Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải q=100m3ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.48 KB, 21 trang )

Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
THUYẾT MINH KỸ THUẬT
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG SUẤT : 100 M
3
/ NGÀY

Trang 1
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU 3
II. THÔNG SỐ THIẾT KẾ 3
II.1. Tính chất nước thải vào hệ thống xử lý 3
II.2. Tính chất nước thải sau xử lý 4
II.3. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý 4
III. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ 10
III.1. Sơ đồ khối 10
III.2. Mô tả công nghệ 11
IV. MÔ TẢ CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ 13
V. BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ THIẾT BỊ 16
VI. GIỚI HẠN DỰ ÁN 22
Trang 2
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
I- MỞ ĐẦU


Nhằm cải thiện môi trường ngày càng tốt hơn trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như
chung tay xây dựng môi trường chung của toàn xã hội,Công ty quyết tâm xây dựng hệ thống xử
lý nước thải với công suất 100 m
3
/ngày nhằm giải quyết triệt để ô nhiễm ra môi trường.
Nước thải của công ty phát sinh chủ yếu từ các nguồn như nước thải từ nhà vệ sinh, khu
vực rửa tay và nước thải từ các nhu cầu vệ sinh khác, lưu lượng 100 m
3
/ngày đêm.
II. THÔNG SỐ THIẾT KẾ
o Loại nước thải : Nước thải sinh hoạt.
o Lưu lượng : 100m
3
/ngày.
o Thời gian hoạt động : 20 giờ/ngày.
o Thông số thiết kế : 5.0 m
3
/giờ.
II.1 - Tính chất nước thải trước xử lý :
TT Thông số Đơn vị Giá trị
1
2
3
4
5
6
7
pH
COD
BOD

SS
N
P
Tổng Coliform
-
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml
5,5 – 7,5
300 ÷ 400
220 ÷ 250
150 ÷ 200
20
5
14.000 ÷ 15.000
Trang 3
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
II.2 - Tính chất nước thải sau xử lý : Đạt QCVN 24:2009/BTNMT giá trị C cột A
Stt Thông số Đơn vị
Giá trị C
A B
1 pH - 5 - 9 5 - 9
2 BOD
5
(20

o
C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Amoni (Tính theo N) mg/l 5 10
6 Nitrat (NO
3
-
) (Tính theo N) mg/l 30 50
7 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
8 Phosphat (PO
4
3-
) (Tính theo P) mg/l 6 10
9 Tổng coliforms MPN/100ml 3000 5000
II.3 - CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
Trong nước thải sinh hoạt, thành phần ô nhiễm chính là các hợp chất hữu cơ dễ phân
hủy. Do vậy, phương án xử lý thích hợp là áp dụng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí để khử
hợp chất hữu cơ này. Mặt khác, trong nước thải sinh hoạt còn chứa một hàm lượng Nitơ cao,
được xem là một trong những chỉ tiêu khó xử lý hơn cả, vì vậy việc lựa chọn công nghệ thích
hợp là điều kiện tiên quyết trong kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gồm các công nghệ điển hình như sau:
 Xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật lơ lửng, quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính
 Xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật dính bám trên giá thể cố định - FBR
 Xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật dính bám trên giá thể di động - MBBR
Trang 4
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật lơ lửng kết hợp bùn hoạt tính

Sơ đồ mô tả công nghệ
Mô tả quá trình
Công nghệ xử lý sinh học với vi sinh vật lơ lửng là quá trình mà vi sinh vật phát triển và tăng
trưởng trong các bông cặn – bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Bùn hoạt tính là tập hợp những vi
sinh vật hiếu khí có trong nước thải, có khả năng hấp thu và phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ
trong nước thải thành CO
2
và H
2
O khi cung cấp đủ oxy. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ xử
lý sinh học với vi sinh vật lơ lửng kết hợp bùn hoạt tính đòi hỏi phải có diện tích lớn, Hiệu suất
khử Nitơ kém.
Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật bám cố định- FBR (Fixed bed bio
reaction)
Sơ đồ mô tả công nghệ
Trang 5
Bùn tuần hoàn
Bùn dư
Lắng
Bể Aerotank
Dưỡng khí
Nước thải
Nước ra
Bùn dư
Lắng
Bể FBR
Dưỡng khí
Nước thải
Nước ra
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m

3
/ngày
Mô tả quá trình
Quá trình xử lý nước thải nhờ vi sinh vật hiếu khí dính bám là quá trình xử lý sinh học
trong đó quần thể vi sinh vật hoạt động chuyển hóa các chất hữu cơ và các thành phần khác
trong nước thải dính bám vào các giá thể dạng tấm hoặc ống và tạo thành lớp màng vi sinh vật.
Trong quá trình xử lý, nước chảy từ trên xuống hay từ dưới lên tiếp xúc với lớp màng vi sinh
vật. Các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải bị oxy hóa bởi vi sinh vật hiếu khí ở lớp màng sinh
học này tạo thành CO
2
và H
2
O.
Ưu điểm: Hiệu quả xử lý COD, BOD và Nitơ rất cao, không cần quá trình tuần hoàn bùn , tiết
kiệm tối đa diện tích xây dựng.
Nhược điểm: Phát sinh chi phí đầu tư - Giá thể vi sinh dính bám Bio film.
- Khung đỡ giá thể vi sinh Bio film
Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật bám trên giá thể di động MBBR
( Moving bed bio reaction)
Sơ đồ mô tả công nghệ
Mô tả quá trình
Là quá trình xử lý sinh học trong đó vi sinh vật hoạt động chuyển hóa các chất hữu cơ và
các thành phần khác trong nước thải dính bám vào các giá thể dạng di động và tạo thành lớp
màng vi sinh vật.
Trang 6
Bùn dư
Lắng
Bể MBBR
Dưỡng khí
Nước thải

Nước ra
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
Trong quá trình xử lý, nước chảy từ trên xuống hay từ dưới lên tiếp xúc với lớp màng vi
sinh vật. Các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải bị oxy hóa bởi vi sinh vật hiếu khí nhờ lớp
màng sinh học này, tạo thành CO
2
và H
2
O.
Ưu điểm:
Hiệu quả xử lý COD, BOD và Nitơ rất cao. Không cần quá trình tuần hoàn bùn, tiết kiệm tối đa
diện tích xây dựng. Khi cần nâng công suất xử lý , chỉ cần bổ sung thêm lượng giá thể vào bể
sinh học – Dễ thực hiện
Nhược điểm: Phát sinh chi phí đầu tư - Giá thể vi sinh.
- Lưới chặn giá thể
- Chi phí đầu tư giá thể di động rất cao
 So sánh ưu và nhược điểm của từng công nghệ qua đó lựa chọn công nghệ xử lý
thích hợp

Xử lý sinh học hiếu khí với
vi sinh vật lơ lửng
(Aerotank)
Xử lý sinh học hiếu khí
FBR với giá thể cố định
Xử lý sinh học hiếu khí
MBBR giá thể Bio - chip
 Hiệu quả xử lý không cao,
tối đa 90%.

 Hiệu quả xử lý cao, Tối
đa 98%
 Hiệu quả xử lý cao, tối
đa 98%
 Chi phí điện năng cao hơn
do khối tích công trình lớn
hơn, cũng như việc phải
liên tục duy trì trạng thái lơ
lửng của vi sinh vật trong
công trình xử lý.
 Chi phí điện năng thấp
hơn do khối tích công trình
nhỏ hơn. Không cần phải
duy trì trạng thái lơ lưởng
của bùn hoạt tính
 Chi phí điện năng thấp
hơn công nghệ xử lý
bằng bùn hoạt tính. Tuy
nhiên vẫn phải duy trì
trạng thái lơ lửng của giá
thể vi sinh kiểu di động
Trang 7
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
Xử lý sinh học hiếu khí với
vi sinh vật lơ lửng
(Aerotank)
Xử lý sinh học hiếu khí
FBR với giá thể cố định

Xử lý sinh học hiếu khí
MBBR giá thể Bio - chip
 Tải lượng xử lý chất hữu
cơ thấp dẫn đến khối tích
công trình lớn hơn nhiều so
với công trình xử lý hiếu
khí bằng vi sinh dính bám
cố định FBR và MBBR.
 Tải lượng xử lý chất hữu
cơ cao hơn do đó khối tích
công trình nhỏ, thích hợp
với những nơi không có
nhiều diện tích xây dựng.
 Tải lượng xử lý chất
hữu cơ cao hơn do đó
khối tích công trình nhỏ,
thích hợp với những nơi
không có nhiều diện tích
xây dựng.
 Vận hành phức tạp, chi
phí bảo trì cao.
 Hệ thống vận hành ổn
định, đơn giản, chi phí bảo
trì thấp.
 Hệ thống vận hành ổn
định, đơn giản, chi phí
bảo trì thấp.
 Tải trọng chất hữu cơ đầu
vào tăng đột ngột dễ làm hệ
thống mất ổn định, điều này

có thể làm cho chất lượng
nước thải đầu ra đôi khi
không đạt yêu cầu.
 Có khả năng chịu được
sốc tải trọng thời gian ngắn
do có tải trọng bề mặt của
giá thể cao hơn so với công
nghệ vi sinh lơ lửng (120 –
150m
2
/m
3
) và có nhiều
chủng vi sinh vật hiếu khí
và kỵ khí cùng tồn tại.
 Chịu được sốc tải trọng
cao do có tải trọng bề
mặt giá thể Bio – chip rất
cao lên đến 3000m
2
/m
3
và nhiều chủng vi sinh
vật hiếu khí , kỵ khí cùng
tồn tại.
 Lượng bùn tạo ra rất
nhiều so với công trình xử
lý sinh học FBR và MBBR,
do vậy cần có thêm công
trình hoặc thiết bị để làm

giảm thể tích bùn trước khi
muốn đem thải bỏ.
 Lượng bùn tạo ra ít,
không cần công trình hay
thiết bị làm giảm thể tích
bùn, thích hợp áp dụng cho
những nơi không có nhiều
diện tích.
 Lượng bùn tạo ra ít,
không cần công trình hay
thiết bị làm giảm thể tích
bùn, thích hợp áp dụng
cho những nơi không có
nhiều diện tích.
Trang 8
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
Nhận xét:
 Công nghệ MBBR:
Công nghệ sinh học MBBR có tải trọng bề mặt cao, do cấu trúc giá thể có diện tích riêng
lên đến 3000 m
2
/m
3
. Tuy nhiên, chi phí đầu tư rất cao. Khó áp dụng cho loại hình nước thải sinh
hoạt có tải trọng ô nhiễm không cao.
Một ưu điểm nổi bật của công nghệ xử lý sinh học MBBR với vi sinh vật dính bám di
động là khi cần nâng công suất xử lý rất đơn giản, chỉ cần bổ sung thêm lượng giá thể vào bể
sinh học mà không cần phát sinh chi phí xây dựng mở rộng công trình.

 Công nghệ FBR
Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí FBR không những đáp ứng được nhu cầu loại bỏ các
thành phần ô nhiễm COD, BOD có trong nước thải mà hiệu suất khử Nitơ còn rất cao, chi phí
đầu tư hợp lý. Ưu điểm của công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật dính bám cố
định là lượng bùn sinh ra chỉ bằng một phần ba lượng bùn khi áp dụng công nghệ xử lý sinh học
hiếu khí với vi sinh vật lơ lửng. Do đó, hệ thống giảm được khối lượng công trình dành cho
phần xử lý bùn cũng như giảm thiểu được mùi hôi, tình trạng rơi vãi bùn trong quá trình thu
gom vận chuyển thường xuyên.
 Công nghệ xử lý hiếu khí kết hợp bùn hoạt tính lơ lửng
Công nghệ này có hiệu xuất xử lý COD, BODvà Nitơ rất thấp không phù hợp với nước thải sinh
hoạt cũng như các laoị nước thải khác có thành phần Nitơ tổng cao.
Kết luận: Công nghệ được lựa chọn là công nghệ xử lý hiếu khí FBR với giá thể vi sinh dính
bám cố định – Bio film.
Trang 9
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
III. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
III.1- Sơ đồ khối
Trang 10
Nước dư
Hệ thống thu gom
( hiện hữu)
Bể điều hòa
B-01
Bể sinh học-FBR
B-02
Bể lắng
B-03
Bể khử trùng

B-04
Nước sau xử lý
đạt QCVN24 cột A
Bể chứa bùn
(Cải tạo)
Khí Oxy
D.D khử trùng
Bùn phân hủy
đem chôn lấp.
Nước thải sinh
hoạt
Thiết bị lọc áp lực
T-01
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
III.2- Mô tả công nghệ
 Bể điều hòa – B01
Nước thải sinh hoạt từ hệ thống thu gom hiện hữu được hệ thống bơm bơm về bể điều hòa
B-01. Bể điều hòa là nơi tiếp nhận và ổn định các thành phần hữu cơ có trong nước thải, đồng
thời đáp ứng được lưu lượng nước thải dồn dập xả về hệ thống vào trước giờ giải lao, giờ ăn
hoặc giờ tan ca. Vì vậy, bể điều hòa có vai trò quan trọng xuyên suốt trong quá trình xử lý.
Tại bể điều hòa B-01, thiết bị thổi khí AB-01A/B hiện hữu sẽ cung cấp Oxy liên tục ngăn
chặn quá trình kỵ khí có thể xảy ra gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nước
thải trong bể điều hòa được bơm chìm WP-01/02 bơm luân phiên với lưu lượng ổn định vào bể
xử lý sinh học hiếu khí FBR.
Bơm chìm WP-01/02 trong bể điều hòa được thiết lập chế độ vận hành theo cơ chế như sau:
• Chế độ AUTO:
Khi mực nước trong bể điều hòa ở mức LOW, 2 bơm không hoạt động.
Khi mực nước trong bể điều hòa ở mức HIGH, 1 trong 2 bơm sẽ hoạt động luân phiên theo

thời gian thiết lập trước.
• Chế độ MANUAL:
Chỉ sử dụng khi cần kiểm tra thiết bị, chế độ hoạt động này không phụ thuộc vào mực nước
trong bể điều hòa.
 Bể sinh học hiếu khí FBR – B02
Tiếp tục nước thải được bơm lên bể xử lý sinh học hiếu khí FBR. Tại đây, các chất bẩn hữu
cơ trong nước thải sẽ được xử lý nhờ các vi sinh vật dính bám trên bề mặt giá thể. Trong bể
phản ứng sinh học FBR, các giá thể vi sinh được lắp đặt làm tăng bề mặt tiếp xúc của nước thải
và vi sinh vật lên hàng vài chục lần nhờ cấu trúc của giá thể có diện tích riêng lên đến 120
m
2
/m
3
. Giá thể vi sinh cố định này tạo ra môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển tốt.
Những vi sinh này sẽ tiêu thụ các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải nhờ lượng oxy được cung
cấp từ thiết bị thổi khí (AB-02A/B). Quá trình phân hủy các chất hữu cơ theo phản ứng sau:
Vi sinh vật
Nước thải H
2
O + CO
2
+ vi sinh vật mới.
Khí Oxy
Trang 11
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
Ngoài ra giai đoạn này còn diễn ra cả 2 quá trình Nitrification và Denitrification là quá trình
chuyển Amonia thành Nitơ tự do nhờ chủng vi sinh chủ lực là Nitrosomonat và Nitrobacter.
Bước 1: Quá trình Nitrification: Diễn ra trong vùng hiếu khí (Lớp vi sinh vật bao phủ bên ngoài)

Các chủng vi sinh vật Nitrosomonas, Nitrosospira, Nitrosococcus, Nitrosolobus, Nitrobater
sẽ tham gia chuyển hoá Amonia theo phản ứng sau:
NH
4
+
+ 3/2O
2
NO
2
-
+ H
2
O + 2H
+
NO
2
-
+ 1/2O
2
NO
3
-
Bước 2: Quá trình Denitrification: Diễn ra trong vùng hiếm khí (Lớp vi sinh vật bị bao phủ bên
trong)
Dưới tác dụng của các vi sinh vật Nitrobacter, Microccocus,Archromobacter, Thiobacillus và
Bacillus sẽ chuyển hoá Nitrit và Nitrat thành khí N
2
theo phản ứng sau:
NO
3

-
NO
2
-
NO N
2
O N
2
 Bể lắng, bể khử trùng (B-03, B-04)
Tiếp tục, nước thải chảy qua bể lắng. Tại đây, bùn cặn (xác vi sinh bị chết) được tách ra theo
cơ chế tỉ trọng, làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải. Phần nước trong được dẫn về
bể tiếp xúc khử trùng. Ở đây, nước được khử trùng bằng chlorine để tiêu diệt các vi trùng gây
bệnh có thể còn trong nước thải. Sau khi qua bể tiếp xúc, nước thải tiếp tục được bơm lên bồn
lọc áp lực để loại bỏ các căn lơ lửng trước khi chảy ra môi trường.
 Bể chứa bùn– B-05
Bùn trong bể lắng, sẽ được bơm về bể chứa bùn B-05. Định kỳ lượng bùn bị phân hủy này
được mang đi chôn lấp đúng nơi qui định.
Trang 12
Khí Oxy
Nước thải
Vùng hiếu khí
Vùng hiếm khí ANOXIC
Màng giá thể vi sinh
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
IV. MÔ TẢ CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ
IV.1. Bể điều hòa nước thải – B01
- Nhiệm vụ : Chứa nước thải, điều hòa nồng độ chất ô nhiễm và lưu lượng
nước thải.

- Kích thước : Dài x Rộng x Cao = 4.0 x 4.0 x 3.0 (m)
- Thể tích xây dựng : 48 m
3
- Thể tích chứa : 40 m
3
- Thời gian lưu nước : 8 giờ, là thời gian cần thiết để trung hòa nước thải
- Vật liệu : BTCT
- 2 Nắp thăm : BTCT có Khung thép định vị xung quanh
- Kích thước nắp : Dài x Rộng = 0.6 x 0.6 (m)
- Số lượng : 01 bể
 Các thiết bị chính đi kèm
- Bơm nước thải : WP-01/02
- Phao đo mực nước : LOW, HIGH.
- Máy thổi khí : AB-01A/B
IV.2. Bể xử lý sinh học hiếu khí FBR – B02
- Nhiệm vụ : Phân hủy các thành phần hữu cơ có trong nước thải nhờ
chủng vi sinh vật hiếu khí dính bám trên bề mặt giá thể.
- Kích thước : Dài x rộng x Cao = 5.0 x 4.0 x 3.0 (m)
- Thể tích xây dựng : 60 m
3
- Thể tích chứa : 50 m
3
- Thời gian lưu nước : 10 giờ
- Vật liệu : BTCT
- Số lượng : 01 bể
 Các thiết bị chính đi kèm
- Máy thổi khí : AB-02A/B
- Giá thể vi sinh : 120 m
2
/m

3
- Hệ thống ống dẫn khí : STK/ PVC
Trang 13
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
- Hệ thống đĩa P.P khí : 4m
3
/ giờ, D=200, REHAU - GERMANY
- Hệ thống phân phối nước : PVC
IV.3. Bể lắng – B03
- Nhiệm vụ : Loại bỏ bông cặn (xác vi sinh vật) nhờ cơ chế lắng ly tâm.
- Kích thước : Dài x rộng x Cao = 2.5 x 2.5 x 3.0 (m)
- Thể tích xây dựng : 18.75 m
3
- Thể tích chứa : 15.6 m
3
- Thời gian lưu nước : 3.0 giờ
- Vật liệu : BTCT
- Số lượng : 01 bể
 Các thiết bị chính đi kèm
- Ống trung tâm : Inox 304
- Máng thu nước : Inox 304
- Máng chặn váng : Inox 304
- Bơm bùn : SP-01
- Hệ thống thu bùn đáy : PVC
IV.4. Bể tiếp xúc khử trùng – B04
- Nhiệm vụ : Khử trùng nước thải đầu ra. Bể khử trùng được xây dựng
với nhiều vách ngăn bên trên và bên dưới để tạo sự tiếp xúc
tốt giữa nước thải đầu ra và dung dịch chlorine.

- Kích thước : Dài x rộng x Cao = 1.3 x 2.5 x 3.0 (m)
- Thể tích xây dựng : 9.75 m
3
- Thể tích chứa : 8.0 m
3
- Thời gian lưu nước : 1.5 giờ
- Vật liệu : BTCT
- Số lượng : 01 bể
IV.5. Bể chứa bùn – B05 (cải tạo từ hệ thống xử lý hiện hữu)
- Nhiệm vụ : Chứa và phân hủy bùn sinh ra sau quá trình lắng.
- Kích thước : Dài x rộng x Cao = 4.5 x 2.0 x 2.5 (m)
Trang 14
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
- Thể tích xây dựng : 22.5 m
3
- Thể tích chứa : 18 m
3
- Vật liệu : BTCT
- Số lượng : 01 bể
IV. 6. Nhà điều hành – N01
- Nhiệm vụ : Nơi đặt tủ điện điều khiển trung tâm của hệ thống xử lý, hệ
thống pha dung dịch khử trùng…
- Kích thước : 2.6 x 4.2 x 3.0 (m)
- Diện tích sử dụng : 10.92 m
2
- Vị trí : Trên nắp bể điều hòa
- Số lượng : 01 nhà
 Các thiết bị chính tại nhà điều hành – N01

- Tủ điện điều khiển trung tâm MCP01.
- Bồn hóa chất khử trùng.
- Bơm định lượng khử trùng.
- Máy thổi khí.
Trang 15
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
V. BẢNG THỐNG KÊ - MÔ TẢ THIẾT BỊ LẮP ĐẶT CHO CÔNG TRÌNH.
STT Tên thiết bị máy móc Model ĐVT
Số
lượng
Quy cách
C.Suất
(kw)
Nước sản xuất
Năm sản
xuất
Catalogue
đính kèm
1 Bể điều hòa – B01
1.1
Bơm nước thải
WP-01/02
Bộ 02
- Kiểu: Bơm chìm,
chuyên dùng cho nước
thải
- Điện áp : 3 pha, 380V,
50Hz

- Vật liệu : Gang
0,75 Tsurumi - Nhật
Từ 2010
trở đi

1.2 Phao đo mực nước

Bộ 01
Kiểu hoạt động: Cơ khí
Low, High
Việt Nam
Từ 2010
trở đi
1.3
Máy thổi khí hiện hữu
(AB-01A/B)

Bộ 02

2
Bể sinh học FBR –
B02


Trang 16
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
2.1
Máy thổi khí

AB - 02A/B





Bộ 02
Kiểu : Root
Điện áp : 3 pha, 380V,
50Hz
Lưu lượng: 2.7 m
3
/phút
Cột áp: 3000 mmAq
Kèm theo:
+ Tiêu âm đầu hút
+ Tiêu âm đầu đẩy
+ V-belt
+ Van an toàn
Vật liệu: khung thép, vật
liệu cách âm
3,0
Taiko - Japan
hoặc tương
đương
Từ 2010
trở đi

2.2
Hệ thống khuếch tán

khí



01
Kiểu: Diffuser dạng đĩa,
bọt khí mịn
Lưu lượng: 4 m
3
/giờ.đĩa
Vật liệu màng khí:
EPDM
REHAU -
GERMANY
Từ 2010
trở đi

2.3
Giá thể vi sinh
Bio -film
Hệ 01
Diện tích bề mặt : 120
m
2
/m
3
Vật liệu : PVC
Taiwan
Từ 2010
trở đi


3 Bể lắng – B03


3.1 Bơm bùn bể lắng Cái 01 - Kiểu: Bơm chìm,
chuyên dùng cho nước
0,4 Tsurumi - Nhật Từ 2010
trở đi

Trang 17
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
thải
- Điện áp : 3 pha, 380V,
50Hz
- Vật liệu : Gang
3.2
Máng răng cưa, tấm
chắn bọt


Bộ 01
Kiểu: Cơ khí
Vật liệu: SUS304
VN
Từ 2010
trở đi
3.3 Ống trung tâm Bộ 01
Vật liệu: Inox 304

Kích thước: DK x C =
0,5 x 1,6 (m)
VN
Từ 2010
trở đi
4 Bể khử trùng – B04


4.1
Bơm định lượng dd
khử trùng - DP01


Cái 01
Kiểu : Bơm màng
Lưu lượng : 30 lít/giờ
Điện áp : 3 pha, 380V,
50Hz
0,2 Miltonroy - USA
Từ 2010
trở đi

4.2
Bồn chứa dd khử
trùng - CT01 hiện hữu



Cái 01
Kiểu : bồn đứng

Vật liệu : PVC
Việt Nam
4.3 Phao đo mực nước

Bộ 01
Kiểu hoạt động: Cơ khí
Low, High.
Việt Nam
Từ 2010
trở đi
5 Bơm lọc nước thải Bộ 01 - Kiểu: Bơm trục ngang,
chuyên dùng cho nước
1.5 Ebara -Italy Từ 2010
trở đi

Trang 18
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
thải.
- Điện áp : 3 pha, 380V,
50Hz
- Lưu lượng: 8 m
3
/ giờ
- Cột áp: 20 mét
- Vật liệu : Gang
6 Cột lọc áp lực Bộ 01
-Vật liệu: + Thân thép.
- Lõi lọc : cát thạch anh.

- Đồng hồ đo áp lực :
Taiwan
- Van xả áp : Taiwan
Việt Nam
7
Hệ thống điện điều
khiển và tự động hóa


7.1
Hệ thống điện động
lực
- Cáp điện động lực




Hệ 01
Loại sử dụng: Động cơ 3
pha:
. Động cơ 3 pha: dây 04
lõi, bọc và cách điện
bằng pvc
. Động cơ 1 pha: dây 3
lõi, bọc và cách điện
bằng pvc
7.2 - Máng dẫn điện động
lực



Hệ 01 . Cáp đi trong máng PVC
.Cáp chôn ngầm: ống
Việt Nam Từ 2010
trở đi
Trang 19
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
bảo vệ pvc
7.3
- Tủ điện điều khiển
chính MCC





Cái 01
Vật liệu vỏ tủ: thép, sơn
tĩnh điện

Vỏ tủ: Việt Nam
Linh kiện chính:
Hàn Quốc, các
linh kiện khác
Đài Loan, Việt
Nam
Cáp : Cadivi
Từ 2011
trở đi

7.4
Hệ thống tự động hóa
- thiết bị lập trình


Bộ 01
I/O digital
Software
Schnieder
Schnieder
Từ 2011
trở đi

8
Hệ thống đường ống
công nghệ


8.1
Hệ thống đường ống
công nghệ


Hệ 01
Ống thép
Ống PVC: chịu được áp
lực >= 6 bar
VN
Từ 2011
trở đi

8.2
Hệ thống van và phụ
kiện
Hệ 01
Phù hợp với chủng loại
và vật liệu đường ống
Nhập khẩu/ Việt
Nam
Từ 2011
trở đi
9 Lưu lượng kế Bộ 01
Trang 20
Thuyết minh kỹ thuật và báo giá phương án xử lý nước thải Q=100m
3
/ngày
VI. GIỚI HẠN DỰ ÁN
Nhiệm vụ bên B:
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải 100 m
3
/ ngày, chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn
QCVN 24: 2009/BTNMT nước thải sinh hoạt giá trị C cột A.
- Cung cấp thiết bị xử lý theo dự toán thiết kế.
- Lắp đặt thiết bị đường ống kỹ thuật, hệ thống điện.
- Vận hành thử hệ thống và nuôi cấy vi sinh.
- Hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ cho bên A.
- Xin phép môi trường cho hệ thống xử lý nước thải
- Bảo hành công trình : 12 tháng
* Tiến độ thực hiện công trình:
- Thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải : 05 ngày
- Thi công phần xây dựng và nhập khẩu thiết bị: 55 ngày

- Lắp đặt thiết bị hệ thống : 25 ngày
- Vận hành thử và nuôi cấy vi sinh : 20 ngày
- Hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ : 5 ngày
Tổng thời gian thực hiện công trình : 105 ngày làm việc (không bao gồm ngày lễ,
tết, thời tiết xấu, thời gian xin giấy phép về môi trường).
Nhiệm vụ bên A :
- Định vị chính xác mặt bằng vị trí xây dựng hệ thống
- Cử cán bộ có chuyên môn giám sát thi công lắp đặt hệ thống
- Cấp cáp điện nguồn và đường ống dẫn nước sạch đến vị trí tủ điện điều khiển hệ thống.
- Cử công nhân có tay nghề để bên B đào tạo và chuyển giao công nghệ hệ thống xử lý
nước thải.
Rất hân hạnh được hợp tác với quý công ty.
Trang 21

×