Đề tài:
HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường
Tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản
lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu (mỗi giáo
viên chỉ dạy một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau).
Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân hóa
đối tượng”, trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu
là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt.
Việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong
khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. Tuy nhiên, trong
quá trình tổ chức thực hiện không thể không gặp những khó khăn cần vượt qua
như sau:
• Công tác chủ nhiệm:
- Giáo viên không chủ động được thời gian để giáo dục học sinh (Một số
học sinh cá biệt…).
- Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn như thế nào
để nâng cao chất lượng HS.
• Công tác bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên:
- Giáo viên còn lúng túng trong việc dạy chuyên sâu.
- Giáo viên dần chỉ chú trọng đến môn mình được phụ trách.
- Giáo viên bộ môn vắng, không giáo viên dạy thay.
• Công tác nâng cao chất lượng dạy bộ môn:
- Giáo viên chưa đảm bảo nội dung bài dạy trong một thời gian quy đònh
(35 – 40 phút), nhất là những môn như Tập làm văn, Tập đọc, Toán.
• Công tác kiểm tra, chấm trả bài:
- Giáo viên dạy bộ môn phải quá nhiều.
• Công tác phụ đạo học sinh yếu:
- Đối với giáo viên bộ môn thì số lượng học sinh yếu cần phụ đạo sẽ nhiều
hơn so với việc chủ nhiệm một lớp.
- Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến con em mình.
Hiệu trưởng với công tác quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu 1
Để giải quyết những vấn đề được đặt ra như trên, người Hiệu trưởng phải có kế
hoạch và những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ năm học cũng như trong nhiệm vụ quản lý việc dạy học theo hướng
chuyên sâu.
II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Như ta đã biết việc dạy học theo hướng chuyên sâu là mỗi giáo viên chỉ dạy
một hoặc một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau, để giải quyết những vấn
đề được đặt ra như trên, ngay từ đầu năm học, người Hiệu trưởng phải xây
dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm
khắc phục những khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo hướng chuyên sâu
cũng như thực tế trong quá trình giáo viên giảng dạy. Gửi giáo viên theo tập
huấn các chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu do Phòng giáo dục tổ
chức.
Phân công giáo viên theo tình hình thực tế của trường và chú ý đến việc phân
công giáo viên giảng dạy theo hướng chuyên sâu: Tham khảo ý kiến trong Hội
đồng trường, tổ chuyên môn và thống nhất trong Ban giám hiệu phân công
giáo viên theo đúng trình độ chuyên môn, sở trường sở đoản của giáo viên
nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác
giảng dạy.
Chỉ đạo Phó hiệu trưởng trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Lập
kế hoạch tập huấn công tác dạy học theo hướng chuyên sâu, lên kế hoạch thực
hiện chuyên đề, kiểm tra giáo viên, kiểm tra chuyên đề, thường xuyên thăm
lớp dự giờ… hầu giúp đỡ kòp thời những khó khăn vướng mắc của giáo viên.
Chỉ đạo công tác thư viện: chỉ đạo cán bộ thư viện trang bò đầy đủ sách giáo
khoa, sách tham khảo và những tài liệu chuyên môn cần thiết cho công tác
giảng dạy nhất là việc dạy theo hướng chuyên sâu.
Chỉ đạo công tác thiết bò: chỉ đạo cán bộ thiết bò trang bò đầy đủ cũng như bổ
sung trang thiết bò, phương tiện dạy học, ĐDDH, trang bò phòng máy chiếu ứng
dụng công nghệ thông tin cố đònh… nhằm hỗ trợ tốt công tác dạy và học.
Thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh, chia sẻ với phụ
huynh những điều họ còn băn khoăn trong việc giảng dạy theo hướng chuyên
sâu của ngành giáo dục nhất là vào buổi họp phụ huynh đầu năm học để từ đó
họ sẽ hỗ trợ nhà trường nhiệt tình hơn.
Hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm cần
nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh, giúp Cha mẹ học sinh hiểu rõ tầm quan
trọng và mục đích của việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu và làm tốt công
tác chủ nhiệm đối với lớp được phân công chủ nhiệm. Đồng thời thường xuyên
Hiệu trưởng với công tác quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu 2
liên hệ trực tiếp với giáo viên bộ môn để nắm bắt kòp thời tình hình học tập và
hạnh kiểm của từng học sinh nhằm có hướng rèn luyện, uốn nắn kòp thời.
Nâng cao chất lượng tay nghề giáo viên: Thường xuyên thăm lớp dự giờ, kiểm
tra giáo viên; tổ chức chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu trong khối
Bốn và khối Năm cũng như các tiết thao giảng tại trường, tạo điều kiện cho
giáo viên tham dự đầy đủ những chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức để giáo
viên có dòp học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau… từ đó giúp GV
không còn lúng túng trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu.
Thường xuyên bồi dưỡng trong ý thức GV, GV tiểu học là GV được đào tạo
dạy toàn cấp. Do đó, dù được phân công giảng dạy một môn hay một số môn
nhưng GV vẫn không ngừng nghiên cứu chương trình khối khác, những môn
học khác để tích hợp trong việc giảng dạy những môn mình đảm trách nhằm
đạt kết quả cao nhất, cũng như khi được phân công giảng dạy khối khác hay
môn học khác vẫn đảm bảo giảng dạy tốt.
Nâng cao nhận thức giáo viên trong việc dạy chuyên sâu: ý thức trong việc dạy
tốt phân môn mình đảm trách và làm tốt công tác giáo dục hạnh kiểm học sinh
trong những lớp mà mình giảng dạy theo phương châm “mỗi giáo viên bộ môn
cũng là một giáo viên chủ nhiệm”.
Trong công tác soạn giảng, yêu cầu giáo viên lên kế hoạch bài giảng cũng như
nội dung bài soạn phải bám sát theo chuẩn kiến thức và kỹ năng… để trong
trường hợp giáo viên vắng giáo viên khác dạy thay sẽ sử dụng dễ dàng.
Thường xuyên nhắc nhở giáo viên bộ môn nếu có việc cần thiết phải nghỉ dạy,
phải gửi trước giáo án cho BGH để BGH chuyển đến giáo viên dạy thay.
Nâng cao chất lượng cho từng môn học: Yêu cầu giáo viên cần chuẩn bò bài
giảng thật chu đáo. Các hoạt động lên lớp được vạch ra rõ ràng và chặt chẽ.
Lựa chọn các phương pháp tối ưu để giảng dạy, không dàn trải cũng không ôm
đồm kiến thức hầu đảm bảo lượng kiến thức cơ bản trong một lượng thời gian
nhất đònh (35 – 40 phút), nhất là những môn như Tập làm văn, Tập đọc, Toáùn.
• Ví dụ : Khi dạy phân môn Tập làm văn với trình độ của học sinh trên đòa bàn
phường Tân Thới Hoà hiện nay, có rất ít học sinh có lối hành văn hay, vì
vậy nếu chỉ đơn thuần hướng các em hành văn bằng phương pháp giảng giải
thì khó có thể hướng các em viết được những bài văn hay. Thế nên việc
hướng dẫn học sinh quan sát cảnh thật việc thật bằng phim ảnh hoặc cảnh
vật đang diễn ra trước mắt sẽ giúp các em hành văn tốt.
Trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ có một số GV phải chấm một
lượng bài nhiều hơn những GV chỉ giảng dạy trong một lớp. Tuy nhiên, cũng
không đòi hỏi người GV phải chấm 100% lượng bài mình đã đưa ra, mà người
GV phải biết chọn lọc những bài trong những thời điểm cần kiểm tra lại sự tiếp
thu kiến thức của HS cũng như kiểm chứng lại quá trình giảng dạy của người
Hiệu trưởng với công tác quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu 3
GV nhằm điều chỉnh việc giảng dạy cho tốt hơn. Người GV có thể chấm điểm
HS trong lúc thực hành, kiểm tra miệng hay kiểm tra 10 phút, 15 phút hoặc
luân phiên theo tổ, nhóm… như vậy sẽ giảm áp lực trong việc chẩm trả bài của
người GV.
Giáo viên cần dự trù nhiều phương án giảng dạy, phân hoá đối tượng để giảng
dạy
• Ví dụ : Lớp có học sinh yếu nhiều thì phương án giảng dạy thay đổi, hệ thống
câu hỏi có sự gợi mở nhiều hơn. Lớp có nhiều học sinh giỏi thì các bài tập
nâng cao phải được chuẩn bò chu đáo.
Động viên giáo viên thiết kế nhiều tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm tiết kiệm thời gian khi đứng lớp mà hiệu quả giảng dạy cao. Lên kế
hoạch phân bổ thời gian hợp lý để tránh có những tiết dạy trùng giờ, với mục
đích tất cả các học sinh ở các lớp đều tiếp cận công nghệ thông tin, tất cả các
tiết dạy đều đảm bảo thời gian và không bò động khi thiếu phòng nghe nhìn và
thiếu máy móc (Lên lòch giảng dạy có ứng dụng CNTT vào đầu tuần, khối
trưởng và Hiệu phó chuyên môn kết hợp bộ phận thiết bò điều phối thời gian
hợp lý để tránh có các tiết dạy trùng giờ).
Tăng cường việc kiểm tra học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, chấm trả
bài thường xuyên nhằm nắm được trình độ học sinh từ đó điều chỉnh cách
giảng dạy của giáo viên. Động viên giáo viên hỗ trợ nhau chấm trả bài kiểm
tra nhằm phát hiện những học sinh chậm tiến của lớp mình chủ nhiệm từ đó có
biện pháp giúp đỡ các em.
Lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu chậm tiếp thu.
• Phụ đạo ở 15 phút cuối giờ: Do giáo viên chủ nhiệm đảm trách, rèn học sinh
từ một đến hai bài tập căn bản nhằm rèn kỹ năng tính toán hoặc đặt câu...
• Phụ đạo trái buổi: Tập trung phụ đạo môn Tiếng Việt và Toán. Do giáo
trong khối luân phiên phụ đạo theo phân môn ngay từ đầu năm học.
Sơ kết rút kinh nghiệm đònh kỳ vào từng giai đoạn thời gian và đề ra phương
hướng và những giải pháp cho thời gian kế tiếp: Giữa HKI, cuối HKI, giữa
HKII, cuối HKII.
Lên lòch thực hiện cụ thể cho từng thời gian:
Thời gian Công việc
Tháng 8/2007 - Tham dự chuyên đề dạy chuyên sâu do PGD tổ chức.
Tháng 9/2007
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Phương án dạy chuyên sâu;
Khảo sát chất lượng - phân loại đối tượng học sinh.
- Trao đổi cùng Cha mẹ học sinh về giảng dạy chuyên sâu.
Tháng - Thực hiện chuyên đề giảng dạy chuyên sâu – thao giảng
Hiệu trưởng với công tác quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu 4
10/2007 toàn trường.
Tháng
11+12/2007
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chuyên đề.
Tháng
01/2008
- Nhận đònh, đánh giá chất lượng HS sau HKI, rút kinh nghiệm
đề ra phương hướng cho HKII.
Tháng
02/2008
- Học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
- Kiểm tra trình độ học sinh dựa trên chuẩn kiến thức.
Tháng
3+4/2008
- Chuẩn bò công tác tổng kết đáùnh giá kết quả thực hiện dạy
học theo hướng chuyên sâu.
Tháng 5/2008 - Công tác tổng kết đáùnh giá kết quả thực hiện dạy học theo
hướng chuyên sâu.
III. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP:
Qua một năm quản lý việc thực hiện giảng dạy theo hướng chuyên sâu, bản
thân nhận thấy đạt đươc những hiệu quả thiết thực:
Về phía giáo viên:
- Giáo viên có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn môn học mình
đảm trách.
- Việc soạn giảng của giáo viên nhẹ nhàng hơn, giáo án được giảm bớt một
số môn nên đảm bảo chất lượng hơn. Giáo viên dành được nhiều thời gian
hơn để tìm tư liệu hoặc nghiên cứu cho môn mình đảm trách.
- Cùng một nội dung, có thể thực hiện và rút kinh nghiệm cho những tiết học
sau, giáo viên có thể chỉnh sửa ngay những thiếu sót của mình để có thể đạt
được kết quả tốt cho các tiết kế tiếp.
- Giáo viên vững vàng hơn trong việc giảng dạy một số môn sở trường.
- Nhận được sự đồng tình và khen ngợi từ phía Cha mẹ học sinh.
• Kết quả đánh giá tay nghề GV cuối năm:
XẾP LOẠI Năm học: 2006-2007 Năm học: 2007-2008
TỐT 9/11 11/11
KHÁ 2/11 /
Về phía học sinh:
- Học sinh được học đầy đủ các môn học, không bò cắt xén và bỏ bớt những
tiết cho là “môn phụ”.
- Được học tập và rèn luyện các kỹ năng ở tất cả các môn học quy đònh trong
nhà trường.
Hiệu trưởng với công tác quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu 5