Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hoàn thiện đội ngũ giảng viên trường ĐHKTQD theo hướng xây dựng trường trọng điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.26 KB, 60 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai
đoạn cách mạng hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với
ngành giáo dục mà trước hết và trực tiếp là các trường Đại học và cao
đẳng trong cả nước. Những yêu cầuđổi mới của nền kinh tế đòi hỏi các
trường Đại học phải cung cấp kịp thờicho xã hội một lực lượng lao độngcó
năng lực trí tuệ, sáng tạo và thích ứng nhanh.
Trong 47 năm tồn tại và phát triển trường Đại học KTQD luôn được
đánh giá là trường đầu ngành trong khối kinh tế ,quản lý và quản trị kinh
doanh ,có nhiệm vụ cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động đông
đảo ,giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có bản lĩnh khoa học ,năng động và
sáng tạo phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước .Với
những đóng góp cho đất nước trong công công cuộc đổi mới trường Đại
học Kinh Tế Quốc Dân được nhà nước xác định là trường trọmg điểm
quốc gia ;được nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Việc xây dựng trường Đại Học KTQD trở thành trường trọng điểm yêu
cầu phải được nghiên cứu ứng dụng trên nhiều mặt, phải xác định được tiêu
chuẩn để đánh giá trên các mặt đó như: Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường;
cơ cấu đội ngũ giảng viên của trường, điều lệ tổ chức và quản lý trường, cơ
sở vật chất của trường
Trong bối cảnh đó, trường ĐH KTQD đã nghiên cứu và xây dựng bước
đầu “ Đề án xây dựng và phát triển trường ĐHKTQD trở thành
trường trọng điểm quốc gia đến năm 2010”, “ Chiến lược phát triển trung
hạn ĐHKTQD đến năm 2005” Vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viêncủa
trường ĐHKTQD được đánh giá là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho công
cuộc đổi nmới của nhà trường và đã được nhiều công trình khoa học nghiên
cứu trong những năm gần đây. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề giảng
viên trong quá trình đổi mới tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện đội
Trang: 1


Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
ngũ giảng viên trường ĐHKTQD theo hướng xây dựng trường trọng
điểm”.
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu đội ngũ giảng viên của trường Đại
học Kinh Tế Quốc Dân trong sự nghiệp đổi mới, đưa ra phương pháp hoàn
thiện đội ngũ giảng viên này theo hướng xây dựng trường trọng điểm. Kết
cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài còn gồm 3 phần.
Phần I : Trường trọng điểm quốc gia và những yêu cầu đối với đội ngũ
giảng viên của trường trọng điÓm quốc gia.
Phần II : Phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của trường Đại học
KTQD.
Phần III : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện đội ngũ giảng viên của
trường Đại học KTQD theo hướng xây dựng trường trọng điểm.
Đề tài này hy vọng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện đội ngũ giảng
viên của trường trong những năm tới.
Trang: 2
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
PHẦN I
TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI
NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA.
I. TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA.
1.Khái niệm trường trọng điểm quốc gia.
Nằm trong hệ thống giáo dục Việt Nam thì trường Đại học của nước
CHXHCN Việt Nam là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa
học có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ tri thức xã hội, đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý phù hợp với quy mô và quản
lý kinh tế của đất nước. Giáo dục Đại học phải có trách nhiệm xây dựng
nguồn nhân lực cho đất nước và có phẩm chất chính trị tốt, vừa có trình độ

chuyên môn giỏi, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật và
quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước do vấn đề thực tiễn nước ta đề ra.
Bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của văn minh, tri thức, nền giáo dục Việt
Nam đang phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu phát triển nhân cách, nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để giải quyết các nhiệm
vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dân chủ xã hội,
chủ động hội nhập quốc tế. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo nhất là đào tạo Đại học trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một
nhiệm quan trọng và cấp bách đối với ngành giáo dục mà trước hết là giáo
dục Đại học. Những yêu cầu mới của nền kinh tế đòi hỏi các trường Đại
học phải cung cấp kịp thời cho xã hội một lực lượng lao động có năng lực,
trí tuệ, sáng tạo và thích ứng nhanh với điều kiện của đất nước. Nhận thấy
sự cấp thiết của giáo dục Đại học trong điều kiện mới, ngày 4/4/2001 Thủ
tướng chính phủ đẫ chính thức phê duyệt Quyết định số 47/2001/QĐ-TTG
trong đề án “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng 2001-
2002” trong đó xác định phải xây dựng các trường trọng điểm quốc gia.
Trang: 3
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Trường trọng điểm quốc gia là gì? Kinh nghiệm xây dựng trường trọng
điểm quốc gia của các nước trên thế giới ra sao?.
Trong báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2000
của phòng tổ chức cán bộ trường ĐHKTQD đã nêu lên khái niệm trường
trọng điểm và một số yêu cầu cơ bản cần có đối với trường trọng điểm.
Theo đó “Trường trọng điểm quốc gia được coi là trường có vị trí trọng yếu
trong hệ thống giáo dục Việt Nam được Nhà nước ưu tiên đầu tư và tạo
mọi điều kiện xây dựng để trở thành trường đầu ngành, có quy mô lớn, có
chất lượng đào tạo cao, có khả năng nghiên cứu khoa học và thực hiện mọi
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Đảng và Nhà nước giao cho, là
trường phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, hội nhập với khu vực và quốc tế ”.

Như vậy trường trọng điểm quốc gia phải là trường giữ vị trí trọng yếu
trong hệ thống giáo dục Đại học, được Nhà nước quan tâm đầu tư và tạo
mọi điều kiện cho xây dựng và phát triển. Điều này thể hiện vai trò của
Nhà nước trong quá trình xã hội hoá giáo dục, nhằm tạo ra một lực lượng
lao động có trình độ cao cho đất nước. Hơn nữa trường trọng điểm phải là
trường có quy mô lớn, có chất lượng cao, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Theo quy định của bộ GD- ĐT quy mô đào tạo của trường trọng điểm quốc
gia khoảng 50.000 sinh viên quy đổi bao gồm các hệ, các cấp trình độ từ cử
nhân đến Thạc sĩ và tiến sĩ.
Đào tạo đa ngành: kinh tế, quản lý, kinh doanh, xã hội nhân văn, một
số ngành giao thoa
Đào tạo đa lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ,
quản lý kinh tế và kinh doanh
2. Những yêu cầu cần có đối với trường trọng điểm.
Còng trong báo cáo nghiên cứu tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ năm 2000 của phòng tổ chức cán bộ, trường ĐHKTQD đã đưa ra
một số yêu cầu mà trường trọng điểm cần phải có là.
Trang: 4
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
* Trường trọng điểm hiện sẽ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ
thống giáo dục Đại học Việt Nam, là trường đầu tàu đi đầu trong việc giảng
dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào dạy và
học. Vị trí này có thể do Đảng và Nhà nước xác định trên cơ sở truyền
thống phát triển lâu dài và do uy tín của trường hoặc do tầm quan trọng đối
xã hội tạo nên.
* Là trường đầu ngành của một trường hoặc lĩnh vực đào tạo và phải đạt
được mộ số tiêu chí cơ bản sau.
- Là trung tâm đào tạo của một ngành hay lĩnh vực đào tạo, nơi đào tạo
các kỹ sư, bác sĩ, cử nhân có trình độ cao, là nơi cung cấp các chuyên gia

trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và là nơi đào tạo
mọi cấp trình độ.
- Là địa chỉ đào tạo có uy tín, đáng tin cậy của người học cũng như người
sử dụng lao động. Sự tin cậy dựa trên chất lượng đào tạo và khả năng đáp
ứng các yêu cầu khắt khe của người sử dụng lao động. Đồng thời là nơi có
uy tín cao đối với các trường có cùng chuyên ngành đào tạo.
- Có đội ngũ cán bộ giảng và nghiên cứu khoa học đông đảo có trình độ
cao, chiếm tỉ trọng cao trên tổng số cán bộ giảng dạy, có khả năng đáp ứng
tốt nhất mọi nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của chuyên
ngành.
- Chủ trì biên soạn chương trình, biên soạn bài giảng, giáo trình chuẩn
quốc gia để làm cơ sở cho việc biên soạn bài giảng của các trường cùng
ngành khác hoặc là các tài liệu tham khảo có độ tin cậy cao, có giá trị khoa
học và thực tiễn.
- Là trường có đủ cơ sở vật chất cần thiết để đáp ứng mọi yêu cầu về học
tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực
tiễn.
- Là nơi tiên phong trong việc sáng tạo kiến thức khoa học chuyên ngành
và ứng dụng khoa học vào giảng dạy học tập.
Trang: 5
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
* Được Nhà nước quan tâm dầu tư về mọi mặt từ việc xây dựng hệ thống
giảng đường, nhà làm việc, ký túc xá sinh viên, trang thiết bị dạy và học,
đến đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ quốc gia và quốc
tế, có đủ khả năng giảng dạy kiến thức hiện đại nhất hiện nay.
* Quy mô đào tạo phải tương xứng với vị thế và trách nhiệm của trường,
chất lượng đào tạo phải đạt chuẩn quốc gia và từng bước tiếp cận với chuẩn
quốc tế.
* Mô hình tổ chức bộ máy cán bộ của nhà trường phải hợp lý và đủ sức đáp

ứng các yêu cầu, nhiệm vụ và trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Mô hình này phải tiên tiến, tiếp cận với mô hình tổ chức bộ máy của các
trường lớn và nổi tiếng trên thế giới.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy của trường trọng điểm quốc gia cần phải đạt
được một số yêu cầu cơ bản sau.
- Giảm bớt mối quan hệ trực tuyến giữa lãnh đạo nhà trường với các đơn
vị cơ sở. Xây dựng quan hệ thông suốt tạo thuận lợi cho sự chỉ đạo của cấp
trên và cấp dưới, sự phối hợp nhịp nhàng giưã các bộ phận liên quan.
- Tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các
đơn vị thành viên trong tổ chức nhằm phát huy năng lực của các tổ chức
thành viên và cá nhân.
- Xác định cơ cấu hợp lý giữa các đơn vị thành viên là các phòng, ban
chức năng tham mưu và các đơn vị phục vụ với các đơn vị đào tạo. Tăng
cường các đơn vị chuyên hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật. Mạnh dạn đưa mô hình công ty tổ chức dịch vụ các
trường Đại học để thực hiện xã hội hoá các khâu phục vụ.
- Thực hiện mô hình trường 3 cấp hay 4 cấp quản lý tuỳ theo quy mô và
yêu cầu nhiệm vụ được giao của nhà trường.
+ Mô hình 4 cấp quản lý: Đại học (quốc gia hay vùng)- Trường Đại học-
khoa- bộ môn.
Trang: 6
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
+ Mô hình 3 cấp quản lý: Đại học- Trường Đại học- khoa(bộ môn) hay:
Trường Đại học- khoa- bộ môn.
(Tham khảo quy hoạch hệ thống mạng lưới các trường Đại học và cao đẳng
Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2020- Bộ giáo dục và đào tạo)
Xây dựng trường trọng điểm quốc gia là quá trình chuyển biến trường
Đại học cả về chất lẫn về lượng. Đối với một trường Đại học được xác định
là trường trọng điểm quốc gia thì quá trình chuyển biến về chất là rất quan

trọng đó là quá trình phấn đấu đầu tư nhằm nâng dần chất lượng mọi mặt
của nhà trường từ chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy đến chương
trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy hoặc các cơ sở vật chất phục vụ
cho giảng dạy để có được một “sản phẩm” là các sinh viên, học viên,
nghiên cứu sinh chất lượng cao, chuyển biến về lượng là quá trình mở rộng
quy mô đào tạo nhằm tăng thêm vị thế của trường đối với xã hội. Tăng về
quy mô đào tạo đòi hỏi phải tăng về đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như
điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3. Phân loại trường trọng điểm quốc gia:
Theo quan niệm của Nhà nước hiện nay, trường trọng điểm quốc gia
là trường được ưu tiên đầu tư về mọi mặt để xây dựng trường đạt tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế. Mỗi thời kỳ nhất định dựa trên mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở vị thế và tầm quan trọng của
trường đối với hệ thống giáo dục Việt Nam. Hiện nay Nhà nước xác định 2
loại trường trọng điểm.
Loại 1: Trường trọng điểm quốc gia là một nhóm trường Đại học được
Nhà nước ưu tiên mức đầu tư cao nhất để đạt chuẩn quốc tế.
Loại 2: Trường trọng điểm vùng gồm một số trường Đại học lựa chọn
theo vùng để Nhà nước ưu tiên đầu nhằm đạt chuẩn quốc gia.
Trang: 7
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Trường trọng điểm quốc gia không phải là bất biến nó luôn được xác
định theo điều kiện lịch sử và thời gian trên cơ sở Nhà nước thực hiện đánh
giá hiệu quả hoạt động của các trường đã ưu tiên đầu tư phát triển.
Giai đoạn từ 2000-2010, Đại học KTQD vinh dự được Nhà nước chọn là
1 trong 12 trường Đại học trọng điểm quốc gia để thực hiện tập trung đầu
tư theo chiều rộng và chiều sâu. Vấn đề đặt ra cho tập thể lãnh đạo, giáo
viên, công nhân viên nhà trường la tiếp tục đổi mới xây dựng trường sao
cho xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

4. Kinh nghiệm xây dựng trường trọng điểm.
Hiện nay ở Việt Nam xây dựng trường trọng điểm được tiến hành ở cả 2
loại. Với loại 1 như các trường: Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc
Gia TP Hồ Chí Minh . Với loại 2 Nhà nước xây dựng được một số trường
Đại học vùng như: Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng
Xây dựng trường trọng điểm không chỉ riêng Việt nam mà ở nhiều
nước trên thế giới và khu vực cũng tiến hành, tuy nhiên quan niệm, các
thức tiến hành xây dựng trường trọng điểm quốc gia ở mỗi nước là khác
nhau. Ở các nước Tư bản phát triển hệ thống giáo dục đã hoàn thiện, vai trò
đầu tư và vị thế của các trường trọng hệ thống giáo dục Đại học đã được
khẳng định qua cơ chế cạnh tranh. Xây dựng các trường trọng điểm trên cơ
sở sự hỗ trợ của Nhà Nước. Theo tài liệu: “Phát triển nguồn nhân lực giáo
dục Đại học Việt Nam” của Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Loan - nhà xuất
bản chính trị Quốc gia thì hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều mô hình Đại
học ở các quốc gia khác nhau.
Tại Mỹ : Mô hình giáo dục Đại học tồn tại theo nguyên tắc tự trị rộng
lớn của các trường, ở đó các trường được quyền quyết định mọi vấn đề từ
việc xây dựng cơ sở vật chất đến vấn đề lựa chọn cán bộ giảng viên
Nhưng tại Liên Xô , mô hình giáo dục bậc cao hoạt động theo nguyên
tắc tập trung hóa và thống nhất hoá về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động
Trang: 8
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
và quản lý, quy mô và nội dung chất lượng đào tạo của các trường nằm
trong một hệ thống.
Tại Pháp, mô hình đào tạo Đại học trên cơ sở khuôn khổ quy chế của
Nhà nước nhưng lại được Nhà nước khuyến khích sự cạnh tranh về nhân
lực và chất lượng đào tạo giữa các trường Đại học.
Tại Đức, mô hình giáo dục Đại học tương tự như ở Mỹ, Nhà nước có
trách nhiệm bảo đảm tính độc lập của công tác giảng dạy và nghiên cứu,

không coi trọng sự can thiệp của chính trị và quyền lực của Nhà nước đối
với giáo dục Đại học. Nó đảm bảo tính độc lập và tự quyết của mỗi trường,
chính phủ liên bang chỉ có quyền hạn quản lý một phần công việc của mỗi
trường thông qua cấp phát tài chính.
Tương tự như ở Đức, mô hình giáo dục Đại học ở Anh tồn tại một hệ
thống giáo dục có sự tự trị về thể chế rất rộng rãi, Nhà nước chỉ quản lý các
trường thông qua việc cấp phát tài chính.
Qua các mô hình giáo dục Đại học ở các nước ta có thể rót ra một số
điểm chung
như sau:
+ Các trường đều là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực có khả năng thực hiện
tốt các nhiệm vụ đào tạo ở những ngành rất khác biệt. Quá trình hình thành
các trường là quá trình phát triển đa ngành nhằm đáp ứng nhu cầu khác
nhau của xã hội, sự linh hoạt, mềm dẻo trong đào tạo khi nhu cầu thay đổi.
+ Mô hình tổ chức của các trường có thể là 3 hoặc 4 cấp quản lý, trong
đó họ đề cao vai trò của khoa - nơi đào tạo các chuyên ngành theo yêu cầu
của xã hội và cấp bộ môn- nơi trực tiếp giảng dạy.
+ Quy mô đào tạo của các trường lớn trên thế giới thường khoảng từ
20.000 đến 40.000 sinh viên. Đây là quy mô phù hợp với yêu cầu đào tạo
có chất lượng cao.
+ Chất lượng đào tạo đảm bảo chuẩn quốc gia và quốc tế, khả năng liên
thông đào tạo ở mọi cấp, mọi hệ đào tạo với nhiều trường ở nhiều nơi nước
Trang: 9
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
khác nhau trên thế giới. Giá trị của văn bằng không chỉ được công nhận ở
trong nước mà còn được công nhận ở cấp quốc tế.
+ Các trường thường có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hoàn thiện
đáp ứng nhu cầu đào tạo: hệ thống giảng đường hiện đại, trang thiết bị tiên
tiến, thông tin nối mạng toàn cầu cùng đội ngũ giảng viên,cán bộ quản lý

và phục vụ quá trình đào tạo khá đồng bộ và hợp lý về cơ cấu đầy đủ về số
lượng, cao về chất lượng.
II. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN.
1. Khái niệm giảng và đội ngũ giảng viên.
Giáo dục Đại học và sau Đại học là nhiệm vụ cơ bản của các trường Đại
học, trong Luật giáo dục có ghi: mục tiêu của giáo dục Đại học và sau Đại
học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục
vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực hành nghề nghiệp tương xứng với
trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với mỗi cấp đào tạo khác nhau thì Luật giáo dục cũng quy định mục tiêu
đào tạo khác nhau. Đào tạo trình độ Đại học giúp sinh viên nắm vững
chuyên môn và kỹ năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát
hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo.
Đào tạo Thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực
hành, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên
ngành đào tạo. Còn về đào tạo Tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao
về lý thuyết và thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, giải
quyết những vấn đề khoa học công nghệ và hướng dẫn hoạt động chuyên
môn.
Với mục tiêu đào tạo như vậy các trường Đại học cần phải có một đội
ngũ cán bộ giảng dạy có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công tác
giảng dạy.
Trang: 10
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Trong các trường Đại học, giảng viên là những người làm công tác giảng
dạy (giảng dạy lý thuyết, thực hành) được hiệu trưởng công nhận chức vụ
và phân công làm công tác giảng dạy, hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật
làm việc ở trong hay ngoài trường tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm
nhiệm.

Đội ngũ giảng viên là toàn bộ giảng viên trong một đơn vị trực thuộc ví
dụ như: đội ngũ giảng viên của tổ bộ môn, đội ngũ giảng viên của khoa, đội
ngũ giảng viên của trường
Giảng viên trong các trường Đại học ngoài công tác giảng dạy còn tham
gia nghiên cứu khoa học, tư vấn cho chính phủ về mọi lĩnh vực của đất
nước. Theo tài liệu “Cơ cấu và chất lượng tri thức giáo dục Đại học ở
nước ta hiện nay” của Tiến sĩ Triết học Nguyễn Văn Sơn thì đặc điểm của
giảng viên Đại học được thể hiện ở.
+ Giảng viên giáo dục Đại học là người trực tiếp tham gia vào quá trình
đào tạo Đại học và sau Đại học, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ cao
đẳng trở lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế và xã
hội.
+ Giảng viên giáo dục Đại học là đại biểu hầu hết cho các ngành khoa
học hiện có của quốc gia, có nhiệm vụ “đi trước một bước” trong việc
chuẩn bị nhân lực cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội.
+ Đối tượng tác động của giảng viên Đại học là những sinh viên, học
viên cao học và những nghiên cứu sinh.
+ Giảng viên giáo dục Đại học vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học nhà
chính trị. Họ hội tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo, nhà hoa học,
nhà chính trị. Đặc điểm này xuất phát từ yêu cầu giáo dục toàn diện.
2. Vai trò của giảng viên giáo dục Đại học.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, vai trò của giảng viên và đội ngũ giảng
trong các trường Đại học được thể hiện như sau:
Trang: 11
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
+ Giảng viên giáo dục Đại học tham gia đào tạo nguồn lực con người,
tạo ra lực lượng lao động mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất
lượng của nguồn nhân lực. Trong sự phát triển đi lên của xã hội, nguồn lực
con người luôn đóng vai trò quyết định. Tạo ra nguồn lực mạnh cho xã hội

thể hiện vai trò to lớn của người thầy nói chung và giảng viên Đại học nói
riêng.
+ Vai trò của giảng viên Đại học còn được thể hiện ở sự góp phần nâng
cao dân trí, tạo đỉnh cao trí tuệ, phát triển nhân tài cho đất nước. Tạo ra líp
tri thức tài năng- đỉnh cao trí tuệ quốc gia, nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của đất nước trong quá trình hội nhập, phát triển.
+ Giảng viên giáo dục Đại học có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học
công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
triển khai, ứng dụng tri thức giáo dục Đại học góp phần nâng cao năng lực
làm chủ những công nghệ tiên tiến, sáng tạo công nghệ mới.
+ Trong quá trình hội nhập với nền văn hoá các nước trong khu vực và
trên thế giới thì vai trò của giảng viên Đại học là xây dựng, bảo tồn và phát
triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở phát
huy truyền thống vốn có và phát huy những tinh hoa của nhân loại.
+ Giảng viên Đại học còn có vai trò tham gia phát triển kinh tế. Mỗi
giảng viên Đại học có trách nhiệm phát huy lượng kiến thức của mình bằng
việc xây dựng và đề xuất các mô hình phát triển kinh tế, tham gia tư vấn
cho chính phủ về các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.
3. Phân loại giảng viên.
Trong các trường Đại học hiện nay việc phân loại giảng viên được tiến
hành phân theo hệ thống chức vụ khoa học.
Giảng viên cao cấp, đó là các giáo sư, phó giáo sư, đây là đội ngũ cán bộ
nòng cốt trong quá trình giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong công tác
chuyên môn và đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có chuyên môn và trình
Trang: 12
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
độ nghiệp vụ cao, chủ trì các hoạt động khoa học, tiêu biểu cho phương
hướng phát triển mới của bộ môn. Giảng viên cao cấp có nhiệm vụ giảng
dạy Đại học, bồi dưỡng sau Đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, bồi

dưỡng cán bộ giảng dạy về nghiệp vụ và chuyên môn, nghiên cứu thực
nghiệm khoa học, chủ trì các đề tài cấp Nhà nước và cấp bộ quản lý, biên
soạn và chủ trì biên soạn giáo trình, sách giáo khoa chất lượng tốt
+Giảng viên chính và giảng viên, đây là lực lượng chủ yếu tong các
trường Đại học, là lực lượng tham gia giảng dạy chính trong nhà trường
họ là những cán bộ có kiến thức chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy
và truyền đạt kiến thức. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là giảng dạy ở bậc Đại
học ( giảng dạy lý thuyết, phụ đạo, hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực
tập sản xuất, làm đồ án môn học, khoá luận thiết kế , luận văn tốt nghiệp
hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học ) ngoài ra họ còn tham gia
nghiên cứu khoa học, đối với giảng viên lâu năm có nhiều thành tích trong
giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì có thể được phân công thêm nhiệm
vụ bồi dưỡng sau Đại học, chủ trì việc biên soạn giáo trình và sách giáo
khoa.
+ Bên cạnh đó còn có đội ngũ trợ giảng, đây cũng là lực lượng tương đối
lớn trong các trường Đại học. Đội ngũ này thường là còn trẻ, mới ra
trường, lực lượng có nhiệm vụ thực hiện một số khâu trong công tác giảng
dạy Đại học, trong trường hợp cơ cấu cán bộ giảng dạy trong bộ môn tương
đối hoàn chỉnh và đồng bộ thì trợ giảng tham gia giảng từng phần của
môn học có nhiệm vụ phụ đạo, hướng dẫn thí nghiệm và thực hành, hướng
dẫn làm bài tập lớn và đề án môn học, giảng lý thuyết một số chương,
chấm thi học kỳ. Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu và thực nghiệm khoa
học kỹ thuật theo kế hoạch của trường và của khoa.
4. Nhiệm vụ của giảng viên:
Trang: 13
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Trường Đại học của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, có trách nhiệm đào tạo
và bồi dưỡng đội ngũ tri thức cho xã hội, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật,

nghiệp vụ và quản lý phù hợp với quy mô phát triển kinh tế của đất nước,
vừa có phẩm chất chính trị tốt, vừa có trình độ chuyên môn giỏi đủ sức giải
quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước
do thực tiễn nước ta đề ra. Đội ngũ giảng dạy chính trị nghiệp vụ và chuyên
môn là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy huấn luyện, trang
bị kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho sinh viên theo mục tiêu đào
tạo của ngành học. Do vậy giảng viên trong trường Đại học có nhiệm vụ cơ
bản như sau:
Giảng dạy các môn học, chỉ đạo nghiên cứu thực nghiệm khoa học, rèn
luyện phương pháp khoa học và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, giáo
dục chính trị tư tưởng, chăm lo phát triển toàn diện của sinh viên. Nhiệm
vụ của các trường Đại học là tạo ra cho xã hội một nguồn lực có chất
lượng cao .Do vậy giảng viên trong các trường Đại học ngoài nhiệm vụ
giảng dạy kiến thức chuyên môn còn phải giảng dạy cả chính trị tư tưởng
nhằm tạo ra nguồn lực phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh
tế xã hội của đất nước theo đúng đường lối đã đề ra
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy là chính giảng viên còn có nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học, biên soạn giáo trình, tài liệu, tổng hợp kinh nghiệm giảng
dạy.Trong giai đoạn hiện nay nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ rất cần thiết
đối với mỗi giáo viên, qua công tác nghiên cứu khoa học thì giảng viên
củng cố và nâng cao dần kiến thức chuyên môn cũng như cơ sở lí luận.
Điều này sẽ đáp ứng tốt hơn cho công tác giảng dạy.
Giảng viên phải có nhiệm vụ chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà
nước cũng như quy chế đào tạo và nội quy của nhà trường
Giảng viên còn có nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo và các
hoạt động xã hội liên quan.
Trang: 14
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Trong cơ chế thị trường đòi hỏi người giảng viên phải có nhiệm vụ

không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị .
Giảng viên trong các trường Đại học còn được giao thêm nhiệm vụ kiêm
nhiệm, do vậy ngoài công tác chuyên môn thì giảng viên phải hoàn thành
tốt công tác kiêm nhiệm được giao.
5. Giảng viên của trường trọng điểm

Sự hình thành trưòng Đại học đa ngành, đa lĩnh vực hay nói cách khác
đó là sự hình thành mô hình trường trọng điểm là xu thế phát triển khách
quan phù hợp với sự phát triển của khoa học, đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động và nguồn nhân lực chất lượng cao , phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời là nền tảng để xây dựng
Đại học Việt nam vững mạnh. Do vậy vai trò giảng viên của trường trọng
điểm là tương đối khác, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho họ là tương đối lớn.
Trong tài liệu “ Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm xây dựng quản lý
có hiệu quả đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường Đại học kinh tế ở
Việt nam” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Duệ có nêu những yêu cầu của giảng
viên trong cơ chế thị trường hiện nay, theo đó
Mỗi giảng viên phải có kiến thức chuyên ngành sâu thuộc nhành mình
phụ trách, các kiến thức này một mặt phải đáp ứng và phản ánh được các
quy luật của thị trường , một mặt phải nhuần nhuyễn được các quan điểm
quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các kiến thức chuyên ngành này phải xuất
phát từ các kiến thức cơ bản và cơ sở của nền kinh tế thị trường . Tuy
nhiên các kiến thức trên phải tuân thủ các quy định của Nhà nước ( đường
lối, chủ trương, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội )
Các kiến thức giảng dạy của giảng viên các trường Đại học kinh tế một
mặt phải đảm bảo vững chắc về mặt lí luận, mặt khác nó phải đảm bảo về
mặt kĩ năng giao tiếp, thực hành và tiếp cận cái mới, cho nên cán bộ giảng
dạy các trường kinh tế phải có một trình độ kiến thức và kĩ năng nhất định
Trang: 15
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang

Hưng
về các môn học như: công cụ toán kinh tế , kĩ năng kiến thức về tin học,
trình độ ngoại ngữ (dùng để giao tiếp, tham khảo tài liệu) bám sát cuộc
sống kinh tế sôi động của đất nước, khu vực và quốc tế, tham gia hoạch
định đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước yêu cầu, tư vấn cho các
nhà kinh doanh trên thị trường.
Cán bộ giảng dạy trong các trường Đại học kinh tế ngoài các kiến thức
năng lực tự thân họ còn phải chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh trong nghề
theo ba hướng
+ Phải thích nghi nhanh chóng với yêu cầu đổi mới dạy học (từ tổ chức
bộ máy trường, khoa, bộ môn đến các dạng học mới mà thế giới và Nhà
nước sẽ sử dụng)
+ Phải mang phong cách giảng dạy riêng, đặc thù và có hiệu quả thể hiện
ở sức hút và sự ái mộ của người học đối với họ
+ Phải có khả năng mở rộng các nguồn thông tin nghề nghiệp của mình.
Đấy là những yêu cầu về mặt chất lượng mà mỗi giảng viên cần phải đáp
ứng trong cơ chế hiện nay để xây dựng trường trọng điểm. Còn về mặt số
lượng thì sao? Số lượng là yếu tố cần thiết để đảm bảo yêu cầu về mặt chất
lượng. Do đó trong tài liệu “ Kiểm định chất lượng trong giáo dục Đại
học” của Nguyễn Đức Chính có nêu lên mô hình 5 yếu tố đánh giá chất
lượng giáo dục Đại học đó là: 1. Đầu vào ; 2. Quá trình đào tạo ; 3. Kết
quả đào tạo ; 4.Đầu ra ; 5. Hiệu quả đào tạo. Tác giả cũng nêu lên bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng giáo dục Đại học trên 8 lĩnh vực với 26 tiêu chí.
8 lĩnh vực gồm: Tổ chức quản lý của trường; Đội ngũ cán bộ ; Đội ngũ
sinh viên; Công tác giảng dạy học tập ; Nghiên cứu khoa học; Cơ sở vật
chất; Nguồn tài chính; Một số hoạt động khác.
Đối với đội ngũ giảng viên tác giả đưa ra một số tiêu chí để đánh giá
chất lượng chuẩn quốc gia như : Tỉ lệ sinh viên trên cán bộ giảng dạy ; Tỉ
lệ cán bộ giảng dạy có học hàm học vị ; Quy định về chức trách chung của
giảng viên ; Tỉ lệ cán bộ giảng dạy trên tổng cán bộ; Quy trình đánh giá cán

Trang: 16
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
bộ và giảng viên; Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ;
Trọng tải giảng của giảng viên.
Dựa trên số liệu thu thập kết quả phân tích thống kê về đội ngũ cán bộ,
sinh viên và nghiên cứu khoa học từ năm 1998 đến năm 2000 của 47
trường Đại học trong cả nước. Tác giả Nguyễn Đức Chính đưa ra tỉ lệ
chuẩn dùng để đánh giá tiêu chuẩn giảng viên của các nhóm ngành ở các
trường như sau.
Bảng 1 : Tiêu chí chuẩn đánh giá giảng viên

Nhóm ngành

SV/GV
(người)
Tỉ lệ
CBGD có
trình độ
SĐH (%)
Tỉ lệ Tiến

(%)
Tỉ lệ
Thạc sĩ
(%)
Tỉ lệ
GV/Tổng
CB
1.Khoa học cơ bản 14-20 65-95 25-45 40-50 65-70

2.Sư phạm 10-16 65-95 25-45 40-50 65-70
3. Kĩ thuật 12-18 60-90 20-40 40-50 65-70
4. N-L-Ngư nghiệp 12-18 50-80 20-40 30-40 65-70
5. Y, dược 4-10 50-80 20-40 30-40 65-70
6.Kinh tế, TC, Pháp

20-26 50-80 20-40 30-40 65-70
7.Nghệ thuật,TDTT 10-16 40-70 10-30 30-40 65-70
Bảng 2: Tiêu chí trọng tải giảng của giảng viên
Chức danh giảng viên Số giờ giảng quy định trong năm (giờ)
1. Giảng viên cao cấp 290
2. Giảng viên chính 270
3. Giảng viên 260
4. Trợ giảng 100
Trang: 17
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Trang: 18
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Các giai đoạn phát triển
1.1. Trường ĐHKTQD giai đoạn 1956-1964:
Sau thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ, chấm dứt gần 100 năm dưới
ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đất nước ta bắt tay vào xây
dựng kinh tế phục hồi đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Điều này
cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đứng ra gánh vác trọng

trách.
Trước tình hình đó, ngày 25/01/1956, Trường Kinh tế Tài chính được
thành lập, đây là tiền thân của Trường ĐHKTQD sau này. Trường có
nhiệm vụ: “Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kinh tế tài chính sơ cấp và trung
cấp để thoả mãn từng bước nhu cầu cán bộ trong việc khôi phục và phát
triển kinh tế có kế hoạch”.
Sau khi thành lập với 149 cán bộ công nhân viên, 7 bộ môn giảng dạy,
Trường Kinh tế Tài chính đã khẩn trương bắt tay vào việc chiêu sinh khoá
đầu tiên.
Ngày 25/03/1956, khoá đầu tiên của trường được khai giảng với 950 học
viên.
Tháng 10/1957, 568 học viên thuộc khoá đầu tiên đã tốt nghiệp và đi
nhận công tác, số còn lại tiếp tục học văn hoá.
Khoá học đầu tiên của trường đã kết thúc nhưng còn nhiều vấn đề về đào
tạo cán bộ còn chưa rõ. Nên đến khoá thứ hai năm 1957-1958 trường tạm
thời không tuyển sinh để tổng kết và đúc rút kinh nghiệm, tích cực chuẩn bị
về mọi mặt cho khoá chiêu sinh tiếp theo.
Trang: 19
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Trước những thành công và khó khăn của Trường Kinh tế Tài chính.
Ngày 22/05/1958, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Trường Kinh tế
Tài chính Trung ương thành Trường ĐHKTTC nằm trong hệ thống các
trường Đại học do Bộ Giáo dục quản lý.
Ngày 03/11/1958, khoá Đại học chuyên tu đầu tiên được khai giảng với
240 sinh viên thuộc 6 ngành và 9 chuyên ngành.
Tháng 06/1959, hai khoa đầu tiên của trường được thành lập đó là:
+ Khoa Công-Nông-Mậu.
+ Khoa Thống-Kế-Tài-Ngân.
Ngày 13/09/1959, khoá dài hạn chính quy đầu tiên được khai giảng với

242 sinh viên thuộc 7 ngành học và 9 chuyên ngành. Cũng trong năm học
này Hội đồng khoa học của trường được thành lập để tham mưu cho lãnh
đạo trường về mục tiêu chương trình và nội dung giảng dạy. Cuối năm học
này trương đã chủ trương biên soạn giáo trình kinh tế của Việt Nam.
Tháng 03/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trương và căn dặn thầy
trò, cán bộ nhà trường.
Đến năm học 1962-1963, trường đã có 5 khoa với 11 ngành học và 21
chuyên ngành, số lượng sinh viên lúc này là 3116 sinh viên.
Tháng 01/1961, với thành tích của giáo viên, cán bộ và sinh viên nhà
trường được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng ba.
Tháng 01/1965, trương được phép đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế
Kế hoạch.
1.2. Trường ĐHKTQD giai đoạn 1965-1985:
Trong giai đoạn này quy mô của Trường Kinh tế Kế hoạch đã phát triển
rất nhanh, năm học 1964-1965 trường đã có 8 khoa, 12 chuyên ngành, 23
tổ bộ môn, 478 cán bộ công nhân viên, số lượng sinh viên lên tới 4114
người.
Do điều kiện chiến tranh, nhà trường phải sơ tán lên huyện Tân Yên
( nay thuộc Tỉnh Bắc Giang). Hoạt động của trường vì thề mà gặp rất nhiều
Trang: 20
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
khó khăn. Tuy nhiên với sự quyết tâm, nỗ lực của cán bộ công nhân viên,
giáo viên, sinh viên của trường cùng sự giúp đỡ của địa phương nơi sơ tán
thì hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập vẫn duy trì và quy mô đào tạo
vẫn tiếp tục được mở rộng.
Năm học 1965-1966 trường mở thêm một chuyên ngành, 1 tổ bộ môn,
tuyển được 2362 sinh viên hệ dài hạn, chuyên tu, dự bị, tại chức.
Trong ba năm học từ 1966 đến 1969, trường mở thêm được 4 ngành đào
tạo, số sinh viên các hệ đã lên tới hơn 5000 sinh viên.

Trong những năm đầu chiến tranh, hệ đào tạo tại chức cũng phát triển
mạnh. Trong giai đoạn này, trường mở thêm được thêm hai trạm đào tạo tại
chức, nâng tổng số trạm đào tạo tại chức lên con sè 7 với gần 3000 sinh
viên tại chức.
Chương trình giáo trình giảng dạy tiếp tục được cải tiến, nâng cao chất
lượng, quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, đường lối chuyển
hướng giáo dục, chuyển hướng kinh tế.
Tháng 11/1965, trường thành lập Phòng Khoa học nhằm nâng cao công
tác nghiên cứu khoa học, đồng thời nâng cao vai trò tư vấn của Hội đồng
Khoa học trường.
Do yêu cầu của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cán bộ, giáo viên,
sinh viên của trường ngoài công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu còn
trực tiếp tham gia góp sức vào cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.
Từ năm học 1970-1971, quy mô hệ đào tạo dài hạn của trường có sự thu
hẹp, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm khoảng 300 sinh viên. Công tác tuyển
sinh được sự chỉ đạo chặt chẽ và tập trung của Bộ ĐH và THCN. Cũng từ
năm học này, trường bắt đầu mở lớp bồi dưỡng không cấp bằng cho cán bộ
quản lý, phụ trách về công tác kinh tế bằng hình thức tập trung và tại chức.
Trong thời gian này công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu đã có
bước phát triển, nhiều nhân tố mới xuất hiện.
Trang: 21
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Tháng 04/1972, trường lại phải rời khỏi Hà Nội do cuộc chiến tranh phá
hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
Tháng 01/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình
ở Việt Nam được ký kết. Học kỳ 2 năm học 1972-1973 được khai giảng
trong hoà bình.
Năm học 1973-1974 là năm học bắt đầu một giai đoạn mới trong sự phát
triển của nhà trường - giai đoạn phát triển theo những phương hướng cải

cách giáo dục trong hoà bình. Đất nước chuyển sang giai đoạn mới, mục
tiêu đào tạo của trường trong giai đoạn này là: “Đào tạo cán bộ kinh tế
tổng hợp ở bậc Đại học, có lập trường chính trị và lập trường giai cấp rõ
ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức kinh tế tổng hợp theo diện
rộng là chủ yếu, được chuyên môn hoá hợp lý theo nhóm ngành sản xuất,
có kiến thức quân sự cần thiết và có sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao trong lĩnh vực quản lý kinh tế quốc dân hoặc các cơ sở sản xuất
kinh doanh theo chuyên ngành đào tạo”.
Với mục tiêu đào tạo mới, quy mô đào tạo tăng lên. Số cán bộ công nhân
viên cũng tăng lên 690 người, trong đó có tới 352 giáo viên. Trường tiến
hành sắp xếp, điều chỉnh, bổ sung thêm một số ngành, chuyên ngành đào
tạo và các môn học mới cần thiết. Trong giai đoạn này nhiều đơn vị mới
được thành lập.
Ngày 15/05/1976, trường mở lớp bồi dưỡng sau Đại học đầu tiên và
cũng trong năm đó thành lập Bộ phận quản lý Đào tạo sau Đại học thuộc
Phòng Khoa học. Ngày 12/05/1977, hai giáo viên của trường đã bảo vệ
thành công luận án PTS Kinh tế đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 04/03/1979,
lớp nghiên cứu sinh dài hạn đầu tiên được khai giảng. Đến năm 1980, Khoa
Đào tạo và bồi dưỡng sau Đại học được thành lập.
Trong giai đoạn 1976-1986, nhà trương ổn định về quy mô đào tạo, thực
hiện đúng chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, đồng thời trường còn giúp hai
nước bạn (Lào và Campuchia) đào tạo các cán bộ quản lý kinh tế. Bên cạnh
Trang: 22
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
đó, nhà trường từng bước hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Với
những thành tích đạt được, nhà trường được Đảng và Nhà nước tặng Huân
chương lao động hạng ba (1973), Huân chương lao động hạng nhì (1978),
Huân chương lao động hạng nhất (1983) cùng nhiều bằng khen và huy
chương các loại.

Ngày 22/10/1985, trường đổi tên thành Trường ĐHKTQD .
1.3. Trường ĐHKTQD giai đoạn 1986-2003
Trước thực trạng của nền kinh tế đất nước ta , nhận thấy những khó khăn
và thách thức trong công cuộc xây dựng đất nước. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI ( của Đảng (12/1986) đã quyết định đổi mới nền kinh tế
nước ta. Chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN.
Trong tình hình đó đặt ra cho cán bộ công nhân viên, giáo viên và sinh
viên nhà trường những nhiệm vụ mới. Trường ĐHKTQD là trường trọng
điểm của cả nước có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kinh tế có
trình độ Đại học và sau Đại học do vậy trường phải tiếp tục hoàn thiện cơ
cấu ngành và mục tiêu đào tạo theo hướng cải cách mới đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn mới.
Năm học 1987-1988 là năm học đầu tiên thực hiện 3 chương trình hành
động của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với vị trí là trường trọng điểm, Trường
ĐHKTQD được chọn là đơn vị chủ trì nghiên cứu mục tiêu, nội dung
phương pháp đào tạo và biên soạn các chương trình đào tạo cán bộ kinh tế.
Tổng kết việc thực hiện 3 chương trình hành động, trường được Bộ Giáo
dục và Đào tạo khen thưởng.
Năm học 1992-1993 trường tiến hành hoàn thiện chương trình đào tạo
cao học của các chuyên ngành, đào tạo Thạc sĩ, PTS, thực hiện đào tạo
Văn bằng 2.
Trang: 23
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Còng trong giai đoạn này trong cơ cấu tổ chức cũng có nhiều thay đổi,
nhiều trung tâm, khoa, phòng ban mới ra đời. Tính đến năm 2001 trường đã
đào tạo theo 32 chuyên ngành thuộc 5 nhóm ngành: Kinh tế, Quản trị kinh
doanh, Kế toán, Tài chính- ngân hàng, Thống kê- tin học. Có nhiều chuyên

ngành mới ra đời điều này đã đáp ứng được những yêu cầu của đất nước
trong tình hình mới.
Trong giai đoạn 1986-2003 quy nô đào tạo của trường cũng không
ngừng tăng lên. Giai đoạn 1986-1990 hàng năm trường chỉ tuyển sinh từ
300-350 sinh viên chính quy thì đến năm học 2001-2002 trường đã tuyển
đến 3200 sinh viên. Cũng trong giai đoạn này quy mô đào tạo Đại học tại
chức, văn bằng 2 cũng không ngừng tăng lên. Số sinh viên tại chức, văn
bằng 2 thêi kỳ 1991-2001 đã lên tới trên 30 nghìn sinh viên. Quy mô đào
tạo sau Đại học tăng nhanh, nhất là đào tạo Thạc sĩ. Năm 2001 có tới 355
học viên cao học.
Trường cũng liên tục phát triển công tác nghiên cứu khoa học, đóng góp
cho Nhà nước hàng trăm các đề tài lớn nhỏ, hoạt động khoa học trong sinh
viên cũng phát triển rất mạnh.
Bên cạnh đó trường còn tích cực mở rộng các quan hệ quốc tế với các
nước bạn trên thế giới. Đến nay trường đã trao đổi với trên 100 trường,
viện, tổ chức thuộc hơn 30 nước trong các lĩnh vực đào tạo sau Đại học, bồi
dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo trong giai đoạn này đội ngũ
giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường cũng không ngừng tăng lên.
Tính đến nay trường đã có tới 1079 cán bộ công nhân viên, trong đó có 238
cán bộ quản lý hành chính, nghiệp vụ và phục vụ giảng dạy; 194 cán bộ
quản lý và 656 giáo viên.
Bộ máy của trường cũng từng bước lớn mạnh, hiện nay trường có 19
khoa, 2 viện, 8 trung tâm, các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc.
Trang: 24
Chuyên đề tốt nghiệp Trần Quang
Hưng
Với những thành tựu xuất sắc trong 47 năm qua và những nỗ lực trong
thời kỳ đổi mới trường đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân
chương Độc lập hạng ba (1986), Huân chương Độc lập hạng hai (1991),

Huân chương Độc lập hạng nhất (1996). Năm 2000 trường được tặng danh
hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
2. Sứ mệnh và mục tiêu của trường Đại học kinh tế quốc dân
2.1. Sứ mệnh của trường Đại học kinh tế quốc dân
Với tư cách là một trường trọng điểm quốc gia trong mạng lưới các
trường Đại học của đất nước. Trường Đại học kinh tế quốc dân là địa chỉ
tin cậy đảm bảo có uy tín với trình độ và chất lượng cao cho xã hội về sản
phẩm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và tư vấn thuộc các
lĩnh vực khoa học kinh tế , quản trị kinh doanh, xã hội nhân văn, đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội
nhập
2.2. Mục tiêu của trường Đại học kinh tế quốc dân
Về lâu dài trường Đại học kinh tế quốc dân phấn dấu trở thành trường
đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển
bền vững của nền kinh tế xã hội Việt nam. Phấn đấu trở thành trường trọng
điểm quốc gia, có hệ thống trương trình, chất lượng đào tạo, nghiên cứu
khoa học và tư vấn đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Mở rộng quy mô đào
tạo đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các hệ, thực hiện đa
dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng kịp thời nhu về cán bộ thuộc mọi
vùng lãnh thổ của đất nước. Chủ động trong quan hệ hợp tác với các nước
trong khu vực và trên thế giới về đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng
cán bộ và tư vấn.
Về mục tiêu trước mắt đến năm 2005, trong tài liệu “Chiến lựơc phát
triển trung hạn Đại học kinh tế quốc dân đến năm 2005 ” có nêu: Trường
Đại học kinh tế quốc dân tiếp tục đổi mới trong công tác đào tạo, nghiên
cứu khoa học và quản lý; tăng cường ý chí tự chủ sáng tạo và tự chịu trách
Trang: 25

×