Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đô thị cổ Việt Nam - Thành Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.17 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa lịch sử
-------***--------
Tiểu Luận
Đô thị cổ Việt Nam - Thành Thăng Long
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Chẳng bao lâu nữa - Vào năm 2010 - Hà Nội sẽ long trọng kỷ niệm lần
thứ 1000 ngày sinh của mình. Nhìn lại những chặng đường đấu tranh đầy gian
nan, thử thách của dân tộc Việt Nam để tồn tại và phát triển, Thủ đô Hà Nội có
quyền tự nào về những đóng góp xứng đáng của mình. Những đóng góp đã được
ngày một bồi đắp thêm để trở thành truyền thống Thăng Long - Đông Đô - Hà
Nội rất đỗi hào hùng của các thế hệ con người Thủ đô thanh lịch. Truyền thống
có bề dày lịch sử hàng nghìn năm đã luôn luôn là những động lực to lớn tiếp sức
cho Hà Nội vượt qua mọi khó khăn vươn lên phía trước.
Trên cơ sở những thành tựu to lớn đã đạt được những công cuộc đổi mới
hiện nay. Hà Nội đang tiếp tục phấn đấu vượt qua thử thách và khắc phục những
nhược điểm để chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xứng
đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả
nước, xứng đáng với lòng yêu mến của đồng bào cả nước và bạn bè gần xa: “Hà
Nội - trái tim của cả nước, thủ đô phẩm giá của con người”.
Với trái tim và niềm vinh dự, tự hào về Thăng Long, Đông Đô - Hà Nội -
Tôi rất vinh dự được học tập tại đây, trên mái trường Đại học Tổng hợp - để tìm
hiểu thêm về Thăng Long - Sau đây là một bài tiểu luận nhỏ của bản thân về Đô
thị cổ Thăng Long.
I. Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội Thế kỷ XI - XIX
1. Định đô Thăng Long
Cuối 1009, tại Hoa Lư (Ninh Bình) Lý Công Uẩn được lập lên làm vua,
sáng lập ra vương triều Lý (1009 - 1225).


Hoa Lư là Kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968 - 979)
và Tiền Lê (980 - 1009). Đó là một vùng núi non hiểm trở, thích hợp với yêu
cầu quân sự của chính quyền độc lập non trẻ còn phải đối phó với nhiều mối đe
dọa của thù trong giặc ngoài với địa thế lợi hại của Hoa Lư, triều Đinh đã đánh
bại các thế lực cát cứ địa phương, khắc phục và củng cố nền thống nhất quốc
gia, triều Tiền Lê đã đập tan nạn xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo vệ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong vòng 41 năm (968 - 1009). Kinh đô Hoa
Lư xứng đáng với sự lựa chọn của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, đã làm
tròn vai trò lịch sử của nó.
Nhưng những thành quả bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc gắn liền với
thống nhất Quốc gia thời Ngô, Đinh, tiền Lê đã điều kiện đưa đất nước bước vào
một thời kỳ mới: thời kỳ xõy dựng đất nước trên quy mô lớn, thời kỳ phục hưng
toàn diện của dân tộc và nền văn hóa dân tộc. Nhiệm vụ lịch sử đó được đặt ra
trước triều Lý từ khi mới thành lập, và trước yêu cầu mới của lịch sử, Hoa Lư
với vị thế của nó, không đáp ứng được vai trò kinh đô của cả nước.
Lý Công Uẩn tức Lý Thái tổ, vị vua sáng nghiệp của triều Lý đã nhận
thức sâu sắc tầm quan trọng của Kinh thành đối với vận mệnh của đất nước và
Vương triều. Theo ông, việc định đô không thể “theo ý riêng”, không thể “tự
tiện chuyển đổi”, mà phải mưu toan việc lớn, tính kế cho con cháu “muôn vạn
đời”. Ông nhận thấy “Thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của
Đế vương, muốn dời đi nơi khác”.
Đầu năm 1010, Lý Công Uẩn tự tay viết chiếu dời đô, nói rõ lý do dời đô
và quyết định chọn thành Đại La ( Hà Nội) làm đô thành của nước ta. Tất cả các
văn võ trong triều đều vui mừng nói “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho
nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có,
điều lợi như thế ai dám không theo”.
Mùa thu tháng bảy lịch trăng năm đó (năm Canh Tuất), đoàn thuyền ngự
của nhà vua từ Hoa Lư cập bến thành Đại La. Từ giờ phút đó, thành Đại La
được đổi tên là Thăng Long và giữ vai trò kinh đô của đất nước.

Chiếu dời đô đã nêu cao vị trí trung tâm cùng với những điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội rất thuận lợi của đất Thăng Long.
- Về mặt địa lý, đất Thăng Long nằm giữa vùng Đồng Bằng đông dân, trù
phú, lại ở vào vị trí của những đường giao thông quan trọng chủ yếu mà lúc bấy
giờ chủ yếu là đường sông. Thuyền bè có thể xuôi ngược khắp đất Kinh kỳ và có
dải sông Hồng tỏa đi khắp mọi miền của đất nước. Đó là nơi quy tụ và tỏa rộng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của mạng lưới giao thông, là vị trí “chính giữa Nam - Bắc - Đông - Tây”, “chỗ
tụ hội trọng yếu của bốn phương”.
- Về mặt kinh tế - xã hội, từ một làng nhỏ ven sông Tô rồi qua thành Vạn
Xuân của nhà tiền Lý, thành Tông Bình - Đại La thời Tùy - Đường, đến đầu thế
kỷ XI, đất Thăng Long đã trở thành một vùng cư dân tập trung, kinh tế phát
triển. Vùng đó cũng đã có thành lũy, đê điều… có thể coi đây là cơ sở ban đầu
và những đường nét cấu trúc thành thị sơ khai của Hà Nội thời tiền Thăng Long.
Tất cả những điều kiện tự nhiên và kết quả phát triển lịch sử trên đây cùng
với tầm nhìn bao quát và sự phát hiện thiên tài của Lý Công Uẩn, đã dẫn đến
chủ trương định đô ở Thăng Long và từ đó, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
nghìn năm văn hiến và anh hùng của Hà Nội. Đó là thời kỳ Thăng Long với biểu
tượng rồng bay vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng
ý niệm thiêng liêng về cội nguồn Rồng - Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa
thuận gió hòa của cư dân văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
Năm 1010 đã được ghi vào lịch sử Hà Nội như một mốc lớn với hai sự
kiện trọng đại: Định đô ở vùng Hà Nội và đặt tên thành Thăng Long.Và từ đó,
Thăng Long đã vươn lên như Rồng bay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước, xứng đáng là kinh đô của nước đại Việt, là trung tâm chính trị - kinh tế -
văn hóa lớn nhất của cả đất nước.
2. Thăng Long trong công cuộc xây dựng đất nước và phục hưng văn
hóa thời Lý (1010 - 1226)
Sau khi dời đô về Thăng Long, công việc đầu tiên của triều Lý là kiến
thiết cung điện làm nơi ở, nơi làm việc của vua quan, quý tộc và xây dựng thành

lũy bảo vệ.
Mùa thu 1010, một cụm kiến trúc trung tâm gồm tám điện, ba cung đã
được dựng lên: Phía trước dựng điện Càn Nguyên, làm chỗ coi chầu, bên tả làm
điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng võ, lại mở cửa phi Long trông với
cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cung Uy Viễn, hướng chính
nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm Rồng, trong thềm Rông có hành lang
dẫn ra xung quanh bốn phía, sau điện Càn Nguyên dựng lại điện Long An, Long
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thụy làm nơi vua nghỉ, bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu cây điện Nguyệt
Minh, phía sau dựng lại hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ.
Khu vực lâu đài cung điện đó còn nhiều lần được sửa chữa, xây dựng thêm, lớn
nhất là năm 1029 và 1203. Trong lần tu bổ năm 1029, điện Càn Nguyên đổi tên
là điện Thiên An là một loạt kiến trúc mới được xây dựng, trong đó có lầu Chính
Dương trung coi giờ khắc và hai lầu chuông ở hai bên thềm Rồng để “dân chúng
ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên”.
Khu cung điện của vua trong triều đình gọi là Đại Nội. Bao quanh khu
vực này có một vùng thành bảo vệ nghiêm ngặt gọi là Cấm Thành. Phía ngoài
có vòng thành thứ hai gọi là Hoàng Thành hay là thành Thăng Long. Thành đắp
bằng đất, phía ngoài dào hào, mở bốn cửa: Tường phù phía Đông, Quang Phúc
phía Tây, Đại Hưng phía Nam và Diệu đức phía Bắc. Mười điện tiền cấm quân
làm nhiệm vụ thường xuyên canh phòng và bảo vệ bảo vệ bên trong cấm thành.
Đây là khu vực Thành - chính trị hay là thị quân vương giữ vai trò đầu
não của nhà nước trung ương tập quyền, trung tâm chính trị của nhà nước. Phía
ngoài là khu thị - dân cư hay thành thị dân sự bao gồm những xóm làng nông
nghiệp, những phố phường công thương và một hệ thống bến - chợ của Kinh
thành.
Một công trình thứ ba bao gồm toàn bộ khu vực thành và thị gọi là thành
Đại La hay La Thành, hay “Thăng Long ngoại thành”. Vòng thành này đắp bằng
đất với chức năng vừa là thành lũy, phòng vệ, vừa là ngăn ngừa lũ lụt. Nhà Lý
đã nhiều lần sửa chữa, tu bổ thành Đại La trên cơ sở tận dụng thành Đại La cũ

và địa thế tự nhiên của đất Thăng Long.
Các nghề thủ công nằm rải rác ở nhiều phố phường, nhưng tập trung nhất
vẫn là khu Đông và khu Tây của thành Thăng Long. Đó là các nghề dệt, nhuộm,
gốm, sứ, giấy, nghề làm đồ trang sức, mỹ nghệ, nghề đúc đồng, rèn sắt, mộc…
khảo cổ học đã tìm thấy nhiều đồ sứ tráng men, nhiều đồ đất nung hình rồng,
phượng, cầm thú…
Bên cạnh những nghề thủ công dân gian là những xưởng thủ công của nhà
nước như xưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, xe kiệu của vua quan…

×