Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm tập hợp nhận xét và lấy ý kiến giáo viên về phần truyện dân gian trong SGK tiểu học mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.54 KB, 25 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO - MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay các quốc gia dân tộc muốn
không tự đánh mất mình thì phải giữ được bản sắc dân tộc, trong đó có
những giá trò truyền thống, như đồng chí Đỗ Mười - Nguyên tổng Bí thư
Ban chấp hành Trung ương Đảng - đã nói: “Một dân tộc trên con đường
phát triển phải luôn luôn gắn với cội nguồn với truyền thống và bản sắc
của mình”. Thế hệ trẻ hiện nay, những người chủ tương lai đất nước,
những người nhạy bén nhất trong việc tiếp thu các tinh hoa văn hoá cảu
nhân loại, lại càng cần gắn bó với cội nguồn, càng cần được bồi đắp tâm
hồn dân tộc để giữ gìn bản sắc và truyền thống dân tộc mình, phát huy đầy
đủ năng lực nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện
đại hoá đất nước. Văn học nói chung, văn học dân gian,truyện dân gian nói
riêng sẽ góp phần tích cực vào việc bồi đắp tâm hồn dân tộc, tạo điều kiện
ươm mần cho những nhân tài của mai sau.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thò trường năng động,
những mặt trái của nó như: Lối sống thực dụng, tôn sùng vật chất và đồng
tiền hơn cả tình nghóa con người. . . Đang phá vỡ dần những mối quan hệ
tốt đẹp giàu lòng nhân ái trong xã hội chúng ta, làm xói mòn những chuẩn
mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vì vậy một vấn đề cấp
thiết được đặt ra cho toàn xã hội và hơn ai hết đó là những người thầy
giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy trong nhà trường cần phải có một sự đònh
hướng rõ ràng trong việc giáo dục con em ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là nền văn học
dân gian, cụ thể hơn nữa là các thể loại truyện dân gian ở bậc Tiểu học –
bậc học đầu tiên và là nền tảng trong ngôi nhà giáo dục.
Hiện nay Việt Nam đang trên đà phát triển trên tất cả mọi lónh vực
từ kinh tế, chính trò, văn hoá, xã hội… từng bước hoà nhập vào xu thế phát
triển chung của thế giới (Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO - Tổ chức
Thương mại thế giới là một minh chứng). Để có thể đứng vững được trong
guồng quay đó, điều đầu tiên mà Đảng và nhà nước quan tâm là phải đào


tạo một lớp người có trình độ cao, năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với
nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến, nền văn minh của thế giới. Vì thế Đảng
và nhà nước tập trung vào việc đổi mới giáo dục, vì sản phẩm của giáo dục
chính là con người. Mà đổi mới nền giáo dục tức là phải đổi mới về nội
dung, chương trình, SGK . . . cho phù hợp với thực tế cuộc sống xã hội hiện
1
nay, phù hợp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ đối với
các bậc phổ thông. Vậy thì các câu chuyện mang tính chất thần thoại, ly
kỳ, hoang đường, những câu chuyện giải thích đặc điểm tự nhiên của sự
vật, loài vật, thiên nhiên theo cách của người xưa có còn phù hợp với tình
hình yêu cầu nhận thức của con người hiện nay nói chung, học sinh tiểu
học nói riêng hay không? Các câu chuyện dân gian có được đưa vào
chương trình dạy học hay không? Mức độ như thế nào? Mục đích ra sao? . .
. Hiện nay Bộ Giáo dục đã hoàn thành việc thay chương trình, SGK tiểu
học, tôi muốn được tìm hiểu kỹ hơn về lónh vực này, muốn giải đáp được
các thắc mắc trên để hiểu sâu hơn về mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà
nước ta. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tập hợp, nhận xét
và lấy ý kiến giáo viên về phần truyện dân gian trong SGK tiểu học mới”.
Hy vọng đề tài này sẽ giúp được bản thân tôi và những ai muốn tìm hiểu
về truyện dân gian trong SGK tiểu học mới có được những hiểu biết đầy
đủ hơn để từ đó có phương pháp dạy học tốt hơn giúp cho việc thực hiện
mục tiêu giáo dục đạt kết quả tốt.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Sưu tầm tài liệu (SGK Tiếng Việt từ khối 1 đến khối 5 ở chương
trình CCGD và chương trình SGK Tiểu học 2000; sách tham khảo. . .)
- Thống kê tên truyện dân gian trong SGK Tiếng Việt ở hai chương
trình.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, nhận xét về số lượng, nội
dung, mục đích sử dụng truyện dân gian trong chương trình Tiểu học
- Xin ý kiến nhận xét giáo viên của 5 khối ở các Trường Tiểu học.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Chương trình SGK tiểu học CCGD và SGK tiểu học 2000.
IV. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU :
- Truyện dân gian trong SGK Tiểu học mới.
2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. TẬP HP TRUYỆN DÂN GIAN TRONG SGK TIỂU HỌC MỚI.
1. Ở khối 1.
Stt Tên truyện Thể loại Tên sách Trang
1 Hổ NN TV1-T1 25
2 Cò đi lò dò NN “ 35
3 Thỏ và sư tử NN “ 45
4 Tre ngà T.thuyết “ 57
5 Khỉ và rùa NN “ 65
6 Cây khế Cổ tích “ 77
7 Sói và cừu NN “ 89
8 Chia phần NN “ 105
9 Quạ và công NN “ 121
10 Đi tìm bạn NN “ 137
11 Chuột nhà và chuột đồng NN “ 153
12 Anh chàng ngốc và con ngỗng
vàng
NN “ 169
13 Ngỗng và tép NN T.Việt1-T.2 17
14 Chú gà trống khôn ngoan NN “ 31
15 Truyện kể mãi không hết Cổ tích “ 43
16 Rùa và thỏ NN “ 54
17 Cô bé trùm khăn đỏ NN “ 63
18 Trí khôn Cổ tích “ 72
19 Sư tử và chuột nhắt NN “ 81

20 Bông hoa cúc trắng Cổ tích “ 90
21 Sói và sóc “ “ 108
22 Dê con nghe lời mẹ NN “ 117
23 Con Rồng cháu Tiên Tr. thuyết “ 126
24 Cô chủ không biết quý tình
bạn
NN “ 133
25 Sự tích dưa hấu Tr. thuyết “ 153
3
2. Ở khối 2
Stt Tên truyện Thể loại Tên sách Trang
1 Có công mài sắt có ngày nên kim Ngụ ngôn TV2-T1 5
2 Mít làm thơ Vui cười “ 18
3 Bạn của Nai nhỏ NN “ 24
4 Mua kính Vui cười “ 53
5 Đổi giày “ “ 68
6 Bà cháu T. thoại “ 87
7 Đi chợ Vui cười “ 92
8 Sự tích cây vú sữa Cổ tích “ 97
9 Há miệng chờ sung Vui cười “ 109
10 Câu chuyện bó đũa NN “ 113
11 Hai anh em Cổ tích “ 120
12 Bán chó Vui cười “ 124
13 Tìm ngọc Cổ tích “ 140
14 Ông Mạnh thắng thần gió Cổ tích Tập 2 15
15 Chim sơn ca và bông cúc trắng NN “ 23
16 Một trí khôn hơn trăm trí khôn NN “ 32
17 Cò và cuốc NN “ 37
18 Bác só sói NN “ 42
19 Sư tử xuất quân Cổ tích “ 46

20 Quả tim khỉ NN “ 52
21 Sơn tinh – thuỷ tinh T.thoại “ 62
22 Tôm càng và cá con NN “ 70
23 Cá sấu sợ cá mập Vui cười “ 74
24 Kho báu NN “ 84
25 Cậu bé và cây si già NN “ 96
26 Chuyện quả bầu Cổ tích “ 116
27 Cháy nhà hàng xóm NN “ 139
28 Vẽ sừng cho ngựa Vui cười “ 144
4
3. Ở khối 3
Stt Tên truyện Thể loại Tên sách Trang
1 Cậu bé thông minh Cổ tích TV3-T1 5
2 Lừa và ngựa NN “ 57
3 Đất quý đất yêu Cổ tích “ 86
4 Hũ bạc của người cha “ “ 121
5 Ba điều ước “ “ 136
6 Mồ côi xử kiện “ “ 139
7 Ông tổ nghề thêu T.thuyết Tập 2 22
8 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử “ “ 65
9 Cuộc chạy đua trong rừng NN “ 80
10 Người đi săn và con vượn NN “ 114
11 Cóc kiện trời Cổ tích “ 124
12 Sự tích chú Cuội cung trăng T.thoại “ 132
5
4. Ởû khối 4
Stt Tên truyện Thể loại Tên sách Trang
1 Sự tích hồ Ba Bể T. thoại TV4-T1 8
2 Nàng tiên ốc Cổ tích “ 18
3 Một nhà thơ chân chính Cổ tích “ 40

4 Gà trống và cáo NN “ 50
5 Sự tích quả dưa hấu T.thuyết “ 58
6 Ba điều ước Cổ tích “ 80
7 Ông lão đánh cá và con cá vàng “ “ 80
8 Điều ước của vua Mi-đát T.thoại “ 90
9 Có công mài sắt có ngày nên kim NN “ 119
10 Chú đất nung NN “ 134
11 Những hạt thóc giống Cổ tích “ 152
12 Bốn anh tài “ Tày “ tập 2 4
13 Bác đánh cá và gã hung thần Cổ tích “ 8
14 Con vòt xấu xí “ “ 37
15 Cô bé Lọ Lem “ “ 47
16 Tấm Cám “ “ “
17 Sọ Dừa “ “ “
18 Cây tre trăm đốt “ “ “
19 Cây khế “ “ “
20 Trâu đoàn kết giết Hổ NN “ “
21 Gà trống và Cáo NN “ “
22 Thạch Sanh Cổ tích “ 80
23 Đôi cánh của ngựa trắng NN “ 106
24 Vương quốc vắng nụ cười Cổ tích “ 132
25 n”mầm đá” “ “ 157
6
5. Ở khối 5
Stt Tên truyện Thể loại Tên sách Trang
1 Cây cỏ nước Nam Cổ tích T.V5-T1 68
2 Tìm ngọc NN “ 79
3 Ông Mạnh thắng thần gió Cổ tích “ 79
4 Cóc kiện Trời “ “ “
5 Sự tích chú Cuội cung trăng T.thoại “ “

6 Người đi săn và con vượn NN “ 116
7 Mồ côi xử kiện Cổ tích “ tập 2 19
8 Phân xử tài tình “ “ 46
9 Câu chuyện bó đũa “ “ 83
10 Thuần phục Sư tử “ “ 117
11 Người đi săn và con nai NN “ 107
7
II. NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN
1. NHẬN XÉT CHUNG:
a. Chương trình CCGD :
- Về chương trình: Ở chương trình CCGD, các câu truyện dân gian
chủ yếu được đưa vào dạy học ở một phân môn riêng biệt đó là môn Kể
chuyện. Mỗi năm học có 33 tuần tương đương với 33 tiết kể chuyện với
khoảng 25 -35 câu chuyện đủ các thể loại như truyện dann gian, truyện về
các nhân vật lòch sử
- Về nội dung : Ở các khối 1,2,3 do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tư
duy thấp chủ yếu dựa vào môi trường xung quanh nên người ta thường đưa
vào chương trình chủ yếu các câu truyện cổ tích, ngụ ngôn có nội dung đơn
giản giải thích đặc điểm tự nhiên của loài vật. Ví dụ : Hoa mào gà (truyện
đọc 3); Nước mắt cá sấu (truyện đọc 3); Lời hứa của sâu róm; mượn truyện
của các loài vật để giáo dục con người (Dê con nghe lời mẹ (truyện đọc 1);
Cô chủ không biết quý tình bạn(truyện đọc 3); Gà rừng và hổ (truyện đọc
3); Hai chú gấu tham ăn (truyện đọc 3); Con thỏ mưu trí (truyện đọc 3) ).
chương trình CCGD coi trọng hơn về giáo dục phẩm chất đạo đức cho hs.
Do đó nhiều thể loại truyện được đưa vào với nội dung phong phú, đa
dạng, còn kỹ năng kể chuyện ít được coi trọng hơn. Với độ tuổi lớn hơn
như HS lớp 4,5 các câu truyện dân gian vẫn được đưa vào với số lượng lớn
những nội dung truyện phức tạp hơn. Có nhưng truyện phải thực hiện trong
2-3 tiết (Tấm Cám (truyện đọc 5); Alibaba và 40 tên cướp (truyện đọc 4 );
Cây đèn thần ( truyện đọc 5); Thạch Sanh (truyện đọc 5); Bầy chim thiên

nga ( truyện đọc 4 ) ). Đề tài của các câu truyện tập trung vào các hiện
tượng, sự kiện trong đời sống sinh hoạt thường ngày; các truyền thuyết về
lòch sử (Thánh Gióng, Nỏ thần, Sự tích quả dưa hấu, Cây tre trăm đốt, Đẽo
cày giữa đường, Lạc Long Quân và u Cơ ) . các câu truyện ngụ ngôn
vẫn được sử dụng song rất ít bởi ở lứa tuổi này tư duy khái quát của hs đã
được phát triển hơn, nội dung truyện đòi hỏi hs phải tư duy nhiều hơn để
nắm được ý nghóa câu truyện muốn giáo dục con người ta điều gì, không
đơn giản chỉ là lời khuyên phải nghe lời người lớn, không tham ăn, không
cãi nhau, như lứa tuổi hs 1,2,3. (Ví dụ : Thỏ Rừng và Hùm Xám, Chim
Khách và Quạ, Con hổ có lá gan chuột nhắt ). các câu truyện cười cũng
được đưa vào chương trình nhưng với số lượng ít hơn chủ yếu với lớp 4,5,
nội dung cũng mang tính giáo dục cao, tiếng cười chứa đựng những nội
8
dung xã hội, hàm chứa nhiều ý nghóa mang tính giáo dục cao. (Bà rùa ấy
(truyện đọc 5); Mèo lại hoàn mèo, Treo biển (truyện đọc 5); Con chim cu
gáy (truyện đọc 5) ). trong phân môn Tập đọc hầu như không đưa vào
chương trình những câu truyện dân gian. Cũng vì lý do truyện dân gian chỉ
được đưa vào nhiều nhất là ở môn kể chuyện (các môn khác rất ít) mà tiết
kể chuyện thực tế rất ít được GV coi trọng, hầu hết GV chỉ dành thời gian
cho Tập đọc, Toán, TLV, TN-NP, tiết Kể chuyện thường không có đủ thời
gian dạy nên GV thường dạy kèm, dạy gộp… Vì thế, hiệu quả giáo dục của
truyện dân gian trong chương trình CCGD chưa cao.
b. Chương trình Tiểu học 2000:
- Bên cạnh đó ở chương trình Tiểu học mới lại có sự khác biệt rất
lớn về nội dung, chương trình SGK, nhất là về truyện dân gian. Với sự phát
triển của xã hội, theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, sự
phát triển của khoa học - công nghệ, với xu hướng gia nhập vào cộng đồng
quốc tế trên mọi lónh vực, đòi hỏi phải có một lớp người năng động, sáng
tạo, tiếp cận nhanh với sự phát triển của thế giới. Do đó giáo dục buộc
phải thay đổi. Từ việc thay đổi mục đích đào tạo ra con người mới thì kéo

theo việc giáo dục phải thay đổi nội dung, chương trình, SGK.
- Về chương trình: Từ năm 2001 đến nay, Bộ Giáo dục đã thực hiện
xong việc thay chương trình SGK Tiểu học. Chương trình hiện nay ngoài
mục tiêu truyền thụ kiến thức việc rèn luyện kỹ năng trong học tập được coi
trọng nhiều hơn. Vì thế, các văn bản đưa vào chương trình thường mang tính
thực tế, gắn chặt với cuộc sống xung quanh của các em,( Tập đọc thì có
thêm: thời khoá biểu, mẫu báo cáo, đơn từ, bì thư, tin nhắn, còn kể chuyện
thì có kể lại truyện đã nghe hoặc đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia theo
một chủ đề cụ thể ) phân môn Kể chuyện ở Tiểu học không có SGK riêng,
truyện dân gian đưa vào chương trình ít hơn rất nhiều. Ở các lớp đầu bậc
tiểu học thì số lượng truyện dân gian nhiều hơn và có sự giảm dần ở các lớp
cuối bậc Tiểu học. Sự phân bố này khá hợp lý bởi học sinh lớp 1,2,3 các em
còn nhỏ rất hồn nhiên, ngây thơ và cả tin, tầm hiểu biết còn hạn chế. Việc
tiếp xúc với nhiều truyện dân gian sẽ hình thành cho các em những cảm
quan về thế giới xung quanh bằng trí tưởng tượng của người xưa, các em sẽ
dễ dàng chấp nhận những điều huyền hoặc, thần kỳ trong các câu chuyện cổ
tích, thần thoại… Đến các lớp 4,5 các em đã lớn, việc nhìn nhận vấn đề về
thế giới bên ngoài đã giảm hẳn yếu tố mơ hồ, ngộ nhận mà lúc này có sự
hiểu biết, nhận thức đúng đắn hơn và có cơ sở khoa học hơn. Do đó, việc
giảm số lượng truyện dân gian ở các lớp lớn là hợp lý. Thay vào đó các em
được học thêm về các thể loại khác như : truyện danh nhân, truyện khoa
9
học, truyện “Người tốt, việc tốt”, truyện cảnh giác, truyện ngắn hiện đại …
để trang bò thêm một số tri thức về TN và XH, hiểu biết thêm về một số
hiện tượng khoa học. Từ đó dựa vào khoa học để giải thích các hiện tượng
tự nhiên một cách chính xác không dựa vào lực lượng thần bí như người xưa.
Các lớp 2,3 có tiết Kể chuyện được học kèm Tập đọc (nội dung chung một
văn bản.). Truyện dân gian được bố trí vào cả môn Tập đọc để sau khi học
tập đọc xong kể chuyện chỉ nhằm mục đích rèn kỹ năng kể chuyện cho HS.
Ngoài ra nó còn làm tư liệu để minh hoạ cho các bài học Đạo đức hoặc làm

ngữ liệu cho phân môn Luyện từ và câu, Chính tả…
- Về nội dung: Đối với lớp 1 Kể chuyện được tách khỏi Tập đọc
nhưng các câu truyện dân gian chủ yếu chỉ được xây dựng bằng hình
ảnh tóm tắt nội dung truyện, không có SGK trình bày thành văn bản
riêng cho hs. Đây là một ý hay bởi với HS lớp 1 trong lúc HS đang học
bảng chữ cái, cách ghép vần, tiếng, từ, chưa đọc thành thạo mà đưa
truyện dân gian với hình thức văn bản chỉ tạo cho HS lối học vẹt mà
thôi. Tranh ảnh minh họa có tác dụng đònh hướng cho trẻ quan sát, khắc
sâu những tình tiết quan trọng của truyện và giúp cho trẻ tưởng tượng có
cơ sở. Riêng đối với hs lớp 4,5 truyện dân gian được trình bày dưới
dạng văn bản phục vụ cho môn Tập đọc với số lượng và thể loại cũng ít
hơn. Còn kể chuyện chỉ là những tên truyện gợi ý cho hs tìm hiểu nội
dung về một chủ đề nào đó. Điểm này tôi thấy rất phù hợp bởi ý của
người biên soạn chương trình theo hướng tích hợp từ các lớp nhỏ lên lớp
lớn. Các truyện được lặp lại từ 2-3 lần, với lớp nhỏ truyện dân gian
được trình bày thành văn bản phục vụ cho môn Tập đọc. Đến lớp lớn
các truyện đó lại được nhắc lại tên truyện, tìm hiểu lại nội dung truyện
sẽ giúp HS nắm chắc bài học hơn (Cóc kiện Trời, Sự tích dưa hấu, Câu
chuyện bó đũa, Ba điều ước, Sự tích chú Cuội cung trăng…).Truyện ngụ
ngôn vẫn được sử dụng nhiều ở lớp 1, các lớp 2,3,4,5 chủ yếu sử dụng
truyện cổ,cổ tích đặc biệt người ta đưa vào chương trình truyện thần
thoại và truyền thuyết rất ít. Nội dung các câu truyện chủ yếu mang tính
giáo dục, không mang tính giải thích đặc điểm tự nhiên của loài vật
(cây cối, con vật) không giải thích nhiều về lòch sử như ở chương trình
cũ.
* Tóm lại : So với chương trình CCGD thì chương trình Tiểu học 2000,
truyện dân gian được đưa vào vừa ít cả số lượng (92truyện/137truyện ở CT
CCGD) vừa khác cả về hình thức trình bày, đồng thời khác cả về sự bố trí số
lượng và thể loại truyện cho từng khối lớp, giảm nhiều ở các thể loại thần
10

thoại và truyền thuyết, có sự lựa chọn khá kỹ về nội dung truyện để phù hợp
với tình hình giáo dục hiện nay.
2. NHẬN XÉT CỤ THỂ:
a, Với khối 1:
- Về số lượng : 25 truyện
+ Cổ tích : 5 truyện
+ Ngụ ngôn : 17 truyện
+ Truyền thuyết : 3 truyện
* Nhận xét : Trong Chương trình SGK lớp 1 chủ yếu các câu chuyện
dân gian được tách riêng ở phân môn kể chuyện, nhưng không được trình
bày bằng văn bản mà được trình bày dưới hình thức tranh vẽ theo ý của
từng đoạn trong câu chuyện.
- Truyện dan gian trong SGK Tiếng Việt 1 phần lớn là truyện ngụ
ngôn (một số truyện cổ tích) mượn truyện của loài vật ( những con vật gần
gũi quen thuộc như : gà, vòt, rùa, thỏ, dê, chó, ) để giáo dục trẻ một cách
nhẹ nhàng chủ yếu là khuyên bảo, hướng cho hs học tập theo các tấm
gương tốt như các con vật. Giáo dục hs sớm có thái độ phê phán hoặc nhắc
nhở các em tránh xa cái xấu, cái ác, nhận biết ban đầu về cái xấu, cái ác,
để có ý thức tránh (đại diện cho cái xấu, cái ác có các con vật: sói, sư tử,
hổ, cá sấu…). Truyện truyền thuyết chỉ được đưa vào có 3 truyện nhằm
bước đầu giải thích cho hs biết về nguồn gốc của con người, về tinh thần
đấu tranh của dân tộc và về nguồn gốc Quả dưa hấu phù hợp với tầm nhận
thức non nớt của trẻ em.
b, Với khối 2:
- Về số lượng : 28 truyện
+ Cổ tích : 6 truyện( chủ yếu ở kỳ I)
+ Ngụ ngôn : 12 truyện
+ Truyện cười : 8 truyện.
+ Thần thoại : 2 truyện.
* Nhận xét : Chương trình lớp 2 các truyện dân gian thường là các

văn bản dùng trong môn Tập đọc, nội dung giáo dục được lồng ghép với
11
việc rèn kỹ năng tập đọc và kể chuyện cho HS. Với lứa tuổi này các câu
chuyện chủ yếu cũng xoay quanh các chủ đề học tập, mượn truyện vật để
giáo dục người. Một số truyện cổ tích được đưa vào cũng chỉ nằm ở phạm
vi giải thích nguồn gốc cây vú sữa, nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
Truyện cười được đưa vào rất nhiều với nội dung ngắn gọn phục vụ cho
phân môn Tập đọc. Ngoài mục đích gây cười nhẹ nhàng, tạo hứng thú cho
HS học tốt môn Tập đọc, Truyện cười còn mang tính giáo dục sâu sắc.(Ví
dụ : Há miệng chờ sung, Mua kính, Đi chợ, ). truyện thần thoại được đưa
vào ít hơn, và đặc biệt không có truyện truyền thuyết.
c, Với khối 3:
- Về số lượng : 12 truyện
+ Cổ tích : 6 truyện
+ Ngụ ngôn : 3 truyện
+ Truyền thuyết : 2 truyện.
+ Thần thoại : 1 truyện
*Nhận xét: So với khối 1 và 2 thì ở khối 3 truyện dân gian có số
lượng ít dần đi. Đặc biệt không có truyện Vui cười, tập trung chủ yếu
truyện Cổ tích và Ngụ ngôn. Nội dung chủ yếu của các truyện Cổ tích
không phải nhằm giải thích nguồn gốc hay đặc điểm tự nhiên của loài vật
nào cả mà chủ yếu tập trung giáo dục HS phẩm chất đạo đức con người
như quý trọng sức lao động, không tham lam, ca ngợi sự thông minh, tài trí
của con người thể loại Thần thoại và Truyền thuyết rất ít (3 truyện).
lứa tuổi này tư duy đã bước đầu phát triển, hs đã cơ bản nắm bắt được tri
thức và rèn luyện kỹ năng thông qua các bài học thực tế, gần gũi với cuộc
sống thực xung quanh các em. Các kiến thức về đời sống văn hoá, xã hội,
khoa học được đưa vào chương trình nhiều hơn. Vì thế truyện dân gian
(Giáo dục hs thông qua con đường gián tiếp) ngày càng ít đưa vào dạy học.
Tất nhiên nó vẫn giữ vai trò nhất đònh bởi với tư duy của hs khối 3 còn

yếu, tâm sinh lý lứa tuổi vẫn ham mê các câu truyện mang tính cổ xưa có
yếu tố hoang đường cho nên vẫn dược đưa vào chương trình Tiểu học để
góp phần giáo dục nhân cách cho hs.
d, Với khối 4:
- Về số lượng : 25 truyện (chủ yếu là nêu tên truyện dùng cho
môn Kể chuyện)
+ Cổ tích : 16 truyện
12
+ Ngụ ngôn : 6 truyện
+ Truyền thuyết : 1 truyện.
+ Thần thoại : 2 truyện
* Nhận xét: So với khối 3 thì ở khối 4 số lượng truyện dân gian
nhiều hơn nhưng chỉ là số lượng tên truyện là chính, ít văn bản, hình thức
gợi ý cho hs nhớ lại truyện đã đọc, đã nghe để giáo dục hs rèn luyện kỹ
năng kể chuyện, kỹ năng ghi nhớ của HS về truyện dân gian thông qua các
chủ điểm học tập được xây dựng trong chương trình. Chủ yếu bằng các
hình thức như tranh vẽ theo ý của từng đoạn truyện và gợi ý các câu hỏi để
hs nhớ, không trình bày nguyên văn bản cả câu chuyện. Chỉ có 5 truyện
được đưa vào sử dụng cho môn Tập đọc đó là : Nàng tiên ốc, Điều ước của
vua Mi-đát, Bốn anh tài, Vương quốc vắng nụ cười, Ăn “mầm đá”.
e, Với khối 5:
- Về số lượng : 11 truyện
+ Cổ tích : 7 truyện
+ Ngụ ngôn : 3 truyện
+ Thần thoại : 1 truyện
* Nhận xét : Khác với khối 4, ở khối 5 truyện dân gian được đưa vào
chương trình rất ít, nhưng bằng con đường đó là truyện được đưa vào sử
dụng cho môn Tập đọc, chủ yếu là truyện Cổ tích. Các câu chuyện được
lựa chọn để đưa vào chương trình là những câu chuyện mang tính giáo dục
cao cần sự tư duy nhiều hơn của HS. Giáo dục tình đoàn kết (Câu chuyện

bó đũa,) giáo dục sự dũng cảm, khéo léo, thông minh (Thuần phục sư tử),
lòng nhân đạo, bảo vệ môi trường (Người đi săn và con nai), ca ngợi sự
thông minh, tài giỏi, phê phán thói gian trá (Phân xử tài tình) bằng những
kinh nghiệm của cha ông đời xưa truyền lại. Có thể do tư duy khái quát
của HS lớp 5 đã phát triển tốt hơn nên thể loại truyện dân gian như truyền
thuyết, ngụ ngôn, truyện cười không được đưa vào chương trình học như
các lớp trước. Mà nội dung chương trình được bổ sung các kiến thức sơ
giản về xã hội, tài nguyên và con người, về văn hoá, văn học của Việt
Nam và nước ngoài, cung cấp vốn kiến thức phù hợp với yêu cầu của cuộc
sống xung quanh của HS thông qua một hệ thống văn bản thuộc các loại
hình nghệ thuật, báo chí, khoa học đã tuyển chọn với nội dung đã phản ánh
một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất con người và các đề tài về trẻ
em, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết
hữu nghò giữa các dân tộc để nâng cao trình độ văn hoá nói chung, trình
13
độ Tiếng Việt nói riêng cho HS. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho hs,
mục tiêu được coi trọng không kém là rèn luyện kỹ năng thực hành Tiếng
Việt (Nghe, nói, đọc, viết) cho HS. Chính vì thế, mà truyện dân gian được
đưa vào ngày càng ít đi để nhường chỗ cho các vấn đề cần và thiết thực
hơn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo ra những con người
năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận nhanh với sự phát triển của xã
hội và của thế giới.
III. THU THẬP Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP GIẢNG DẠY
TIỂU HỌC.
1. Xây dựng câu hỏi để phỏng vấn GV:
a. Anh (chò, bạn) cho biết hiện nay đang dạy lớp mấy? Dạy được bao
nhiêu năm? Đã dạy chương trình CCGD bao nhiêu năm?
b. Anh (chò, bạn) có nhận xét gì về số lượng truyện dân gian trong
SGK ở lớp bạn đang dạy? So với chương trình CCGD thì chương trình
hiện nay truyện dân gian được đưa vào chương trình số lượng, chất

lượng như thế nào?
c. Số truyện dân gian được đưa vào chương trình chủ yếu thuộc loại
truyện nào? Nội dung hướng đến vấn đề gì là chính?
d. Theo anh(chò, bạn) việc đưa truyện dân gian vào chương trình với
số lượng ít hơn, nội dung chọn lọc hơn là nhằm mục đích gì?
2. Phỏng vấn, ghi chép lại ý kiến nhận xét của giáo viên dạy ở Trường
Tiểu học A,C xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông .
A. Ở khối 1:
* Ý kiến 1: Cô giáo BÙI THỊ THANH – khối trưởng khối1(18 năm
trong nghề - chuyên dạy lớp 1) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam
Dong C- xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Chương trình CCGD có sách truyện đọc (phân môn Kể chuyện
riêng) nên hầu hết các câu chuyện dân gian được phân bố ở phân môn này
và được trình bày dưới dạng văn bản. Chủ yếu truyện ngụ ngôn và truyện
cổ tích.
+ Chương trình mới số lượng truyện dân gian chênh lệch không đáng
kể, nhưng truyện được trình bày dưới hình thức tranh vẽ là chính, không có
văn bản.
+ Nội dung các câu chuyện đơn giản, nhẹ nhàng trong cách giáo dục
phù hợp với đối tượng hs 6 – 7 tuổi.
14
*Ý kiến 2 : Cô giáo LÊ THỊ SEN – khối trưởng khối1( 13 năm trong
nghề) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam Dong A- xã Nam Dong,
huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Truyện dân gian chủ yếu tập trung ở môn Kể chuyện được dạy
1tiết/tuần, thường là truyện cổ tích về các con vật, truyện ngụ ngôn
khuyên bảo trẻ con những điều nên làm một cách nhẹ nhàng, nội dung
truyện ngắn, dễ nhớ, các con vật gần gũi với các em.
+ Ở chương trình mới truyện dân gian chỉ được trình bày dưới dạng
tranh vẽ tóm tắt nội dung truyện.Với cách này HS học nắm chắc bài hơn,

nhớ nội dung và ý nghóa của câu truyện được lâu hơn. Thể loại truyện chủ
yếu là truyện ngụ ngôn. Số lượng truyện dân gian đưa vào chương trình
không ít hơn là mấy.
* Ýù kiến 3 : Cô giáo NÔNG THỊ CỬU – GV khối 1(13 năm trong
nghề) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam Dong C- xã Nam Dong,
huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Truyện dân gian ở SGK tiểu học mới được đưa vào chương trình
tương đối nhiều nhưng không được trình bày thành văn bản mà chỉ trình
bày dưới dạng tranh vẽ tóm tắt nội dung truyện, phục vụ cho khâu kể
truyện. Truyện dân gian ở SGK lớp 1 hầu hết là các truyện ngắn, nội dung
đơn giản, các nhân vật trong truyện thường là các con vật rất gần gũi với
học sinh. Với cách trình bày bằng hình ảnh là chính, đòi hỏi giáo viên khi
lên lớp phải chuẩn bò bài kỹ, nắm chắc nội dung truyện để kể lưu loát, thể
hiện được diễn biến câu chuyện, giọng kể phù hợp với từng nhân vật trong
truyện, đồng thời tạo được hứng thú cho HS trong giờ học, kích thích học
sinh phát triển tư duy dựa vào hình ảnh minh họa để nhớ được nội dung
câu chuyện một cách vững chắc hơn.
* Ý kiến 4 : Cô giáo TRẦN THỊ HOÀ – GV khối 1 (15 năm trong
nghề) Trường Tiểu học Nam Dong A – Huyện Cư jút – Tỉnh Đăk Nông.
+ Mười lăm năm dạy lớp một cả chương trình cũ và mới, tôi thấy ở
SGK lớp 1 truyện dân gian được đưa vào chương trình khá nhiều, chủ yếu
là truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn. chương trình cũ truyện dân gian
tập trung ở sách Truyện đọc 1 của phân môn Kể chuyện. Các câu chuyện
được trình bày bằng kênh chữ không có trình bày bằng kênh hình. Đối
với học sinh lớp 1 việc trình bày bằng kênh chữ có những truyện tương
đối dài là chưa phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng đọc truyện của
học sinh. Còn đối với chương trình mới truyện chủ yếu được trình bày
15
bằng kênh hình rất phù hợp với quá trình phát triển tâm sinh lý, tầm nhận
thức của học sinh.

B, Ở khối 2:
* Ýù kiến 1: Cô giáo HỒ THỊ HOÀ – Giáo viên khối2( 17 năm trong
nghề) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam Dong A- xã Nam Dong,
huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Khác ở lớp 1, lớp 2 chương trình mới đưa truyện dân gian vào
không chỉ riêng môn Kể chuyện mà lồng ghép trong môn Tập đọc. Chương
trình sử dụng rất nhiều truyện ngụ ngôn, có một số truyện cười thời mới
cũng được đưa vào trong chương trình môn Tập đọc với nội dung mới, đơn
giản, dí dỏm nhưng mang tính giáo dục rất cao.(Mua kính, Đổi giày, Cá
sấu sợ cá mập, Bán chó, Mít làm thơ).
* Ýù kiến 2 : Thầy giáo NÔNG VĂN TUẤN – Giáo viên khối 2( 10
năm trong nghề ) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam Dong A- xã Nam
Dong, huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Truyện dân gian ở chương trình lớp 2 mới ít hơn chương trình lớp 2
cũ. Chương trình mới truyện dành cho môn Tập đọc có văn bản rõ ràng, ở
môn kể chuyện khong có mẩu chuyện riêng mà HS kể lại truyện đã học ở
Tập đọc. chương trình cũ truyện dân gian chủ yếu tập trung ở phân môn
kể chuyện. Cơ bản người ta đưa vào chương trình là truyện ngụ ngôn, cổ
tích, truyện cười cũng được đưa vào nhiều hơn để tạo niềm vui học tập cho
hs thông qua sự dí dỏm, ngây thơ của các nhân vật trong truyện, qua đó
gián tiếp giáo dục các em một các nhẹ nhàng, tránh sự nhàm chán khi phải
lónh hội nhiều tri thức mang tính thực tiễn, khô khan như : Các vấn đề về
đời sống xã hội, tài nguyên, khoa học có xung quanh các em.
* Ý kiến 3: Cô giáo TRƯƠNG THỊ SỚM – GV khối 2 (14 năm trong
nghề) Trường Tiểu học Nam Dong A – Huyện Cư jút – Tỉnh Đăk Nông.
Mười bốn năm thực tế giảng dạy cấp 2 tôi nhận thấy truyện dân gian
ở chương trình mới hiện nay được đưa vào tương đối nhiều so với các khối
khác, tuy nhiên so với chương trình cũ thì số lượng có ít hơn. Trong chương
trình cũ truyện được trình bày thành văn bản đầy đủ và chỉ phục vụ cho
môn Kể chuyện nên giáo viên dạy có phần khoẻ hơn. Đây chính là nhược

điểm, bởi vì trong thực tế (nhất là các trường thuộc các khu vực vùng sâu,
16
vùng xa, trình độ học sinh không đồng đều, học sinh dân tộc thiểu số
chiếm phần đa) giáo viên chỉ tập trung dạy các phân môn chính như Toán,
Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Từ ngữ và Ngữ pháp để rèn cho học sinh
đọc, viết và tính toán thành thạo, ít có thời gian để tập trung dạy kể
chuyện. Vì thế với phân môn Kể chuyện thường là dạy gộp, học sinh sẽ
không có đủ thời gian để học và tìm hiểu nội dung của truyện một cách
đầy đủ và sâu sắc. Còn ở chương trình mới hiện nay truyện dân gian được
đưa vào phân môn tập đọc, quá trình học tập đọc học sinh được tìm hiểu và
nắm chắc nội dung, khi sang học môn Kể chuyện học sinh lại tiếp tục được
tìm hiểu các truyện đó thông qua môn Kể chuyện bằng các tranh ảnh minh
hoạ. Điều này giúp học sinh nắm được bài chắc hơn, tư duy phát triển hơn,
kỹ năng ghi nhớ ý nghóa câu chuyện được tốt hơn.
*Ý Kiến 4: Cô giáo LÊ THỊ NGỌC HOA - KT- GV khối 2 (5 năm
trong nghề) trường tiểu học Nam Dong C Huyện Cư Jút - Tỉnh Đăk Nông.
+ Là một giáo viên mới ra trường được 5 năm, tôi không được dạy
chương trình lớp 2 cũ, nhưng trong quá trình dạy lớp 2 mới tôi nhận thấy ở
Sách giáo khoa lớp 2, truyện dân gian được đưa vào chương trình khá
nhiều và khác với các khối khác là truyện được trình bày thành văn bản
lồng ghép trong môn Tập đọc. Chủ yếu là truyện ngụ ngôn, mượn truyện
loài vật để giáo dục con người. Truyện vui cười cũng được đưa vào chương
trình khá nhiều: Mít làm thơ, Cá sấu sợ cá mập, Bán chó, Vẽ sừng cho
ngựa. . . Những câu chuyện này nội dung mang tính thực tế hơn, mới mẻ
hơn không phải như các thể loại truyện khác lúc nào cũng mở đầu câu
chuyện bằng từ “Ngày xưa”, “ngày xửa ngày xưa”, “Từ lâu lắm rồi”. . .
mốc thời gian không rõ ràng. Tất cả các câu chuyện đưa vào chương trình
đều được lựa chọn rất kỹ, vừa đủ các thể loại, vừa đảm bảo nội dung đúng
theo từng chủ điểm học tập, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
vừa phù hợp với tầm nhận thức của học sinh lớp 2.

C. Ở khối 3:
* Ý kiến 1: Cô giáo TẠ THỊ NHÂM – Khối trưởng- Giáo viên khối
3 ( 14 năm trong nghề ) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam Dong A-
xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Cũng như lớp 1,2, lớp 3 chương trình cũ truyện dân gian được đưa
vào dưới hình thức (truyện đọc) phục vụ môn Kể chuyện. Trong Tập đọc
không sử dụng truyện dân gian. Còn chương trình mới truyện dân gian
được đưa vào trong việc dạy Tập đọc lồng kể chuyện chủ yếu là truyện Cổ
tích. Các thể loại khác ít hơn, đặc biệt khác với lớp 2, chương trình lớp 3
17
không đưa truyện cười vào chương trình giảng dạy, vấn đề này tôi thấy
chưa hợp lý. Các câu chuyện nội dung chủ yếu hướng vào việc giáo dục
HS biết quý sức lao động, rèn luyện trí thông minh và có lòng nhân đạo,
biết bảo vệ môi trường.
* Ý kiến 2: Cô giáo LÊ THỊ MINH HIỀN – Khối trưởng- Giáo viên
khối 3 (10 năm trong nghề ) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam
Dong C- xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Ở chương trình mới, song song với việc cung cấp kiến thức là
việc rèn kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết cho HS do đó người ta đưa vào
chương trình SGK mới ít truyện dân gian hơn. Các câu truyện cũng được
chọn lựa để phù hợp với nội dung của từng chủ điểm.(Ví dụ: Chủ điểm
”Bầu trời và mặt đất” người ta đưa truyện tiêu biểu là : truyện “Cóc
kiện trời”, “Sự tích chú Cuội cung trăng”; Chủ điểm “Anh em một nhà”
người ta chọn truyện “Hũ bạc của người cha”; Chủ điểm “Cộng đồng”
chọn truyện “Lừa và Ngựa” )
* Ý kiến 3: Cô giáo TỐNG THỊ DIỆU – GV khối 3 (10 năm trong
nghề) Trường Tiểu học Nam Dong A – huyện Cư jút – tỉnh Đăk Nông.
+ Khác với khối 2, ở khối 3 truyện dân gian được đưa vào chương
trình số lượng ít hơn, đặc biệt không có truyện vui cười. Truyện chủ yếu là
cổ tích nhưng không phải nhằm giải thích nguồn gốc của sự vật loài vật

nhiều mà cơ bản là những truyện nói về phẩm chất đạo đức của con người
như giáo dục con người lòng yêu quý lao động (Hũ bạc của người cha),
lòng yêu quê hương đất nước (Đất quý đất yêu), sự đoàn kết thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống (Lừa và Ngựa), giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường (Người đi săn và con Vượn), không tham lam (Ba điều ước,
Ông lão đánh cá và con cá vàng)… Truyện dân gian được chọn lọc đưa vào
chương trình phù hợp với từng chủ điểm học tập và mang tính giáo dục sâu
sắc, thiết thực với cuộc sống của học sinh.
D. Ở khối 4:
* Ý kiến 1: Cô giáo PHẠM THỊ PHƯƠNG - Khối trưởng- Giáo viên
khối 4 (20 năm trong nghề) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học A Nam
Dong, huyện Cư Jút , tỉnh Đăk Nông
+ So với chương trình cũ , chương trình mới truyện dân gian ít hơn rất
nhiều. chương trình cũ truyện chủ yếu được trình bày bằng văn bản, tập
hợp trong sách truyện đọc phục vụ cho môn kể chuyện. Số lượng truyện
đọc phân đều cho các loại : Cổ tích, Thần thoại, Truyền thuyết, Truyện
18
cười, Ngụ ngôn còn ở chương trình mới phần lớn là truyện cổ tích được
sử dụng một số trong dạy Tập đọc, một số còn lại không được trình bày
dưới dạng văn bản mà chỉ gợi ý tên truyện để học sinh nhớ lại, tìm hiểu ý
nghóa của truyện phù hợp theo một chủ đề cho trước.(Ví dụ : Chủ điểm “
Vẻ đẹp muôn màu” giới thiệu truyện “Cô bé Lọ Lem”, “Tấm Cám”, “Sọ
Dừa”, “Con vòt xấu xí”; Chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ” có truyện
“Điều ước của vua Mi - đát”, giới thiệu truyện”Ông lão đánh cá và con cá
vàng”
* Ý kiến 2: Thầy giáo DƯƠNG VĂN LÂM - Giáo viên khối 4( 10
năm trong nghề ) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam Dong A - xã
Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Truyện dân gian chương trình mới ít hơn ở chương trình cũ , khác
nhau cách sắp xếp. Chương trình cũ truyện được sắp xếp ở phân môn Kể

chuyện (Truyện đọc4) không theo chủ điểm. Chương trình mới lồng vào cả
Tập đọc xếp theo từng chủ điểm học tập, phù hợp nội dung của từng chủ
điểm đòi hỏi HS phải tư duy nhiều hơn, đồng thời có tranh ảnh minh hoạ
học sinh nhớ bài chắc hơn.
* Ý kiến 3: Cô giáo LẠI THỊ MINH LIỄU - Khối trưởng- Giáo viên
khối 4 (8 năm trong nghề ) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học Nam Dong
C- xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh ĐăkNông.
+ Đồng ý với nhận xét của thầy Lâm.
+ Bổ sung : Ở chương trình lớp 4 truyện dân gian chủ yếu là truyện
cổ tích, truyện ngụ ngôn, thần thoại, truyền thuyết có đưa vào nhưng ít
hơn. Đặc biệt không có truyện cười. Nội dung truyện phù hợp với từng chủ
điểm nên được sắp xếp theo chủ điểm, phần lớn truyện dân gian chỉ được
giới thiệu tên truyện để hs tìm hiểu nội dung theo chủ điểm. Điều này
chứng tỏ tuy truyện dân gian được đưa vào chương trình học không nhiều
nhưng bắt buộc giáo viên và hs không thể bỏ qua thể loại truyện này mà
phải dành thời gian để đọc, để tham khảo ngoài chương trình SGK mà Bộ
Giáo dục đã ban hành để thực hiện trong giảng dạy.
E. Ở khối 5:
* Ý kiến 1: Cô giáo NGUYỄN THỊ THU HÀ - Khối trưởng- Giáo viên
khối 5 (20 năm trong nghề) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học A
NamDong, huyện Cư Jút , tỉnh Đăk Nông
So với các khối khác, chương trình lớp 5 truyện dân gian được đưa
vào rất ít. Do đặc điểm tam sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 5 đã phát triển
19
hơn các lớp khác. Đồng thời nục tiêu của nhà giáo dục là HS hoàn thành
chương trình tiểu học phải có vôn kiến thức sơ giản nhưng khá đầy đủ về
VH,XH,TN,KH-KT…để HS có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống thực tế mà không còn bỡ ngỡ trước yêu cầu phát triển của xã hội. Vì
thế các vấn đề mang tính thiết thực cho cuộc sống được đưa vào nhiều hơn
trong chương trình dẫn đến truyện dân gian được đưa vào chương trình ít

hơn nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình giáo dục học sinh ở nhà trường.
* Ý kiến 1: Cô giáo HOÀNG THỊ DUYÊN - Khối trưởng- Giáo viên khối
5 (10 năm trong nghề) hiện giảng dạy tại Trường Tiểu học C NamDong,
huyện Cư Jút , tỉnh Đăk Nông
+ Đồng ý với nhận xét của cô giáo Hà.
+ Bổ sung : chương trình cũ truyện dân gian được đưa vào đầy đủ
các thể loại như: cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười.
Nhưng ở chương trình mới chỉ đưa vào truyện cổ tích, thần thoại và ngụ
ngôn. Đặc biệt không đưa vào chương trình truyện truyền thuyết và truyện
cười. Thông qua môn Tập đọc truyện có văn bản cụ thể, một số truyện chỉ
được giới thiệu tên truyện để HS nhớ và tự tìm hiểu nội dung cho phù hợp
với chủ điểm học tập.(Ví dụ : Chủ điểm “Bảo vệ môi trường” có truyện
“Người đi săn và con vượn”; chủ điểm “Nhớ nguồn” có truyện” Câu
truyện bó đũa”; chủ điểm “Vì cuộc sống thanh bình” có truyện “Phân xử
tài tình”; chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu” có các truyện (Cô bé Lọ Lem,
Tấm Cám, Sọ Dừa,…); chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ’ có truyện “Điều
ước của vua Mi - đát”….Theo tôi nhận thấy ở chương trình mới truyện dân
gian tuy số lượng ít nhưng mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn và thiết thực
hơn, phù hợp với tình hình giáo dục của đất nước hơn
20
C. KẾT LUẬN

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - Tiến só Bùi Văn Lợi – Giảng viên
Trường Đại học Quy Nhơn, qua quá trình tập hợp, nghiên cứu, nhận xét và
tham khảo ý kiến của một số giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường
thuộc các đòa bàn khác nhau, chúng tôi đã rút ra kết luận chung về việc sử
dụng truyện dân gian trong chương trình Tiểu học mới như sau:
- Một là: Về số lượng truyện dân gian so với chương trình CCGD thì
chương trình mới số lượng truyện được đưa vào chương trình ít hơn tăng số

lượng truyện vui cười, giảm số lượng truyện thần thoại, truyền thuyết.
Hình thức trình bày phong phú hơn, có truyện trình bày dứơi dạng văn bản
(phục vụ cho môn Tập đọc) có dạng trình bày dưới dạng tranh vẽ (phục vụ
cho Kể chuyện), có dạng chỉ nêu tên truyện buộc giáo viên và học sinh
phải tham khảo tài liệu ngoài và tư duy nhiều hơn (trong môn kể chuyện
của lớp 4 - 5). Cách sắp xếp truyện dựa theo chủ điểm học tập đồng thời
có cả ở môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Chính tả.
Còn chương trình CCGD truyện dân gian chủ yếu có trong môn Kể
chuyện, một số ít truyện có trong Tập đọc. Chương trình càng lên cuối cấp
số lượng truyện dân gian càng giảm nhất là hai thể loại truyện thần thoại
và truyền thuyết (chương trình chỉ đưa vào những truyện thật tiêu biểu và
có giá trò nghệ thuật đặc sắc). Điều đó tỷ lệ nghòch với sự phát triển về
tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ, nhận thức, khả năng tư duy của học sinh.
- Hai là: Mặc dù các thể loại truyện dân gian đều được đưa vào
chương trình nhưng tỷ lệ nhiều ít khác nhau. Các khối 1,2,3 truyện cổ tích,
ngụ ngôn, truyện cười được đưa vào nhiều hơn so với truyện thần thoại và
truyền thuyết. Các khối 1,3,4,5 thể loại truyện cười không được đưa vào
chương trình.Thiết nghó truyện vui cười cũng mang tính giáo dục rất cao nó
vừa mang tiếng cười vui dí dỏm tạo sự hứng khởi cho học sinh trong học
tập kết hợp với giáo dục học sinh thông qua truyện cười là rất tốt nhưng
chương trình chỉ biên soạn cho duy nhất khối 3 với số lượng khá nhiều còn
các khối khác không đề cập đến theo tôi là chưa hợp lý. Nên đưa thể loại
21
truyện cười vào các khối cân bằng về số lượng sẽ hợp lý hơn. Truyện Thần
thoại và truyền thuyết rất iùt chủ yếu là cổ tích và ngụ ngôn.
- Ba là: Truyện dân gian là một bộ phận của văn học dân gian, ở nhà
trường phổ thông nó có một ý nghóa rất thiết thực trong hoạt động dạy và
học của giáo viên và học sinh. thể loại nào, tác phẩm cụ thể nào cũng
thấm đượm tinh thần “răn dạy”, cũng mang ý nghóa giáo dục sâu sắc, là
những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống của cha ông từ xa xưa truyền

lại cho các thế hệ mai sau. Truyện dân gian hơn tất cả các truyện khác là
giúp các em học sinh đạt tơí sự hướng thiện. Nó là nghệ thuật gieo cấy và
vun trồng tính hướng thiện cho con người. Qua các truyện cổ tích các em
luôn tin rằng có một cô Tiên thật xinh đẹp, lộng lẫy, một ông Bụt hiền từ
có nhiều phép lạ luôn luôn xuất hiện đúng lúc để giúp đỡ những người gặp
hoàn cảnh khó khăn, những con người nghèo khó, đáng thương. Những ai
ăn ở hiền lành, có nhân có đức thì sẽ gặp điều tốt lành, sự may mắn; Còn
kẻ ác, kẻ xấu làm tổn hại đến người khác thì sẽ bò trừng trò, trách phạt
thích đáng. Hay những câu truyện ngụ ngôn đã mượn thế giới loài vật để
răn dạy các em phải biết vâng lời cha mẹ, anh em ruột thòt phải biết yêu
thương, nhường nhòn lẫn nhau; Trong tình cảm bạn bè thì phải hết sức chân
thành, không được lợi dụng, những người bạn dù là nhỏ bé, yếu đuối
nhưng vẫn có thể giúp ta lúc hoạn nạn, khó khăn vì vậy phải biết chọn bạn
mà chơi. truyện cười, truyện không chỉ tạo ra tiếng cười thoải mái, giải
trí nhẹ nhàng mà còn lên tiếng phê phán, chỉ trích những thói hư, tật xấu ở
đời khuyên các em làm một điều tốt, đúng chuẩn mực của xã hội, tạo ra
cái nhìn khách quan hợp lý. Như vậy, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,
truyện cười là những truyện toát lên chức năng giáo dục cao trong thể loại
truyện dân gian. Xuất xứ của truyện rất đa dạng và phong phú, các nhà
biên soạn sách giáo khoa đã có ý lựa chọn nhiều câu truyện ở nhiều thể
laọi khác nhau, có xuất xứ ở nhiều nơi: Từ truyện của các dân tộc trên đất
nước Việt Nam (Tày, kinh …) đến truyện của các nước trên thế giới (truyện
cổ Grim, truyện dân gian tiôpia, truyện cổ Ả Rập, truyện dân gian Nga…).
Đây cũng là mục đích giúp học sinh thông qua các câu truyện dân gian để
tìm hiểu nền văn hoá của các nước ban trên thế giới. Đây cũng là một
quan điểm rất phù hợp với thời kỳ hiện nay của đất nước ta, thời kỳ đất
nước đang trên con đường phát triển và hội nhập với sự phát triển của thế
giới. Do đó dù ở thời đại nào thì tác động của văn học dân gian nói chung
và truyện dân gian nói riêng cũng rất quan trọng trong giáo dục nói chung
và giáo dục trong nhà trường phổ thông nói riêng. Đó chính là sự kế thừa

những hiểu biết, trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm của nhân loại. Chính vì thế
22
mặc dù số lượng truyện dân gian đựơc đưa vào chương trình SGK tiểu học
có phần giảm nhưng thiết nghó những câu truyện mang tính chất giáo dục
giúp học sinh rèn luyện phẩm chất đạo đức, tăng thêm vốn sống thì lúc
nào, thời đòa nào cũng cần phải có nhất là ở lứa tuổi tiểu học và cần phải
có trong chương trình SGK ở Tiểu học.
Trên đây là kết quả nghiên cứu đề tài của tôi, do thời gian nghiên
cứu không được nhiều, trình độ nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện học tập
đi lại khó khăn, tài liệu thu thập không đầy đủ lại trong thời gian nghỉ hè
việc tiếp cận với giáo viên tương đối khó nên kết quả nghiên cứu có thể
chưa thật đầy đủ, chi tiết. Tuy vậy tôi cảm thấy khi nghiên cứu đề tài này
tôi đã có được những hiểu thêm về truyện dân gian được sử dụng trong
SGK Tiểu học mới và vai trò của nó trong giáo dục ở các bậc học phổ
thông nói chung, tiểu học nói riêng, để từ đó có được những phương pháp
dạy học phù hợp nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Rất
mong qúy thầy cô, các bạn tham khảo và góp ý thêm để những đề tài sau
tôi nghiên cứu được tốt hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn!
Đăk Lăk, ngày 30 tháng 07 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thò Ngọc Hà
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK chương trình CCGD từ khối 1 đến khối 5 (sách Tiếng Việt và
truyện đọc)
2. SGK chương trình mới từ khối 1 đến khối 5 (sách Tiếng Việt )
3. Văn học dân gian- nhà xuất bản Đà Nẵng (trung tâm đào tạo từ xa
ĐH Huế)
4. Giáo trình văn học dân gian – tài liệu của trường ĐH Quy Nhơn
5. Tài liệu bồi dưỡng cho gv học thay SGK từ lớp 1 đến lớp 5

6. Giáo trình văn học dân gian-tài liệu của trường ĐHSPHà Nội
7. Bài giảng về văn học thiếu nhi của thầy giáo Lê Nhật Ký- giảng
viên Khoa Tiểu học trường ĐH Quy Nhơn.
24
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lý do - Mục đích chọn đề tài: 1
II. Phương pháp nghiên cứu : 2
III. Phạm vi nghiên cứu : 2
IV. Đối tượng nghiên cứu : 2
B. PHẦN NỘI DUNG 3
I. Tập hợp truyện dân gian trong SGK tiểu học mới.: 3
II. Nhận xét của bản thân: 8
1. Nhận xét chung : 8
2. Nhận xét cụ thể : 11
III. Thu thập ý kiến của giáo viên tiểu học 14
C. KẾT LUẬN: 21
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 24
25

×