Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

luận văn Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.68 KB, 58 trang )

Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa nhưng cảm xúc, tư tưởng của
con người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Biểu tượng còn bộc lộ cá tính sáng tạo,
phong cách tác gia, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân
tộc. Nghiên cứu tác giả, tác phẩm từ góc độ biểu tượng do đó đã và đang thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật.
Nguyễn Bính được từng được mệnh danh là chàng thi sĩ của hồn quê, nhà
thơ của chân quê. Trong thơ Nguyễn Bính, thế giới chân quê hiện ra những cây
cỏ, hoa lá, vạn vật mang bản sắc thôn quê vùng Đồng bằng Bắc bộ như hoa cau,
giàn trầu, vườn dâu, dậu mùng tơi, hoa cam, hoa bưởi, cánh bướm vàng… Trong
đó có những hình ảnh xuất hiện với tần số cao, mang nhiều giá trị tượng trưng và
trở thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Trong quá trình khảo
sát thơ Nguyễn Bớnh tụi thấy những hình ảnh như mùa xuân, cánh bướm, bến
nước, con đò và hình ảnh vườn xuất hiện với tần số rất cao. Trong những hình ảnh
trên chúng tôi qua tâm hơn cả đến vườn. Trong thơ Nguyễn Bính vườn có khi
hiện lên như một chỉnh thể: vườn dâu, vườn chè, vườn lê, vườn cam, vườn Ngự
uyển…và có khi lại hiện lên một cách gián tiếp qua những sự vật thuộc về bộ
phận của vườn: cành dõu, lỏ dõu, dậu mùng tơi, hoa bưởi, hoa cam, cánh bướm.
Có thể thấy, vườn không chỉ là mụ tớp thơ khá độc đáo và có sức rung
động mãnh liệt, có năng lực tạo tượng miêu tả mà còn là một phương tiện trữ tình,
một công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bính. Nghiên cứu về biểu
tượng này ta thấy, trong nỗi nhớ khắc khoải, trong niềm hoài niệm tha thiết của
người con tha hương, hình ảnh mảnh vườn hiện lên thật thân thương, thanh bình
và thơ mộng. Đó là vườn quê đẹp như trong cổ tích, vàng tươi hoa cải, rập rờn
bướm trắng, phơi phới lứa tuổi đương tơ, đầy cây non lộc mới, mưa nắng dịu
dàng. Nhìn toàn cảnh, vườn quê Nguyễn Bính được tạo ra từ sự tổng hợp của các
tính chất cụ thể và điển hình, chân thực và mộng tưởng, một khoảng không gian
ngăn cách nhưng thật gần gũi, một khoảng không gian cổ kính nhưng rất đỗi quen


thuộc, thân thương. Nghĩa là một khoảng không gian mang đầy đủ hình ảnh, màu
sắc, đường nét của làng quê Việt Nam tự nghìn đời. Trờn cỏi nền không gian ấy,
nhà thơ khắc họa sâu sắc những cảnh đời, những số phận, tính cách và vẻ đẹp tâm
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
hồn của những người dân quê bình dị. Như vậy, tiến hành đi sâu phá và nghiên
cứu về biểu tượng này, có thể thấy được tài năng nghệ thuật, sở trường cũng như
phần nào cho thấy diện mạo bức tranh làng quê Việt Nam, đặc biệt là không gian
làng quê Bắc Bộ với những cuộc đời, số phận, những cuộc tình duyên, những oan
trái của mọi kiếp người.
Với những lí do trên đây, cho thấy việc nghiên cứu biểu tượng vườn trong
thơ Nguyễn Bính là một hướng đi có triển vọng, đem lại nhiều kết quả nghiên cứu
khả quan và có giá trị.
2. Lịch sử vấn đề
Vườn với tư cách là hình ảnh, hình tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập tới trong các bài nghiên cứu về tác giả Nguyễn Bính. Chúng ta có thể kể đến
các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Thi sĩ của hồn quờ, Cỏnh bướm và hoa
hướng dương (Vương Trí Nhàn), Nguyễn Bính - Nhà thơ của chân quê (Đặng Thị
Đoàng Hương), Đường về chân quê của Nguyễn Bính (Đỗ Lai Thúy), Bướm
trắng, tơ vàng (Phô - nhia - cốp), Từ vựng hay là văn hóa làng quê trong thơ
Nguyễn Bính (Hồ Xuõn Bỡnh), Ba đỉnh cao thơ mới (Chu Văn Sơn),…
Trong những công trình nghiên cứu trên, vườn đã được nghiên cứu với tư
cách là một hình ảnh, hình tượng độc đáo, đặc sắc, hội tụ nhiều giá trị. Tác giả
Chu Văn Sơn nhận định: Cố hương, cố nhân, cố viên là những hình bóng da diết
nhất trong cái vẫn được gọi bằng chân quê của Nguyễn Bớnh…và có lẽ, cố viên
là điểm tụ day dứt nhất của hồi ức cố hương. Tác giả cũng đã khám phá những
nét đặc sắc của hình tượng mảnh vườn thông qua việc so sánh với các tác giả như
Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Tác giả khẳng định:…cả ba đều có những “ỏm ảnh
vườn” nhưng mỗi vị một khỏc…Nguyễn Bớnh vườn là quờ…là gốc quê, chân quê.
[2,157]. Tác giả Hà Minh Đức trong Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê đó có nhận

xét: Nguyễn Bớnh cú những chất liệu thi ca riêng của mỡnh: cỏnh bướm và giậu
mồng tơi, mưa xuân bay và làng quê vào hội, giàn trầu không và hành cau liên
phòng, con đê làng và sự hẹn hò chờ đợi…Nguyễn Bớnh đó tạo nên khuôn mặt
làng quê của riêng mình [11, 63 - 64].
Vườn còn được nhiều tác giả đề cập đến ở cấp độ cao hơn là biểu tượng:
Tác giả khẳng định: …Trong thơ Nguyễn Bính, vườn, do vậy không chỉ là biểu
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
tượng của thôn quê, mà là của cả dân tộc, chân quê của mỗi con người Việt Nam
[Đường về chân quê , Đỗ Lai Thúy, [11, 54].
Cho đến nay vườn đã được số đông những nhà nghiên cứu thừa nhận với tư
cách là biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu biểu tượng vườn như một đối tượng độc lập. Lịch sử nghiên
cứu cho thấy đề tài Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính sẽ hứa hẹn có nhiều
đóng góp mới mẻ và thiết thực.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là khái niệm về biểu tượng
(đặc biệt là biểu tượng thơ ca) và biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính.
Phạm vi nghiên cứu được xác định là thơ Nguyễn Bính (chủ yếu mảng thơ
trước cách mạng) được thống kê qua Thơ Nguyễn Bính chọn lọc (NXB Văn học,
1993) và Tuyển tập Nguyễn Bính (NXB Văn học, 1986)
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài người viết xác định những mục đích nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Làm rõ khái niệm về biểu tượng, biểu tượng thơ ca
Thứ hai: Tìm hiểu giá trị, ý nghĩa và nét độc đáo, đặc sắc của biểu tượng
vườn trong thơ Nguyễn Bính
Để thực hiện những mục đích trên người viết xác định cụ thể các nhiệm vụ
như sau:
- Tìm hiểu các khái niệm về biểu tượng, trên cơ sở đó đưa ra khái niệm
chung nhất làm tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu

- Thống kê ngữ liệu có sự xuất hiện của biểu tượng vườn. Phân tích hai mặt
của biểu tượng: cỏch xõy biểu tượng và giá trị tượng trưng của biểu tượng.
- So sánh biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính và trong các tác giả trong
và nước ngoài như như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Vic - to Huy - gô
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết có sử dụng phối hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như:
- Thống kê,
- So sánh,
- Phân tích
- Tổng hợp
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
B. NỘI DUNG
Chương 1
BIỂU TƯỢNG VÀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BIỂU TƯỢNG VƯỜN
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
1. Khái quát về biểu tượng
1.1. Khái niệm
Thuật ngữ biểu tượng (Anh: symbol; Pháp: symbole) có nhiều cách hiểu
khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất, biểu tượng là một loại tín hiệu mà mối quan hệ
giữa các mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự
tưởng tượng của con người; cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng)
mang tớnh cú lớ do, tính tất yếu. Tuy vậy đối với mỗi ngành khoa học khác nhau,
người ta lại có những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này.
1.1.1. Theo quan điểm triết học, tõm lớ học và văn hóa
Các nhà triết học quan niệm biểu tượng là hình thức cao nhất của quá trình
nhận thức cảm tính là bước chuyển biến quan trọng từ nhận thức cảm tính sang
nhận thức lớ tớnh… Biểu tượng là hình ảnh khách thể đã được tri giác lưu lại
trong bộ óc con người, và do một tác động nào đấy được tái hiện, nhớ lại.
Theo quan điểm tõm lớ học, biểu tượng là hiện tâm sinh lí do có một sự

việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được hình ảnh
của vật kích thích trở lại trí tuệ hay cảm giác. Trong quá trình nhận thức về thế
giới, biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính của con
người. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng đã tạo ra những tiền đề cơ sở cho
nhận thức lớ tớnh. Nú cũn góp phần giúp con người nhận thức được những thuộc
tính: bản chất, tính quy luật của sự vật, đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về sự vật.
Bởi lẽ biểu tượng luôn gắn liền với các khái niệm với những phán đoán, suy lí,
đặc biệt là trí tưởng tượng.
Theo quan điểm văn hóa, biểu tượng là hình ảnh cảm tính vật chất của
hiện thực khách quan và mang ý nghĩa tượng trưng khái quát, gồm hai bình diện
là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Biểu tượng văn hóa chính là là sự vật, hiện
tượng nào đó được sử dụng nhiều trong sinh hoạt văn hóa và dần dần được nâng
cấp lên thành hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhằm nói lên ý nghĩa tinh thần ngoài
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
ý nghĩa vật chất. Biểu tượng văn hóa mang chiều sâu cảm xúc, tính dân tộc, tính
thời đại.
1.1.2. Theo quan điểm ngôn ngữ học và văn học
Các nhà ngôn ngữ học dựa trên sự phân tích bản chất tín hiệu của ngôn
ngữ, coi biểu tượng cũng là một loại tín hiệu ngôn ngữ. Nhưng giữa biểu tượng
và tín hiệu ngôn ngữ nói chung có sự khác nhau cơ bản. Cả tín hiệu ngôn ngữ và
biểu tượng đều có hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mối quan hệ
giữa hai bình diện này, đối với hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nói chung là không có
lí do, còn với biểu tượng, mối quan hệ ấy là cú lớ do và cái được biểu đạt luôn
luôn lớn hơn cái biểu đạt. Về chức năng, tín hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng
giao tiếp thuần túy, hướng vào đối tượng giao tiếp, còn biểu tượng thực hiện chức
năng nhận thức và biểu hiện đối tượng, chức năng đó không chỉ hướng vào đối
tượng mà còn hướng vào bản thể đối tượng.
Trong văn học, biểu tượng được nhìn nhận ở hai mặt. Thứ nhất, biểu tượng
là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. Thứ hai, biểu tượng không chỉ

mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật, nghĩa miêu tả… mà nói đến biểu tượng là nói đến
hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm. Trong văn học, cần chú ý
đến vấn đề phân biệt biểu tượng với ẩn dụ và biểu tượng với hình tượng
Phân biệt biểu tượng và ẩn dụ. Vấn đề phân biệt biểu tượng và ẩn dụ đã
được tác giả Phạm Thu Yến phân tích khá tỉ mỉ và chi tiết. Theo tác giả, khi nhìn
nhận biểu tượng gồm hai mặt là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan và có
sự chuyển nghĩa, nghĩa bong, nghĩa biểu cảm thì biểu tượng không có gì khác ẩn
dụ. Có lẽ cũng vì cách hiểu đó mà một số ý kiến đã phủ định vấn đề nghiên cứu
biểu tượng hoặc đưa ra cách phân loại biểu tượng theo những dấu hiệu không thật
đặc trưng. Vấn đề xóa bỏ ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ đã tạo ra sự tranh
luận lớn. A.Pôchepxki cho rằng biểu tượng đồng nghĩa với ẩn dụ. Cũn
V.I.Erờmina đó phân biệt ẩn dụ với biểu tượng như sau: Ẩn dụ là thơ ca dân gian
được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá
trình thời gian dài và sau đó sống hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn
biểu tượng không đổi, bền vững. Ẩn dụ là một phạm trù thẩm mĩ và phần lớn tự
do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại được giới hạn nghiêm
túc bởi hệ thống thi ca xác định. í kiến này đã xác định rõ ranh giới giữa ẩn dụ và
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
biểu tượng thơ ca dựa trên nhưng tiêu chí chung và đặc trưng của cả hai. Tuy
nhiên, cũng cần nói thêm rằng, biểu tượng mang tớnh kớ hiệu, tính quy ước,
nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người đọc đã hiểu cái mà nó biểu
trưng, không còn có yếu tố giải mã bởi nú đó được ăn sâu trong tư tưởng con
người. Còn ẩn dụ thì tự do hơn, thường được tạo ra không phải chỉ bằng một, hai
hình ảnh mà phải bằng vài ba hình ảnh. Vì thế các yếu tố dựa vào nhau để giải
mã ẩn dụ. Ẩn dụ linh hoạt, trường liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, số lượng
nhiều hơn nhưng không bền vững bằng biểu tượng.
Tuy nhiên, chúng ta cần khẳng định rằng ranh giới so sánh giữa biểu tượng
và ẩn dụ là tương đối, không thể đòi hỏi có một sự phân định rõ ràng. Chúng ta
cần đến sự kết hợp hài hòa giữa biểu tượng và ẩn dụ. Đa số những hình ảnh súng

đụi trong ca dao Việt Nam được sử dụng lặp đi lặp lại là những biểu tượng quen
thuộc: trầu - cau, mận - đào, thuyền - bến, trúc - mai. Nhưng biểu tượng này có
thể được xem như những hình ảnh ẩn dụ trong cao dao:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Tiện đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đó cú ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Phân biệt biểu tượng và hình tượng: biểu tượng và hình tượng đều có giá
trị nhận thức cảm tính và chủ quan trong việc phản ánh thực tại khách quan và sử
dụng phương tiện diễn đạt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự tồn tại của một hình tượng
nghệ thuật không bao giờ vượt quá giới hạn của một hình thức biểu đạt cụ thể
(nghĩa là bao giờ cũng có phương tiện biểu hiện ý nghĩa trọn vẹn của hình tượng).
Còn sự tồn tại của biểu tượng nghệ thuật thì lại vượt quá giới hạn của một sự biểu
đạt, biểu nghĩa (nghĩa là không có một phương tiện nào có thể biểu đạt trọn vẹn ý
nghĩa của biểu tượng). Hình tượng bao giờ cũng tách riêng hoặc có xu hướng
tách riêng ra khỏi một hệ thống nào đó để phù hợp với yêu cầu: tự do, hoàn thiện,
độc đáo và khác biệt. Trong khi đó, biểu tượng bao giờ cũng nằm trong một hệ
thống nhất định, không thể tách ra đừng độc lập trong nhận thức của con người.
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
1.1.3. Tổng kết các quan niệm trên, có thể đi đến một số kết luận khái quát về biểu tượng
Biểu tượng là một vấn đề phức tạp, ngay trong cách hiểu về nó cũng đã
không có sự đồng nhất. Tuy nhiên, các quan điểm trên đều khẳng định:
Thứ nhất, biểu tượng là nấc thang cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm
tính. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng làm nền cho giai đoạn nhận thức
lớ tớnh về sau, góp phần quan trọng để nhận thức về thế giới khách quan.
Thứ hai, biểu tượng bao giờ cũng bao gồm hai bình diện là cái biểu đạt và
cái được biểu đạt. Trong đó, cái biểu đạt luôn luôn lớn hơn cái được biểu đạt.

Thứ ba, biểu tượng mang đậm màu sắc tâm linh, mang tính dân tộc, tính
thời đại.
1.2. Phân loại biểu tượng
1.2.1. Biểu tượng văn hóa
Những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm…) có
khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn
tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định:
nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh, trang phục… Biểu tượng văn hóa cú cỏc biến
thể loại hình như: tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật… Biểu tượng văn hóa
bao gồm cả những biến thể vật thể (trong các ngành nghệ thuật như kiến trúc, hội
họa, điêu khắc…) và phi vật thể (tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, văn học)
1.2.2. Biểu tượng nghệ thuật - biểu tượng thơ ca
Các biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa trong những ngành nghệ
thuật khác nhau (hội họa, âm nhạc, văn học). Biểu tượng thơ ca chính là một biến
thể của biểu tượng văn hóa trong văn học
1.2.3. Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật
Các biểu tượng nghệ thuật được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ
trong văn học. Trong phạm vi ngôn ngữ văn học, các biểu tượng tõm lớ, biểu
tượng văn hóa đều được chuyển thành “từ - biểu tượng (word - symbols)”
1.3. Biểu tượng thơ ca
Ngoài những đặc tính của biểu tượng nói chung, biểu tượng thơ ca còn có
nhiều những nột riờng. Trờn cơ sở phân tích một số quan niệm của các nhà
nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra được kết luận
1.3.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Theo Hồ Lê, biểu tượng là tập hợp vững chắc của nhiều hình ảnh khác
nhau, là kết quả của sự phản ánh hiện thực vào não người, từ con người tiếp xúc
với hiện thực bằng giác quan, có ánh xạ quang học rồi có biểu tượng.
Bu-đớch nhận định rằng biểu tượng là những hình ảnh cụ thể của vật thể và

hiện tượng của thế giới bên ngoài và của các tính chất của chúng xuất hiện trong ý
thức con người mà không có sự trực tiếp tác động của kích thích bên ngoài lờn
cỏc cơ quan cảm thụ con người đú… Vậy biểu tượng là yếu tố quan trọng hợp
thành các rung động, cảm xúc, phương tiện có hiệu lực để điều khiển các trạng
thái cảm xúc của con người. Biểu tượng có nhiều loại: biểu tượng thị giác, biểu
tượng thính giác, biểu tượng xúc giác, biểu tượng khứu giác, biểu tượng vận động
Hờ-ghen trong Mĩ học tập V: biểu tượng nên thơ là một biểu tượng có hình
tượng bởi vì biểu tượng nên thơ không phải phơi bày trước mắt ta bản chất trừu
tượng của cái hiện thực cụ thể. Khi ta nói mặt trời, nhờ ý thức thông thường, ta
hiểu ngay ý nghĩa của nú. Còn khi ta núi: “thỏi dương xòe những ngón tay hồng
thì ta vừa hiểu, vừa trực giác cái hiện thực ấy.
Giăng Mô-rê-ắc cho rằng thơ biểu tượng cố đem bọc ý tưởng bằng một
ngoại thể khả giác, ngoại thể đó tuy không phải là mục đích thơ nhưng dùng để
phô bày ý tưởng cụ thể mà vẫn giữ tính cách chủ yếu.
Theo G.Hegel, khi bàn về biểu tượng, ụng đó viết: Biểu tượng nên thơ là
một biểu tượng có hình tượng, bởi vì biểu tượng nên thơ không phải phơi bày
trước mắt ta bản chất trừu tượng của cái hiện thực cụ thể. Như vậy, có thể thấy,
bản chất của biểu tượng nghệ thuật là mang tính thẩm mỹ, gắn liền với tư tưởng,
tình cảm, tài năng cá tính sáng tạo của nhà thơ. Vì lẽ đó, chỉ có những hình ảnh
nào chứa đựng trong nó những đặc tính của một hình tượng thi ca, nghĩa là nó
cho phép ta nhận ra khái niệm của sự vật một cách cụ thể sinh động, khơi gợi trí
tưởng tượng, đánh thức cả một thế giới tinh thần ở người đọc mới được xem là
một biểu tượng nghệ thuật.
Biểu tượng mang sắc thái riêng từng nhà thơ ngay từ đầu đã có chiều
hướng quyết định đến cách chọn hình ảnh, tứ thơ. Nhà thơ ở nhà máy hay ở làng
quê, nhà thơ ở miền núi hay ở miền biển - đều mang dấu ấn biểu tượng nhất định.
Đối với từng nhà thơ, biểu tượng thời thơ ấu khá quan trọng vỡ nú cũn giữ lâu
trong tâm hồn nhà thơ. Biểu tượng sông nước đậm đà với Tế Hanh, biểu tượng
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học

trăng hiện lên trong thơ Bác, biểu tượng con đường trong thơ Tố Hữu, biểu tượng
người lái tàu trong thơ Sóng Hồng, biểu tượng chim lượn trong thơ Chế Lan Viên,
biểu tượng ngọn đèn trong thơ Chính Hữu, biểu tượng con nai vàng trong thơ Lưu
Trọng Lư… Thời trẻ, thời thơ ấu sản sinh và gìn giữ nhiều biểu tượng đẹp - về mái
nhà, ngọn lửa, em bé, mẹ già, ngọn đèn, bữa cơm, tiếng cười, về sự thương yêu,
đùm bọc… Các biểu tượng đó sẽ đi vào thơ. Các nhà thơ vùng than có nhiều biểu
tượng hầm mỏ, xe than, khoan lỗ… Các nhà thơ vùng biển có nhiều biểu tượng về
triều lên, cá thu, cá hồng… Các nhà thơ miền núi giàu biểu tượng mây trắng, vườn
chanh, nắng mưa, gió bão. Các biểu tượng phát triển phong phú theo cuộc đời con
người, theo các chuyến đi, các quá trình quan sỏt,theo tuổi đời, theo thời đại. Các
biểu tượng in dấu ấn vào thơ để lại các tài sản chung cho nhân loại về sau.
1.3.2. Một số kết luận chung về biểu tượng thơ ca
a) Đặc điểm
Ngoài những đặc tính của biểu tượng nói chung, biểu tượng thơ ca còn có
mang một số đặc tính riêng: là một dạng mã hóa nhưng cảm xúc, tư tưởng của
con người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là một hệ
thống những tín hiệu thẩm mĩ và biểu tượng nghệ thuật là một tiểu hệ thống, góp
phần tạo nên những điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm. Trong quá trình sáng tạo,
người nghệ sĩ, hoặc vô thức, hoặc hữu thức, đã đem vào tác phẩm của mình
những hình ảnh trở đi trở lại, có sức ám ảnh, khơi gợi lớn mà người ta gọi là biểu
tượng. Do đó, biểu tượng cho ta thấy cá tính sáng tạo, phong cách tác gia, thời
đại, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.
Các biểu tượng không chỉ dừng lại ở những nét nghĩa ổn định trong truyền
thống thơ ca mà nó liên tục được mở rộng, biến đổi và tăng cường các khả năng
biểu hiện mới. Một mặt thơ tiếp tục sử dụng các phương thức khai thác biểu
tượng nghệ thuật từ trong truyền thống, khơi sâu những kinh nghiệm mĩ cảm đã
được lưu giữ, bồi đắp trong truyền thống thơ ca trước đó, mặt khác, mỗi nhà thơ
đều xuất phát từ phẩm chất riêng của mình để sáng tạo, làm thành sự kết hợp đặc
sắc trong quá trình vận động của biểu tượng. Việc sáng tạo biểu tượng theo khía
cạnh này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực thụ cảm và nhu cầu biểu hiện của nhà

thơ trước hiện thực đời sống. Điều này có liên quan đến đặc điểm tư duy nghệ
thuật và khuynh hướng thẩm mĩ ở mỗi nhà thơ cụ thể.
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
b) Vai trò
Biểu tượng thơ ca với tư cách là một phương tiện đặc biệt của nghệ thuật
mang trong bản thân mình những dấu hiệu đặc trưng của thể loại, cho ta thấy cách
thức con người nắm bắt thế giới sự vật, biến nó thành sự phản ánh những khía
cạnh khác nhau của đời sống tinh thần và xúc cảm con người. Bất cứ một biểu
tượng thơ ca nào cũng có những liên hệ nhất định với ý thức thẩm mĩ truyền
thống. Sự chiếm lĩnh thế giới bên ngoài thông qua các biểu tượng như một phương
thức có khả năng đem đến cho nhà thơ chủ quyền bộc lộ tư tưởng và tình cảm của
cá nhân mỡnh, nú kích thích nhà thơ diễn đạt những nội dung tiềm ẩn trong tâm
hồn mình, và mặt khác như là biểu hiện của quá trình vận dụng các yếu tố nghệ
thuật, để không ngừng mở rộng khả năng biểu đạt, sức sáng tạo của nhà thơ.
Thi nhân sáng tạo nên những biểu tượng thơ ca để thể hiện tư tưởng và cảm
xúc của mình. Những quan niệm về nhân sinh, thế sự, về thơ ca… và về chính bản
thân cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ đã làm cho mỗi người lựa chọn cho mình
một biểu tượng này hay biểu tượng kia. Biểu tượng được lựa chọn theo những
tiêu chí nhất định, đáp ứng được nhu cầu bộc lộ của nhà thơ thỏa mãn với tư
tưởng chủ đề, hợp với phong cách và phương pháp sáng tác. Hình ảnh dòng sông,
con nước thường gợi nhiều tâm tưởng về cuộc sống và những hoài niệm về quê
hương, về tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên. Những hoài niệm ấy càng trở nên thiêng
liêng sâu sắc trong hoàn ảnh đất nước có chiến tranh ly tán. Nhiều dòng sông đã
đi vào thơ và trở thành biểu tượng đẹp của tình yêu quê hương đất nước:
Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
(Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống)
Tôi cần súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lũng tụi như mưa nguồn gió bể

Vẫn trở về lưu luyến bên sông
(Tế Hanh - Con sông quê hương)
2. Vai trò, vị trí của biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính
2.1. Thống kê sơ lược hệ thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính làm thơ ở Hà Nội, ở Vinh, ở Huế, ở Sài Gũn… mà trong thơ
ông vẫn thấy những bến đò, những dòng sông, những đêm mưa, những tiếng gà…
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
nghĩa là chúng ta thấy hẳn một không gian làng quê giữa chốn thành thị [….].
Trong thơ Nguyễn Bính xuất hiện rất nhiều biểu tượng. Có thể điểm qua một số
các biểu tượng trung tâm như sau
2.1.1. Biểu tượng mùa xuân
Nguyễn Bớnh đó tạo hình cho hồn quê từ mùa xuân. Cảnh xuân, sắc xuõn,
khớ xuõn hòa vào cái bình dị của tâm hồn người dân quê bởi những hình ảnh hết
sức sống động của mùa xuân thôn dã: mưa bụi, hoa xoan, lúa đồng, bướm vàng…
Đất trời vào xuân ấm áp, êm ả, tạo vật cũng như bước vào vận hội của mùa xuân.
Mùa xuân tượng trưng cho tuổi trẻ, phơi phới sức sống, trong trẻo và thơ ngây:
Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bờn hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong
(Xuân về)
Cũng cú lỳc, mùa xuân trở thành một biểu tượng thời gian đong đầy nỗi
chờ đợi, mong ước của người con gỏi quờ về một chàng trai, một tình yêu không
hẹn ngày trở lại
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đó nỏt dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo “Mùa xuân đã cạn ngày”
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày

Bao giờ em mới gặp anh đây
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
(Mưa xuân)
Hay cũng có khi là một mùa xuân của kí ức thời gian, một phương thức đo
đếm bước đi thời gian của những đổ vỡ, của niềm tiếc nuối những dĩ vãng xưa sẽ
không bao giờ quay trở lại
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
Nhưng rồi người khách tỡnh xuân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông
Xuân này đến nữa đã ba xuân
Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần
Chẳng lẽ ụm lũng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân
(Cô lái đò)
2.1.2. Biểu tượng cánh bướm
Một biểu tượng khá gợi cảm trong thơ Nguyễn Bính là những cánh bướm.
Những cánh bướm tô đậm cho cảnh vật thêm sống động và chở hồn quê vào thơ
trên những cánh bướm mỏng manh. Con bướm trắng, bướm vàng dập dìu bay
trong thơ Nguyễn Bính mang lại cho hồn quê sự thơ mộng, tạo không khí yêu
đương đắm say và se duyên lành cho những đôi trai gỏi”
Tôi chiêm bao giấc nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này

(Người hàng xóm)
Cành dâu cao, lỏ dõu cao
Lênh đênh bóng bướm trôi vào mắt em
Anh đi đèn sách mười niên
Biết rằng bóng bướm cú lên kinh thành
(Bóng bướm)
2.1.3. Biểu tượng bến nước - con đò
Qua khảo sát sơ bộ, có thể nhận thấy biểu tượng bến nước - con đò xuất
hiện trong khoảng hơn 20 bài thơ của Nguyễn Bính trước 1945. Ta có thể thấy, ắp
đầy trong từng câu từng chữ luôn là gương mặt làng quê Bắc Bộ với bến nước
đầy, với đò vắng khách. Có khi đó là hình ảnh một con thuyền rời bến, một
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
chuyến đò vừa sang sông, nhiều lỳc nú lại trải dài thành khoảng không gian xa
cách, nhung nhớ:
Giời làm xa cách mấy con sông
(Xuân tha hương)
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm
(Cánh buồm nâu)
Đôi khi, trong những ngày tháng xa quê, con thuyền - bến nước ấy lại được
hiện lên giữa một khung cảnh làng quê để thương, để nhớ
Tràng Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập đá mênh mang bến nước đầy
Đò vắng khách chơi nằm bỏt ỳp
Thu về lại giở gió heo may
(Giời mưa ở Huế)
Con đò - bến nước là nơi chứng kiến bao cảnh hợp tan, đi - về… Dù xa
quê, Nguyễn Bớnh luụn đau đáu một khát vọng trở về
Ở đây vô số những trời xanh
Và một con sông chảy rất lành

Và những tâm hồn nghe rất đẹp
Từng chung sống dưới mái nhà tranh
(Sao chẳng về đây)
Trong sự đa dạng và phong phú của biểu tượng thơ Nguyễn Bính, biểu
tượng vườn được xem như một trong những biểu tượng trung tâm trong thơ ông.
Để nhấn mạnh hơn về giá trị của biểu tượng này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích
vai trò, vị trí của biểu tượng vườn cũng như những giá trị được biểu đạt ẩn đằng
sau cái biểu đạt.
2.2. Vai trò, vị trí của biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính
Dựa vào ba cuốn Tuyển tập thơ Nguyễn Bính, Thơ Nguyễn Bính chọn lọc,
Nguyễn Bính, chúng tôi sử dụng hai tiêu chí cơ bản để thống kê biểu tượng vườn
trong thơ Nguyễn Bính. Thứ nhất, việc xuất hiện chữ vườn. Thứ hai, việc xuất
hiện các hình ảnh thuộc về vườn như dậu mùng tơi, ao cần, hoa chanh…
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Ở tiêu chí thức nhất, chúng tụi đã thống kê được mật độ xuất hiện của biểu
tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính thông qua bảng thống kê sau:
STT Tư liệu Nguồn
1. Sáng giăng chia nửa vườn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
…Đêm qua mới thật là đêm’
Ai đem trăng sáng dãi lên trên vườn chè
Thời trước
2. Thày ơi đừng chặt vườn chè
Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng
Thư gửi thày mẹ
3. Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng

Xuân về
4. Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Người hàng xóm
5. Có giăng bóng lạnh vườn đào
Có giàn nhạc ngựa lơi vào trong đêm
Không ngủ
6. Vườn đầy hoa trắng như em ấy
Bỗng một bà tiên hiển hiện ra
Sao mà đẹp thế! Tiên mà lại
Nữ chúa vườn lê đi thăm hoa
Truyện cổ tích
7. Cành dâu xanh, lá dâu xanh
Lênh đênh bóng bướm trôi vào mắt em
Bóng bướm
8. Lâu nay có một người du khách
Gió bụi mang về xóm Ngự Viên
Giậu đổ dây leo suồng sã qúa
Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
…Có phải ngày xưa vườn Ngự uyển
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên?
…Có phải ngày xưa vườn Ngự uyển
Là đây hoa cỏ giống vườn tiên
Gót son bước nhẹ lầu Tôn nữ
Ngựa bạch buông chùng áo Trạng nguyên
…Ngự viên bây giờ không còn nữa
Xóm Ngự viên
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên

Khoa cử bỏ rồi, thôi hết Trạng
Giời đem hoa cỏ trả vườn tiên
9. Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
Chị vẫn môi son phấn má hồng?
Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
Một mình em vẫn cứ tay không
Vườn ai Tết đến hoa còn nở
Chị gửi cho em một cành hồng
Xuân tha hương
10. Anh trồng cả thảy hai vườn cải
Tháng chạp hoa non nở cánh vàng
…Qua dậu tầm xuân thấy bướm nhiều
Bướm vàng vàng quá bướm yêu yêu
Em sang bắt bướm vườn anh mãi
Quên cả làng Ngang động trống chèo
Cách có một hôm em chả sang
Hôm nay rã đám ở làng Ngang
Hôm nay vườn cải hao tàn hết
Em hỡi từ nay hết bướm vàng
Năm sau vườn cải nở hoa vàng
Bướm lại sang mà em chẳng sang…
Hết bướm vàng
11. Em ơi ! em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn mẹ già em thương
…Cậy em em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
…Ở nhà em nhớ mẹ thương
Ba gian trống một mảnh vườn xác xơ

…Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang
Lỡ bước sang
ngang
12. Em vẫn nghe lời chị : “thuỷ chung…” Khăn hồng
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Cho nên khăn chị vẫn phai hồng
Đem thân về vườn dâu cũ
Buồn cũng như khi chị lấy chồng
13. Một hôm hai vợ chồng quan Thám
Me mải xem hoa lạc lối về
Vợ khóc: “Mình ơi em hãi lắm!”
Trời chiều lạc lối tới vườn lê
Vườn đầy hoa trắng như em ấy
Bỗng một bà tiên hiển hiện ra
Nữ chúa vườn lê đi thăm hoa
Truyện cổ tích
14. Mấy sào vườn đất mới
Giồng dâu và giồng cam
Không ngại xa người tới
Thăm tôi tôi cảm ơn
Thanh đạm
15. Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà
Người ta bắt chước chị người ta
Ra vườn nhặt những hoa cam rụng
Về bỏ đầy nồi nước cất hoa
…Thuở ấy làm sao thật thái bình
Trai hiền với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những hương thơm ngập ái tình

…Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh
Tôi đi dan díu với kinh thành
Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới
Chuốc mãi men say rượu ái tình
Rượu ái tình kia thành thuốc độc
Vườn trần theo bướm phấn hương bay
Đời tôi sa mạc ôi sa mạc
Hoa hết thơm rồi rượu hết say
…Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ?
Vườn có giồng cam có nở hoa?
Hoa với rượu
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
…Như truyện Tương Như và Trác Nhị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xoá hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng
16. Ơi thôn Vân hỡi thôn Vân
Anh em li tán lâu dần thành xa
Không còn ai ở quê nhà
Hỏi còn ai nữa, để hoa đầy vườn
Anh về quê cũ
17. Hôm nay là xuân mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa vườn Thượng uyển
Ai về Chiêm Quốc với Huyền Trân
Nhạc xuân
18. Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ ván có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân

Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
…Nàng về làm dâu nhà tôi
Vườn dâu có thẹn với đôi tay ngà
…Sang năm tôi phải về nhà
Đợi xem vườn đỗ ra hoa có nhầm?
Nhà tôi
19. Sao chẳng về đây bắt bướm vàng
Nhốt vào tay áo đợi xuân sang
Thả ra cho bướm xem hoa nở
Cánh bướm vờn hoa loạn phấn hương
Sao chẳng về
đây
THƠ SAU CÁCH MẠNG
20. Nền nhà trống, ếch kêu chân lỗ cột
Vườn hoang tàn, bạch phếch ánh trăng
soi
Người lũ lượt kéo nhau đi hành khất
Cha dìu con…gục xuống mỏn hơi rồi
Làng tôi
21. Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Chiều thu
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Đàn kiến trường trinh tự thuở nào
22. Mây chiều ngơ ngẩn xóm thôn
Câu ca đứt quãng, cây vườn mờ xanh
Thư tết
23. Máu lửa miền Nam ngùn ngụt thế

Vườn cam ruộng lúa có còn xanh
…Đồng lúa lâng lâng mùi cốm mới
Vườn cam dào dạt toả hương thanh
Xuân nhớ miền
Nam
24. Xóm thưa bằn bặt tiếng cười
Lúa non đổ bãi, trái tươi rụng vườn
Đôi mắt
25. Ngõ xuống bờ ao chơi ú tim
Nhà em hàng xóm biết đâu tìm?
Biết đâu vườn táo cành sai quả
Giếng đá trăng vàng đâu bóng em?
…Mẹ cha khuất núi mấy thu trò
Vườn táo cô mình đã bốn con
…Xuân này vui tết lại vui quê
Lại chuyện làm ăn lại hội hè
Xanh biếc đầu xuân nương mạ sớm
Dậu tầm xuân nở bướm vàng hoe
Trở về quê cũ
26. Chim hiền ướt cánh vắng thư sang
Gà xóm cầm canh gáy trễ tràng
Giời đất cứ như quân chiến bại
Cây vườn rách rưới gió lang thang
Mùa đông gửi cố
nhân
Với tiêu chí thứ hai, tần suất xuất hiện của của biểu tượng vườn gấp nhiều
lần khi chúng ta sử dụng tiêu chí thống kê ban đầu. Chúng tôi thấy rằng việc sử
dụng tiêu chí thứ hai là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Sự xuất hiện của những hình
ảnh tồn tại như những bộ phận cũng có tư cách như sự xuất hiện trực tiếp của
chỉnh thể vườn. Vì số những hình ảnh này là rất lớn nên trong phạm vi bài viết,

chúng tôi đã lựa chọn ra những bài thơ mà các hình ảnh này có tính tiêu biểu, đặc
trưng cao
STT Hình
ảnh
Tư liệu Nguồn
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
1 Cánh
bướm
…Lũ bướm láng giềng đang khát nhụy
Mách cùng gió sớm rủ rê sang
Qua dậu tầm xuân thấy bướm nhiều
Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu
Em sang bắt bướm vườn anh mãi
… Em hỡi từ nay hết bướm vàng
Năm sau hoa cải nở hoa vàng
Bướm lại sang mà em chẳng sang
Thui thủi một mình em bắt bướm
…Đêm qua mơ thấy hai con bướm
Khép cánh tình chung ở giữa trời
Hết bướm
vàng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng Xuân về
Dậu đổ dây leo suồng sã quá
Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng
Xóm Ngự
Viên
Sao chẳng về đây bắt bướm vàng
Nhốt vào tay áo đợi xuân sang
Thả ra cho bướm xem hoa nở

Cánh bướm vờn hoa loạn phấn hương
Sao chẳng về
đây
2 Hoa cau
-
giàn giầu
Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào
Tương tư
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn Qua nhà
3 Một số
hình ảnh
khác
Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn
…Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa
Lỡ bước sang
ngang
Hoa chanh nở giữa vườn chanh Chân quê
Bờ rào cây bưởi không hoa
…Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Qua nhà
Hồn tôi giếng ngọt trong veo Tình tôi
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Xuân về
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
…Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cùng sang chơi thăm nàng
Người hàng

xóm
Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng Thư gửi thày
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
mẹ
Hoa gạo tàn đi cho sắc đỏ
Nhập vào sắc đỏ của hoa xoan
Cuối tháng ba
Cách hai bờ giếng như cách xa
…Giếng cạn nên khôn thả lá vàng
…Chòm hoa râm bụt bên bờ giếng
Nở đỏ như muôn mảnh lụa diều
… Cô sang đây, cô lại ngồi
Bên bờ giếng nhặt nắng vàng rơi
Nắng vàng rơi mãi bên bờ giếng
Sao nắng vàng không hẹn một lời
Nhặt nắng
Hoa đào từng cánh rơi như tưới
Xuống mặt sân rêu những giọt buồn
Thôi nàng ở lại
Mấy sào vườn đất mới
Giồng dâu và giồng cam
Thanh đạm
Có giàn đỗ ván có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
Nhà tôi
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang Chiều thu
Cành dâu cao, lá dâu cao
…Cành dâu cao, lá dâu xanh

Bóng bướm
Dậu tầm xuân nở, bướm vàng hoe
…Bời ngời ngõ cũ tím hoa xoan
Trở về quê cũ
Mong đêm quên sáng cho dài ngày xuân
Đường thôn hoa bưởi trắng ngần
Hoa xoan tím nhạt vân vân rụng đều
Làng quê dìu dịu sương chiều
Tiếng trống
đêm xuân
Lần theo các thi phẩm của Nguyễn Bính, chúng tôi thấy biểu tượng mảnh
vườn xuất hiện trong khoảng 30 bài thơ của Nguyễn Bính trước và sau Cách
mạng. Còn những hình ảnh liên quan đến vườn, thuộc về khu vườn, chúng ta có
thể thấy chúng có số lượng rất lớn, chiếm phần lớn thi phẩm của Nguyễn Bính.
Những con số này ít nhiều cũng có ý nghĩa trong việc phân tích biểu tượng vườn
với những biến thể khác nhau của nó, từ đó thấy được tư tưởng của nhà thơ.
Nguyễn Bính tái hiện là biểu tượng vườn trong tâm tưởng nhà thơ ở những khía
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
cạnh khác nhau, đôi khi nó là mảnh vườn cụ thể của một thôn làng và địa danh cụ
thể (thôn Đoài, thụn Đụng, thụn Võn) nhưng đôi khi nó là những mảnh vườn
tượng trưng, mảnh vườn nhà thơ gặp trên con đường phiêu bạt giang hồ. Với cỏch
đú, biểu tượng mảnh vườn trong thơ Nguyễn Bớnh đó mang chức năng tư tưởng,
có thể bất cứ một người Việt Nam nào cũng tìm cho mình một mảnh vườn của gia
đình, tuổi thơ, quê hương mình trong thơ Nguyễn Bính.
Biểu tượng mảnh vườn thuộc phạm trù không gian nghệ thuật của thơ
Nguyễn Bớnh. Nú được dựng lên bằng hình ảnh hàng cau, giàn trầu, dậu mồng
tơi, cây cam, cây bưởi, hoa xoan, vườn cải, giàn đỗ ván, ao cần, hoa dâm bụt, cây
lê, cây mai. Tất cả mang đậm dấu ấn làng quê, làm nên chất mộc mạc, quê mùa
trong thơ Nguyễn Bớnh. Nú cũng thể hiện được những cung bậc tình cảm khác

nhau của nhà thơ - một thi sĩ của phong trào thơ Mới, tài hoa nhưng cuộc đời đầy
trắc trở, éo le.
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Chương 2
VƯỜN - HèNH ẢNH BIỂU TƯỢNG CHO LÀNG QUÊ
BẮC BỘ VIỆT NAM
1. Thơ Nguyễn Bớnh đó tái hiện lại chân thực làng quê Việt Nam, mà cụ thể
là không gian đồng bằng Bắc Bộ
Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính mang vẻ đẹp ngàn đời của
nông thôn Việt Nam, gần gũi với mọi tâm hồn, mọi thời đại. Không gian làng quê
ấy mang đậm phong vị ca dao, được xây dựng từ những chất liệu quen thuộc, dân
dã của chốn thôn quê, những dòng sông với cô lái đò, mảnh vườn, ao bèo, giàn đỗ
ván, dậu mồng tơi với cô hàng xóm, mùa xuân với những đêm hội chốo… Những
chất liệu mộc mạc đơn sơ này đã góp phần tạo nên bức tranh thơ với nét vẽ trong
sáng và chân thực:
Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ vỏn, cú ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
(Nhà tôi)
Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính được gợi lên từ những hình
ảnh chân thực và gợi cảm nhất. Đó là làng quê yên ả thanh bình, thấp thoáng sau
lũy tre xanh, được bao bọc bởi những dải đê. Con đê là nơi gắn bó nhiều kỉ niệm
của người dân, là nơi đưa tiễn người đi xa, đón người trở về, là nơi hò hẹn luyến
ái của trai gái quê. Gắn với con đê, bờ tre xanh, con đường làng là thôn xóm, nhà
cửa, vườn tược, ruộng đồng, bến nước, con đũ… Những hình ảnh ấy vốn xưa cũ,
gần gũi trong tâm thức con người truyền thống. Nhà thơ đã lấy ngay những chi
tiết, hình ảnh có thực của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ để tạo ra không gian
chung của làng quê mọi thời, nhất là làng quê xứ Bắc. Trong thơ, ta bắt gặp rất

nhiều tờn xúm, tờn làng vốn đó cú trong dân gian như thôn Đoài, thụn Đụng, thụn
Võn, xúm Dừa, làng Đặng, làng Trang Nghiêm:
Thôn Đoài ngồi nhớ thụn Đông
Thụn Vân có biếc có hồng
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Lối đỏ như son tới xóm Dừa
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Quan trạng đi bốn lọng vàng
Cờ thêu tám là qua làng Trang Nghiêm
Những thôn Đoài, thụn Đụng, làng Đặng là những tên làng, tờn xúm thõn
thương, gắn bó với người dân làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Người làng quê quen
quần tụ bên nhau trên một địa bàn cư trú cơ bản là xóm làng, bởi vậy những tên
làng tờn xúm được Nguyễn Bính sử dụng trực tiếp và cụ thể đã gợi lên dáng vẻ cổ
kính, quen thuộc của làng quê có từ ngàn đời.
2. Vườn - một biểu tượng chân thực, sinh động cảnh quê Bắc Bộ
Nguyễn Bính được mệnh danh là thi sĩ của chân quê. Người ta thấy được
thơ Nguyễn Bớnh đó đánh thức người nhà quê ẩn náu trong trong lòng ta… một
điều mà người ta không thể hiểu bằng lớ trớ, một điều quý vô ngần: hồn xưa của
đất nước, khụng phải vỡ ụng có rất nhiều bài thơ về quê hương mà bởi một điều,
ụng đó viết về quê, về cái làng Thiện Vịnh đâu đâu cũng xác xơ nước ngầm trắng
đồng, gió lùa sông đồng cồn lên, quẩn lại bằng tất cả nỗi đau, niềm trăn trở, bằng
những thăng hoa, tinh hoa của tâm hồn và tài thơ Nguyễn Bính.
Mảnh vườn trong thơ Nguyễn Bính là một biểu tượng sinh động, chân thực
cho cảnh quê Bắc Bộ bởi trước hết, nú chớnh là một mảnh vườn cụ thể của quê
hương nhà thơ. Đó là mảnh vườn ao của nhà ngoại Nguyễn Bính. Theo lời kể của
Bùi Hạnh Cẩn thì khu vườn nhà ngoại Nguyễn Bính Ở mé Nam bến Võn, thụn
Võn rộng chừng bốn năm ngàn mét vuông có ba cái ao và một ruộng mạ liền
nhau giáp một khu vườn. Phía trước vườn gần bờ ao là ba gian nhà ngói và một
dãy nhà gỗ xoan trông ra hướng Nam và Đông Nam. Ngoài cùng là lũy tre xanh,

sát lũy tre xanh là con sông Vân.
Trong sáng tác của Nguyễn Bính, mảnh vườn được tái hiện lại chính là
hình ảnh có thật của thụn Võn. Quờ mẹ là vùng đất của nhiều cây trái và nhiều
loài hoa: hoa lan, hoa huệ, hoa cúc, hoa từ tiên, hoa hồng quế… Mặt nước ao
ngũi luụn cú những hoa sen, hoa sung, hoa ấu và hoa chanh… những vùng bờ ao
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
um tùm những cõy dõu quả thắm chen những gốc cam, yên, sắn, ổi, táo, chay,
nhãn, vải, dừa cũng không thiếu. Trước cửa nhà thấp thoáng những giàn đỗ biển,
giàn nho, giàn thiên lý hoa vàng riêng biệt. Để xây dựng hình ảnh khu vườn,
Nguyễn Bớnh cú những chất liệu thi ca riêng của mình: cánh bướm và giậu mùng
tơi, mưa xuân bay, giàn giầu không và hàng cau liên phòng, rồi những cô gái,
chàng trai đang độ tuổi yêu, hẹn hò dưới những góc vườn thơ mộng… mỗi người,
mỗi vật có một dáng vẻ, tâm tư. Nguyễn Bớnh đó tạo nên ở khu vườn dáng vẻ,
hình ảnh chung của nhiều làng quê Việt Nam, nhất là xứ Bắc.
Một chút cảnh vật nhưng đã gợi được không khí thanh bình của làng quê.
Thơ Nguyễn Bính không có nhiều bức tranh cụ thể như Anh Thơ, hoặc tỉ mỉ với
cảnh, với người như Đoàn Văn Cừ nhưng lại khơi gợi nhiều ở thế giới nội tâm, ở
tình đời, tình người. Hoài Thanh đó cú một sự so sánh khá tinh tế giữa các nhà thơ
viết về làng quê Đồng quê xứ bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng
mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa
sống trong tỡnh quờ… Có thể nói rằng trong thơ ca thời kì hiện đại, Nguyễn Bính
là người có công hơn cả trên mảng thơ viết về làng quê. Cái đẹp trong thơ Nguyễn
Bính nghiêng về phía cái đẹp truyền thống, đậm chất dân dã, đồng quê hương
đồng gió nội… bầu trời xanh trong, nắng hoe vàng, hoa nở và ngào ngạt hương
bay, cánh bướm trắng, giàn trầu cay… Ông đã khơi dậy ở mỗi người đọc tình cảm
quê hương. Ông yêu mến và trân trọng giới thiệu những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu
của làng quê Việt Nam mà mỗi cảnh vật,con người đều thấm đượm hồn quê. Hình
ảnh làng quê với khu vườn dân dã có thể sẽ đổi thay nhiều khi đời sống đô thị phát
triển, khi xã hội đi vào xu thế phát triển khoa học và công nghệ, nhưng vẫn có một

làng quê truyền thống còn đấy trong ca dao dân ca, và trong những nhà thơ nổi
tiếng qua các thời đại, và Nguyễn Bính là một trong những tác giả tiêu biểu
3. Vườn - biểu tượng của tỡnh quờ, duyờn quờ con người Việt
Con người Việt Nam xưa sống gắn bó quanh năm bên ruộng đồng, ao
vườn, cỏi tỡnh quờ, duyờn quờ cũng từ chính không gian đó mà nảy mầm, đơm
hoa kết trái
3.1. Mảnh vườn với những mối lương duyên tươi thắm và cả những mối tình
duyên lỡ làng
3.1.1. Những mối lương duyên tươi thắm
Biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính Nguyễn Thùy Linh B - K55
Việt Nam học
Ở khía cạnh này, chúng ta nhận thấy sự gặp gỡ của Nguyễn Bính và Xuân
Diệu. Khu vườn tình ái của Xuân Diệu là nơi gọi mới những mối nhân duyên,
những đôi lứa đến với nhau, khu vườn của Nguyễn Bính cũng như ông tơ bà
nguyện se duyên cho bao mối tình. Ca dao xưa từng đưa đẩy:
Mưa xuân phơi phới vườn hồng
Ta về đập đất ta trồng lấy cây
Xuân Diệu và Nguyễn Bính, một người là thi sĩ của tình yêu, một người là
thi sĩ của chân quê nhưng đa tình, phúng tỳng… cỏi gặp nhau lớn nhất ở họ là
khát khao yêu và được yờu. Xuõn Diệu cũng đã từng mượn mảnh vườn để nói
đến những mối tình say đắm, nói lên trạng thái giao hòa lả lơi của con người và
cảnh vật lúc bén duyên, đó là lá lim dim, cành lả lơi, đó là:
Một tối bầu trời đắm sắc mây
Cây tỡm nghiêng xuống cánh hoa gầy
Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ
Nghiêng xuống đường rêu một lối đầy
Sự đẹp duyên qua biểu tượng vườn trong thơ Nguyễn Bính lại thường
không được diễn tả bằng những nhục cảm như Xuân Diệu mà nghiêng về miêu tả
những rung động, xao xuyến của tâm hồn, hướng về miêu tả những đường nét hòa
hợp của tâm hồn trai gái:

Đêm qua mới thật là đêm
Ai đem trăng sáng dói lên vườn chè
(Thời trước)
Nhà gianh thì sẵn đấy
Vợ xấu có làm sao
Cuốc kêu ngoài bãi sậy
Hoa súng nở đầy ao
(Thanh đạm)
Nó biểu hiện cho những mối tình đẹp như truyện cổ tích, là hình ảnh đưa
đẩy, ví von để đi đến ước mơ vẹn tình
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng
(Hoa với rượu)

×