SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC
SINH LỚP 5.
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một tồ nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý
móng là hết sức quan trọng, mà nền móng ngơi nhà lại là phần nằm sâu trong lịng đất,
nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có những người xây
dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của
nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngơi nhà tri thức kia. Chính vì
vậy, điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học đã xác định bậc tiểu học là bậc học đầu
tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học đã tạo những cơ
sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung
giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống,
khơng chỉ có thế mà mỗi mơn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát
triển nhân cách học sinh. Trong các môn học, môn Tiếng Việt là một trong những mơn
có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của mơn Tiếng Việt có nhiều ứng dụng
trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về con người và các chuẩn mực
của thế giới hiện thực. Một trong những nội dung Tiếng Việt đáp ứng được mục đích
trên đó là đơn vị ngơn ngữ. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã
địi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương
pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho quê hương, đất nước.
* Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là mơn học cơ bản trong chương trình tiểu học. Trong đó phân mơn
tập đọc chiếm vị trí quan trọng. Tập đọc - đọc diễn cảm góp phần tích luỹ kiến thức
nhiều mặt, đa dạng phong phú. Cuối bậc tiểu học yêu cầu tối thiểu là học sinh phải đọc
thông viết thạo, sử dụng thành thạo ngơn ngữ nói và viết trong học tập và giao tiếp
(nói và viết câu đơn, câu ghép thông thường đúng ngữ pháp, nghe và đọc hiểu được
văn bản có nội dung thích hợp với việc học tập và cuộc sống của các em. Yêu thích thơ
văn, nhớ và đọc diễn cảm một số truyện và thơ trong sách tiểu học), từ đọc thông viết
thạo giúp học sinh có điều kiện nắm lấy kho tàng kiến thức và văn hố của lồi người
1
tàng trữ trong sách. Mà để đọc thông viết thạo thì phải gắn liền với đọc đúng đọc hay,
rõ ràng, lưu loát và đọc diễn cảm tốt. Muốn vậy học sinh hiểu rõ được nội dung bài
đọc, cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài đọc. Nhờ biết đọc, đọc diễn cảm tốt các em
sẽ học tốt các môn học khác trong chương trình. Để đạt được những mục tiêu trên, việc
rèn đọc diễn cảm cho học sinh là một yêu cầu đòi hỏi người giáo viên hoạt động sáng
tạo thì mới đạt được hiệu quả cao.
Xuất phát từ mục đích trên tơi đã mạnh dạn tìm nhiều biện pháp nhằm nâng cao
kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh để học sinh đọc ngày càng tốt hơn, hay hơn. Trong
đó có biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” tôi đã nêu ra
cho trong tổ và cho toàn trường áp dụng ở trường Tiểu học Thành Vọng.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Cơ sở lí luận:
Theo cơ sở khoa học, học sinh tiểu học có những đặc điểm sau :
+ Khả năng trực quan nhạy bén hơn khả năng tư duy.
+ Đánh giá sự vật, hiện tượng theo định lượng tốt hơn theo định tính .
+ Ln thích thú với những hoạt động tìm tòi, khám phá hơn là tiếp nhận
hoặc lấy sẵn một vật để trước mặt .
Xét về mặt tâm lý trẻ tiểu học - nhất là học sinh lớp 5 - ln muốn tự khẳng
định mình với thầy cơ, bạn bè, muốn được tơn trọng, thích được khen và chắc chắn sẽ
vô cùng thú vị khi nhận thấy rằng kiến thức do tự mình phát hiện ra chứ khơng phải do
thầy cô chỉ bảo như trước đây.
2. Thực trạng
Những năm qua trực tiếp giảng dạy lớp 5 , qua dự giờ thăm lớp của các đồng
nghiệp tôi thấy mặc dù giáo viên đã vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nhưng
trên thực tế giáo viên vẫn còn coi trọng khâu tìm hiểu bài học, phần luyện đọc diễn
cảm đã chú ý đến những hiệu quả ở học sinh chưa cao. Cụ thể , khi tôi dạy phân môn
tập đọc, phần đọc diễn cảm cịn có những tồn tại sau:
Thứ nhất : nhiều em đọc ngắt nghỉ sai , nhiều em cịn đọc theo thói quen cá nhân,
chưa hiểu rõ ngắt nghỉ ở đâu và như thế nào ? nhất là những câu văn dài các em ngắt
nghỉ còn tuỳ tiện .
Ví dụ : ở bài "Thư gửi các học sinh"
2
Ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho
chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hồn cầu. Trong cơng
cuộc kiến thiết đó, nước nhà trơng mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
Học sinh đọc là :
Ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng / lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho
chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp / các nước khác trên hồn cầu. Trong
cơng cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông / mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
Thứ hai: Từ chỗ đọc chưa trôi chảy, ngắt - nghỉ chưa đúng, tốc độ đọc còn chậm
nên kỹ năng đọc diễn cảm ở các em rất thấp. Nhiều em chưa biết nhấn mạnh các từ
ngữ, cần nhấn giọng, đọc ngắt nghỉ, đọc diễn cảm chưa tốt nên trong giọng đọc của các
em chưa thể hiện tâm trạng , tính cách của từng nhân vật trong bài tập đọc làm cho
người nghe chưa cảm nhận được sự khác biệt ở từng đoạn văn, bài thơ hay một vở
kịch. Từ đó khả năng cảm thụ bài học, đọc diễn cảm bị hạn chế.
Thứ ba : Trong giờ luyện đọc nhiều em chưa thực sự tự giác, hứng thú và tích
cực học tập. Nếu giáo viên quản lý chưa chặt chẽ thì một số em đọc qua loa hoặc chỉ
đọc một lượt rồi quay sang nói chuyện với bạn làm mất trật tự.
Thứ tư : Học sinh chưa mạnh dạn xung phong đọc, một số học sinh diễn đạt đọc
bằng ngôn ngữ của chính mình cịn ít, chưa chịu khó đọc theo ý đồ của tác giả qua mỗi
bài tập đọc đã học . Bên cạnh đó một số học sinh đã biết đọc diễn cảm hay và tốt thì lại
bị một số bạn chế giễu là "đọc điệu" dẫn đến học sinh cịn rụt rè khơng đọc diễn cảm
nữa.
Từ những thực trang nên trên, tôi đã suy nghĩ và xác định cho bản thân mình năm
học 2011 - 2012 này phải dùng nhiều biện pháp để học sinh đọc diễn cảm tốt hơn, hay
hơn. Do đó từ đầu năm tơi đã tiến hành khảo sát kỹ năng đọc diễn cảm của các em.
Kết quả như sau
Tổng số
học sinh
Đọc đúng trôi chảy
Số lượng
30 em
19 em
3. Nguyên nhân
Tỷ lệ
60 %
Đọc ngắt nghỉ đúng
Đọc diễn cảm đúng
Số lượng
12 em
Số lượng
6 em
Tỷ lệ
40 %
Tỷ lệ
20 %
3.1. Về phía giáo viên:
3.1.1. Trong gìơ tập đọc giáo viên chưa khéo léo tổ chức để tất cả học sinh cùng
làm việc với sách giáo khoa, chưa có hệ thống câu hỏi để dẫn dắt các em khi đọc diễn
cảm một đoạn nào đó. Nguyên nhân của việc học sinh đọc từ khó, ngắt - nghỉ, đọc diễn
cảm chưa tốt là do trong quá trình đọc diễn cảm các em được luyện ít và đọc luyện với
3
thời gian rất nhanh. Giáo viên chưa tổ chức các em trao đổi, thảo luận và đọc trong
nhóm để nhận xét, sửa chữa cho nhau trước khi tìm hiểu nội dung đoạn, bài. Vì thế đến
phần luyện đọc diễn cảm các em có đề xuất cách đọc, giọng đọc nhưng chỉ những em
học khá có thể đọc được tốt. Cịn nhiều em khác chưa thật hiểu vì sao cần đọc ngắt
giọng, nhấn mạnh ở các từ đó hay đọc ngắt nghỉ sau tiếng nào, sau dấu câu nào, đọc
biểu cảm ra sao...giáo viên chưa khắc sâu để các em ghi nhớ.
3.1.2. Trong việc rèn kỹ năng đọc cho chính mình, nhiều em chưa tự giác, chưa
tích cực là do giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong khi tổ chức cho học sinh đọc
diễn cảm, chưa thay đổi thường xuyên các hình thức luyện đọc để các em thi đọc với
nhau,dẫn đến các em nhàm chán với một hình thức luyện đọc: Đọc nối tiếp trong nhóm
các em khác nhóm khác nhận xét.
3.1.3. Nguyên nhân quan trọng nữa đó là những hạn chế của giáo viên, cụ thể :
Nhiều giáo viên đọc khơng đúng chính âm, đọc khơng hay, hiểu không đúng những
điều được đọc từ cấp độ từ, câu, đến đoạn và cả nội dung, đích thơng báo của tồn văn
bản. Nhiều giáo viên cảm thụ văn học cịn yếu, thiếu hụt các kỹ năng dạy học tập đọc,
không làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy tập đọc. Chưa biết chữa lỗi phát
âm cho học sinh dẫn đến học sinh đọc diễn cảm bài văn, bài thơ chưa cao.
3.2. Về phía học sinh:
3.2.1. Từ chỗ chưa hứng thú, chưa tự giác luyện đọc diễn cảm ngay trên lớp dẫn
đến về nhà các em ít đọc, chưa có thói quen ham đọc sách, chưa tự giác luyện đọc
ở nhà để nâng cao kỹ năng và tốc độ.
3.2.2. Nguyên nhân khách quan có phần tác động đến các em là tài liệu phục vụ cho
việc đọc cịn ít .Đến nhà nhiều học sinh tơi thấy ngồi số sách vở các em học ở trường
thì chẳng có quyển sách, báo hay truyện gì cả, nhất là sách báo thiếu nhi có nhiều tranh
ảnh nhằm kích thích sự hứng thú, say mê xem, đọc phù hợp với tâm lý học sinh tiểu
học (vì địa phương nơi tơi cơng tác là vùng biển ).
3.2.3. Các bài đọc trong sách giáo khoa các em đã học ở lớp rồi nên về nhà các em
ít luyện đọc lại. Nhiều em chưa có tinh thần thi đua nhau trong việc rèn kỹ năng đọc.
3.2.4. Một số gia đình hồn cảnh khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức đến việc
học hành của con cái.
4. Nhận thức mới- Giải pháp mới
4.1. Nhận thức mới:
Để các em cảm thụ được các tác phẩm văn học, cần trang bị cho các em những
kiến thức, những giọng đọc hay, kĩ năng đọc diễn cảm tốt ở mỗi văn bản nghệ thuật,
bài thơ, đoạn thơ đang học ở phân môn tập đọc lớp 5 mới. Yêu cầu học sinh cần đạt
4
được: Đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ. So với các lớp dưới, kĩ năng đọc diễn cảm
đến lớp 5 được đề ra ở mức độ ban đầu ( chỉ đọc diễn cảm một đoạn) và thực hành
luyện tập từng bước để tạo điều kiện cho các em học tốt môn tiếng việt và văn học ở
các lớp trên.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi mong muốn học sinh mình học, đọc diễn cảm
qua mỗi bài tập đọc, học thuộc lòng hay một bài tập làm văn ... Để góp phần nâng cao
khả năng đọc diễn cảm của các em, hiểu rõ được cách đọc, hiểu được nội dung bài tập
đọc, học thuộc lịng, tơi đều chú ý đến đồng đều tất cả các môn học . Nhưng tôi thấy
băn khoăn sau mỗi giờ tập đọc đầu năm học học sinh đọc diễn cảm chưa cao, chưa tốt,
chưa hay, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng toàn diện. Cho nên tơi cần đưa ra cho
mình một giải pháp nhất định để giúp các em đọc tốt phần đọc diễn cảm ở các bài tập
đọc hay một văn bản nghệ thuật có kết quả cao cho tất cả các học sinh.
4.2. Những giải pháp mới:
Từ những suy nghĩ, băn khoăn về phần đọc diễn cảm của các em. Tôi quyết tâm
tìm ra mọi biện pháp đầu tư để đưa chất lượng đọc diễn cảm nâng cao và gây hứng thú
cho học sinh học tốt ở phân môn tập đọc - Học thuộc lịng. Tơi đưa ra một số biện
pháp giúp các em đọc diễn cảm hay, tốt ở lớp 5 mới để khắc phục những tồn tại đó là.
4.2.1: Giáo viên phải nắm vững mục tiêu của phân môn tập đọc lớp mới.
- Đọc thầm nhanh, hiểu nội dung của bài học.
- Nêu dàn ý của bài học ( Biết đặt tên cho đoạn văn) tóm tắt được ý chính của bài.
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của câu văn,
đoạn thơ.
- Đọc hiểu những bài hay trong sách viết cho thiếu nhi.
- Phát âm đúng các từ khó đọc, đọc rõ ràng, lưu loát từng đoạn và cả bài văn , bài
thơ , biết ngắt - nghỉ rõ nội dung đọc, ngắt nghỉ phù hợp theo thể thơ của bài. Tốc độ
đọc từng giai đoạn như sau:
Giữa học kì I ( sau 9 tuần ): 120 tiếng/ phút.
Cuối học kì I ( sau 18 tuần ): 120 – 130 tiếng/ phút.
Giữa học kì II ( sau 26 tuần ): 130 – 140 tiếng/ phút.
Cuối học kì II ( sau 35 tuần ): 150 – 160 tiếng/phút.
4.2.2. Đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ nói chung để có cảm xúc, ngữ điệu:
Bước đầu muốn đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ nói chung để có cảm xúc,
ngữ điệu thì học sinh phải hiểu rõ được cách ngắt giọng, ngắt nhịp của những câu văn
dài hay những bài thơ. Cách ngắt giọng có hai kiểu đó là kiểu ngắt giọng logic và ngắt
giọng biểu cảm. Ngắt giọng logic là những chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu,
5
ngắt giọng logic phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu. Khi đọc một
văn bản nào đó, nếu gặp những dấu câu ta cần phải ngắt- nghỉ đó chính là việc ngắt
giọng lơgíc. Sau dấu chấm xuống dòng phải nghỉ lâu hơn sau dấu chấm. Sau dấu chấm
phải nghỉ lâu hơn sau dấu phẩy, sau dấu phẩy có lúc phải nghỉ khác nhau. Ví dụ: Khi
đọc một số bài văn xi có những câu dài với cấu trúc ngữ pháp phức tạp, học sinh
thường ngắt giọng một cách tuỳ tiện như sau:
- Những tàu lá chuối / vàng ối như những đuôi áo, vạt áo.
( Quang cảnh làng mạc ngày mùa. TV5 tập 1 tr. 10 )
ở đây học sinh đã ngắt nhịp sai tách "vàng ối" ra khỏi " Những tàu lá chuối "
dẫn đến đọc câu văn không diễn cảm không đúng cách ngắt giọng nên người nghe
không cảm nhận được những tàu lá chuối ở trong bài rất vàng và đẹp.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lơgíc
thiên về trí tuệ, ngắt gọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là chỗ nghỉ
lâu hơn bình thường hoặc chỗ nghỉ khơng do logic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người
đọc nhằm tạo ra một ấn tượng về cảm xúc, tạo sự chú ý của người nghe góp phần tạo
nên nghệ thuật cao hơn cho văn bản.
Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy học và cũng là một trong những phương
tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc.
4.2.3. Giáo viên nắm được cách ngắt nhịp thơ, những câu văn dài:
Không những học sinh hiểu được cách ngắt nhịp thơ, những câu văn dài mà giáo
viên cần hướng dẫn tiếp cho học sinh biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Chẳng hạn khi đọc một đoạn trong bài tập đọc " Kì diệu rừng xanh".
Loanh quanh trong rừng, chúng tụi đi vào lối đầy nấm dại, một thành phố
nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng ấm tích màu sặc sỡ rực
lên.
Tơi đã hướng dẫn cho học sinh khi đọc cần nhấn giọng các từ: loanh quanh, nấm
dại, lúp xúp, ấm tích, sực sỡ, rực lên.
4.2.4. Hướng dẫn học sinh thể hiện ngữ điệu tức là thay đổi về tốc độ, cao độ,
cường độ và trường độ.
Học sinh phải hiểu rõ được cao độ là độ cao thấp của âm thanh . Cường độ là độ
lớn, nhỏ, mạnh, yếu của âm thanh. Tốc độ là độ nhanh chậm, ngắt, nghỉ. Trường độ là
độ dài, ngắn của âm thanh và âm sắc . Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm, có ảnh hưởng
đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Do đó tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp
nhận có ý thức bài đọc . Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc
độ nhanh chậm để người nghe hiểu được khi đọc một bài tin ngắn, một lời nhắn (Ví dụ
6
Ê-i-li, con .. – TV5-T1 - trang 49) thì tốc độ đọc phải nhanh hơn đọc một văn bản văn
chương. Tốc độ truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời
gian để bộc lộ cảm xúc .
Khi đọc bài : Bài ca về trái đất ? (TV5 – T1 - Tr 41), cần phải đọc chậm rãi tha
thiết trải dài ở khổ thơ cuối .
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
Đọc kéo dài ở câu Hành tinh này….. là của chúng ta! . Việc kéo dài ở câu thơ
gây sự chú ý cho người nghe hiểu được hành tinh này là của chúng ta, chúng ta phải
giữ gin, bảo vệ nó.
Cường độ đọc có giá trị diễn cảm . Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng
vang. Ví dụ đọc khổ thơ trong bài : Bài ca về trái đất (TV5 – T1 - Tr42)
Trái đất này là của chúng mình,
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mếm...
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Khi đọc không ngắt bẫng những phách mạnh mà dùng trường độ hơi kéo dài
giọng để tạo đường ranh giới ngắt nhịp, đồng thời phải đọc với giọng nhẹ nhàng, tha
thiết như lời nhắn nhủ.
Mỗi giáo viên cũng như học sinh cần hiểu rằng "đọc diễn cảm" không phải là
đọc sao cho "điệu", thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc diễn
cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Vì vậy phải hồ nhập được
với câu chuyện, bài văn, bài thơ, có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính
các văn bản, bài thơ quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra
ngữ điệu .
4.2.5. Hướng dẫn học sinh phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật, phân
biệt lời của các nhân vật.
Cho học sinh biết phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật, phân biệt lời của
các nhân vật phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật. Chẳng hạn
như người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu. ..
Ví dụ: Qua bài tập đọc " Chuyện một khu vườn nhỏ" có đoạn viết:
Thu cầu viện ơng:
- Ơng ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ơng nhỉ ! .
Ơng nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
7
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Với bài này cần hướng cho học sinh đọc với giọng nhí nhảnh, giọng ơng hiền hậu.
Sau đó mời một số em lên thi đọc diễn cảm của một đoạn văn minh hoạ giọng
đọc phù hợp với nội dung của đoạn trích trên.
4.2.6. Rèn luyện diễn cảm tốt thông qua đọc mẫu:
Để các em đọc diễn cảm tốt, tôi thường xuyên đọc mẫu, giúp học sinh luyện tập
thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. Sau đó các em tự tìm
cách đọc diễn cảm riêng của mỗi cá nhân tự bộc lộ để phát huy tính sáng tạo của các
em khi đọc diễn cảm.Trên cơ sở đọc mẫu và các em tìm cách đọc chuyển sang luyện
đọc và đọc diễn cảm theo nôi dung của từng bài. Qua kết quả đọc của các em, tôi dẫn
dắt, gợi ý để các em phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc
hợp lý.
4.2.7. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Tôi cho học sinh luyện đọc theo cặp, theo nhóm và thay đổi nhóm thường xun.
Hơm nay nhóm sáu em, ngày mai nhóm bốn em, ngày kia là nhóm hai em, cho các em
đọc theo phân vai. Tôi thường xuyên tổ chức cho các em khi đọc diễn cảm trước lớp
để các em học tập lẫn nhau và em nào đọc tốt, hay tiến bộ so với trước sẽ có phần
thưởng để động viên dù là món quà nhỏ cũng tao cho các em phấn khởi và mong đến
tiết học sau sẽ đến lượt mình đọc .
4.2.8. Vận động gia đình và các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện ủng hộ các
học sinh nghèo.
Bằng các biện pháp vận động gia đình và các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện ủng
hộ các học sinh nghèo trong lớp, trong trường cùng chung tay góp sức vì một cộng
đồng tốt đẹp.
4.2.9. Đổi mới hình thức tổ chức:
Sau khi các em nắm được các yêu cầu, cách đọc diễn cảm, tôi thường tổ chức các
trị chơi ở các tiết ơn tập giữa kì và cuối kỳ hay ở những giờ học tăng buổi ở phân mơn
tập đọc học thuộc lịng bằng trị chơi: Hái hoa đọc diễn cảm. Mục đích rèn kỹ năng
đọc diễn cảm của một đoạn trong bài tập đọc đã học ( hoặc thuộc lòng và đọc diễn cảm
đoạn văn, bài thơ có yêu cầu ở phiếu trong sách tiếng việt 5 ).
Tôi chuẩn bị một cành cây có gắn các bơng hoa bằng giấy. Mỗi bơng hoa ghi tên
bài tập đọc ( học thuộc lòng ) đã có kèm đoạn văn, đoạn thơ cần thi đọc diễn cảm. Sau
đó cơ giáo làm người điều khiển cuộc chơi. Chọn một nhóm giám khảo gồm ba đến
bốn em học sinh khá giỏi đại diện các tổ nhận xét, đánh giá kết quả thi đọc diễn cảm
của từng học sinh. cuộc chơi được tiến hành như sau:
8
Từng học sinh lần lựơt xung phong lên "hái hoa" để thi đọc diễn cảm theo phiếu,.
dọc yêu cầu của phiếu đã ghi đoạn văn, đoạn thơ. Học sinh đọc xong ban giám khảo
làm việc, cho biết ý kiến đánh giá xếp loại. Nếu học sinh đọc chưa tốt, giám khảo cho
hoc sinh hái hoa lần hai. Kết quả cuộc chơi giáo viên ghi tên từng học sinh tham gia
chơi lên bảng, cả lớp nhận xét, bình chọn cho học sinh đọc diễn cảm tốt nhất để biểu
dương và trao phần thưởng. Qua cuộc chơi tôi thấy học sinh cả lớp đều rất thích, đều
hứng thú mong cuộc chơi tiếp tục mãi để đến lượt mình chơi.
Kết quả các lần chơi"Hái hoa đọc diễn cảm" cũng như qua hướng dẫn cách đọc,
cách ngắt nhịp, đọc theo biểu cảm, đọc phù hợp với từng nhân vật tôi thấy học sinh
đọc diễn cảm tiến bộ rõ rệt ở tất cả các bài tập đọc, các môn học khác.
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI
1. Kết quả đạt được:
- Từ những biện pháp ở trên, tơi thấy giờ học có hiệu quả hẳn lên nhiều em đọc
đúng, đọc hay đọc ngắt nghỉ đúng và diễn cảm tốt. Các em khơng cịn e dè như trước
nữa mà đã mạnh dạn xung phong đọc tốt hơn, giờ học sôi nổi hơn.
- Học sinh hiểu bài hơn, đồng thời góp phần làm cho học sinh diễn đạt tốt hơn
trong phân môn tập làm văn.
- Học sinh có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hơn, có tự tin hơn trong giao tiếp
và trong việc học tập.
- Tạo cơ sở tốt để học sinh học tập và tạo ra tiền đề cho các lớp cao hơn.
- Góp phần quan trọng hình thành tính cách của học sinh.
- Hình thành thái độ tự tin khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn.
Qua khảo sát kỹ năng đọc diễn cảm của các em lớp 5 tôi thấy kết quả đạt như
sau:
Tổng số
học sinh
30 em
Đọc đúng trôi chảy
Đọc ngắt nghỉ đúng
Đọc diễn cảm đúng
Số lượng
25 em
Số lượng
22 em
Số lượng
18 em
Tỷ lệ
83 %
Tỷ lệ
73 %
Tỷ lệ
60%
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
- Từ những biện pháp ở trên, tơi thấy giờ học có hiệu quả hẳn lên nhiều em đọc
đúng, đọc hay đọc ngắt nghỉ đúng và diễn cảm tốt. Các em khơng cịn e dè như trước
nữa mà đã mạnh dạn xung phong đọc tốt hơn, giờ học sôi nổi hơn.
- Học sinh hiểu bài hơn, đồng thời góp phần làm cho học sinh diễn đạt tốt hơn
trong phân môn tập làm văn.
9
- Học sinh có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hơn, có tự tin hơn trong giao tiếp
và trong việc học tập.
- Tạo cơ sở tốt để học sinh học tập và tạo ra tiền đề cho các lớp cao hơn.
- Góp phần quan trọng hình thành tính cách của học sinh.
- Hình thành thái độ tự tin khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Về phía nhà trường: Quan tâm đến cơ sở vật chất phải có tài liệu giảng dạy, bộ
sách tham khảo. Đồ dùng giảng dạy phải đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
Tổ chuyên môn: Tăng cường dự giờ thăm lớp để trao đổi đóng góp ý kiến để từng
bước nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên.
Ngành giáo dục: Thường xuyên mở các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp
dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học đến từng giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Đối với giáo viên: Để nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn
cảm cho học sinh lớp 5, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong việc đổi mới phương
pháp dạy học. Yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học trong giờ tập
đọc là tích cực hố hoạt động học tập của học sinh. Trong luyện đọc diễn cảm, các em
được trao đổi thảo luận, cùng đọc và cùng nghe bạn đọc, được nhận xét bạn, được bạn
giúp đỡ trong cách đọc. Từ đó, tạo cơ hội được hoạt động học tập, tạo ra sự hợp tác
giữa trị và trị. Chính cách học tập đó sẽ hấp dẫn, lơi cuốn các em tích cực học tập, tự
giác rèn đọc ở lớp, ở nhà, tạo cho các em thói quen ham đọc sách để rèn luyện kỹ năng
đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm là kết quả của việc hiểu thấu đáo bài học nên không thể luyện tập
tách rời với luyện đọc hiểu.
Đọc diễn cảm không phải là đọc thiếu tự nhiên, tuỳ theo ý thích của người đọc mà
phải làm cho các em hoà nhập được với bài văn, bài thơ. Có cảm xúc thì sẽ "bật " ra
được ngữ điệu thích hợp.
Tập cho học sinh thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài. Giáo viên phải
chỉ ra được những chỗ khó đọc, những điểm "nút" trong bài thì mới thể hiện được
những điều đó trong giọng đọc.
Thường xuyên tổ chức cho các em thi luyện đọc trong nhóm nhỏ để các em có thể
đọc theo, bắt chước giọng tốt của bạn, biết nhận xét về giọng đọc, giải thích vì sao đọc
như thế là hay, đọc như thế là chưa hay, chỗ nào trong cách đọc của giáo viên, trong
cách đọc của bạn làm mình thích. Sau mỗi bài học, trong các tiết ngoại khố, tiết ơn
tập cần tổ chức cho các em chơi trị chơi để kích thích sự hứng thú học tập của các em.
Qua đó các em sẽ có kỹ năng đọc hiểu văn bản, củng cố nâng cao kỹ năng đọc trơn,
10
đọc thầm đã được hình thành, phát triển ở các lớp 1, 2, 3, 4 đồng thời rèn luyện kỹ
năng nói và đọc diễn cảm ở lớp 5.
Song song với những điều trên thì một trong những yếu tố quan trọng nữa là góp
phần cho học sinh có hứng thú luyện đọc diễn cảm chính là giáo viên phải thể hiện
được phong thái sư phạm, nhẹ nhàng, truyền cảm, ân cần, gần gũi với học sinh, động
viên khích lệ học sinh kịp thời.
Trên đây là một số giải pháp của bản thân khi trực tiếp dạy học chương trình sách
giáo khoa tiếng việt lớp 5 - phân môn tập đọc. Thông qua rèn đọc diễn cảm cho học
sinh lớp 5 tơi đã áp dụng có hiệu quả. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng
nghiệp để bản sáng kiến được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !.
Thành Vọng, ngày 09 tháng 03 năm 2012
Người viết
Xác nhận
của thủ trưởng đơn vị
Phan Trung Dị
11