Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận Đô thị cổ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.05 KB, 28 trang )


MụC LụC
MỞ ĐẦU 2 2
I. Bối cảnh trong nước và quốc tế3 3
1.Trong nước3 3
2.Quốc tế4 4
II. hoạt động ngoại thương CủA hội an
thế kỷ XVII-XVIII5 5
1.Hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu6 6
2.Hoạt động của các thương nhân9 9
3.Vai trò của nhà nước đối với hoạt động ngoại thương
của Hội An 16 16
4.Hoạt động ngoại thương của Hội An: sù suy thoái và
những ảnh hưởng18 18
III. MÉT VÀI NHẬN XÉT21 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO23 23
1
Mở ĐầU
Thế kỷ XVII-XVIII được coi là thời kỳ hưng khởi của đô thị cổ Việt Nam.
Có thể nói, đây là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của quá trình hình
thành và phát triển các đô thị cổ. Tìm hiểu đô thị Việt Nam thời kỳ này, không
chỉ cho ta những nhận biết về diện mạo của chúng, mà còn cho ta thấy được sự
khởi sắc của một nền thương nghiệp Việt Nam trong lịch sử cổ trung đại. Đã có
nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về đô thị Việt Nam thế
kỷ XVII-XVIII, và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong hàng loạt tên tuổi
Thăng Long -Kẻ Chợ, Phố Hiến, Vân Đồn, Thanh Hà-Phú Xuân thì Hội An trở
thành một trong những đô thị/cảng thị tiêu biểu nhất của thời kỳ này. Song quan
trọng hơn là với Hội An, người ta không chỉ tìm được dấu Ên của một Hội An
thế kỷ XVII-XVIII trong những thư tịch cổ qua ghi chép của những người
đương thời , mà người ta còn thấy sự hiện diện của một Hội An xưa qua những
cầu Nhật, những hội quán , chùa chiền còn lưu lại cho đến tận ngày hôm nay.


Đó cũng là dấu Ên đậm nét nhất của một thời kỳ phát triển thịnh đạt của hoạt
động ngoại thương nơi này.
Chính vì vậy, mà chuyên đề "Đô thị cổ Việt Nam "của TS. Vũ Văn Quân đã
gợi mở ra cho chúng tôi tìm hiểu vài nét về hoạt động ngoại thương của Hội An
thể kỷ XVII- XVIII, qua đó để có cái nhìn sâu hơn và cụ thể hơn về đô thị cổ Hội
An nói riêng và đô thị cổ Việt Nam nói chung
2
I Bối cảnh trong nước và quốc tế
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đã chứng kiến một sự
chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá của
đất nước. Đây được coi là thời kỳ hưng khởi của các đô thị cổ Việt Nam với
hàng loạt những tên tuổi như: Thăng Long- Kẻ Chợ, Phố Hiến
Thương cảng Hội An ra đời - theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu- vào
khoảng cuối thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XVII, XVIII, song
thật khó đưa ra một thời điểm cụ thể làm năm khai sinh của Hội An.Tất nhiên,
trước khi Hội An ra đời với vai trò một đô thị- thương cảng thì đã có một quá
trình chuẩn bị và tạo lập các điều kiện về nhiều phương diện. Hội An một mặt
kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm Cảng xưa, mặt khác được trực tiếp
chuẩn bị từ thế kỷ XV khi người Việt bắt đầu vào tụ cư sinh sống ở đây.
Sù ra đời và phát triển của thương cảng Hội An có những nét chung và
riêng của nó với bối cảnh trong nước và quốc tế lúc bấy giê.
1.Trong nước
Theo các nguồn thư tịch cổ, Hội An thuộc vùng đất Thuận Hoá- Quảng
Nam, vốn là đất của Champa. Thuận Hoá được sáp nhập dần dần vào lãnh thổ
Đại Việt bắt đầu từ thời Lý. Đến thời Lê Thánh Tông, xứ này đã bao gồm một
vùng đất từ phía nam Đèo Ngang đến đèo Hải Vân. Xứ Quảng Nam hồi đó được
tính từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông, bắt đầu sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt
sau hai cuộc chiến tranh lớn vào năm 1402 và 1471 với sự thất bại của Champa.
3
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều, sau đó cuộc phân tranh

Trịnh- Nguyễn diễn ra quyết liệt, đất Thuận- Quảng đã trở thành nơi dấy nghiệp
của họ Nguyễn. Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, rồi năm
1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam. Chóa Tiên -chóa Nguyễn đầu tiên này đã thi
hành nhiều biện pháp tích cực nhằm khai phá đất hoang, mở mang xóm làng,
phát triển công thương nghiệp để tăng cường tiềm lực về mọi mặt. Sử cũ ghi
nhận năm 1572 “chúa ở trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi quân lệnh nghiêm
trang nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không tồn tại hai giá, không trộm
cướp, trấn trở nên một đô hội lớn” [11, 36] .Chóa Sãi( Nguyễn Phóc Thuần) kế
nghiệp từ năm 1613 càng phải đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế, xã
hội để chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn. Cuối thế kỷ XVI
đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế Thuận- Quảng có nhiều bước phát triển mạnh mẽ.
Công cuộc khẩn hoang và do những chính sách của nhà nước đã đưa đến sự
phát triển nông nghiệp của cả xứ Đàng Trong. Bên cạnh đó các nghề sản xuất
thủ công nghiệp cũng được mở rộng, sản phẩm trở thành hàng hoá quan trọng
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đuợc các thương nhân nước
ngoài rất ưa chuộng. Nông nghiệp và thủ công nghiêp phát triển đã thúc đẩy
thương nghiệp đi lên. Ở Đàng Trong nói chung và xứ Thuận Quảng nói riêng,
một mạng lưới chợ nhỏ dày đặc ở các địa phương và chợ lớn ở các phường,
huyện được hình thành. Các luồng lưu thông buôn bán giữa các vùng và đặc biệt
quan trọng là sự thông thương với thương nhân nước ngoài ngày càng mở rộng.
Chính sù phát triển đó, trực tiếp là sự phát triển kinh tế hàng hoá cùng với
chính sách mở cửa của chính quyền chóa Nguyễn là cơ sở và tác nhân bên trong
rất quan trọng dẫn đến sự phát triển của một loạt đô thị và thương cảng, trong đó
có Hội An với vị trí và điều kiện thuận lợi của nó sớm trở thành trung tâm mậu
dịch thịnh đạt nhất thời kỳ này.
2. Quốc tế
Sau các phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, các nước Phương Tây bắt đầu tràn
sang phương Đông và các hoạt động mậu dịch ngày càng sôi nổi, lần lượt lôi
4
cuốn các nước phương Đông vào thị trường khu vực và thị trường thế giới đang

hình thành.Thuyền buôn của các nước Bồ Đào Nha rồi Hà Lan, Anh, Pháp tiến
đến các thương cảng của Việt Nam trong đó có Hội An
Hoạt động của các thương thuyền Châu Á đặc biệt là của Trung Quốc và
Nhật Bản cũng ngày càng nhén nhịp tạo nên mét thời kỳ gọi là “thương mại
biển Đông”.Chính sách ngoại thương của Trung Quốc và Nhật Bản ở thời kỳ
này cũng có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến Hội An. Chủ trương đóng cửa của
nhà Minh là trở lực lớn để Nhật Bản tiến hành giao lưu kinh tế trực tiếp với
Trung Quốc vì thế Nhật Bản đã chủ động giao lưu kinh tế với khu vực Đông
Nam Á “Năm 1592 (?) chế độ Châu Ên được ban hành” [8;16] cho phép các
thuyền buôn Nhật mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua hàng
Trung Quốc từ các nước phương Nam này. Chính sách đó kéo dài đến năm
1636, tạo ra mét giai đoạn buôn bán phát đạt giữa Nhật Bản với Việt Nam mà
chủ yếu với Hội An. Hơn thế, “việc nhiều cường quốc Châu Âu đến buôn bán
với Nhật Bản cũng làm thay đổi một cách căn bản nội dung và tính chất của các
hoạt động kinh tế đối ngoại. Mức độ và quy mô buôn bán của Nhật Bản ngày
càng mở rộng”[8,18] thúc đẩy việc thông thương với Việt Nam.Trong thế kỷ
XVII những biến đổi chính trị phức tạp của Trung Quốc đã dẫn đến những làn
sóng di cư ồ ạt của người Hoa đến Đông Nam Á, đến Việt Nam và Hội An. Đây
là một bộ phận không nhỏ góp phần hình thành nên thương nghiệp của Hội An
thời này.
Tất cả tình hình thế giới và khu vực trên đều tác động đến nền thương
nghiệp của Việt Nam nói chung và đời sống của thương cảng Hội An nói riêng.
II. hoạt động ngoại thương CủA hội an thế kỷ XVII-XVIII
Hội An mà trước đây người nước ngoài thường gọi là faifo nay thuộc về
tỉnh Quảng Nam.
Hội An có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi để trở thành một thương cảng
lớn “Xứ Thuận Hoá đường bộ ,đường thuỷ liên tiếp với xứ Quảng Nam, phía
hữu Quảng Nam lại thông với các nước phiên,về đường biển thì cách tỉnh Phóc
5
Kiến, tỉnh Quảng Đông không đến 3-4 ngày, cho nên thuyền buôn trước đến tụ

hội ở đây” [9;252]
Nằm bên bờ sông Thu Bồn, Hội An là một cảng sông tiện lợi. Theo các nhà
khảo cứu, từ Hội An có thể ngược dòng Thu Bồn theo sông Vu Gia lên miền
thượng lưu, theo sông Trường Giang vào đến Tam Kỳ .Hội An lại chỉ cách cửa
biển Đại Chiêm chõng 5 km nên còn có thể coi là một cảng biển.Hội An chỉ
cách dinh trấn Quảng Nam- thủ phủ thứ hai của Đàng Trong khoảng 8 km ,vì
vậy Hội An là một vị trí lưu thông trao đổi buôn bán tốt, là cửa ngõ quan yếu
của Quảng Nam nói riêng và Đàng Trong nói chung.
Theo ghi chép trong “ Bản tường trình về xứ Đàng Trong” của Cristoporo
Borri- mét linh mục đã từng sống ở đây vào khoảng những năm 1618-1621 thì
“trên một bãi biển chỉ hơn một dặm một chút mà người ta đếm được hơn 60 nơi
có thể đậu thuyền, điều này là do có nhiều bờ và eo biển lớn. Tuy nhiên hải cảng
chính là cảng của tỉnh CACUAM( Quảng Nam)- người ta đi vào cảng này bằng
hai cửa biển : mét gọi là pulluciam pello ( Cù Lao Chàm hiện nay) cửa kia là
turon (Đà Nẵng); trước chúng cách nhau 3-4 dặm nhưng tiếp đó rời nhau xa,
vào đất liền như thể hai con sông luôn luôn ngăn cách, cuối cùng chúng hợp lại
với nhau làm một -nơi đó người ta gặp các tàu đi từ cửa này hay từ cửa khác của
hai phần” [5;410] Hay một mô tả khác của cha xứ Adờrôđơ về vương quốc
Đàng Trong “ có nhiều cảng, có đủ sức đón nhận đến 10 hay 12 tàu lớn, ở đó có
vô số con sông nhỏ chảy vào, chúng nhiều đến mức những người đi biển về đêm
có thể cho tàu đậu lại một trong số cảng đó mà hầu như không bị nhiều tai hoạ
luôn luôn xảy ra trên biển đe doạ [13;28]
Hội An lại nằm trong vùng Thuận Quảng- một vùng rất “giàu về mọi thứ và
người ngoại quốc bị lôi cuốn bởi sự phồn thịnh của xứ sở này”[5, 408]. Theo
những ghi chép trong “Đại Nam nhất thống chí”, ta thấy có đến hơn 50 đặc
sản[10;395-399] được phân bố hầu hết ở các huyện trong vùng với đủ các loại,
từ các loại lâm thổ sản ,đến các loại kim loại quý hiếm, các nông phẩm
Lê Quý Đôn lại nhấn mạnh “ Thuận Hoá không có nhiều của cải, đều lấy ở
Quảng Nam vì đất Quảng Nam là đất phì nhiêu nhất thiên hạ. Người Thăng
6

Hoa, Điện Bàn biết dệt vải, lụa vóc đoạn lĩnh là, hoa màu khéo đẹp chẳng kém
Quảng Đông, ruộng đồng rộng rãi gạo lúa tốt đẹp, trầm hương, tốc hương, ngà
voi, vàng bạc ,đồi mồi , trai ốc, bông , sáp, đường, mật, dầu sơn, cau, hồ tiêu ,cá
muối, gỗ lạt, đều sản xuất ở đây”[9; 371]. Đây chính là các mặt hàng quan trọng
để trao đổi với các thương nhân nước ngoài.
Với một vị trí thuận lợi và một nguồn sản phẩm hàng hoá phong phó, dưới
những tác động của điều kiện trong nước và quốc tế, trên cơ sở một chiêm cảng
từ thời kỳ trước, Hội An đã vượt trội lên so với các đô thị khác, trở thành mét
thương cảng quốc tế sầm uất vào thế kỷ XVII-XVIII.
1. Hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu
Vào thế kỷ XVII-XVIII Hội An là một thương cảng quốc tế lớn có mối giao
lưu với nhiều nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước
châu Âu “ ở đây thương nhân có mặt dày đặc họ đến đây không những từ Đàng
Ngoài, từ Cambốt, từ Cincess( Quảng Đông)và các miền lân cận khác, mà còn
xa hơn nữa như Trung Hoa, Macao, Nhật Bản, Mani, Malacka, Hà Lan ”
[5;408]. Hội An trở thành cửa ngõ vừa thuận mua hàng hoá của các thưong nhân
này, đồng thời vừa cung cấp cho họ những mặt hàng hết sức phong phó.
Hàng nhập khẩu: Chóng ta có thể thấy, qua những ghi chép của Lê Quý Đôn,
hàng hoá được đưa vào thị trường Hội An nhiều nhất là hàng của các thương
nhân Trung Quốc “ các thứ hàng từ Trung Quốc mang đến thì sa, đoạn, gấm ,vóc
vải, các vị thuốc, giấy vàng bạc, hương vòng, các thứ đồ giấy, kim tuyến, ngân
tuyến . các thứ phẩm, y phục, giầy tốt, nhung, đơ ra, kính, pha lê, quạt giấy, bót,
mực,kim, cúc áo, các thứ bàn ghế, các thứ đèn lồng, các thứ đồ đồng, các thứ đồ
sành; đồ ăn uống thì các loại như: Lá chè, cam ,chanh, lê táo, bánh miến,bột mì
trám, trứng muối, tương gừng, tương ngọt, đậu phụng, rau kim châm, méc nhĩ ,
nấm hương , người không cùng nhau đổi chác không ai là không thích [9; 257]
7
Hàng hoá từ Trung Quốc đưa sang chủ yếu là các đồ thủ công mỹ nghệ và các
loại thực phẩm chế biến, phục vụ cho cuộc sống. Qua đây cũng phần nào phản
ánh được cuộc sống phong phó của người dân Thuận Quảng

Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây khác cũng đem đến
Hội An nhiều mặt hàng được người dân ưa chuộng.
“Hai xứ Quảng Nam -Thuận Hoá không có mỏ đồng. Nước Nhật Bản xuất
đồng đỏ, mỗi năm thuyền họ đến thì thu mua” [9;241] còn “nồi đồng, mâm
đồng do tàu phương Tây chở đến bán, bình thời kể có hàng ngàn hàng vạn
[9,358]
Một điều đặc biệt theo như nhận xét của Bori thì “các thương nhân Trung
Hoa, Nhật Bản, Macao Tất cả những người này đem đến Đàng Trong bạc để
đem về hàng hoá bản xứ, họ không mua mà họ đổi bằng bạc. Bạc ở đây dùng
như một món hàng khi thì có kém hơn tuỳ theo lúc có nhiều hay hiếm” [5;408]
Cũng dưới con mắt quan sát của vị linh mục này thì “ Họ (dân Thuận Quảng) ưa
thích các đồ vật kỳ lạ của xứ khác,kết quả là họ đánh giá và mua đắt nhiều đồ
vật mà với người khác là Ýt giá trị, thí dụ như lược và kim may, vòng đeo tay
hoa tai và các đồ trang sức của phụ nữ Tóm lại họ mua tất cả những gì họ vừa
mới thấy từ người ngoại quốc mà không ngần ngại về giá cả, họ rất khoái các
loại mũ của chúng ta, thắt lưng áo và tất cả các thứ quần áo khác của chúng ta,
bởi vì thật đơn giản là chúng khác với họ nhưng trong mọi thứ họ thích nhất là
san hô [5,410].
Có thể thấy, hàng hoá mang đến cho Hội An từ nhiều thương nhân khác
nhau với các mặt hàng rất đa dạng, phong phú.Từ Hội An, các hàng hoá này lại
toả ra cả xứ Đàng Trong cũng như các miền khác trên đất nước. Hội An không
chỉ là cửa ngõ thu mua hàng hoá, mà sức sống quan trọng hơn ở đây chính là
các mặt hàng mà Hội An cung cấp cho các thương nhân nước ngoài
Hàng xuất khẩu
Ghi chép của hầu hết các thương nhân, giáo sỹ phương Tây đương thời
cũng như Lê Quý Đôn trong “ Phủ biên tạp lục" thì hàng hoá xuất khẩu ở
8
thương cảng Hội An rất đa dạng, phong phú. Một thương nhân Trung Quốc
thường xuyên buôn bán ở nước ta nói với với Lê Quý Đôn “Những thuyền từ
Sơn Nam chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hoá về mua được một

thứ hồ tiêu, còn thuyền từ Quảng Nam về thì các món hàng hoá không có thứ gì
là không có” [9;256]
Tơ sống và các hàng dệt tơ đứng hàng đầu danh mục xuất khẩu. “ Cả vùng
Thăng, Điện bắc xứ Quảng vào tới Quảng ngãi, Quy Nhơn ven các dòng sông
hầu như làng nào cũng có trồng dâu nuôi tằm” [1,265] và ở đó đều hình thành
các "phường làm nghề dệt hàng tơ .Các hàng vóc sa , gấm, trừu cải hoa rất khéo”
[9,366]. Ghi chép của P.Poiver cho biết “ tơ lụa ở Đàng Trong so với Trung
Quốc thì hơn hẳn về phẩm chất và tinh tế” [12;236], còn theo Bori thì “ Những
gì liên quan đến trang phục ở đây thì có biết bao thứ lụa và có chất lượng mà
người xứ Đàng Trong không chỉ cung ứng cho nhu cầu của họ mà còn cung ứng
cho Nhật Bản và gửi sang Lào để đưa sang Tây Tạng bởi vì thứ tơ này không
nhỏ và mịn như của Trung Hoa nhưng bền hơn” [5,368]
Đường : là một mặt hàng xuất khẩu giá trị ở thương cảng Hội An. Việc
dùng đường và bán đường phát triển mạnh đã tạo ra những vùng rộng lớn của
các huyện Thăng, Điện, Quảng ngãi. “Huyện Đăng Xương xã AÝ Tử, huyện
Hương Trà, xã Long Hồ, xã Tân Quân và phường Tân Mỹ đều nấu được đường
trắng và đường đen. Đường Phổ Đăng sản xuất ở phủ Điện Bàn xốp nhẹ mềm
trắng, mét phiến nặng một cân” [9;374]
Xà cừ là một thứ mỹ nghệ của xứ Quảng Nam được khách thương ưa
chuộng" người xứ Thuận Hoá hay dùng để trang sức khay vuông, hộp tròn, hòm
mũ, chui kiếm”
Quảng Nam có nhiều loại gỗ quý: có gỗ tán đen bền như sắt, gỗ gô có hoa
vân mà rất bền Mỗi năm đến tháng tám, khách buôn đóng bè chở xuống chợ
Cộc bán gỗ cây, gỗ súc kể có hàng nghìn trăm cây lớn tuỳ dùng [9; 350]."Trong
đó có một thứ gỗ mà được đánh giá là món hàng quý giá nhất mà người ta có thể
lấy từ Đàng Trong để bán cho các vương quốc khác- đó là thứ gỗ nổi tiếng, tên
là gỗ ã và cây calambà ( trầm hương) Calambà là một món hàng dành riêng cho
9
vua chóa vì giá trị hương và đặc tính của nó Calambà giá trị 5 đồng Du cart
( tiền vàng) một cân Anh tại chỗ,nhưng tại các hải cảng của Đàng Trong nơi mà

người ta mua bán nó, thì rất đắt mà không dưới 16 Ducart , 1 livre đến Nhật nó
giá trị 200 Ducart. Dù gỗ ã Ýt giá trị hơn và giá trị thấp hơn, nhưng giá bán nó
cũng khá cao, một chuyến tàu đầy gỗ này một lái buôn có thể làm giàu suốt đời.
Món lợi mà nhà vua có thể ban cho vị thuyền trưởng ở MALACCA là một
chuyến đi buôn gỗ ó” [5;370]
Yến sào: là mặt hàng đặc sản độc đáo của Đàng Trong vừa để nép cho
chính quyền vừa để xuất khẩu “phủ Thăng Hoa, huyện Hà Đông, Xã Thanh
Châu có nghề lấy yến sào. Dân xã Êy tản cư ở các phủ Điện Bàn, Quy Nhơn,
Phú yên , Bình Khang, Diên Khánh, Gia Định cứ đến tháng 2 hàng năm phải nép
120 tổ non mới” [9;252].
“ Người ta tìm được thứ tổ này lượng khá lớn, chính tôi đã thấy 10 thuyền tổ này
thu lượm đuợc ở các mám đá ngầm trong khoảng dưới một nghìn thước.Vì đây
là một thứ rất quý, chỉ nhà vua buôn bán nó với những ai được dành riêng, đặc
biệt là vua Trung Quốc- kẻ rất thích thứ này”[5;367] cũng như các thương nhân
Nhật Bản, Tây Âu.
Xứ Thuận Qquảng cũng rất giàu có về các mỏ kim loại “ nhưng quý giá
nhất là vàng .Các thương gia người Âu đã đến buôn bán ở đây nói rằng các
nguồn tài nguyên giàu có của xứ Đàng Trong còn lớn hơn của chính Trung Hoa”
[5;371]Đàng Trong là xứ sở của vàng, vàng ở đây đẹp nhất tinh khiết nhất thế
giới” [12;244].Theo Lê Quý Đôn “Xứ Quảng Nam có nhiều núi sản xuất vàng.
Họ Nguyễn đặt các hộ đãi vàng ở các phủ gọi là thuộc kim hộ, mỗi thuộc hơn
400 thôn phường” [9; 245].
Mặt hàng xuất khẩu ở Hội An còn có cau khô , hồ tiêu. Những câu ca dao
còn lưu đến ngày nay đã phần nào cho ta thấy việc buôn bán của thời xưa
“ Chồng em là lái buôn tiêu
Đi lên đi xuống ,Trà Nhiêu, Kim Bồng
Hay “ Tơ cau thuốc chở đầy ghe
Hội An buôn bán tiếng nghe xa gần” [1;267]
10
“ Gia Định rất nhiều cau” và cũng được thu hót về Hội An” “ Cau già lấy hét

bán cho người tàu”. Lê Quý Đôn đã ghi lại “ Hồ tiêu cứ cho 100 cân làm một tạ,
giá 5 –6 quan, khách Bắc và khách Macao thường xuyên buôn về xứ Quảng
Đông.Trầu không thì cứ 60 lá làm một liền, 10 liền giá tiền 20 đồng, khách buôn
thường buôn vào Phú Xuân và ra Khang Léc, Bố Chính” [9;354] “ ở chân núi
Hải Vân cùng các xứ phường Lac, phường Giá , phường Rây thuộc Quảng Nam,
cau mọc thành rừng, tàu bắc mua chở về Quảng Đông bán ăn thay chè” [9;355].
Có thể thấy hàng hoá từ cảng Hội An đến với các thương nhân nước ngoài rất
đa dạng phong phó, mang đặc trưng riêng của một xứ sở nhiệt đới- một vùng đất
rất trù phú và có sù phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề thủ công nghiệp.
Hàng hóa không chỉ ở Hội An, ở vùng Thuận -Quảng, mà cả miền đất Đàng
Trong cũng như nhiều vùng miền khác đều được quy tụ về thương cảng Hội An.
Chính điều đó đã tạo nên sức hót riêng của thương cảng này, đã lôi cuốn nhiều
thương nhân nước ngoài đến với Đàng Trong- với Thuận Quảng- với Hội An.
2.Hoạt động của các thương nhân
Hội An vừa là một đầu mối giao lưu buôn bán quan trọng đối với thị
trường nội địa, vừa là một thương cảng quốc tế lớn, vì vậy đông đảo các thương
nhân trong và ngoài nước được thu hót về đây. Họ đã góp phần to lớn tạo nên
sự khởi sắc của hoạt động thương nghiệp nói riêng và diện mạo đô thị cổ Hội
An nói chung
Thương nhân người Việt
Thương nhân người Việt bao gồm những tiểu thương, tiểu chủ, tầng líp
mãi biện, các chủ cửa hàng đến cả tầng líp không chuyên bao gồm quan lại,
hoàng thân của các chóa Nguyễn. Họ là người điều khiển thị trường qua chính
sách, nhưng đa số là đội ngò tiểu thương mua tận gốc bán tận ngọn.
Vào buổi đầu, thương nhân người Việt chiếm ưu thế trong thương mại, họ
đi sâu vào nội địa, khai thác các nguồn hàng rồi mang bán lại cho các lái buôn
nước ngoài. Trước sự có mặt của các thương gia tứ xứ, dân Hội An kinh doanh
bằng cách cho thuê nhà làm đại lý, cửa hiệu. Bên cạnh đó những người Ýt vốn
11
thì mở cửa hàng bán lẻ, hoặc nhận hàng của chủ tiệm làm trung gian phân phối

lưu thông. Những người nhiều vốn- thường là người làng Hội An, họ mua hàng
tích trữ đợi đến mùa mậu dịch để bán cho các thương nhân nước ngoài.
Dù hoạt động thương mại rất phát triển, mang tính chất chi phối nền kinh
tế Hội An, nhưng ở đây còng như ở hầu hết các cảng thị khác, tầng líp thương
nhân ngườiViệt không phát triển thành các đại thương gia giàu có- Theo ý kiến
của nhiều nhà nghiên cứu thì đây cũng chính là đặc điểm của thương nhân Đông
Nam Á nói chung ở thời kỳ này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Có lẽ một trong những nguyên nhân căn bản nhất là chính sách kinh tế bảo thủ
cùng với sự chuyên quyền độc đoán của chóa Nguyễn. Là một vùng đất được coi
là năng động và tương đối phát triển thương mại, nhưng khi đến Đàng Trong,
Poirre đã thấy rằng: “Nếu như chóa biết rằng ai đó có thứ gì quý hiếm hay thó
vị thì lập tức cử người đến tịch thu hoặc cướp đi. Vì vậy, giới bình dân luôn
phải sống trong tình trạng rất nghèo khổ”[8 ;216].Nền thương mại của người
Việt dần dần mất đi ưu thế và chuyển sang tay người nước ngoài.
Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế đã làm cho thương nhân trong nước
ngày một lớn mạnh và đã xuất hiện một số thương nhân người Việt thực sự giàu
có- tất nhiên số này không nhiều. Họ có thể trở thành các chủ ghe bầu đi Nam về
Bắc, mở cửa hiệu buôn bán, hình thành “khu phè An Nam” hoạt động bên cạnh
khu phè Nhật và phố Khách.
Thương nhân người Việt là tầng líp hoạt động rất tích cực ở thương cảng
Hội An. Họ là những người đầu tiên góp phần tạo nên hoạt động buôn bán sầm
uất ở thương cảng Hội An. Tuy vai trò sau này của họ có giảm sút, nhưng đây
vẫn là một bộ phận quan trọng làm cầu nối giữa Hội An và các thương nhân
nước ngoài, và quan trọng hơn là khi thương nhân người Hoa và người Nhật
chiếm ưu thế thì thương nhân người Việt là những người thực sự đã lưu giữ lại
cho Hội An sắc thái bản địa riêng biệt của mình, để Hội An dù có phố Nhật , phè
Khách thì vẫn là Hội An- xứ Quảng- Đất Việt
Trong quá trình hình thành thương cảng Hội An thì sù có mặt và đóng góp
của các thương nhân nước ngoài có vai trò đặc biệt. Thương nhân mỗi nước có
12

một đặc trưng riêng, tạo nên cho Hội An một diện mạo rất đa dạng. Trong đó nổi
bật lên vai trò của thương nhân Nhât Bản và Trung Hoa “ việc giao dịch thương
mại với xứ Đàng Trong phần chính là người Trung Hoa và người Nhật Bản Ở
đây vua xứ Đàng Trong đã ban đặc quyền cho người Nhật và người Hoa làm nhà
cửa tỷ lệ với số người để lên một đô thị Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn,
chúng tôi có thể nói điều đó vì một phần là người Hoa, phần kia là người Nhật,
họ sống riêng biệt mỗi nơi có một trấn thủ riêng” [5;411]
Thương nhân Nhật Bản
Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, trước thời shuinshen năm 1592 các
thương nhân Nhật Bản đã từng đến buôn bán ở Đàng Trong, và có thể nhiều
thương thuyền trong đó đã cập bến Kẻ Chiêm là Hội An sau này.
Từ năm 1592 thuyền buôn Nhật Bản đến Hội An là điều đã đuợc khẳng
định. Và trong những thế kỷ XVII- XVIII sau đó, với khuynh hướng mở rộng
quan hệ thương mại quốc tế, thương gia Nhật Bản đến buôn bán ở Việt Nam
cũng trở nên đông đảo nhưng chủ yếu là tập trung ở Hội An
Thời kỳ này, các thương nhân Nhật Bản đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc phát triển cửa ngoại thương Đàng Trong.Sự xuất hiện của họ làm cho
các hoạt động buôn bán vốn có ở đây từ truớc, trở nên thường xuyên sôi động
hơn.Bên cạnh đó, chính sách cởi mở ưu đãi của chóa Nguyễn càng thúc đẩy các
hoạt động thương nghiệp phát triển . Những yếu tố đó đã góp phần hình thành
nên một đô thị cảng Hội An.
Theo tác giả "Xứ Đàng Trong "[14;92]., người Nhật tới Đàng Trong thoạt
tiên vì tơ lụa. Họ có thể mua tơ lụa ở đây dễ dàng hơn ở các nơi khác vì tại cảng
chính là Hội An có một số người Nhật sinh sống và những người Nhật này có
thể thu gom tơ sống trước khi tàu của họ tới. Hoạt động này tại thị trường địa
phương đã trở nên quan trọng đến nỗi giá tơ lụa ở Đàng Trong vào thời này lên
xuống tuỳ theo nhịp độ Châu Ên thuyền tới cảng. Người Nhật tới Đàng Trong
cũng chính là tìm cơ hội để buôn bán với thương nhân các nước khác đặc biệt là
thương nhân Trung Hoa. Hội An là mét trung tâm phân phối hàng hoá khá tốt.
13

Người Nhật có thể tới đây mua hàng của người Trung Hoa và các nước Đông
Nam Á một cách khá thuận lợi với mức thuế không cao lắm. Về phương diện
này, Hội An cũng giống như một số cảng khác ở Đông Nam Á như Malaca,
Batani
Phương thức buôn bán chủ yếu của người Nhật ở Hội An cũng như ở các
thương cảng khác, là việc tổ chức các phiên chợ kéo dài giữa hai kỳ gió mậu
dịch trong năm mang tính chất mùa vụ “ ở một phiên chợ kéo dài bốn tháng tại
một trong các hải cảng xứ này những người thứ hai ( Nhật Bản) với vài chiếc
tàu mà họ gọi là somme, một lượng lớn lụa rất mịn với các loại hàng hoá khác
của xứ họ” [5;409]. Do phương thức buôn bán đó, nên nhiều người trong số họ
đã ở lại lưu trú lâu dài tại Hội An, để mua gom hàng giữa hai mùa mậu dịch.
Cùng với những nguyên nhân khác mà nhiều người Nhật đã tập trung sống lâu
dài và lập nên nhữg cảng Nhật, phố Nhật ở nhiều thương cảng trong vùng Đông
Nam Á trong đó có phố Nhật tại Hội An.
Qua ghi chép của những giáo sỹ, thương nhân nước ngoài cũng như những
dấu tích còn lại đến ngày nay, chóng ta có thể nhận diện được phần nào về khu
phố Nhật ở Hội an. Những ghi chép của Bori cho thấy Faifo vào những năm
1618-1621 “ là mét đô thị khá lớn chúng tôi có thể nói điều đó vì một phần là
người Trung Hoa, phần kia là người Nhật, họ sống riêng biệt mỗi nơi có một
trấn thủ riêng; người Trung Hoa sống theo luật pháp Trung Hoa và người Nhật
theo luật pháp Nhật Bản [5,411]. Nhưng đến năm 1695 thì Bowyear ghi lại “
dọc theo sông có hai dãy nhà khoảng chõng 100 ngôi nhưng chỉ có 4 hoặc 5
gia đình người Nhật Bản" [6,256]. Có thể đến giai đoạn này người Nhật dường
như đã hết vai trò, nhưng hoạt động buôn bán của họ tại đây vẫn tiếp tục diễn ra.
Thương nhân Trung Hoa.
Từ thế kỷ XVI người Trung Hoa đã đến buôn bán ở Hội An, nhưng số
lượng còn Ýt. Đến khoảng đầu thế kỷ XVII cùng với các thương nhân Nhật Bản
người Trung Hoa đã tập trung về Hội An ngày càng nhiều và cho đến cuối thế
kỷXVII, họ đóng vai trò chủ yếu ở Hội an.
14

Hàng hoá Trung Hoa mang đến Hội An rất đa dạng ,phong phú và như chúng
ta đã thấy đó là hàng nhập chủ yếu vào Hội An.Giống như thương nhân Nhật
Bản các thương nhân Trung Hoa mà chủ yếu đến từ Phóc Kiến,Quảng Đông
,Hải Nam cũng tổ chức các phiên chợ. Trong phiên chợ kéo dài đến" 4 tháng
cùng với người Nhật những người Trung Quốc đã đưa vào đây bằng thuyền
buồm một số lượng hàng giá trị 4 đến 5 triệu bằng bạc” [5;409] . Đến cuối thế
kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII người Hoa gần như làm chủ thương trường Hội
An.Họ lập nên nhiều hội quán, chùa chiền cùng với một khu phố riêng-Gọi là
phố Khách. Trong 100 ngôi nhà dược Bowyear nhắc đến thì chủ yếu là của
người Hoa ngoại trừ 4 hoặc 5 gia đình người Nhật mấy người Nhật này, ngày
xưa là cư dân chính yếu và là những người làm chủ việc buôn bán tại cảng.
Nhưng vì sè người giảm đi và họ sa sót, nay việc buôn bán là do ngưòi Trung
Hoa” [6;250].
Giữa thế kỷ XVIII Pierre poiver đến Hội An đã môt tả “ thành phố như
một cái kho chung của tất cả các hàng hoá và là nơi trú ngụ của thương nhân
người Hoa với những bến đậu dọc theo mét con sông đầy ghe thuyền” [2; 70].
Mét ghi chép khác của Thomas Bowyear ở Hội An vào những năm 1695-1696
cho biết "buôn bán chủ yếu là do người Hoa với 10 cho đến 12 chiếc thuyền là
tối thiểu, cứ hàng năm đến đây từ Nhật Bản, Quảng Đông, Xiêm La, Cao Miên,
Mani và gần đây là Batavia"[6;250]. Những ghi chép của sử triều Nguyễn sau
này cho biết “ có nhiều khách buôn người Thanh trú ngụ, có bốn bang là Phóc
Kiến, Triều Châu , Quảng Đông và Hải Nam buôn bán hàng hóa ở phương Bắc,
có đình chợ và hội quán buôn bán tấp nập là nơi đô hội xưa nay” [10; 321].Có
thể thấy mậu dịch của người Hoa ngày càng phát triển và thay thế dần vai trò
của người Nhật. Đặc biêt việc làng Minh Hương đuợc thành lập (1641-1661),
cho thấy một hệ thống chính quyền nhà nước tự trị, nhằm củng cố địa vị của họ
trong xã hội và thương mại của người Hoa đã xuất hiện ở Hội An. Minh Hương
xã đã được chóa Nguyễn thừa nhận, nhập tịch làm biện dân. Như vậy, một bé
phận khá lớn thương nhân Trung Quốc đã ở lại Hội An sinh cơ lập nghiệp. Với
kinh nghiệm của mình, họ đã dần thâu tóm trong tay hầu hết các hoạt động xuất

15
nhập khẩu cùng mạng lưới chợ búa và làm môi giới cho thương nhân nước ngoài
ở Hội An. Một mặt, hoạt động của họ đã lấn át các thương nhân người Việt, mặt
khác nó lại góp phần xây dựng Hội An thành một trung tâm buôn bán phồn
thịnh.
Thương nhân Bồ Đào Nha
Người Bồ Đào Nha là người Châu Âu dầu tiên đến Viễn Đông. Từ nửa
đầu thế kỷ XVI, họ khám phá ra thương trường Hội An. Thời kỳ đầu họ đến Hội
An chủ yếu để mua tổ yến, trầm hương
Đầu thế kỷ XVII, cùng với thương nhân Nhật Bản người Bồ cũng trở thành
thương nhân nước ngoài chủ yếu của thị trường Hội An. “ Hàng năm, họ phái
hoặc nhiều tàu tới Bắc kỳ và nhất là Quảng đà ( phiên âm Faifo) thị trấn chủ yếu
của cả miền duyên hải.Họ không tìm cách cư trú và không thành lập sở đại lý”
[13;25] .Bồ Đào Nha không đặt các thương điếm ở Hội An như Hà Lan, Anh,
Pháp sau này. Họ chỉ sử dụng hình thức “ mãi biện” cho đại diện ở lại thu mua
hàng hoá và phần lớn họ dùng người Nhật và người Trung Hoa để giao dịch với
thương nhân bản xứ. Việc buôn bán của họ diễn ra trong các khoang thuyền
hoặc các khách sạn- là các ngôi nhà phát triển theo chiều sâu, mặt trước để bán
hàng, mặt sau chứa hàng và sinh hoạt. Các thương nhân Bồ Đào Nha được chóa
Nguyễn rất ưu đãi “ Vua xứ Đàng Trong luôn chứng tỏ rằng ông ta rất ưu
chuộng người Bồ Đào Nha đến buôn bán trong vương quốc. Đã nhiều lần ông
ban cho 3 hay 4 dặm đất trong xứ- nơi màu mỡ nhất có thể là vùng cảng
TURON để cho họ xây dựng ở đó một thành thị với tất cả các tiện nghi của họ
giống như phường người Trung Hoa và Nhật Bản đã làm [5;413]
Sau này do sự cạnh tranh của các khách thương Trung Quốc , Nhật Nản, Hà
Lan nên tình hình buôn bán của người Bồ Đào Nha ngày càng sa sót
16
Thương nhân Hà Lan
Đầu thế kỷ XVII người Hà Lan đã cố gắng tìm cơ hội làm ăn với Đàng
Trong. Năm 1636 Hà Lan lập thương điếm tại Hội An do Abrahain Dujeker

quản lý
Việc đặt thương điếm ở Hội An có nhiều thuận lợi trong việc buôn bán của
người Hà Lan,việc tiêu thụ hàng hoá trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.Thương
điếm còng là nơi các thương nhân lưu lại lâu dài để gom mua hàng hoá. Trái với
người Bồ Đào Nha, người Hà Lan không đạt được mối quan hệ tốt đẹp với chóa
Nguyễn. Họ đặt quan hệ buôn bán với cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.Để được
đặt thương điếm ở Đàng Ngoài, Công Ty Hà lan “ Dâng vua Lê hai khẩu đại
bác, nhân đó chóa trịnh yêu cầu người Hà Lan giúp mình trong cuộc chiến tranh
với họ Nguyễn” [7;429] vì thế người Hà Lan đã ngả về phía Đàng Ngoài cùng
chóa Trịnh tấn công chóa Nguyễn nhưng đều thất bại. Và thương điểm của Hà
Lan ở Hội An cũng vĩnh viễn bị đóng cửa, họ hoàn toàn mất vai trò ở đây.
Thương nhân Anh
Nhìn chung hoạt động mậu dịch của người Anh ở Hội An không để lại dấu
Ên nào sâu đậm
Từ đầu thế kỷ XVII, Anh đã lập các công ty ở Ên Độ và Nhật Bản nên họ
cũng muốn lập một thương điếm ở bán đảo Đông Dương để làm giao lưu hàng
hoá cho cả vùng Viễn Đông. Để thực hiện mục tiêu này, họ đã cử đại dại từ Nhật
Bản tới Hội An mang theo quốc thư và lễ vật trình lên chóa Nguyễn để xin đặt
quan hệ giao thương.
Năm 1695 công ty Anh lại cử Bowyear đến Hội An điều tra tình hình và
xin cho mở thương điểm ở đây.Nhưng rồi ý tưởng này cũng không thành
Ngoài thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, thương nhân Pháp cũng
đến Hội An. Họ đến Hội An muộn nhất nhưng lại chuẩn bị chu đáo nhất. Song
thương nhân Pháp đến đây không chỉ mua và trao đổi hàng hoá mà điều họ quan
tâm là biến vùng đất này cũng như cả xứ Đông Dương này thành thị trường,
thuộc địa của họ.Vì vậy, hoạt động thương mại của họ ở đây rất mờ nhạt
17
Thương nhân Đông Nam Á
Giữa Đàng Trong, đặc biệt là Hội An với các nước Đông Nam Á đã hình
thành một mạng lưới thương mại - mạng lưới này tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa

đối với Đàng Trong-điểm nổi bật nhất của mạng lưới này là mối quan hệ hai
chiều. Nhiều thương nhân người Việt đã cập bến các thương cảng Đông Nam Á
Theo Litana"Việc buôn bán với Manila bắt đầu từ năm 1620 và đạt tới
điểm cao vào cuối những năm 1660, khi 4 thuyền của Đàng Trong tới đây hàng
năm. Trong thời kỳ này thuyền từ Hội An cũng đến Batavia một cách đều đặn
"[14;114]. Đặc biệt qua ghi chép của Bowyear ta thấy các mặt hàng từ một số
nước Đông Nam Á đã có mặt tại Hội An qua những thương nhân Trung Quốc ở
Hội An "Từ Xiêm La có trầu, gỗ, sapa, sơn , lắc,xà cừ, ngà voi, thiếc, chì. Từ
Cao Miên, họ mua nhựa gôm, cánh kiến, đậu khấu, sáp, nhựa thông, da trâu, ngà
voi. Từ Batavia họ mua bạc. Từ Mani họ mua bạc, lưu huỳnh, sáp ngân
hoãng"[6'250]
Có thể thấy, Hội An đã có sự mở rộng giao lưu buôn bán với các nước
trong khu vực, tuy không nhiều nhưng nó cũng hình thành nên một mạng lưới
thường xuyên trong thời kỳ này.
Một vài nét phác hoạ về hoạt động buôn bán của các thương nhân, ta có thể
thấy ở thế kỷ XVII – XVIII, Hội An đã trở thành nơi quy tụ một số lượng đông
đảo thương nhân đến từ nhiều nước khác nhau. Hoạt động buôn bán diễn ra hết
sức sôi động. Đến Hội An, họ không chỉ trao đổi với người bản xứ mà còn trao
đổi trực tiếp với nhau và như vậy Hội An một phần nào đó trở thành nơi hoạt
động buôn bán của thế giới bấy giê.
Thương nhân mỗi nước có một nét đặc trưng riêng, một phương thức buôn
bán riêng: người Hoa, người Nhật tổ chức các phiên chợ theo mùa vụ, lập lên
các hội quán, các phố phường. Hội An không chỉ là nơi buôn bán mà dần dần
trở thành nơi sinh sống của họ. Cùng với các phố Nhật, phố Khách của người
Hoa, người Hà Lan, người Anh lại lập lên các thương điếm để đặt cơ sở buôn
bán lâu dài,thương nhân Bồ Đào Nha lại muốn kiếm lợi trước mắt nên chỉ thuê
18
các khoang thuyền hoặc các khách sạn để buôn bán. Bên cạnh đó hoạt động
buôn bán của người Việt chủ yếu là buôn bán nhỏ. Các phương thức buôn bán
trên đã tạo nên một diện mạo rất đa dạng của thương cảng Hội An . Có thể nói

Hội An với rất nhiều ưu thế của mình, đã có sức hót mạnh mẽ đối với thương
nhân các nước và ngược lại chính họ lại góp phần thúc đẩy sự hưng thịnh của
thương cảng này và góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho nã
3.Vai trò nhà nước đối với hoạt động ngoại thương của Hội An
Hội An trở thành một thương cảng quốc tế -điều này cũng là một phần do
ý muốn của nhà nước phong kiến Đàng Trong
Sù chi phối của nhà nước vừa là cơ sở để Hội An phát triển, còng vừa là
tác nhân làm cho Hội An suy tàn.Thế kỷ XVII-XVIII tác động của nhà nước đến
hoạt động thương nghiệp của Hội An, chủ yếu thể hiện qua vai trò của các chóa
Nguyễn.
Hầu hết là các chóa Nguyễn, đặc biệt là chóa Nguyễn Phóc Thuần đều thực
hiện chính sách mở cửa rộng rãi: “ vua xứ Đàng Trong đã cho vào tự do đối với
tất cả người nước ngoài”[5;411]. Chóa Nguyễn đã cho phép người Hoa, người
Nhật cũng như các thương nhân phương Tây lập thương điếm, lập phố cư trú tại
Hội An và được hưởng quyền tự trị rộng rãi. Sự xuất hiện của phố Nhật, phố
Khách, của làng Minh Hương tại Hội An đã trở thành những điểm quy tụ các
thương nhân Nhật Bản và Trung Hoa. Bên cạnh đó chóa Nguyễn còn viết thư
mời chào những thương nhân phương Tây đến Hội An lập thương điếm làm ăn
Chính sách cởi mở của chóa Nguyễn đã làm cho Hội An khi trở thành một
thương cảng quốc tế, đã có điều kiện để phát triển nhanh chóng. Việc thu hót các
thương nhân nước ngoài đã góp phần vào sự chuyển biến mới nền kinh tế nói
chung của Hội An , thúc đẩy sự phát triển phồn thịnh của vùng đất này.
Đồng thời với chính sách hết sức cởi mở đó, chóa Nguyễn cũng có nhiều
biện pháp để kiểm soát ngoại thương.
“Lệ tàu vụ của họ Nguyễn, hàng năm cứ tháng giêng thì các viên cai bạ,
lệnh sử, cai phủ ,ký lục của các tàu ty đều vào phố Hội An - xứ Quảng Nam,
19
chia sai những người thông hiểu tiếng nước ngoài đi canh giữ Cù Lao Chiêm
và cửa Đà Nẵng( tức cửa Hàn), thấy có tàu buôn nước ngoài đến đây thì phải xét
hỏi tất cả, quả là tàu buôn bán chịu thếu thì đem thuyền trưởng và tài phó( tức là

kế toán). Tàu Êy vào Hội An trình quan cai bạ xét thực, phải đem trình quan cai
tàu để thuyền cho tuần ty đem dân phụ luỹ đến hộ tống tàu Êy vào cửa đậu ở sở
tuần .Lệnh sử và các nha đến xem .Thuyền trưởng và tài phó đến kê khai sổ
sách, điểm mục xong mới cho qua sở tuần mà lên phố để đậu” [9;252-253]. Như
vậy tất cả các thuyền buôn nước ngoài muốn đến Đàng Trong đều phải đến Hội
An làm thủ tục với cơ quan ngoại thương của chóa nguyễn. Điều này cho thấy
sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đối với kinh tế ngoại thương, mặt khác
chính sự kiểm soát này diễn ra tại Hội An đã góp phần lôi kéo các khách buôn
về đây.
Chóa Nguyễn cũng quy định một biểu thuế cụ thể đối với tàu buôn từng
nước. Ghi chép của Lê Quý Đôn cho ta thấy: [9;252]
Tàu Thuế đến(Quan) Thuế đi (Quan)
Thượng Hải 3.000 300
Quảng Đông 3.000 300
Phóc Kiến 2.000 50
Hải Nam 500 800
Tây Dương 8.000 800
Macao 4.000 400
Nhật Bản 4.000 400
Xiêm La 2.000 200
Lữ tống(philippin) 2.000 200
Cựu cảng(singapore) 500 50
Như vậy thuế tàu vào cảng gấp 10 lần tàu xuất bến. Tàu phương Tây bị đánh
thuế nặng nhất.Tàu Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đánh thuế nhẹ hơn.
Với mức thuế trên, hàng năm chóa nguyễn đã thu được mét lượng tiền không
nhỏ, mà theo ghi chép của Lê Quý Đôn thì “Năm Tân Mão 1771 tàu buôn các xứ
đến Hội An là 16 chiếc, tiền thuế là 30.800 quan .Năm Nhâm Thìn 1772có 12
chiếc đến thu được 1 vạn 4.300 quan, năm Quý Tỵ 1773, 8 chiếc đến thu được
13.200 quan”[9;254] . Hay trong các kỳ chợ phiên của người Nhật và người Hoa
20

“ nhà vua thu được một lợi nhuận rất lớn qua hải quan và thuế gián thu và toàn
xứ cũng hưởng một nguồn lợi đáng kể” [5;409]. Ngoài ra chóa Nguyễn còn thi
hành độc quyền thu mua các mặt hàng quý hiếm đặc biệt là “yến sào và calambà
là món hàng dành riêng cho vua chỉ nhà vua mới buôn bán nó” [5;357-368].
Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn cũng ghi lại "mỗi năm vào thượng tuần
tháng năm, chóa Nguyễn sai đội trưởng của Tân- nhất thuyền đi tận địa phương
(các làng ở tổng Bái Trời, huyện Minh Linh) bắt dân đóng hạt tiêu vào bao, định
giá để mua lấy rẻ, cứ mỗi gánh hồ tiêu phát cho 5 quan tiền, chở về phố Thanh
Hà bán cho tàu Trung Quốc, không cho dân địa phương buôn bán riêng"[9;235].
Khi đến buôn bán, các thương nhân nước ngoài đều phải có lễ vật dâng cho
chóa, quan lại một cách khá nặng nề; lại thêm nạn tham quan ô lại ở các cơ
quan tàu vận đã gây không Ýt phiền phức cho các thương nhân.
Như vậy, nếu chính sách mở cửa của chóa Nguyễn là mét nhân tố quan
trọng góp phần đưa dến sự phát triển thịnh đạt của hoạt động ngoại thương ở
Hội An , thì bên cạnh đó lại có nhiều chính sách của chóa Nguyễn đã góp phần
làm suy giảm, cuối cùng đi đến tàn lụi của thương cảng này. Điều này phản ánh
rõ nét sù chi phối của nhà nước đối với quá trình hình thành, phát triển và suy
tàn đối với đô thị cổ Hội An .
4. Hoạt động ngoại thương của Hội An: sù suy thoái và những ảnh
hưởng
Có thể thấy, thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ hưng thịnh của
cảng Hội An nói chung và hoạt động ngoại thương Hội An nói riêng.
Cuối thế kỷ XVIII, dưới thời Tây Sơn hoạt động ngoại thương ở đây đã có
nhiều giảm sút, tuy nhiên số lượng trao đổi buôn bán với các tàu buôn nước
ngoài vẫn còn diễn ra. Sang thế kỷ XIX, cũng như số phận của các đô thị Việt
Nam nói chung, Hội An đi vào con đường suy thoái. Nếu như trước đây, Hội
An là một thương cảng quốc tế sầm uất, Đà Nẵng được coi như là tiền cảng cho
Hội An, thì đến giai đoạn này Hội An chỉ còn là một thị trường địa phương và
trở thành vệ tinh thương nghiệp cung cấp hàng hoá cho Đà Nẵng.
21

Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hoạt động thương mại biển Đông
một thời hết sức sôi động đã mất đi. Cơn sốt tìm kiếm và mở rộng thị trường
của tư bản phương Tây đã qua, sang thế kỷ XIX nó chuyển chất thành một cuộc
xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Những điều kiện quốc tế thuận lợi đã góp
phần vào sự hưng thịnh của thương cảng Hội An không còn nữa. Bên cạnh đó
lịch sử Việt Nam cũng bước vào một giai đoạn đầy biến động. Giai đoạn trước,
tuy đất nước bị chia cắt, nhưng để củng cố tiềm lực của mình, chóa Trịnh và
chóa Nguyễn đều rất chú trọng vào phát triển kinh tế. Đến thời kỳ này, những
cuộc chiến tranh liên miên, những cuộc khởi nghĩa nông dân làm cho xã hội Việt
Nam “ đầy những xéc xệch”, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và
hoạt động ngoại thương nói riêng. Các tàu buôn nước ngoài không dám cập bến
các thương cảng Việt Nam trong đó có Hội An .
Nhưng tác động hai chiều của chính sách nhà nước vừa tạo ra cho các đô
thị phát triển, lại vừa là những trở lực kìm hãm sự phát triển đó. Dưới thời chóa
Nguyễn, ta đã thấy béc lé rất rõ những tác động tiêu cực trong chính sách của
nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế khoá; bên cạnh đó là sự phiền nhiễu tham
ô của các quan lại, đã làm suy giảm một phần hoạt động thương mại của Hội An
Đến thời nhà Nguyễn, luồng thương nghiệp từ các nước khác đến thương cảng
Hội An , cũng như các thương cảng khác hầu như bị cắt đứt bởi chính sách bế
quan toả cảng của nhà nước. Mặt khác, nhà nước lại quy định cho tàu thuyền của
nước ngoài chỉ được vào cửa Đà Nẵng -nguyên trước kia là cửa ngõ của Hội An
làm cho Hội An mất hẳn vai trò của mình .
Điều kiện tự nhiên cũng tác động mạnh đến sự phát triển và suy tàn của Hội
An. Là một thương cảng, nên vị trí địa lý là hết sức cần thiết. Sự biến đổi của
cửa khẩu và lạch sông, với sự di chuyển thường xuyên và có xu hướng thu hẹp
dần của Cửa Đại làm tàu thuyền ra vào hết sức khó khăn. Hội An mất dần ưu
thế của một thương cảng Quốc tế
Những yếu tố trên đã tác động lẫn nhau làm suy thoái thương cảng Hội An
Nhưng nhân tố căn bản nhất, quyết định đến sự phát triển cũng như tàn lụi của
thương cảng này, có lẽ phải kể đến những biến chuyển của chính nội lực nền

22
kinh tế. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá, của các ngành nghề thủ công nghiệp
và nông nghiệp đã tạo ra diện mạo kinh tế mới của Đàng Trong. Đây có thể nói
là tiềm lực chính để ngoại thương Đàng Trong phát triển, mà Hội An với ưu thế
của mình đã trở thành đầu mối của thương nghiệp vùng này. Song sự biến
chuyển của kinh tế lại không đủ sức phá vỡ kết cấu nền kinh tế cổ truyền nông-
công –thương, không đủ sức khẳng định vị trí của thương nghiệp.Chính vì vậy
mà khi những yếu tố thuận lợi khác mất đi thì bản thân nền kinh tế lại trở về
như dạng ban đầu của nó- đây cũng chính là nguyên nhân căn bản đưa đến sự
tàn lụi của hầu hết các đô thị cổ Việt Nam.
Mặt khác, trong nền kinh tế thương nghiệp Việt Nam, thương nhân Việt chỉ
đóng vai trò hoạt động buôn bán nhỏ. Chi phối chủ yếu trong lĩnh vực này là các
thương nhân ngoại quốc đặc biệt là thương Hoa. Hơn nữa các thương nhân Việt
dù đã chọn các đô thị nói chung và Hội An nói riêng để buôn bán, nhưng một
phần lớn lại vẫn quay về quê hương tậu ruộng ,tậu nhà và có thể trở lại với nông
nghiệp- nông thôn bất cứ khi nào .Chính bởi những nhân tố đó nên khi các
thương nhân ngoại quốc giảm sút, thì các thương nhân Việt đã không thể tiếp tục
duy trì được nền thương nghiệp của đô thị. Và chính xu hướng"cố hương "cũng
làm cho thành thị không đủ sức tách ra khỏi nông thôn.
Sù hưng khởi của ngoại thương Hội An diễn ra chỉ hơn 2 thế kỷ -một thời
gian rất ngắn so với lịch sử phát triển của Hội An nhưng nó lại có ảnh hưởng rất
lớn, không chỉ đối với Hội An mà còn đối với Đàng Trong, với nền kinh tế của
đất nước cũng như một phần thương mại quốc tế.
Chính hoạt động ngoại thương đã làm cho thương nghiệp trở thành nhân tố
chi phối và là mục tiêu của các hoạt động kinh tế khác. " Điều này chứng tỏ Hội
An đã xác lập được một tiến trình đô thị hoá có tính lịch sử [2;79].
Các luồng thương mại đã tạo nên các vùng chuyên canh nông nghiệp,
không chỉ của Hội An mà còn lan toả ra cả Đàng Trong. Thuỷ sản được khai
thác nhiều loại. Lâm sản từ các nơi cũng được đưa về Hội An . Người Hội An
còn dùa vào biển, tạo nên giao thông vận tải đường thuỷ với các luồng ghe

23
thuyền từ Hội An đi các nơi. Có thể thấy, ngoại thương phát triển đã đưa sức
sống cuả cả vùng đất mới này nhanh chóng phát triển lên một bước.
Ngoại thương nói riêng và thương nghiệp nói chung của Hội An, đã tạo ra
một số ngành thủ công nghiệp mới, hay phát triển và mở rộng các nghành nghề
đã có sẵn, đồng thời trên cơ sở này mà học hỏi những kỹ thuật mới.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nghề dệt vải ở đây đã tiếp nhận đựơc nhiều
yếu tố kỹ thuật của Trung Quốc “ Bên cạnh những vải thô, bền chắc, họ còn dệt
loại sợi nhỏ mịn theo kiểu may kéo sợi của Trung Quốc, mà dân gian gần đây
vẫn gọi là vải tàu” [1;267]
Thương nghiệp Hội An đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều làng nghề.
Gốm Thanh Hà xuất hiện từ giữa thế kỷ XVI, đến lúc này phát triển thêm nhiều
mặt hàng đặc biệt là hàng gốm sử dụng trong việc buôn bán đường. Méc Kim
Bồng cũng phát triển với các mặt hàng mới trong đó hai mặt hàng quan trọng là :
thùng đựng quế và ghe bầu.
Có thể thấy, hoạt động ngoại thương đã kích thích mạnh mẽ các ngành
kinh tế khác theo hướng sản xuất hàng hoá, đồng thời nã cũng góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm của hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường nước
ngoài.
Hoạt động ngoại thương đã thu hót một lượng thương nhân đông đảo về
Hội An, đặc biệt là sự cư trú lâu dài của người Hoa và người Nhật đã tạo nên
những biến đổi về văn hoá và xã hội sâu sắc ở vùng đất này. Kết cấu cư dân
thay đỏi rõ rệt, thương nhân dần chiếm ưu thế với lối sống thành thị dần hình
thành.
Hôn nhân giữa Hoa kiều, Nhật kiều với người Việt đã tạo cho Hội An có
bộ mặt rất đa dạng, phong phú vừa có tính ngoại quốc vừa có tính bản địa.
Sù hình thành các phố Nhật , phè Khách đã mang đến cho Hội An những nét
rất độc đáo.
Hoạt động thương nghiệp đã đưa đến sự giao lưu kinh tế, từ đó Hội An trở
thành tụ điểm giao lưu văn hoá Việt Nam vơí Trung Quốc, Nhật Bản và các

nước phương Tây. Ở đây có đạo Phật , Nho, đạo Thiên Chóa, có chùa Chúc
24
Thanh, Phóc Lâm của người Hoa, có hai giáo đường thiên chóa của Bồ và Tây
Ban Nha lại có cầu của Nhật Bản.
Chưa đầy ba thế kỷ, Hội An đã tiếp nhận khá nhiều kiểu sinh hoạt nước
ngoài, là nơi nghỉ ngơi giải trí, thưởng ngoạn của các quan lại, kẻ giàu có một
kiểu kiến trúc nhà cửa độc đáo với chùa chiền, hội quán, cửa hàng, nhà ở.
Như vậy, hoạt động ngoại thương là nhân tố căn bản đưa sự hưng khởi của
diện mạo Hội An nói chung.Hội An trở thành nơi trao đổi thường xuyên, thành
nơi trung chuyển hàng hoá của các thương nhân nước ngoài với Đàng Trong và
Đàng Ngoài; và giữa thương nhân các nước với nhau. Hội An đã góp một phần
đáng kể trong lịch sử giao lưu và phát triển kinh tế hàng hoá ở vùng Đông Nam
Á.
III. một vài nhận xét
1. Trước khi có một thương cảng Hội An hưng thịnh vào đầu thế kỷ XVII,
đã từng có một tiền Hội An của Đại Việt thời Lê- Mạc thế kỷ XV-XVI và trước
nữa là một Chiêm Cảng của vương quốc Champa xưa. Lịch sử phát triển liên tục
đó, là một trong những thế mạnh vốn có để Hội An nhanh chóng chuyển biến ở
giai đoạn này.
2. Con đường hình thành của đô thị cổ Việt Nam chủ yếu đều được khai
sinh bởi nhà nước. Nhân lõi chính trị là điểm xuất phát với yếu tè đô kết hợp
chặt chẽ với yếu tố thị trong đó yếu tè đô luôn vượt trội so với yếu tố thị .
Thế kỷ XVII đã đưa đến sự hưng khởi của hàng loạt các đô thị Phố Hiến,
Hội An, Phú Xuân- Thanh Hà Qúa trình hình thành các đô thị này, đặc biệt là
Hội An lại hoàn toàn là một quá trình kinh tế, nó đánh dấu một trình độ phát
triển của nội thương kết hợp với sự phát triển của các luồng ngoại thương, vượt
trội lên so với các thời kỳ trước đó. Trên cơ sở của một Chiêm Cảng xưa, vào
thế kỷ XVII những luồng hàng hóa đã dồn về đây, với sự kích thích của hoạt
động ngoại thương khiến cho đô thị -thương cảng Hội An ra đời
25

×