Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.26 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 7/11/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
– WTO. Hội nhập đã và đang đặt ra những cơ hội cũng như thách thức lớn đối
với Việt Nam. Với những thách thức của việc mở cửa thị trường, của cạnh tranh
gay gắt, của bảo vệ môi trường…buộc chúng ta phải có một cái nhìn sâu sắc,
chinh xác về những cơ hội và thách thức trước mắt. Để nhận định, đánh giá đúng
tình hình thực tế của đất nước cũng như nền kinh tế hiện tại của nước ta thì phải
vận dụng quan điểm toàn diện về mối liên hệ phổ biến. Trong bài viết của thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng về những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập
WTO cũng nhận định và phân tích dựa vào quan điểm này.Vì quan điểm toàn
diện là nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo mọi ý thức và hành động.Nghiên
cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho mỗi sinh viên có hiểu biết
những vấn đề cơ bản khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Anh.
Tuy nhiên, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi
những thiếu xót, mong thầy cô và các bạn góp ý,giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. NỘI DUNG
I.Quan điểm toàn diện về mối liên hệ phổ biến
1. Mối liên hệ phổ biến là gì?
Các sự vật hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ
qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập tách rời nhau?
Trong lịch sử triết học để trả lời câu hỏi đó có rất nhiều quan điểm khác
nhau.Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng những sự vật, hiện tượng
tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có
sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và qui định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có
sự phụ thuộc lẫn nhau thì cũng chỉ là những qui định bên ngoài, mang tính ngẫu
nhiên. Tuy vậy trong những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số


người cho rằng ,các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và có mối quan
hệ rất đa dạng , phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả
năng chuyển hoá lẫn nhau.
Trái lại những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện
tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa qui định, tác động qua
lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến
từ trường của trái đất và do đó, tác động đến con người; sự ra tăng về dân số sẽ
tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế…không chỉ một nước mà
trên toàn thế giới, môi trường ảnh hưởng to lớn đến con người, đúng hơn là hoạt
động của con người, và hoạt động của con người cũng tác động trở lại to lớn đến
sự biến đổi của môi trường.
Nếu các sự vật, các hiện tượng có mối liên hệ qua lại thì cái gì qui định mối
liên hệ đó?
Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ
quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vật,hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con
người. Đứng trên quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli cho rằng cảm giác là
nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Hêghen xuất phát từ lập
trường duy tâm khách quan lại vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của
mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định thống nhất vật
chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật,
hiện tượng tạo thành thế giới ,dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao
nhiêu,song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất,
thống nhất-thế giới vật chất.Nhờ tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt
lập,tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo
những quan hệ xác định.trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định
rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua

lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông
qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính qui luật của sự vật,
hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản
thân chúng hay sự tác động của chúng với sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ
có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ thể thông qua
mối liên hệ, sự tác động của con người đó đối với người khác, đối với xã hội, tự
nhiên, thông qua hoạt động của chinh người ấy.Ngay tri thức của con người
cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến tự
nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người.
Như vậy các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách
biệt nhau tương đối, vừa có sự liên hệ, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau làm
cho thế giới thành một chỉnh thể thống nhất.
2.Quan điểm toàn diện về mối liên hệ phổ biến.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quan điểm toàn diện là nguyên tắc xem xét được rút ra từ nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến. Quan điểm đó trở thành nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo
mọi nhận thức và hành động.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ
qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt chính của sự vật và trong
sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, Chẳng hạn muốn nhận
thức và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên
hệ của tri thức triết học với tri thức của khoa học khác, với tri thức cuộc sống và
ngược lại.Vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác
và hoạt động của con người,nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh
hội.Một trong những nguyên nhân làm cho người học không nắm vững tri thức
triết học chính là do người học không biết liên hệ tri thức của các khoa học khác.
Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối
liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hê bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên

hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật và phương
pháp tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
Đuơng nhiên ,trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển
hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định.Trong quan hệ
giữa con người với con người chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với
từng con người .Ngay cả quan hệ với con người gian khác nhau chúng ta cũng
phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha ta đã kết luận:” đối
nhân xử thế”.
Để xác định đường lối, trủ chương của từng giai đoạn cách mạng, của từng
thời kì xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của
đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và
từng thời kì đó. Dĩ nhiên, trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta
cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II.Vận dụng quan điểm toàn diện với việc tìm hiểu những cơ hội và thách
thức khi Việt Nam ra nhập WTO.
Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải
tính đến tất cả những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng. Ví dụ :khi xây
dựng một phương án sản xuất kinh doanh phải tính đến những mối liên hệ “đầu
vào” và “đầu ra” của sản phẩm. Đầu vào ít cũng phải tính đến mối liên hệ về
vốn bằng tiền, vật tư, kĩ thuật hay công nghệ, lao động…hoặc khi tuyển dụng, sử
dụng, đanh giá một con người phải tính đến nhiều mặt có quan hệ về lịch sử và
hiện tại về năng lực và phẩm chất của con người.
Vì vậy, để nhận thức được đầy đủ về những cơ hội và thách thức khi Việt
Nam ra nhập WTO,Đảng và Nhà nước đã vận dụng quan điểm toàn diện để xác
định đường lối, chủ trương, đồng thời cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp
với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.
7/11 Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Điều gì sẽ diễn ra khi chúng ta tham gia tổ chức thương mại có quy mô

toàn cầu này. Đâu là cơ hội mà chúng ta có thể và cần phải tận dụng. Những
thách thức nào mà chúng ta phải nhận biết để vượt qua.
Đảng cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy
bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu
sắc trên các lĩnh vực, cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi
mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia. Gắn kết các
nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ
thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của
kinh tế thị trường. Chính điều này không chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của
đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên
trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hội hập với bên ngoài.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII tại Đại hội toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng tháng 6 năm 1996 khẳng định: “Tiếp tục thực hiện
5

×