Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

đồ án công nghệ thông tin Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 133 trang )

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Mục đích nội dung của ĐATN
Tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong việc phát triển ứng dụng quản trị tri thức cho doanh
nghiệp.
2. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
1. Tìm hiểu về công nghệ web ngữ nghĩa
2. Tìm hiểu về tổng quan về bài toán quản trị tri thức cho doanh nghiệp
3. Tìm hiểu về hướng tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology vào hệ thống quản trị tri thức
cho doanh nghiệp
4. Phân tích và thiêt kế hệ thống quản trị tri thức dựa trên ontology cho doanh nghiệp, cụ
thể là công ty Mitani (BK-KMS).
5. Tham gia xây dựng hệ thống
3. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – sinh viên Trần Cảnh Toàn - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn của TS.Cao Tuấn Dũng.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả ĐATN
Trần Cảnh Toàn
4. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo vệ:
Hà Nội, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
TS.Cao Tuấn Dũng
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 1/133
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy Cao Tuấn Dũng. Em thực sự biết ơn thầy đã
định hướng cho em với đề tài của đồ án cũng như giúp đỡ nhiệt tình, giảng giải tỉ mỉ
các khía cạnh của bài toán cho em. Thầy cũng giúp chúng em kiểm tra hệ thống một
cách cẩn thận để làm tăng chất lượng chương trình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Công nghệ phần mềm,


trong khoa Công nghệ thông tin nói riêng và trong Trường Đại học Bách Khoa Hà nội
nói chung. Sự chỉ bảo nghiêm khắc nhưng nhiệt tình của các thầy cô đã giúp chúng em
phát triển những kĩ năng cần thiết trong nghề nghiệp cũng như trong nghiên cứu.
Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong ban lãnh đạo bộ môn Công Nghệ
Phần Mềm, đã rất tích cực và năng động trong hợp tác với doanh nghiệp và tạo điều
kiện cho sinh viên chúng em sớm được làm việc trong môi trường dự án với sức ép của
các công ty. Chúng em đã trưởng thành và tự tin lên rất nhiều, không chỉ về chuyên
môn mà còn về kỹ năng trình bày và khả năng ngoại ngữ.
Nhân dịp này, em xin cảm ơn nhóm dự án Mitani-03, đặc biệt là em Nguyễn Đức Đạt
và Đỗ Đình Thắng, đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành đồ án này.
Cuối cùng xin gửi đến những người thân yêu nhất trong gia đình: bố mẹ và anh chị.
Cảm ơn mọi người đã đặt niềm tin ở con!
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 2/133
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tri thức từ lâu đã được xem là chìa khóa cho mọi vấn đề. Trong thế giới ngày nay, tri thức vừa
là nguồn lực con người vừa là nguồn động lực kinh tế chủ yếu. Không giống như các loại vật
chất thông thường, khi chia sẻ với nhau, tri thức không những không mất đi mà còn được bổ
sung thêm: "Anh ta nghe ý kiến của tôi và tự nhận lấy kiến thức cho mình mà không hề làm
giảm kiến thức của tôi; giống như anh ta thắp sáng ngọn nến của anh ta bằng ngọn nến của
tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm tôi bị tối đi" [Thomas Jefferson].
Cũng vì thế, trong vài thập kỷ gần đây, nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức cho doanh
nghiệp đã bắt đầu hình thành với yêu cầu cho phép nhân viên truy cập dễ dàng và hiệu quả vào
nguồn tri thức của doanh nghiệp, cũng như khuyến khích và hỗ trợ nhân viên chia sẻ tri thức
với nhau và đóng góp trở lại cho công ty. Đã có một số phần mềm được phát triển(như Lotus
Notes), và được áp dụng tại nhiều công ty bên các nước châu Âu, châu Mỹ và cả trong khu
vực. Tuy nhiên, hầu hết đều chưa thỏa mãn được yêu cầu đặt ra, do chưa thể khai thác hết các
khía cạnh của tri thức nhất là các tri thức ẩn.
Mãi đến khi web ngữ nghĩa và ontology ra đời, với khả năng máy tính có thể hiểu được và xử
lý được các thông tin thì bài toán quản trị tri thức mới có thêm hướng đi mới đầy triển vọng.
Cũng đã có một số dự án nghiên cứu và áp dụng cách tiếp cận này trong các hệ quản trị tri

thức và bước đầu tương đối thành công.
Trong đồ án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu và phân tích hiện trạng của các phương pháp
tiếp cận web ngữ nghĩa và ontology trong bài toán quản trị tri thức, cũng như tham khảo một
số hệ quản trị tri thức dựa trên ontology điển hình. Từ đó rút ra được mô hình phù hợp và tiến
hành xây dựng hệ thống “quản trị tri thức dựa trên ontology cho doanh nghiệp BK-KMS”.
Hệ thống này nằm trong nội dung dự án Mitani-03 giữa bộ môn Công nghệ phần mềm với
công ty Mitani Sangyo của Nhật.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 3/133
ABSTRACT OF THESIS
Knowledge is known as the key success for everything. Today, knowledge is either the human
resource or the economic motivation. Furthermore, when exchanged, knowledge doesn’t only
loss the value, but also increases itself. So many enterprise need for knowledge management
system. Some of them have been developed such as Lotus Notes, but they don’t match the
requirements.
Until Semantic Web and Ontology appear - with ability of information processable and
knowable by machine, a new and realizable approach for solving the knowledge management
problem has been detect. Some systems with this approach have developed, and success in
first step.
In this project, we analyze and review the state-of-the-art of ontology-based management
system and also refer the beyond system, to get the suitable architect for developing the
“Ontology-based Knowledge Management System for Enterprises” call BK-KMS.
This system is in the content of the Collaborative Research Project between Mitani Sangyo co
with Department of Software Engineering – Faculty of Information Technology – Ha Noi
University of Technology where I ‘m the student leader of this project.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 4/133
Mục lục
LỜI CẢM ƠN 2
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3
ABSTRACT OF THESIS 4
DANH MỤC HÌNH VẼ 8

: TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ TRI THỨC DỰA TRÊN ONTOLOGY 10
HỆ QUẢN TRỊ TRI THỨC 10
I.1.1. Tri thức 10
I.1.2. Quản trị tri thức 11
I.1.3. Hệ quản lý tri thức 12
ONTOLOGY 14
Khái niệm 14
Vòng đời của Ontology 14
Phương pháp xây dựng 15
WEB NGỮ NGHĨA – SEMANTIC WEB 19
Khái niệm 19
Kiến trúc lớp của Web ngữ nghĩa 20
: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC DỰA TRÊN ONTOLOGY 21
CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN ONTOLOGY TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC 21
Công nghệ trong quản trị tri trức 21
Hiện trạng về nghiên cứu và công nghệ trong các giải pháp quản trị tri thức 22
Các luồng quản trị tri thức 22
Sự đóng góp của Ontology 23
Chiều ngữ nghĩa 23
Ontology phục vụ giao tiếp, truyền thông 24
Tích hợp các hệ thống 25
I.1.3.1. Suy diễn 25
Chiều Web 25
I.1.3.2. Các giai đoạn phân quyền 25
I.1.3.3. Kịch bản phân quyền cho QTTT dựa trên ontology 26
I.2. CÁC CÔNG NGHỆ DỰA TRÊN ONTOLOGY 27
I.2.1. Các kiến trúc dựa trên Ontology 28
Tầng Ontology 29
I.2.1.1. Biểu diễn Ontology 29
I.2.1.2. Ngôn ngữ RDF/RDFS 30

I.2.1.3. Các công cụ phát triển Ontology 32
Tầng trung gian - Middleware 34
I.2.1.4. Lưu trữ Ontology 34
I.2.1.5. Ngôn ngữ truy vấn ontology 35
I.2.1.6. Cơ chế suy diễn 37
Tầng ứng dụng - Application 37
I.2.1.7. Tìm kiếm dựa trên Ontology 38
I.2.1.8. Duyệt dựa trên Ontology 38
I.2.1.9. Trực quan thông tin dựa trên ontology 39
I.3. MỘT SỐ HỆ QUẢN TRỊ TRI THỨC DỰA TRÊN ONTOLOGY 40
I.3.1. On-To-Knowledge 40
I.3.1.1. Mục đích 40
I.3.1.2. Môi trường công cụ cho quản trị tri thức dựa trên Ontology 40
I.3.2. Hệ quản trị tri thức dựa trên ontology của MIRDC 43
I.3.2.1. Mục đích 43
I.3.2.2. Mô hình Ontology của công nghiệp kim loại 43
I.3.2.3. Hệ thống quản lý tri thức dựa trên Ontology 45
I.3.3. Mô hình hóa người dùng dựa trên ontology cho hệ quản trị tri thức 48
I.3.3.1. Giới thiệu 48
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 5/133
I.3.3.2. Kiến trúc mô hình hóa người dùng dựa trên ontology 48
I.4. KẾT LUẬN 50
: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC DỰA TRÊN ONTOLOGY CHO
DOANH NGHIỆP 51
I.5. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG 52
I.5.1. Mục đích của hệ thống 52
52
I.5.2. Phạm vi của hệ thống 53
I.6. PHÂN QUYỀN NGƯỜI DÙNG TRONG HỆ THỐNG 53
I.6.1. Nhân viên 53

I.6.2. Nhân viên mới vào 53
I.6.3. Chuyên gia 53
I.6.4. Kỹ sư tri thức 54
I.6.5. Quản trị hệ thống 54
I.7. CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG 54
I.8. KIẾN TRÚC CHUNG CỦA HỆ THỐNG 56
I.8.1. Tầng dữ liệu 56
I.8.2. Tầng trung gian 57
I.8.3. Tầng ứng dụng 57
I.9. ĐẶC TẢ CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG 57
I.9.1. Đăng ký 57
I.9.2. Đăng nhập 59
I.9.3. Phục hồi mật khẩu 60
I.9.4. Tra cứu ontology 61
I.9.5. Quản lý thông tin cá nhân 62
I.9.5.1. Xem thông tin cá nhân 62
I.9.5.2. Sửa thông tin cá nhân 63
I.9.6. Tìm kiếm tri thức 65
I.9.6.1. Tìm kiếm tài liệu 65
I.9.6.2. Tìm kiếm con người 67
I.9.6.3. Tìm kiếm nâng cao 68
I.9.7. Chia sẻ tri thức 70
I.9.7.1. Tạo chú thích ngữ nghĩa 70
I.9.7.2. Sửa chú thích ngữ nghĩa 72
I.9.8. Hỗ trợ nhân viên mới 74
I.9.9. Hỗ trợ cập nhật tri thức mới 75
I.9.10. Hỗ trợ chuyên gia 76
I.9.11. Quản lý người dùng 77
I.9.12. Nhắc việc và sự kiện 79
I.10. CÁC BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ 80

I.10.1. Tra cứu Ontology 81
I.10.2. Hỗ trợ nhân viên mới 82
I.10.3. Tìm kiếm tài liệu 83
I.10.4. Tìm kiếm con người 84
I.10.5. Tìm kiếm nâng cao 85
I.10.6. Tạo chú thích ngữ nghĩa: 86
I.10.7. Sửa chú thích ngữ nghĩa 87
I.10.8. Nhắc việc và sự kiện 88
I.11. THIẾT KẾ LỚP CỦA HỆ THỐNG 89
I.12. THIẾT KẾ DỮ LIỆU 90
I.12.1. Thiết kế ontology 90
I.12.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 95
I.13. THIẾT KẾ MÀN HÌNH 96
I.13.1. Thiết kế sơ đồ trình bày (layout) 96
I.13.2. Các menu 98
I.13.3. Giao diện tra cứu Ontology 98
I.13.3.1. Giao diện hiển thị và tìm kiếm các lớp 98
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 6/133
I.13.3.2. Giao diện hiển thị thông tin của lớp 100
I.13.3.3. Giao diện chung của chức năng tra cứu ontology 100
I.13.4. Giao diện nhắc việc và sự kiện 101
I.13.5. Giao diện tìm kiếm nâng cao 102
: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC DỰA TRÊN ONTOLOGY CHO DOANH NGHIỆP
105
I.14. SỬ DỤNG CORESE ĐỂ NẠP, TÌM KIẾM TRONG ONTOLOGY, ANNOTATION 105
I.14.1. Tổng quan về Corese 105
I.14.2. Lập trình với Corese 106
I.15. SỬ DỤNG STRUTS FRAMEWORK 109
I.15.1.1. Kiến trúc của Struts 109
I.15.1.2. Cấu hình Struts trong Apache Tomcat 110

I.16. SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐỂ HIỂN THỊ 113
I.16.1. Ngôn ngữ XSLT 113
I.16.2. SVG 113
I.17. CHI TIẾT CÀI ĐẶT CÁC CHỨC NĂNG 115
I.17.1. Tổ chức các engine corese để làm việc với nhiều luật 115
I.17.2. Tra cứu ontology 116
: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 120
I.18. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 120
I.18.1. Lý thuyết 120
I.18.2. Chương trình 120
I.19. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 120
I.19.1. Lý thuyết 120
I.19.2. Chương trình 120
I.20. HẠN CHẾ 121
I.21. KẾT LUẬN 121
I.22. HƯỚNG PHÁT TRIỂN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 1: CÚ PHÁP CỦA SPARQL 123
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG CỦA HỆ THỐNG BK-KMS 128
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 7/133
DANH MỤC HÌNH VẼ
HÌNH 1: VÒNG ĐỜI CỦA ONTOLOGY 15
HÌNH 2: PHÂN CẤP LỚP TRONG ONTOLOGY 16
HÌNH 3: THUỘC TÍNH VÀ CÁC GIỚI HẠN CỦA THUỘC TÍNH 18
HÌNH 4: KIẾN TRÚC LỚP CỦA WEB NGỮ NGHĨA 20
HÌNH 5: CHIỀU NGỮ NGHĨA CỦA ONTOLOGY 24
HÌNH 6: KIẾN TRÚC CHUNG CỦA CÁC ỨNG DỤNG DỰA TRÊN ONTOLOGY 28
HÌNH 7: SỰ KHÁC NHAU GIỮA RDF VÀ RDFS 32
HÌNH 8: GIAO DIỆN CỦA PROTÉGÉ CHO MỘT PROJECT RDFS/RDF 34
HÌNH 9: KIẾN TRÚC CỦA LƯU TRỮ ONTOLOGY 35

HÌNH 10: KIẾN TRÚC CỦA ỨNG DỤNG ON-TO-KNOWLEDGE 41
HÌNH 11: MÔ HÌNH ONTOLOGY CỦA ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC CHO CÔNG NGHIỆP
KIM LOẠI 43
HÌNH 12: ONTOLOGY THÔNG TIN 44
HÌNH 13: MỘT PHẦN CỦA ONTOLOGY LĨNH VỰC 44
HÌNH 14: KIẾN TRÚC CỦA HỆ QUẢN TRỊ TRI THỨC CHO CÔNG NGHIỆP KIM LOẠI 45
HÌNH 15: MÔ HÌNH HÓA NGƯỜI DÙNG DỰA TRÊN ONTOLOGY 48
HÌNH 16: MỤC ĐÍCH CỦA HỆ THỐNG BK-KMS 52
HÌNH 17: PHÂN QUYỀN NGƯỜI DÙNG TRONG HỆ THỐNG BK-KMS 53
HÌNH 18: USE CASE CHÍNH CỦA HỆ THỐNG 54
HÌNH 19: KIẾN TRÚC TỔNG QUAN CỦA HỆ THỐNG BK-KMS 56
HÌNH 20: USE CASE MỨC 2 CỦA QUẢN LÝ THÔNG TIN CÁ NHÂN 62
HÌNH 21: USE CASE MỨC 2 CỦA TÌM KIẾM TRI THỨC 65
HÌNH 22: USE CASE MỨC 2 CỦA CHIA SẺ TRI THỨC 70
HÌNH 23: USE CASE MỨC 2 CỦA QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG 78
HÌNH 24: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG TRA CỨU ONTOLOGY 81
HÌNH 25: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG HỖ TRỢ NHÂN VIÊN MỚI 82
HÌNH 26: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU 83
HÌNH 27: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG TÌM KIẾM CON NGƯỜI 84
HÌNH 28: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG TÌM KIẾM NÂNG CAO 85
HÌNH 29: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG TẠO CHÚ THÍCH NGỮ NGHĨA 86
HÌNH 30: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG SỬA CHÚ THÍCH NGỮ NGHĨA 87
HÌNH 31: BIỂU ĐỒ TRÌNH TỰ CỦA CHỨC NĂNG NHẮC VIỆC VÀ SỰ KIỆN 88
HÌNH 32: PHÂN CẤP LỚP TRONG ONTOLOGY MITANI 94
HÌNH 33: MÔ HÌNH WEB-SITE BK-KMS 96
HÌNH 34: GIAO DIỆN BÊN ỨNG DỤNG CỬA TRƯỚC 97
HÌNH 35: GIAO DIỆN ỨNG DỤNG CỬA SAU 97
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 8/133
HÌNH 36: CÁC MENU CỦA HỆ THỐNG 98
HÌNH 37: GIAO DIỆN CHỨC NĂNG TRA CỨU ONTOLOGY 100

HÌNH 38: GIAO DIỆN NHẮC VIỆC VÀ SỰ KIỆN 101
HÌNH 39: GIAO DIỆN TÌM KIẾM NÂNG CAO 103
HÌNH 40: CHẾ ĐỘ GÕ TRONG TÌM KIẾM NÂNG CAO 104
HÌNH 41: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CORESE 106
HÌNH 42: KIẾN TRÚC TỔNG QUAN CỦA FRAMEWORK STRUTS 110
HÌNH 43: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA XSLT 113
HÌNH 44: TỔ CHỨC LỚP CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG QUERYCORESE 116
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 9/133
: TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ TRI THỨC
DỰA TRÊN ONTOLOGY
Hệ quản trị tri thức
Trước khi tìm hiểu về hệ quản trị tri thức (HQTTT) chúng ta cần trả lời các câu hỏi
sau:
 Tri thức là gì?
 Vì sao phải quản trị tri thức(QTTT)?
 Quản trị tri thức như thế nào?
Phần sau đây sẽ trả lời các câu hỏi đó.
I.1.1. Tri thức.
Trong thế giới ngày nay, tri thức được coi vừa là nguồn lực con người vừa là nguồn
động lực kinh tế chủ yếu. Các nhân tố sản xuất truyền thống như: đất đai, tài nguyên
thiên nhiên, vị trí địa lý, vốn, lao động không biến mất nhưng chúng tụt xuống hàng
thứ hai. Người ta có thể có được chúng, và có một cách dễ dàng nếu có tri thức.
Vậy tri thức là gì?
Có rất nhiều quan điểm và định nghiã khác nhau về tri thức, chúng ta có thể hiểu tri
thức là "những cảm nhận, hiểu biết và bí quyết thực tế mà chúng ta có-là nguồn lực cơ
bản cho phép chúng ta hành động một cách thông minh." theo Wiig,1996.
Hay theo cách giải thích của Thomas Jefferson thì tri thức là "Anh ta nghe ý kiến
của tôi và tự nhận lấy kiến thức cho mình mà không hề làm giảm kiến thức của tôi;
giống như anh ta thắp sáng ngọn nến của anh ta bằng ngọn nến của tôi và nhận ánh
sáng mà không hề làm tôi bị tối đi".

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng các học giả đều có những đặc điểm
chung khi nói về tri thức: tri thức được hình thành từ não người, con người sử dụng tri
thức để tư duy và ra các quyết định tạo ra giá trị. Quá trình phát triển tri thức luôn gắn
liền với học hỏi, đổi mới và sáng tạo.
Sẽ là hữu ích nếu phân biệt được các loại tri thức khác nhau. Biết cái gì (Know-
what), là loại tri thức về sự kiện, ngày nay càng giảm dần tầm quan trọng trong xã hội
thông tin và sức mạnh của Internet. Biết tại sao (Know-why) là tri thức về thế giới tự
nhiên, xã hội và suy nghĩ của con người. Biết ai đó (Know-who) là về thế giới của các
quan hệ xã hội, là tri thức về ai biết cái gì và ai đó được những gì. Việc biết được
những người cần thiết đôi khi còn quan trọng đối với quản lý hơn là biết được các
nguyên tắc quản lý. Biết chỗ và biết thời gian (Know-where và Knowwhen) đang ngày
càng quan trọng trong nền kinh tế linh hoạt và năng động. Biết cách làm (Know-how)
là về các kỹ năng và khả năng thực hành thành thạo công việc.
Tri thức tồn tại dưới hai dạng: thứ nhất là dạng tri thức bộc lộ là những tri thức đã
được "mã hoá" và dễ dàng chuyển giao từ người này sang người khác, thường nằm
trong hệ thống văn bản của tổ chức, các quy trình, quy tắc, hướng dẫn công việc, chuẩn
mực hoạt động, cơ sở dữ liệu,… những tri thức này thường học được qua giáo dục và
đào tạo chính quy. Dạng thứ hai là tri thức ẩn là những tri thức thu được từ sự trải
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 10/133
nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó "mã hóa",
thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng,…
Như vậy, nếu nhìn nhận tri thức trong phạm vi của tổ chức, chúng ta thấy bất kỳ tổ
chức nào cũng đều tồn tại hai dạng tri thức trên, chỉ có điều tổ chức có biết mình đang
nắm giữ những tri thức nào? chúng nằm ở đâu? ai nắm giữ? và cách thức sử dụng như
thế nào để khai thác một cách hiệu quả tri thức nhắm phục vụ cho quá trình sản xuất
kinh doanh chính của tổ chức để tạo ra giá trị mà thôi.
Đến đây câu hỏi đặt ra là: tại sao cần quản lý tri thức? và quản lý tri thức như thế
nào?
I.1.2. Quản trị tri thức.
Tại sao cần quản trị tri thức?

"Tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn" chắc hẳn là mục tiêu theo đuổi của bất kỳ doanh
nghiệp nào nếu muốn tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh như ngày nay,
khi mà khách hàng có vô số sự lựa chọn và dễ dàng tìm kiếm nhà cung cấp khác chỉ
trong khoảng khắc của một click chuột.
Các doanh nghiệp ngày nay đang ra sức rút ngắn thời gian để cung cấp sản
phẩm/dịch vụ cho khách hàng kể từ khi nhận được yêu cầu, để biến ý tưởng mới thành
sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Dưới sức ép của cạnh trạnh, chu kỳ sống của sản phẩm bị rút
ngắn hơn bao giờ hết, tốc độ đổi mới sản phẩm nhanh đến chóng mặt. Trong nhiều
nghành công nghiệp dịch vụ thời gian trên chỉ tính bằng giây, phút.
Đã không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng khi cán bộ chủ chốt về
marketing, tài chính hoặc kỹ thuật rời bỏ doanh nghiệp. Doanh thu của một công ty đã
bị giảm 60% khi một giám đốc khách hàng rời bỏ, phải mất 06 tháng sau với nhiều nỗ
lực thì công ty mới tạm ổn định. Rất nhiều bí quyết công nghệ bị mất khi các cán bộ kỹ
thuật lành nghề ra đi; phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm thông tin về
một khách hàng mà ta đã có quan hệ từ lâu…
Vậy đâu là lời giải cho các vấn đề trên? Phải chăng đó chính nhu cầu cần kiến tạo
tri thức và quản lý hiệu quả nguồn tri thức.
Khái niệm về quản lý tri thức.
Khái niệm quản lý tri thức không còn mới, ở nhiều quốc gia ở Châu Âu, Châu Mỹ,
và kể cả trong khu vực đã áp dụng quản lý tri thức, và có cả một chính sách về kinh tế
tri thức quốc gia rõ ràng. Nhiều công ty trong các nước này đã áp dụng quản lý tri thức
rất thành công.
Định nghĩa cụ thể về QTTT chưa được thống nhất, do có những quan điểm khác
nhau ngay từ đầu về tri thức là gì. Trong khía cạnh của bài toán quản lý tri thức cho 1
doanh nghiệp, trong đó tập trung vào chức năng cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ
người dùng, có thể nhìn nhận quản lý tri thức là: “tập hợp các thước đo hướng tới việc
cung cấp luồng kiến thức liên tục tới đúng người, đúng thời điểm trong phạm vi một tổ
chức, doanh nghiệp để cực đại hóa lợi nhuận thu được từ tài sản trí tuệ và nguồn
thông tin”.
Về phương pháp, quản lý tri thức xây dựng nên điểm hội tụ nhanh chóng của công

nghệ thông tin, quy trình kinh doanh và quản lý lưu trình tác nghiệp, quản lý dự án,
quản lý nhân lực (HRM), liên lạc và khoa học thư viện.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 11/133
Nội dung cơ bản trong quản lý tri thức mà các chuyên gia đã thống nhất và đúc rút
trong quá trình nghiên cứu qua thực tế triển khai quản lý tri thức tại các doanh nghiệp
như sau:
 Thứ nhất: Quản lý tri thức là một quá trình bao gồm các hoạt động cơ bản:
kiến tạo, khai thác, sử dụng, chia sẻ và phát triển nguồn tài sản tri thức trong
tổ chức nhằm tạo ra giá trị. Như vậy quản lý tri thức là một quá trình liên tục
vì bản thân tri thức cũng luôn thay đổi. Tri thức không ngẫu nhiên mà có, nó
là quá trình nỗ lực học hỏi không ngừng của từng cá nhân và tổ chức để tìm
kiếm các ý tưởng sáng tạo.
 Thứ hai: Quản lý tri thức cần phải quan tâm đến cả 02 loại tri thức: tri thức
bộc lộ và tri thức ẩn. Ta có thể ví tri thức ẩn trong mỗi con người và tổ chức
giống như tảng băng trôi 3 nổi 7 chìm, nếu tri thức bộ lộ là phần nổi thì tri
thức ẩn là phần chìm. Việc khai thác tri thức ẩn và biến nó dẫn thành tri thức
bộ lộ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường và văn hoá của từng tổ chức.
 Thứ 3: Quản lý tri thức cần tiếp cận một cách có hệ thống và mang tính
chiến lược gắn kết chặt chẽ với chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Đối với
mỗi doanh nghiệp cần xác định thật rõ chiến lược và mục tiêu kinh doanh
trong từng giai đoạn và gắn kết các mục tiêu của quản lý tri thức để hiện
thức hoá các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố cơ bản trong quản lý tri thức
Ba yếu tố cơ bản trong quản lý tri thức cần chú trọng, đó là: Con người, Quá trình
và Công nghệ, trong đó yếu tố con người đóng vai trò then chốt, quyết định. Con người
tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để làm việc và tạo giá trị. Như vậy một trong những
điều quan trọng của quản lý tri thức trong doanh nghiệp đó tạo môi trường mà trong đó
tri thức mới được kiến tạo, sử dụng và chia sẻ, các ý tưởng sáng tạo được nuôi dưỡng,
cổ vũ và phát huy.
Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng và phần mềm có vai trò rất quan trọng

trong quản lý tri thức, nó là công cụ để lưu trữ, chuyên chở, chia sẻ tri thức và quá đó
tăng cường khả năng đóng góp của tri thức cho phát triển.
I.1.3. Hệ quản lý tri thức
Hệ quản trị tri thức (HQTTT) có thể được xem là một hệ thống thông tin phục vụ
cho việc quản trị tri thức trong các tổ chức, hỗ trợ việc sáng tạo, tiếp thu, lưu trữ và phổ
biến thông tin.
Ý tưởng của hệ quản trị tri thức là cho phép các nhân viên có thể truy cập nhanh
chóng và sử dụng các tư liệu cơ sở của tổ chức về các sự kiện, nguồn thông tin và các
giải pháp. Ví dụ: một kỹ sư mới ra trường, được tuyển dụng vào một công ty CNTT
của Nhật, chưa hề có kinh nghiệm làm việc tại công ty, nhưng thông qua HQTTT có
thể truy cập vào nguồn tri thức của công ty để biết các quy định về làm việc (giờ giấc,
chế độ thưởng phạt, quy cách code, …) hay các giải pháp khi gặp một vấn đề khó về
kỹ thuật, hoặc biết các chuyên gia trong công ty về lĩnh vực mình đang tìm hiểu để có
thể tìm được giải pháp tốt nhất và nhanh nhất cho vấn đề của mình. Nhân viên đó cũng
có thể chia sẻ tri thức mới mà mình mới phát hiện ra thông qua HQTTT.
Theo tổng kết hệ quản trị tri thức có thể là một trong số các hệ sau:
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 12/133
1. Hệ dựa trên tài liệu, ví dụ các công nghệ cho phép tạo/quản lý/chia sẻ các tài
liệu được định dạng như Lotus Notes, web, các cơ sở dữ liệu phân tán,
2. Hệ dựa trên Ontology/Taxonomy: tương tự như các kỹ thuật dựa trên tài liệu
trong ngữ cảnh là hệ thống của các thuật ngữ được sử dụng để tóm tắt tài
liệu như tác giả, chủ đề, tổ chức, trong file DAML hoặc các ontology dựa
trên xml khác.
3. Hệ dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, trong đó sử dụng một sơ đồ tượng
trưng để biểu diễn lĩnh vực của vấn đề.
4. Cung cấp các sơ đồ mạng của tổ chức và chỉ ra luồng trao đổi giữa các thực
thể và cá thể trong đó.
5. Các công cụ tính toán xã hội gia tăng (social computing tools).
Các đặc điểm phân biệt của hệ quản trị tri thức bao gồm:
1. Mục đích: một hệ quản trị tri thức sẽ có một mục tiêu quản trị tri thức rõ

ràng của một số loại tri thức như: cộng tác, chia sẻ các kinh nghiệm quý báu
hay sở thích.
2. Ngữ cảnh: một cách nhìn trên hệ quản trị tri thức coi tri thức là thông tin
được tổ chức có ý nghĩa, tích lũy và nhúng vào trong một ngữ cảnh sáng tạo
và ứng dụng.
3. Quá trình: Hệ quản trị tri thức được phát triển để hỗ trợ và nâng cao các quá
trình, công việc và kế hoạch tập trung vào tri thức như việc sáng tạo, xây
dựng, phát hiện, nắm bắt, thu nhận, lựa chọn, đánh giá, tổ chức, liên kết, cấu
trúc hóa, mô hình hóa, trao đổi, phân phối, duy trì, bảo quản, tinh chỉnh, rà
soát, phát triển, truy cập, phục hồi, còn được gọi là vòng đời của tri thức.
4. Thành viên: Người dùng đóng vai trò chủ động và liên quan trong các mạng
tri thức và cộng đồng được tạo ra và duy trì bởi hệ quản trị tri thức. Các thiết
kế của hệ quản trị tri thức phản ánh tri thức được phát triển một cách tập thể,
và sự phân phối tri thức dẫn đến các thay đổi tiếp theo, xây dựng lại và áp
dụng trong các ngữ cảnh khác, bởi các thành viên khác với nền tảng và kinh
nghiệm khác.
5. Công cụ: Hệ quản trị tri thức hỗ trợ các công cụ quản trị tri thức như:
 Thu giữ, tạo ra và chia sẻ các khía cạnh của kinh nghiệm có thể mã hóa
được
 Tạo ra các chỉ dẫn, các phân loại hay ontology của tri thức tập thể
 Hệ quản lý kỹ năng
 Kết nối con người dựa trên sở thích.
 Tạo ra các cộng đồng hay mạng tri thức.

Một số lợi ích của hệ quản trị tri thức:
o Chia sẻ các thông tin quý báu của tổ chức.
o Có thể tránh được sự sáng tạo lại, giảm thiểu được các công việc dư thừa.
o Có thể giảm được thời gian đào tạo cho các nhân viên mới.
o Giữ được các tài sản tri thức cho tổ chức sau khi nhân viên ra đi.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 13/133

Ontology
Khái niệm.
Ontology được xây dựng như một từ điển các thuật ngữ một chuyên ngành xác
định cùng với mối quan hệ giữa các thuật ngữ này (quan hệ ngang hàng, quan hệ
cha – con, quan hệ chủ thể - bộ phận…), và được dùng để chia sẻ thông tin trong
một lĩnh vực, mà trong đó cả máy tính và con người đều có thể hiểu được.
Khái niệm “Ontology” có nguồn gốc từ nghiên cứu triết học về bản thể học, nó
mang ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm, đó là cơ sở để sử dụng Ontology trong
các ngành khoa học, để định nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành và mô tả quan hệ giữa
các thuật ngữ đó.
Về cơ bản, ontology là một tập hợp tất cả các thuật ngữ và định nghĩa các khái
niệm, miêu tả cấu trúc của thông tin trong một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như quản
lý sản xuất, bảo hiểm, thương mại điện tử…
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Ontology có một số đặc điểm riêng:
 Ontology được chuẩn hóa: để máy tính có thể hiểu được mà không cần
đến tác động của con người, các thuật ngữ lưu trữ trong ontology phải được định
nghĩa rõ ràng về ngữ nghĩa.
 Ontology dễ hiểu đối với người sử dụng: để người sử dụng, các chuyên
gia, và các nhà tạo lập ontology, đều có thể phát triển, chia sẻ và hiểu thông tin trong
ontology, không phải chỉ riêng máy tính hiểu cấu trúc của ontology.
 Ontology bao trùm toàn bộ một lĩnh vực: do mục đích xây dựng ontology
bao gồm toàn bộ các nghĩa khác nhau của một khái niệm, và có thể tái sử dụng trong
các lĩnh vực khác nhau, không phải chỉ sử dụng trong một ứng dụng chuyên biệt.
 Ontology có thể chia sẻ được: các thuật ngữ được xây dựng trong
ontology đều bắt nguồn từ những khái niệm cơ bản (như “con người”, “tổ
chức”,”giáo sư”…). Tuy các ontology được xây dựng riêng cho từng lĩnh vực sẽ sử
dụng các thuật ngữ có khác nhau, nhưng đều bắt nguồn từ những khái niệm này. Do
đó, có thể kết hợp các ontology giữa các chuyên ngành khác nhau để giải quyết các
bài toán lớn hơn, ví dụ: kết hợp ontology của các đại lý du lịch với ontology về các
dịch vụ khách sạn, các phương tiện giao thông, có thể giúp khách du lịch tìm được

hành trình du lịch phù hợp với các yêu cầu về thời gian, giá cả của họ.
Vòng đời của Ontology.
Vòng đời của Ontology được mô tả trong hình vẽ 5 [Paul, 2004].
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 14/133
Hình 1: Vòng đời của Ontology
Từ các tài liệu chuyên môn (chủ yếu tồn tại dưới dạng văn bản), các lớp, các quan
hệ giữa các lớp và thuộc tính của các lớp được định nghĩa, cấu trúc hóa và biểu diễn
trong Ontology. Các lớp mới được thêm vào phải được định vị vị trí của lớp trong
Ontology đã xây dựng trước, và xác thực tính hợp lệ của các thông tin mới trích rút
được. Trong quá trình tìm kiếm, khai thác ontology, các tri thức mới được suy diễn từ
CSTT sinh ra thông tin có ích mới, phục vụ nhu cầu của hệ thống khai thác. Nhờ đó,
ontology được nâng cấp dần dần.
Phương pháp xây dựng
Cho đến hiện nay chưa có một quy tắc chung nào để xây dựng ontology, tuy nhiên
khi tham khảo một số phương pháp cụ thể của các chuyên gia khi xây dựng ontology
thì việc xây dựng Ontology cần thực hiện qua các bước sau:
1. Xác định lĩnh vực và phạm vi của Ontology
Trong giai đoạn này cần xác định mục đích của việc xây dựng ontology là gì? Phục
vụ đối tượng nào? Ontology sắp xây dựng cần có đặc điểm gì, liên quan đến lĩnh vực,
phạm vi nào. Quá trình khai thác, quản lý và bảo trì ontology được thực hiện ra sao?
2. Xem xét việc sử dụng lại các ontology có sẵn
Cấu trúc của một Ontology bao gồm 3 tầng: tầng trừu tượng (Abstract), tầng miền
xác định (Domain) và tầng mở rộng (Extension). Trong đó tầng trừu tượng có tính tái
sử dụng rất cao, tầng miền xác định có thể tái sử dụng trong một lĩnh vực nhất định.
Cộng đồng Ontology cũng đang lớn mạnh và có rất nhiều Ontology đã được tạo ra, với
tâm huyết của nhiều chuyên gia. Do đó trước khi bắt đầu xây dựng ontology, cần xét
đến khả năng sử dụng lại các ontology đã có. Nếu có thể sử dụng lại một phần các
ontology đã có, chi phí bỏ ra cho quá trình xây dựng ontology sẽ giảm đi rất nhiều.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 15/133
CSTT

Ontology
Tài liệu
Các lớp, các quan
hệ và thuộc tính
Các thực thể
Khởi
tạo
Xác thực
tính hợp
lệ
Định vị
Nâng cấp
Bảo trì
Khai
thác
3. Liệt kê các thuật ngữ quan trọng
Ontology được xây dựng trên cơ sở các khái niệm trong một lĩnh vực cụ thể, vì vậy
khi xây dựng ontology cần bắt đầu từ các thuật ngữ chuyên ngành để xây dựng thành
các lớp trong ontology tương ứng. Tất nhiên không phải thuật ngữ nào cũng đưa vào
ontology, vì chưa chắc đã định vị được cho thuật ngữ đó. Do đó cần phải liệt kê các
thuật ngữ, để xác định ngữ nghĩa cho các thuật ngữ đó, cũng như cân nhắc về phạm vi
của ontology. Việc liệt kê các thuật ngữ còn cho thấy được phần nào tổng quan về các
khái niệm trong lĩnh vực đó, giúp cho các bước tiếp theo được thuận lợi.
4. Xác định các lớp và phân cấp của các lớp
Công việc xác định các lớp không chỉ đơn giản là tiến hành tìm hiểu về ngữ nghĩa
của các thuật ngữ đã có để có được các mô tả cho thuật ngữ đó, mà còn phải định vị
cho các lớp mới, loại bỏ ra khỏi ontology nếu nằm ngoài phạm vi của ontology hay
hợp nhất với các lớp đã có nếu có nhiều thuật ngữ có ngữ nghĩa như nhau (đồng nghĩa,
hay đa ngôn ngữ). Ngoài ra không phải thuật ngữ nào cũng mang tính chất như một
lớp.

Một công việc cần phải tiến hành song song với việc xác định các lớp là xác định
phân cấp của các lớp đó. Việc này giúp định vị các lớp dễ dàng hơn.
Có một số phương pháp tiếp cận trong việc xác định phân cấp của các lớp:
1. Phương pháp từ trên xuống (top-down): bắt đầu với định nghĩa của các lớp
tổng quát nhất trong lĩnh vực và sau đó chuyên biệt hóa các khái niệm đó. Ví dụ: Trong
Ontology về quản lý nhân sự, ta bắt đầu với lớp Người, sau đó chuyên biệt hóa lớp
Người đó bằng cách tạo ra các lớp con của lớp Người như : Kỹ sư, Công nhân, Bác sỹ,
… Lớp Kỹ sư cũng có thể chuyên biệt hóa bằng cách tạo ra các lớp con như Kỹ sư
CNTT, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí, …
Hình 2: Phân cấp lớp trong ontology
2. Phương pháp từ dưới lên (bottom-up): bắt đầu với định nghĩa của các lớp cụ
thể nhất, như các lá trong cây phân cấp. Sau đó gộp các lớp đó lại thành các khái tổng
quát hơn. Ví dụ: ta bắt đầu với việc định nghĩa các lớp như: nhân viên lễ tân, nhân viên
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 16/133
vệ sinh, nhân viên kỹ thuật. Sau đó tạo ra một lớp chung hơn cho các lớp đó là lớp
nhân viên.
3. Phương pháp kết hợp: kết hợp giữa phương pháp từ trên xuống và từ dưới
lên: bắt đầu từ định nghĩa các lớp dễ thấy trước và sau đó tổng quát hóa và chuyên biệt
hóa các lớp đó một cách thích hợp. Ví dụ ta bắt đầu với lớp nhân viên trước, là thuật
ngữ hay gặp nhất trong quản lý nhân sự. Sau đó chúng ta có thể chuyên biệt hóa thành
các lớp con: nhân viên lễ tân, nhân viên vệ sinh,… hoặc tổng quát hóa lên thành lớp
Người.
5. Xác định các thuộc tính
Nếu chỉ xây dựng các lớp đơn độc thì chẳng khác gì xây dựng lại một từ điển
chuyên ngành. Do đó mỗi khi định nghĩa một số lớp thì cần phải xác định cấu trúc bên
trong của lớp đó.
Để xác định thuộc tính cho các lớp, ta quay trở lại danh sách các thuật ngữ đã liệt
kê được. Hầu hết các thuật ngữ còn lại (sau khi đã xác định lớp) là thuộc tính của các
lớp đó. Với mỗi thuộc tính tìm được, ta phải xác định xem nó mô tả cho lớp nào. Các
thuộc tính đó sẽ trở thành thuộc tính của các lớp xác định. Ví dụ lớp Người có các

thuộc tính sau: Họ, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Nghề nghiệp, Địa chỉ, Điện thoại,…
Nói chung, có các loại thuộc tính sau có thể trở thành thuộc tính trong một
ontology:
o Thuộc tính bên trong: ví dụ “năng lực” của “nhân viên”.
o Thuộc tính bên ngoài: ví dụ “tên” hay “địa chỉ” của “nhân viên”.
o Thuộc tính thành phần: ví dụ: thuộc tính “món ăn” của lớp “bữa ăn”.
o Thuộc tính quan hệ: là mối quan hệ đến cá thể khác. Ví dụ: thuộc tính “có
đồng nghiệp” của lớp ”người” biểu diễn mối quan hệ giữa hai người với
nhau.
Hình vẽ sau cho ta cái nhìn trực quan về ontology, thuộc tính và các thể hiện.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 17/133
Hình 3: Thuộc tính và các giới hạn của thuộc tính
6. Xác định giới hạn của các thuộc tính (lực lượng, kiểu giá trị).
Các thuộc tính có thể có nhiều giới hạn ràng buộc khác nhau: như kiểu giá trị, các
giá trị cho phép, số các thuộc tính (lực lượng), và các đặc trưng khác mà giá trị của
thuộc tính có thể nhận. Ví dụ: “Năm sinh” của một “nhân viên” chỉ có duy nhất và là
số nguyên, có thể nhận giá trị từ 1948 đến 1990.
Một số kiểu giới hạn phổ biến bao gồm:
 Số lượng thuộc tính (slot cardinality):
Số lượng các thuộc tính xác định số giá trị mà thuộc tính này có thể có. Đa
phần các hệ thống chỉ phân biệt giữa các thuộc tính đơn (nhiều nhất 1 giá trị)
với thuộc tính đa (một vài giá trị). Như năm sinh của người là thuộc tính đơn,
còn thuộc tính địa chỉ email của người là thuộc tính đa.
Một vài hệ thống khác, chặt chẽ hơn, thì cho phép đặc tả số lượng tối thiểu
và tối đa để mô tả số lượng thuộc tính. Số lượng tối thiểu là N, có nghĩa là thuộc
tính phải có ít nhất N giá trị. Ví dụ: thuộc tính “có bài báo” của một tiến sỹ phải
có ít nhất là 2 giá trị. Thuộc tính tối đa là M, nghĩa là thuộc tính chỉ có nhiều
nhất M giá trị. Nếu M bằng 1 thì tương đương với thuộc tính đơn.
 Miền (domain) của thuộc tính
Miền của thuộc tính là lớp mà thuộc tính đó thuộc về, ví dụ: lớp “tổ chức” có

thuộc tính “có nhân viên”, thì thuộc tính có nhân viên có miền là lớp “tổ chức”.
 Phạm vi (range) của thuộc tính
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 18/133
Phạm vi của thuộc tính là kiểu giá trị của thuộc tính đó. Các kiểu giá trị phổ
biến bao gồm: literal (là các giá trị nguyên thủy như xâu, số nguyên, số
thực, ) , thể hiện của một lớp, hoặc một lớp với lớp cha là một lớp nào đó.
Cần phải xác định các ràng buộc cho một thuộc tính càng chặt chẽ càng tốt, để
tránh trường hợp nhập dữ liệu sai, dẫn đến đổ vỡ của các ứng dụng sử dụng Ontology
này.
7. Tạo ra các thể hiện
Bước cuối cùng là tạo ra các thể hiện của các lớp trong sự phân cấp. Việc tạo thể
hiện cho một lớp là quá trình điền các thông tin vào các thuộc tính của lớp đó.
Web ngữ nghĩa – Semantic Web.
Khái niệm
Hiện nay có tồn tại một số các định nghĩa khác nhau về web ngữ nghĩa, tuy nhiên
hai định nghĩa sau có thể coi như là các định nghĩa chuẩn về web ngữ nghĩa
Theo Tim Berners-Lee (ông tổ của web): “Web ngữ nghĩa là mô hình mở rộng của
web hiện tại (World Wide Web), trong đó thông tin mang ngữ nghĩa rõ ràng, cho phép
máy tính và con người tìm kiếm, chia sẻ và tích hợp thông tin dễ dàng hơn”.
Theo W3C ( “Web ngữ nghĩa là một quan điểm, với ý
tưởng các dữ liệu trên web được định nghĩa, liên kết theo cách nào đó có thể sử dụng
bởi máy tính, không chỉ cho mục đích hiển thị mà còn cho phép tự động, tích hợp và tái
sử dụng dữ liệu thông qua các ứng dụng”.
Nhắc đến Web ngữ nghĩa, ta không thể nào không kể đến Ontology. Các Ontology
tạo ra xương sống cho các ứng dụng web ngữ nghĩa. Ontology cho phép máy móc có
thể hiểu được các thông tin thông qua sự liên kết giữa các nguồn thông tin và các thuật
ngữ trong Ontology. Hơn thế nữa, các Ontology làm sự tác động qua lại giữa các
nguồn thông tin dễ dàng hơn thông qua liên kết đến cùng một Ontology hay liên kết
giữa các Ontology với nhau.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 19/133

Kiến trúc lớp của Web ngữ nghĩa.

Hình 4: Kiến trúc lớp của web ngữ nghĩa
Quan điểm về Web ngữ nghĩa thường được mô tả thông qua kiến trúc lớp như trên.
Lớp bên dưới cùng – nền tảng của kiến trúc là URI, Unicode và XML, bao gồm các
chuẩn web đang tồn tại, cung cấp các cú pháp cơ sở cho các ngôn ngữ web ngữ nghĩa.
Unicode cung cấp các lược đồ mã hóa ký tự cơ bản, cho phép sử dụng tập kí tự quốc
tế, được sử dụng trong XML. Chuẩn URI (Uniform resource identifier) cung cấp một
phương tiện để nhận biết duy nhất và đánh địa chỉ cho các tài liệu, các nguồn tin trên
web. Tất cả các khái niệm trong ngôn ngữ cao hơn trong mô hình trên đều được mô tả
bằng Unicode và được nhận dạng duy nhất qua các URI.
Các ngôn ngữ RDF(S), OWL và các luật nẳm ở bên trên, được sử dụng để mô tả
các từ vựng dùng trong web ngữ nghĩa cũng như các đối tượng dựa trên các từ vựng
đó. Các đối tượng này được tham chiếu đến bởi những URI.
Việc đặt lớp logic lên trên OWL và các luật hơi gây tranh cãi, do ngôn ngữ OWL
và các luật đã có logic bên trong. Có một số người đồng ý rằng ngôn ngữ logic có ý
nghĩa hơn nên đặt trên ngôn ngữ Ontology. Một số khác thì cho rằng đây là một lớp
không thích hợp, OWL và các luật nên là các ngôn ngữ ở mức trên cùng của ngôn ngữ
Ontology và các ứng dụng có thể truy cập tới lớp này trực tiếp.
Các lớp Proof và Trust chưa được xác định rõ, nhưng thường được cho là các ứng
dụng và không là một ngôn ngữ cụ thể nào. Ví dụ: ứng dụng có thể chứng minh một số
tuyên bố bằng cách sử dụng lập luận suy diễn, và một tuyên bố có thể được tin tưởng
nếu nó đã được chứng minh và được xác thực bởi một số các bên thứ 3 đã được tin
tưởng. Người dùng đóng một vai trò quan trọng trong lớp Trust, bởi vì người dùng nên
quyết định mặc dù nguồn thông tin đó có thể được tin cậy.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 20/133
: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CỦA QUẢN TRỊ TRI
THỨC DỰA TRÊN ONTOLOGY
Các phương pháp dựa trên Ontology trong quản trị tri thức
Việc đo lường ảnh hưởng của công nghệ luôn là một thử thách, đặc biệt là các giải

pháp QTTT khi công nghệ chỉ là một phần của chúng. Chỉ cần tăng thêm 3% sự chính
xác trong tài liệu có thể làm nên sự khác biệt ở hiệu quả của một tiến trình cụ thể trong
tổ chức, mà không cần tác động gì đến thiết lập khác.
Sau khi đã hiểu rõ QTTT, những kịch bản mà trong đó những phương pháp dựa
trên ontology đóng vai trò làm tăng đáng kể sự có lợi của các ứng dụng sẽ được kể đến.
Cần xem xét kĩ những kịch bản này trong ngữ cảnh cụ thể trước khi chuyển sang việc
thực thi chúng.
Trong phần này trước tiên chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan về vai trò của
công nghệ trong QTTT, nhất là các vai trò chính của QTTT. Sau đó, chúng ta chuyển
sang sự đóng góp riêng biệt của Ontology và đưa ra một sự phân loại cho các ứng dụng
dựa trên Ontology theo hai chiều: chức năng Ontology trong các ứng dụng và cấu trúc
của các ứng dụng.
Công nghệ trong quản trị tri trức
QTTT đã từng là mục tiêu của nhiều công nghệ trong quá khứ. Đặc biệt công nghệ
còn được rao bán như những phương thuốc trị bách bệnh cho mọi nhu cầu tri thức mà
hầu hết đều do những người bán các sản phẩm quản trị thông tin (những cơ sở dữ liệu
dự án, những cơ sở dữ liệu thực tế tốt nhất, các cách cài đặt Lotus Notes, v.v ), những
người đã hấp tấp cố gắng đặt tên lại sản phẩm của họ như những giải pháp QTTT. Làn
sóng đưa IT vào thị trường này đã cho thấy sự tiến bộ của cơ sở dữ liệu tích hợp lớn và
các dự án trí tuệ doanh nghiệp. Mặt thứ ba và cũng là mặt hiện tại tập trung vào việc
đưa những thông tin ẩn bên trong ra bên ngoài, và đưa thông tin đến từng người dùng,
nhân viên và khách hàng bằng intranet, portal,v v. Phần mềm để cung cấp công nghệ
lấy nền tảng con người và tiến trình như các ứng dụng cho tiến trình công việc, không
gian làm việc cộng tác, các công cụ quản lý dự án,v.v cũng đã xuất hiện. Vài năm gần
đây, các ứng dụng quản lý nội dung dựa trên phân loại đầu tiên đã xâm nhập vào thị
trường với mầm mống của công nghệ ontology.
Tuy nhiên tình trạng hiện tại của QTTT phản ánh một sự vỡ mộng phía sau sự lạm
dụng nhiều công nghệ như vậy trong quá khứ. Những dự án QTTT thất bại khi công
nghệ bị áp dụng một cách mù quáng mà không hề có sự nhận định đúng mức tới những
phạm vi kinh doanh lớn hơn (các vấn đề con người, văn hóa, tiến trình và cấu trúc).

Tuy nhiên qua những thất bại này các chuyên gia dần nhận thức rằng QTTT vốn dĩ đã
vượt quá việc triển khai phần mềm. (Như một chuyên gia QTTT đã từng nói: “Nếu
công nghệ giải quyết vấn đề của bạn thì vấn đề đó không phải là vấn đề về QTTT”).
Kinh nghiệm này được phản ánh trong các phương pháp luận hiện nay như [SAA+99]
sẽ sắp hàng công nghệ theo phạm vi doanh nghiệp nếu nó cần để giải quyết vấn đề tri
thức.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 21/133
Hiện trạng về nghiên cứu và công nghệ trong các giải pháp quản trị tri thức
Qua quá trình khảo sát các ứng dụng QTTT thì chỉ có một số ít đề cập đến việc sử
dụng ontology. Và do vậy ontology được xếp vào loại “những công nghệ QTTT trong
tương lai”. Với tên gọi này, hầu hết các tài liệu đều thừa nhận rằng ontology chưa từng
bước ra khỏi phòng thí nghiệm và vì thế chưa có trường hợp thực tế nào tồn tại ở thời
điểm hiện tại.
Hiện nay có hai luồng phát triển chủ yếu trong công nghệ QTTT: quản trị tri thức
động và tĩnh trong doanh nghiệp.
Trong QTTT tĩnh (liên quan đến việc mô tả) những tiến bộ lớn được đánh dấu bởi
nhiều kiểu mẫu tinh vi để tổ chức và kết cấu thông tin lưu trữ cho hệ thống các doanh
nghiệp bằng cách sử dụng những ngôn ngữ mô hình hóa từ lược đồ E/R đến các DTD.
Trong QTTT động, sự tập trung xoay quanh tri thức trong doanh nghiệp theo cách
mà nó có thể tới đúng người theo đúng thời gian trong một dạng thức đúng. Đây là
mục tiêu của các hệ thống quản trị thông tin/tài liệu/nội dung, các giải pháp tiến trình
công việc, các công cụ hợp tác và làm việc nhóm, các cổng thông tin,v.v Những công
cụ này đưa tri thức vào hoạt động bằng cách kết nối con người với con người (thuận
tiện cho trao đổi trực tiếp) hay kết nối con người với các nguồn tri thức tĩnh.
Hiện trạng của các giải pháp QTTT toàn diện được đánh dấu bởi những đề nghị xây
dựng trên tiến trình ba bước của việc trích xuất thông tin, phân loại dựa trên các thuật
ngữ phân cấp và truy xuất thông tin. Các thuật ngữ phân cấp (taxonomy) thêm vào như
một điểm xuất phát tự nhiên trong việc giải thích lợi ích của các ontology cho QTTT
nói chung.
Các luồng quản trị tri thức

Ngày nay có một nhất trí chung rằng QTTT là một hệ hòa trộn phức tạp của các vấn
đề liên quan đến con người, tổ chức và công nghệ. Hiểu được sự phức tạp này là rất
quan trọng cho các giải pháp phát triển mà tối thiểu là biết các khía cạnh khác nữa của
nguyên lý.
Xa hơn các nhất trí này, cộng đồng QTTT phân hóa sâu sắc theo các loại công nghệ
được sử dụng và vai trò chính xác của nó nằm ở trong các phương pháp. Sự phân hóa
này phản ánh những cái nhìn khác nhau trên tính tự nhiên của bản thân tri thức và
những mục tiêu của QTTT.
Sau đây là mô tả một số luồng chính trong QTTT:
Tri thức như một tài nguyên với tri thức như một quá trình
Một trong những phân loại chính được nhận ra nằm giữa các cách tiếp cận “dự trữ”
và “luồng” tới QTTT. Khởi điểm của tiếp cận “dự trữ” là tri thức có thể tồn tại tách
biệt với trí tuệ con người và có thể được thể hiện và quản lý như các sự vật hay nguồn
lực khác. Những người cực đoan theo cách nhìn này, tin rằng tất cả hoặc hầu hết hiệu
quả tri thức sẽ tăng nhằm đưa ra những hệ thống thông tin tốt được thực thi.
Theo hướng “luồng” của tri thức, tri thức không phải là một tài sản có thể chuyển
đổi một cách khách quan. Quan điểm đó dựa trên các kinh nghiệm mà tri thức luôn
được hiểu trong một số các ngữ cảnh kể cả cá nhân và xã hội. Trong cách nhìn đó, tri
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 22/133
thức được tái tạo khi thông tin lấy được từ suy nghĩ của con người và hệ quả thích nghi
với các kiểu mẫu tinh thần bao gồm văn hóa, kỳ vọng, kinh nghiệm,v.v
Cấp độ cá nhân và cấp độ tổ chức/xã hội
Sự khác biệt trong QTTT được tạo ra do sự khác biệt về phương pháp quản lý cá
nhân hay tập thể. Người quản lý nhân lực dựa trên phương pháp quản lý các cá nhân
riêng lẻ thì cần phải xác định rằng: làm thế nào để phân bố con người để họ sử dụng
hết năng lực và trí tuệ của mình, làm thế nào để sắp xếp các nhu cầu của cá nhân và tập
thể một cách phù hợp.
Sự đóng góp của Ontology
Giá trị có tính đổi mới của các giải pháp dựa trên ontology bắt nguồn từ các yếu tố
phân biệt giữa phương pháp dựa trên ontology với các công nghệ QTTT truyền thống

từ bảng trắng, các cơ sở dữ liệu quan hệ, các hệ chuyên gia đến các giải pháp phân loại
nội dung. Để có thể thấy rõ hơn các tiềm năng của các phương pháp dựa trên ontology,
trước tiên phải nắm bắt những nền tảng của ontology (chương I).
Theo như định nghĩa, ontology khác với các kiểu mẫu trong trí tuệ nhân tạo theo
hai khía cạnh lớn:
1. Các ontology xây dựng trên một nền tảng hiểu biết chia sẻ trong cộng đồng. Sự
hiểu biết này đưa ra một sự thỏa thuận trên các khái niệm và mối quan hệ của
chúng được thể hiện trong một miền.
2. Các ontology sử dụng những sự miêu tả có tiến trình máy móc và dựa trên logic,
cho phép máy tính có thể thao tác các Ontology. Điều này bao hàm việc chuyển
các ontology giữa các máy tính, lưu trữ, kiểm tra tính nhất quán của các
ontology, đưa ra lý lẽ cho các ontology,
Khía cạnh đầu tiên nói lên chức năng của ontology trong QTTT như là cơ sở cho ba
tiến tình phù hợp trực tiếp với QTTT: truyền thông, tích hợp và suy luận, sẽ được trình
bày dưới đây.
Khía cạnh thứ hai cho chúng ta biết về phạm vi ứng dụng của các ontology. Ở mặt
đối lập, ứng dụng của các ontology bị giới hạn khi hiển thị tri thức. Tuy nhiên khi đã
có một số loại tri thức được mô tả rõ ràng và đơn giản thì hoàn toàn có thể tin tưởng để
cho máy tính làm việc với tri thức này. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể xử lý sự
tăng trưởng về kích cỡ của các ontology, nhưng quan trọng hơn, nó cho chúng ta cơ
hội để sử dụng các mạng máy tính (intranet, extranet và internet) để mở rộng tầm vóc
của ontology.
Chiều ngữ nghĩa
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 23/133
Hình 5: Chiều ngữ nghĩa của ontology
Sau đây chúng ta đi qua ba tiến trình tri thức then chốt mà ontology hỗ trợ trong các
ứng dụng QTTT. Những tiến trình này được sắp đặt theo hình tháp với ý nghĩa chúng
phụ thuộc trực tiếp vào các tiến trình bên dưới. Cũng do đó độ phức tạp của các ứng
dụng tăng lên tiến tới đỉnh của hình tháp này.
Ontology phục vụ giao tiếp, truyền thông

Ontology mô tả những tri thức được chia sẻ giữa các thành viên của cộng đồng về
một tập các thuật ngữ (các khái niệm - concept) và các mô tả được tạo ra theo những
thuật ngữ đó. Vì thế ontology có thể đưa ra các ngữ nghĩa tiềm năng trong quá trình xử
lý tri thức, kiểm tra tính mập mờ và tính mâu thuẫn.
Việc xây dựng ontology trong doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các thành viên
trong đó có chung cách nhìn trên một miền, tác vụ hay doanh nghiệp. Điều này cho
phép các nhóm làm việc với các thuật ngữ, ngôn ngữ khác nhau có thể làm việc chung.
Hơn nữa, thông qua việc xây dựng ontology, một phần tri thức ẩn trở nên rõ ràng
một cách tự nhiên. Tuy nhiên rất nguy hiểm khi một ontology quá cứng nhắc và phức
tạp có thể kìm hãm tính sáng tạo và sự thử nghiệm. Vì vậy việc đưa vào một sự cân
bằng chính là vấn đề then chốt. Cũng do đó, có nhiều khả năng cho việc ứng dụng
ontology cỡ nhẹ với từ vựng, các lược đồ phân loại, thuật ngữ phân cấp, đều khá ít giá
trị.
Một khi ontology đã nằm trong vị trí, nó có thể phục vụ như một nền tảng cho
truyền thông, làm tăng khả năng truyền tải tri thức bên trong các tổ chức hay giữa các
tổ chức với nhau. Ontology làm được việc đó bằng cách cung cấp các khái niệm quý
giá có thể dùng để soạn thông điệp (truy vấn, câu lệnh,…) cho miền. Về bên nhận,
ontology giúp hiểu thông điệp bằng cách cung cấp ngữ cảnh giải thích đúng.
Ví dụ: Là một đối tác công nghiệp ở một dự án nghiên cứu tri thức Châu Âu, một công
ty bảo hiểm Thụy Sĩ, Swiss Life, dự định tạo ra một hệ thống dựa trên ontology, mô
phỏng được các Tiêu chuẩn Kế Toán Quốc tế (IAS). IAS chứa các quy tắc sử dụng bởi
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 24/133
các kế toán viên trên toàn châu Âu. Tuy nhiên, chỉ những quy tắc phù hợp với Swiss
Life đã lên đến hơn 1000 trang giấy. Bên cạnh đó còn vấn đề là tài liệu sử dụng ngôn
ngữ đặc trưng và các kế toán viên trên toàn thế giới khó chọn ra thứ phù hợp khi tìm
trong tiêu chuẩn này.
Tích hợp các hệ thống
Ontology là tập một số các chú thích được định nghĩa chính xác, điểm mạnh của nó
tập chung vào điểm thể hiện sự liên hệ giữa các thực thể trong một miền. Tim Berners
Lee đã viết: “Trong cách nhìn bao quát, thế giới không thể mô tả chỉ bằng một liên kết.

Chúng ta nghĩ rằng một cuốn từ điển là một cuốn sách tra nghĩa của từ, nhưng các từ
lại được định nghĩa dựa trên những từ khác. Tôi thích ý tưởng rằng một thông tin chỉ
nên định nghĩa dựa trên các thứ liên quan đến nó và cách liên kết với những thông tin
liên quan đấy”.
Các Ontology được phát triển đầy đủ sẽ mạnh hơn nhiều các hệ thống cấp bậc các
thuật ngữ phân cấp đơn giản xuất hiện trong các giải pháp QTTT hiện tại bởi vì những
liên kết này có thể được dùng hiệu quả để tạo một mạng lưới tích hợp các nguồn tri
thức hỗn tạp trong doanh nghiệp.(từ “nguồn” dùng ở đây có thể mang nghĩa là mọi thứ
từ các cơ sở dữ liệu, nội dung nguyên văn, các hệ thống thông tin kế thừa cho tới tri
thức về con người, các dự án, các tác vụ,…). Tuy nhiên ontology phải đủ phức tạp để
bao quát toàn bộ các nguồn được sử dụng. Và đây là một bài toán khá khó.
I.1.3.1. Suy diễn
Các ứng dụng xây dựng trên cơ sở suy diễn là trường hợp phức tạp nhất của
ontology. Trong khi hai mức truyền thông và tích hợp xây dựng nên các khái niệm và
mối quan hệ giữa các khái niệm đó thì suy diễn xây dựng các mối quan hệ mới từ các
khái niệm bằng cách xây dựng các luật và các mẫu luật để áp dụng lên tập các khái
niệm và quan hệ trên.
Chiều Web
Bằng việc đưa ra những thông tin có giá trị cao và một giao diện thân thiện, World
Wide Web thay đổi cách tiếp cận với thông tin trong đời sống 1 cách mạnh mẽ. Gần
đây các công ty cũng đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật giống nhau để phục vụ cho
nhu cầu thông tin của những công nhân giỏi, những khách hàng cũng như các nhà cung
cấp. Nguồn thông tin sinh ra đang quá tải tuy nhiên nó không được lưu tâm nhiều bởi
những phương pháp thiếu hiểu biết về nội dung ngữ nghĩa.
Với lý do này, quan điểm về web ngữ nghĩa thường được giải thích bởi cộng đồng
ontology như là một thế hệ mới của web (web 3.0). Trong quan điểm đó, web ngữ
nghĩa có thể coi như là một sự mở rộng web hiện tại, nơi những miêu tả về các tài
nguyên (nội dung, phần mềm, v.v ) chính xác hơn.
I.1.3.2. Các giai đoạn phân quyền
Như Tim Berners Lee, ông tổ của web viết rằng: “cùng với web hiện tại, sự phân

quyền hiện đang nằm trong nguyên lý thiết kế sẽ mang đến cho Web ngữ nghĩa những
khả năng để trở nên to lớn hơn sự kết hợp các đơn thuần các thành phần của nó”.
Sinh viên thực hiện: Trần Cảnh Toàn Khóa K48 Lớp CNPM Trang 25/133

×