Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

đồ án công nghệ thông tin Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý kho cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Châu Á – Thái Bình Dương..DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 141 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC HÌNH VẼ 1
DANH MỤC BẢNG 1
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động 4
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 4
1.1.5 Thực trạng việc ứng dụng tin học tại công ty 6
1.2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 7
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài 7
1.2.2 Định hướng lựa chọn đề tài 8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải thích
1 XNK Xuất nhập khẩu
2 CP Cổ phần
3 CSDL Cơ sở dữ liệu
4 QĐ Quyết định
5 BTC Bộ Tài chính
6 NCC Nhà cung cấp
7 IFD Information Flow Diagram – Sơ đồ luồng thông tin
8 BFD Business Function Diagram – Sơ đồ chức năng
9 DFD Data Flow Diagram – Sơ đồ luồng dữ liệu
10 ERD
Entity Relationship Diagram – Sơ đồ quan hệ thực
thể
11 PM Phần mềm
12 XL Xử lý


13 STT Số thứ tự
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 5
Hình 2.2: Phân loại phần mềm 12
Hình 2.3: Cấu hình phần mềm 13
Hình 2.4: Kỹ nghệ phần mềm 14
Hình 2.5: Vòng đời phát triển của phần mềm 15
Hình 2.6: Vai trò của thiết kế trong kỹ nghệ phần mềm 16
Hình 2.7: Sơ đồ thiết kế phần mềm 17
Hình 2.8: Phác thảo thứ nhất về bài toán 20
Hình 2.9: Phác thảo thứ hai về bài toán 20
Hình 2.10: Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin 21
Hình 2.11: Các ký pháp dùng trong sơ đồ luồng dữ liệu DFD 23
Hình 2.12: Lưu đồ quy trình xác định yêu cầu 25
Hình 2.13: Lưu đồ quy trình thiết kế phần mềm 27
Hình 2.14: Lưu đồ quy trình lập trình 29
Hình 2.15: Lưu đồ quy trình kiểm thử 31
Hình 2.16: Lưu đồ quy trình triển khai 33
Hình 3.17: Quy trình quản lý kho 38
Hình 3.18: Sơ đồ luồng thông tin nghiệp vụ nhập kho 44
Hình 3.19: Sơ đồ luồng thông tin nghiệp vụ nhập kho 45
Hình 3.20: Sơ đồ luồng thông tin báo cáo 46
Hình 3.21: Mô hính chức năng BFD 47
Hình 3.22: Sơ đồ ngữ cảnh 48
Hình 3.23: DFD mức 0 49
Hình 3.24: DFD xử lý nhập hàng 1.0 50
Hình 3.25: DFD xử lý xuất hàng mức 2.0 51
Hình 3.26: DFD kiểm kê và báo cáo 3.0 52
Hình 3.27: Sơ đồ quan hệ thực thể ERD 64
Hình 3.28: Sơ đồ kiến trúc hệ thống 65
Hình 3.29: Thuật toán đăng nhập 66

Hình 3.30: Thuật toán thêm bản ghi mới 67
Hình 3.31: Thuật toán xóa bản ghi 68
Hình 3.32: Thuật toán sửa bản ghi 69
Hình 3.33: Thuật toán tìm kiếm 70
Hình 3.34: Thuật toán in báo cáo 71
Hình 3.35: Lưu đồ nghiệp vụ nhập kho 72
Hình 3.36: Lưu đồ nghiệp vụ xuất kho 73
Hình 3.37: Form đăng nhập 74
Hình 3.38: Form cấu hính cơ sở dữ liệu 75
Hình 3.39: Form main 76
Hình 3.40: Form quản lý người dùng 77
Hình 3.41: Form danh mục kho 78
Hình 3.42: Form danh mục nhân viên 78
Hình 3.43: Form danh mục nhà cung cấp 79
Hình 3.44: Form danh mục khách hàng 80
Hình 3.45: Form danh mục loại hàng 80
Hình 3.46: Form danh mục hàng hóa 81
Hình 3.47: Form nhập kho 82
Hình 3.48: Phiếu nhập kho 83
Hình 3.49: Form xuất kho 84
Hình 3.50: Phiếu xuất kho 85
Hình 3.51: Form tồn kho 86
Hình 3.52: Form báo cáo hàng nhập theo nhà cung cấp 86
Hình 3.53: Form báo cáo hàng nhập theo mặt hàng 87
Hình 3.54: Form báo cáo hàng nhập theo thời gian 88
Hình 3.55: Form báo cáo hàng xuất theo mặt hàng 89
Hình 3.56: Form báo cáo hàng xuất theo thời gian 90
Hình 3.57: Form báo cáo hàng xuất theo khách hàng 91
Hình 3.58: Form báo cáo hàng tồn 92
Hình 3.59: Form tìm kiếm hàng nhập theo mặt hàng 92

Hình 3.60: Form tìm kiếm hàng nhập theo nhà cung cấp 93
Hình 3.61: Form tìm kiếm hàng xuất theo mặt hàng 94
Hình 3.62: Form tìm kiếm hàng xuất theo khách hàng 94
Hình 3.63: Báo cáo hàng nhập theo mặt hàng 95
Hình 3.64: Báo cáo hàng nhập theo nhà cung cấp 96
Hình 3.65: Báo cáo hàng nhập theo thời gian 97
Hình 3.66: Báo cáo hàng xuất theo mặt hàng 98
Hình 3.67: Báo cáo hàng xuất theo thời gian 100
Hình 3.68: Báo cáo hàng xuất theo khách hàng 101
Hình 3.69: Báo cáo tồn kho 102
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty (2009-2012) 6
Bảng 3.2: Bảng phiếu nhập 60
Bảng 3.3: Bảng danh mục nhà cung cấp 60
Bảng 3.4: Bảng danh mục kho 61
Bảng 3.5: Bảng danh mục nhân viên 61
Bảng 3.6: Bảng chi tiết phiếu nhập 61
Bảng 3.7: Bảng danh mục hàng 62
Bảng 3.8: Bảng danh mục loại hàng 62
Bảng 3.9: Bảng phiếu xuất 63
Bảng 3.10: Bảng khách hàng 63
Bảng 3.11: Bảng chi tiết phiếu xuất 63

Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Đặc biệt khi
nước ta ra hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì công nghệ thông tin đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực.
Chỉ khi thu thập được những thông tin chính xác thì các nhà quản lý, hoạch định kế

hoạch mới đưa ra những quyết định và kế hoạch đúng đắn đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Để thực hiện được điều này một trong những giải pháp hiệu quả nhất là tin học
hoá trong công tác quản lý tại các doanh nghiệp.
Trong nền sản xuất kinh doanh như hiện nay việc tin học hoá các hoạt động
quản lý là rất cần thiết. Quản lý kho hàng hoá trong các doanh nghiệp là một công
việc quan trọng, đòi hỏi bộ phận quản lý phải thực hiện nhiều nghiệp vụ phức tạp.
Một doanh nghiệp muốn phát triển khả năng sản xuất, thông tin… và khả năng đáp
ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất thì không thể thiếu một hệ thống
thông tin hỗ trợ.
Tuy nhiên để có một phần mềm phù hợp với công tác quản lý, phù hợp với
hoạt động của mỗi doanh nghiệp lại không phải là một vấn đề dễ dàng.
Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Châu Á – Thái Bình Dương, nhận thấy hệ thống
quản lý kho của Công ty rất phức tạp, khối lượng công việc nhiều đòi hỏi cần có một
phần mềm chuyên biệt có khả năng quản lý chính xác, thống nhất, cung cấp báo cáo,
thông tin một cách kịp thời cho những người sử dụng và quản trị hệ thống.
Chính từ sự cần thiết và hiệu quả của phần mềm quản lý kho trong các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích và
thiết kế phần mềm quản lý kho cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Châu Á – Thái
Bình Dương”.
Cấu trúc đề tài gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Châu Á –
Thái Bình Dương và đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề phương pháp luận về phân tích và thiết kế phần
mềm.
Chương 3: Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý kho cho Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu Châu Á – Thái Bình Dương.
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
2

Qua đây tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tận tình của
PGS.TS Hàn Viết Thuận - Giảng viên Khoa Tin học kinh tế và chị Nguyễn Thị Thanh
Hường - Kế toán trưởng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Châu Á – Thái Bình
Dương đã trực tiếp hướng dẫn hoàn thành đề tài này.
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Châu Á – Thái Bình
Dương
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty được thành lập tháng 6/2002. Trước đó, công ty xuất phát từ Phòng
Dự án – Công ty Thức ăn Chăn nuôi Hoa Kỳ liên kết với công ty Asia Pacific
Marketing Group (APMG) của Hồng Kông chuyên kinh doanh các máy móc, thiết bị
dụng cụ chăn nuôi và thú y, thiết bị phòng thí nghiệm, nguyên liệu thức ăn gia súc và
thức ăn bổ sung, phát triển các dự án nông nghiệp ở Việt Nam và làm đại diện cho
một số công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trên tại thị trường Việt Nam.
Thị trường
Ngoài việc bán hàng trực tiếp đến khách hàng, công ty còn mở rộng kênh phân
phối qua 20 đại lý bán hàng trên khắp cả nước. Các khách hàng chủ yếu của công ty
là:
 Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
 Các công ty giống, trung tâm nghiên cứu và các công ty chăn nuôi
 Các trung tâm thụ tinh nhân tao, trung tâm khuyến nông, chi cục thú y
các tỉnh
 Các phòng thí nghiệm về thú y và y tế
 Các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, nhà máy giết mổ và chế biến thịt
 Các tổ chức quốc tế và công ty nước ngoài

Với các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú và chất lượng cao, công nghệ
tiên tiến, hiện đại, giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn tiếp tục góp phần giúp các nhà
chăn nuôi đạt hiệu qủa kinh tế cao, tiết kiệm chi phí trong sản xuất và kinh doanh,
từng bước đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường khu vực và
thế giới.
Tên pháp nhân, địa chỉ
Tên pháp nhân: Công ty CP XNK Châu Á - Thái Bình Dương (viết tắt: APC)
Địa chỉ: N6, 25 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-4) 35146471/35146470
Fax: (84-4) 35146469
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
4
Email: hoặc
Website:
Người đại diện: Ông Nguyễn Phương Thành - Chủ tịch hội đồng quản trị
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động
- Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng sau:
 Cung cấp các loại thiết bị, dụng cụ chăn nuôi gia súc, gia cầm
 Cung cấp thiết bị thu tinh nhân tạo, trang thiết bị phòng thí nghiệm
 Cung cấp thiết bị chuồng trại chăn nuôi lợn, gà như: sàn, máng, hệ
thống ăn uống tự động, hệ thống làm mát, thông gió …
 Cung cấp giống lợn thuần, giống gà, vịt, ngan, bồ câu, thỏ….và tinh
lợn, bò đông lạnh
 Cung cấp thiết bị giết mổ và chế biến thịt
 Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi , thức ăn bổ sung
 Thuốc thú y, thuốc sát trùng
- Tư vấn và phát triển các dự án chăn nuôi nông nghiệp, giết mổ và chế
biến thịt.
- Xuất nhập khẩu

- Đại diện, phân phối một số mặt hàng trên tại thị trường Việt Nam cho
một số hãng hàng đầu ở châu Âu, châu á và Châu Mỹ…như: Grimaud
(Pháp), InterHeat (Hàn Quốc), Nechmad (Israel), VK (Tây Ban Nha),…
1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Công ty có trên 30 nhân viên, trong đó: 4 bác sỹ thú y, 1 cử nhân kinh tế nông
nghiệp, 2 kỹ sư cơ khí, hơn 20 nhân viên kinh doanh và phát triển thị trường, tài
chính kế toán, ngoại thương và các lĩnh vực khác. Tất cả nhân viên của APC đều là
những cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, giám đốc
Thành là người đã từng có 25 trong nghề (18 năm làm Phó tổng giám đốc Công ty
Chăn nuôi Việt Nam, 7 năm làm Phó tổng giám đốc Công ty Thức ăn chăn nuôi Hoa
Kỳ) và đã duy trì, phát triển những mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty chăn nuôi
khác, nông trường quốc doanh và tư nhân, cũng như nhiều nhà máy, xí nghiệp, phòng
ban liên quan và hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
5
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra
giám sát hoạt động của Công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Giám đốc thực hiện
Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị quyết định chiến
lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty.
Tổng giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, bảo toàn
và phát triển vốn, thực hiện phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê
duyệt. Giám đốc chịu trách nhiệm hoàn toàn trước hội đồng quản trị về trách nhiệm
điều hành quản lý công ty.
Phòng hành chính: Quản lý, thực hiện công tác văn thư, hành chính và lưu
trữ của công ty, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch do Giám đốc phê
duyệt, tổng hợp tình hình các hoạt động của công ty trên các mặt công tác theo qui

định.
Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu tìm ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
thị trường và kiểm tra chất lượng của các sản phẩm nhập khẩu.
Phòng kĩ thuật: Triển khai, hướng dẫn sử dụng, bảo trì đối với các thiết bị
máy móc, thức ăn cũng như giống.
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phòng
hành
chính
Phòng
nghiên
cứu
Phòng

thuật
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Kho
Phòng

nhập
khẩu
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
6
Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh thực hiện kí kết hợp đồng kinh doanh
và đơn đặt hàng với khách hàng, và nhà cung cấp. Họ trực tiếp thực hiện các giao
dịch với khách. Ngoài ra phòng này cũng đảm nhiệm chức năng tìm kiếm và khai
thác thị trường, lập báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty để trình lên ban lãnh
đạo.
Phòng tài chính kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng
chế độ, chính sách của nhà nước trong toàn bộ các khâu sản xuất kinh doanh của công
ty. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, chi tiêu, quản lý chặt chẽ
tiền hàng. Kiểm tra việc kiểm kê định kỳ và hàng năm để quản lý, điều hành và phục
vụ cho công tác quyết toán tài chính, tính toán và xây dựng giá thành sản phẩm.
Phòng tài chính kế toán còn có nhiệm vụ quan trọng là quản lý hồ sơ nhân
viên, thực hiện tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, dựa trên bảng chấm công để tiến
hành tính lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên.
Phòng nhập khẩu: Quản lý việc nhập khẩu các sản phẩm giống vật nuôi, thức
ăn, thiết bị chăn nuôi.
Kho: trực tiếp quản lý các sản phẩm được nhập, xuất và các các sản phẩm
được giao cho khách hàng.
1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty (2009-2012)
Đơn vị tính: VNĐ
1.1.5 Thực trạng việc ứng dụng tin học tại công ty
Hiện tại các phòng ban đều được trang bị máy tính để quản lý, nghiên cứu, tìm
kiếm thông tin, lưu trữ dữ liệu, liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp phục vụ mục
đích sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả nhất.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 29.865.106.000 32.874.234.000 40.985.234.000 35.983.562.000
Chi phí 27.168.553.000 31.228.410.000 37.296.804.000 34.188.020.000

Lợi nhuận 2.696.553.000 1.645.824.000 3.688.430.000 1.795.542.000
Nộp ngân sách 674.138.250 411.456.000 663.917.400 323.197.560
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty (2009-2012)
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
7
Các máy tính được kết nối với nhau qua mạng LAN và đều truy cập được
Internet. Các máy đều được cài phần mềm tin học văn phòng và các tiện ích phục vụ
cho công việc và giải trí.
Các nhân viên trong công ty đa phần đều dụng máy tính thành thạo máy tính
cho phục vụ cho công việc của mình.
Công ty có sử dụng phần mềm kế toán tuy nhiên phần mềm còn chưa chuyên
nghiệp và mới chỉ dừng lại ở việc quản lý tài chính kế toán của công ty.
Kho hàng được quản lý bằng Excel gây nhiều khó khăn và bất tiện cho việc
quản lý và theo dõi lượng hàng trong kho.
1.2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài
a. Tình cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành
công rực rỡ. Sản phẩm hàng hóa của nước ta ngày càng đa dạng, phong phú và đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Việc gia nhập WTO cùng với xu thế quốc tế hoá
toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xă hội để hoà nhập vào thế giới đă làm cho thị
trường nước ta ngày một phong phú về hàng hoá, sản phẩm trong và ngoài nước, điều
này đă gắn nền kinh tế nước ta với những khó khăn và thách thức mới.
Hiện nay trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh
tranh, ra sức tìm chỗ đứng trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá của mình
với những ưu thế riêng của như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mă, tính tiện
dụng…
Mục đích của doanh nghiệp nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận nghĩa là hoạt
động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, hơn thế nữa phải là hiệu quả cao, lãi càng

nhiều càng tốt. Mà lợi nhuận lại tỷ lệ nghịch với chi phí vì thế các doanh nghiệp đều
ra sức tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy với tỷ
trọng khoảng 60 – 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần phải quản lý thật tốt. Nếu
doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm
làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho
doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì hiệu quả
kinh tế càng cao. Với vai trò quan trọng như vậy thì yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng. Để
quản lý nguyên vật liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn thì công tác kế toán
nguyên vật liệu phải được tổ chức một cách khoa học hợp lý vừa tuân thủ những quy
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
8
định, chế độ của nhà nước vừa phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Cũng như nhiều công ty khác, quản lý kho của công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Châu Á – Thái Bình Dương cũng là một số vấn đề tồn tại cần được hoàn thiện.
Hiện tại hệ thống quản lý kho của công ty sử dụng Excel. Các kho hàng với số loại
sản phẩm lớn nên việc quản lý kho gặp khá nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
Hơn nữa hiện tại công ty đang có nhu cầu mở rộng thị trường nên việc có 1 hệ thống
quản lý kho hàng cũng là 1 điều hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển
hiện nay của xã hôi. Việc giải quyết và làm rõ được vấn đề cấp thiết đó sẽ làm cho
công tác quản lý kho hoàn thiện hơn.
b. Mục đích nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về phương pháp luận phân tích và thiết kế phần mềm
ứng dụng quản lý kho hàng cho công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Châu Á- Thái Bình
Dương.
1.2.2 Định hướng lựa chọn đề tài
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Châu Á – Thái
Bình Dương, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động kinh doanh và tình hình tin

học hóa của công ty, được sự giúp đỡ, tư vấn của công ty và giảng viên hướng dẫn
thực tập, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích và thiết kế phần mềm quản lý
kho cho công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Châu Á – Thái Bình Dương”.
1.2.3 Tổng quan về đề tài
a. Mục đích
Hỗ trợ và khắc phục những hạn chế của việc quản lý kho hiện tại:
 Hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ quản lý kho
 Tiết kiệm thời gian chi phí cho việc quản lý kho
 Đảm bảo chính xác, nhanh chóng kịp thời cho công việc
b. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các nhà quản lý của công ty và các nhân viên trong bộ phận quản lý kho sản
phẩm.
Phần mềm quản lý kho cho công ty Cổ phần XNK Châu Á– Thái Bình Dương
được xây dựng trước hết để áp dụng trong nội bộ công ty, bên cạnh đó phần mềm này
cũng có thể áp dụng tại các công ty xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ trên cả
nước.
c. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
9
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá trình xây dựng đề tài
như sau:
 Phương pháp thu thập thông tin: đến công ty quan sát hệ thống làm
việc, nghiên cứu tài liệu trên trang web của công ty
và các tài liệu được lưu giữ trong sổ sách.
 Phương pháp phỏng vấn: ngoài phỏng vấn trực tiếp giám đốc công ty để
biết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, phỏng vấn nhân viên
làm việc tại kho hàng để biết được quy trình làm việc trong kho, nhập
xuất hàng hóa như thế nào.
 Phương pháp tổng hợp, logic: được áp dụng trong quá trình phân tích

tài liệu thực hiện đề tài
 Phương pháp mô hình hóa: áp dụng trong quá trình phân tích và thiết kế
phần mềm.
d. Những đối tượng được hưởng lợi
Phần mềm quản lý kho cho công ty Cổ phần XNK Châu Á – Thái Bình Dương
sẽ mang lại lợi ích cho những đối tượng sau:
Nhân viên kho hàng
Là người trực tiếp làm việc với phần mềm quản lý kho, nhân viên kho hàng sẽ
là người đầu tiên thấy được lợi ích phần mềm mang lại. Khối lượng công việc giảm
xuống đáng kể, tránh được những sai sót không đáng có, hoàn thành công việc nhanh
hơn, kịp thời báo cáo cho ban giám đốc khi có yêu cầu.
Khách hàng
Khách hàng sẽ được thoả mãn với việc được đáp ứng nhanh các nhu cầu của
mình, hàng hóa sẽ được nhận đúng hẹn, đúng sản phẩm và như vậy sẽ ngày càng thu
hút được nhiều khách hàng hơn nữa.
Lãnh đạo
Nhờ có phần mềm quản lý kho này mà các cấp lãnh đạo của công ty Cổ phần
XNK Châu Á – Thái Bình Dương sẽ được cung cấp những báo cáo cần thiết, kịp thời
và chính xác, phục vụ cho vịêc ra quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn.
Công ty
Với việc áp dụng phần mềm quản lý kho, mọi công việc của công ty sẽ trở nên
rõ ràng mình bạch hơn, tạo dựng lòng tin đối với khách hàng, nhà cung cấp, từ đó vị
trí và uy tín của công ty trên thị trường ngày càng đựơc nâng lên.
e. Một số kết quả cần đạt
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
10
Xây dựng được một phần mềm quản lý kho thỏa mãn được những yêu cầu cấp
thiết đang đặt ra của công ty.
Hướng dẫn cán bộ quản lý kho và các lãnh đạo sử dụng thành thạo phần mềm quản lý

kho.
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
11
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT
KẾ PHẦN MỀM
2.1 Phương pháp luận cơ bản
2.1.1 Phần mềm
a. Khái niệm phần mềm
Phần mềm là một hệ thống các chương trình có thể thực hiện trên máy tính
nhằm hỗ trợ các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt nhất
các thao tác nghiệp vụ của mình. Nhiệm vụ chính yếu của phần mềm là cho phép các
nhà chuyên môn thực hiện các công việc của họ trên máy tính dễ dàng và nhanh
chóng hơn so với khi thực hiện cùng công việc đó trong thế giới thực.
Nhà tin học Mỹ Roger Pressman định nghĩa phần mềm là tổng thể 3 yếu tố:
- Các chương trình máy tính
- Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình xử lý các thông tin thích hợp
- Hệ thống tài liệu hướng dẫn sử dụng
b. Đặc trưng của phần mềm
Phần mềm là phần tử hệ thống logic chứ không phải là phần tư hệ thống vật lý.
Do đó phần mềm có những đặc trưng khác với hệ thống phần cứng. Phần mềm có các
đặc trưng sau đây:
- Phần mềm được kỹ nghệ hoá, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển.
- Phần mềm không bị hỏng đi trong quá tình sử dụng.
- Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ không lắp đặt từ những
phần mềm có sẵn.
c. Phân loại phần mềm
- Phần mềm hệ thống: bao gồm hệ điều hành, các ngôn ngữ lập trình,
chương trình dịch.

- Phần mềm ứng dụng: bao gồm phần mềm ứng dụng đa năng, phần
mềm ứng dụng chuyên dụng.
Mô hình tổng thể phân loại phần mềm được biểu diễn trong hình vẽ sau:
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
12
Hình 2.2: Phân loại phần mềm
d. Cấu hình phần mềm
Cấu hình phần mềm bao gồm các thành tố sau:
- Kế hoạch phần mềm
- Đặc tả yêu cầu.
- Thiết kế
- Kiểm thử.
- Chương trình làm việc.
Cấu hình phần mềm cũng tương đối chuẩn mực như cấu hình phần cứng và
được sử dụng rộng rãi trong các công ty phần mềm trong quá trình xác định sản phẩm
của quy trình sản xuất. Mô hình của cấu hình phần mềm được mô tả trong hình vẽ
sau:
PHẦN MỀM
Phần mềm hệ thống Phần mềm ứng dụng
Hệ điều hành
Các ngôn ngữ lập
trình
Chương trình dịch
PM ứng dụng đa năng PM chuyên dụng
Soạn
thảo
văn
bản
Quản

trị
CSDL
Phần
mềm
kế
toán
Phần
mềm
quản trị
nhân
lực
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
13
Hình 2.3: Cấu hình phần mềm
2.1.2 Kỹ nghệ phần mềm
Kỹ nghệ phần mềm (SE) là lĩnh vực nghiên cứu của tin học nhằm đề xuất các
nguyên lý, các công cụ, các phương pháp, cách tiếp cận và phương tiện phục vụ cho
việc thiết kế và cài đặt các sản phẩm phần mềm.
Trong giai đoạn phát triển khi phần mềm đã trở thành một nền công nghiệp thì
kỹ nghệ phần mềm được coi là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong các công ty
phần mềm và trường đại học.
Mỗi sản phẩm phần mềm ở quy mô Công nghiệp đều phải đạt được các yêu
cầu cơ bản sau:
- Tính đúng đắn
- Tính dễ điều chỉnh và dễ sửa đổi, cải thiện
- Tính khoa học
- Tính phổ cập rộng rãi tức là có thể sử dụng cho nhiều lớp bài toán khác nhau
- Tính dễ sử dụng
- Tính độc lập đối với thiết bị phần cứng: tức là mỗi sản phẩm phần mềm có thể

chạy được trên nhiều máy tính khác nhau.
Theo Roger Pressman thì kỹ nghệ phần mềm là một tổ hợp bao gồm phương
pháp, công cụ và thủ tục nhằm giúp cho kỹ sư phần mềm nắm được các quy trình
chuẩn trong chế tác phần mềm và giúp cho người quản lý dự án thực hiện các bước
của một quy trình sản xuất phần mềm quy mô công nghiệp.
Kế hoạch Đặc tả yêu
cầu
Thiết kế
VB chương trình
Chương trình
làm việc
Đặc tả kiểm thử
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
14
Hình 2.4: Kỹ nghệ phần mềm
2.1.3 Quy trình phát triển phần mềm
Mô hình thác nước là một trong những mô hình đầu tiên và phổ biến được áp
dụng trong quá trình phát triển phần mềm. Mô hình này chia quá trình phát triển phần
mềm thành những giai đoạn tuần tự nối tiếp nhau, mỗi giai đoạn có một mục đích
nhất định. Kết quả của giai đoạn trước sẽ là thông tin đầu vào cho giai đoạn tiếp theo
sau.
Các công đoạn của mô hình thác nước:
- Công nghệ hệ thống: Quy trình này bao trùm lên tất cả các công đoạn trong
sản xuất phần mềm. Phần mềm là một bộ phận của một hệ thống quản lý nói
chung. Do đó công việc nghiên cứu phần mềm phải được đặt trong mối liên hệ
chặt chẽ với các thành phần khác của hệ thống quản lý như phần cứng, nhân tố
con người, cơ sở dữ liệu.
- Phân tích: Đưa ra một cái nhìn tổng thể các khía cạnh của phần mềm và chính
là nền tảng của thiết kế. Kỹ sư phần mềm tiến hành phân tích các chức năng

cần có của phần mềm, các giao diện.
- Thiết kế: là một tiến trình nhiều bước, tập trung vào 4 thuộc tính phân biệt của
chương trình là: Cấu trúc dữ liệu, các thủ tục, kiến trúc phần mềm, các đặc
trưng giao diện. Tài liệu thiết kế phần mềm là một bộ phận của cấu hình phần
mềm.
Kỹ nghệ PM (SE)
Nội dung
Phương pháp
Công cụ
Thủ tục
Công dụng
Kỹ sư
phần
mềm
Quản
trị viên
dự án
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
15
- Mã hoá: Thiết kế phải được dịch thành ngôn ngữ máy mà máy tính có thể đọc
và hiểu được. Bước mã hoá thực hiện công việc này.
- Kiểm thử: tập trung vào phần logic bên trong phần mềm, đảm bảo rằng tất cả
các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện ra các lỗi và kết quả phù hợp
với dữ liệu vào.
- Bảo trì: Sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng, chắc chắn sẽ phải có
những thay đổi để hoàn toàn tương thích với các điều kiện quản lý của cơ sở
thực tế. Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng yêu cầu nâng cao chức
năng hay hiệu năng. Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước của
vòng đời phát triển nói trên cho chương trình hiện tại chứ không phải là

chương trình mới.
Hình 2.5: Vòng đời phát triển của phần mềm
2.1.4 Thiết kế phần mềm
a. Vai trò của thiết kế phần mềm
Như ta đã biết, phân tích, thiết kế và cài đặt là 3 quy trình cơ bản để sản xuất
một phần mềm có tính chất thương mại trên thị trường. Trong 3 công đoạn này thì
thiết kế chiếm chi phí về lao động và tài chính nhiều nhất. Sau khi đã hoàn thiện quá
Công nghệ
hệ thống
Phân tích
Mã hoá
Thiết kế
Kiểm thử
Bảo trì
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
16
trình phân tích, trong đó phân tích viên đánh giá yêu cầu người sử dụng và lập báo
cáo phân tích, toàn bộ hồ sơ được chuyển sang bộ phận lập trình, từ đây bắt đầu quá
trình thiết kế. Như vậy có thể nói thiết kế là một tiến trình sản xuất phần mềm trong
đó yêu cầu của người sử dụng được dịch thành một sản phẩm phần mềm có tính ứng
dụng cao.
Quy trình thiết kế phần mềm chiếm đến 75% tổng chi phí sản xuất phần mềm
và chịu trách nhiệm đến 80% đối với sự thành công của một sản phẩm.
- Đối với một phần mềm có thiết kế thì khi phát triển các chức năng của phần
mềm người ta luôn luôn có nền tảng định hướng rõ ràng mà sau khi phát triển
không gây ra sự đổ vỡ cho phần mềm.
- Đảm bảo tính mở của phần mềm tức là cho phép phát triển thêm mà không phá
vỡ tính cấu trúc của chúng, đối với những phần mềm không được thiết kế đầy
đủ chỉ một thay đổi nhỏ của dữ liệu và môi trường đã có những thay đổi lớn

trong cấu trúc phần mềm thậm chí phần mềm còn mất khả năng hoạt động.
- Quá trình thiết kế đảm bảo cho sự bền vững của phần mềm khi có những biến
đổi dữ liệu hoặc có nhiều biến cố của môi trường.
- Mô hình dưới đây cho thấy một cách trực quan việc có thiết kế và không có
thiết kế trong kỹ nghệ phần mềm:
o
Hình 2.6: Vai trò của thiết kế trong kỹ nghệ phần mềm
Vì vai trò của thiết kế đặc biệt như vậy trong kỹ nghệ phần mềm lên công đoạn
thiết kế trên thế giới được đánh giá rất cao nhất là khi ta đã sử dụng phương pháp lập
trình tự động hay lập trình dựa trên máy tính.
b. Tiến trình thiết kế phần mềm
Thiết kế phần mềm được tiến hành theo hai bước:
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
17
Thiết kế sơ bộ: quan tâm tới việc dịch các yêu cầu thành kiến trúc dữ liệu và
phần mềm.
Thiết kế chi tiết: tập trung vào việc làm mịn biểu diễn kiến trúc để dẫn tới cấu
trúc dữ liệu chi tiết và biểu diễn thuật toán cho phần mềm.
Tiến trình thiết kế trong kỹ nghệ phần mềm, xem xét từ nhiều góc độ khác
nhau và xuất phát từ quan điểm quản lý dự án, thì quy trình thiết kế phần mềm tiến
hành theo hai bước: thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết. Còn xét ở góc độ kỹ thuật thì
quá trinh, thiết kế phần mềm bao gồm bốn công đoạn: thiết kế kiến trúc, thiết kế dữ
liệu, thiết kế thủ tục, thiết kế giao diện.
Hai khía cạnh kỹ thuật và quản lý của quy trình thiết kế có mối liên quan mật
thiết với nhau và được minh hoạ trong hình dưới đây.
Hình 2.7: Sơ đồ thiết kế phần mềm
Nếu xét từ góc độ quản lý dự án phần mềm chúng ta sẽ thực hiện các bước:
Bước 1: Trong quá trình thiết kế sơ bộ, người ta cũng có 4 bước:
- Thiết kế kiến trúc sơ bộ

- Thiết kế dữ liệu sơ bộ
- Thiết kế giải thuật sơ bộ
- Thiết kế thủ tục sơ bộ
Ở bước 1 cả 4 nội dung đều được thiết kế ở mức tổng quát, để ta có cái nhìn
tổng thẻ, chưa đi vào chi tiết, nhưng có thể đi vào những đặc trưng của phần mềm.
Bước 2: Chuyển sang bước thiết kế chi tiết
- Thiết kế kiến trúc chi tiết
- Thiết kế dữ liệu chi tiết
- Thiết kế giải thuật chi tiết
Chuyên đề thực tập
Nguyễn Ngọc Ân
18
- Thiết kế giao diện chi tiết
Như vậy, việc phân chia thành 2 công đoạn sơ bộ và chi tiết được xét trên góc
độ quản lý, chia 4 nội dung là góc độ kỹ thuật. Cùng là tiến trình thiết kế, nhưng được
bổ theo chiều dọc và chiều ngang.
2.1.5 Một số phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích và thiết kế
phần mềm
a. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin về hệ thống quản lý là công cụ đầu tiên cho quá trình phân
tích hệ thống. Mục tiêu theo đuổi của phần này là làm sao để có được các thông tin
liên quan đến mục tiêu đã được đặt ra với độ tin cậy cao và chính xác nhất. Có 4
phương pháp thường được sử dụng khi thu thập thông tin như sau:
Phương pháp 1: Quan sát hệ thống
Trong một số trường hợp không có tài liệu về hệ thống người ta phải thu thập
thông tin bằng cách quan sát hoạt động của hệ thống. Việc quan sát này tập trung vào
các điểm như quy trình của hệ thống, đầu vào của hệ thống, kết quả đầu ra của hệ
thống, những quy chế đặc biệt trong hệ thống và đặc biệt là cách hành xử của các
nhân viên trong hệ thống đó. Những thông tin này được bổ sung cùng với kết quả
nghiên cứu tài liệu về hệ thống cho ta một cái nhìn đầy đủ hơn về cơ chế hoạt động

tổng thể của hệ thống.
Ví dụ trong một hệ thống ngân hàng, không phải mọi thông tin chi tiết đều
được phản ánh đầy đủ trong tài liệu, vì vậy phải quan sát hoạt động của nhân viên
ngân hàng, khi thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền, trả tiền của khách hàng, cung cấp
thẻ ATM cho khách hàng, lập bảng cân đối vào cuối ngày, Những thông tin này rất
bổ ích khi đánh giá hoạt động tổng thể của một chi nhánh ngân hàng để có thể xây
dựng phần mềm mô phỏng những hoạt động đó của ngân hàng.
Phương pháp 2: Nghiên cứu tài liệu về hệ thống
Nhiệm vụ chính của phương pháp nghiên cứu tài liệu về hệ thống là thu thập
các thông tin về các thành phần của hệ thống hiện tại và sự hoạt động của chúng. Để
có một hình ảnh đầy đủ về các thành phần của hệ thống người ta phải nghiên cứu các
khía cạnh sau
- Hoạt động của hệ thống
- Thông tin ra của hệ thống
- Thông tin vào của hệ thống
- Cách giao tiếp, trao đổi thông tin trong hệ thống

×