Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

đồ án công nghệ thông tin Thực trạng và giải pháp về phát triển công nghệ phần mềm trên thế giới những kinh nghiệm và bài học với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.66 KB, 22 trang )

LờI NóI ĐầU
Trong sự phát triển như vũ bão hiện nay của nghành công nghệ thông
tin, xu thế của xã hội đang tiến dần vào xã hội thông tin,phát triển các ngành
công nghệ cao dựa trên nền tảng là tri thức đã và đang diễn ra ở tất cả các
quốc gia trên thế giới. Xã hội loài người đã trải qua hai cuộc cách mạng trong
lực lượng sản xuất nó đả làm thay đổi can ban trình độ sản xuất và tạo ra
nhiều sản phẩm để thoả mãn ngày càng tăng nhu cầu của con người. Hiện nay
xã hội loài người lại đang bước vào một kỷ nguyên mới, một xã hội mới xã
hội thông tin .Sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm
cho một số nứơc phát triển vượt bậc, Giầu có và bỏ xa các nước còn lại, làm
cho các nước này bị tụt hậu. Nhưng với xã hội thông tin thì đây là cơ hội ngàn
vàng để cho các nước kém phát triển có thể đưổi kịp và rút ngắn khoảng cách
so với các nước phát triển. Nếu không nắm bắt được cơ hội đó thì có thể sẽ
làm cho các nước này bị tụt hậu hơn, chính vì thế phát triển công nghệ thông
tin trong đó công nghiệp phần mềm đóng vai trò quan trọng là một muc tiêu
và động lực cơ bản để đưa các nước đang phát triển theo kịp với thời đại, theo
kịp với các nước phát triển. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy
đó, làm thế nào để theo kịp nó là một nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của
đang và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Do đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên mà em thực hiện
nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong thầy giáo góp ý để bài viết
này được hoàn thành tốt. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Tiến sĩ Lê
Công Hoa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành công trình khoa
học này.
Em xin chân thành cảm ơn!
A - phần mở đầu
1) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Nhân loại loài người đang bước vào một thời đại mới, nền kinh tế tri thức.
Lấy trí lực làm nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu, lấy sử dụng, phân
phối, sản xuất tri thức làm nhân tố chủ yếu. Sự phát triển của nền kinh tế tri
thức rất khác biệt so với sự phát triển của các loại hình kinh tế truyền thống


trước đây. Nó lấy công nghiệp công nghệ cao làm chỗ dựa chủ yếu, trong đó
công nghệ thông tin được coi là nền tảng để phát triển. Công nghệ thông tin
đang là mục tiêu phát triển hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới hiện
nay. Sự phát triển của các quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay,
nghành công nghiệp công nghẹ thông tin đóng vai trò vô cùng to lớn. Nó làm
cho thế giới xích lại gần nhau hơn, các quốc gia kém phát triển nếu biết tận
dụng thời cơ có thể vươn lên. Công nghiệp công nghệ thông tin đang dần trở
thành ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của các quốc gia, nó tạo ra một
khối lượng công việc khổng lồ, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển
theo, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng của
các ngành công nghiệp truyền thống. Vai trò to lớn của ngành công nghệ
thông tin có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm, nó là
cơ sở là động kự cho sự phát triển công nghệ thông tin và kinh tế tri thức.
Ngành công nghiệp phần mềm là một ngành cong nghệ cao, nó có đặc điểm
rất khác so với các ngành công nghiệp truyền thống. Công nghiệp phần mềm
sủ dụng chủ yếu là trí tuệ con người, nguyên liệu tạo ra ban đầu không đáng
kể nhưng lại có một giá trị to lớn, lợi nhuận cao. Bất cứ một quốc gia nào
muốn phát triển công nghệ thông tin đều phải quan tâm đến công nghiệp phần
mềm nó thường chiếm khoảng 40% trong ngành công nghệ thông tin, nó là cơ
sở quan trọng để cho công nghệ thông tin phát triển, tạo ra giá trị khá lớn thúc
đẩy nền kinh tế đi lên, giúp cho các quốc gia đang phát triển có thể đi tắt đón
đầu rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Ngành công nghiệp
phần mềm phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực trí tuệ con người, nguồn lực
này ở các nứoc đang phát triển là một tiềm năng rất lớn, chưa khai thác hết.
Bên cạnh đó các nước muốn phát triển được cần phải có nguồn vốn to lớn để
có thể đầu tư vào các ngành công nghệ mang lại giá trị cao tuy nhiên điều này
chỉ có các nước phát triển mới có khả năng. Vậy thì các nứoc nghèo, các nước
đang phát triển mãi là những nước nghèo, nhưng với xu thế phát triển của xã
hội hiện nay, dựa vào tri thức là chính, đặc biệt là ngành công nghiệp phần
mềm, một nghành kinh tế mang lại giá trị vô cùng to lớn, vốn đầu tư vào lại

Ýt, đây là một cơ hội ngàn vàng cho các nước kém và đang phát triển hiện
nay.
Như vậy phát triển công nghiệp phần mềm đang là một xu thế tất yếu
của các quốc gia nếu muốn tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức, tiến vào xã hội
thôn tin. Đây là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế tri thức và là cơ
sỏ chủ yếu cho sự phát triển chủ yếu của công nghệ thông tin. Mét trong
những hướng đi cho các nước trong sự bùng nổ xã hội thông tin hiện nay.
2) Mục đích, phương pháp nghiên cứu đề tài:
Qua đề này này chúng ta có thể hiểu về sự phát triển như vũ bão của
ngành công nghệ thông tin hiện nay ở trên thế giới. Trong đó ngành công
nghệ phần mềm đóng vai trò quan trọng, chủ đạo. Nó cũng cho chóng ta thấy
được vai trò của công nghệ phần mềm trong nền kinh tế quốc dân của các
quốc gia, những lợi thế và khả năng có thể phát triển ngành công nghệ cao
này ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Đề án cũng đưa ra các thực trạng và những giải pháp ở các nước có nền công
nghệ phần mềm phát triển mạnh và những nước đang có tiềm lực lớn để phát
triển ngành công nghệ cao này ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển.
Đề án cũng đưa ra các thực trạng và những giải pháp ở các nước có nền
công nghệ phần mềm phát triển mạnh và những nước ddang đánh có tiềm lực
lớn để phát triển. Qua đó ta có thể đánh giá chung và có một cái nhìn toàn
cảnh về ngành công nghệ phần mềm trên thế giới hiện nay. Từ đó chúng ta sẽ
rót ra được những kinh nghiệm và bài học trên thế giới sau quá trình phát
triển vô cùng to lớn để có thể áp dụng vào cho Việt Nam, từ những nước đi
trước đã và đang phát triển thành công công nghệ phần mềm ta có thể tìm ra
được một hướng đi đúg đắn, phù hợp với trình độ và khả năng của dất nước.
Đưa đất nước đi lên, phát triển và bắt kịp được với các quóc gia phát triển
trước mắt điều quan trọng là chúng ta có thể rút ngắn được khoảng cách với
các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.
B- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHỆ PHẦN MỀM TRÊN THẾ GIỚI NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ
BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM
I- XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA XÃ HỘI THÔNG TIN:
1- Quy luật phát triển xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Nhân loại đã ghi nhận ba cuộc cách mạng trong lực lượng
sản xuất mà nền tảng của nó là tri thức, được sản sinh ra từ bộ não của con
người, nguồn kực tri thức ngày càng được tạn dụng triệt để hơn bao giờ hết.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với quy luật phát triển đưa xã
hội bước sang một thời kỳ mới, tạo ra năng suất dựa vào máy móc đã mang
lại hiệu quả cao. Lợi nhuận lớn, tạo ra nhiÒu sản phẩm. Cuộc cách mạng lần
thứ hai trong lực lượng sản xuất đã làm cho năng suất lao động có bước nhảy
vọt, những ngành công nghệ cao đã xuất hiện và đem lại hiệu qảu vô cùng to
lớn. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học kỹ thuật thì
cũng xuất hienẹ khá nhiều vấn đề nan giải cần phải giải quyết. Sự cạn kiệt tài
nguyên ô nhiễm môi trường đang là nhãng vấn đề cân giải quyết. Tong thời
đại mớim thời đại thông tin. Những nàh kinh tế trên thế giới đã nhận định đây
là một cuộc cách mạng thứ ba trong lịch sử phát triển lực lượng sản xuất này
dựa trên nền tảng của tri thức. Lấy tri thức làm tài nguyên chủ yếu phát triển,
nguồn tài nguyên này không hề cạn kiệt và dường như vô hạn của con người.
Hiện nay trên thế giới các quốc gia có xu hướng phát triển những ngành
công nghệ cao dựa vào tri thức. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của
văn minh nhân loại đã đưa xã hội loài người bước vào một thời kỳ mới thời
kỳ tin học hoá. Sự phát triển của thông tin gắn với tin học đang là xu thế phát
triển tất yếu của xã hội. Nó đưa nền sản xuất của xã hội bước sang mét giai
đoạn phát triển cao hơn gọi là nền kinh tế tri thức. Trong sự phát triển như vũ
bão của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ đã đưa ra nhiều vấn
đề toàn cầu cần giải quyết, vì thế xu thế hiện nay cần phải liên kết với nhau và
giúp đỡ nhau cùng phát triển đã đưa các nước xích lại gần nhau.
Như vậy phát triển kinh tế dựa trên tri thức đang là một xu thế toàn

cầu, là quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Nó cũng phù hợp với quy luật
phát triển của lực lượng sản xuất. Đưa nhân loại bước vào nền văn minh mới,
tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, có giá trị cao. Nó làm thay đổi căn bản
trình độ sản xuất, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của con
người.
2- Công nghệ phần mềm, một ngành công nghệ cao đóng vai trong
quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp quan trọng của công
nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm. Ngành công nghiệp
phần mềm còn được hiểu là toàn bộ những chương trình cho mọi cụ thể sử lý
thống tin. Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghệ cao có rất nhiều
đặc điểm khác biệt so với các ngành công nghệ cao khác. Ngành công nghệ
phần mềm là một ngành công nghệ có hàm lượng chất xám cao, giá thành vật
chất hầu như không đánh kể, giá thành chính trong đó là những vật mang tin
đó là chất sám thuần tuý. Việc nhân bản phần mềm cũng khá dễ dàng, khi đã
có phần mềm thì việc tạo ra phần mềm thứ hai là lao động giản đơn, ai cũng
có thể làm được và kinh phí thì hầu như bằng không. Đặc điểm quan trọng là
phần mềm thứ hai vẫn có giá trị như vậy. Chính vì điều này nên nó dễ bị mất
bản quyền năng suất lao động từ phần mềm là khá cao khi một sản phẩm phần
mềm đã được thị trường chấp nhận thì doanh số của nó tăng vọt, lợi nhuận rất
cao. Tuy nhiên chu kỳ sống của sản phẩm phần mềm khá ngắn ngủi do tính
cạnh tranh trong bối cảnh đó để có thể tồn tại và phát triển thì luôn phải tạo ra
một phiên bảo cao hơn. Khi đó phiên bản cũ sẽ được sử dụng miễn phí với giá
trị sử dụng không thay đổi so với ban đầu. Sản phẩm phần mềm còn có một
đặc điểm khá quan trọng và khác so với các sản phẩm khác đó là chất lượng
càng tốt thì giá càng rẻ vì sản phẩm càng tốt thì sẽ càng có nhiều người sử
dụng, như vậy càng có thể bán với giá rẻ hơn do kinh phí nhận bán là không
đáng kể, nó khác hẳn với quy luật tiền nào của Êy trong kinh tế công nghiệp.
Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay, phạm vi sử dụng phần mềm là không có

gianh giới, một sản phẩm ra đời nếu có khách hàng thì không chỉ giới hạn ở
một quốc gia. Ngành công nghệ phần mềm có khả năng tạo ra sản phẩm
không giới hạn, nó có một thị trường sản phẩm rộng lớn, được ứng dụng trong
mọi lĩnh vực, nó thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. sự quan trọng của
ngành công nghệ phần mềm, các đặc trưng khác biệt của nó dưa lại những ưu
thế và thế mạng quan trọng cho sự phát triển của công nghệ thong tin đưa các
quốc gia tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức, đưa các quốc gia kém phát triển.
Ngành công nghiệp phần mềm phát triển dựa chủ yếu vào tri thức của con
người, dựa vào hàm lượng chất xám cao, đàu tư cho cơ sở vật chất ban đàu
không lớn, giá trị đem lại cao, là ngành siêu lợi nhuận, ta có thể lấy ví dụ đa
số những người giầu nhất thế giới hiện nay đều sản xuất hay kinh doanh trong
lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là phầm mềm như Bill Gate. Công
nghiệp phần mềm thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác phát triển mà
việc phát triển nó ở các nước nghèo lại có điều kiện và cơ sở để tiến lên. Đây
là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho các quốc gia đang phát
triển nếu không có chính sách cũng như hướng đi đúng đắn sẽ là cho nền kinh
tế càng trở lên tụt hậu so với các nước khác.
Chóng ta là một nước đang phát triển có nguồn lực to lớn để có thê
phát triển công nghiệp phần mềm, đay là cơ hội lớn cho Việt Namđi tắt và
đón đầu rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Tuy nhiên ngành
công nghiệp phần mềm là một ngành công nghệ cao mới mẻ đối với chúng
ta, cần phải có chiến lược đầu tư lau dài để có nền tảng phát triển vững mạnh.
Đưa đất nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
II- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ PHẦN MỀM TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
1- Thực trạng phát triển công nghệ phần mềm của một số nước trên
thế giới.
Đầu tiên chúng ta phải nói đến Hoa Kỳ một cường quốc về kinh tế.
Nenè kinh tế Hoa Kỳ đã có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực khoa học

công nghệ. Họ lần lượt vượt qua các quốc gia phát triển khác và vươn lên trở
thành quốc gia đứng đầu về kinh tế cũng như trong khoa học và kỹ thuật trên
thế giới. Trong vài chục năm trở lại đây Hoa Kỳ bắt đầu là nước đi tiên phong
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nước khởi sướng cho sự phát triển vượt
bậc của ngành công nghệ cao, ngành công nghệ phần mềm. Các Công ty sản
xuất phần mềm của Mỹ chiếm vị trí độc quyền trong lĩnh vực này chi phối
hầu như toàn bộ thị trường thế giới. Sự lớn mạnh của Công ty Microsof là
một minh chứng họ còn có thủ phủ Siticol nổi tiếng tập trung những chuyên
gia hàng đầu về lĩnh vực sản xuất phần mềm. Công ty Microsof hầu như năm
nào cũng cho ra đời những phiên bản mới, chiếm vị trí độc quyền trong thời
kỳ quá dài. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phần mềm đã đem
lại cho nền kinh tế Mỹ sự lớn mạnh , duy trì vị trí về kinh tế trên thế giới đưa
lại lợi nhuận khổng lồ, tạo ra nhiều việc làm và thúc dẩy các ngành khác phát
triển. hiện nay ở Mỹ ngành công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, xu thé
tin học hoá đang diễn ra, hầu như mọi lĩnh vực đều được trang bị tin học, có
khoảng 60% số người đang làm tin học,phần mềm chiém khoảng 50% trên thị
trường thế giới.
Ngành công nghiệp phần mềm của Mỹ có được vị trí như vậy là do Mỹ
đã biết đầu tư vào trí tuệ, vào phát triển ngành công nghệ cao dựa vào tri thức
này từ rất sớm có vốn và khuyến khích được tài năng của con người họ đã lôi
cuốn được khá nhiều chuyên gia có trình độ cao từ các nước có nền kinh tế
đang phát triển sang làm việc. Chính phủ Mỹ cũng có những chính sách nhằm
định hướng đúng đắn cho cácc công ty phần mềm và tạo diều kiện ưu đãi,
thuận lợi cho những Công ty này để có thể phát triển mạnh mẽ. chính vì thế
chỉ trong vài chục năm trở lại đây thì các Công ty phần mềm của Mỹ đã
chiếm lĩnh được thị trường thế giới.
Mét quốc gia khác có nền công nghiệp phần mềm đang lớn mạnh và
dần vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghệ thông tin
phát triển là Ên Độ. Trong vài năm trở lại đây ta có thể thấy Ên Độ đang tự
khảng định mình và đã có những thành công nhất định, tuy nhiên bên cạnh

đó, nó còn tồn tại những khó khăn mà Ên Độ phải đương đầu. Đầu tiên, ta cần
nhìn nhận những con số mà Ên Độ đã đạt được từ năm 1995 - 2000. Tổng
doanh số các sản phẩm phầm mềm ( cả dùng trong nước và xuất khẩu )đạt
khoảng 3tỷ USD vào năm 1998. Thị trường phần mềm toàn cầu vào khoảng
400- 500tỷ USD. như vậy thị phần về phần mềm chiếm không quá 1%. Số
máy tính trên đầu người là 1,5PC/ 1000 dân cũng quá thấp . Tuy nhiên trong
những năm tới thì sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường phần mềm thế
giới. Bởi vì hiện nay đang có chiến lược đầu tư khá rầm rộ cho ngành công
nghệ cao này chủ yếu là sản xuất phần mềm dịch vụ để xuất khẩu chứ không
phải ở dạng đóng gói. Vào năm 2000 thì đã chiếm khoảng 40% phần mềm
xuất khẩu nhưng chủ yÕu ở dạng sản phẩm dịch vụ , xuất khẩu ở dạng phần
mềm đóng gói, các Công ty có khả năng làm nhưng trở ngại lớn nhất là khi
đưa sản phẩm ra thị trường thế giới rất khó khăn. Các Công ty phần mềm Ên
Độ không gần gũi với thị trường phần mềm đóng gói nước ngoài. Thị trường
trong nước là hướng dẫn tồi cho các nhà phát triển phần mềm do nhiều nhu
cầu khác nhau, bên cạnh đó ưu thế về chi phí gia công thấp đang giảm dần
mặc dù sản xuất phần mềm không tốn nhiều chi phí nhưng tốn không Ýt để
tiếp thị, quảng cáo thu hút sự chú ý của khách hàng. Tờ Economics (1994,
Sept,17) đưa ra con số của các Công ty phần mềm chi 40- 50% doanh sè cho
khâu tiếp thị và bán hàng của các Công ty phần mềm lớn như Microsoft lên
tới hàng tỷ USD. Một điểm yếu nữa đó là các Công ty phần mềm của chưa có
uy tín trên thị trường phần mềm đóng gói, chưa có một hãng tên tuổi nào của
Ên Độ làm việc này, thì khó bán được lượng hàng lớn. Hơn nữa việc hỗ trợ
khách hàng, bảo trì, cập nhật sản phẩm trên thị trường nước ngoài cũng tốn
không Ýt tiền.
Bên cạnh đó kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng dù có thành công
đi nữa thì cũng chỉ đạt từ 1- 5% mà thôi, điều này đòi hỏi đầu tư lớn điều mà
Ên Độ khó có thể làm được. Từ những nguyên nhân nêu trên, nhiều Công ty
của Ên Độ đã bằng lòng gia công cho các Công ty nước ngoài với giá hạ,
đồng thời với việc từng bước tìm ra thị trường phần mềm tạm gọi là đóng gói.

Các sản phẩm này thường là đóng goí một nửa, như các sản phẩm mang tính
tiếp thị hoặc làm cơ sở để phát triển tiếp. Hướng đi cho vấn đề này là liên kết
với các Công ty nước ngoài. Hiện nay thị trường phần mềm xuất khẩu của
Ên Độ đã được thực hiện ở trên 40 quốc gia, tuy nhiên thị trường lớn nhất thì
chủ yếu tập trung vào Mỹ ( bảng 2). Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Ên
Độ cũng có thể do đây là thị trường phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay,
chiếm hơn
50 % tổng phần mềm bán ra trong năm 1998 .
Công nghệ thông tin Mỹ phát triển mạnh mẽ,các Công ty công nghệ
thônh tin và tài chính Mỹ nhanh chân hơn so với các nước Châu Âu trong
việc tổ chức thị trường phần mềm này hơn. Mặt khác nhiều nhà doanh nhân
Ên Độ có người nhà hoặc bạn bè mang quốc tịch Mỹ, nhiều chuyên gia lập
trình Ên Độ đã học tập ở các trường bên Mỹ. Tuy nhiên việc tiếp tục phát
triển vào thị trường này có thể sẽ bị hạn chế vì thị phàn của Mỹ đang giảm.
Chính vì thế mà Ên Độ cần phải có các giải pháp cho tương lai, cần phải tích
cực tìm được các thị trường mới ở Châu Âu và Châu á.
Mét trong những vấn đề cần quan tâm nữa trong ngành công nghiệp
phần mềm Ên Độ đó là sự phân bố khu vực làm việc. Các công việc liên quan
đến xuất khẩu phần mềm thực hiện tại cơ sở của khách hàng ngoài nước
( osite ), các công việc nhận về làm tại Ên Độ gọi là ( off shore ). Trong các
hợp đồng xuất khẩu thực hiện thì có tới 75% các công việc được thực hiện tại
nước ngoài, chỉ có khoảng 25% là thực hiện trong nước điều này cũng cho
thấy trình độ cơ sở vật chất ở Ên Độ hiện nay là chưa cao, chưa đáp ứng được
các yêu cầu cho gia công xuất khẩu phầm mềm nó tạo ra điểm yếu trong sự
cạnh tranh về sản phầm phần mềm của các quốc gia với Ên Độ .
Bên cạnh đó thì các kỹ năng về sản xuất phần mềm cũng chủ yếu tập
trung vào công việc lập trình không yêu cầu kỹ thuật cao. Quá trình phát triển
phần mềm thường qua các bước là phân tích và đặc tả phần mềm ⇒ thiết kế
phần mềm ⇒ viết chương trình và thử nghiêm. Trong đó phân tích và thiết kế
đòi hòi kỹ năng cao hơn, kinh nghiệm hơn phần lập trình. Công việc lập trình

thực ra không mang tính sáng tạo, hơn 80% công việc lập trình chỉ đòi hỏi kỹ
năng thấp. Trong những năm 1988-1998, Ýt nhất Ên độ nhận tới 65% công
việc là lập trình . Như vậy một trong các đặc điểm xuất khẩu phầm mềm Ên
Độ là chỉ tập trung vào lao động thấp, giản đơn. Lao động Ên Độ được sử
dụng vào để viết chương trình theo mô tả thiết kế của các chuyên viên nươcs
ngoài chứ không phải từ những nhà thiết kế và phân tích trong nước như vậy
không thể tạo ra được sự độc lập trong sản xuất cũng như phát huy được lợi
thế trong xuất khẩu phầm mềm. Trong quá trình phát triển sự phân bố của
ngành công nghiệp phần mềm của Ên Độ cũng không được hợp lý nó không
phân bố đều mà chỉ tập trung vào mmọt số thành phố, đặc biệt khu vực
Bangalore. Mét khu vực với ưu thế là nơi cung cấp nguồn lao động phần mềm
phong phú nó có các trường Đại học và viện nghiên cứu, cơ sở hạ tầng thông
tin tốt trở thành nơi tập trung các công ty phần mềm Ên Độ. Bangalore phát
triển rất mạnh từ những năm 80 và được gọi là cao nguyên Plateau tương tự
như thung lòng Silicon nơi tập trung các công ty phần mềm của nữ. Khu vực
này hoạt động khá năng động là cơ sở để phát hiện nhân tài và bồi dưỡng đào
tạo .Tuy nhiên tình trạng chung ở Ên Độ hiện nay cúng như các quốc gia đang
phát triển khác đó là xuất khẩu lập trình viên sang làm việc tại Mĩ và một số
nước phát triển điều này sẽ đem lại nhiều bất lợi cho chính quốc gia đó, thiếu
các lao động có trình độ để thiết lập nên cơ sở hạ tầng tốt, Ýt đầu tư vào lĩnh
vực này ở trong nước sẽ làm cho ngành công nghiệp phần mềm chỉ nhận gia
công những công việc thuộc lao động giản đơn mà thôi. Số người tham gia
vào phát triển phần mềm thiếu trình độ cao sẽ không thể tạo ra các sản phẩm
phàam mềm đóng gói và doanh sè thu được từ sản phẩm phẩm mềm đóng gói
là rất khác so với phần mềm gia công.
Như vậy tình hình phát triển Ên Độ trong những năm qua tuy vẫn còn
những khó khăn và thách thức nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận được
rằng ngành công nghệ thông tin thông tin trong đó công nghiệp phần mềm
đóng vai trò chủ đạo đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành một nước xuất
khẩu phầm mềm lớn trên thế giới sẽ biết đến một Ên Độ không chỉ một nước

đông dân mà còn là một có trí tuệ cao. Thể hiện bằng việc trong thập niên 90
xuất khẩu phầm mềm đã tăng trưởng với mức chóng mặt 50%/năm (2). Theo
như dự báo của hiệp hội quốc gia các công ty phần mềm và dịch vụ Ên Độ
trong năm 2002 doanh thu của ngành này có thể đạt 13 tỷ USD, tăng 30% so
với năm 2000 (3). Trong năm 2000 doanh số đạt 9,5 tỷ USD là xuất khẩu, đạt
3,5 tỷ USD tiêu thụ trong nước. Phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu ngành này lên
87tỷ vào năm 2003. Đây quả là con số đầy Ên tượng và nó củng khẳng định
vị trí của Ên Độ trong nền công nghệ phần mềm thế giới.
Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngoài các con rồng Châu Á với
nền công nghệ thông tin khá phát triển thì Trung Quốc cũng được xem là một
quốc gia xây dựng khá thành công ngành công nghiệp này, ngay cả Ên Độ
một quốc gia với nền công nghệ thông tin khá phát triển phải xem Trung
Quốc như nơi học tập. Thị trường khổng lồ ở Trung Quốc với số dân đông
nhất thế giới sau khi mở cửa thì đã thu hút đâù tư nước ngoài lớn nhất trong
số các nước đang phát triển. Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 3000 công ty
phần mềm, đã xuất hiện nhiều liên doanh phần mềm. Ngày 24/4/2000, oracle
Corp đã chính thức công bố việc thành lập liên doanh phát triển phần mềm
của họ ở Trung Quốc đang bước vào giai đoạn cuối. Theo ông P.W.Pong
Giám đốc công ty oracle Trung Quốc, đầu tiên liên doanh này sẽ có 20 lập
trình viên người Trung Quốc (4). Về mặt trình độ các lập trình viên Trung
Quốc chẳng kém gì người Ên Độ. Bên cạnh oracle là IBM, cũng đang phối
hợp với một đối tác trong nước là trường Đại học Qinghua ở Bắc Kinh để
phát triển phần mềm. Theo những nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào
những nước đang phát triển như Trung Quốc có lợi thế lớn về giá cả khi khai
thác trình độ lập trình. Sau khi có những chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngoài thì đầu tư vào phần mềm lỉên tục tăng khaỏng 20% hàng năm từ 1989
và không có dấu hiệu suy giảm với tiềm năng thị trường với một lực lựơng
lớn kỹ sư và chuyên viên tin học chuyên nghiệp, thêm vào đó là giá công thấp
Trung Quốc dường như sẽ trở thành nhà sản xuất chính các thiết bị cũng như
các phần mềm tiếng hoa. Tuy nhiên Trung Quốc có một nền giáo dục chưa

cao so với các nước phát triển, họ cũng không có tỷ lệ đáng kể các nhà khoa
học, các kỹ sư, lập trình viên so với tổng dân số (5). Nhưng do dân số đông
nên số lượng các chuyên viên là rất lớn. Chẳng hạn vào năm 1993 Trung
Quốc có 1.172.000 chuyên viên làm phần mềm chỉ sau Mỹ 2.060.000, nhưng
hơn Ên Độ 917.000 và Nhật Bản là 977.000. Vì thế mà các nhà sản xuất phần
mềm có thể tìm được các chuyên viên làm việc với đồng lương thấp hơn
nhiều so với các nước phát triển. Từ những lợi thế trên mà Trung Quốc đã
phát triển ngành công nghệ thông tin khá mạnh, đã vươn lên trở thành một
trong những nước có nền công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, đang trở
thành đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ. Tuy nhiên thị trường phần mềm, một
ngành công nghệ cao, quan trọng trong ngành công nghệ thông tin lại chiếm
tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 25% tổng thị trường công nghệ thông tin, tuy nhiên
tốc độ tăng vẫn đạt 20%. Thị trường sản phẩm phần mềm đang có vấn đề nổi
cộm nhất hiện nay ở Trung Quốc đó là vấn đề bản quyền, lại cộng với việc thị
trường rộng lớn nhưng không tổ chức được đã làm hạn chế sự phát triển của
ngành công nghiệp phần mềm gây ra nhiều thiệt hại cho ngành công nghiệp
này. Sự sao chép thảoi mái bản quyền phần mềm ở Trung Quốc đã gây ra tổn
thất nặng nề cho ngành công nghiệp nước này. Người ta đã ước tính có
khoảng 94% phần mềm Trung Quốc là bất hợp pháp gây thiệt hại khoảng
600.000.000 USD cho công nghiệp phần mềm. Cũng chính vấn đề bản quyền
đã gây ra những bất hoà giữa quan hệ Trung Mỹ ở trong nhiều năm qua. Nếu
như thị trường phần mềm Trung Quốc vẫn diễn ra như vậy thì nó sẽ gây cản
trở lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm ở nước này, sẽ
khó có thể theo kịp được các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc cũng đã có những luật chống lại việc ăn cắp
bản quyền rất cứng rắn thậm chí trong nhiều trường hợp còn bị tử hình, thế
nhưng trong vụ công ty Micro soft khiếu kiện viện nghiên cứu nhà nước ở
Thẩm Quyến đã có 650 nghìn các Hologran giả giống như các sản phẩm của
công ty thì toà án Trung Quốc lại chỉ xét sử đền bù thiệt hại 5 nghìn USD.
Như vậy trong những năm tới Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm để

muốn cho ngành công nghiệp phần mềm theo kịp và có đủ sức cạnh tranh với
các sản phẩm phần mềm của các quốc gia trên thế giới.
2. Những kinh nghiệm và bài học của các nước trên thế giới.
Ngành công nghiệp phần mềm là một ngành công nghệ cao mới mẻ,
phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực trí thức, lấy chất xám làm nguồn nguyên
liệu vô hạn. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay đang tiến vào xã hội
thông tin, dựa vào tri thức để phát triển, lấy tri thức làm cơ sở, động lực cho
quá trình phát triển . Như vậy đây là một ngành công nghệ mới, có vị trí và
vai trò to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, muốn phát triển nó
cầnphải có những chiến lược phù hợp, muốn vậy ta cần phải xem xét, phân
tích sự thành công cũng như thất bại trong quá trình phát triển coong nghệ
phần mềm của những quốc gia đi trước. Từ đó ta có thể rót ra được những
kinh nghiệm và bài học quí báu nhằm áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. Trước hết chúng ta hãy xem xét sự phát
triển ngành công nghệ này ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Tây Âu.
Những quốc gia này là những nước đi đầu trong sự phát triển ngành công
nghệ mới này, họ có đủ điều kiện cũng như nguồn lực để phát triển. Họ đào
tạo nhân lực ở trình độ cao, có đủ trang thiết bị cho nghiên cứu và học tập
chính vì thế sự phát triển của nó là rất khả quan, bên cạnh đó họ còn có
những chính sách thu hút nhân tài ở các quốc gia đang phát triển sang làm
việc tại nước đó. Một minh chứng trong những năm qua đó là Hoa kỳ, họ đã
có chính sách đãi ngộ rất cao với các kỹ sư, chuyên viên phần mềm ở các
nước như Ên Độ Việt Nam, Trung Quốc hay các nước khác. Những kỹ sư này
làm việc ở các công ty hay các viện nghiên cứu của Mĩ có mức lượng khá cao
họ có thẻe có một cuộc sống tốt đẹp hơn khi làm việc ở nước ngoài. Tuy
nhiên do đặc điểm của ngành công nghệ phần mềm nó rất khác biệt so với các
ngành công nghiệp cao khác đó là dựa vào nguồn lực vô hạn của con người
mà nguồn lực này ở các nước đang phát triển lại rất dồi dào. Đây cũng là điều
kiện quan trọng để cho các nước nghèo, các nước đang phát triển có thể vươn
lên rút ngắn khoảng cách so với các nước giàu. Qua những năm đầu thực

hiện thì ở một số nước đang phát triển đã đạt được những thành công bước
đầu. Trong phần này chúng ta cần phải đánh giá xem vì sao những nước đang
phát triển hay những nước công công nghiệp mới lại có được những thành
công đó, đồng thời cũng phải xem xét những tồn tại và những khó khăn còn
phải khắc phục, cũng như thời cơ và thách thức mà các nước này còn phải đối
mặt.
Trước hết ta phải kể đến người hùng Ên Độ một trong những quốc gia
được đánh giá là có sự phát triển công nghệ phần mềm vượt bậc hiên nay.
Ngày nay sang Ên Độ ta có thể thấy ở mọi nơi , mọi chỗ những sản phẩm của
ngành công nghệ thông tin. Phong trào người người làm phần mềm đang diễn
ra rất sôi động ở bang bangalore. Sở dĩ Ên Độ có được những thành công lớn
như vậy là do họ đã biết khai thác những thế mạnh của mình như thông thạo
tiếng Anh, đội ngũ chất xám nhiều người tốt nghiệp từ các trường Đại học
danh tiếng ở Châu Âu, Mĩ. Người Ên Độ cóa khả năng tư duy tốt, một chính
phủ ổn định trong những năm vừa qua và quan trọng hơn là chính sách đúng
đắn để thu hút nhân tài trở về phục vụ đất nước. Do bối cảnh lịch sử mà trước
đây hàng ngàn kỹ sư tài giỏi của Ên Độ đã rời bỏ tổ quốc ra đi và ngày nay
trong số họ nhiều người đã rất thành danh trong lĩnh vực công nghệ phần
mềm. Chỉ tính riêng ở thung lòng Silicon hiện nay ( thuộc bang California )
trung tâm công nghệ cao lớn nhất thế giới đã có tới 750 công ty kỹ thuật cao
do người ÊN Độ điều hành với doanh thu 3,5 tỷ USD mỗi năm và sử dụng tới
16.000 lao động. Chính đội ngũ tri thức hùng hậu này đang ngày đêm hướng
về tổ quốc thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn của mình, họ luôn mong làm được
một điều gì đó có lợi cho đất nước mình, giúp đất nước thoát khỏi đói nghèo.
Với cơ chế thông thoáng như hiện nay của chính phủ Ên Độ, quan điểm của
người Ên Độ đã thay đổi, họ tin rằng thành công chỉ cần có tài, không cần
phải giàu có hay thân thế như trước đây. Ông Suhel Seth, tổng giám đốc công
ty Bran Dotoom, người đã tốt nghiệp đại học Harvard (Mỹ) nói : “ Để thành
công ở ÊN Độ hiện nay chúng tôi không cần có tài sản của cha mẹ để lại hay
quan hệ thân quen mà chỉ cần chúng tôi có tri thức và thực sự giỏi giang “. Đó

chính là môi trường thuận lợi, là điều kiện tốt để các kỹ sư trở về phục vụ cho
đất nước. Từ những chính sách trên ta thấy kết quả là trong thập liên 90 xuất
khẩu phần mềm của Ên Độ đã tăng trưởng với mức độ chóng mặt 50%/năm.
Trong những năm tới với hướng đi là phát triển mạnh,công nghiệp phần mềm
của Ên Độ sẽ ngày càng chiếm được vị trí cao rtên thi trường quốc tế, ngày
càng tăng tính cạnh tranh và chính sự phát triển này sẽ đưa đất nước Ên độ
tiến lên trở thành một nước phát triển.
Ở Trung Quốc cách đây hàng chục năm chính phủ cũng đã bỏ ra hàng
tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghệ thông tin, lãnh đạo
nước này cũng sớm nhận ra sù quan trọng của ngành này chính vì thế mà đã
có những chính sách phù hợp để đưa ngành công nghệ thông tin nói chung và
công nghiệp phần mềm nói riêng phát triển vô cùng mạnh mẽ, là bước nhảy
vọt tạo ra những sự phát triển thần kỳ trong nền kinh tế Trung Quốc và vài
năm trở lại đây Trung Quốc đã có những chính sách quan trọng để nhằm
khuyến khÝch phát triển công nghiệp phần mềm như cho xây dựng và đầu tư
vào các khu công nghệ cao như ở Thẩm Quyến Thiết lập lên các công viên
phần mềm, chú trọng đầu tư nguồn nhân lực bằng việc xuất khẩu nhiều
chuyên viên phần mềm sang các nước có nền công nghiệp phần mềm phát
triển đặc biệt là sang Mỹ, họ cũng chú trọng trong việc liên doanh với các
công ty nước ngoài và trong quá trình liên doanh đó Trung Quốc sẽ học tập
được kinh nghiệm quản lý cũng như tiếp nhận được câc công nghệ hiện đại do
bên nước ngoài chuyển giao cho.
Với dân số chỉ có khoảng 3.000.000 dân, tài nguyên không có gì đặc
biệt. Singapore đã nổi lên như một nền kinh tế có mức độ cạnh tranh cao nhất
thế giới trở thành một trong những con rồng ở Châu á, có được kết quả như
vậy là do Singapore đã có hướng đi đúng đắn, họ đã chú trọng vào đào tạo
một nguồn nhân lực tốt. Ngay từ năm 1996 uỷ ban cạnh tranh của Singapore
đã công bố chiến lược phát triển nguồn nhân lự\c trong một thập kỷ tới với
mục tiêu là “ tri thức hoá “. Chóng ta có thể thấy người dân Singapore có
trình độ học vấn khá cao, số người làm trong lĩnh vực công nghệ phần mềm là

khá cao so với tổng số dân và khoảng 11.000 nghìn người. Ngày nay, mọi
hoạt động từ sinh hoạt xã hội đến sản xuất và dịch vụ, từ hành chính đến giáo
dục, từ việc làm đến học tập và sinh hoạt trong các gia đình tất cả đều được
tin học hoá rộng rãi. Đây là cơ sở vô cùng quan trọng để có thể phát triển
nghành công nghiệp phần mềm.
Kinh tế Malaysia đã nổi lên như một điểm sáng trong các nước
ASEAN, nước này được coi là một nước đang phát triển có hiệu quả trên cả
hai mặt xã hội và kinh tế có được thành công như vậy là do có sự lãnh đạo
sáng suốt năng động và tự chủ cao của bộ máy chính phủ ở nước này. Họ rất
coi trọng đầu tư vào các ngành công nghệ cao đặc biệt là những ngành đòi hỏi
chất xám cao như công nghệ phần mềm .Chuyến viếng thăm của thủ tướng
Mahathis Mehamad sang Mỹ với tư cách như là một nhà doanh nghiệp để
xây dựng hành lang thông tin cho nước này, ông đã rất quan tâm đến lĩnh vực
này.
Thái Lan để có thể theo kịp với xu thế của thế giới về phát triển công
nghệ thông tin đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm thì chính phủ nước này đã
có những chiến lược và chính sách khuyến khích và tập trung đào tạo nguồn
nhân lực có khả năng thích ứng cao với nền kinh tế toàn cầu đầy năng động.
Chính vì thế mà một kế hoạch vi tính háo các trường đại học đã được uỷ ban
giáo dục nước này thông qua theo đó đến cuối năm 2000 hơn 70% các trường
đại phải được trang bị vi tính và nối mạng internet. Thái Lan đang kỳ vọng có
được một khu công nghệ cao như silicon của Mỹ trong những năm tới. Hiện
nay số chuyên viên phần mềm của Thái Lan cũng khá cao 125.000 người.
Như vậy phát triển công nghệ phần mềm đang là một trong những
chiến lược mang tầm vĩ mô ở tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các
nước kinh tế đang phát triển. Đây được coi là những chiến lược quan trọng
nhất của các nước này. Kinh nghiệm của những nước đi trước cho chóng ta
thấy đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cao đang là chính sách chủ đạo và
mạng lại hiệu cao. Họ cũng đã chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển,
công nghệ. Đặc biệt hầu hết các nước đều cho tin học hoá trong các trường

Đại học đây là cơ sở để cho người nhân tài trong tương lai có đất để phát huy
khả năng cũng như tư duy của mình về lĩnh vực này.
III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM:
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay trên thế giới,
xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra thì Việt Nam cũng không thể nào đứng ngoài
cuộc được. Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng được coi là một
trong những động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế, đưa đất nước
thoát khỏi đói nghèo, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Ngay từ Đại hội Đảng VIII, Đảng ta đã có chủ trương “ ứng dụng công
nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển
biễn rõ rệt về năng suất chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, hình thành
mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế”. Sự quan
tâm của Đảng trong ngành kinh tế mũi nhọn này thể hiện ở một loạt các chỉ
thị, Nghị quyết như Nghị quyết số 26 - NQ/TW ra ngày 30/03/1999 của Bộ
CHính trị “ về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới”. Nghị quyết
số 49/CP ra ngày 04/08/1993 của Chính phủ “ về phát triển công nghệ thông
tin ở Việt Nam trong những năm 90”. Đặc biệt nghị quyết số 07/2000 của
Chính phủ ra ngày 05/06/2000 về “ Xây dựng và phát triển công nghiệp phần
mềm giai đoạn 2000 - 2005”. Qua nhiều năm thực hiện thì nước ta đã bước
đầu đạt được những thành tựu có ý nghĩa, bước đầu đã ứng dụng được trong
các ngành kinh tế kỹ thuật và giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đội ngũ chuyên môn về công nghệ thông tin đã tăng lên đáng kể, đã có xuất
khẩu phần mềm tay vẫn ở dạng gia công nhưng đây vẫn ở dạng công nghệ
thành công còn nhắc tới. Song cho đến nay vẫn còn thiếu các chính sách và
biện pháp đồng bộ để khuyến khích xây dựng và phát triển phần mềm. Phát
triển công nghệ phần mềm ở nước ta có những thuận lợi cơ bản đó là thị
trường công nghệ thông tin trên thế giới ngày càng tăng, yêu cầu đầu tư
không lơn, con người Việt Nam có tư duy tốt, có khả năng tiếp thu công nghệ
mới này. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyên gia có

kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và luôn có nguyện vọng
hợp tác đầu tư tại Việt Nam, nhiều người cũng có nguyện vọng hợp tác, đầu
tư tại Việt Nam, nhiều người cũng có nguyện vọng trở về để phục vụ đất
nước.
Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ phần mềm của nước ta còn gặp
nhiều khó khăn và thách thức đó là thị trường công nghệ thông tin trong nước
còn hạn hẹp, hạ tầng viễn thông chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển công
nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng, môi trường đầu
tư cho công nghiệp phần mềm ở nước ta chưa thuận lợi có khoảng cách lớn so
với các nước xung quanh. Nhận thức chung của toàn xã hội về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ còn thấp, đặc biệt là quyền tác giả về các sản phẩm phần mềm.
Như vậy để phát triển công nghệ phần mềm thành một ngành công
nghệ mũi nhọn thì nhà nước cần phải có những chÝnh sách, hướng đi cho phù
hợp. Chúng ta cũng cần phải quan tâm đến những kinh nghiệm của các nước
đi trước. Việt Nam có nhiều điểm gần giống Ên Độ, vậy Ên Độ đã phát triển
công nghệ phần mềm mạnh như vậy thì có thể chúng ta cũng sẽ có được sự
phát triển như thế trong tương lai nếu có chiến lược đúng đắn. Nghị quyết
cuat chính phủ “ Về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn
2000 - 2005” đã đưa ra những biện pháp cụ thể cần phải quan tâm đó là đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trình độ tiếng anh thông
thạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin nói chung và
công nghiệp phần mềm nói riêng. Đây là chiến lược lâu dài và sẽ phát huy
hiệu quả cao vì hầu hết các nước có ngành công nghiệp phần mềm phát triển
trên thế giới đều tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực tốt.
Cần phải tạo ra được môi trường đầu tư thuận lợi Nhà nước đang thực
hiện khuyến khích đầu tư vào ngành này, hiện nay có mức ưu đãi cao nhất
cho các doanh nghiệp là phần mềm. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được sản
xuất trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nếu xuất
khẩu thì chịu thuế %. Nhà nước cũng đã có chủ trương , chính sách tài trợ cho

doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm. Tập trung xây dựng các khu công
nghệ cao như khu công nghiệp phần mềm Quang Quang, Hoà Lạc đây là cơ
sở để phát triển triển mạnh ngành này. Tìm ra biện pháp để thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Tạo điều
kiện thuận lợi để các hội hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm
đóng góp thiết thực vào công nghiệp phần mềm bảo vệ bản quyền tác giả
trong lĩnh vực này. Khuyến khích uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài đầu
tư sản xuất và kinh doanh phần mềm ở Việt Nam. Só người này hiện nay
đang làm việc nước ngoài cũng khá động nếu chúng ta có một chính sách tốt
thì họ sẽ luôn sẵn sàng trở về, hiện nay ở thung lòng Silicon cũng có khoảng
12.000 chuyên gia gốc Việt Nam đang làm tin học trong đó có rất nhiều người
giỏi. Đây là đội ngũ chất xám mà Chính phủ Việt Nam cần phải quan tâm có
một cách khác để đào tạo nguồn nhân lực đó là đưa người sang các trường đại
học nổi tiếng ở các nước để phục vụ đất nước. Chúng ta là một nước đi sau
lên có lợi thế rất lớn nhưng cũng thách và khó khăn vì chúng ta cần phải tìm
ra được một hướng đi cho riêng mình chứ không phải là những cái mà các
nước khác đã làm, nếu vậy thì mãi mãi sẽ là nước đi sau, không thể tạo ra sự
phát triển vượt bậc. áp dụng và phát triển những cái mà các nước khác trên
thế giới đã làm và có khả năng làm thì không thể có lợi thế lớn trong cạnh
tranh mà ngay từ bây giờ chúng ta cần phải vạch ra được những điều mà thế
giơí chưa biết như vậy mới có thể phát triển manh, vươn lên trở thành một
trong những nước có nền công nghiệp phần mềm lơn trên thế giới. Con người
Việt Nam luôn thích học tập, nghiên cứu và cũng có tư duy, tính cần cù đây là
những thuận lợi không nhỏ để cho ta phát triển ngành công nghiệp này, một
ngành dúng chất xám đạm đặc nó rất phù hợp với Việt Nam. Nhưng làm thế
nào để phát huy và sử dụng được lợi thế đó mới là vấn đề cần quan tâm. Hy
vọng trong một vài năm tới Việt Nam sẽ có những bước đột phá trong lĩnh
vực phần mềm, đây cũng là hy vọng và mong muốn của rất nhiều nhà làm
phần mềm của Việt Nam. Chóng ta đã có FPT, mét doanh nghiệp đầu tiên gia

công phần mềm và đang tạo được những uy tín cũng như thế mạnh nhất định
tuy nhiên để có thế tự mình tạo ra những sản phẩm, phần mềm đóng góp thì
có thể còn khá lâu. Dẫu vậy đây cũng là bước đầu khởi sắc của Việt Nam khi
tham gia vào ngành công nghệ có kỹ thuật cao naỳ.
C -KẾT LUẬN
Qua bài viết này, chúng ta có thể đánh giá một cách chung nhất và có
cái nhìn tổng quan về sự phát triển của ngành công nghệ thông tin nói chung
và ngành công nghiệp phần mềm nói riêng của các quốc gia phát triển phần
mềm trên thế giới. Kinh nghiệm của những nước này cho ta thấy nếu muốn
phát triển mạnh ngành công nghiệp cao này thì nhất thiết phải có chính sách
đầu tư nhiều và lâu dài vào đào tạo nguồn nhân lực không phải chỉ trong lĩnh
vực chuyên môn mà nên dào tạo và hướng cho ngày từ khi còn ở trong ghế
nhà trường, phải có sự tin học hoá rộng rãi, khuyến khích mọi người dân sử
dụng tin học, từ đó tạo ra cho họ sự ham mê và nghiên cứu lĩnh vực này. Hiện
nay các nước trên thế giới rất chú trọng vào điều này, hầu hết các trường đại
học đầu đã được tin học hoá, nối mạng Internet như ở Mỹ, Nhật và các nước
đang phát triển khác cũng có được sự phát triển nhất định. Chính vì thế mà
sinh viên ở các nước đó sử dụng và làm vi tính rất thành thạo, nó đã tạo điều
kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nhìn lại Việt Nam chóng ta
mới thấy được sự yếu kém trong lĩnh vực này, sinh viên vn khá thông minh,
tư duy nhưng lại rất Ýt được thực hành đây là điều làm hạn chế năng lực cũng
như khả năng của những con người tài giỏi. Họ không có thiết bị, cơ sở vật
chất thì làm sao có thể biến những ý tưởng cũng như những ước mơ của mình
trở thành thực tế,. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ
thông tin hiện nay và với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thì Việt
Nam cũng đang dần chuyển mình và bước đi chập chững trên cm đường đầy
khó khăn và thách thức này. Chúng ta đã có những sản phẩm đầu tiên để xuất
khẩu và có những chiến lược phần mềm dài hạn trong tương lai. Chóng ta
đang thực hiếnự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và ngành công nghiệp
phần mềm phát triển sẽ đẩy nhanh sự nghiệp đó hoàn thành sớm hơn. Đưa

đất nước vươn lên sánh vai cùng với các cường quốc về kinh tế trên thế giới
đây là ước mơ của nhiều người đi trước và thế hệ trẻ đầy triển vọng của Việt
Nam cần phải thực hiện được ước mơ đó

×