Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng trung du và miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.13 KB, 32 trang )

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN MỘT
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
- Nông nghiệp là ngành sản xuất hiện sớm của xã hội loài người, nông nghiệp
cổ đại Ai Cập đã phát triển từ 5.000 năm trước Công Nguyên và ngày nay, nông
nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trên thế giới nhất là ở các nước đang phát triển
và các nước nghèo. Việt Nam là một nước đang phát triển và cũng nằm trong những
nước có nền công nghiệp là chủ yếu. Trong cơ cấu kinh tế nó chiếm 20% của cả
nước và lực lượng lao động hoạt động trong ngành công nghiệp chiếm gần 50%.
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 1 trong 7 vùng kinh tế trọng
điểm của đất nước ta. Mặc dù nền kinh tế của vùng phát triển chưa cao nhưng đã
góp phầnquan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Do là vùng cao nhất
của cả nước cho nên vùng chủ yếu phát triển về nông nghiệp là chủ yếu. Nền
nông nghiệp của vùng trung du và miền núi phía Bắc gắn bó với phong tục tập
quán và người dân ở trong vùng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế
quốc dân. Bộ phận phải có sản xuất chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng
hợp, có mối quan hệ nội và ngoại vùng. Vùng kinh tế được coi là cơ sở của việc
hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế theo lãnh thổ. Nó là cơ
sở quản lý quá trình phát triển kinh tế xã hội theo vùng.
- Vùng công nghiệp được coi là một trong những hình thức của tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp. Thực chất vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất
nông nghiệp tương đối đồng nhất. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được phân
chia sắp xếp phù hợp với sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất. Dựa vào những điều
kiện đặc biệt của vùng để có kế hoạch phát triển cho vùng một có hiệu quả nhất.
Để có được những điều kiện trên thì chúng ta phải phân hoá điều kiện tự
nhiên, xã hội, điều kiện về kinh tế, dân cư, lao động để có một cái nhìn tổng quan
về vùng để có những kế hoạch chiến lược hợp lý để phát triển kinh tế, phát triển
xã hội một cách tốt nhất.


1
PHẦN HAI
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Lý luận về vùng kinh tế
2.1.1. Khái niệm vùng kinh tế:
Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc
dân. Có sản xuất chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp, có mối quan
hệ nội vùng và với các vùng khác.
- Vùng kinh tế là cơ sở hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển
theo lãnh thổ, và là cơ sở để quản lý quá trình phát triển kinh tế theo vùng.
2.1.2.Vùng nông nghiệp:
Được coi là một trong những hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Thực chất vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối
đồng nhất về điều kiện tự nhiên - kinh tế được phân chia với mục đích phân bố
sản xuất hợp lý, thực hiện chuyên mônhoá đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên
cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện đặc biệt của các vùng
trong cả nước, cũng như trong nội bộ vùng, để phát triển nông nghiệp, nâng cao
hiệu suất lao động và hiệu quả kinh tế.
2.2. Lý luận về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh
2.2.1. Lý luận về lợi thế so sánh
- Lợi thế so sánh là những lợi thế có sẵn do các yếu tố khách quan để lại.
- Ví dụ:
+ Vùng có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, tạo điều kiện giao lưuvới các
vùng khác.
+ Vùng có đội ngũ lao động dồi dào.
+ Vùng có một vị trí thuận lợi
2.2.2. Lý luận về lợi thế cạnh tranh
- Lợi thế cạnh tranh: Khi những ưu thế về điều kiện tự nhiên giống nhau
giữa các vùng thì con người tạo ra yếu tố chủ quan là lợi thế cạnh tranh.
- Ví dụ:

+ Vùng có một hệ thống giao thông tốt.
2
+ Vùng có cơ sở hạ tầng hiện đại
+ Vùng có đội ngũ lao động có trình độ cao
2.3. Vai trò của ngành nông nghiệp
Nông nghiệp ngày nay có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng có tính
chất quyết định đối với sự ổn định và phát triên kinh tế của mỗi quốc gia, phát
triển nông nghiệp là cơ sở dẫn đến thành công của chương trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và sự giàu có của đất nước. Nhất là các nước đang phát triển, các
nước đông dân, nơi mà 3/4 dân số sống ở nông thôn, lương thực luôn là vấn đề
hết sức quan trọng vì sản xuất thì có hạn mà dân số lại quá đông. Vai trò của
nông nghiệp rất to lớn được tập trung thể hiện qua các ý nghĩa chủ yếu sau:
2.3.1. Sản xuất nông nghiệp nó cung cấp và đảm bảo mọi nhu cầu về
lương thực, thực phẩm cho cả về chất lượng lẫn số lượng.
Nhu cầu về đời sống hàng ngày càng được nâng cao và thay đổi thường
xuyên dẫn đến sản xuất lương thực không những đảm bảo được hàm lượng dinh
dưỡng tối thiểu hàng ngày cho mỗi người, mà còn phải tạo nên cơ cấu đa dạng
của mỗi bữa ăn.
Do lương thực, thực phẩm làm ra từ sản xuất nông nghiệp là cơ sở cho sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên từ cách đây khoảng 1.000 năm khi
mà con người phát triển trồng trọt, chăn nuôi tạo ra được cơ sở lương thực, thực
phẩm khá ổn định thì dân số trên thế giới mới bắt đầu phát triển ổn định.
2.3.2. Đối với vấn đề phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp còn góp
phần thúc đẩy nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực sản xuất:
- Trước hết, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của sản xuất công nghiệp
bằng việc nó cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp hoạt
động. Nó vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm của ngành công
nghiệp như: Máy móc nông nghiệp, các loại phân bón và thuốc trừ sâu, tiêu thụ
sản phẩm hàng tiêu dùng. Đồng thời với dân số và lao động rấ đông hoạt động
trong ngành nông nghiệp thì một bộ phận sẽ tách ra cung cấp lao động cho ngành

công nghiệp cũng như ngành kinh tế khác khi nông nghiệp phát triển. Nông
nghiệpcòn góp phần tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp.
3
- Sản xuất nông nghiệp còn tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu với khối
lượng ngày càng lớn, nhiều chủng loại và chất lượng ngày càng cao do ứng dụng
của khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học. Nhất là những nước có truyền
thống phát triển nông nghiệp, những nước nhiệt đới đã có nhiều mặt hàng xuất
khẩu có giá trị kinh tế cao, được thị trường thế giới ưa chuộng như chè, lúa gạo,
cà phê, cao su, ca cao…
- Trong cơ cấu ngoại thương của nhiều nước, cho đến ngày thì giá trị hàng
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất cao trên 50%, thậm chí
từ 70 - 80%.
- Ngoài ra sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh còn góp phần thúc đẩy
các hoạt động dịch vụ phát triển, tạo điều kiện vững chắc để đẩy mạnh phân công
lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đất nước và cơ cấu ngành. Nhiều quốc gia đã vượt qua chặng
đường từ nông nghiệp đi lên thành nước công nghiệp phát triển, nông nghiệp tuy
chiếm tỷ lệ nhỏ bé trong cơ cấu kinh tế đất nước cả về lao động xã hội thu nhập
song lại tạo ra một khối lượng sản phẩm dư thừa cho toàn xã hội.
2.3.3. Đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội và tài nguyên môi trường,
sản xuất nông nghiệp cũng có tác động tích cực đến nhiều khía cạnh khác nhau.
- Sản xuất nông nghiệp giải quyết việc làm cho một bộ phận rất lớn lao
động xã hội, thu hút lao động dư thừa, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế
- xã hội cấp bách nhất hiện nay và trong nhiều năm tới đó là vấn đề việc làm và
đời sống cho người lao động.
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp còn tạo điều kiện thay đổi bộ mặt làng
xã, thay đổi bộ mặt phát triển kinh tế nông thôn nhờ áp dụng công nghiệp hoá
nông nghiệp. Và khi kinh tế nông thôn phát triển sẽ góp phần nâng cao đời sống
tinh thần, đời sống vật chất cho nông dân, xoá dần cách biêt giữa thành thị và
nông thôn. Được như vậy nó sẽ góp phần làm thay đổi sự phân bố dân cư: điều

hoà bớt dân cư từ vùng đông dân đến nhưng vùng có tiềm năng lớn về sản xuất
nông nghiệp, khi nông thôn phát triển sẽ hạn chế sự di cư dòng người từ nông
thôn ra thành thị (ở những nước đang phát triển), đồng thời tạo ra dòng người di
cư ngược lại từ thành thị về nông thôn ngày càng đông (ở các nước phát triển) vì
4
những nướcnày thì công nghiệp phát triển, môi trường bị ô nhiễm nặng, ồn ào
còn nông thôn lại có không khí trong lành mát mẻ phù hợp với người già, người
nghỉ hưu.
- Việc xây dựng một nền nông nghiệp sẽ góp phần đắc lực vào giải quyết
các mặt cơ bản những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay.
2.4. Đặc điểm của ngành nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp có rất
nhiều đặc điểm nhưng có một số đặc điểm nổi bật sau đây:
2.4.1. Sản xuất nông nghiệp là cơ sở cốt lõi để phân biệt nông nghiệp
với công nghiệp.
- Nông nghiệp coi đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, còn các cây trồng
vật nuôi là đối tượng lao động. Vì thế quy mô sản xuất rộng, trình độ phát triển,
mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
đều lệ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng đất đai.
+ Đất đai nói chung có 2 thuộc tính quan trọng: Xét về mặt kinh tế nó bao
gồm đất đai vật chất và đất đai tư bản. Xét về độ phì của đất thì có độ phì tự
nhiên và độ phì kinh tế.
- Vật chất là lãnh thổ với các thuộc tính tự nhiên, bất biến của nó, là sản
phẩm của tự nhiên, phát triển theo quy luật tự nhiên. Đất đai tư bản là sản phẩm
lao động của con người. Sự khác nhau giữa đất đai, vật chất với đất đai tư bản là
đất đai - vật chất không hề bị hao mòn, còn đất đai tư bản có thể suy giảm quá
trình sản xuất nếu phương thức canh tác không hợp lý.
- Từ đặc điểm trên nổi lên một số vấn đề:
+ Do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên hoạt động nông nghiệp phân
bố trên phạm vi rộng lớn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp thường tập trung ở
những vùng đất màu mỡ.

+ Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa diện tích và giữ độ phì của đất
trong việc sử dụng đất. Nếu chỉ chú ý mở rộng diện tích mà không bảo vệ đất sẽ
làm cho đất đai - tư bản và độ phì kinh tế của đất suy giảm dẫn đến hiệu quả khai
thác đất không cao. Ngược lại cũng không thể làm cho hiệu quả kinh tế được
nâng cao khi đầu tư quá nhiều vồn vào một đơn vị diện tích nhất định mà không
quan tâm đến việc mở rộng diện tích.
5
+ Tại các nước đông dân, bình quân diện tích nông nghiệp theo đầu người
thấp và ngày càng giảm (ở Việt Nam bình quân chưa đầy 0,1 ha trên đầu người). Và
trong thực tế người ta lại lấy đi nhiều diện tích đất màu mỡ để làm đường xá, công
trình công nghiệp, phát triển khu dân cư hoặc canh tác không hợp lý sẽ làm nhiều
diện tích đất mất khả năng trồng trọt vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý tiết kiệm.
+ Trong điều kiện hiện nay, vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không
thể bỏ qua đặc điểm trên. Sự ra đời của một đơn vị sản xuất nông nghiệp phải
gắn liền với tư liệu sản xuất là hàng đầu.
2.4.2. Trong nông nghiệp, thời gian lao động không trùng với thời
gian sản xuất, tính mùa vụ thể hiện rõ rệt.
- Thời gian lao động là thời gian có tác dụng đối với sản phẩm. Còn thời
gian sản xuất được hiểu là thời gian mà sản phẩm đang trong quá trình sản xuất,
nó bao gồm cả thời gian mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp là cơ thể sống (cây trồng, vật
nuôi), chứ không phải là vật vô tri vô giác. Quá trình sinh học của chúng diễn ra
thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau: giai doạn này là sự tiếp tục của
giai đoạn trước và tạo tiền đề cho giai đoạn sau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng
dài hơn thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Do mỗi loại sinh vật
đều phát triển theo mùa và đòi hoi thời gian nhất định nên có thời gian sinh hoạt
có thể tự phát triển mà không cần sự tác động của con người bằng lao động. Vì
vậy, sản xuất nông nghiệp có lúc lao động dồn dập, khẩn trương và có lúc lại
nhàn rỗi. Do đó, việc sử dụng lao động và đất đai như thế nào cho hợp lý là điều
cần thiết, phải đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá và

phát triển tổng hợp sản phẩm nông nghiệp.
Mặt khác, do sự không phù hợp về thời gian lao động và thời gian sản
xuất là nguyên nhân nảy sinh tính mùa vụ. Vì thế, khi phân bố sản xuất nên chọn
những cây con có thời gian sinh trưởng không trùng nhau, phát triển thêm ngành
nghề ở nông thôn và tạo ra nhiều hàng hoá cho xã hội.
- Hiện nay việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp cũng rút ngắn được thời gian sản xuất nhưng chỉ đạt ở mức độ hạn
chế nhất định. Bởi vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, có quá
6
trình sinh trưởng và phát triển riêng, tuân thủ theo tuần tự những giai đoạn mà
không thể bỏ qua được.
Như vậy, để xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý cần lựa cọn các loại cây
trồng, vật nuôi có thời gian lao động và thời gian sản xuất phù hợp với điều kiện
cụ thể của lãnh thổ trong quá trình phân bố sản xuất nông nghiệp.
2.4.3. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất chặt chẽ vào điều kiện tự
nhiên, nhất là đất đai, khí hậu và nguồn nước. Đó là 3 yếu tố tác động mạnh
và thường xuyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi)
nên để tồn tại và phát triển chúng cần được đáp ứng đầy đủ 5 yếu tố cơ bản: nhiệt
độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng. Mỗi yếu tố có một vai trò
riêng, chúng kết hợp và tác động lẫn nhau trong một thể thống nhất. Một yếu tố
thay đổi sẽ làm thay đổi hàng loạt các kết hợp khác nhau gây ảnh hưởng tới sản
xuất nông nghiệp.
- Mỗi yếu tố trên và sự kết hợp giữa chúng phụ thuộc vào tính quy luật
theo lãnh thổvà tính quy luật thoe mùa (mỗi vùng lãnh thổ, mỗi mùa khác nhau, 5
yếu tố trên và sự kết hợp giữa chúng có thay đổi khác nhau). Mặt khác, sản phẩm
nông nghiệp là sản phẩm ngành trồng trọt, sản phẩm ngành chăn nuôi, trong quá
trình phát triển có khả năng tự thích ứng với điều kiện thay đổi, nhưng không
phải là vô hạn. Vì vậy, cần hiểu rõ điều kiện tự nhiên để phân bổ cây trồng và vật
nuôi thích hợp; có kế hoạch phòng chống, hạn chế những tác hại của tự nhiên đến

sự phát triển nông nghiệp.
Trên thực tế, do phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, sản xuất nông nghiệp đã
dẫn đến:
+ Sự tồn tại các nền nông nghiệp đặc trưng cho từng đới tự nhiên (các
vành đai, các đới lúa nước, lúa mì …)
+Tuân thủ tính mùa vụ và có cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp.
+ Tính bấp bênh và thiếu ổn địnhlà điều sản xuất nông nghiệp khó tránh khỏi.
Ngoài ra do sản phẩm nông nghiệp còn mang nặng tính tự nhiên. Hoạt
động nông nghiệp có liên quan với quá trình tái sản xuất sinh vật và quá trình tạo
nên các sản phẩm hữu cơ, cho nên sản phẩm nông nghiệp có khả năng tái sản
7
xuất. Nông nghiệp không những cung cấp sản phẩm cần thiết cho xã hội mà con
cho cả chính mình để tái sản xuất (hạt giống, con giống). Vì vậy, quá trình tái sản
xuất trong nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm với số lượng lớn gấp hàng chục,
hàng trăm, hàng ngàn lần so với sản phẩm ban đầu (lúa, ngô …)
2.4.4.Sản xuất nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng
hoá, đây được coi là đặc điểm quan trọng của nền nông nghiệp hiện đại.
- Nền nông nghiệp cổ truyền trước đây: Công cụ sản xuất thủ công, phân bố
phân tán, manh mún, khối lượng sản phẩm chưa nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu tại
chỗ.
- Nền nông nghiệp hiện đại: Sản xuất xuất bằng máy móc cơ giới, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất tập trung và tạo ra khối
lượng sản phẩm ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tạo nên nguồn hàng
hoá để trao đổi thu lợi nhuận (xuất khẩu) - đó là nền nông nghiệp hàng hoá.
- Quá trình hình thành và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đã dẫn tới
quá trình hình thành các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp, và đặt ra yêu cầu
sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông
sản. Quá trình và các hình thức tổ chức sản xuất này sẽ làm tăng giá trị của sản
phẩm nông nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sản xuất, giảm bớt tính
mùa vụ, sử dụng đất đai và lao động ngày càng hợp lý, khối lượng và chất lượng

sản phẩm tăng, giảm hao phí sản phẩm và chi phí vận chuyển dẫn đến giảm giá,
đảm bảo sơ chế kịp thời tất cả những điều đó tạo điều kiện huy động hết tiềm
năng ưu thế của từng vùng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
8
PHẦN BA
GIỚI THIỆU VÙNG
3.1. Điều kiện tự nhiên của vùng
3.1.1. Vị trí địa lý
Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm17 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh phúc,
Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng
Ninh. Với diện tích rộng lớn 102.9 nghìn km
2
(chiếm 30.7% của cả nước) số dân
chiếm 14.4% dân số cả nước (2002). Vùng có một vị trí địa lý đặc biệt, giáp với
Thượng Lào và có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt và đường ô tô với các
tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái …
với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới, thông qua các
cảng Cửa Ông, Hồng Gai và cảng Cái Lân.
Trung du và miền núi phía Bắc kề liền với đồng bằng Sông Hồng, phía
Đông là vịnh Bắc Bộ, một vùng biển giàu tiềm năng. Với đường bờ biển kéo dài
từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trung du và miền
núi phía Bắc không chỉ có phần đất liền rộng lớn còn có cả vùng biển giàu tiềm
năng ở phía Đông Nam. Bên cạnh vị trí về kinh tế, vùng còn có ý nghĩa đặc biệt
về quốc phòng.
3.1.2. Tài nguyên của vùng
a. Đất đai, rừng:
* Đông Bắc:
Thổ nhưỡng của vùng chủ yếu là đất đỏ vùng và thẫm đen có nguồn gốc
từ đá mẹ Granit hoặc đá vôi phong hoá.

Quỹ đất có khả năng sử dụng vào nông, lâm nghiệp, nhìn chung khoảng 5
triệu ha (trong đó nông nghiệp khoảng 1 triệu ha, lâm nghiệp khoảng 4 triệu ha),
diện tích đã sử dụng 2.4 triệu ha, chiếm 48% so với tiềm năng.
Đất đai cùng với khí hậu của vùng tạo điều kiện cho phát triển cây công
nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây là vùng chè lớn nhất của cả nước,
9
với các vùng chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên bái, ở vùng
núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng cây
thuốc quý (tam thất, dương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả …), các loại cây ăn quả
(mận, đào, lê) ở SaPa có thể trồng cây mùa đông và sản xuất hạt giống rau quanh
năm. Không những thế Đông Bắc còn có thể giành ra một số diện tích tương đối
lớn để phát triển các khu, cụm công nghiệp và hình thành các đô thị mới. Song
songvới tiềm năng về cây công nghiệp dài ngày, cây dược liệu và cây ăn quả,
vùng còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc (lớn, nhỏ) như trâu, bò, dê, ngựa.
Về tài nguyên rừng, xưa kia đây là một trong những vùng có nhiều rừng.
Hiện nay do khai thác rừng bừa bãi và áp lực của sự gia tăng dân số, rừng gần
như bị tàn phá triệt để. Rừng nguyên sinh hầu như không còn hoặc còn ít ở
những vùng hiểm trở. Độ che phủ hiện tại còn 17%. Do đó việc trồng và tu bổ lại
rừng là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế- xã hội
của vùng Đông Bắc.
* Tây Bắc
Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp chiếm 9.92% đất lâm nghiệp
13.18%, đất chuyên dùng 1.75% và đất chưa sử dụng 75.13%. Điều đó cho thấy
Tây Bắc còn nhiều đất hoang hoá. Đất ở đây có hai dạng đất chính là đất núi đỏ
vàng và đất bồi tụ giữa núi cũng như bồi tụ dọc hai bên bờ thung lũng sông. Về
chất lượng, các loại đất đều tương đối tốt. Tuy nhiên, loại đất núi đỏ vàng ở các
cây hàng năm và các dạng hoạt dộng canh tác khác như du canh, du cư, khai thác
rừng bừa bãi.
Vùng Tây Bắc cũng có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhờ những đồng
cỏ rộng lớn, khí hậu thích hợp, đặc biệt là nuôi bò lấy thịt và sữa ở cao nguyên

Mộc Châu (Sơn La).
Tài nguyên của vùng đã bị khai thác mạnh. Do đó, việc trồng và khôi phục
lại vốn rừng đã chặt mất là nhiệm vụ vô cùng cấp bách.
b. Khoáng sản
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản lớn nhất nước ta.
Lòng đất ở đây giàu than, quặng sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, apatít.
10
Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương,
Thái Nguyên) vùng than Quảng Ninh (trữ lượng 3 tỷ tấn, chủ yếu là than
antraxit) là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Khu
vực Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng - niken (Sơn La), đất
hiếm (Lai Châu). Khu Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại đáng kể hơn cả là mỏ sắt
(Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), kẽm - chì ở Chợ Điền (Bắc Cạn), đồng -
vàng (Lào Cai). Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc
mỗi năm để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khoáng sản phi kim loại đáng kể
có apatit (Lào Cai) trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, sản xuất khoảng 600 nghìn
tấn/năm, được sử dụng để sản xuất phân lân.
3.1.3. Khí hậu
- Trung du và miền núi phía Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa
đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vùng núi
và trugn du Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng là nơi chịu ảnh hưởng
mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, là khu vực mùa Đông lạnh nhất nước ta. Vùng
núi Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng yếu hơn của gió lạnh mùa đông, nhưng do nền
địa hình cao nên mùa đông cũng vẫn lạnh.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng.
3.2.1. Tình hình dân số - lao động
a. Đông Bắc
- Năm 1990 dân số của vùng Đông Bắc là 9.4 triệu người năm 1984 là
10.6 triệu người và đến năm 2002 là 9.05 triệu người mật độ dân số trung bình
142 người/km

2
.
- Đông Bắc có tỷ lệ dân số đô thị là 19% (năm 2002) thấp hơn mức trung
bình của cả nước và rất không đều giữa các tỉnh, cao nhất là ở Quảng Ninh (47%)
thấp nhất chỉ khoảng vài phần trăm các đô thị trong vùng được hình thành trên cơ
sở một số điểm công phát triển đã tác động đến cuộc sóng của cộng đồng dân cư.
Sự phân bố dân cư hiện nay đang đặt ra phần vấn đề cần phải giải quyết để đảm
bảo sự phát triển nhanh và bền vững của vùng.
- Vùng Đông Bắc là vùng có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất trong cả nước
với khoảng 30 dân tộc người kinh chiếm 66.1% người Tày 12.4% người Nùng,
11
7.3 người Dao, 4.5% người H’Mông, 3.8% … Vùng Đông Bắc là nơi sinh sống
tập trung của một số dân tộc trong đại gia đình của các dân tộc Việt Nam 93%
người Tày, 98% người Sán Chay, 95% người Sán Dìu, 95% người Nùng… So
với dân số của cả nước.
b. Tây Bắc
- Mật độ dân số của vùng Tây Bắc rất thấp và không đồng đều. Nơi tập
trung đông nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung (nông- lâm
nghiệp) các thị Tứ và trên các trục đường giao thông. Đó là thị xã Lai Châu 307
người/km
2
, thị xã Sơn La 156 người/km
2
huyện Mộc Châu 202 người/km
2
, thị xã
Hoà Bình 124 người/km
2
, huyện Kỳ Sơn 189 người/km
2

… Trái lại ở các khu vực
núi cao thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống nên mật độ dân cư rất thấp:
Mường Té 7 người/km
2
, Mường Lay 13 người/km
2
, Sìn Hồ 25 người/km
2

- Bình quân mật độ dân cư của toàn vùng là 66 người/km
2
trong khi đó ở
Điện Biên 46 người/km
2
, Lai Châu 35 người/km
2
, Sơn La 67 người/km
2
.
Mật độ dân số tăng dần từ vùng cao xuống vùng thấp, từ những khu vực đi
lại khó khăn đến những nơi có nhiều đường giao thông đi lại thuận tiện.
Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 968 nghìn người, trong đó có
878 nghìn lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm 90.7%
tổng số lao động).
Như vậy còn 9.3% số lao động chưa có việc làm. Lao động của khu vực
nông nghiệp chiếm ưu thế 76.6% công nghiệp chỉ có 23.4%.
- Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng lao động ước khoảng 163.000
(chiếm 18.8% lực lượng lao động)
3.2.2. Văn hoá, y tế, giáo dục
a. Đông Bắc:

- Đông Bắc có nhiều dân tộc khác nhau như Tày, Nùng, Mường, Thái,
Cua Lan, Sán Chỉ, H’Mông … mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá độc đáo phản ánh
tập quán sản xuất và sinh hoạt của riêng mình. Tất cả điều đó tạo nên một tổng
thể văn hoá đa dạng và phong phú.
12
- Những giá trị lịch sử văn hoá kết hợp với phong cảnh tự nhiên như vịnh
Hạ Long, động Tam Thanh, núi Tam Đảo, vùng rừng Bắc Kạn, Yên Bái đã trở
thành tiềm năng lớn đối với kinh tế và dịch vụ du lịch.
- Trong vùng có một số khu tập trung công nghiệp với lịch sử hình thành
hàng chục năm. Nên đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ khá
đông đảo. Toàn vùng có 16.22% lao động có trình độ sơ cấp trở lên, thấp hơn
trình độ trung bình của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (23,6%),
trong đó có 8 vạn người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
- Có sự chênh lệch đáng kể về trình độ học vấn và chuyên môn; khoa học
kỹ thuật của nguồn nhân lực giữa các tỉnh trong vùng, các tỉnh như Lạng Sơn,
Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ có tỉ lệ chưa biết chữ rất thấp (3-
6%) tỉ lệ người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt khoảng 15-25%.
Các tỉnh còn lại có tỉ lệ người chưa biết chữ cao (12-20%).
b. Tây Bắc:
- Tây Bắc là vùng có mật độ dân cư thưa thớt so với các vùng trong cả
nước, so với Đông Bắc vùng này được khai thác muộn hơn dân cư trong vùng
chủ yếu là các dân tộc ít người, nhìn chung trình độ dân trí trong vùng còn thấp.
- Cơ cấu thành phần dân tộc trong vùng có nhiều biến đổi theo thời gian
nhất là từ sau Cách mạng tháng tám đến nay. Trước đây vùng chủ yếu là người
Thái, H’Mông, sau chiến thắng Điện Biên Phủ một bộ phận quân đội giải ngũ ở
lại làm kinh tế và đồng bào miền xuôi được điều động lên xây dựng kinh tế mới,
cộng với lực lượng lao động kỹ thuật (giáo viên, y bác sĩ, kỹ sư, công nhân kỹ
thuật …) được bổ sung hàng năm đã làm cho thành phần dân tộc trong vùng có
sự thay đổi cơ bản góp phần to lớn vào việc mở mang dân trí, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội.

- Điểm nổi bật của Tây Bắc là một vùng dân tộc đặc thù trình độ dân trí
vào loại thấp nhất toàn quốc. Năm 2002 số người chưa biết chữ trong độ tuổi lao
động chiếm 18.09%, số lao động có trình độ sơ cấp trở lên chiếm 10.93%.
3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của vùng
Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn phát triển nhiều ngành công
nghiệp quan trọng như khai khoáng và thuỷ điện. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp
13
đa dạng, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn
đới. Các thành phố công nghiệp đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.
. Nông nghiệp:
Lúa và ngô là cây lương thực chính, cây lúa chủ yếu được trồng ở một số
cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn
Chân (Yên Bái), Hoà An (Cao Bằng), Đại Từ (Thái Nguyên). Ngô được trồng
nhiều ở trên các nương rẫy.
Nhờ điều kiện sinh thái phong phú nên sản xuất nông nghiệp có tính đa
dạng về cơ cấu sản phẩm (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới) và tương đối tập trung
về quy mô. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường như: chè, hồ, hoa quả (vải
thiều, mận, mơ, lê, đào …). Thương hiệu chè Mộc Châu (Sơn La), chè Sen (Hà
Giang), chè Tân Cương (Thái Nguyên) được nhiều người ưa chuộng.
Nhờ việc giao đất, giao rừng lâu dài cho hệ nông dân mà nghề rừng phát triển
mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp, góp phần nâng cao đời sống các dân tôc và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Đàn trâu ở trung du và miền núi phía Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả
nước (57.3%). Chăn nuôi lợn cũng phát triển, đặc biệt ở các tỉnh trung du, chiếm
khoảng 22% đàn lợn của cả nước (năm 2002). Nghề nuôi cá, tôm ở ao, hồ, đầm
và vùng nước mặn, nước lợ ven biển tỉnh Quảng Ninh bắt đầu đem lại hiệu quả
kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu
quy hoạch chưa chủ động được thị trường.
14
PHẦN BỐN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng Trung du
và miền núi phía Bắc.
4.1.1. Lợi thế so sánh
a. Vùng Đông Bắc:
- Vị trí: Đông bắc nước ta phía Bắc giáp với Đông Nam Trung Quốc, phía
Tây giáp với Tây Bắc, phía Nam giáp với Đồng bằng Bác bộ và phía đông giáp
với Biển Đông cho nên vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng tạo nên lợi thế so
sánh của vùng là trao đổi hàng hoá giao lưu buôn bán trong và ngoài nước.
- Khoáng sản: Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta với các
loại khoáng sản như:than, upatít, sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc…chúng đượ coi là
những tài nguyên quan trọng để phát triển công nghịêp nước ta.
- Khí hậu: Vùng có khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý
như: tam thất, đương quy, đoõ trọng, hồi, thảo quả…ở Phú Thọ, Phú Yên, Yên
Bái và ở SâP có thể trồng cây mùa đông và sản xuất hạt giống rau quanh năm.
- Về lịch sửm văn hoá: Đông Bắc được coi là cái nôi của dân tộc (nơi Âu
Cơ đẻ trăm trứng nở thành trăm người con) vùng đã để lại những di tích lịch sử
hiển hách như: Chi Lăng, Bạch Đằng Giang…ngoài ra vùng có những giá trị lịch
sử và văn hoá kết hợp với phong cách tưn nhiên như Vịnh Hạ Long, động Tam
Thanh, Nhi Thanh, núi Tam Đảo…trở thành tiền năng về dịch vụ du lịch.
- Lao động: Trình độ học vấn và chuyên môn của dân cư và nguồn nhân
lực của vùng khá cao và tập trung ở nhóm tuổi khá trẻ 15 - 29 tuổi là một lợi thế
của vùng trong việc phát triể công nghiệp, tiếp nhận kỹ thuật mới.
15
b. Vùng Tây Bắc.
- Vị trí: Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, phía Đông
giáp với vùng Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng, phía Nam giáp với Bắc Trung
Bộ cho nên vùng có những lợi thế đặc biệt trong việc trao đổi hàng hoá và bảo vệ
Tổ quốc.
- Sông ngòi: Tây Bắc là đầu nguồn của vài hệ thống sông lớn như: Sông

Đà, sông Mã, sông Bôi. Với địa thế lưu vực rất cao lòng sông chính và các chi
lưu rất dốc và có nhiều thác ghềnh đã tạo nên nền thuỷ năng lớn nhất Việt Nam
33tỉ Kw/hchiếm 30% tổng tiềm năng thuỷ điện của cả nước.
- Khoáng sản: Tây Bắc có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn như: than
khoảng 10 triệu tấn, Niken - Đồng - vàng khoảng 980 tấn đồng, 4,4 tấn vàng đât
hiếm ở Tây Bắc có tiềm năng rất lớn với quy moo vào loại lớn nhất của Việt
Nam đặc biẹt là các mỏ nước nóng và suối nước khoáng có 16 điểm có giá trị sử
dụng cao.
- Lịch sử văn hoá: Vùng Tây Bắc là vùng có nghề rèn, chế tạo công cụ
tinh sảo có tiếng từ lâu đời. Người Thái làm lương giỏi, dệt vải và những tấm thổ
cẩm hoa văn đẹp đẻ trang trí. Người HMông giỏi làm ruộng bậc thang, trồng lúa,
ngô, các cây thuốc.
4.1.2. Lợi thế cạnh tranh.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy phát triển hơn các vùng khác nhưng chất
lượng còn thấp.
- Trình độ trong thiết bị kỹ thuật của các cơ sở trong công nghiệp hiện nay
nhìn trung là lạc hậu( tỉ lệ thiết bị có trình độ tương đối như mới chiếm 1/3) sản
phẩm làm ra kém chất lượng, khó cạnh tranh trên thị trường.
- Vùng hiện đang còn ở điểm xuất phát chưa cao, sự phát triển của vùng
chưa tương xứng với khả năng hiện có. Vì thế tác dụng của nó đối với nền kinh
tế cả nước còn khiêm tốn.
- Vùng nằm gần khu vực phát triển nhanh của Trung Quốc do đó việc
cạnh tranh gặp nhiều khó khăn và hơn nữa còn bị ảnh hưởng trực tiếp những tình
huống phức tạp trên biển Đông và biên giới phía Bắc.
16
4.2. Thực trạng phát triển của nghành nông nghiệp của vùng trung
du và miền núi phía bắc.
4.2.1. Cơ cấu nghành nông nghiệp.
a. Đông Bắc: Về nông nghiệp Đông Bác có khả năng phát triển tập đoàn
giống cây trồng, vật nuôi khá đa dạng và phong phú vừa mang sác thái của nền

nông nghiệp nhệt đới , vừa có nét của nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới với
những cây như mơ, mận, đào, táo, hồng, đại mạch…Tuy nhiên cho đến nay nông
nghiệp của vùng vẫn chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng đặc thù này để sán
xuất nhiều loại nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhắm thoả mãn nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
- Cơ cấu nghành nông nghiệp của Đông Bắc thời gian qua vẫn chủ yếu là
ttrồng trọt. Tỉ trọng nghành trồng trọt chiếm tới 71% chăn nuôi 29% trong tổng
giá trị tăng ngành nông nghiệp. Trong trồng trọt thì cây lương thực vần giữ vị trí
hàng đầu chiếm 63,5% giá trị của nghành trồng trọt. Trong thời gian qua cơ cấu
sản xuất nông nghiệp của vùng đã có chuyển dịch theo hướng cơ cấu sản xuất
hàng hoá. Một số loại cây con nhưu cây ăn quả, con nuôi đặc sản được trú trọng
sản xuất và đã hình thành hơn và đã thành những vùng sản xuất tập trung chuyên
môn hoá. Các vùng sản xuất đó là:
+ Vùng trọng điểm sản xuất lúa và ngô thâm canh trên các cánh đonggf
lớn ở Tràng Định, Hoà An, Đông Khê, Mường Lò, Yên Sơn và một số thung
lũng của các tỉnh.
+ Vùng sản xuất đậu tương ở Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang.
+ Vùng mía ở Lạng Sơn (huyện Cao Lộc, Lộc Bình) Yên Bái (Văn Yên và
Trấn Yên) Tuyên Quang (tập trung ở 18 xã và nông trường 23/6 thuộc huyện Sơn
Dương) Cao Bằng.
+ Các vùng chè tập trung ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái
Nguyên, Phú Thọ và những nơi khác có điều kiện thích hợp như Bắc Giang,
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.
+ Các vùng cà phê, chè ở Lạng Sơn (tập trung ở huyện Hữu Lũng, Tràng
Định, Bình Gia) khu vực phụ cận Thái Nguyên (tập trung ở huyện Phú Lương,
17
Đại Từ, Đồng Hỷ) Tuyên Quang (Hâm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hoá) Yên Bái, Cao
Bằng (Nguyên Sơn, Hoà An và lưu vực xung quanh thị xã).
+ Các vùng cây ăn quả Bắc Hà (Lào Cai) Ngân Sơn (Cao Bằng), vùng Na
huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) vùng Hồng ở Lạng Sơn (tập trung ỏ huyện Cao Lộc

và khu vực xung quanh thị xã).
+ Vùng cam, quýt, bưởi, hồng ở Lục yên, Yên Bình, vùng vải thiều ở
huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
+ Vùng chăn nuôi lợn tập trung ở Bắc Ninh (xung quanh đô thị và khu
vực tập trung công nghiệp như ở Hạ Long, Cẩm Phủ, Đông Bí, Đông Triều, Yên
Hưng) ở Phú Thọ (Việt Trì, Phong Châu).
+ Ngành thuỷ sản Đông Bắc chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất thuỷ
sản của cả nước (5% GDP toàn ngành) nhưng lại nằm trong vùng ngư trường
đánh bắt của vịnh Bắc Bộ, vùng Biển Đông Bắc với nhiều bãi cá và hàng ngàn
hòn đảo có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng và là vùng có nhiều diện
tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Ngành đánh bắt cá thuỷ sản
nước lợ chủ yếu tập trung ở vùng ven biển Quảng Ninh.
- Về Lâm nghiệp trong những năm quá, vùng này có những nỗ lực nằm
trước mắt phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dần dần khôi phục vốn rừng đã bị mất.
Đây là một trong những vùng vốn rừng bị giảm sút nghiêm trọng nhất ở nước ta.
Hình thức khai tác bừa bãi để lấy gỗ và phá rừng để làm nương, làm rẫy khai
thác khoáng sản gây nên tình trạng phá rừng đáng kể, có nhưũng mương sâu khai
tác than từ thời Pháp cho đến nay chưa hề có lại những thảm thực vật thứ sinh.
- Trong vùng đã xây dựng được một số nông trường cung cấp nguyên liệu
cho ngành giấy (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái …) và gỗ trụ mỏ
(Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
- Được thiên nhiên ưu đãi vùng Đông Bắc có bãi biển Trà Cổ, có Vịnh Hạ
Long, một di sản thiên nhiên của thế giới với phong cảnh đựp, nhiều hang động ở
Lạng Sơn, Cao Bằng, vườn Quốc Gia ở Ba Bể và nguồn tài nguyên nhân văn
phong phú (các di tích lịch sử, đền, chùa …) nguồn tài nguyên đó là cơ sở để
phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan
18
thắng cảnh, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái … ngành du lịch trong vùng đang
có xu hướng phát triển mạnh với sự phát triển và Hạ Long.
b. Tây Bắc:

- Trong nông nghiệp phát huy thế mạnh cây công nghiệp diện tích chè
năm cao nhất (1993) là 6.500 ha chiếm 10.25% diện tích chè trong cả nước. Năm
2001 diện tích chỉ còn lại 5.400 ha trong những năm gần đây ở một số nơi trong
vùng đang phát triển cây cà phê để xuất khẩu. Cây công nghiệp ngắn ngày nhiều
nhất là Mía ở Tây Bắc đang xây dựng vùng chuyên canh cây Mía Hoà Bình (trên
2 ngàn ha) ngoài ra còn có một vài vùng mía quy mô nhỏ, chế biến thủ công như:
Điện Biên, Bình Lư … các cây công nghiệp khác là Đỗ Tương (11.6 ngàn ha)
phân bố phân tán tất cả các tỉnh trong vùng. Bông chủ yếu ở nông trường Tô
HIẹu (Sơn La) nhưng quy mô nhỏ. Một sản phẩm khác có giá trị là Cánh Kiến
phát triển nhiều ở Hoà Bình.
- Ở Tây Bắc nổi lên thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn, bởi lẽ trong vùng
có những đồng cỏ liên dải, nhiều địa phương có truyền thống chăn nuôi nổi tiếng
như Trâu, giống huyện sông Mã (Hoà Bình) nuôi trâu đàn của người Thái, người
Mường. Đến năm 2002 đàn trâu có 390,2 nghìn con (chiếm khoảng 13.9% đàn
trâu cả nước, đàn bò có 182 ngàn con (chiếm 4.5% đàn bò cả nước) đáng chú ý là
đàn Bò sữa được nuôi ở Mộc Châu (Sơn La) và ngày càng có triển vọng. Ngoài
ra còn có Cừu ở Sơn La, dê ở Hoà Bình, ngựa ở Lai Châu … tính bình quân mỗi
ha đất nông nghiệp đã có 1.19 con trâu, bò. Đàn lợn gắn liền với vùng sản xuất
lươn thực năm 2002 cả vùng có 1051 nghìn con chiếm 4.5% đàn lợn cả nước.
- Về lương thực, từng bước giảm lúa đồi, phát triển lúa nước. Xây dựng
các cánh đồng miền núi như Mường Thanh, Bắc Yên, Phú Yên, Văn Chấn, Bình
Lư … và phát triển ruộng bậc thang. Vì vậy diện tích cây lương thực có hạt đến
năm 2002 đạt 263 nghìn ha (chiếm 3.10% diện tíchcây lương thực cả nước) trong
đó có diện tích cây lúa là 140.8 nghìn ha (chiếm 2.06% diện tích lúa cả nước).
Sản xuất lương thực của cả vùng 741.8 nghìn tấn, trong đó có 314.7 nghìn tấn
lúa. Về cơ cấu cây lương thực, lúa chiếm 61.0% sản lượng lương thực của vùng,
hoa mầu 39% chủ yếu là Ngô, Sắn. Một vấn đề đặt ra là Tây Bắc có điều kiện
thuận lợi để phát triển cây ngô trên các cao nguyên đá vôi, trong các thung lũng
19
và các ven sông. Với phương thức chuyển từ hoa mầu, lương thực thành thực

phẩm động vật, cây ngô Tây Bắc gắn liền với đàn bò thịt, sữa trên quy mô lớn.
Trong tương lai Tây Bắc sẽ có nguồn thực phẩm động vật xuất khẩu, đóng góp
cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Vùng Tây Bắc đã hình thành một số cây con gắn với công nghiệp chế
biến, tạo nguồn hàng hoá để xuất khẩu như chè Lương Sơn, bò sữa, chè và cây ăn
quả ở Mộc Châu, vùng cây ăn quả ở Hưng Châu, vùng ngô, bông ở Mai Sơn
(Sơn La) vùng chè tam đường (Phòng Thể, Lai Châu …). Sản lượng lương thực
và các loại cây trồng khác đều tăng khá, nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế.
- Về lâm nghiệp do có sự đổi mới về chính sách và nhờ có sự quan tâm
của các tổ chức quốc tế, phong trào trồng rừng, phủ xanh đất chống đồi núi chọc
đã được phát triển mạnh mẽ, diện tích rừng tự nhiên bước đầu được bảo vệ, diện
tích đất chống đồi núi chọc được thu hẹp dần. trong lâm nghiệp xuất hiện ngày
càng nhiều mô hình vươn rừng vườn đồi. Gắn việc phát triển cây lấy gỗ với cây
công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi thực hiện phương châm lấy ngăn nuôi dài,
canh tác đa tầng, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, vì thế đất đai được sử dụng có
hiệu quả hơn.
- Tây Bắc chiếm 43.26% diện tích và 9.14% trữ lượng gỗ của rừng trồng
toàn quốc. Nếu sự trao đổi hàng hoá thuận lợi chắc chắn vùng này có điều kiện
phát triển các ngành chuyên môn hoá riêng của mình về nông nghiệp và lâm
nghiệp.
4.2.2. Thực trạng phát triển từng ngành
a. Đông Bắc:
- Vùng Đông Bắc được khai thác sớm, đặc biệt mạnh mẽ từ thời Pháp
thuộc. Do vậy tài nguyên đã suy giảm nhiều và môi trường bị xáo trộn.
- Thời Pháp thuộc khoảng 40-50% vốn đầu tư vào Đông Dương tập trung
ở đây để lấy ra 27.7 triệu tấn than, 217.3 nghìn tấn thiếc, gần 600 nghìn tấn
quặng sắt và mangan, 315.5 nghìn tấn phốt phát và hàng triệu m
3
gỗ quý mang về

chính quốc.
20
- Kinh tế năm 1990 đến nay đạt được những kết quả nhất định đến năm
2002 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vùng theo giá hiện hành đạt 21.579 tỷ
đồng chiếm 4.05% GDP toàn quốc.
- Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng phát triển và đẩy
mạnh công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP từ
20.6% năm 1990 tăng lên 26.3% năm 2002, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 32.9% lên
33.8%.
- GDP bình quân đầu người năm 2002 đạt 2.383 nghìn đồng bằng 38%
bình quân của cả nước.
b. Tây Bắc:
- Về mặt lịch sử thì Tây Bắc được khai phá muộn hơn Đông Bắc, tuy
nhiên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây có nhiều vấn đề đáng lo ngại
nhiều loại tài nguyên như rừng bị khai phá quá mức. Độ che phutrong toàn vùng
thấp đã ảnh hưởng rõ rệt đến việc giữ nước, giữ đất gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất.
- Tây Bắc là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất so vớicác vùng khác
trong cả nước, sau khi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình hoạt động đây là vùng cung
cấp điện chính cho cả nước thông qua dây siêu cao áp 800KW. Tài nguyên khai
thác còn nhỏ nhoi, phần lớn dưới dạng tiềm năng, công nghiệp nhỏ bé, có tính
chất địa phương như chế biến đường mía ở Điện Biên, chè ở Mộc Châu (Sơn La)
Tam Đường (Lai Châu) Cửu Long (Hoà Bình).
- TổngGDP năm 2002 tính theo giá hiện hành của Tây Bắc mới đạt 10.784
tỷ đồng chiếm 2% GDP của cả nước, nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp,
nhịp độ tăng trưởng GDP chậm và kéo dài nhiều năm nếu tách thuỷ điện Hoà
BÌnh ra thì GDP tính theo đầu người của Tây Bắc còn thấp hơn và vào loại thấp
nhất so với tất cả các vùng trong cả nước. Theo kết quả điều tra về thu nhập bình
quân đầu người gần đây, vùng Tây Bắc đạt 74.400đồng/tháng, cuộc sống vật chất
tinh thần của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện nhưng thực sự còn gặp

nhiều khó khăn.
- GDP bình quân đầu người còn thấp, nhưng lại phân bố không đồng đều
giữa các địa phương và giữa các dân tộc. Số có thu nhập cao thường tập trung ở
21
khu vực thị xã, thị trấn huyện, lị thu nhập trong khu vực thuần tuý nông nghiệp là
rất thấp.
- Cơ cấu kinh tế có chuyển biến nhưng còn chậm chủ yếu là nông- lâm
nghiệp các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng chưa nhanh, so với cả
nước còn nhiều thua kém. Đến năm 2002 tỷ trọng nông- lâm nghiệp chiếm 56%
công nghiệp - xây dựng 14%.
4.2.3. Đánh giá những thành tựu và khó khăn trong phát triển ngành
nông nghiệp của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
4.2.3.1. Thành tựu:
a. Đông Bắc:
- Vùng Đông Bắc tiếp giáp Tây Bắc; Đông Bắc Sông Hồng, biển đông và
Trung Quốc, có vị trí thuận lợi không chỉ bởi các cửa khẩu mà còn một phần lãnh
thổ gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với những trung tâm đô thị lớn vào
bậc nhất của cả nước (như Hà Nội, Hải Phòng).
- Đông Bắc là một trong những vùng giàu khoáng sản trong đó có những
loại có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia Apatit, đồng, sắt, chì, kẽm … có
vùng than Quảng Ninh là lớn nhất.
- Vùng Đông Bắc có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng và có sức
hấp dẫn như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng,
bãi biển trà cổ, vườn quốc gia Ba Bể, Tam Đảo… thu hút rất nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước.
- Văn hoá - lịch sử có bề dày của lịch sử Việt Nam nhiều di tích lịch sử có
giá trị về khoa học và giáo dục truyền thống, lễ hội cổ truyền đền Hùng (Phú
Thọ), Păc Pó, Tân Trào … tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan và tìm
hiểu.
- Đông Bắc có nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như chè chiếm

13.8% giá trị chè xuất khẩu cả nước.
b. Tây Bắc:
- Tây Bắc có tiềm năng lớn về thuỷ điện với nhiều lưu vực sông lớn như
Sông Đà, Sông Mã, Sông Nậm Rốm và Sông Bôi, chiếm trên 30% tổng thuỷ
năng cả nước.
22
- Tây Bắc có nhiều tài nguyên chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt đối
với phát triển kinh tế đất nước. Như vùng đất hiếm, đồng, niken, pyrit, than đá, là
những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội.
- Tây Bắc là “mái nhà xanh” của khu vực đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ.
Rừng Tây Bắc có vai trò to lớn trong việc phòng hộ đầu nguồn chống xói mòn
rửa trôi đất và có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình môi sinh, môi trường.
- Tây Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em là vùng dân tộc đặc
thù với truyền thống văn hoá vật chất tinh thần độc đáo. Tây Bắc còn có vai trò
quan trọng trong vấn đề phòng thủ đất nước trong việc giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
4.2.3.2. Khó khăn:
a. Đông Bắc:
- Nền kinh tế còn thấp kém, chưa tự đáp ứng được nhu cầu xã hội của
vùng. Tỷ lệ nông - lâm sản đưa vào chế biến mới được khoảng 30% sản xuất
nông nghiệp ở nhiều nơi còn phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất cây trồng chỉ
bằng 60% mức trung bình của cả nước.
- Việc phát triển kinh tế theo lãnh thổ còn có sự chênh lệch giữa dải trung
du và khu vực núi cao. Dải trung du Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Quảng Ninh tập trung nhiều cơ sở công nghiệp các tỉnh thuộc khu vực núi
cao, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc với nghề nông - lâm nghiệp là chính,
điều kiện giao thông khó khăn, trình độ về kinh tế - xã hội ở mức thấp và lạc hậu.
- Đông Bắc đang đứng trước những vấn đề cần giải quyết đó là:
+ Những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên chưa được khai
thác có hiệu quả.

+ Môi trường ở các vùng núi, vùng biển đang bị xuống cấp, tài nguyên
thiên nhiên đang bị phá hoại nghiêm trọng.
b. Tây Bắc:
- Tây Bắc là một vùng nghèo, nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp
đứng trước nhiều khó khăn trở ngại hàng năm phủ nhận chi viện của Nhà nước.
23
- Dân số Tây Bắc vẫn còn tăng nhanh 3.1% là vùng có nhiều dân tộc ít
người sinh sống, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao (có 49.6% số
người lao động trong độ tuổi mù chữ).
- Khó khăn về thông tin giữa các tỉnh trong vùng từ cấp tỉnh đến cấp
huyện, xã và với các tỉnh thuộc các vùng khác, đặc biệt là thông tin về kinh tế-
thị trường.
- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hộ vùng Tây Bắc đang đứng trước những
mâu thuẫn cần giải quyết là:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, diện tích đất tự nhiên bình
quân đầu người cao nhất so với các vùng trong cả nước nhưng không có điều
kiện sử dụng do thiếu vốn, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
+ Lao động tại chỗ dồi dào nhưng hạn chế về trình độ kỹ thuật.
+ Có khoảng cách khá xa giữa thành thị và nông thôn, do sự tăng trưởng
kinh tế so với các vùng khác ngày càng chênh lệch.
+ Yêu cầu giữa việc cải thiện đời sống vật chất, văn hoá cho đồng bào các
dân tộc và việc củng cố an ninh quốc phòng với việc đầu tư xây dựng và phát
triển còn khoảng cách lớn.
4.3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy và phát triển
ngành nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
4.3.1. Phương hướng phát triển ngành
a. Đông Bắc:
- Về nông nghiệp: Đổi mới cơ cấu trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá (giảm tỷ trọng cây lương thực tăng tỷ
trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm) phát triển lương thực theo

hướng thâm canh, phát triển các vùng cây tập trung tạo ra khối lượng hàng hoá
lớn. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, chú trọng phát triển các vùng cây đặc sản.
- Đổi mới hệ thống và đạo đủ giống cây trồng, vật nuôi đi đôi với việc áp
dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
- Về lâm nghiệp phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá thực hiện
chức năng bảo vệ rừng mới và gìn giữ môi trường sinh thái.
24
- Đổi mới giống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu
cầu của thị trường về lâm sản.
- Xây dựng các vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, quế, hồi…
b. Tây Bắc:
- Khai thác hiệu quả thế mạnh nông - lâm nghiệp, tài nguyên, khoáng sản
du lịch nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá tăng nguồn thu ngân sách của từng
địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc.
- Phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển
tăng cường việc trồng cây xanh trên các diện tích đồi núi trọc.
- Cần đẩy mạnh hơn nữa về tiềm năng thuỷ điện để cung cấp điện cho các
vùng khác.
4.3.2. Giải pháp:
a. Giải pháp tốt vấn đề tranh chấp đất đai - nhiệm vụ bức xúc là giải
pháp ổn định sản xuất và đời sống ở miền núi và các dân tộc.
- Vấn đề tranh chấp đất đai hiện nay là vấn đề bức xúc nổi lên hàng đầu.
Sự tranh chấp đất đai gần đây không chỉ diễn ra ở giữa các gia đình với nhau
hoặc giữa ga đình với tập thể khai hoang. Do địa hình núi cao, do tốc độ dân số
tăng nhanh trong khi diện tích gieo trồng tăng chậm đã làm diện tích đầu người
giảm.
- Quy mô và tính chất phức tạp như việc tranh chấp đất đai thuộc vào lịch
sử hình thành ruộng đất của từng vùng. Như Tây Bắc do chế độ ruộng công tồn
tại dai dẳng nên khi hợp tác xã kiểu cũ không còn thì việc đòi ruộng đất “tổ tiên”
hay ruộng đất “ông cha” tính chất tranh chấp đất đai không đến mức quá căng

thẳng như ở Việt Bắc và Đông Bắc.
b. Tăng cường quản lý sử dụng các loại rừng và đất rừng có hiệu quả
- Vì vùng có đặc điểm địa hình miền núi làm cho đất canh tác nông nghiệp
theo đầu người thấp cho nên rừng và đất rừng trở thành tư liệu sản xuất chủ yếu
đối với các đồng bào dân tộc.
- Đối với vùng núi cao, đầu nguồn, rừng sâu biên giới, điều kiện đất nông
nghiệp càng ít hơn, rừng và đất rừng càng trở thành nguồn sống chính và nơi
25

×