Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

DÀN Ý VỀ LOẠI HÌNH LƯU TRÚ NHÀ NGHỈ KINH DOANH DU LỊCH VÀ HOME-STAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.6 KB, 15 trang )

DÀN Ý VỀ LOẠI HÌNH LƯU TRÚ: NHÀ NGHỈ KINH DOANH DU LỊCH VÀ
HOME-STAY.
A. KHÁI QUÁT CHUNG
Kinh doanh lưu trú là một ngành không thể tách rời với ngành kinh doanh du
lịch. Sự phát triển của xã hội loài người đã kéo theo sự ra đời và phát triển của
ngành du lịch. Và trong quá trình thực hiện chuyến đi của mình thì sự phát sinh
các nhu cầu thiết yếu là điều không thể thiếu, là cơ sở, điều kiện cho sự ra đời
và phát triển của ngành kinh doanh lưu trú.
Và sau thời gian phát triển, ngành lưu trú Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh về quy mô ngành. Nếu như 20 năm trước, Việt Nam chỉ có vài trăm
cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với khoảng 20 nghìn phòng, chủ yếu phục vụ
nhu cầu nghỉ dưỡng của công đoàn các ngành thì hiện nay tổng số cơ sở lưu trú
đã lên tới 13.000 cơ sở với 265.000 buồng, phòng, cùng lúc có thể phục vụ
hàng triệu lượt khách (Thống kê vào 7/2012).
Theo luật du lịch Việt Nam 2005 thì các loại hình lưu trú gồm: khách sạn; làng
du lịch; Biệt thự du lịch; Căn hộ kinh doanh du lịch; Bãi cắm trại du lịch; Nhà
nghỉ kinh doanh du lịch; Nhà có phòng cho khách du lịch thuê và các loại hình
khác.
B. NHÀ NGHỈ KINH DOANH DU LỊCH VÀ NHÀ NGHỈ CÓ PHÒNG
CHO KHÁCH DU LỊCH THUÊ
I. NHÀ NGHỈ KINH DOANH DU LỊCH
1. Khái niệm
Theo thông tư 01/2001/TT-TCDL, nhà nghỉ kinh doanh du lịch là công
trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 9 buồng ngủ trở
xuống, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết
phục vụ khách du lịch.
Theo Tiêu chuẩn nhà nghỉ kinh doanh du lịch Việt Nam TCVN
7799:2009, nhà nghỉ kinh doanh du lịch là cơ sỏ lưu trú có trang thiết bị,
tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không
đủ tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
2. Phân loại


 Theo tiêu chuẩn nhà nghỉ kinh doanh du lịch Việt Nam TCVN
7799:2009, căn cứ vào số lượng buồng phòng người ta chia nhà
nghỉ thành 2 loại:
+ Dưới 10 buồng ngủ;
+ Từ 10 buồng ngủ trở lên.
Dựa vào vị trí địa lý:
+ Nhà nghỉ trong thành phố: được xây dựng ở trung tâm thành phố
lớn, các khu đô thị hoặc khu dân cư.
+ Nhà nghỉ nằm ở ngoại ô: được xây dựng ở ngoại ô thành phố hoặc
các trung tâm đô thị và chủ yếu phục vụ cho du khách có nhu cầu đi
nghỉ vào cuối tuần nhưng mức chi tiêu của họ không nhiều.
+ Nhà nghỉ ven đường: được xây dựng ven các đường quốc lộ nhằm
phục các đối tượng khách đi lại trên đường.
3. Đối tượng khách
Đối với loại hình lưu trú này thì có mức chi phí thấp, vì vậy khách hàng
chủ yếu của nhà nghỉ kinh doanh du lịch là khách có khả năng thanh
toán trung bình và thấp.
4. Đặc điểm
a. Vị trí
Nằm phân bổ rộng khắp, từ trung tâm thành phố cho đến ngoại ô,
nơi gần các nguồn tài nguyên.
b. Đặc điểm về kiến trúc
Tuy không đủ tiêu chuẩn để xếp hạng như khách sạn nhưng nhà nghỉ
cũng là các công trình được xây dựng vững chắc, thường phát triển
theo hướng cao tầng.
Không yêu cầu quy mô như khách sạn nhưng nhà nghỉ vẫn phải đầy đủ
hai phần: sảnh đón tiếp và khu vực phục vụ nghỉ ngơi cho khách. Sảnh
đón tiếp được bố trí ở khu vực mặt tiền, nằm ở tầng trệt ngay gần lối ra
vào. Còn khu vực thứ hai thường đặt ở sau hoặc các tầng trên cao nhằm
đảm bảo giấc ngủ yên tĩnh cho khách.

Trang thiết bị tiện nghi đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Chẳng hạn như
sảnh đón tiếp phải có:
- Quầy lễ tân.
- Điện thoại.
- Sổ theo dõi khách và các khoản thu.
- Bàn ghế tiếp khách.
- Niêm yết dịch vụ và giá dịch vụ.
- Két an toàn.
- Tủ thuốc với một số thuốc sơ cứu còn hạn sử dụng.
(Theo tiêu chuẩn nhà nghỉ kinh doanh du lịch Việt Nam TCVN
7799:2009)
c. Hệ sản phẩm
Với mức giá thấp, quy mô nhỏ thì sản phẩm của loại hình này khá
đơn giản. Sản phẩm chính là dịch vụ buồng phòng. Ngoài ra, một số
nhà nghỉ lớn còn có thêm phục vụ ăn sáng, bán các món ăn, đồ uống
đơn giản. Và các dịch bổ sung khác như: Điện thoại, fax, Đánh thức
khách, Giặt là, Giữ tiền và đồ vật quý,
d. Mức chất lượng phục vụ
- Thái độ phục vụ ở mức khá. Do tính chất của nhà nghỉ nên sự
chuyên nghiệp của nhân viên không cao, ít được chú ý đến.
e. Giá
Với cacs đặc điểm phân tích trên chúng ta có thể thấy mức giá chung
cho loại hình lưu trú này là trung bình và thấp. Các mức giá sẽ khác
nhau tùy theo từng loại nhà nghỉ.
5. Ưu thế và hạn chế của loại hình cở sở lưu trú nhà nghỉ kinh
doanh du lịch:
 Ưu thế:
• Vốn đầu tư ban đầu khá thấp.
• Không yêu cầu quá cao về trình độ chuyên môn và các nghiệp vụ của
nhân viên.

• Mức giá trung bình và thấp.
• Ít có sự yêu cầu về mặt không gian.
• …
 Hạn chế:
• Dịch vụ thường có chất lượng không cao, ít giữ chân được khách hàng.
• Thiếu điểm nhấn, sự thu hút hơn so với các loại hình khác.
II. NHÀ Ở CÓ PHÒNG CHO KHÁCH DU LỊCH THUÊ (HOME-STAY)
1. Khái niệm
Từ nhiều năm nay, ngoài các xu hướng du lịch truyền thống đã xuất hiện
một nhu cầu mới về du lịch khám phá, tìm hiểu phong tục, tập quán văn hóa
bản địa thông qua một hướng tiếp cận mới: dịch vụ lưu trú nhà dân
(homestay trong tiếng Anh). Hiểu một cách đơn giản thì “homestay” là hình
thức du lịch tìm hiểu và sinh hoạt với những cư dân bản địa ngay chính trong
nhà của họ. Hiểu rộng hơn, homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để có
cơ hội trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của từng vùng, từng miền một
cách cặn kẽ nhất
Theo Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL của luật du lịch VN:
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ( Homestay) là nơi sinh sống của
người sở hữu hay là người sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du
lịch, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú và đồng thời có
thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Hoặc là nhà ở của dân
có cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch thuê.
Hoặc theo một định nghĩa khác, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê là cơ
sở lưu trú mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ
như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân,
trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân
nơi đó.
2. Phân loại
a. Theo nhu cầu của khách du lịch
 Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tìm hiểu văn hóa đồng

bào dân tộc thiểu số: Khách du lịch sẽ được ở trong nhà sàn của người dân
tộc thiểu số khá rộng, mái nhà lợp bằng cây cọ, sàn nhà làm bằng gỗ tre
bóng láng. Du khách còn có thể thực hiện những tour đi bộ vòng quanh
làng, giao lưu với các đồng bào dân tộc thiểu số qua các lễ hội bằng những
điệu nhảy truyền thống và âm nhạc cồng chiêng.
 Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tìm hiểu đời sống nông
thôn Việt Nam: thường là nhà gỗ nằm giữa vườn nhiều cây, rộng rãi,
thoáng mát. Tại nhà dân, khách du lịch được sử dụng các vật dụng dân dã
như quạt nan, giường tre, uống nước vối hoặc nước chè xanh và cùng lao
động sản xuất với người dân như đi cấy, làm đất trồng màu, bắt cua, tát
nước bằng gầu sòng, gầu dây, móc cua ở bờ ruộng, cất vó, đánh giậm, xay
lúa, giã gạo hoặc cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm bằng bếp
củi…
 Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tìm hiểu các làng nghề
thủ công truyền thống: đây là những ngôi nhà trong các làng nghề thủ
công truyền thống. Khách du lịch được tận mắt chứng kiến người dân làm
ra các sản phẩm. Du khách còn tìm hiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc
biệt có thể tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới
sự hướng dẫn của người dân.
 Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê là nhà cổ: những ngôi nhà
cổ ở Hội An, Huế,… Ở Hội An, là các ngôi nhà ba gian cổ kính, ở giữa vẫn
đặt bàn thờ, gian sau là không gian “giếng trời“, sau cùng là bếp và không
gian sinh hoạt của gia đình. Phòng khách được sắp xếp gọn gàng trên lầu,
với tất cả tiện nghi lưu trú tối thiểu. Buổi sáng, du khách dùng điểm tâm với
gia đình, tán gẫu lúc rảnh rỗi, cùng đi chợ nấu bữa trưa, đi dã ngoại, câu cá
ở vùng ngoại ô, cùng tắm biển vào buổi chiều. Và chỉ cần vài bước là ra
ngay phố cổ, mọi người ở đây rộn ràng tiếng chào hỏi với nụ cười. Buổi tối,
nếu không thích lang thang ngoài phố, du khách có thể dễ dàng đến bất cứ
quán bar nào để trò chuyện với du khách khác. Nhưng thú vị nhất vẫn là ở
nhà cùng xem phim, nghe chủ nhà kể chuyện về Hội An, hoặc đến nhà

hàng xóm xem họ chơi cờ, ngâm thơ…
b. Phân loại theo vị trí địa lý nhà chủ:
 Nhà chủ ở khu vực thành phố: là nhà chủ có vị trí thuận tiện gần các
khu dân cư, đô thị, các trung tâm mua sắm. Đây là những nhà chủ phục vụ
chủ yếu lượng khách đi tham gia vào các sự kiện thể thao lớn, các lễ hội,
được tổ chức ở trong hoặc gần các khu đô thị, nơi diễn ra sự kiện.
 Nhà chủ ngoài khu vực thành phố: là nhà chủ nằm ở các vùng ngoại
ô, ven triền đồi hay ở các miền quê, chủ yếu phục vụ du khách có nhu cầu
tham quan, trải nghiệm cuộc sống nơi đây.
3. Đối tượng khách
Du lịch, một từ vốn đã quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Với sự phát triển của xã hội, tri thức và nhu cầu khám phá, du lịch đã chuyển
sang nhiều loại hình khác nhau, ứng với sở thích và nhu cầu của từng loại
khách.
Khách du lịch luôn muốn có được những trải nghiệm từ chuyến đi của mình.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hay gọi tắt là Homestay là cách mà
nhiều du khách lựa chọn để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa
của từng vùng, từng miền một cách cặn kẽ nhất. Chỉ trong một thời gian ngắn
ngủi, bạn đã có thể hiểu thêm rất nhiều về “văn hóa sống”, về nếp sinh hoạt, ăn
ở của vùng đất mà bạn đến. Vì vậy, đối tượng chủ yếu của Homestay là khách
du lịch văn hóa muốn tiếp cận, gần gũi, thông hiểu hơn về văn hóa, con người,
ẩm thực… của người dân bản xứ hoặc những du khách thích phong cảnh tự
nhiên của địa phương nơi mình đến.
Bên cạnh đó, đây cũng là loại hình phù hợp với đối tượng khách muốn tiết
kiệm chi phí trong chuyến đi vì loại cơ sơ lưu trú này có giá thấp hơn những
loại cơ sở lưu trú khác như khách sạn, biệt thự cho thuê,…
4. Đặc điểm
a. Vị trí
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) mang lại cho khách
những trải nghiệm riêng, chính vì thế vị trí của loại cơ sở lưu trú này cũng được

hình thành tại những nơi có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú. Loại cơ sở lưu
trú này thường nằm cách trung tâm du lịch không quá xa hoặc những vùng có
loại hình Homestay phát triển thì sẽ nằm trong trung tâm du lịch, gần quảng
trường, gần biển, khu chợ đêm vv. Để thuận tiện đi lại, thuận lợi cho các tuyến,
điểm tham quan du lịch, các trung tâm mua sắm.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê thì là nhà của người bản địa chứ
không phải người ngụ cư hay mới chuyển tới.
Là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, nhà ở cho khách
du lịch thuê đã dần có mặt tại nhiều điểm du lịch văn hóa nổi tiếng ở nước ta,
nhất là khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long.
Những năm gần đây, các tour của loại hình du lịch homestay không chỉ thu
hút khách quốc tế mà còn thu hút cả khách nội địa. Dẫn theo đó, loại hình lưu trú
nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê cũng tạo nên sức hấp dẫn lớn, một vài
điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách nổi lên như: SaPa (Lào Cai), Ba Bể
(Bắc Cạn), Mai Châu (Hoà Bình) các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.
b. Kiến trúc
Kiểu kiến trúc của loại hình cở sở lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch
thuê thường đa dạng phong phú tùy vào khu vực du khách đến cũng như tùy thuộc
vào gia chủ mà họ sống cùng và loại hình cơ sở lưu trú homestay được thiết kế
đảm bảo tính tự nhiên, thân thiện với môi trường, không cố gượng ép, xếp đặt.
Đặc biệt thu hút khách đến với loại hình lưu trú này là cách bày trí, thiết kế các đồ
vật ở nơi ở.
Nhà chủ cho thuê là hộ gia đình bình thường trong khu dân cư, có phòng
cung cấp cho khách thuê. Có thể là phòng trống trong gia đình hoặc chủ nhà đầu
tư mở rộng thêm để cho du khách thuê, nhưng không gian thuê này phải hòa hợp
về kiểu dáng kiến trúc với nhà chủ để tạo thành một thể thống nhất. Các cơ sở vật
chất kĩ thuật cũng phải đạt chuẩn theo quy định.
Một hộ gia đình muốn kinh doanh loại hình này phải đăng kí với chính
quyền quản lí. Nhưng hình thức tự phát ở nước ta vẫn đang còn nhiều. Đa số các
chủ nhà không được trang bị các kiến thức về phục vụ khách.

Tuy nhiên đa số kiểu kiến trúc chủ yếu vẫn là mang đậm nét văn hóa đặc
trưng nơi du khách đến, thường mang đậm phong cách của làng quê, phong cách
cổ kính.
• Kiểu kiến trúc cổ, kiến trúc truyền thống thời xưa: ở Hội An, là các
ngôi nhà ba gian cổ kính, ở giữa vẫn đặt bàn thờ, gian sau là không
gian “giếng trời“, sau cùng là bếp và không gian sinh hoạt của gia
đình. Phòng khách được sắp xếp gọn gàng trên lầu, với tất cả tiện
nghi lưu trú tối thiểu.

Kiến trúc nhà cổ ở Hội An
Kiến trúc nhà cổ ở Huế
• Kiểu nhà sàn, nhà rông của dân tộc tây nguyên, mái nhà lợp bằng
cây cọ, sàn nhà làm bằng gỗ tre bóng láng.
Nhà ở cho khách du lịch thuê tại bản Lác (Hà Giang)
• Kiểu kiến trúc dân dã với vật liệu làm từ gỗ, tre, nứa,….Ví dụ như Ở
Sapa mô hình Homestay hấp dẫn khách du lịch bởi những ngôi nhà
làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên giữa núi rừng hay khung cảnh
bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng và đại ngàn Hoàng
Liên xanh thẳm.
Trang thiết bị, tiện nghi tương đối, có thể có dịch vụ khác tùy theo khả năng
đáp ứng của chủ nhà nhưng vẫn phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định.
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800: 2009 thì :
Phòng ngủ
- Trang thiết bị chất lượng khá, hoạt động tốt.
- Bài trí hợp lý.
- Thông gió tốt.
- Đèn điện, công tắc bố trí thuận tiện.
- Quạt điện.
- Chăn có ga bọc, gối có vỏ bọc.
- Bình nước uống và một cốc thủy tinh cho mỗi khách.

- Móc hoặc giá treo quần áo.
- Thùng rác có nắp.
- Vật dụng cho một khách gồm: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải
đánh răng, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng.
….
c. Sản phẩm-dịch vụ
Hệ sản phẩm dịch vụ của loại hình nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
cũng tương tự như các loại hình lưu trú khác, cũng gồm các dịch vụ ngủ, ăn
uống, nhưng bên cạnh đó, các dịch vụ bổ sung mang tính văn hóa tạo ra những
trải nghiệm riêng cho khách ở loại hình này.
 Dịch vụ ngủ : các phòng ở đủ tiêu chuẩn đón tiếp khách, mỗi hộ dân tham
gia kinh doanh với một số lượng phòng cho thuê không nhiều để phục vụ
lưu trú; không gian thoáng mát ,sạch sẽ,và có một số trang thiết bị ,tiện
nghi phục vụ cho nhu cầu của khách.
 Dịch vụ ăn uống : khách có thể tham gia chế biến các món ăn cùng với
chủ nhà, hoặc cũng có cơ sở home- stay phục vụ ăn uống cho du khách .
 Các dịch vụ bổ sung:
• Dịch vụ tham quan kiến trúc truyền thống của người dân trong thời
gian lưu trú
• Ngoài ra du khách còn có thể hòa vào đời sống gia chủ, tham gia
các sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn, cùng đi chợ,
mua thức ăn, cùng lăn vào bếp để nấu nướng những món ăn truyền
thống, chăm sóc hoa màu, tìm hiểu những danh thắng. Chủ nhà sẽ
là những “hướng dẫn viên” nhiệt tình, cùng “sát cánh” giúp du
khách khám phá, tìm hiểu đời sống của cư dân, sinh hoạt văn hóa
cộng đồng. giới thiệu về vùng quê, , lễ hội dân gian tại nơi đến,và
một số dịch vụ khác như dịch vụ vệ sinh và tắm ,dịch vụ giặt là,
vv…
d. Mức chất lượng
Chất lượng theo mô hình "lưu trú cùng cư dân địa phương".

Chủ yếu loại hình này xuất phát từ sự tự phát của chủ hộ nên có một số vấn
đề xảy ra như: việc phục vụ còn đơn giản, dịch vụ bổ sung cho khách còn chưa
nhiều, đội ngũ lao động chưa được đào tạo qua trường lớp, yếu về trình độ
ngoại ngữ
Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống
cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định hiện hành của cơ
quan có thẩm quyền.
e. Giá cả
Chính nghĩa của từ “homestay” đã cho thấy bạn đang sống như một người
dân bản địa thực thụ, bạn đang dùng những gì họ thường dùng, coi những thứ
họ thường coi, ăn những thứ họ vẫn ăn, ngủ theo cách họ vẫn ngủ Vì vậy chi
phí bạn phải trả sẽ không có lí gì cao hơn so với một Tour bạn mua với: ăn nhà
hàng, đi xe Tour, nghỉ khách sạn. Hơn nữa, vì khách đến với loại hình cơ sở lưu
trú này đến từ nhiều vùng ,quốc gia khác nhau nên hầu hết giá của nhà có
phòng cho thuê là mức giá bình dân .
Đối với những tour bình thường thì 1 Tour homestay 2 ngày sẽ tiêu tốn của
bạn 60 - 70% chi phí cho 1 Tour bình thường với các dịch vụ đầy đủ. Ở mức từ
400 - 600.000 hoặc ít hơn tùy theo thời gian và số lượng người tham gia.
Mức giá ở một vài cơ sở nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê cụ thể:
 Ở Cần Thơ, giá khoảng 10 USD/ khách lưu trú một ngày, một đêm
với nhiều chương trình đặc sắc. Du khách được ở nhà của người dân,
ăn một bữa ăn sáng và một bữa chiều với những món ăn thuần túy
của người Việt Nam, kết hợp với một chương trình tham quan. Tùy
từng thời điểm, có những chương trình tham quan như: đi xe đạp
trong vòng bán kính 5-10 km xung quanh khu vực homestay; tham
quan chợ nổi; giao lưu, sinh hoạt với người bản địa; làm những công
việc của người nông dân như: trồng rau màu, chăm sóc vườn cây,
chèo xuồng giăng lưới, tát ao bắt cá
 Ở Cù Lao Chàm:
o Trong năm 2009, giá Homestay cho khách nội địa được giới thiệu

bởi ban quản lí khu bảo tồn Cù Lao Chàm là 50.000
VNĐ/đêm/người. Đối với khách quốc tế bởi vì không biết ngoại ngữ
cộng thêm chưa quen với việc kinh doanh Homestay cho nên người
dân không biết trao đổi giá cả với khách du lịch như thế nào, thường
thì khách du lịch sẽ tự trả tiền cho chủ nhà với một mức giá mà họ
cho là hợp lí, khoảng 100.000 VNĐ/đêm/người dến 150.000
VNĐ/dêm/người, tuy nhiên cũng có lúc thấp hơn giá đó rất nhiều
(30.000 VNĐ/đêm/người).
o Từ tháng 03 năm 2010, công ty TNHH SX và XNK Tara đã quy ước
với các chủ Homestay một giá chung và cố định: với mỗi đem ngủ
lại homestay cộng thêm phục vụ 2 bữa ăn bao gồm ăn trưa và ăn tối,
họ sẽ được trả 270.000 VNĐ cho mỗi người khách du lịch nước
ngoài.
o So với bãi Hương, Giá Homestay ở bãi Làng thấp hơn, chủ nhà và
khách du lịch có thể thương lượng nhưng không được cao hơn giá
quy định của ban quản lí du lịch Cù Lao Chàm. Đối với khách du
lịch nội địa, giá Homestay dao động 20.000 VNĐ/đêm/người đến
50.000VNĐ/đêm/người, đối với khách du lịch quốc tế, giá
Homestay dao động từ 50.000VNĐ/đêm/người đến 100.000 VND/
đêm/người. Tuy nhiên, trong 12 Homestay Bãi làng 3 homestay có
điều kiện lưu trú tốt hơn, được cấp giấy phép kinh doanh có giá cao
hơn các Homestay khác đó là: Homestay Nguyễn Tấn Sỹ, Phan
Hưng, Trịnh Sáu với giá cho khách nội địa là
50.000VNĐ/đêm/người với số lượng khách ít,
30.000VNĐ/đêm/người đối với khách đi theo đoàn (hơn 10 người),
với khách quốc tế là 100.000VNĐ/đêm/ người.
 Sự khác biệt với các loại hình cơ sở lưu trú khác:
• Homestay – nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê chính là nơi mà bạn
được trực tiếp quan sát cuộc sống của người dân qua cách họ lao động,
bài trí nhà cửa, văn hoá địa phương trong những sinh hoạt thường nhật.

Được học thêm cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh, cách trồng trọt, chăm sóc
và thu hoạch hoa màu , bạn cũng sẽ vận động như những thành viên
trong cùng một gia đình. Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa
phương này giúp cho du khách hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa của các
dân tộc, các vùng miền, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống.Đây
chính là nơi để họ nghiên cứu và khám phá vùng đất mình đang thăm
quan cũng giống như khi bạn đang ở trong làng du lịch địa phương
nhưng sự khác biệt ở đây là homestay nghĩa là khách du lịch được sống
chung, sinh hoạt chung với chủ nhà còn làng du lịch địa phương cũng
như các cơ sở lưu trú khác thì không.
• Giống như loại hình cơ sở lưu trú khác loại hình cơ sở lưu trú homestay
được hình thành ở những nơi có nhiều tài nguyên du lịch, danh lam
thắng cảnh, nhưng chủ yếu tập trung ở những nơi có nét văn hóa đặc
trưng như nơi có các làng nghề truyền thống, nhiều di tích lịch sử văn
hoá, phong tục tập quán, nơi sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số,
• Khác khách sạn với kiến trúc là nhà cao tầng, kiên cố; làng du lịch
mang kiến trúc quần thể, bãi cắm trại kiến trúc đơn giản, cũng như biệt
thự du lịch với kiến trúc thấp tầng mang tính chất độc đáo, hiện đại thì
kiến trúc của homestay đặc biệt hơn các loại hình cơ sở lưu trú trên nó
được thiết kế đa dạng, phong phú tùy vào khu vực bạn đến cũng như tùy
thuộc vào gia chủ mà họ sống cùng, thường đảm bảo tính tự nhiên, thân
thiện với môi trường và đặc biệt là mang đậm phong cách ở nơi địa
điểm du lịch, mọi thứ phải tự nhiên, không cố gượng ép, xếp đặt (ví dụ
như nhà cổ, nhà rông,…)
• Cơ sở vật chất kỹ thuật không hiện đại,đầy đủ trang thiết bị như khách
sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch mà cơ sở vật chất kỹ
thuật ở đây thường khá đơn giản phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên nơi
lưu trú và cuộc sống của gia chủ. Nhìn chung buồng ngủ có diện tích
trung bình – nhỏ nhưng tiện nghi đầy đủ tương đối giống như nhà nghỉ
du lịch.

• Hệ sản phẩm của cơ sở lưu trú homestay (nhà ở có phòng cho khách du
lịch thuê) không đa dạng, phong phú (nhà hàng, massge, khu vui chơi,
mua sắm,…) như khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch,… nhưng có
những sản phẩm đặc biệt tạo nên sức hấp dẫn cho loại hình cơ sở lưu trú
này (ví dụ như: học thêm cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh, cách trồng trọt,
chăm sóc và thu hoạch hoa màu…)
• Mức chất lượng phục vụ không cao như ở khách sạn, làng du lịch,
nhưng lại cao hơn các loại hình cơ sở lưu trú như bãi cắm trại du lịch,
do ở homestay thường là khách sinh hoạt cùng với gia đình chủ, phải tự
phục vụ lấy phần lớn các nhu cầu của mình, đôi khi đối với khách quốc
tế còn bất đồng về vấn đề ngôn ngữ nên không đáp ứng được nhu cầu
của khách. Tuy nhên sự gần gũi về lối sống, phong tục tập quán của địa
phương vùng núi cao, vùng có văn hóa đặc sắc đã mang lại cho khách
những hấp dẫn đặc biệt.
• So với các loại cơ sở lưu trú khác thì giá cho việc ăn ở tại homestay
cũng mềm hơn nhiều do bạn đang sống như một người dân bản địa thực
thụ, bạn đang dùng những gì họ thường dùng, coi những thứ họ thường
coi, ăn những thứ họ vẫn ăn, ngủ theo cách họ vẫn ngủ và không được
phục vụ như ở khách sạn, cơ cở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị không
hiện đại tiên nghi như biệt thự du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, làng
du lịch nên giá cả ở homestay cũng được tính theo mức bình dân và
thường giá cả ở đây được tính trọn gói.
5. Ưu thế và hạn chế của loại hình cở sở lưu trú nhà ở có phòng
cho khách du lịch thuê:
 Ưu thế:
• Loại hình này có ưu thế ở những nơi mà hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
chưa được phát triển nhưng có tài nguyên du lịch nhất định, hoặc
những địa phương có văn hóa, phong tục tập quán, hoặc cách sinh hoạt
đặc sắc,
• Vốn đầu tư ban đầu khá thấp, không yêu cầu quá cao về trình độ

chuyên môn và các nghiệp vụ.
• Giá cả thấp tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn.
• Khách được hòa mình vào cuộc sống của cư dân địa phương, có điều
kiện giao lưu, quan sát và tham gia vào sinh hoạt của cư dân địa
phương.
 Hạn chế:
• Dịch vụ thường không cao, khách phải tự phục vụ lấy phần lớn các
nhu cầu của mình.
C. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
I. Thực trạng:
a. Loại hình nhà nghỉ kinh doanh du lịch
Cũng như khách sạn thì nhà nghỉ kinh doanh du lịch ra đời từ rất
sớm và phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Đây là một loại hình khá phát
triển ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên thì số lượng nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn, có
mức chất lượng phục vụ tốt còn hạn chế.
Bên cạnh đó việc các nhà nghỉ tăng giá phòng, tranh thủ chặt chém
giá vào mùa du lịch vẫn còn tồn tại.
 Đây là thực trạng chung mà du khách đổ về Hạ Long dịp lễ
30/4 này đang gặp phải. Thống kê của ngành du lịch tỉnh này
cho thấy, riêng ngày 29/4 đã có hơn 24.000 lượt khách tham
quan vịnh Hạ Long - con số kỷ lục mà danh thắng này đón
trong một ngày. Và tới 16h ngày 30/4 đã có thêm 16.000
người đổ về đây.
Lượng khách tăng đột biến đã khiến 100% khách sạn, nhà
nghỉ ở Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả kín phòng. Nhiều du
khách không đặt được chỗ phải liên hệ các nhà dân.
Ngày thường, giá thuê phòng đôi chỉ khoảng 100.000 đồng,
nhưng dịp này giá tăng lên gấp hai, gấp ba.
b. Loại hình homestay
• Với một quốc gia đa dạng và phong phú về văn hóa như Việt Nam, sự

khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo
ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng. Điều đó mang lại
tiềm năng rất lớn cho việc phát triển loại hình cư trú này, hiện nay nhiều
tỉnh thành cũng đã phát triển loại hình cơ sở lưu trú này như: Quảng Ninh,
Đà Lạt, Huế, Hội An, Sapa, Cần Thơ Nhưng mỗi tỉnh thành lại có tình
hình phát triển khác nhau và đi kèm với đó là những thế mạnh khác nhau.
• Tại đồng bằng sông Cửu Long, loại hình nhà ở có phòng cho khách du
lịch thuê đang phát triển. Một số tour như chương trình “Về quê tát
mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre), “Một ngày làm nông dân”, ở
huyện Cái Bè (Vĩnh Long) hay “Bike Tour” ở TP Cần Thơ…,đã trở thành
thương hiệu du lịch vùng miệt vườn, tạo điều kiện lớn cho loại hình lưu
trú này phát triển.Tại tỉnh Vĩnh Long, năm 2010, với hình thức “Tây ở
nhà ta”, số lượng khách nghỉ đêm tại các điểm homestay đã chiếm hơn
40% tổng số khách quốc tế đến với tỉnh này…
• Tại Quảng Nam, tour du lịch về làng rau Trà Quế, phường Cẩm Hà (Hội
An), du khách ở cùng với người dân, được cuốc đất, trồng rau, bón phân,
cày ruộng, cắt lúa… loại hình này đang hấp dẫn hàng ngàn du khách quốc
tế. Từ đầu năm 2007 đến nay, loại hình này phát triển mạnh với nhiều đơn
vị cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, ở Hội An, loại hình nhà ở có phòng cho
khách đang được khai thác hiệu quả theo hai hướng:
o Sống trong nhà vườn: Khu du lịch Nhà vườn ven sông Riverside
Home, khu Vườn Trầu là những mô hình dịch vụ du lịch nhà vườn
mới mẻ tại Hội An kết hợp giữa du lịch sinh thái với du lịch
homestay.
Khác với những nhà vườn lâu đời ở Huế, những nhà vườn ở Hội An còn
đượm chất “dân quê”, mộc mạc và không gian thường “mở”, nối kết với
chòm xóm và cư dân xung quanh. Tuy vẫn lưu giữ kiến trúc nhà vườn
truyền thống, nhưng cũng không thiếu các tiện nghi phục vụ sinh hoạt du
khách, như chăm sóc sức khỏe, Internet. Nếu lưu trú ở Riverside Home,
du khách có thể tự tay tạo cho mình một mảnh đất nho nhỏ để cùng gia

chủ gieo trồng một vài loại rau xanh. Riverside Home có một khu nhà
biệt lập có thể ở cả gia đình. Còn nếu thích ở cùng gia chủ dăm hôm, thì
hệ thống phòng lưu trú với những chiếc giường tre, nền gỗ mát mẻ,
nhưng cũng không kém tiện nghi với giá khoảng 10-15 USD/đêm/phòng
sẽ là lựa chọn thích hợp cho du khách. Chị Đặng Thị Tuyết – chủ nhân
của Nhà vườn ven sông – có một “độc chiêu” để thu hút khách – đấy
chính là nghề làm hoa bằng đất sét. Du khách sẽ được học cách làm hoa
từ đất sét, đến khi trở về, bất cứ ai cũng có thể mang về cho mình vài
nhành hoa đất để làm quà tặng cho người thân. Du khách lưu trú ở đây
đã gọi khu Nhà vườn ven sông là Homestay của Madame Tuyết.
o Sống trong nhà cổ: Đi chợ, nấu ăn và cùng thưởng thức các món ăn
truyền thống là một phần trải nghiệm thú vị với homestay ở Hội An.
• Du lịch Hội An ngày càng phát triển mạnh, số lượng phòng khách sạn
không đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú cho du khách, đặc biệt vào các mùa lễ
hội. Do đó, chính quyền thành phố khuyến khích một số nhà cổ đủ điều
kiện cho phép khai thác khách du lịch lưu trú qua đêm. Dịch vụ này đã
nhận được sự chào đón rất nhiệt tình của du khách thập phương. Một ngày
lưu trú tại nhà cổ ở Hội An bắt đầu từ tờ mờ sáng. Du khách cùng dậy,
nấu nước, pha trà, cùng thưởng thức chén trà nóng với chủ nhà. Và chỉ
cần mở nhẹ cánh cửa gỗ, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong
trẻo, yên bình của phố cổ vào tinh mơ; thả bước lang thang khắp phố
phường Hội An, dọc ra bến đò trò chuyện với những mẹ, những chị đang
gánh rau, bưng cá ra chợ sớm, hoặc chạy bộ xuống biển Cửa Đại để đón
ánh bình minh. Du khách nào thích sự tĩnh lặng thì có thể chọn cho mình
một quán cà phê “cóc” ở những góc phố nhỏ để nhìn ngắm cư dân phố cổ
bước vào một ngày mới. Buổi điểm tâm sáng với chủ nhà trọ có thể chỉ là
những món dân dã như xôi bắp, khoai lang luộc, cháo gạo lức với cá khô,
hoặc “sang” hơn là tô mì quảng vàng rộm, tô cao lầu thơm phức hay đĩa
hoành thánh còn bốc khói. Và nếu du khách không ăn được món Việt thì
cũng không gì phải lo ngại vì chủ nhà đủ tài nghệ để chế biến những món

điểm tâm đơn giản theo kiểu Âu, Á,….
• Còn tại Sapa, nơi có tiềm năng phát triển rất lớn loại cơ sở lưu trú này.
Riêng năm 2008, có gần 80.000 lượt khách đến các bản làng này, con số
này ngày càng tăng cao mỗi năm.
Theo số liệu thống kê của xã Tả Van cho thấy, mô hình nhà ở có phòng cho
khách du lịch thuê bình quân mỗi tháng đón trên 1.000 khách du lịch đến lưu
trú qua đêm. Ngoài món đặc sản mà du khách được thưởng thức: Thắng cố,
thịt sấy khang nai, lợn cắp nách, gà bản, cá suối, nấm hương, bánh ngô 'Páu
pó cừ', bánh dầy 'Páu plậu' Ban đêm, nếu có khách có nhu cầu chủ nhà cũng
tổ chức đốt lửa, thực hiện các màn múa quạt, nhảy sạp, thổi kèn phục vụ. Giá
một đêm hiện nay là 40.000 đồng mỗi du khách ở qua đêm, chủ nhà phải khai
báo tạm trú cho công an xã và nộp lệ phí năm nghìn đồng cho chính quyền
địa phương.
• Huế: Tại Huế, vùng đất vốn giàu bản sắc văn hóa và tiềm năng lễ hội, loại
hình lưu trú này đã được ngành du lịch địa phương chính thức khởi động
kể từ Festival Huế 2002. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách
quan mà đa phần nằm ở cơ chế hỗ trợ và kết nối, đến nay dịch vụ nghỉ
dưỡng, lưu trú nhà dân vẫn chỉ được xem là giải pháp tình thế, chủ yếu
nhằm giải quyết tức thời nhu cầu tăng đột biến về phòng nghỉ cho du
khách mỗi dịp festival. Ngoài các thời điểm trên, homestay hầu như chỉ
được nhắc đến mỗi khi có lời đề nghị tổ chức một vài tour riêng lẻ nào đó.
• Một số nơi có tình hình chặt chém khách: Một số nhà ở có phòng cho
khách du lịch thuê ở một số nơi có giá khá cao – trên 30 USD/phòng/đêm.
Với mức giá ấy, khó mà chào bán cho du khách. Mức giá quá cao nhưng
nếu phòng trọ không đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, không đảm bảo an toàn thì
du khách sẽ không lựa chọn, không quay lại lần thứ hai.
II. Định hướng phát triển:
• Cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng tránh tình trạng chặt
chém khách ở một số nơi và đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ.
• Bên cạnh đó, điều đầu tiên Home-stay cần làm là phải bảo đảm an toàn cho

du khách, đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản về loại hình này cho du khách, cơ
sở hạ tầng giao thông thuận tiện. Song song đó cũng cần những người dân
tình nguyện sẵn sàng làm công du lịch, các hộ dân này sẵn sàng tham gia
các lớp huấn luyện đào tạo để quản lý và phục vụ du khách tốt hơn.
• Phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn của doanh nghiệp kinh doanh du lịch
(xây dựng tour, tuyến) - người dân địa phương (tạo ra sản phẩm, cơ sở vật
chất) và cơ quan chức năng (quản lý, hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ, đảm bảo an
toàn cho du khách )
• Giảm thiểu các thủ tục pháp lý phức tạp không cần thiết tạo điều kiện thuận
lợi cho khách du lịch lưu trú và những người dân muốn kinh doanh loại
hình lưu trú này.
KẾT LUẬN
Thông qua hai loại hình lưu trú trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các đặc
điểm cụ thể của từng loại hình này, biết được những hạn chế và ưu điểm của
chúng. Từ đó, có các định hướng để xây dựng và phát triển tốt hơn, làm cho cơ
sở kinh doanh lưu trú của Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

×