Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận chính sách đoàn kết với dân tộc ít người trong chiến lược đại đoàn kết hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.67 KB, 16 trang )

CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT VỚI DÂN TÉC ÝT NGƯỜI
TRONG CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH
Khuất Thị Hoa
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Là một đất nước đa dân téc, dân téc Việt Nam đã tồn tại và
phát triển từ bao đời nay trên cái nền của truyền thống cố kết
cộng đồng. Đây là mét trong những nhân tố quan trọng hình
thành nên chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Chính sách
đoàn kết với các dân téc Ýt người là một chính sách có tính chiến
lược lâu dài, không chỉ có giá trị lớn trong cách mạng dân téc
dân chủ nhân dân mà còn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày
nay. Chính sách có tầm chiến lược Êy đã tránh được các cuộc
xung đột sắc téc, huynh đệ tương tàn trong mọi thời kỳ lịch sử,
tạo nên sức mạnh trường tồn của dân téc ta.
1. Nói đến dân téc Việt Nam là nói đến một quốc gia thống
nhất bao gồm nhiều dân téc. Các dân téc Ýt người cùng với dân
téc đông người đã chung lưng đấu cật trong cuộc đấu tranh giữ
nước và dựng nước. Truyền thống "chung một bào thai" được
1
truyền tụng trong dân gian, tuy mỗi nơi kể mỗi khác nhưng đều có
chung một "mô típ" đã hình thành nên khái niệm "đồng bào" khi
gọi nhau trong cách ứng xử hàng đời của dân nước Việt.
Từ bao đời nay, đời sống cộng cư của các dân téc đan xen
nhau trên cùng một địa bàn đã tạo nên một nét đẹp truyền thống
đó là sự cố kết cộng đồng. Khi bình yên thì cùng nhau chung lưng
để xây dựng, khi cam go bởi nạn binh đao chinh chiến hay trước
những thách thức nghiệt ngã của thiên nhiên thì cùng nhau đồng
tâm hiệp lực vượt qua. Những tình cảm đẹp đẽ như tình yêu quê
hương đất nước; tình làng nghĩa xóm; chị ngã em nâng; tối lửa tắt
đÌn, vui buồn có nhau; cùng chia Êm lạnh đã sớm hình thành và trở
thành truyền thống. Truyền thống Êy được phản ánh cụ thể và sinh


động trong cuộc sống, theo dòng chảy của lịch sử, được lưu truyền
từ đời này qua đời khác.
Lịch sử đã nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ Việt Nam ngay
từ khi nằm trong nôi với lời ru tha thiết về nghĩa đồng bào:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
2
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng"
Thương nhau, sống nhân nghĩa thủy chung trong tình huyết
thống, cùng cội nguồn, người Việt Nam hiểu rõ hơn giá trị, vai trò
của đoàn kết, đúc kết bằng kinh nghiệm xương máu, mồ hôi, nước
mắt của bản thân. Nhân dân đã khái quát quy luật phổ biến, yếu tố
nội sinh - ĐOÀN KẾT- trong câu ca dao chẳng bao giê xưa cũ,
không kém gì một triết lý nhân sinh đầy tính khoa học:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Và câu chuyện "bẻ đũa" - mét truyện dân gian quen thuộc
mà ngay từ thuở nhá ai cũng biết - diễn tả sức mạnh của nhân tố
cố kết cộng đồng trong đời sống bình thường hàng ngày. Không
một người Việt Nam nào có thể quên các truyền thuyết về Thánh
Gióng dẹp giặc Ân, Sơn Tinh, Thủy Tinh, hay bài học nhớ đời Nỏ
thần của An Dương Vương và tìm thấy trong đó những điều có
ý nghĩa tới ngày nay: đoàn kết, cảnh giác. Truyền thống Êy không
chỉ được phản ánh sâu sắc trong truyền thống, các truyện của kho
3
tàng văn học dân gian mà còn được hiện thực hóa trong cuộc đấu
tranh chống xâm lược, chống những kẻ thù, bao giê quân cũng
đông hơn, trang bị đầy đủ, do những tên tướng tài chỉ huy, nhưng
tất cả đều thất bại trước sức mạnh đoàn kết của nhân dân Việt

Nam. Vó ngựa của quân xâm lược Nguyên Mông đã dày xéo
nhiều nơi trên thế giới, thế mà cả ba lần sang Đại Việt đều hồn
bay phách lạc, khi tàn quân quay về cố quốc (thế kỷ XIII). Rồi
khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỷ XV), đại phá quân Thanh (thế kỷ
XVIII) là biểu hiện của sức mạnh đoàn kết. Phải chăng sự kỳ diệu
Êy xảy ra ở Việt Nam là kết quả của đoàn kết và nguồn gốc của
mọi thắng lợi đều ở sức mạnh toàn dân? "chở thuyền là dân mà lật
thuyền cũng là dân", "vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước
góp sức, giặc phải bị bắt" [1].
Như vậy, cố kết cộng đồng là một yêu cầu khách quan của
cha ông ta trong tiến trình giữ nước và dựng nước, nó trở thành
động lực và mở rộng đến đoàn kết toàn dân vì nghĩa lớn, làm cho
cộng đồng chấp nhận mọi hy sinh để cứu nước, một việc nghĩa
lớn nhất mà mọi người yêu nước đều phải thực hiện. Phải khẳng
4
định quá trình hình thành, bảo vệ và phát triển của dân téc Việt
Nam là sự đồng tâm nhất trí của khối đoàn kết dân téc, là sự đồng
tâm nhất trí của lãnh tụ, triều đình và dân chúng. Truyền thống
dân téc nói chung, truyền thống đoàn kết đã kế thừa và phát huy
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.
2. Ra đi tìm một giải pháp cứu nước mới cho dân téc trong
thập niên đầu của thế kỷ này. Hành trang đi cùng Nguyễn Ái
Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đầy ắp những hạt nhân
nhân bản của nền văn hóa dân téc. Vượt hẳn lên những hạn chế
của các nhà cách mạng đương thời, tiếp thu quan điểm mác xít -
lêninít về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, sức
mạnh của đoàn kết dân téc, giai cấp và nhân loại tiến bộ, Hồ Chí
Minh đã nhìn thấy rõ giá trị của bài học lịch sử về đoàn kết để từ
đó hình thành một tư tưởng lớn: Đại đoàn kết. Báo Thanh niên số
73, ngày

12-12-1926 viết: "Đương khi mất nước, bước đầu cách mạng là ai
đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa đi mà muốn cho dân téc mình được
tự do giải phóng. Lực lượng dân téc cách mạng là ở vấn đề toàn
5
quốc dân, nếu quốc dân giác ngộ chõng nào thì lực lượng cách
mạng to lớn chõng Êy".
Kết thúc quyển "Lịch sử nước ta" 1944, Người căn dặn:
"Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh" [2]
"Đồng" là đoàn kết sau đó Người đã đúc kết thành một
nguyên lý:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết"
"Thành công, thành công, đại thành công"
Tư tưởng đoàn kết toàn dân, trong đó chính sách đoàn kết
với các dân téc Ýt người là chính sách lớn xuyên suốt hơn 60 năm
hoạt động cách mạng của Người và 70 năm lãnh đạo cách mạng
của Đảng ta.
3. Các dân téc Ýt người ở nước ta chiếm 1/5 dân số. Họ
chủ yếu sống ở vùng rừng núi với 2/3 diện tích đất đai. Do địa thế
hiểm yếu, những ưu điểm về thiên nhiên nên xưa kia vùng rừng
núi thường là địa bàn cư trú và tụ nghĩa, dấy binh của các thế hệ
6
người Việt yêu nước chống lại sự hà khắc, phản động của các
triều đại phong kiến và ngoại xâm. Đặc điểm cộng cư đan xen là
một điều kiện để các dân téc Ýt người cởi mở, hòa đồng và nâng
đỡ lẫn nhau trong cam go. Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm khai
thác những yếu tố thuận lợi đó để tổ chức, tập hợp lực lượng từ
các dân téc Ýt người cho đại nghĩa.
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Tháng 2-1941,
Đảng bộ Cao Bằng đã chọn Pác Bó (đầu nguồn) thuộc huyện Hà

Quảng, Cao Bằng làm nơi dừng chân và bám trụ khi Hồ Chí Minh
trở về Tổ quốc. Tại đây, Người đã viết lời "Kính cáo đồng bào"
và khẳng định: "Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt
Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm " [3]. Và
bốn năm sau trong thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa, Hồ Chí Minh lại
một lần nữa nhấn mạnh: "Việt Nam độc lập đồng minh (Việt
Minh) có hàng triệu hội viên, gồm đủ các tầng líp sĩ, nông, công,
thương, binh, gồm đủ các dân téc Việt, Thổ, Nùng, Mường,
Mán " [4]. Từ đầu nguồn, Hồ Chí Minh ra sức vận động các cán
bộ, đảng viên xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang và căn cứ địa
7
cách mạng. Mặt trận Việt Minh, đội Tuyên truyền Giải phóng
quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày này)
đều ra đời từ các tỉnh miền nói. Trong hoàn cảnh nước ta, phương
châm đánh địch ở cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và
thành thị chính là sự hiện thực hóa một cách có hiệu quả nhất
chính sách đoàn kết với các dân téc Ýt người của Hồ Chí Minh và
Đảng ta. Trước cách mạng Tháng Tám và hai cuộc chiến tranh
giữ nước thời hiện đại, Tây Nguyên, Việt Bắc vùng cư trú của
nhiều dân téc Ýt người đã là căn cứ địa vững chắc của cách mạng.
4. Với Hồ Chí Minh, "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" là
nguồn gốc của "Thành công, thành công đại thành công". Đại
đoàn kết đã được nâng lên ở tầm chiến lược trong thời đại Hồ Chí
Minh, bởi tính nhất quán giữa tư tưởng và hành động, bởi nó hàm
chứa những nội dung, nguyên tắc, phương pháp rõ ràng, cụ thể
trong đó chính sách đoàn kết với các dân téc Ýt người được xây
dựng trên nguyên tắc: Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ.
Có một thực tế là Việt Nam bị chủ nghĩa thực dân đô hộ
hàng thế kỷ. Nếu đời sống cộng cư đan xen có những yếu tố thuận
8

lợi cho đoàn kết thì chính nó là một nhân tố để kẻ thù lợi dụng.
Chúng luôn luôn tìm mọi cách để thực hiện thủ đoạn "chia để trị",
chúng lập các xứ Mường, Thái, Nùng tự trị, mà thực chất nhằm ly
gián, gây hiềm khích giữa các dân téc, phục vụ cho âm mưu
"Dùng người Việt trị người Việt" thâm độc. Vì vậy việc làm cho
các dân téc hiểu mục đích, quyền lợi tương đồng; nhận ra kẻ thù
chính của cả dân téc là chủ nghĩa thực dân để xích lại gần nhau,
đoàn kết với nhau là rất khó, không phải một sớm một chiều.
Ngoài việc tuyên truyền giải thích, vận động còn phải bằng hành
động của lãnh tụ và tổ chức chính trị tiên phong.
Kinh thánh dạy: Khởi thủy là lời nói.
Đại thi hào Gớt nói: Khởi thủy là hành động.
Với Hồ Chí Minh, lời nói là hành động luôn luôn nhất quán
với nhau. Là người thiết kế, đồng thời là người thi công khối đại
đoàn kết dân téc, Hồ Chí Minh đã thực hiện rất thành công chiến
lược đại đoàn kết dân téc nói chung và chính sách đoàn kết với
các dân téc Ýt người nói riêng. Các dân téc Ýt người ở Việt Bắc
sẽ khắc ghi hình ảnh Hồ Chí Minh, hình ảnh của "Ông Ké Nùng",
9
"Già Thu", hoặc có khi là một "Thầy Mo" [5] lúc cần thiết phải
che mắt địch. Sống gần dân; vì dân đã tạo cho Hồ Chí Minh
những am hiểu tinh tường và tôn trọng phong tục tập quán của
người dân miền núi. 12 điều nên và không nên do Người tổng kết
là cẩm nang cho cán bé, bộ đội khi tiếp xúc hoặc sống chung với
dân bản [6]. Hàng loạt bài viết, bài nói, thư từ hoặc báo cáo chính
trị, lời lẽ giản dị, ngắn gọn, xúc tích của Người nhưng thấm đẫm
ân tình, thân ái với đồng bào các dân téc Ýt người. Toàn bộ việc
làm Êy toát lên sự chân thành, tin yêu, xúc động và biết ơn nơi
họ. Họ thấy một lãnh tụ, một "Thánh nhân" mà gần gũi họ, hiểu
họ, tin họ như các già làng, già bản hoặc chính họ. Đây là một

nhân tố quan trọng tạo nên tính khả thi trong chiến lược đoàn kết
dân téc Hồ Chí Minh.
Xin được trích hai đoạn thư đầy xúc động của Hồ Chí
Minh: Thư gửi Đại hội các dân téc thiểu số miền Nam tại Pleiku
tháng 4-1945, Người viết: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay
Mán, Gia rai hay Êđê, Xê đăng hay Bana và các dân téc thiểu số
khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta
10
sống chết có nhau" [7], "Giang sơn và chính phủ là giang sơn và
chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả các dân téc chúng ta
phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ chính
phủ ta" [8]. Công lao của đồng bào các dân téc Việt Bắc đối với
sự nghiệp cách mạng đã được Bác đánh giá cao trong bức thư gửi
đồng bào các tỉnh Cao Bắc Lạng năm 1947.
"Hỡi đồng bào yêu quý.
Nhân ngày kỷ niệm độc lập, tôi gửi lời thân ái hỏi thăm
đồng bào. Tôi luôn nhớ đến những ngày tôi công tác ở tỉnh, cùng
mấy đồng chí trong tỉnh trèo đèo lội suối, ở núi, nằm hang. Khi
thì cùng năm bảy anh chị em bí mật tuyên truyền huấn luyện, tổ
chức. Khi cùng các anh em du kích đánh Nhật, chống Pháp, trừ
việt gian. Anh em no đói cã nhau, sướng khổ cùng nhau, đồng
lòng một chí. Do đó mà tạo nên những cán bộ quân sự chính trị.
Tôi không bao giê quên, trong những ngày gian nan cực
khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh
em nông dân, các cháu thanh niên, các cháu nhi đồng, ai cũng
hăng hái giúp đỡ. Mặc dù Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, đốt
11
làng, phá nhà, bắt người nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡ
cách mệnh. Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng
bào Mèo, cho đến anh em Hoa kiều, người thì giúp chúng tôi ăn,

kẻ thì cho chúng tôi áo. Có những đồng bào nhịn ăn, nhịn mặc, bán
trâu, bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh. Thật quý hóa vô
cùng" [9].
Là một quốc gia đa dân téc, sự phát triển không đồng đều tất
yếu đã xảy ra. Mét trong những chủ trương độc đáo, mạnh dạn của
Hồ Chí Minh đem lại hiệu quả lớn nhất là: trong lúc đồng bào các
dân téc chưa có điều kiện giác ngộ như đồng bào miền xuôi, những
tập quán ở vùng núi cao còn nặng nề, Chính phủ đã nhờ các quan
Lang đạo, Thổ ty "dìu dắt đồng bào" [10]. Ví như đặt ông Đinh
Công Niết giữ chức chủ tịch châu Lương Sơn (Hòa Bình); ông
Đinh Công Phủ, một lang đạo vùng Mai Đà, một dòng họ lớn ở
Hòa Bình đã tham gia Hội Liên Việt của tỉnh. Trong thư gửi ông
Đinh Công Niết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã "gửi lời khen ông và
đồng bào họ Đinh, tặng ông bức ảnh làm kỷ niệm" [11]. Đối với
ông vua H'Mông ở Đồng Văn là Vương Chí Thành, Hồ Chí Minh
12
đã chân tình đón tiếp ông nhiều lần ở Hà Nội, nhận ông là em
nuôi, đổi họ thành Hồ Chí Thành, cử ông làm chủ tịch châu Đồng
Văn. Thanh kiếm với dòng chữ "tận trung báo quốc, bất thu nô lệ"
(hết lòng trung với nước, không chịu làm nô lệ) mà Hồ Chí Minh
tặng là món quà vô giá không những với Vương Chí Thành mà
còn đối với đồng bào nhân dân H'Mông. Trước tình cảm chân
thành của Hồ ChÝ Minh, ông "vua" H'Mông đã cùng đồng bào
Đồng Văn (Hà Giang) ra sức bảo vệ vùng biên cương của Tổ
quốc [12].
Tư tưởng đoàn kết dân téc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
góp phần đào tạo được nhiều cán bộ dân téc thành anh hùng hoặc
cán bộ tài năng. Khu căn cứ địa Việt Bắc đã góp cho nước nhà
những người con ưu tó: Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ,
Nông Văn Dền và sau này là La Văn Cầu, Lò Văn Bường

Tây Nguyên, nơi cư trú của đồng bào Bana, Êđe, Xêđăng,
nơi đã có truyền thống đấu tranh cách mạng với A Ma Trang
Lơng, các tù trưởng AMa Trang Gi-ơ, Pathan Pai Dưới chính
thể Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có thêm những trang sử mới.
13
Liệt sĩ Vưu người Bana bị khoét mắt vẫn không khai cán bộ Già
Hồ, em Peng - người Gia-rai bị tra tấn dã man vẫn không khuất
phục. Anh hùng Đinh Nóp nhiều năm liền lãnh đạo đồng bào
buôn, Stor chống Pháp, chống Mỹ. Những đại biểu của đồng bào
Tây Nguyên như Y Ngông Niêt Kđam, Êban, anh hùng Đinh
Tía và biết bao liệt sĩ, cán bộ, đồng bào các dân téc Tây Nguyên
đã gửi lời hứa tới Bác Hồ đoàn kết với đồng bào Duôn (Kinh) giữ
buôn làng, giữ nước.
5. Chính sách đoàn kết với các dân téc Ýt người trong
chiến lược đại đoàn kết dân téc của Hồ Chí Minh đã có hiệu lực
lớn không chỉ trong cách mạng dân téc dân chủ nhân dân trước
đây. Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là thời kỳ
hiện nay, chính sách này vẫn giữ nguyên giá trị. Một mặt giữ
được an ninh chính trị trong khu vực, nhất là trong những vùng có
tính chiến lược chính trị, quân sự. Hiện tượng dân téc này hiềm
khích, nghi kỵ, bài xích dân téc kia đã không xảy ra. Trên cái nền
an ninh Êy, các công tác về chính trị, xã hội, quân sự đều được
phát triển.
14
Trước tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng
kế thừa và phát triển những nguyên tắc tối cao: đoàn kết - bình
đẳng - tương trợ, đang có những chính sách hữu hiệu về kinh tế,
văn hóa, xã hội nhằm làm cho miền núi xích lại miền xuôi hơn,
tiến cùng miền xuôi và ngày càng nâng cao đời sống văn hóa, vật
chất cho các dân téc anh em.

Trong bối cảnh chính trị thế giới có những biến động lớn
lao. Sự sụp đổ, tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Các cuộc
chiến tranh sắc téc, huynh đệ tương tàn đang diễn ra khốc liệt trên
thế giới là hiện tượng rất xa lạ với dân téc ta. Chóng ta không bị
rơi vào thảm cảnh Êy - tai họa không xảy ra bởi lẽ: Đảng Cộng
sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển chiến lược Đại đoàn kết
dân téc Hồ Chí Minh ở tầm cao hơn và có hiệu quả hơn trong
giai đoạn mới. Sức mạnh trường tồn của dân téc được giữ vững và
phát huy chính trên cái nền của tư tưởng đầy nhân văn Êy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đại việt sử ký Toàn thư, tập 2. Nxb KHXH, H., 1993.
15
[2]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4. Nxb CTQH, H., 1995, tr.
229.
[3], [4]. Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Nxb
Sự thật, 1976, tr. 47,48.
[5]. Biệt danh của Hồ Chí Minh hồi ở Việt Bắc.
[6]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.
78.
[7], [8]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4. Nxb CTQG, Hà Nội,
1995.
[9]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.
420.
[10]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5. Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr.
64.
[11]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5. Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr.
165.
[12]. Nguyễn Tấn Liên (nguyên bí thư huyện ủy Đồng Băn). Tạp
chí Xưa và nay; số tháng 4/1997, tr. 8.
16

×