A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LỜI MỞ ĐẦU
Loài người đã bước vào thế kỉ XXI - thế kỉ của tri thức. Tri thức là nguồn
lực quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tri thức đóng một vai trò
rất quan trọng đối với sự tiến bộ cũng như tốc độ phát triển của nền văn minh
nhân loại.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ vào sự phát
triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, “nếu muốn
việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta trong bối cảnh hiện nay đòi
hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học nói
chung, dạy học lịch sử nói riêng là một cuộc cách mạng, là một vấn đề cấp
thiết cần phải tiến hành mạnh mẽ ở tất cả các trường phổ thông.
Ý thức được điều đó, trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo
dục quan tâm.
Mặc dù vậy, một thực tế diễn ra mà chúng ta chưa thể khắc phục hết
được đó là các em học sinh không thích học sử. Các em cho rằng lịch sử là
môn phụ, không có tác dụng thiết thực trong cuộc sống; lịch sử là môn khô
khan, nhiều số liệu, nhiều sự kiện. Chính điều đó dẫn đến tình trạng học sinh
không nắm vững sự kiện cơ bản, nhớ sai, nhớ lầm kiến thức lịch sử là khá phổ
biến.
Ở đây, yếu tố chính quyết định đến hứng thú học tập lịch sử của các em là
phương pháp dạy học của giáo viên chưa đáp ứng đặc trưng bộ môn. Trong
thực tế, có rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề đã hết sức cố gắng trong việc
tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, làm cho giờ học lịch sử trở nên sinh
động và có kết quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều giáo viên dạy
theo kiểu truyền thống, giáo viên đọc sách giáo khoa cho học sinh chép, học
sinh học thuộc lòng, nói lại sách giáo khoa và bài giảng của thầy. Việc dạy học
như vậy làm “thui chột” khả năng sư phạm của giáo viên và khả năng tư duy
sáng tạo của học sinh.
Vì vậy, yêu cầu cấp bách của giáo dục hiện nay là phải đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử để nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy được tính tích
cực ở học sinh, để việc dạy và học lịch sử “không phải chỉ là biết quá khứ mà
trên cơ sở hiểu biết quá khứ, để hiểu sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong
hiện tại, tiên đoán sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho sự thắng lợi tất
yếu của tương lai”.
1
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp để
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử bài “Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939-1945)” ở lớp 11, chương trình chuẩn mong muốn góp một
chút vốn kiến thức của mình vào công tác giảng dạy, để việc học tập lịch sử ở
trường THPH Nguyễn Thị Lợi – Sầm Sơn đạt kết quả cao hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng.
“Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)” là một bài khá quan trọng
trong chương trình. Bài học giúp các em nhận thức rõ nguyên nhân và tính chất
của chiến tranh thế giới thứ hai, thấy được các giai đoạn và các mặt trận chính
cũng như vai trò của Liên Xô, các nước Mỹ, Anh, Pháp trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa phát xít. Không chỉ vậy, thông qua bài học này còn giúp các
em nhận thức rõ nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra sẽ là một cuộc
chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn nhân loại. Cũng vì thế cuộc đấu tranh bảo vệ
hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân huỷ diệt để bảo vệ sự sống của
con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của
tất cả mọi người.
Đây cũng là một bài khó với những sự kiện phong phú, diễn biến chằng
chéo, phức tạp. Trong tình hình hiện nay, giảng dạy bài này lại càng khó khăn
hơn nữa. Do đó, để làm cho học sinh hiểu rõ là điều không dễ.
Qua việc tìm hiểu và giảng dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939
-1945)” ở một số trường (Trường THPT Sầm Sơnvà trường THPH Nguyễn Thị
Lợi-Thanh Hoá) chúng tôi nhận thấy:
- Về giảng dạy của giáo viên: Phần lớn giáo viên đã nhận thức rõ vai trò và
vị trí của môn sử nói chung và bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”
nói riêng đối với việc giáo dục phẩm chất đạo đức, thế giới quan khoa học cho
các em. Vì vậy, họ rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát triển tư duy độc lập ở học sinh. Trong quá trình lên lớp, nhiều giáo viên đã
dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khai thác sâu kiến thức,
đặc biệt đã thường xuyên thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức, đưa ra những
“câu hỏi có vấn đề”, sử dụng đồ dùng trực quan.
Bên cạnh đó một số giáo viên vẫn dạy theo kiểu truyền thống: thầy đọc
trò ghi, phần ghi bảng quá nhiều. Nhiều đoạn tư liệu bổ sung không được sử
dụng thường xuyên.
- Về học tập của học sinh :
Trong quá trình học tập, học sinh hăng say trả lời các câu hỏi mà giáo
viên đưa ra, tích cực ghi chép nội dung kiến thức của bài giảng. Tuy nhiên, các
em chỉ ghi những gì mà giáo viên ghi trên bảng chứ chưa biết cách vừa nghe
giảng vừa ghi bài.
2
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Mặc dù đã suy nghĩ, cải tiến, thậm chí nhiều giáo viên sử dụng cả
phương tiện dạy học hiện đại (băng video, đèn chiếu) song nhìn chung vẫn là
hoạt động của thầy trên lớp, giáo viên chủ yếu vẫn thuyết trình, phân tích, giải
thích, tình trạng học sinh nghe, ghi chép vẫn là phổ biến( chiếm tới 80% số tiết
học). Vì vậy, nhìn chung chất lượng dạy học lịch sử không cao.
Nội dung dạy học còn nặng nề, quá nhiều sự kiện, hiện tượng trong bài
dẫn đến tình trạng dạy học nhồi nhét. Học sinh học sử mà chỉ nhận thức ý
nghĩa giáo dục, lí luận của quá khứ mà không thấy ý nghĩa của thực tiễn. Từ
đó không có niềm say sưa, không có ý thức tự chiếm lĩnh kiến thức, dẫn đến
tình trạng học vẹt, học đối phó.
Dạy học kiểu cũ bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) ở lớp 11C1
trường THPT Nguyễn Thị Lợi chúng tôi đã thu được kết qủa:
Điểm
SL học sinh
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
50 2 1 3 3 8 7 13 8 4 1
Những kết quả điều tra trên cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một yêu cầu cấp bách
có tính chất “sống còn”.
Bản thân lịch sử là sinh động, hấp dẫn và không phải tất cả học sinh đều
không thích học lịch sử , đều coi nó là môn phụVấn đề là ở chỗ cần cung cấp
cho các em những phương pháp chiếm lĩnh kiến thức tích cực. Xuất phát từ
suy nghĩ đó, để công vịêc giảng dạy đạt hiệu quả tôt hơn, tôi đã mạnh dạn cải
tiến phương pháp dạy học bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh phải căn cứ vào mục
tiêu đào tạo và yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá kế quả học tập của học
sinh .
2. Triệt để khai thác nội dung chương trình sách giáo khoa.
Nội dung chương trình sách giáo khoa tập trung những kiến thức hết sức
cơ bản của bài học. Với bài này, sách giáo khoa đã trình bày các sự kiện lịch
sử cơ bản, các nhân vật lịch sử điển hình giúp học sinh phát huy tính tích cực.
3
Khi dạy mục: “Quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh”, giáo viên có yêu
cầu học sinh trả lời câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945) ?
Khi dạy mục: “ Đức tấn công Liên Xô. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới
(từ tháng 6/1941 đến cuối năm 1942)", giáo viên có thể đưa ra câu hỏi trong
sách giáo khoa để học sinh trả lời: Vì sao Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi
hẳn tính chất của cuộc chiến tranh thế giới?
3. Sử dụng đa dạng hệ thống phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới dạy
học lấy học sinh làm trung tâm.
Nhìn chung khi dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”, giáo
viên cần phải biết kết hợp sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trình bày
miệng, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp sử dụng tài liệu,
phương pháp kiểm tra thực hành.
4. Đảm bảo tính vừa sức cho học sinh .
Tính vừa sức khi dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)" gắn
chặt với tính cơ bản của nội dung bài học. Tính vừa sức giúp học sinh độc lập
và hứng thú tự mình lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, cần chú ý không nêu lên các
vấn đề quá khó hoặc quá đơn giản đối với học sinh .
5. Đảm bảo yêu cầu về giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển nhân
cách học sinh trong quá trình phát huy tính tích cực của học sinh .
Trong đời sống xã hội , lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ
mà cả về tình cảm, tư tưởng. Những con người, những việc thực của quá khứ
có sức thuyết phục, có sức rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ.
Bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)” ở trường THPT gồm nhiều
vấn đề như: Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai, nhận xét về việc Mĩ
ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima ngày 6/8/1945 và Nagadaki ngày
8/9/1945, phân tích vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Những nội dung này rất có ưu thế trong việc giáo dục tình cảm cho các em.
6. Nắm vững cấu trúc mô hình tiết dạy theo hướng phát huy năng lực trí
tuệ của học sinh .
Một nội dung cơ bản của tiết dạy theo hướng phát huy năng lực trí tuệ của
học sinh là thiết kế bài học nhận thức để đưa học sinh vào tình huống có vấn
đề, bắt buộc học sinh phải vận dụng tất cả những kiến thức đã học để giải
quyết.
Khi thiết kế bài tập nhận thức và tổ chức để học sinh lĩnh hội cần tuân
theo quy trình 4 bước:
- Bước 1: Định hướng mục đích.
4
- Bước 2: Cung cấp thông tin để tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động về những
sự kiện đã diễn ra trong quá khứ.
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh làm việc, tự giải quyết các vấn đề để tiếp
nhận thông tin.
- Bước 4: Rút ra kết luận của bài học.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI
“CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)” Ở TRƯỜNG
THPT
Để phát huy tính tích cực của học sinh, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể để có các biện pháp phù hợp. Các biện pháp sư phạm sau đây có thể coi là
phổ biến và đạt hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy:
1. Thiết kế bài tập nhận thức
- Thiết kế bài tập nhận thức rèn luyện các thao tác tư duy để khái quát các
sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Bài tập nhận thức không chỉ dừng lại ở mức độ khắc sâu những sự kiện cơ
bản mà còn đòi hỏi học sinh phải biết khái quát được sự liên hệ, tính kế thừa
để nâng lên ở mức khái quát có tính lí luận. Ví dụ, khi dạy mục "Quan hệ quốc
tế dẫn đến chiến tranh" với bài tập nhận thức: “ Hãy rút ra nguyên nhân của
chiến tranh thế giới thứ hai? ”, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như
phân tích, tổng hợp các sự kiện nổi bật trong một quá trình từ khi chiến tranh
thế giới thứ nhất kết thúc (1918) đến năm 1939.
- Thiết kế bài tập theo hướng rèn luyện thao tác so sánh đối chiếu để rút ra
kết luận khái quát về các sự kiện hiện tượng lịch sử.
Khi giảng xong bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)” để tiếp tục
củng cố kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ
năng so sánh, đối chiếu, phân tích, giáo viên có thể đưa ra bài tập nhận thức
cho học sinh: Lập bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thức
hai. Với việc hoàn thành bài tập này, các em sẽ củng cố được những kiến thức
cơ bản đã học một cách cụ thể, không rập khuôn trong bài giảng của thầy cô
giáo và sách giáo khoa. Các em còn phải biết lựa chọn những sự kiện nổi bật
nhất, những kiến thức khái quát nhất để so sánh .
- Thiết kế bài tập theo hướng rèn luyện thao tác tư duy, tìm mối liên hệ
nhân quả.
Khi giảng mục “Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt” có thể ra bài tập: Tại
sao chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt? Để giải quyết được bài tập này, học
sinh không những phải phân tích tổng hợp kiến thức mà còn phải thấy được
mối liên hệ giữa các sự kiện để tìm ra mối liên hệ nhân quả của chúng. Chủ
nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt do vai trò của Liên Xô. Chiến thắng Xtalingrat
5
của Hồng quân Liên Xô đã tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. Hồng quân đã
chuyển sang tổng tiến công trên khắp các mặt trận.Việc Anh-Mĩ mở mặt trận
thứ hai làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm cũng là một nguyên
nhân khiến chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt. Qua đó, học sinh sẽ nhận thức
được “kẻ gieo gió phải gặt bão” - đó là quy luật.
- Xác định nội dung cần chú ý để xây dựng hệ thống bài tập nhận thức
lịch sử.
Khi dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”, giáo viên có thể
xác định nội dung bài tập nhận thức theo hai bước sau:
• Bước 1: Giới thiệu về các mốc của chiến tranh .
Trước hết, để tìm hiểu về các mốc của chiến tranh thế giới thứ hai, giáo
viên gợi ý cho học sinh nhận thức được về các giai đoạn của chiến tranh. Sau
đó hướng dẫn các em lập niên biểu về các mốc của chiến tranh với ba cột:
Thời gian, sự kiện chủ yếu, ý nghĩa sự kiện. Trên cơ sở đó, giáo viên huy động
trí tuệ của học sinh bằng hệ thống các câu hỏi:
+ Tại sao Đức nhanh chóng tiến sâu được vào lãnh thổ Liên Xô và thu
được thắng lợi to lớn?
+ Ý nghĩa của chiến thắng Xtalingrat ?
+ Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc giải phóng Đông Âu ?
+ Tác dụng của việc Anh- Mĩ mở mặt trận thứ hai ?
• Bước 2: Sau khi tìm hiểu các sự kiện trên và trả lời các câu hỏi gợi
mở bài tập nhận thức được đặt ra là: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
như thế nào? Ý nghĩa của kết cục đó?
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng tình huống có vấn đề, vạch ra trước học
sinh những mục tiêu, nhiệm vụ nhận thức để khai thác kinh nghiệm sống của
học sinh. Có hai loại câu hỏi nêu vấn đề:
- Hệ thống câu hỏi tái hiện nhằm gợi lại những kiến thức đã học để tiếp
thu kiến thức mới, khái quát và hệ thống hoá kiến thức. Nó giúp cho học sinh
củng cố hiểu sâu hơn kiến thức cũ, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới
không bị gián đoạn trong nhận thức.
- Hệ thống câu hỏi tìm tòi, phát hiện nhằm nêu lên sự phát sinh, phát triển
của một biến cố hay hiện tượng lịch sử.
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài “Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939-1945)” ở trường trung học phổ thông, có thể sử dụng một số
câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi mở như sau:
6
Tên mục Câu hỏi vấn đề Câu hỏi gợi mở
I. Nguyên nhân
dẫn đến chiến
tranh - từ ngày
chiến tranh
bùng nổ đến
cuối năm 1942.
1. Quan hệ quốc
tế dẫn đến chiến
tranh
- Nguyên nhân của chiến
tranh thế giới thứ hai?
+ Quan hệ quốc tế trước chiến
tranh thế giới thứ hai như thế nào?
* Hậu quả của khủng hoảng kinh
tế (1929-1933)?
* Quan hệ giữa hai khối đế quốc
này với nhau và với Liên Xô như
thế nào? Vì sao có quan hệ đó?
* Nhận xét gì về quan hệ quốc tế
này?
+ Đức, Italia, Nhật bản có thái độ
và hành động như thế nào?
+ Trước nguy cơ chiến tranh, Liên
Xô có chủ trương gì? Thái độ của
Mĩ, Anh, Pháp ra sao?
2.Chiến tranh
bùng nổ, Đức
chiếm châu Âu
(1/9/1939-
22/6/1941)
- Tại sao từ 9/1939 đến
6/1941 các nước Tây Âu
bị Đức đánh bại nhanh
chóng?
+ Sau 9/1939, Anh, Pháp, Mĩ có
thái độ như thế nào đối với hành
động gây chiến của phát xít Đức?
+ Thái độ của Mĩ, Anh, Pháp với
Liên Xô?
3. Đức tấn công
Liên Xô. Chiến
tranh lan rộng
khắp thế giới (từ
tháng 6/1941
đến cuối năm
1942)
- Vì sao phát xít Đức có
thể nhanh chóng tiến sâu
vào lãnh thổ Liên Xô và
thu được những thắng lợi
đáng kể?
- Vì sao Liên Xô tham
chiến đã làm thay đổi hẳn
tính chất của cuộc chiến
tranh thế giới?
+ Đức tấn công Liên Xô trong
hoàn cảnh nào?
+ Với kế hoạch Bacbarôxa (Râu
hung), Đức huy động lực lượng
như thế nào?
+ Quân đội Đức là quân đội như
thế nào?
+ Vì sao ở giai đoạn đầu, tính chất
của cuộc chiến tranh là phi nghĩa?
+Mục đích tham gia chiến tranh
của Liên Xô là gì?
II. Từ chiến
thắng Xtalingrat
đến thất bại
hoàn toàn của
phát xít Đức,
Italia, Nhật Bản
7
(từ cuối năm
1942 đến tháng
8/1945).
1. Chiến thắng
Xtalingrat và
bước ngoặt của
tiến trình chiến
tranh thế giới
- Vì sao nói chiến thắng
Xtalingrat là bước ngoặt
của cuộc chiến tranh thế
giới thứ hai?
+ Trận Xtalingrat diễn ra như thế
nào?
+ Hệ quả của chiến thắng
Xtalingrat?
2. Chủ nghĩa
phát xít Đức bị
tiêu diệt
- Việc Mĩ - Anh mở mặt
trận thứ hai có ý nghĩa
như thế nào?
- Ý nghĩa của việc phát xít
Đức bị tiêu diệt?
+ Mặt trận thứ hai là mặt trận ở
đâu?
+Trước khi mặt trận thứ hai được
mở, Đức phải đối phó với những
lực lượng nào?
+ Việc phát xít Đức bị tiêu diệt tác
động như thế nào đến phát xít
Nhật ở châu Á - Thái Bình
Dương?
3. Chủ nghĩa
quân phiệt Nhật
bị sụp đổ
- Ý nghĩa của việc Liên
Xô tấn công đội quân
Quan Đông của Nhật?
- Nhận xét về việc Mĩ ném
hai quả bom nguyên tử
xuống Hirosima (6/8) và
Nadagaki (9/8) của Nhật?
+ Đây là đội quân như thế nào?
+ Việc tiêu diệt được đội quân này
có tác động như thế nào đối với
chiến sự ở Thái Bình Dương, với
cách mạng ba nước Đông Dương?
+ Mĩ có cần thiết phải ném bom
không? Vì sao? Mục đích của
hành động đó là gì?
4. Kết cục của
chiến tranh thế
giới thứ hai
- Kết cục của chiến tranh
thế giới thứ hai? Ý nghĩa
của kết cục đó?
+ Cuộc chiến tranh kết thúc với
thắng lợi thuộc về ai, thất bại
thuộc về ai?
+ Thắng lợi của phe Đồng minh
trong chiến tranh có ý nghĩa gì?
3. Xây dựng hệ thống đồ dùng trực quan quy ước đơn giản.
Trong dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan góp phần quan trọng tạo biểu
tượng và hình thành khái niệm cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện, là chỗ dựa
để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện hữu hiệu để hình
thành khái niệm lịch sử, giúp học sinh nắm vững quy luật phát triển xã hội, nhớ
kĩ, hiểu sâu kiến thức lịch sử. Nhóm đồ dùng trực quan quy ước gồm: Bản đồ,
biểu đồ, sơ đồ, niên biểu, tranh ảnh.
- Bản đồ lịch sử :
8
Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và
không gian nhất định. Nó cũng giúp học sinh suy nghĩ, giải thích các hiện tượng
lịch sử và mối liên hệ nhân quả về tính quy luật và trình tự phát triển của quá
trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.
Khi giảng bài, giáo viên có thể không trình bày tất cả nội dung trong sách
giáo khoa mà hướng dẫn học sinh nhận biết các sự kiện qua việc quan sát bản
đồ. Giáo viên có thể đặt ra cho học sinh những câu hỏi mà chỉ có thể trả lời được
tốt khi biết “đọc” bản đồ.
Ví dụ, khi giảng mục: “Chiến tranh bùng nổ, Đức đánh chiếm châu
Âu(1/9/1939 - 22/6/1941)”, sử dụng bản đồ “Phát xít Đức xâm lược các nước
châu Âu (1939 – 1941)”, giáo viên xác định cho học sinh thấy được vị trí của
các nước và nêu lên một số câu hỏi:
+ Tại sao Đức chọn Ba Lan làm nơi tấn công đầu tiên?
+ Tại sao các nước Tây Âu bị đánh bại nhanh chóng?
- Sơ đồ và biểu đồ:
Đây là phương tiện dạy học quan trọng để cụ thể hóa và hệ thống hoá các
sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thứ tự thời gian hoặc nêu lên mối liên hệ nhân
quả giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Nó có tác dụng lớn trong việc phát huy
tính tích cực của học sinh.
Khi giảng mục: “Quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh”, để thể hiện sự
chằng chéo, phức tạp trong quan hệ quốc tế, giáo viên có thể mô hình hoá nhanh
lên bảng sơ đồ mối liên hệ giữa Mĩ, Anh, Pháp với Đức, Italia, Nhật và hai khối
này với Liên Xô :
Đế quốc dân chủ Đế quốc phát xít
(Mĩ, Anh, Pháp) (Đức, Italia, Nhật)
Liên Xô
Sau khi đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về chiến tranh thế
giới thứ hai, để giúp cho học sinh vừa nắm bắt được bài mới, vừa ôn lại những
kiến thức đã học, tạo điều kiện phát triển tư duy, giáo viên cũng có thể đưa ra
một số con số so sánh giữa hai cuộc chiến tranh:
Chiến tranh thế
giới thứ nhất
Chiến tranh
thế giới thứ hai
1. Những nước tuyên bố tình trạng chiến tranh
2. Số người bị động viên vào quân đội(triệu người).
36
74
76
110
9
3. Số người chết (triệu người ).
4. Số người bị thương và tàn tật( triệu người).
5. Thiệt hại về vật chất( tỉ USD).
10
20
338
60
90
4.000
Trên cơ sở bảng so sánh, giáo viên đặt câu hỏi: Nhìn vào bảng so sánh,
em có nhận xét gì về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
- Niên biểu:
Niên biểu là phương tiện để liệt kê, hệ thống hoá các sự kiện, hiện tượng
lịch sử quan trọng theo trình tự thời gian, giúp học sinh nắm được các mốc thời
gian, hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, hiểu bản chất sự kiện một cách
toàn diện, từ đó, có thể thấy đặc trưng của sự kiện hoặc rút ra kết luận khái
quát có tính chất nguyên lí.
Khi giảng xong tiết 1 của bài, để kiểm tra bài cũ, giáo viên gọi một học
sinh lên bảng điền vào bảng niên biểu sau:
Thời gian Nội dung sự kiện
Ngày 1/9/1939
Ngày 3/9/1939
Ngày 22/6/1940.
Ngày 22/6/1941
Ngày 6/12/1941
Ngày 7/12/1941
Ngày 1/1/1942
Sau khi học xong hai tiết của bài, để củng cố kiến thức cho các em, giáo
viên cũng có thể ra bài tập: Lập niên biểu thống kê về diễn biến của chiến tranh
thế giới thứ hai:
Thời gian Các mặt trận
Tính chất
(thay đổi
Kết quả
Mặt trận
Xô- Đức
Mặt trận
phía Tây
Mặt trận
châu Á -
Thái Bình
Dương
10
… … …. …. … …
- Tranh ảnh:
Tranh ảnh cũng là một loại đồ dùng trực quan hết sức quan trọng góp
phần gây hứng thú học tập lịch sử ở học sinh.
Khi dạy bài: “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”, giáo viên sử
dụng một số tranh ảnh: Ảnh thường dân Liên Xô bị phát xít Đức tàn sát, ảnh
Hitle, Mutxôlini, ảnh về Hirosima sau ngày bị ném bom nguyên tử.
Khi sử dụng tranh ảnh cần giới thiệu nội dung phản ánh quan tranh. Ví dụ,
để giới thiệu về thường dân Liên Xô bị phát xít Đức tàn sát, giáo viên cần khắc
sâu cho học sinh những chính sách tàn bạo mà bọn phát xít gây nên qua việc đặt
câu hỏi: Em hãy phân tích về bức ảnh này?( Sau khi giáo viên đã nêu xuất xứ
của bức ảnh).
4. Thiết kế mô hình bài học theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ thiết kế mô hình dạy tiết 1 bài
“ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”.
- Bước 1: Định hướng mục tiêu
Giáo viên định hướng mục tiêu bài học ngay ở phần đầu để tạo ra nhiệm vụ
nhận thức và học sinh tập trung chú ý theo dõi, giải quyết vấn đề đưa ra: “Từ
năm 1914 đến 1918, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã diễn ra, gây nên
nhiều hậu quả to lớn. Hai mốt năm sau, nhân loại bước vào cuộc chiến tranh mới
với quy mô và sự tàn khốc lớn hơn nhiều so với cuộc chiến tranh trước đó. Vậy
nguyên nhân nào đã đẩy loài người đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? Tại
sao trong thời gian đầu của chiến tranh, phát xít Đức lại thắng lợi nhanh chóng?
Vì sao khi Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi hẳn tính chất của chiến tranh?
Đó là những vấn đề mà các em phải nắm vững qua bài học này”.
- Bước 2: Giáo viên tạo ra những hình ảnh vừa sinh động, vừa cụ thể về
những sự kiện diễn ra trong quá khứ.
Để hoàn thành bước 2 này, giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp
giảng dạy và các thao tác tư duy, giúp học sinh biết cách thu nhận, tìm ra kiến
thức mới.
Mục: Quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh
Trước hết, giáo viên nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh: Nguyên nhân của
chiến tranh thế giới thứ hai?
Để giúp học sinh giải quyết yêu cầu nhận thức trên, cần đưa ra các câu hỏi
dẫn dắt, gợi mở:
+ Quan hệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
11
+ Đức, Italia, Nhật có thái độ và hành động gì?
+ Trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô có chủ trương gì? Thái độ của Mĩ,
Anh, Pháp ra sao? (Giáo viên có thể kể câu chuyện: “Nghêu cò tranh ăn, ngư
ông hưởng lợi” để nói về âm mưu của Mĩ, Anh, Pháp).
Trong quá trình sử dụng các phương pháp trên, giáo viên lưu ý không áp đặt
ngay các mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, đế quốc với Liên Xô mà gợi ý để
học sinh tự tìm ra các yếu tố tạo nên nguyên nhân của chiến tranh, trên cơ sở đó,
các em tự rút ra được kết luận.
Mục: Chiến tranh bùng nổ, Đức đánh chiếm châu Âuu(1/9/1939 -
22/6/1941).
Khi giảng mục này, giáo viên sử dụng bản đồ: “Phát xít Đức xâm lược
các nước ở châu Âu (1939-1941) và đặt ra một số câu hỏi:
+ Tại sao Hitle chọn Ba Lan làm điểm tấn công đầu tiên?
+ Tại sao các nước Tây Âu bị Đức đánh bại nhanh chóng?
Phần này giáo viên có thể cung cấp thêm kiến thức về sự đầu hàng của
nước Pháp: “ Chiến tranh bùng nổ. Phát xít Đức nhanh chóng chiếm đóng nhiều
nước ở Tây Âu. Nước Pháp phải quỳ gối đầu hàng, mặc dù có phòng tuyến
Maginô. Phòng tuyến Maginô chạy dọc biên giới Pháp - Đức. Tại phòng tuyến
này có một triệu quân, tướng tá Pháp khoe khoang rằng địch có cánh cũng
không bay qua được. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân Đức đã bao vây phòng
tuyến này, bắt sống cả một triệu quân lính và mấy trăm ông tướng làm tù binh.
Thế rồi chúng ồ ạt kéo quân chiếm lấy thủ đô Pari và một nửa nước Pháp. Tháng
6/1940, Pháp ở “ nước mẹ” đầu hàng Đức”.
Mục: Đức tấn công Liên Xô. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng
6/1941 đến cuối năm 1942).
Khi giảng mục này, giáo viên có thể nêu ra câu hỏi: Hãy giải thích vì sao
khi Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi hẳn tính chất của chiến tranh thế giới?
Sau khi đặt xong câu hỏi, giáo viên tiếp tục dẫn dắt học sinh tiếp thu bài mới
trên cơ sở trình bày miệng, phân tích, phát vấn, chứng minh… Sau khi tường
thuật cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcơva, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Ý nghĩa của
chiến thắng bảo vệ Matxcơva?
Phần này sử dụng bức ảnh chụp: “Thường dân Liên Xô bị phát xít Đức tàn
sát” để học sinh thấy sự tàn ác của phát xít Đức, thấy được chiến tranh nổ ra gây
bao đau thương cho nhân loại.
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh tự làm việc, tự giải quyết vấn đề.
Sau khi nêu câu hỏi nhận thức như đã trình bày ở bước 2, giáo viên hướng
dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi và làm bài tập: Lập
niên biểu chiến tranh thế giới thứ hai trong hai giai đoạn đầu? Nhận xét về cục
diện chiến tranh trong hai giai đoạn này? Vì sao có kết qủa đó?
12
- Bước 4: Kết luận vấn đề.
Đây là bước cuối cùng, là bước giáo viên bằng năng lực sư phạm của mình
để kết luận tri thức khoa học. Đồng thời hướng dẫn học sinh điều chỉnh lại tri
thức chủ quan trong quá trình thảo luận để lĩnh hội tri thức đúng đắn và khoa
học nhất.
Mục: Quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh .
Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và đàn áp phong trào
cách mạng, giai cấp tư sản ở các nước đã chọn hai lối thoát: Thứ nhất, các nước
Đức, Italia, Nhật Bản không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và
thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đối nội thì đàn áp phong
trào cách mạng, đối ngoại thì chuẩn bị tiến hành chiến tranh phân chia lại thế
giới. Thứ hai, các nước Mĩ, Anh, Pháp vì có thuộc địa, vốn và thị trường nên
chủ trương duy trì nguyên trạng hệ thống Vecxai - Oasinhtơn, đưa tra những
chính sách cải cách kinh tế để thoát khỏi khủng hoảng. Như vậy, chính sự ra đời
của hai khối đế quốc đối lập: các nước phát xít “ bất mãn” đòi chia lại thị trường
thế giới và các nước đế quốc dân chủ “thoả mãn” với hệ thống thuộc địa thế giới
là nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Hai khối đế quốc này
chống lại Liên Xô - nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Đặc biệt, khối
đế quốc dân chủ muốn sử dụng chủ nghĩa phát xít làm lực lượng xung kích
chống Liên Xô. Điều đó lí giải tại sao họ theo đuổi chính sách dung dưỡng và
thoả hiệp với phát xít nhằm đẩy các nước này quay sang tấn công Liên Xô. Mĩ,
Anh, Pháp càng nhân nhượng thì bọn phát xít càng lấn tới và ngày 1/9/1939
chiến tranh đã bùng nổ.
Mục: Chiến tranh bùng nổ, Đức đánh chiếm châu Âuu (từ 1/9/1939 đến
22/6/1941).
Giới cầm quyền các nước phương Tây do mù quáng theo đuổi chính sách
chống Liên Xô và chống cộng sản trong nước, không lo phòng thủ đất nước nên
không chống đỡ nổi những đợt tấn công như vũ bão của quân đội phát xít Đức
và đã hèn nhát bỏ chạy hoặc đầu hàng nhục nhã (điển hình là Pháp, một trong
những cường quốc mạnh nhất thế giới trước chiến tranh đã sụp đổ trong vòng ba
tuần lễ). Chính vì vậy mà các nước Tây Âu bị đánh bại nhanh chóng.
Mục: Đức tấn công Liên Xô. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng
6/1941 đến cuối năm 1942).
Phát xít Đức đã dốc toàn bộ bộ máy chiến tranh khổng lồ của chúng cộng
với tiềm lực to lớn của cả châu Âu mà chúng đã chinh phục được để ném vào
cuộc chiến tranh với Liên Xô. Nhờ đó quân Đức đã thu được một số thắng lợi
bước đầu. Nhưng chúng đã phải trả giá rất đắt. Lần đầu tiên, quân Đức vấp phải
một đối thủ kiên cường. Trận Matxcơva ngày 6/12/1941 đánh dấu sự thất bại
của kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle. Việc Liên Xô tham chiến đã
làm thay đổi hẳn tính chất của chiến tranh thế giới bởi vì cuộc chiến tranh giữa
13
hai khối tư bản đế quốc trở thành cuộc chiến tranh chống phát xít của các lực
lượng dân chủ. Từ cuộc chiến tranh phi nghĩa nó trở thành cuộc chiến tranh
chính nghĩa.
Bài tập nhận thức (về nhà):
Lập bảng tóm tắt khái quát diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai ở chiến
trường châu Âu (từ 1/9/1939 đến tháng 6/1941).
Thời gian Chiến sự Kết qủa
- Từ 1/9/1939 đến 29/9/1939.
- Từ 9/1939 đến 4/1940.
- Từ 4/1940 đến 6/1940.
- Tháng 7/1940.
- Cuối năm 1940 đến 6/1941.
Các bước trên thực hiện một cách chặt chẽ, không thể tách rời.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài, tác giả đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi Sầm Sơn - Thanh Hoá.
* Mô tả thực nghiệm:
- Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm nhằm kiểm chứng các biện pháp sư
phạm nâng cao hiệu quả việc phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài:
“ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)” ở trường THPT.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11C1, trường THPT Nguyễn Thị
Lợi –Thanh Hoá năm học 2010-2011. Số lượng học sinh ở lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng bằng nhau, trình độ nhận thức như nhau và cùng một giáo viên
thực hiện.
- Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm: Trong quá trình thực
nghiệm, đề tài đã triệt để khai thác nội dung sách giáo khoa và tổng hợp tất cả
các biện pháp dạy học thích hợp như đã nêu ở trên để tiến hành.
Đề tài đã tiến hành một bản trưng cầu ý kiến với nội dung tập trung vào bài:
“ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)” để xem hoạt động tiếp thu kiến thức
như thế nào, học sinh có nắm vững được kiến thức cơ bản của bài học không.
Tác giả đề tài cũng đã tiến hành giảng dạy theo phương pháp tích cực ở lớp
11C2
(lớp thực nghiệm) và lấy lớp 11C1
(trường THPT Nguyễn Thị Lợi) làm
lớp đối chứng.
* Kết quả thực nghiệm sư phạm:
14
Sau khi tiến hành thực nghiệm, thu được kết quả như sau:
Lớp
Số học sinh
kiểm tra
Số lượng học sinh đạt điểm tại giá trị X và Y
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm (X) 50 0 0 1 1 2 3 19 10 4 4
Đối chứng (Y) 50 2 0 3 3 5 6 12 8 4 1
* Để kiểm định tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành xử lí số liệu thu được
ở trên theo ba bước:
- Bước 1: Tính giá trị t = (
X
-
Y
)
Từ kết qủa thu được ở bảng trên ta tính được:
Điểm trung bình lớp thực nghiệm:
X
= 7,5
Điểm trung bình lớp đối chứng:
Y
= 6,3
Số học sinh kiểm tra: 100
Phương sai lớp thực nghiệm: S
2
x = 0,98
Phương sai lớp đối chứng: S
2
y = 2,5
Từ đó suy ra: t = ( 7,5 – 6,3)
5,298,0
88
+
=> t = 5,5
- Bước 2: Tìm tα
Cho sai số là 0,05 và k = 2n - 2 = 2 . 100 - 2 = 174
Tra bảng Student ta có tα = 1,96
- Bước 3: So sánh
So sánh t và tα ta thấy t > tα . Vậy đề tài có tính khả thi.
2. Kiến nghị, đề xuất
* Trong sự phát triển của khoa học ngày nay, giáo dục đang phải chịu hai
sức ép lớn của việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức. Đó cũng là vấn đề số lượng
và chất lượng. Không thể cung cấp và học thuộc khối lượng kiến thức ngày một
chồng chất, càng không thể chấp nhận những kiến thức quá cũ, lạc hậu, chưa
phản ánh được những thành tựu khoa học hiện đại. Vì vậy, đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề bức thiết.
n
S
2
x + S
2
y
15
Tuy nhiên, một điều cần chú ý là sự đổi mới này phải được tiến hành một cách
thiết thực, toàn diện.
* Trong giờ lên lớp, cần nhanh chóng xoá bỏ lối dạy độc thoại của giáo
viên, tăng cường làm và sử dụng các đồ dùng dạy học, tiến hành các loại bài tập
thực hành trong quá trình cung cấp kiến thức mới.
* Đổi mới phương pháp cần đồng thời với việc cải tiến về mặt nội dung,
hình thức lên lớp, phương tiện dạy học. Nội dung dạy học còn nặng nề, quá
nhiều sự kiện, hiện tượng trong một bài học lịch sử sẽ dẫn đến tình trạng dạy
học nhồi nhét. Cơ sở vật chất đảm bảo cho học sinh phát huy năng lực học tập
lịch sử thiếu thốn thì giáo viên cũng không thể dạy theo hướng tích cực hoá
người học.
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa lớp 11 chuẩn và nâng cao.
- Phương pháp luận Sử học. Phan Ngọc Liên ( CB) XB Giáo dục1995.
- Thiết kế bài giảng lịch sử 11 cơ bản, nâng cao.
- Lịch sử thế giới hiệ đại ( 1945 – 1991) Trần Văn Thái (CB) NXB Giáo dục
1997.
Xác nhận của Hiệu trưởng Sầm Sơn, ngày 20 tháng 5 năm
2013
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là do tôi viết nếu sai thật tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm
Giáo viên
Vũ Thành Long
16