Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vận dụng qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại vào quá trình học tập của sinh viên ĐH Giao Thông Vận Tải-HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.38 KB, 15 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP: QG09

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN
Chủ đề: Vận dụng qui luật chuyển hóa từ những thay
đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
vào quá trình học tập của sinh viên ĐH Giao Thông
Vận Tải-HCM
Nhóm thực hiện: 11
Lớp: QG09
TP.HCM, Ngày 3 Tháng 12 Năm 2009
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
1. Nguyễn Thị Bích Trâm
2. Lê Văn Thọ
3. Hồ Thành Trung
4. Hoàng Viết Tuyên
5. Giản Quang Việt
Lời Mở Đầu
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con
người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các
hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách là phạm trù
của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản
ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang
tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật mà
chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là
một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của
sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng


trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận
thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả
khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn
hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực
hiện sự thay đổi căn bản về chất.
Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên ĐH Giao Thông Vận tải –HCM nói
riêng, việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong
quá trình học tập và hình thành nhân cách.
Trong phạm vi của tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày những cơ sở lý luận
chung về nội dung của quy luật lượng- chất, trên cơ sở đó rút ra sự vận dụng qui
luật chuyển hóa lượng chất vào việc học tập của sinh viên ĐH Giao Thông Vận
Tải-HCM
Phần I
Những vấn đề lý luận của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất và ngược lại
1 - Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất
Muốn hiểu thấu đáo qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chấtthì trước hết phải tìm hiểu xem thế nào là lượng, thế nào là
chất. Trong giáo trình triết học Mác- Lênin, khái niệm về chất và lượng được dịnh
nghiã như sau:” chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách
quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính
làm cho nó là nó chứ không phải cái khác”. Còn”lượng là một phạm trù triết học
để chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, qui mô,trình độ, nhịp điệu
của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó”.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và
phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của
chất không diễn ra độc lập với nhau. Trái lại, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhưng không phải bất kì sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi
căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất

định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Vượt qua giới hạn đó sẽ
làm cho vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự
vật được gọi là độ. “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa
lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản về chất của sự vật .”
Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của sự
vật được gọi là điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới. Sự thống
nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Vì vậy, có thể
hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ.
Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển
hoá về chất của sự vật do những thay đổi về chất trước đó gây ra.
Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Sau
khi ra đời, chất mới có thể tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể
làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật đó.
Bởi vì chất và lượng là hai mạt đối lập vốn có trong lòng sự vật hiện tượng.
Chất thì tương đối ổn định còn lượng thì thường xuyên biến đổi. Sự thay đổi của
lượng đến một lúc nào đó thì đối lập với chất cũ, bị chất cũ kìm hãm, nó đòi hỏi
phải phá bỏ độ cũ mở ra một độ mới để mở đường cho lượng thay đổi. Khi chất cũ
bị phá bỏ, chất mới được thiết lập lại tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng.
Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
được phát biểu như sau: “Bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và
lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi
căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại
sự thay đổi của lượng.
Xuất phát từ những điều trên, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
đòi hỏi phải quan tâm đến quá trình tích luỹ về lượng bởi vì không có quá trình này

thì không có sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũng không thể mất đi, cái mới
tiến bộ hơn không thể ra đời thay thế.
Khi chất mới ra đời thì phải biết xác định quy mô tốc độ phát triển mới về
lượng cho phù hợp, không được thoả mãn dừng lại.
Phải chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là quan điểm
coi thường tích luỹ về lượng. Còn hữu khuynh là khi lượng thay đổi đã chín muồi
cần phải có sự thay đổi về chất lại không dám thực hiện bước thay đôỉ về chất. Cả
hai quan điểm đó đều là quan điểm sai lầm.
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là
một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ
tính chất và cách thức của sự phát triển.
2 - Các khái niệm
2.1- Khái niệm về chất
Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện thông qua
các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn có của sự
vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy định này được
thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc
tính cơ bản quy định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự
vật thay đổi. Còn thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có
những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh vàcó những thuộc tính không cơ bản
mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan
hệ với sự vật khác.
Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng
2.2-Lượng của sự vật
Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô, tốc độ,
trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn
hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp v v đo bằng các
đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng, thể tích hoặc so sánh với vật
thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác.
Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều cao 80

phân, một nước có 50 triệu dân v v
2.3- Khái niệm về Độ
Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn bản
về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ thích hợp
khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó.
Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn
nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến
trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng
dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới
mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật
khác.
2.4-Điểm nút
Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp
những điểm nút gọi là đường nút.
2.5-Bước nhảy
Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước
nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất
sự vật này sang chất của sự vật khác.
+ Bước nhảy đốt biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay đổi bản
chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh liệt. VD: cách
mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến.
+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những
yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ hoàn toàn
chất cũ thành chất mới.
3- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dấn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại.
Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như sự
phát triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng được tích
luỹ lại khi vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì thì gây nên sự thay đổi căn bản về

chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.
Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối lập vốn có của sự vật hiện
tượng. Lượng thì thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn định. Do đó sự
phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ. Khi chất cũ kìm
hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ, mở ra một độ mới để
mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi vê chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư
duy.
Quy luật này còn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về lượng dẫn
đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng gây nên thì
chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng, ảnh hởng của chất mới đến lượng thể
hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.
Nội dung duy luật này được phát biểu như sau:
Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về
lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm
nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ,
chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng
mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của sự
vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự
tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển
không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng
Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng hoàn
toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể gán
ghép một cách tuỳ tiện. đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng phụ
thuộc vào những điều kiện nhất định.
Quy luật lượng-chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa
tiến hoá và cách mạng. Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi dần về lượng gọi
là tiến hoá, còn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi là cách mạng, tiến
hoá chuẩn bị cho cách mạng. Trong giai đoạn tiến hoá, chế độ xã hội chưa có sự
thay đổi căn bản về chất, còn cách mạng là kết quả của quá trình tiến hoá, chấm

dứt một quá trình này, mở ra một quá trình tiến hoá mới cao hơn, chế độ xã hội cũ
bị xoá bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế. Cách mạng xã hội là phương thức
thay thế xã hội này bằng xã hội khác, bạo lực là hình thức cơ bản của cách mạng.
3- ý nghĩa phương pháp luận
-Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về
lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến đổi về chất.
-Quy luật này có chiều ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc độ, quy mô
lượng mới. Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc độ, quy mô phát
triển về lượng cho thích hợp, không được bảo thủ, dừng lại
-Cần phải chống quan điểm tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận tích
luỹ về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là thì ngược lại
khi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn
bản về chất.

Phần II
Vận dụng qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại vào quá trình học tập sinh viên
ĐH Giao Thông Vận Tải-HCM
Trong quá trình học tập, mỗi sinh viên tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức,
kỹ năng, phải nắm vững những cơ sở của nghề nghiệp tương lai và có tiềm năng
vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội đặt
ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên không chỉ phải có năng
lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất
nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao.
Điều đó có nghĩa là, dưới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không nhận thức một
cách máy móc chân lý có sẵn mà còn đào sâu hoặc mở rộng kiến thức Mặt khác,
trong quá trình học tập, sinh viên đã bắt đầu thực sự tham gia hoạt động tìm kiếm
chân lý mới. Đó là hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học được tiến hành ở các
mức độ từ thấp đến cao tuỳ theo yêu cầu của chương trình. Hoạt động nghiên cứu
khoa học này giúp sinh viên từng bước tập vận dụng những tri thức khoa học,

phương pháp luận khoa học, những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu
nhằm góp phần giải quyết một cách khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội,
thực tiễn nghề nghiệp đặt ra. Việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn
phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là sinh
viên phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sinh viên, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm
việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri
thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay
nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm
túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Theo qui luật lượng chất trong quá trình học tập, sinh viên muốn thúc đẩy kết quả
học tập phát triển thì phải biết tạo điều kiện thuận lợi để tích lũy về kiến thức cho
bản than vì có sự thay đổi về lượng mới có sự thay đổi về chất làm cho việc học
tập phát triển tiến bộ.
Trong học tập sinh viên phải đề phòng tránh 2 khuynh hướng sai lầm:
+Khuynh hướng chủ quan nóng vội nghĩa là chưa tích lũy đủ lượng đã nôn nóng
tích lũy về chất sẽ không thể thực hiện được.
+Khuynh hướng bảo vệ trí tuệ là khuynh hướng sự vật hiện tượng đã tích lũy đủ về
lượng nhưng ta chần chừ,do dự không kiên quyết thực hiện các bước nhảy để thay
đổi vật chất.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường Đại
Học Giao Thông Vận Tải-HCM như sau:
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần
dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất
và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó. Để có
một tấm bằng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học
phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích luỹ đủ số lượng đơn vị học trình của các
môn học. Như vậy các kỳ thi có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm

nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là
sự kết thúc một giai đoạn tích lỹ tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của
chúng ta.
Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước
tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (Kết quả học tập) theo quy luật.
Cũng như trong hoạt động của mình ông cho ta chẳng thường có câu "tích tiểu
thành đại". "năng nhặt, chặt bị" đó sao?
Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những
việc làm bình thường của con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư
tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hằng ngày.
Phần kết luận
Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi
nào lượng được tích luỹ tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất, nên trong
chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thực khoa học phải chú ý tích luỹ
dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp
thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
Trong quá trình học tập, sinh viên phải chống khuynh hướng bảo thủ, trị trệ,
nhằm tạo ra những bước nhảy để đẩy nhanh sự phát triển, mặt khác, lại phải chống
tư tưởng nóng vội, muốn đưa nhanh sự phát triển, tiến hành những bước nhảy khi
chưa có điều kiện chín muồi, bất chấp những quy luật khách quan.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự bùng nổ của
công nghệ thông tin, của những tri thức mới, sự tăng lên gấp bội của sáng tạo công
nghệ và kỹ thuật, sự mở rộng của các ngành nghề đòi hỏi con người phải có năng
lực tự học, tự đào tạo để thích ứng.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ GD & ĐT, Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - Lê
Nin; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tháng 2-2009.
2. Nghị quyết đại hội Đảng lần 8 - 9
3. Tạp chí cộng sản.
PHỤ LỤC

1.Danh sách nhóm thực hiện …………………………………………Tr 1
2.Phần mở đầu………………………………………………… Tr 2
3.Phần I: Những vấn đề lý luận của quy luật, từ những thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất và ngược lại …………………………… Tr 3
4.Phần II: Vận dụng qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại vào quá trình học tập của sinh viên ĐH Giao Thông
Vận Tải-HCM………………… Tr 9
5.Phần Kết luận………………………………………………………….Tr 12
6.Tài liệu tham khảo…………………………………………………….Tr13

×