Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng website công ty máy tính Vĩnh Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 62 trang )

Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo
cả chiều rộng và sâu. Máy tính điện tử không còn là một thứ phương tiện quý hiếm
mà đang ngày càng trở thành một công cụ làm việc và giải trí thông dụng của con
người, không chỉ ở công sở mà còn ngay cả trong gia đình.
Đứng trước vai trò của thông tin hoạt động cạnh tranh gay gắt, các tổ chức
và các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông
tin của mình nhằm tin học hóa các hoạt động tác nghiệp của đơn vị.
Hiện nay các công ty tin học hàng đầu thế giới không ngừng đầu tư và cải
thiện các giải pháp cũng như các sản phẩm nhằm cho phép tiến hành thương mại
hóa trên Internet. Thông qua các sản phẩm và công nghệ này, chúng ta dễ dàng
nhận ra tầm quan trọng và tính tất yếu của thương mại điện tử(TMĐT). Với những
thao tác đơn giản trên máy có nối mạng Internet bạn sẽ có tận tay những gì mình
cần mà không phải mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần vào các trang dịch vụ thương
mại điện tử, làm theo hướng dẫn và click vào những gì bạn cần. Các nhà dịch vụ sẽ
mang đến tận nhà cho bạn.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang tiến hành thương mại hóa
trên Internet nhưng do những khó khăn về cơ sở hạ tầng như viễn thông chưa phát
triển mạnh, các dịch vụ thanh toán điện tử qua ngân hàng chưa phổ biến nên chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu sản phẩm và tiếp nhận đơn đặt hàng thông qua web.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, em quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng
website công ty máy tính Vĩnh Lâm” làm đề tài tốt nghiệp. Hệ thống được thiết
kế với mục đích ứng dụng TMĐT tại Việt Nam trong lĩnh vực mua bán thiết bị,
linh kiện tin học.
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 3
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Hà Quốc Trung, em đã hoàn
thành cuốn báo cáo đồ án tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắng hết sức tìm hiểu, phân
tích thiết kế và cài đặt hệ thống nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quý Thầy Cô. Em xin chân


thành cảm ơn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội và trong khoa Công nghệ Thông tin đã tận tình giảng dạy, trang
bị cho em kiến thức trong quá trình học tập, tu dưỡng ở trường. Nhân đây em cũng
xin tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập
vừa qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 4
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Nội dung báo cáo gồm các phần :
Chương 1: Tổng quan và giới thiệu về thương mại điện tử
Tổng quan: Giới thiệu vai trò của thương mại điện tử và tình hình thương
mại điện tử tại Việt Nam, nêu lên nhu cầu thực tế và lý do thực hiện đề tài, đồng
thời giới thiệu sơ lược về đề tài và mục tiêu phải đạt được.
Giới thiệu về thương mại điện tử : Trình bày một số khái niệm trong
thương mại điện tử, phân loại thương mại điện tử, nêu lên lợi ích và giới hạn của
thương mại điện tử, và một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia vào thương mại điện
tử .
Chương 2: Các kỹ thuật và công cụ lập trình
Chương này trình bày về các công nghệ để thiết kế ứng dụng.
Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống
Phân tích: Mô tả hiện trạng và nhu cầu thực tế của công ty với việc thiết kế
trang web. Kết quả của quá trình phân tích là các sơ đồ luồng dữ liệu các mức.
Thiết kế hệ thống: Trình bày về thiết kế cơ sở dữ liệu và một số giao diện
của trang web đã đạt được.
Chương 4: Kết luận
Trình bày các kết quả đạt được và hướng phát triển để website ngày càng
hoàn thiện.
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 5

Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Danh sách hình vẽ 8
Danh sách các bảng 9
CÁC TỪ VIẾT TẮT 10
CHƯƠNG 1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 11
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử 11
1.1.1.Vai trò thương mại điện tử 11
1.1.2.Tình hình thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam 11
1.2. Giới thiệu về thương mại điện tử 18
1.2.1.Một số định nghĩa về thương mại điện tử 18
1.2.2.Các mô hình Thương mại điện tử- 2 mô hình chính B2C và B2B 23
1.2.3.Lợi ích của thương mại điện tử 27
1.2.4.Các đòi hỏi của thương mại điện tử 27
CHƯƠNG 2. CÁC CÔNG CỤ THIẾT KẾ ỨNG DỤNG 32
2.1. Lựa chọn công cụ phát triển 32
2.1.1.Giới thiệu Dreamweaver 32
2.1.2.Ngôn ngữ lập trình PHP 34
2.2. SQL SERVER 2005 36
2.2.1.Microsoft SQl server là gì ? 36
2.2.2.Relational Database Engine 37
2.2.3.Replication 37
2.2.4.Data Transformation Service (DTS) 38
2.2.5.Analysis Service 38
2.2.6.English Query 38
2.2.7.Meta Data Service 38
2.2.8.SQL Server Tools 38
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 6
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 40
3.1. Khảo sát hiện trạng 40
3.1.1.Một vài nét về công ty máy tính Vĩnh Lâm 40
3.1.2.Khảo sát hiện trạng 40
3.2.Các sơ đồ luồng dữ liệu 43
3.2.1.Sơ đồ phân rã chức năng 43
3.2.2.Sơ đồ luồng dữ liệu khung cảnh 44
3.2.3.Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 45
3.2.4.Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 46
3.3. Thiết kế CSDL và giao diện của website 50
3. 3.1.Thiết kế cơ sở dữ liệu 50
3.3.2.Giao diện của website 54
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN 63
4.1.Kết quả đạt được 63
4.2.Hướng phát triển của đề tài 63
Tài liệu tham khảo 64



Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 7
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Danh sách hình vẽ
Hình 3.1: Sơ đồ phân rã chức năng 43
Hình 3.2: Sơ đồ luồng dữ liệu khung cảnh 44
Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 45
Hình 3.4: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng “đặt hàng” 46
Hình 3.5: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng “Kiểm tra khách hàng”- 47
Hình 3.6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng “Tra cứu mặt hàng” 48
Hình 3.7: Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng “Kiểm tra đặt hàng” 49
Hình 3.8: Giao diện trang chủ 54

Hình 3.9: Trang đăng ký khách hàng 54
Hình 3.10: Trang đăng nhập thành công vai trò là khách hàng 55
Hình 3.11: Trang chọn mua hàng 56
Hình 3.12: Trang giỏ hàng 57
Hình 3.13: Trang gửi đơn mua hàng thành công 58
Hình 3.14: Trang đăng nhập vai trò là quản trị viên 58
Hình 3.15: Trang quản trị 59
Hình 3.16: Trang thêm sản phẩm 59
Hình 3.17: Trang thêm nhà sản xuất 60
Hình 3.18: Trang thêm linh kiện 60
Hình 3.19: Trang thêm khách hàng 61
Hình 3.20: Trang đơn đặt hàng 61
Hình 3.21: Trang đăng xuất 62
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 8
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Danh sách các bảng
Bảng 3.1: Sản phẩm 50
Bảng 3.2: Nhà sản xuất 50
Bảng 3.3: Linh kiện 51
Bảng 3.4: Khách hàng 51
Bảng 3.5: Đơn đặt hàng 51
Bảng 3.6: Chi tiết đơn đặt hàng 52
Bảng 3.7: Giỏ hàng 52
Bảng 3.8: Quản trị viên 52
Bảng 3.9: Góp ý 52
Bảng 3.10: Sơ đồ thực thể liên kết 53
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 9
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Các từ viết tắt
Từ viết tắt Tên đầy đủ Giải nghĩa


TMĐT Thương mại điện tử
C2C Consumer-To-Comsumer Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B Consumer-To-Business Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G Consumer-To-Government Người tiêu dùng với chính phủ
B2C Business to Customer Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B Business to Business Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G Business-To-Government Doanh nghiệp với chính phủ
B2E Business-To-Employee Doanh nghiệp với nhân viên
G2C Government-To-Consumer Chính phủ với người tiêu dùng
G2B Government-To-Business Chính phủ với doanh nghiệp
G2G Government-To-Government Chính phủ với chính phủ
PHP Personal Home Page Một công nghệ để tạo trang Web
SQL Structured Query Language Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu
CSDL Cơ sở dữ liệu
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 10
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
CHƯƠNG 1
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1. Vai trò thương mại điện tử
Tuy mới phát triển mạnh mẽ khoảng 10 năm qua, nhưng Thương mại điện tử đã
khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Trước sức
cạnh tranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Internet và Thương mại điện tử đã mở
ra một thị trường không biên giới khắp toàn cầu, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ
hội mới để tiếp cận với bạn hàng khắp nơi trên thế giới.
Thực sự thị trường kinh doanh điện tử đã tạo ra một sân chơi nơi các nhà
cung cấp nhỏ có thể cạnh tranh tốt với những công ty lớn. Tuy nhiên, không phải
mọi người bán đều muốn sự bình đẳng của sân chơi. Tham gia vào sân chơi này,
các nhà cung cấp nhỏ có thể tăng được số lượng mặt hàng nhưng điều đó cũng có

nghĩa là họ phải cạnh tranh khốc liệt về mặt giá cả.
1.1.2. Tình hình thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam
1. Thế giới
Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng
về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước
đó (26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%),
Đông Nam Á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát
triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được
Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ). Nhằm tận dụng triệt để tính
năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối
nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 11
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể
triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng
tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn. Hiện nay, Mỹ chiếm
hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn
có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm
tới. Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã
phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục
này đều còn phát triển chậm.
Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang
phát triển vẫn còn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch
thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới
trên 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với
B2C trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại
hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong
tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch
B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân

phối truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn.
2. Việt Nam
Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện
tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là
một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt
trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức
tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối
tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn
chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 12
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình
thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một
website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều
này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng thương mại điện tử
trong doanh nghiệp đó.
Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các
hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam,
đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp. Theo
Báo cáo thương mại điện tử năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo
sát thì có 46,2% doanh nghiệp đã thiết lập website. Tuy nhiên hầu hết các doanh
nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng
điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt.
Chiếm phần lớn (68,7%) trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các
doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ. Số website của doanh nghiệp sản
xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đã nói lên sự quan tâm
nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng thương mại điện tử
để tiếp thị cho sản phẩm của mình. Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới thiệu trên các
website cũng rất đa dạng.

Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh
nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử -
viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ
điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép
người mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực
quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực
tuyến trong vòng vài năm tới. Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 13
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
thương mại điện tử hiện nay là các công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính
chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này. So với
năm 2004, năm 2005 có một loại hình dịch vụ mới nổi lên như lĩnh vực ứng dụng
mạnh thương mại điện tử là dịch vụ vận tải giao nhận, với rất nhiều website công
phu và có nhiều tính năng tương tác với khách hàng.
Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới
khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh
nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng. Như vậy, phương thức giao dịch
B2B sẽ là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng
thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
Một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp
của một website là tần suất cập nhật thông tin trên đó, nói cách khác là sự đầu tư
công sức và thời gian của doanh nghiệp để nuôi sống website. Hơn một nửa số
doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chỉ cập nhật thông tin trên website một
tháng một lần hoặc ít hơn. Chưa đến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là
công việc hàng ngày. Sự bê trễ này cũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào thực trạng chỉ
khoảng 30% số website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử. Kết hợp
lại, các thống kê trên cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng
mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên
với khách hàng, do đó chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực cũng như thời
gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả.

Phân tích sâu hơn mô hình quản lý website của các doanh nghiệp còn cho
thấy 56,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 43,8% ký hợp đồng
với một nhà cung cấp dịch vụ web để làm việc này. Đây cũng là một trong những
lý do giải thích cho việc thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web còn
nghèo nàn. Bởi lẽ, để có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 14
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
khách hàng một cách thường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm
quyền quản trị website. Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên
ngoài, doanh nghiệp đã vô hình chung bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng
của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Với những doanh
nghiệp tự đảm nhận công tác quản trị website thì để làm việc này một cách thật sự
chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều doanh
nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.
Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2005 đã cao hơn năm trước,
nhưng tính năng thương mại điện tử của các website thì vẫn chưa được cải thiện.
Phần lớn website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về
công ty và sản phẩm, dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn
rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số
website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, 93,1% đưa thông tin giới
thiệu sản phẩm, trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương
mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng
trực tuyến. Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện
tử này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận
tải giao nhận, quảng cáo, thương mại, v.v
Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập
website cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối
thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Trên 80% doanh nghiệp cho biết họ
dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai thương mại điện tử, bao
gồm cả việc mua các phần mềm thương mại điện tử, duy trì bảo dưỡng website và

phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này. Chỉ có khoảng 14% doanh
nghiệp chọn mức đầu tư 5-15% và một tỷ lệ rất nhỏ (3,6%) đầu tư thật sự quy mô
cho thương mại điện tử, ở mức trên 15%.
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 15
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Trong tương quan với tỷ lệ đầu tư, mức đóng góp của thương mại điện tử
cho việc tạo doanh thu mặc dù chưa thực sự nổi bật nhưng cũng rất đáng khả quan.
Gần 30% doanh nghiệp được hỏi đánh giá mức đóng góp này ở vào khoảng từ 5% -
15%, và 7,5% còn tỏ ra lạc quan hơn nữa khi cho rằng ứng dụng thương mại điện
tử đã đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của năm. So với kết quả điều tra
năm 2004, có thể thấy năm 2005 doanh nghiệp tỏ ra thận trọng hơn khi phân bổ
vốn đầu tư cho các ứng dụng triển khai thương mại điện tử, nhưng hiệu quả thực tế
do đầu tư này mang lại cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng và được doanh nghiệp
nhìn nhận tương đối khả quan. Một bằng chứng nữa cho nhận định này là việc
37,2% doanh nghiệp được hỏi cho rằng doanh thu từ kênh tiếp thị thương mại điện
tử sẽ tăng trong những năm tới, 61,5% cho rằng không thay đổi, và chỉ 1,3%
nghiêng về chiều hướng giảm.
Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp cho doanh thu mới chỉ là một trong những tác
dụng mà việc triển khai thương mại điện tử có thể đem lại. Ngoài yếu tố định lượng
này, còn rất nhiều yếu tố định tính khác để đánh giá hiệu quả của ứng dụng thương
mại điện tử nói chung và website nói riêng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp. Khi được yêu cầu cho điểm một số tác dụng của website theo
thang điểm từ 0 đến 4, trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất, đa số doanh nghiệp cho
điểm rất cao tác dụng "Xây dựng hình ảnh công ty" và "Mở rộng kênh tiếp xúc với
khách hàng hiện có". Đánh giá này cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò
của website như một công cụ quảng bá và mở rộng thị trường. Nhưng mặt khác,
việc hai tác dụng "tăng doanh số" và "tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp" được xếp cuối bảng với điểm bình quân chưa đến 2 cũng cho thấy
hiệu quả bằng tiền mà ứng dụng thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp vẫn
chưa thực sự nổi bật.

Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 16
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Nhìn vào một số nguyên nhân lý giải cho việc triển khai ứng dụng thương
mại điện tử chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, trở ngại về nhận thức xã hội
được các doanh nghiệp xếp lên đầu bảng với số điểm bình quân đạt trên 3,3. Theo
khá sát là các trở ngại về hệ thống thanh toán (3,27), môi trường pháp lý và tập
quán kinh doanh (3,11). Trở ngại về hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông, mặc
dù vẫn có điểm số khá cao (2,8) nhưng đã tụt xuống cuối danh sách các vấn đề
đáng quan ngại đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử.
3. Lý do thực hiện đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
nâng cao trình độ quản lý, trình độ kinh doanh và trình độ ứng dụng khoa học kỹ
thuật. Vì vậy, phát triển thương mại điện tử là vấn đề cần được quan tâm.
Muốn vậy, chúng ta cần phải nắm rõ tình hình thương mại địên tử của các
nước trên thế giới. Từ đó, áp dụng sao cho phù hợp với tình hình tình hình kinh tế
Việt Nam.
Trên cơ sở đó,em quyết định tìm hiểu lý thuyết về thương mại điện tử và
xây dựng website bán hàng trực tuyến trên mạng phù hợp với tình hình trong nước.
4. Mục tiêu đề ra
Về mặt lý thuyết:
• Nắm được cơ sở lý thuyết chung về thương mại điện tử và các vấn đề trong
thương mại điện tử.
• Tìm hiểu các website thương mại của thế giới để nắm được cách thức họat
động và những yêu cầu cần thiết đối với ứng dụng thương mại điện tử.
Về mặt ứng dụng:
• Xây dựng cơ sở dữ liệu đáp ứng cho việc lưu trữ tất cả các loại mặt hàng.
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 17
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
• Dựa vào việc tìm hiểu tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam, xây dựng
nên ứng dụng thích hợp với nền kinh tế đất nước, hỗ trợ tốt cho các doanh nghịêp

cũng như khách hàng.
1.2. Giới thiệu về thương mại điện tử
1.2.1. Một số định nghĩa về thương mại điện tử
1. Thương mại điện tử là gì ?
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy
trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính
sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực
tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua việc truyền tin.
Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương
mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn
khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng
cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được
dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng.
Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền
"Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử;
là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử
mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình
giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ").
"Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải
bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các
bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi
hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh
động, âm thanh, v.v
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 18
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
"Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu
(như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là
mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại
(commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương
mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa,

dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng,
cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp
vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các
hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay
hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v Như
vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi
hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ;
buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của
thương mại điện tử.
2. Các khái niệm khác nhau
Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái
niệm thị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone,
Yates và Benjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này
nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử
dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của
IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng
năm 1995, khái niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh
điện tử (E-Business). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương
diện trong nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng – Supply
Chain Management, thu mua điện tử - E-Procurement) hay từ phương diện ngoài
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 19
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce, ) hay từ Hiệp hội ngành nghề là
một site của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam.
Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa
ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách
tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc
vào quan điểm:
Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện

tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất
là qua Internet và các mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và
thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện
tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt
động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce]
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 20
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ
mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau
đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả
thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho
thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình
(engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô
nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;
chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt
hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử

rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua
bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện
hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền
dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt
động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng;
chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương
mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp
với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá
(như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ
cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như
chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương
mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 21
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương
mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước
tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó,
buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền
thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với
các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để
thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc
dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được
khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả
các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh
điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng

trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện
tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện
truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào
đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức
tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight
Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các
tính năng kinh doanh.
Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau
hay liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một
lĩnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội
dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một
trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử.
3. Các phương tiện của Thương mại điện tử.
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 22
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
• Điện thoại.
• Máy Fax.
• Truyền hình.
• Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử.
• Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet).
• Mạng toàn cầu Internet.
4. Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử
• Thư điện tử (email);
• Thanh toán điện tử (electronic payment);
• Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic date interchange - EDI);
• Giao gửi số hóa các dữ liệu (digital delivery of content).
• Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods).
1.2.2. Các mô hình Thương mại điện tử - 2 mô hình chính B2C và B2B
Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C,
C2B hay C2C. Thị trường mở là những thị trường mà tất cả mọi người có thể đăng

ký và tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được
mời hay cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh
doanh riêng lẻ nhất định, thí dụ như cung cấp: nhiều doanh nghiệp có thể từ các
ngành khác nhau tham gia như là người mua và liên hệ với một nhóm nhà cung
cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của
một ngành duy nhất hay một nhóm người dùng duy nhất.
Sau khi làn sóng lạc quan về thương mại điện tử của những năm 1990 qua
đi, thời gian mà đã xuất hiện nhiều thị trường điện tử, người ta cho rằng sau một
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 23
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
quá trình tập trung chỉ có một số ít thị trường lớn là sẽ tiếp tục tồn tại. Thế nhưng
bên cạnh đó là ngày càng nhiều những thị trường chuyên môn nhỏ.
Ngày nay tình hình đã khác hẳn đi: công nghệ để thực hiện một thị trường
điện tử đã rẻ đi rất nhiều. Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào
hàng khác nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị
trường chung có mật độ chào hàng cao. Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây
còn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các giải pháp phần mềm cho một cổng
Web toàn diện.
1. Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo tính cách của người tham gia:
• Người tiêu dùng
C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
• Doanh nghiệp
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
• Chính phủ

G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
2. Mô hình B2C
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 24
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các doanh nghiệp và
người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng
hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin
(hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách
điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.
Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu :Thương mại điện tử B2C là việc một
doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo
ra hoặc do mình phân phối.Các trang web khá thành công với hình thức này trên
thế giới phải kể đến Amazon.com,Drugstore.com, Beyond.com.
Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do
nhưng lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm,
không để ý và tệ nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình.
Tôi đã có lần trình bày ở bài viết về khởi nghiệp bằng thương mại điện tử của giới
trẻ . Chi phí để lập và duy trì một website là rất ít và không tốn kém với một cá
nhân chứ chưa kể đến một doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn trì trệ
trong việc cập nhật công nghệ thì sẽ sớm bị các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp
nước ngoài chiếm mất thị trường béo bở 80 triệu dân với 40% là giới trẻ.
3. Mô hình B2B
Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử
giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các
công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn
các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh
hơn B2C. thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo.
Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:

• Hậu cần - Vận tải, nhà kho và phân phối.
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 25
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm
• Cung cấp các dịch vụ ứng dụng - tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm
trọn gói từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare).
• Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như
máy chủ trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng.
• Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức
đấu giá trên Internet.
• Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trang
Web cho phép thương mại dựa trên Web.
Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (Đặc biệt chu
trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-
vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng)
và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS)
Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người
mua người bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch.
Qua hai nội dung trên chúng ta có thể đưa ra vài nét tổng quan về các doanh
nghiệp B2B:
Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng internet cho các doanh nghiệp khác
như máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng;
• Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng internet như
cung cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết
kế, bảo trì, website;
• Là các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán
doanh nghiệp, các phần mềm quản trị, các phần mềm ứng dụng khác cho
doanh nghiệp;
• Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet.
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 26
Xây dựng Website công ty máy tính Vĩnh Lâm

1.2.3. Lợi ích của thương mại điện tử
• Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và
đối tác.
• Giảm chi phí sản xuất.
• Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
• Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chí phí giao dịch.
• Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình
thương mại.
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.
1.2.4. Các đòi hỏi của thương mại điện tử
Song song với các lợi ích rõ rệt, trước mắt cũng như lâu dài; Thương mại
điện tử đã, đang, và còn tiếp tục đặt ra hàng loạt các đòi hỏi phải đáp ứng, và các
vấn đề cần phải giải quyết, trên tất cả các bình diện bao gồm: doanh nghiệp, quốc
gia và quốc tế. Những đòi hỏi của thương mại điện tử là một tổng thể của hàng
chục vấn đề phức tạp đan xen vào nhau trong một mối quan hệ hữu cơ; và bao
gồm:
1. Hạ tầng cơ sở công nghệ
Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi
đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực, bao gồm hai nhánh: tính
toán (computing) và truyền thông (communications), hai nhánh này ngoài công
nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền; và
hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng
công nghệ của thương mại điện tử. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai
mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về
kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).
Trần Vũ Quang - Lớp Công nghệ Thông tin - K46T4 27

×