Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.84 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  
TIỂU LUẬN
HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - KHOÁ 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THPT ĐỊNH HOÁ - HUYỆN ĐỊNH HOÁ
TỈNH THÁI NGUYÊN
Người thực hiện : NÔNG TIẾN CƯỜNG
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT ĐỊNH HOÁ
HUYỆN ĐỊNH HOÁ - TỈNH THÁI NGUYÊN

Hà Nội, tháng 4 - 2009
Mục lục
1. Lý do ch n t iọ đề à 3
2. M c ích nghiên c uụ đ ứ 4
3. Nhi m v nghiên c uệ ụ ứ 4
4. i t ng nghiên c u v ph m vi nghiên c uĐố ượ ứ à ạ ứ 5
CH NG 1 ƯƠ
C s khoa h c c a vi c ch o giáo d c o c h c sinh trong ơ ở ọ ủ ệ ỉ đạ ụ đạ đứ ọ
tr ng THPTườ 6
1.1. M t s c s lý lu n c a vi c ch o giáo d c o c h c sinhộ ố ơ ở ậ ủ ệ ỉ đạ ụ đạ đứ ọ
trong tr ng THPT.ườ 6
1.2. M t s c s pháp lý c a vi c ch o giáo d c o c h c ộ ố ơ ở ủ ệ ỉ đạ ụ đạ đứ ọ
sinh trong tr ng THPT.ườ 10
CH NG 2. ƯƠ
Th c tr ng c a vi c ch o nh m ự ạ ủ ệ ỉ đạ ằ
nâng cao ch t l ng giáo d c o c c a h c sinh tr ng THPT nh ấ ượ ụ đạ đứ ủ ọ ườ đị
hóa, huy n nh hóa, t nh thái nguyênệ đị ỉ 12


2.1. M t s nét v tr ng THPT nh Hóaộ ố ề ườ Đị 12
2.2. M t s k t qu ã t cộ ố ế ả đ đạ đượ 12
2.3. Nh ng t n t i, khó kh nữ ồ ạ ă 13
2.4. M t s v n t ra c n gi i quy t trong qu n lý nâng cao ch t ộ ố ấ đề đặ ầ ả ế ả ấ
l ng giáo d c o c h c sinh tr ng THPT nh Hóa.ượ ụ đạ đứ ọ ở ườ Đị 14
CH NG 3. ƯƠ
M t s gi i pháp qu n lý nh m ộ ố ả ả ằ
nâng cao ch t l ng giáo d c o c cho h c sinh ấ ượ ụ đạ đứ ọ
tr ng THPT nh hóa, huy n nh hóa, t nh thái nghuyênườ đị ệ đị ỉ 15
3.1. Gi i pháp 1: L p k ho ch qu n lý ả ậ ế ạ ả 15
3.2. Gi i pháp 2: T ch c ch o ho t ng giáo d c o cả ổ ứ ỉ đạ ạ độ ụ đạ đứ 16
3.3. Gi i pháp 3: Ch o ho t ng giáo d c o cả ỉ đạ ạ độ ụ đạ đứ 16
3.4. Gi i pháp 4: Ki m tra, ánh giá ho t ng giáo d c o cả ể đ ạ độ ụ đạ đứ 21
3.5. Gi i pháp 5: T ng c ng giáo d c chính tr , t t ng, giáo d c ả ă ườ ụ ị ư ưở ụ
lòng yêu n c lòng nhân ái, o n k t nhân v n v tinh th n qu c t .ướ đ à ế ă à ầ ố ế
22
3.6. Gi i pháp 6: T ng c ng giáo d c truy n th ng c a nh tr ng, ả ă ườ ụ ề ố ủ à ườ
c a quê h ng t n c, giáo d c phong cách h c sinh Ph m V n ủ ươ đấ ướ ụ ọ ạ ă
Ngh .ị 22
3.7. Gi i pháp 7: Xây d ng i ng giáo viên gi i v chuyên môn ả ự độ ũ ỏ ề
nghi p v , v ng v ng v ph m ch t chính tr , m i cán b giáo viên ệ ụ ữ à ề ẩ ấ ị ỗ ộ
th c s l m t t m g ng sáng cho h c sinh noi theo.ự ự à ộ ấ ươ ọ 23
3.8. Gi i pháp 8: Xã h i hoá công tác giáo d c o c h c sinh ả ộ ụ đạ đứ ọ
tr ng THPT Ph m V n Ngh , huy n ý Yên, t nh Nam nh.ườ ạ ă ị ệ ỉ Đị 23
Ph n k t lu n v ki n nghầ ế ậ à ế ị 26
1. M t s k t lu nộ ố ế ậ 26
2. M t s ki n ngh - xu tộ ố ế ị đề ấ 26
T i li u tham kh oà ệ ả 28
2
Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Theo Các Mác: Con người là một bộ phận của thế giới vật chất, nhưng
đồng thời con người là chủ thể cải tạo thế giới theo mục đích của mình; trên
cơ sở vận dụng các quy luật khách quan. Con người ngày càng nâng cao trình
độ, khả năng chinh phục tự nhiên để ngày càng làm chủ tự nhiên tốt hơn.
Vì vậy giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng, Bác Hồ đã nói:
Vì lợi Ých mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi Ých trăm năm thì phải trồng người
Con người giữ vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước
thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy". Có thể nói lịch sử phát triển của hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rằng: giáo dục và đào tạo có vai trò hết
sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ của giáo dục thì giáo dục đạo đức có
vai trò vô cùng quan trọng "Được xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra nội lực
tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác". Như Bác Hồ đã nói "Có tài
mà không có đức là người vô dụng".
Trong văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII khẳng định rằng: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng
lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người,
yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực
con người là phát triển đức và tài".
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện, thời cơ cho chóng ta
phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên những thách thức cũng được đặt ra, mặt trái
của cơ chế thị trường đang tác động rất mạnh đến tư tưởng và lối sống của
một bộ phận dân cư, trong đó số lượng thanh niên, thiếu niên là rất lớn, các tệ
nạn xã hội đang xâm nhập vào các trường học. Vấn đề đặt ra là giáo dục thế
hệ trẻ một cách toàn diện, đặc biệt là tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục

những giá trị nhân văn, giá trị đạo đức để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của
ngành Giáo dục. Trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng
lần thứ 2 khoá VIII đã nêu rõ: "Xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết
3
tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có
ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, chúng ta đã
được những thành tựu to lớn, bên cạnh đó bộc lộ ra những mặt yếu kém cả về
kinh tế - xã hội. Đặc biệt là thế hệ trẻ, một số bộ phận thanh niên, thiếu niên,
học sinh, sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy
theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, sống thích
hưởng thụ, sống không có niềm tin, hoang mang, sống buông thả. Đánh giá
thực trạng này, trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 2
khoá VIII nhấn mạnh: "Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh,
sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối
sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và
đất nước".
Trước tình hình và thực trạng này trong những năm qua đã được các cấp
các ngành, đặc biệt là những người làm giáo dục quan tâm, đầu tư nhưng chưa
thực sù coi trọng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức.
Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan nh đã phân tích
ở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một sè giải pháp chỉ đạo nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT". Trong giai
đoạn hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của
trường lên một bước mới, tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo
dục giai đoạn 2 từ năm 2005 - 2010, khắc phục tình trạng hiện nay, đáp ứng
việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Định Hoá nói riêng và
của huyện Định Hoá nói chung, góp phần tạo ra những con người có lập
trường, có Ých cho đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu

Đưa ra một số đề xuất và lý giải một số giải pháp chỉ đạo để nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Định Hoá huyện
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên để giáo dục học sinh phù hợp với yêu cầu của
đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của một số biện pháp chỉ
đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường
THPT.
4
3.2. Phân tích, đánh giá thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT
Định Hoá huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên .
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Hoá huyện Định Hoá, tỉnh Thái
Nguyên .
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu thực tế đối tượng học sinh của trường THPTĐịnh Hoá
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên .
4.2. Từ thực trạng, nghiên cứu những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Hoá huyện Định
Hoá, tỉnh Thái Nguyên .
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu các tài liệu của Đảng về giáo dục - đào tạo, của Bộ giáo
dục và đào tạo, các ngành có liên quan.
5.2. Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các kinh nghiệm thực tiễn về
giáo dục đạo đức học sinh được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường
Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo khoá 56.
5.3. Khảo sát thực tế, điều tra thực tế, so sánh, thống kê chất lượng giáo
dục đạo đức trong 3 năm học 2005 - 2006; 2006-2007; 2007-2008 của trường
THPT Định Hoá huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên .


5
Phần nội dung
CHƯƠNG 1
Cơ sở khoa học của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT
1.1. Một số cơ sở lý luận của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong
trường THPT.
Xét về góc độ tâm lý lứa tuổi:
Ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 18 tuổi. Nh vậy
học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh
về thể chất, sinh lý. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em
luôn có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân.
Ở em cảm thấy rất khó chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng. Trong lứa tuổi này
các em mới tìm tòi, phát hiện tìm hiểu những điều chưa biết của thế giới,
muốn khám phá, tìm tòi những cái mới mẻ của cuộc sống, các em muốn có
quyền tự quyết định trong các công việc và việc làm của mình và muốn không
bị sự ràng buộc của gia đình, bố mẹ và các người lớn tuổi.
Xét về góc độ xã hội: Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu
cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích,
phù hợp với tình hình để vui chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi các
em có các hành động không đúng, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng đến rất nhiều tính
cách của các em: các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản
thân các em dễ bị lôi kéo, kích động lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế
yếu. Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi
nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với các em ở lứa
tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng
hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn,
nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết.
Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức trong
xã hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để hướng các

em có những suy nghĩ và hành động đúng. Để chỉ đạo và quản lý tốt quá trình
giáo dục đạo đức trong trường THPT, người cán bộ quản lý cần nắm vững
vấn đề cụ thể như sau:
1.1.1. Đạo đức
6
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm đạo đức. Tuy nhiên có
thể hiểu khái niệm này dưới 2 góc độ.
a) Góc độ xã hội.
Đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng
nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con
người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với
xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình.
b) Góc độ cá nhân.
Đạo đức chính là những sản phẩm, nhân cách của con người, phản ánh ý
thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thãi quen và cách ứng xử của họ trong các mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người
khác và với chính bản thân mình.
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của cá nhân, của con người là
quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hoá những
nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức - xã hội thành những phẩm
chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, công
dân và đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
1.1.2. Quá trình giáo dục đạo đức
Là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến
những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành
những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân
cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và
thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
1.1.3. Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức
- Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và dạy học giáo

dục ngoài giờ lên lớp.
- Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ
chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân
cách của học sinh về mặt đạo đức.
- Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức
- Tính đột biến và khả năng tự biến đổi
7
- Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể
- Tính cá thể hoá cao
- Chứa nhiều mâu thuẫn
- Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo
dục.
- Tính khó khăn trong việc đánh giá kết quả, sự phát triển đạo đức của cá nhân.
1.1.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức
- Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành quá trình giáo dục
trong trường THPT. Tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường và xã hội, con
người với cuộc sống.
- Giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng
vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
- Giáo dục đạo đức phải làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới
quan Mác - Lê nin, tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, tính chân lý
khách quan của các giá trị đạo đức, nhân văn, nhân bản của các tư tưởng đó,
coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình.
- Giáo dục đạo đức phải thấm nhuần các chủ trương, chính sách của
Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương nền nếp, có
văn hoá trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và
giữa con người.
- Trên cơ sở thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của
dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng

sống, lối sống theo con đường XHCN.
- Giáo dục đạo đức phải làm cho nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên
tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội XHCN. Biến các giá trị
đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thãi quen và cách ứng xử trong đời sống
hàng ngày.
- Quá trình giáo dục đạo đức cần phải theo đặc điểm của từng loại đối
tượng trong giáo dục.
- Quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ: Phát triển nhu cầu đạo đức cá
nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, hình
8
thành thói quen ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo
những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.
- Quá trình giáo dục đạo đức không chỉ định hướng cho các hoạt động
giáo dục đạo đức mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung, dạy
học môn đạo đức nói riêng (môn GDCD, một số môn học khác). Với tư cách
là người quản lý giáo dục, trước hết cần phải hiểu biết một cách sâu sắc
những vấn đề chung của quá trình giáo dục đạo đức. Từ đó mới có những
định hướng, mục tiêu sát thực, xây dựng được những chương trình, kế hoạch
khả thi và có những biện pháp tổ chức chỉ đạo thích hợp để nâng cao chất
lượng và hiệu quả của quản lý giáo dục nói chung, quá trình giáo dục đạo đức
nói riêng.
1.1.5. Nội dung giáo dục đạo đức
Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu
sắc trong phạm vi toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng, là
"Quốc sách hàng đầu". Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học
sinh cần được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu.
Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cần phải tăng cường giáo dục thế
giới quan khoa học. Trên cơ sở tăng cường thế giới quan khoa học cần tăng
cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh. Qua giáo dục đạo
đức phải nâng cao lòng yêu nước, tăng cường ý thức lao động và tự lao động

(động cơ, thái độ đúng đắn, chăm chỉ, nỗ lực vươn lên làm chủ khoa học).
Bên cạnh đó cũng phải đồng thời tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục
lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hoá (ăn nói cục cằn, thô
lỗ, thiếu văn hoá, thiếu tôn trọng người khác, biết ứng xử lễ phép tế nhị, lịch
sự).
Trong nhà trường phổ thông, các phẩm chất đạo đức cần trau dồi cho học
sinh một cách liên tục, khoa học, hợp lý, và được phân thành từng nhóm theo
từng quan hệ xã hội: quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng (trung thành với
lý tưởng CNXH và CNCS, yêu nước XHCN, yêu hoà bình, tự hào dân tộc, tin
yêu Đảng và kính yêu Bác Hồ); quan hệ cá nhân với lao động (chăm chỉ học
tập, say mê khoa học kỹ thuật, quý trọng lao động); quan hệ cá nhân với bản
thân, với người khác như ruột thịt, bạn bè, đồng chí); đồng thời cũng phải
giáo dục đạo đức gia đình, quan hệ bạn bè, tình yêu.
9
1.2. Một số cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh
trong trường THPT.
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII
đã nêu rõ: "Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những
con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,
có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
CNH-HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có
năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân
tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của
cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo,
có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và xây dựng CNXH
vừa hồng vừa chuyên".
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã khẳng định: "Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ… góp
phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh,

phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Điều 2 chương I của Luật Giáo dục nêu rõ: "Mục tiêu giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Trong Điều 27 mục 2 chương II Luật Giáo dục cũng khẳng định: "Mục
tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc".
Giáo dục đạo đức học sinh phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp, có
mục tiêu phù hợp. Phải được xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể và được làm
thường xuyên liên tục, phải có hệ thống mới đạt kết quả cao.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều hình thức
phong phó linh hoạt phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thông qua các hoạt động
10
giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời phải biết kết hợp nhà trường -
gia đình - xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Huy động mọi nguồn lực,
mọi sự hỗ trợ của tất cả các tổ chức, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể
cùng phối hợp để thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao
đạo đức học sinh.
11
CHƯƠNG 2.
Thực trạng của việc chỉ đạo nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT định hóa,
huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
2.1. Một số nét về trường THPT Định Hóa

Trường THPT Phạm Văn Nghị nằm ở trung tâm 9 xã phía nam huyện ý
Yên: Yên Tiến, Yên Thắng, Yên Khang, Yên Đồng, Yên Trị, Yên Nhân, Yên
Cường, Yên Lộc, Yên Phúc. Là một trong 4 trường cấp 3 của huyện (kể cả
trường dân lập). Đây là một vùng quê thuần nông là con em chủ yếu là nông
dân, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện học tập cho học sinh
càng gặp nhiều khó khăn.
- Năm học 2005-2006 Trường THPT Phạm Văn Nghị - Ý Yên - Nam
Định có 46 lớp với tổng số 2430 học sinh.
Trong đó: + 34 lớp công lập
+ 12 lớp dân lập
- Về đội ngũ:
+ Tổng số cán bộ công nhân viên chức: 85
+ Chi bộ Đảng 25 đồng chí
+ Ban giám hiệu 3 đồng chí
+ Chi đoàn giáo viên có 41 đồng chí trong đó có 3 đảng viên.
2.2. Một số kết quả đã đạt được
- Trường trong những năm vừa qua liên tục đạt trường tiên tiến.
- Chi bộ Đảng những năm vừa qua được Huyện uỷ Ý Yên công nhận
trong sạch vững mạnh. Luôn quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện cho công tác
giáo dục đạo đức học sinh.
- Ban giám hiệu gồm 3 đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình
công tác.
- Công đoàn trường liên tục là công đoàn vững mạnh xuất sắc của tỉnh.
- Đoàn trường liên tục được công nhận vững mạnh xuất sắc, 3 năm vừa
qua Đoàn trường được Tỉnh đoàn công nhận vững mạnh xuất sắc trong khối
THPT toàn tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, phần lớn giáo viên của
trường là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình, năng nổ, tính gắn bó cao.
12
- Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt

nghiệp 97-98%. Chất lượng giáo dục đạo đức ngày càng có sự chuyển biến rõ
rệt, tỷ lệ học sinh bị kỷ luật giảm, không có học sinh sử dụng ma tuý, không
mắc vào các tệ nạn xã hội khác. Vị thế của trường được nâng cao.
Cụ thể xếp loại đạo đức 3 năm học:
Năm học
Số học
sinh
Xếp loại đạo đức
Tốt Khá TB Yếu Kém Kỷ luật Đuổi học
2005-2006
1857 841 930 63 15 4 19 4
45,3%
50%
3% 0,8% 0,22%
≈1%
0,22%
2006-2007
2136 1005 1032 67 21 07 21 4
47% 47,05% 3,1% 1,1% 9,3% 1% 0,15%
2007-2008
2290 1150 1057 57 15 8 12 3
50,2% 46,1% 2,4% 0,6% 0,3% 0,4% 1,2%
Kết quả xếp loại đạo đức được dựa vào nhiều mặt hoạt động của học
sinh, kết quả học tập là một tiêu chí quan trọng, vì học sinh của trường ở nơi
có dân trí thấp nên kết quả học tập chưa được cao. Tuy nhiên để đạt được các
kết quả nh trên là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của Hội đồng sư phạm nhà
trường, sự quan tâm nhiệt tình của các tổ chức trong và ngoài nhà trường và
sự cố gắng vượt bậc của học sinh.
2.3. Những tồn tại, khó khăn
Trước kia tôi là một Bí thư đoàn, nay là Hiệu phó phụ trách công tác đức

dục của nhà trường, tôi nhận thấy do một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan học sinh ở trường chúng tôi còn một số hạn chế về mặt đạo đức như sau:
- Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra cơ chế phối hợp
giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường của lãnh đạo chưa đáp ứng
được sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Một bộ phận học sinh chưa có định hướng, mục tiêu học để làm cái gì,
các em đến trường với động cơ học tập chưa cao. Một số em quan niệm đến
trường chỉ để học chữ nên việc chấp hành các nội quy, quy định của nhà
trường chưa tự giác, đi học do bố mẹ thúc Ðp.
- Một số học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức nhưng
qua các kỳ thi tuyển vẫn được vớt vát, lọt lưới vào lớp 10, một số học sinh
chuyển trường từ nơi khác đến có lý lịch không tốt biểu hiện qua các hành vi:
13
+ Thiếu tôn trọng giáo viên, đua đòi, thiếu trung thực trong học tập, phát
ngôn thiếu suy nghĩ, nhiều lúc còn phát ngôn bừa bãi, đi học không chuyên
cần. Ý thức bảo vệ của công, ý thức tập thể chưa cao, ý thức bảo vệ môi
trường còn hạn chế, những học sinh này thường lôi kéo ảnh hưởng đến những
học sinh khác.
- Gia đình học sinh quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các con còn
nhiều hạn chế, nhiều gia đình chưa quan tâm đến nơi, đến chốn, chỉ biết đóng
góp tiền cho con, có một số cha mẹ không biết cách, không có phương pháp
quản lý giáo dục con, dẫn đến tình trạng bị buông lỏng.
2.4. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Định Hóa.
Dựa trên đánh giá những kết quả đạt được, một số tồn tại trong công tác
quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT
Phạm Văn Nghị, tôi thấy có 8 vấn đề đặt ra là:
- Giải pháp 1: Lập kế hoạch quản lý
- Giải pháp 2: Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức
- Giải pháp 3: Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức

- Giải pháp 4: Kiểm tra - đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức
- Giải pháp 5: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lòng
nhân ái, đoàn kết nhân văn và đoàn kết quốc tế.
- Giải pháp 6: Tăng cường giáo dục truyền thống nhà trường Phạm Văn
Nghị
- Giải pháp 7: Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững
vàng về chính trị.
- Giải pháp 8: Xã hội hoá giáo dục đạo đức trường THPT Phạm Văn Nghị.
14
CHƯƠNG 3.
Một số giải pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
trường THPT định hóa, huyện định hóa, tỉnh thái nghuyên
3.1. Giải pháp 1: Lập kế hoạch quản lý
3.1.1. Những yêu cầu cơ bản của việc lập kế hoạch
Hoạt động giáo dục đạo đức trong trường THPT là bộ phận quan trọng
trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học. Vì vậy khi lập kế hoạch
người cán bộ quản lý cần chú ý:
- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu
giáo dục trong trường THPT.
- Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp.
- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thiết thực, phù hợp với hoạt
động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
- Thành lập Ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động để theo dõi,
giám sát, kiểm tra, đánh giá.
3.1.2. Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục đạo đức
- Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm
- Kế hoạch hoạt động theo môn học trong chương trình
- Kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động
Ví dụ: Kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10

- Mục đích: giáo dục truyền thống về Ngày phụ nữ Việt Nam kết hợp với
các mục đích khác.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu, tham gia đầy đủ, tự giác tích cực đạt hiệu quả
cao qua các đợt kỷ niệm này.
Thời gian Chủ điểm
Mục đích,
yêu cầu
Hình thức
hoạt động
Điều kiện
thực hiện
Lực lượng
tham gia
Ban chỉ
đạo
20/10/2005
Kỷ niệm
ngày Phụ
+ Giáo dục
truyền
Thi khéo
tay của học
+ Địa
điểm: Sân
Toàn bộ
học sinh
Ban giám
hiệu, ban
15
nữ Việt

Nam
thống đạo
lý dân tộc.
+ Thể hiện
ý thức tập
thể, thể
hiện tài
năng, thể
hiện tình
cảm.
sinh các
lớp: Làm
bánh tặng
mẹ.
trường.
+ Ban
giám khảo.
+ Các điều
kiện khác:
điện, nước,
bảo vệ.
của trường.
Một số
giáo viên
cốt cán.
chấp hành
đoàn
trường, chi
đoàn giáo
viên.

3.2. Giải pháp 2: Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức
3.2.1. Thành lập ban chỉ đạo (Ban đức hạnh)
Ban chỉ đạo gồm:
- Phó hiệu trưởng
- Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Một số giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình
- Giáo viên chủ nhiệm
- Đại diện Hội cha mẹ học sinh
3.2.2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo
- Xây dựng kế hoạch, chương trình và chỉ đạo chương trình đó.
- Tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo
dục khác.
- Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ đạo học sinh tiến hành hoạt động ở
đơn vị mình có hiệu quả.
- Kiểm tra đánh giá các hoạt động.
- Củng cố, xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thành một lực lượng
giáo dục nòng cốt.
3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức
3.3.1. Giáo dục đạo đức thông qua học tập các môn học
Quan điểm: Qua tất cả các môn học đều giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đây là việc làm thường xuyên, liên tục có hiệu quả cao.
Cách làm: Tổ trưởng chuyên môn họp tổ mình để giải quyết các vấn đề sau:
16
- Tìm ra các bài có nội dung giáo dục đạo đức hoặc có thể lồng ghép
được các nội dung giáo dục đạo đức.
- Tiến hành soạn giáo án mẫu, sau đó cả tổ xây dựng ý.
- Cho giảng mẫu, sau đó cả tổ đóng góp ý kiến.
- Giảng đại trà.
- Tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra bài học.
Tiến hành cách làm trên liên tục các năm sẽ có chương trình tương đối

hoàn thiện về giáo dục đạo đức thông qua từng môn học cụ thể sau đó tiến
hành tổng kết hội thảo, hội giảng trong phạm vi toàn trường và hội thảo liên
trường trong huyện.
Mục đích: Qua các môn học giáo viên đã giúp cho học sinh nhận thức
được xã hội và tự nhiên để từ đó có hành vi đạo đức đúng đắn. Nhà trường đã
giúp cho các em hiểu biết về phạm trù đạo đức nh hạnh phúc, lương tâm, tiền
đồ, nghĩa vụ, vinh dự, trách nhiệm nắm được chuẩn mực đạo đức trong các
hoạt động, quan hệ từ đó có hành động đúng.
3.3.2. Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm tất cả các hoạt động nối
tiếp các hoạt động giáo dục trong giờ học. Các hoạt động này có thể thực hiện
ở trong trường, ở các Câu lạc bộ, nhà văn hoá địa phương. Các hoạt động giáo
dục đạo đức ngoài giờ thực hiện nhiệm vụ giáo dục đa dạng và đưa học sinh
vào thực tế lĩnh hội các tri thức khoa học, các chuẩn mực đạo đức và hình
thành các hành vi một cách tự giác. Hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ lên
lớp đưa đến cho học sinh các loại hình hoạt động nhẹ nhàng, hấp dẫn như vui
chơi, hoạt động văn hoá, văn nghệ, lao động công Ých, hoạt động xã hội -
chính trị, hoạt động thể dục thể thao, tham quan du lịch… nó liên quan đến
hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động giao tiếp, hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục, giúp các em đạt
các mục tiêu giáo dục sau:
- Giáo dục tư tưởng, chính trị và tính tích cực.
- Hình thành nhu cầu hứng thú thói quen tốt trong các hoạt động và cách
xử sự có văn hoá hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc.
- Củng cố mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng
năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn.
17
* Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các chủ điểm
- Chủ điểm 1 (Tháng 9): Chào đón khai giảng năm học
Các hoạt động bao gồm:

+ Giáo dục truyền thống quê hương Tống Văn Trân, Phạm Văn Nghị,
Khiếu Năng Tĩnh.
+ Xây dựng nền nếp học đường.
+ Phát động thi đua.
+ Học sinh tìm hiểu về truyền thống của trường, thăm phòng truyền
thống, thăm khu di tích đền Phạm Văn Nghị.
+ Học sinh học nội quy, sắp xếp ổn định tổ chức lớp và các tổ chức khác.
- Chủ điểm 2 (Tháng 10): Kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành
giáo dục.
Các hoạt động bao gồm:
+ Phát động thi đua, tổng kết cuộc thi đua tháng 9.
+ Tổ chức nói chuyện về chủ đề Bác Hồ, Bác Hồ với giáo dục, Bác Hồ
với thanh thiếu niên.
+ Ra mắt đội thanh niên cờ đỏ xung kích, đội thanh niên tình nguyện, đội
văn nghệ, các câu lạc bộ.
+ Tổ chức viết thư quốc tế UPU.
+ Tổ chức giải bóng đá mini giữa các lớp tranh cúp truyền thống nhà trường.
- Chủ điểm 3 (Tháng 11): Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Các hoạt động bao gồm:
+ Phát động thi đua, tổng kết cuộc thi đua tháng 10.
+ Tổ chức thi báo tường chủ điểm uống nước nhớ nguồn
+ Tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trang trọng, tình cảm.
- Chủ điểm 4 (Tháng 12): Kỷ niệm ngày 22/12 ngày thành lập quân
đội nhân dân Việt Nam, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Các hoạt động bao gồm:
+ Phát động thi đua, tổng kết đợt thi đua tháng 11.
18
+ Tập quân sự do Sở Giáo dục Đào tạo quy định, xây dựng tác phong
anh bộ đội cụ Hồ.
+ Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 22/12, chủ đề ca ngợi anh bộ

đội.
+ Tổ chức thi báo ảnh, thi tìm hiểu truyền thống anh bộ đội cụ Hồ.
+ Tổ chức ngày phòng chống HIV/AIDS.
- Chủ điểm 5 (Tháng 1, tháng 2): Mừng Đảng, mừng xuân.
Các hoạt động bao gồm:
+ Phát động thi đua, tổng kết đợt thi đua tháng 12, tổng kết học kỳ I
+ Chương trình văn nghệ đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân
+Tổ chức kỷ niệm ngày 3/2 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Tổ chức tết trồng cây trong trường và ngoài trường
- Chủ điểm 6 (Tháng 3): Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh và ngày giải phóng huyện Định Hóa 26/3.
Các hoạt động bao gồm:
+ Phát động thi đua, tổng kết đợt thi đua tháng 1, tháng 2.
+ Tổ chức thi cắm tỉa hoa nhân ngày 8/3
+ Tổ chức ngày 26/3: Hành quân cắm trại
+ Các hoạt động thể thao, vui chơi, vệ sinh môi trường
- Chủ điểm 7 (Tháng 4): Kỷ niệm ngày sinh Lênin, kỷ niệm ngày giải
phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4.
Các hoạt động bao gồm:
+ Phát động thi đua, tổng kết đợt thi đua tháng 3.
+ Tổ chức các hoạt động hướng vào đợt ôn thi cuối năm, ra tập san học
tập của trường, của các lớp về các môn thi tốt nghiệp và thi đại học.
+ Tổ chức chương trình văn nghệ nhân ngày 30/4 và 1/5.
- Chủ điểm 8 (Tháng 5): Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5, kỷ
niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.
Các hoạt động bao gồm:
19
+ Phát động thi đua, tổng kết đợt thi đua tháng 4.
+ Tổ chức thi tìm hiểu về Bác Hồ
+ Tổ chức chương trình văn nghệ ca ngợi Hồ Chí Minh

Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội.
- Xây dựng quỹ "chữ thập đỏ" của trường để trợ giúp những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn.
- Mua tăm ủng hộ người mù, hưởng ứng quỹ vì người nghèo.
- Tổ chức thăm hỏi một số gia đình chính sách trên địa bàn nhà trường
- Hoạt động lao động công Ých:
+ Vệ sinh sạch sẽ lớp, trường, khu vực quanh trường, khu nội trú
+ Lao động công Ých do thành đoàn phát động.
- Tổ chức hội khoẻ Phù Đổng (thi thể dục thể thao) do Sở Giáo dục và
Đào tạo đứng ra tổ chức.
- Tổ chức hội khoá, hội trường
- Hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội:
+ Tuyên truyền tác hại bằng các phương pháp nh nói chuyện, sưu tầm
tranh ảnh.
+ Hội thảo cách phòng tránh
- Hoạt động tham quan du lịch
+ Thăm quan khu di tích đền Trần nơi thờ các vị vua đời nhà Trần.
- Hoạt động hướng nghiệp:
+ Tổ chức tìm hiểu về ngành nghề, các thông tin về trường đại học, cao
đẳng cho học sinh chuẩn bị thi vào đại học.
+ Mời học sinh cũ đã và đang học đại học về trường nói chuyện về các
trường đại học trong và ngoài nước.
Yêu cầu của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Phục vụ cho mục tiêu giáo dục toàn diện, thúc đẩy học văn hoá tốt hơn
- An toàn, vui vẻ
- Tiết kiệm
20
3.3.3. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động đoàn thể
a) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí vai trò quan trọng

trong giáo dục đạo đức lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống cho học
sinh . Đoàn là nơi rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nền nếp, kỷ cương tư thế
tác phong, là môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý thanh niên học
sinh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng là nơi hình thành, nuôi dưỡng những
ước mơ, nguyện vọng của tuổi trẻ "Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời
bắt đầu từ tuổi trẻ". Vì vậy việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh cần phải
phối kết hợp tốt, giúp đỡ, cố vấn để Đoàn đổi mới nội dung, hình thức hoạt
động và cách đánh giá thi đua khen thưởng.
- Với chủ đề "Tuổi trẻ học đường thi đua học tập rèn luyện xung kích
tình nguyện đi đầu xây dựng xã hội học tập" góp phần tạo ra phong trào xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tổ chức hoạt động tự quản.
- Với sự phối hợp hữu cơ giữa quản lý giáo dục đạo đức học sinh với
Đoàn trường trong nhiều năm qua đã góp phần rất lớn vào thành tích chung
của nhà trường, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mục tiêu đã đề ra.
b) Phối kết hợp với công đoàn nhà trường và các ban khác.
- Tổ chức công đoàn góp một phần quan trọng vào ct giáo dục đạo đức
cho học sinh. Công đoàn đã động viên mọi thành viên nhà trường tham gia tất
cả các hoạt động trong đó có hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Các
thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên nhà trường đã thực sự coi học sinh như
con em mình, bảo ban tận nơi từ việc nhỏ đến việc lớn hoặc gặp gỡ trao đổi
báo cáo với Ban quản lý giáo dục đạo đức kịp thời ngăn ngừa những tư tưởng,
hành động xấu.
- Các ban khác trong nhà trường như ban nữ công, ban lao động cũng
tham gia đóng góp nhiều cho Ban quản lý giáo dục đạo đức học sinh của nhà
trường, tạo thành một khối thống nhất cả về nhận thức, ý chí và hành động
với một mục tiêu chung là giáo dục đạo đức học sinh thành trò ngoan, trò giỏi
có phẩm chất tốt để bước vào đời.
3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức
3.4.1. Cách kiểm tra
- Kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý của Ban đức dục.

21
- Tự kiểm tra đánh giá của các tổ chức tự quản của học sinh.
- Kiểm tra qua các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của từng hội đồng
- Kiểm tra qua các tình huống
3.4.2. Tổng kết đánh giá
- Đánh giá theo kế hoạch đã đặt ra, đánh giá theo từng giai đoạn từng
hoạt động cụ thể, khen chê kịp thời, công bằng, chính xác.
- Xếp thứ tự, xếp loại.
3.4.3. Rót kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân từ đó đề xuất với cấp trên
về nội dung, kế hoạch, chương trình, giải pháp cho công tác quản lý giáo
dục đào tạo học sinh các năm tiếp theo.
3.5. Giải pháp 5: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lòng
yêu nước lòng nhân ái, đoàn kết nhân văn và tinh thần quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường
thì toàn bộ xã h ội cũng thay đổi theo, trong đó các giá trị truyền thống về đạo
đức cũ cũng đổi mới theo. Do đó các thầy cô giáo cần phải tăng cường giáo
dục chính trị, tư tưởng, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở chủ nghĩa Mác
- Lênin và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ
thông tin xuất hiện khái niệm kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật tiến nh vũ
bão, các sản phẩm và thị trường không bó hẹp trong một quốc gia nữa mà nó
mang tính quốc tế. Vì vậy cần giáo dục cho học sinh tinh thần quốc tế trên cơ
sở giữ vững những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu
những giá trị văn hoá mới tiên tiến trên thế giới.
3.6. Giải pháp 6: Tăng cường giáo dục truyền thống của nhà trường, của
quê hương đất nước, giáo dục phong cách học sinh Phạm Văn Nghị.
Với đặc điểm của nhà trường có bề dày truyền thống và chuẩn bị kỷ
niệm 30 năm ngày thành lập trường và 15 năm ngày mang tên nhà cách mạng
Phạm Văn Nghị, nhà trường luôn giữ vững truyền thống dạy tốt, học tốt, các
thế hệ của nhà trường đã đóng góp nhiều nhân tài cho quê hương đất nước. Vì
vậy phải giáo dục cho học sinh ý thức mình đang là những người sẽ tiếp nối

truyền thống vẻ vang của các lớp đi trước, phải phấn đấu rèn luyện để xứng
đáng với truyền thống nhà trường.
22
3.7. Giải pháp 7: Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ, vững vàng về phẩm chất chính trị, mỗi cán bộ giáo viên thực sự là
một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Đây là một giải pháp rất quan trọng vì không có thầy giỏi thì không thể
có trò giỏi. Nhà trường đã thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ
năng lực để đáp ứng với công việc của một trường chuyên bằng các
phương pháp nh:
- Tự học, tự bồi dưỡng
- Học hỏi lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, các buổi hội
thảo hoặc tham quan học tập các trường chuyên trong cả nước.
Nhà trường luôn luôn coi trọng cải tiến phương pháp giảng dạy. Trong
giai đoạn vừa qua toàn trường đang sôi nổi thực hiện đổi mới phương pháp
giảng dạy bằng cách đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy nh soạn
giáo án điện tử, khai thác thông tin trên mạng Internet.
Trường từng bước thực hiện tốt dân chủ hoá trường học. Đây là một
động lực quan trọng góp phần thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ
của mọi thành viên trong nhà trường kể cả giáo viên và học sinh, từng bước
phấn đấu thực hiện khẩu hiệu: "Thầy thích dạy, trò thích học" và "học không
biết mỏi, dạy không biết chán".
Luôn luôn có kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ trang bị cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học để đáp ứng đầy đủ, kịp thời công tác giảng dạy của một
trường chuyên. Điều đó quyết định đến tất cả các hoạt động của nhà trường
trong đó có giáo dục đạo đức học sinh.
3.8. Giải pháp 8: Xã hội hoá công tác giáo dục đạo đức học sinh trường
THPT Phạm Văn Nghị, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định.
Đây là một giải pháp tất yếu, then chốt trong hoạt động giáo dục đạo đức
học sinh; sự nghiệp giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn dân và của mọi tổ

chức đoàn thể.
- Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các xã. Đặc biệt là
xã Yên Trị: Có đồng bào công giáo rất đông, xã Yên Cường (gần trường) có
nhiều tụ điểm ma tuý cờ bạc) xã Yên Tiến, Yên Khang gần thị xã Ninh Bình
có nhiều tệ nạn xã hội để nắm bắt kịp thời các diễn biến phức tạp.
23
- Thường xuyên xin ý kiến tham mưu của Công an huyện Ý Yên, tranh
thủ sự giúp đỡ của huyện uỷ, UBND huyện Ý Yên để có giải pháp vĩ mô tổng
thể cho công tác giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các ban công an xã Yên Thắng, Yên Cường,
đoàn xã Yên Thắng, Yên Cường để quản lý học sinh kiểm tra việc học sinh có
tham gia vào các quán xá rượu chè xung quanh trường, các quán bi da, game
điện tử Internet.
- Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, cha mẹ học sinh để cùng giáo dục đạo
đức cho học sinh: Nắm bắt các thông tin qua cha mẹ, tìm hiểu nguyên nhân
học sinh cá biệt, giúp đỡ cha mẹ có phương pháp giáo dục đạo đức, tránh tình
trạng cha mẹ quá buông lỏng, quá khắt khe, không có biện pháp, có phương
pháp giáo dục con, chỉ biết cho tiền (quan tâm một chiều).
- Xây dựng một số điển hình về giáo dục đạo đức trong gia đình (một số
cha mẹ có khả năng, đã thành công để phổ biến, tuyên truyền trong hội phụ
huynh cùng tham khảo.
- Cho học sinh thể hiện tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng
mắc trong bạn bè, trong gia đình, cách đối xử của cha mẹ, để cùng tháo gỡ.
VD: Có một số học sinh nói: Bố mẹ em chỉ biết mắng chửi, không cần tìm
hiểu nguyên nhân em học kém.
Phát những tờ rơi về tình huống khó trong cuộc sống hàng ngày. VD:
Khi bố mẹ "bất đồng" em xử lý về việc khắc phục khó khăn để học tập ra
sao…
Vì vậy, trong xu thế toàn cầu hoá, ảnh hưởng mặt trái cơ chế thị trường,
các tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp thì cần phải giúp học sinh:

+ Không né tránh khó khăn mà phải biết tìm cách giải quyết.
+ Phải biết tiếp thu và theo kịp với cuộc sống kỹ thuật số, song cũng phải
lường hết khó khăn và mặt trái của cuộc sống kỹ thuật số.
+ Biết cách ứng xử với cuộc sống đầy phong phú, phức tạp, chủ động, tự
tin với công việc, không thể mắc phải cạm bẫy của cám dỗ đời thường. Rõ
ràng là học sinh cấp 3 việc bố mẹ gần gũi, sát sao như đối với học sinh cấp 1
là không hợp lý; vì vậy tự các em phải ứng xử kịp thời với cuộc sống xung
quanh; thầy cô giáo phải là người hướng dẫn tích cực về mặt phương pháp;
làm sao: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Biết đấu tranh, biết phê phán, biết phân tích, nhận xét đánh giá và biết
quyết định hợp lý, đúng lúc trong các tình huống phức tạp.
24
Giúp học sinh luôn luôn "Tăng sức đề kháng" để chống chọi với các "bệnh"
của cuộc đời; "sức đề kháng" đủ để thắng và loại trừ các thói hư tật xấu.
Đó cũng là cách để xây dựng "Thương hiệu của Trường THPT Phạm
Văn Nghị".
25

×