhiên tập trung ở những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh (Tay aÍi tay

ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau ).
Tác dụng giải trí của truyện khôi hài căn bản lành mạnh xét từ phía người sáng tác
cũng như người thưởng thức.

2.Tiếng cười phê bình giáo dục :

Tiếng cười trong truyện trào phúng (trào phúng bạn) phê bình thói hư tật xấu trong
nội bộ nhân dân. Nếu như bản chất cao quý của người nông dân là sự thật (truyện cổ tích,
ca dao ) thì tính chất dễ phạm sai lầm của họ cũng là một sự thật khác (truyện trào
phúng). Chúng ta có thể đọc những truyện như: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói
liều

3. Tiếng cười đả kích :

Tiếng cười trong truyện trào phúng (trào phúng thù) vạch trần cái ác, cái xấu có
tính bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến.
Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào , thầy đồ,
thầy chùa, thầy pháp, thầy lang (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải
bằng hai mày, Nam mô boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma ).
Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh , Truyện ông Ó ) có tính
phản phong cao, chĩa mũi nhọn thẳng vào tầng lớp chóp bu của chế độ phong kiến (vua,
chúa).
III.MẤY NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN CƯỜI :

1. Kết cấu:
Nhằm phơi bày cái đáng cười - một hiện tượng có mâu thuẫn nên truyện cười
thường được cấu tạo như một màn kịch có 3 lớp:
Lớp 1: Giới thiệu hiện tượng chứa mâu thuẫn tiềm tàng.
Lớp 2: Mâu thuẫn phát triểu tới đỉnh điểm.
Lớp 3: Cái đáng cười phơi bày.


2. Nhân vật:
Nhân vật trong truyện cười không có cả một số phận như trong truyện cổ tích mà
chỉ là hành vi ứng xử của nó trong một hoàn cảnh nào đó.
Thông thường, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười. Tuy nhiên, trong một
vài trường hợp, nhân vật gây ra tiếng cười không phải là đối tượng chính của sự phê phán .
Chẳng hạn, trong truyện " Ðậu phụ " chú tiểu ( có lời nói gây cười ) không phải là đối
tượng chính để báng bổ. Người bị lên án là nhà sư phá giới ( sư ăn thịt cho ï, sư lừa dối )
Chương 6:TRUYỆN NGỤ NGÔN
I. KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC TRUYỆN NGỤ NGÔN
1.Khái niệm:
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh
cho một chủ đề luân lý,triêtú lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã
hội
2. Nguồn gốc truyện ngụ ngôn
Một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguôn ötừ truyện loài vật. Trong quá trình sống
gần guĩ với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đaị đã từng
quan sát, tìm hiểu các con vật(để dễ săn bắt và tự vệ) . Cũng do sự phân biệt giữa con
người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán cho mọi vật tính cách của con người.
Truyện loài vật ra đời trên cơ sở đó. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói
về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói bằng hình tượng của nhân dân. Trong
cách nói của mình, nhân dân thườíng dùng những sự vật cụ thể, những so sánh, ví von để
diễn đạt cái trừu tượng( chẳng hạn cách nóingu như bò,nhanh như cắt Khi lối nói tỉ dụ về
sự vật,con vật cụ thể nầy chuyển thành tỉ dụ có tính chất thế sự thì truyện ngụ ngôn ra đời.
II NỘI DUNG TRUYỆN NGỤ NGÔN:

1.Truyện ngụ ngôn có nội dung đã kích giai cấp thống trị.
Truyện ngụ ngôn được nhân dân dùng làm vũ khí đấu tranh chống giai cấp
thống trị. Bộ phận truyênû nầy nêu lên được những nhận xét sâu sắc về tầng lớp thống trị

trong xã hội cũ: đó là thói ngang ngược của kẻ quyền thế ( Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh )
tội cướp của hại người(Chèo bẻo và ác là ) thói đạo đức giả của chúng (Mèo ăn chay ) .

2 . Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của mọi người.
Truyện ngụ ngôn cũng là tiếng nói giáo dục, phê bình nhắm vào các thói hư tật
xấu của con người như: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan (Ếch ngồi đáy giếng) ,
tính tham lam vô độ (Người nông dân và con lừa , Thả mồi bắt bóng ) thói đoán mò của
người kém hiểu biết ( Cà cuống với người tịt mũi )

3.Triết lý dân gian trong truyện ngụ ngôn.
Truyện ngụ ngôn nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống.
Những kinh nghiệm nầy tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ
ích. Chẳng hạn, truyện ngụ ngôn khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình (Q ụa
mặc lông công ) , sống cần có lập trường (Ðẽo cày giữa đường ) tác hại của óc xa rời thực
tế (Chị bán nồi đất ) nêu lên sức mạnh của sự đòan kết ( Chuyện bó đũa )
Có những kinh nghiệm sống của nhân dân đã được truyện ngụ ngôn khái quát lên
thành những quan niệm triết học. Ðó có thể là quan niệm về tính tương đối của sự vật hiện
tượng trong tự nhiên và xã hội (Mèo lại hoàn mèo ) sự vận động và phát triển của thế giới
theo qui luật khách quan Chính vì vậy mà so với cổ tích và truyện cười thì truyện ngụ
ngôn thiên về giáo dục hơn.
III. MẤY NÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN NGỤ NGÔN

1.Cốt truyện và kết cấu:
Truyện ngụ ngôn là câu chuyện kể có tính chất thế sự . Tuy nhiên cốt truyện của
truyện ngụ ngôn khác với cổ tích ở chỗ: Cuộc đời trong ngụ ngôn gần với hiện thực hơn
trong khicuộc đời trong cổ tích gắn với lý tưởng và ước mơ
Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết thường mỗi truyện chỉ một tình
tiết trong khi câu chuyện cổ tích thường có đầu có đuôi. Nét đặc biệt trong kết cấu của
truyện ngụ ngôn là phần truyện kể nổi lên còn phần ý nghĩa lắng đọng lại mà người đọc tự
rút ra.


2.Nhân vật:

Nhân vật trong ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ
con người , thần linh đến loài vật, cây cỏ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng
qua sự đối lập giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn ( Voi và
kiến ) Tác giả dân gian cũng dùng biện pháp phủ định để khẳng định trong xây dựng nhân
vật ngụ ngôn (Ðẽo cày giữa đường)

3.Biện pháp ẩn dụ:

Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc. Tác
giả dân gian còn miêu tả đặc điểm phổ biến của các con vật để biểu trưng cho con người .
Từng con vật tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội. Chẳng hạn, cáo xảo quyệt, mèo
giả dối

×