MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu sơ đồ
Lời mở đầu 1
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty 2
1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển công ty 2
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty 5
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 10
1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm (2003-2007) 13
Phần 2: Thực trạng công tác tính chi phí trong doanh nghiệp hiện nay 15
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tính CPKD trong doanh nghiệp 15
2.1.1 Qui định của nhà nước 15
2.1.2 Đặc điểm quản trị trong doanh nghiệp 16
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 17
2.1.4 Trình độ đội ngũ kế toán 19
2.2 Thực trạng công tác tính chi phí hiện nay tại công ty 21
2.2.1 Thực trạng 21
2.2.1.1 Tính chi phí sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp 22
2.2.1.2 Tính chi phí sử dụng nhân công trực tiếp 25
2.2.1.3 Tính chi phí sử dụng máy thi công 27
2.2.1.4 Tính chi phí sản xuất chung 32
2.2.2 Đánh giá thực trạng công tác tính chi phí hiện nay 36
2.2.3 Đề xuất mô hình tính CPKD theo điểm 38
2.2.3.1 Xây dựng các điểm chi phí 39
2.2.3.2 Tính, tập hợp, phân bổ và xây dựng bảng tính CPKD 40
2.2.3.3 Lợi ích từ mô hình 56
TĂNG THỊ HỒNG NHUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Phần 3: Giải pháp triển khai mô hình tính CPKD mới 57
3.1 Định hướng phát triển của doanh nghiệp 57
3.2 Giải pháp triển khai mô hình tính CPKD trong doanh nghiệp 57
3.2.1 Nhóm giải pháp xây dựng mô hình 58
3.2.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực 58
3.2.1.2 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 60
3.2.1.3 Hoàn thiện bộ máy quản lý 60
3.2.2 Nhóm giải pháp ápdụng mô hình vào doanh nghiệp 61
3.2.3 Kiến nghị với cấp trên 62
Lời kết đầu 63
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
ii
TĂNG THỊ HỒNG NHUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CPKD Chi phí kinh doanh
CPM Chi phí sử dụng máy thi công
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX Chi phí sản xuất
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPTC Chi phí tài chính
CT Công trình
ĐCP Điểm chi phí
DN Doanh nghiệp
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
NVL Nguyên vật liệu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
iii
TĂNG THỊ HỒNG NHUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỔ
Tên bảng và sơ đồ Trang
Bảng 1.1: Các kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 5 năm (2003-2007)
12
Bảng 2.1: Trích bảng tổng hợp xuất kho vật tư
24
Bảng 2.2: Bảng thanh toán lương CT đường 84 tháng 9/2008
26
Bảng 2.3: Bảng thanh toán lương công nhân lái máy CT đường 84 tháng 9/2008
28
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy thi công CT đường 84
29
Bảng 2.5: Trích bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo CT đường 84
31
Bảng 2.6 Bảng thanh toán lương CT đường 84 (bộ phận chỉ huy)
33
Bảng 2.7: Tính giá thành CT đường 84
36
Bảng 2.8: Tổng hợp chi phí trong tháng 9/2008
36
Bảng 2.9: Tính toán CPKD sử dụng NVL chính tại CT đường 84
42
Bảng 2.10: Tính CPKD sử dụng TSCĐ tháng 9/2008
49
Bảng 2.11: Tính CPKD sử dụng vốn tháng 9/2008
52
Bảng 2.12: Bảng tính CPKD theo điểm cấp doanh nghiệp
53
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần quản lý và
đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội
6
Sơ đồ 2.1: Quy trình chung để xây dựng một con đường
18
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
20
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ ĐCP tại công ty
40
iv
TĂNG THỊ HỒNG NHUNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
v
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đang phải đối mặt với
sự cạnh tranh ngày càng tăng trên một thị trường với xu hướng toàn cầu. Để thành
công trong môi trường mới này, họ phải thích ứng nhanh và sản xuất ra những sản
phẩm với chi phí thấp đồng thời phải có chất lượng, từ đó đòi hỏi nhà quản lý phải
có những thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và được cập nhật. Hệ thống tính chi
phí truyền thống dựa vào việc phân bổ chi phí theo sản lượng đã mất đi sự chính
xác khi mà lao động trực tiếp không còn chiếm một tỉ trọng đáng kể như trước nữa.
Những hệ thống tính chi phí truyền thống có xu hướng làm cho việc tính toán chi
phí sản phẩm không được chính xác và dẫn đến những quyết định chiến lược
không phù hợp. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, sau một thời gian thực tập
kết hợp với những hiểu biết có được về bộ máy làm việc cũng như hoạt động tại
công ty và kiến thức có được tại trường đại học, em quyết định chọn đề tài báo cáo
chuyên đề
“ Xây dựng mô hình tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty cổ phần quản lý
và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội (Hà Tây cũ)”. Do kiến thức còn hạn hẹp và
thời gian thực tập ngắn nên báo cáo không tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp
ý kiến của thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ
Hà Nội.
Phần 2:Thực trạng công tác tính chi phí trong doanh nghiệp hiện nay
Phần 3: Giải pháp triển khai mô hình tính CPKD mới trong doanh nghiệp
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP
Một số thông tin về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ
Hà Tây
Giám đốc công ty: ông Nguyễn Nghĩa Giang (Chủ tich hội đồng quản trị
kiêm giám đốc)
Địa chỉ: Km 0 + 300 quốc lộ 21 thuộc phường Quang Trung thành phố Sơn
Tây Hà Nội.
Tài khoản: 431 101 – 010 028 mở tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Sơn Tây Hà Nội, mã số thuế 05-00267457-1.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng Hà Nội
là một công ty cổ phần có 51% vốn nhà nước trong đó:
+ Vốn điều lệ là 6.100.000.000 Việt Nam đồng được chia thành 610.000 phần
bằng nhau được gọi là cổ phần với mệnh giá 10.000/1 cổ phần.
+ Nhà nước chỉếm giữ 51% vốn điều lệ của công ty, chiếm 311.100 cổ phần,
tương đương 3.111.000.000 đồng (ba tỷ một trăm mười một triệu đồng chẵn);
còn 49% vốn điều lệ chiếm 298.900 cổ phần bán cho các nhà đầu tư phổ
thông và cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong công ty tương đương
2.989.000.000 đồng (hai tỷ chín trăm tám mươi chín triệu đồng chẵn).
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: công ty được thành lập theo quyết định
2428/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công
ty cổ phần, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303001299 cấp ngày 2/7/2008 do
Sở kế hoạch đầu tư Hà Tây cũ cấp.
Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Tây là một doanh
nghiệp nhà nước được thành lập từ tháng 4/1979.
Ngày đầu thành lập công ty có tên là: Đoạn bảo dưỡng đường bộ 4, trực thuộc
Sở giao thông vận tải Hà Nội.
Tháng 12 năm 1985 công ty được đổi tên thành Xí nghiệp cầu đường số 3. vẫn
trực thuộc Sở giao thông vận tải Hà Nội.
Từ thời gian này đến tháng 9/1991 công ty đã cùng với nghành giao thông Hà
Nội cũng như các doanh nghiệp trong cả nước bước vào giai đoạn chuyển đổi cơ chế,
xóa quan liêu bao cấp sang chế độ hạch toán độc lập theo cơ chế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể về giá trị sản
lượng, ổn định việc làm, thu nhập và đời sống cán bộ công nhân được tăng lên.
Từ tháng 9/1991 theo quyết định của nhà nước, công ty chuyển về tỉnh Hà Tây
cũ, trực thuộc Sở giao thông vận tải Hà Tây và đổi tên thành Đoạn quản lý đường bộ 2
Hà Tây theo quyết định số 178/QĐ ngày 12/06/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây.
Từ tháng 8/1999 đến 1/7/2008 công ty đổi tên thành công ty quản lý và sửa chữa
đường bộ II Hà Tây theo quyết định số 753/1999/QĐ-UB ngày 20/8/1999 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Tây.
Ngày 1/7/2008 công ty thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang cổ
phần hóa theo lộ trình cổ phần hóa của nước ta. Công ty đổi tên thành công ty cổ phần
quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ II Hà Tây theo quyết định số 0303001299 cấp
ngày 2/7/2008 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Tây cấp. Sự chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà
nước sang công ty cổ phần nhằm thay đổi phương thức quản lý với nhiều chủ sở hữu
tiền vốn trong đó số đông là người lao động trong công ty góp vốn tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao về vốn và tài sản trong doanh
nhiệp, với vai trò làm chủ người lao động được phát huy, tăng cường khả năng giám
sát của nhà đầu tư đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và lợi ích các bên
đều được đảm bảo hài hòa.
Ngày 1/3/2009 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây
dựng đường bộ Hà Nội.
Chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước có 231 cán bộ công nhân viên sang công
ty cổ phần, doanh nghiệp đã giải quyết cho 131 lao động nghỉ dôi dư và được Tổng
công ty kinh doanh vốn nhà nước hỗ trợ 4,3 tỷ đồng trợ cấp cho lao động dôi dư. Kể
từ ngày 1/3/2009 tổng số lao động còn lại trong danh sách công ty là 110 lao động, kế
thừa kết quả và thương hiệu của công ty trên địa bàn Sơn Tây cũng như trong khu vực
và nghành giao thông vận tải nói chung công ty đang hoạt động ngày càng đi lên.
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường
bộ Hà Nội đã qua nhiều lần đổi tên song vẫn với nhiệm vụ là quản lý xây dựng và sửa
chữa cầu đường bộ, công ty luôn được bình chọn là đơn vị xuất sắc trong khối quản lý
giao thông của tỉnh, đã nhận được nhiều bằng khen và giấy khen cho những kết quả và
thành tích đạt được trong các năm đã qua như: năm 2001 nhận bằng khem của công
đoàn giao thông vận tải Việt Nam, năm 2002 đoạt giải nhất con đường đẹp Việt Nam
và nhận bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2003 nhận bằng khen
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Nhiệm vụ chức năng chủ yếu của công ty là quản lý duy tu, sửa chữa thường
xuyên và xây dựng các công trình giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông
đường bộ khi có thiên tai địch họa xảy ra ở các tuyến đường quản lý.
Với nhiệm vụ quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường là cơ bản, hiện nay
công ty đựoc giao quản lý sửa chữa 198km đường bộ và 36 chiếc cầu các loại thuộc
phía Bắc tỉnh Hà Tây cũ trong đó
Đường quốc lộ bao gồm:
Tuyến đường 32 và 21A tổng số 58km đường nhựa, bê tông nhựa
Các loại cầu:14 chiếc
Đường địa phương gồm 14 tuyến đường dài 140 km và 22 chiếc cầu
Bên cạnh đó công ty còn được phép tham gia sửa chữa và xây dựng các công
trình giao thông theo hợp đồng hay đơn đặt hàng.
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được bộ chủ quản phê duyệt, bộ
máy quản lý của công ty bao gồm: giám đốc, 2 phó giám đốc, 4 phòng chức năng và 4
đội sản xuất. Mối qua hệ giữa các phòng ban được thể hiện trong sơ đồ 1.1
Bộ máy quản trị của công ty tuân theo mô hình trực tuyến được xây dựng dựa
trên nguyên tắc cơ bản là hình thành đường quản trị thẳng từ trên xuống dưới, bất kì
một cấp quản trị nào trừ cấp cao nhất chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp và
hai bộ phận quản trị cùng cấp không liên hệ trực tiếp với nhau mà liên hệ thông qua
cấp trên chung của hai bộ phận đó. Nhìn chung mô hình quản trị kiểu trực tuyến khá
phổ biến tại các công ty trong nước, mô hình này có ưu điểm là đảm bảo tính thống
nhất trong hoạt động quản trị, xóa bỏ việc một cấp phải nhận mệnh lệnh từ nhiều cấp
khác. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là đòi hỏi cấp trên phải có trình độ tổng
hợp cao vì không có sự tham gia của các chuyên gia trong hoạt động quản trị, đường ra
quyết định quản trị dài và phức tạp, ví dụ như trong trường hợp này giám đốc trực tiếp
quản lý các đội sản xuất, khối lượng công việc của giám đốc rất lớn, đồng thời đòi hỏi
giám đốc không chỉ có kiến thức về quản trị mà phải có cả kiến thức về kĩ thuật để có
thể trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất trong khi đó công ty không có phòng kĩ thuật
riêng biệt để giúp giám đốc trong công việc ra quyết định.
SƠ ĐỒ 1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN QUẢN LÝ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ HÀ NỘI
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính tổng hợp)
Hội đồng quản trị
Giám đốc kiêm chủ
tịch HĐQT
Phó giám đốc nội chính
Phó giám đốc kĩ thuật
Phòng tổ
chức hành
chính tổng
hợp
Phòng
quản lý
giao thông
Phòng kế
toán tài vụ
Phòng kế
hoạch kỹ
thuật
Đội 2 Đội 3 Đội 4Đội 1
Các bộ phận trong doanh nghiệp có chức năng nhiệm vụ như sau:
Hội đồng quản trị (đại hội đồng cổ đông): bao gồm toàn bộ các cổ đông theo
qui định trong điều lệ, là nơi có quyết định cao nhất trong công ty. Các quyết định của
hội đồng quản trị được ban hành thông qua các nghị quyết về các vấn đề bầu, miễn
nhiệm thay thế hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Hội đồng quản trị có quyền quyết
định tổ chức công ty dưới hình thức chia tách, sáp nhập, giải thể; quyết định sửa đổi
điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.
Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị: là người quản lý công ty được bầu
từ hội đồng quản trị, là người có quyền hành cao nhất thực hiện các nhiệm vụ do hội
đồng thành viên góp vốn giao cho, chỉ huy tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Giám đốc là đại diện hợp pháp của công ty chịu trách nhiệm với nhà nước,
cấp trên và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, đồng thời cũng là người đại diện chính thức về đối ngoại, trực tiếp chịu
trách nhiệm quan hệ với các cơ quan ban ngành cấp trên và với khách hàng, phụ trách
về phát triển khách hàng, tổ chức hành chính, tài chính kế toán, kí kết toàn bộ hợp
đồng và báo cáo, các công văn thư từ ra bên ngoài trừ những phần đã ủy nhiệm cho cán
bộ cấp dưới theo qui định cụ thể. Giám đốc cũng là người đề cử các chức vụ trong
công ty và quyết định thi đua khen thưởng, kỷ luật và là chủ tịch hội đồng tuyển dụng
nhân viên.
Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, có thể thay thế giám đốc
điều hành sản xuất, tổ chức sản xuất theo định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu kỹ
thuật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài
của công ty. Hiện nay ở công ty có hai phó giám đốc là phó giám đốc kỹ thuật và phó
giám đốc nội chính
+ Phó giám đốc nội chính là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công
ty, có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như: trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công
ty khi giám đốc đi vắng, có các quyền của giám đốc công ty khi được giám đốc ủy
quyền, thực hiện các công việc khác do giám đốc giao cho
+ Phó giám đốc kỹ thuật: là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công
ty, trực thay và điều hành hoạt động của công ty khi giám đốc và phó giám đốc nội
chính vắng mặt, trực tiếp phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh, có các quyền của
giám đốc công ty khi được giám đốc công ty ủy quyền, có quyền tổ chức, điều hành và
quản lý các hoạt động sản xuất kinhdoanh theo sự phân công của giám đốc và chịu
trách nhiệm trước giám đốc công ty về các kết quả của những hoạt động đó, là người
ký vào các hợp đồng, văn bản ra bên ngoài khi được sự ủy quyền của giám đốc công ty
và ghi sổ theo dõi công văn hợp đồng của công ty.
Các phòng trực thuộc công ty: có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho các phó
giám đốc về công tác quản lý, sản xuất kinh doanh phù hợp với điều lệ hoạt động của
công ty và tuân theo các chế độ chính sách, các văn bản qui định của pháp luật hiện
hành
+ Phòng tổ chức hành chính tổng hợp có nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị phương tiện vận tải và cung cấp vật
tư cho công tác duy tu đường bộ giúp lãnh đạo công ty duy trì công tác phục vụ sản
xuất và chuyên môn, cung ứng vật tư cho các đội duy tu, ghi chép tình hình nhập xuất
vật tư đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng đủ cho các đội; tổ chức thực hiện chế độ trả
lương, thưởng, kỷ luật; xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm; quản lý, lưu trữ các
văn bản đi và đến công ty; xây dựng nội qui, qui chế về công tác an ninh cho công ty,
tổ chức theo dõi huấn luyện phòng cháy chữa cháy, dân quân tự vệ.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: lập kế hoạch sản xuất hàng quí, năm và hồ sơ đấu
thầu, hồ sơ hoàn công thanh toán vốn của các công trình, kiểm tra chất lượng các công
trình xây dựng, hàng tháng tổ chức nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu với sở chủ quản.
+ Phòng quản lý giao thông: có trách nhiệm theo dõi khối lượng công việc của
các độ duy tu thực hiện hàng ngày, cung cấp số liệu vật tư cần dùng cho các đội, kiểm
tra việc duy tu sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ và an toàn giao thông.
+ Phòng tài vụ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc nội chính về công
tác tài chính kế toán và thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp, có chức năng quản lý và
chi phí tài chính của công ty cho quá trình sản xuất, hạch toán lên giá thành công trình,
hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho các đơn vị trực thuộc, kết hợp với các phòng ban
nghiệp vụ hoàn thành nhiệm vụ chung của công ty, tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý
cung cấp số liệu về tình hình kinh tế tài chính, phân phối và giám sát các nguồn vốn
bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu đồng vốn, tham mưu với ban giám đốc xây dựng
qui chế quản lý và chi tiêu trong sản xuất, các chi phí tiết kiệm đúng qui định, phân bổ
vốn đầu tư đúng thời điểm và đúng qui định.
+ Các đội sản xuất: gồm đội công ty là các đội 1, 3 và 4 phụ trách quản lý duy
tu thường xuyên trong địa bàn quản lý của công ty và các công trình xây dựng cơ bản
do công ty đấu thầu khai thác ngoài, đội 2 là đội may thi công phục vụ lái xe máy thi
công cho các công trình.
Ngoài bộ máy quản lý công ty còn có ban kiểm soát là bộ phận độc lập do hội
đồng quản trị bầu ra trong số các cổ đông của công ty. Ban kiểm soát là đại diện của
các cổ đông được kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong công tác ghi chép sổ sách báo
cáo kế toán hàng quí hàng năm; có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý của
hội đồng quản trị về việc chấp hành điều lệ của công ty, thực hiện các nghị quyết của
hội đồng quản trị.
Hoạt động quản trị của doanh nghiệp nhìn chung khá đơn giản các cấp hoạt
động theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình, các phòng ban trong công ty hầu như
không theo kế hoạch chiến lược nào mặc dù hàng năm công ty vẫn xây dựng những kế
hoạch cho năm sau nhưng các kế hoạch này rất ngắn hạn và chung chung không đề cập
đến các mục tiêu và cách thức hoàn thành mục tiêu một cách cụ thể. Đây là đặc trưng
diển hình của các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay hoạt động sản xuất
kinh doanh không theo chiến lược dài hạn hoặc có nhưng rất ngắn hạn không thể hiện
tầm nhìn trong tương lai, hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu cho các đơn vị chủ quản
hoạch định do đó không thể tránh khỏi những thất bại trong kinh doanh, đặc biệt là
trong thời gian khó khăn về kinh tế như hiện nay thì những chiến lược cụ thể và hoạt
động quản trị có hiệu quả là rất cần thiết. Bởi vậy những thay đổi trong hoạt động quản
trị của công ty trong thời gian tới là không thể thiếu nhất là khi doanh nghiệp đã
chuyển sang cổ phần hóa.
1.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: sản phẩm cầu đường là sản phẩm đơn
chiếc, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ. Sản phẩm của công ty phải được dự toán trước
khi tiến hành sản xuất hoặc thông qua đấu thầu và quá trình sản xuất phải so sánh với
giá dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo, sản phẩm sẽ được tiêu thụ theo giá trúng
thầu hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào yêu cầu
và tiền vốn của chủ đầu tư. Mặt khác không thể thanh toán vốn một lần mà phải tạm
ứng theo từng giai đoạn căn cứ vào biên bản nghiệm thu của từng sản phẩm, vì vậy
phải phản ánh cho từng loại sản phẩm.
Với những đặc điểm trên, đồng thời hoạt động trên, đồng thời hoạt động trên địa
phận thành phố Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, các tuyến đường
do đơn vị quản lý chạy qua địa hình đồng bằng, trung du, miền núi và đô thị nên ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý sửa chữa thường xuyên cũng như công tác lãnh đạo
chỉ đạo từ cấp trên tới các hạt, các cung đường. Ngoài ra các yếu tố đặc điểm trên cũng
ảnh hưởng tới công tác tuyên truyền nhân dân địa phương nơi có tuyến đường đi qua
thực hiện pháp lệnh bảo vệ các công trình giao thông và các văn bản nhà nước qui
định, lập lại trật tự an toàn giao thông đô thị có phần nào khó khăn và giảm hiệu quả vì
trình độ dân trí, am hiểu pháp luật ở mỗi vùng, địa hình có sự khác biệt rõ rệt, có nơi
trình độ của cán bộ chính quyền xã còn thấp nên hay né tránh không muốn mất lòng
dân.
Để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì bộ máy tổ chức quản lý của công
ty cũng phải có những đặc điểm đặc trưng riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể, các
biện pháp thực hiện cũng phải vận dụng theo vùng, địa phương nhằm đạt mục đích sản
xuất của từng đơn vị. Quá trình từ khi khởi công công trình cho đến khi kết thúc bàn
giao đưa vào sử dụng thường là trong thời gian dài, phụ thuộc vào qui mô và tính chất
phức tạp về kỹ thuật của công trình.
Qui mô sản xuất của doanh nghiệp hiện nay có 3 đội duy tu sửa chữa thường
xuyên đường bộ nằm trên các tuyến đường công ty quản lý và thi công các công trình
khai thác ngoài do công ty đấu thầu.
Ví dụ về sơ đồ dây chuyền sản xuất làm đường láng nhựa của công ty
Phá dỡ mặt đường cũ Rải đá 4*6 làm nền San phẳng
Lu chặt Đổ đá dăm Lu chặt Tưới nhựa đường
nóng chảy Phủ lớp đá mạt lên trên
Theo sơ đồ qui trình làm ra một con đường láng nhựa trên đòi hỏi các bước công
việc rất rõ ràng bao gồm phải phá bỏ mặt đường cũ, dọn sạch vật liệu bỏ đi sau đó
dùng máy san gạt đá bằng bề mặt đường cần làm rồi đưa máy lu lên đảm bảo độ chặt
(có nghiệm thu của bộ phận tư vấn giám sát từng phần công việc), tiếp đến đổ đá dăm
lên để lấp kín các lỗ hổng của nền đường, tiếp tục cho máy lu lu đến khi đạt độ phẳng
và độ chặt thì đun nhựa đường nóng chảy và tưới đều mặt đường, cuối cùng là rải đá
mạt lên trên để tạo độ nhám cho mặt đường, kết thúc là mời bên giao việc và các ban
ngành có liên quan đến hiện trường để nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử
dụng.
Đặc biệt trong quá trình sản xuất con đường không thể thiếu các yếu tố đầu vào
quan trọng là nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị và nhân công.
Về nguyên, nhiên liệu: đòi hỏi phải sử dụng số lượng lớn nguyên vật liệu,
phong phú và đa dạng về chủng loại, quy cách mang những đặc điểm khác nhau.
Những loại vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng, sắt, thép, gạch,
…; vật liệu là sản phẩm của ngành khai thác được đưa vào sử dụng ngay không qua
chế biến như đất, cát, sỏi, đá,…; vật liệu phải nhập khẩu như nhựa đường, bê tông
nhựa,…; nhiên liệu cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất như xăng, củi, dầu,…
Về máy móc thiết bị: bao gồm các phương tiện vận tải như xe tải, ô tô,… để
vận chuyển nguyên vật liệu, lao đông đến chân công trình và các loại xe máy, thiết bị
thi công như máy ủi, máy xúc bánh xích gầu nghịch, máy xúc bánh lốp gầu nghịch,
máy lu bánh thép, máy san gạt,…
Về nhân công: là những người lao động của công ty bao gồm cả lao động
chính thức và lao động thuê ngoài.
Những yếu tố trên là những đầu vào chủ yếu, quan trọng có ý nghĩa quyết
định đến chất lượng công trình, do đó việc chuẩn bị cung cấp cho thi công phải được
coi trọng. sản phẩm cuối cùng của qui trình sản xuất là một con đường. Chất lượng của
sản phẩm phụ thuộc vào yêu cầu của nhà đầu tư, sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự
toán, giá thỏa thuận với chủ đầu tư, việc bàn giao công trình chính là việc tiêu thụ sản
phẩm.
1.4 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG 5 NĂM (2004-2008)
Dựa vào bảng 1.1 về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 năm (2004-
2008) một số chỉ tiêu trên có thể nhận thấy giá trị sản lượng chung của doanh nghiệp
đều tăng qua các năm, từ năm 2004 chỉ đạt trên 19 tỷ đồng thì đên năm 2008 con số
này đã lên tới gần 40 tỷ đồng (tăng gần 203%), trong đó không chỉ sản lượng từ hoạt
động duy tu thường xuyên trên địa bàn tăng 7300.000.000 đồng trong vòng 5 năm mà
sản lượng từ các hoạt động khai thác ngoài của doanh nghiệp cũng tăng đáng kế, đặc
biệt là trong năm 2005 sản lượng khai thác ngoài tăng thêm tới 6.773.773.000 đồng so
với năm 2004, năm 2006 sản lượng này cũng tăng thêm 4.263.692.000 đồng. Từ những
kết quả này có thể thấy rõ doanh nghiệp đã có những cố gắng nỗ lực để hướng hoạt
động của mình ra bên ngoài thị trường quen thuộc để có thể tăng thêm giá trị sản lượng
đồng thời tăng doanh thu. Có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu của doanh nghiệp cũng
tăng qua các năm, từ 17.444.172.000 đồng năm 2004 lên tới 35.551.222.000 đồng năm
2008 (tăng 203,79%) trong đó tăng ít nhất là năm 20067 chỉ cao hơn 2.810.515.000
đồng so với năm 2006.
Bảng 1.1: Các kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 5 năm
(giai đoạn 2004-2008)
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
1. Giá trị sản lượng 19.188.919 26.463.692 30.927.384 34.018.951 39.106.344
1.1 Duy tu thường xuyên 8.000.000 8.500.000 8.700.000 12.300.000 15.300.000
1.2 Khai thác ngoài 11.189.919 17.963.692 22.227.384 21.718.951 23.806.344
2 Doanh thu 17.444.172 24.057.902 28.115.804 30.926.319 35.551.222
3. Tổng chi phí sản xuất 17.182.433 23.933.200 27.292.139 30.306.031 35.251.115
4. Lợi nhuận trước thuế 262.039 124.702 823.665 619.788 300.017
5. Thuế TNDN 73.371 24.941 230.626 173.541 83.940
6. Lợi nhuận sau thuế 188.668 99.761 593.039 446.247 216.077
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Tuy nhiên đi kèm với tăng doanh thu thì tổng chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp cũng tăng đáng kể, tăng 18.068.682.000 đồng tương đương 205,15% từ năm
2004 tới năm 2008. Biến động tăng tổng chi phí sản xuất chủ yếu là do sự tăng lên của
chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 70% giá trị công trình và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong giai đoạn 5 năm gần đây. Chính nguyên nhân này khiến cho lợi nhuận của
doanh nghiệp trong vòng 5 năm có tăng lên nhưng không đáng kể và lợi nhuận của
doanh nghiệp lên xuống biến động không ổn định, so với mức tỷ lệ lạm phát cao và
biến động nhiều về kinh tế như hiện nay thì mức lợi nhuận này chưa thực sự thuyết
phục. Lợi nhuận cao nhất đạt được vào năm 2006, đạt 593.039.000 đồng tăng
493.278.000 đồng tương đương 594,46% so với năm 2005, sự tăng lên đột biến này có
thể giải thích dựa trên giá trị sản lượng tăng cao đặc biệt là sản lượng khai thác ngoài
kết hợp với tổng chi phí sản xuất ở mức vừa phải. Tuy nhiên mức lợi nhuận này lại
giảm trong năm 2007 và xuống chỉ còn 216.007.000 đồng vào năm 2008 (giảm
36,42%), năm đầu tiên doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, mức tăng không đáng kể
của doanh thu kết hợp với biến động mạnh về giá cả trên thị trường là 2 nguyên nhân
chính. Dự báo trong năm 2009 tình hình cũng không khả quan hơn do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính toàn cầu, báo cáo tài chính quí đầu cho thấy doanh nghiệp đạt
doanh thu 3.101.434.853 đồng và mức lợi nhuận khá thấp, chỉ đạt 17.613.093 đồng.
PHẦN 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔ
HÌNH TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH (CPKD) THEO ĐIỂM TẠI CÔNG TY
2.1.1 Qui định của nhà nước
Khái niệm tính CPKD hay kế toán quản trị (KTQT) với các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và công ty cổ phần quản lý và đầu tư xây dựng đường bộ Hà Nội vẫn
còn khá mới mẻ và hầu như các lý thuyết về khái niệm này phần lớn xuất phát từ sách
của nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp vẫn còn khá lúng túng trong việc nghiên cứu
và triển khai thực hiện. Cùng với sự phát triển, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ trong hệ công cụ quản lý
kinh tế, kế toán đã được chia thành kế toán tài chính (KTTC) và KTQT. Điều 10 của
Chương I, Luật Kế toán Việt Nam có quy định về KTTC, kế toán quản trị, kế toán tổng
hợp và kế toán chi tiết. Cụ thể hơn ở điểm 1 của điều 10 Luật khẳng định “kế toán bao
gồm KTTC và KTQT”. Cũng tại điểm 2 điều 10 quy định “Khi thực hiện công việc kế
toán tài chính và kế toán quản trị đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế
toán chi tiết.” (Trích luật kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2003)
Bên cạnh việc sử dụng luật kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/06/2003
làm cơ sở cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã ban hành
thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp nhằm
giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổ chức công tác tính CPKD. Trong thông
tư đã chỉ rõ “Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của
doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản
phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi
nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí
với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư
ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh; nhằm phục vụ việc
điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế. Kế toán quản trị là công việc của từng
doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội
dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
thực hiện.” (Trích thông tư số 53/2006/TT-BTC). Đồng thời trong thông tư cũng
hướng dẫn chi tiết về cách thức tổ chức tính KTQT, một số nội dung KTQT chủ yếu, tổ
chức bộ máy kế toán và bộ máy KTQT, có kèm theo phụ lục hướng dẫn các mẫu ghi
chép chi phí phù hợp với việc tính toán CPKD.
Thông tư 53/2006/TT-BTC đã tạo dựng cho doanh nghiệp cơ sở ban đầu để xây
dựng mô hình tính CPKD nhưng mô hình được xây dựng như thế nào để hoạt động có
hiệu quả lại phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tham
khảo một số cơ sở pháp lý khác cũng phục vụ cho việc tổ chức tính CPKD như: quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/9/1006 về việc ban
hành chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tài liệu tập huấn chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ của vụ chế độ kế toán và kiểm toán năm 2006.
2.1.2 Đặc điểm quản trị trong doanh nghiệp
Với lịch sử thành lập khá lâu dài, trong vòng 30 năm qua tổ chức bộ máy quản
lý sản xuất của công ty đã có nhiều thay đổi đáng kể. Từ doanh nghiệp nhà nước
chuyển sang công ty cổ phần độc lập về vốn và có tài sản cố định cũng như mặt bằng
công ty hiện nay đã được định giá lại khi công ty chuyển sang hình thức cổ phần. Điều
hành hoạt động của công ty hiện nay là giám đốc kiêm chủ tich hội đồng quản trị do
hội đồng quản trị bầu ra; giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt
động của công ty, đại diện cho quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty trước
đại hội đồng cổ đông và cơ quan quản lý luật pháp của Nhà nước.
Dựa trên mô hình về tổ chức bộ máy quản lý của công ty tại sơ đồ 1.1 (trang 6)
có thể thấy rõ bộ máy quản trị hiện nay của công ty tuân theo mô hình trực tuyến, khá
đơn giản và gọn nhẹ. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc kĩ thuật phụ trách và
phó giám đốc nội chính, hai phó giám đốc phụ trách 4 phòng trong công ty bao gồm:
phòng hành chính tổng hợp, phòng quản lý giao thông, phòng kế toán tài vụ và phòng
kế hoạch kỹ thuật; ngoài ra trong công ty có 4 đội sản xuất riêng biệt do giám đốc trực
tiếp chỉ đạo và quản lý. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị như trên đảm bảo các chức
năng sản xuất, kinh doanh của từng bộ phận được xác định rõ ràng rất thuận tiện cho
việc xây dựng các điểm tính CPKD cho doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xác định rõ
ranh giới giữa các điểm chi phí (ĐCP). Với mô hình quản trị này khi hình thành các
ĐCP trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo làm sáng tỏ mối quan hệ tỷ lệ giữa CPKD phát
sinh và kết quả tạo ra ở ĐCP. Đồng thời đây là mô hình trực tuyến nên có thể dễ dàng
gắn ĐCP với trách nhiệm của từng cá nhân phụ trách. Tuy nhiên có một hạn chế tại mô
hình này đó là chức năng nhiệm vụ của các bộ phận nên được phân định rõ ràng hơn để
tránh sự chồng chéo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ví dụ như nên phân cho một
phòng ban riêng phụ trách nguyên vật liệu và nhiên liệu vì trong ngành giao thông vận
tải chi phí này chiếm tỷ lệ khá cao; tránh tình trạng như hiện nay phòng kế hoạch kỹ
thuật lập kế hoạch sản xuất trong năm và đinh mức nguyên nhiên vật liệu tuy nhiên
phòng quản lý giao thông lại là nơi chính theo dõi nhu cầu của các đội sản xuất để
thông báo khối lượng cần thiết, từ đó sẽ dẫn đến những bất cập trong việc lập kế hoạch
sản xuất của công ty.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Doanh nhiệp tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ quy định của nhà
nước. Đặc điểm quy trình công nghệ giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất
mang tính công nghiệp, có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất
khác, sự khác biệt này có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý trong các đơn vị xây
dựng cầu đường nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Sản phẩm của công ty là những
cây cầu con đường có tính chất đơn chiếc, quy mô sản xuất lớn, kết cấu phức tạp, thời
gian sản xuất kéo dài. Đồng thời do sản phẩm của công có đặc điểm không di chuyển
được mà cố định ở một nơi do đó phải di chuyển máy móc, thiết bị, nhân công đến nơi
sản xuất khiến cho việc hạch toán, quản lý và sử dụng tài sản gặp nhiều khó khăn. Qui
trình chung để làm một con đường được mô tả trong sơ đồ 2.1 bao gồm các bước công
việc chủ yếu như đấu thầu, trúng thầu, kí hợp đồng, chuẩn bị thi công, thi công, nghiệm
thu và bàn giao công trình.
SƠ ĐỒ 2.1: QUI TRÌNH CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG MỘT CON ĐƯỜNG
(Nguồn: phòng kế hoạch kỹ thuật)
Qui trình gồm một số bước công việc chủ yếu:
Đấu thầu
Trúng thầu
Ký hợp đồng
Chuẩn bị thi công
Thi công
Tạo khuôn đường
Đắp nền đường
Làm lớp móng bằng đá
Làm lớp mặt
Nghiệm thu và bàn giao
công trình
- Lập đồ án thiết kế: công tác thiết kế bao gồm thiết kế mặt bằng, thiết kế công
trình kỹ thuật hoặc hạng mục công trình, lập tổng dự toán công trình
- Thẩm tra và phê duyệt thiết kế tổng dự toán
- Chuẩn bị xây dựng: các công trình xây dựng chỉ được khởi công xây lắp khi chủ
đầu tư, tổ chức thiết kế, tổ chức xây lắp,… đã làm xong các công việc chuẩn bị xây
dựng. công tác chuẩn bị xây dựng bao gồm những công việc chủ yếu:
Chuẩn bị khu vực xây dựng: mặt bằng thi công các hạng mục công trình
phục vụ thi công trình phục vụ thi công xây lắp
Tổ chức xây lắp: các hợp đồng thi công
Tổ chức cung ứng vật tư: đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán, cung
ứng vật tư
Tiến hành thi công xây lắp
Quyết toán vốn đầu tư, nghiệm thu, bàn giao và thực hiện bảo hành sản
phẩm
Nhìn chung quy trình này tương đối ổn định và thích hợp cho việc xây dựng
những con đường hoặc cầu khác nhau theo yêu cầu của chủ đầu tư. Hơn nữa qui trình
công nghệ này cũng đảm bảo cho việc tập hợp chi phí để tính giá thành theo từng khâu
đơn giản hơn. Tuy nhiên mô hình này cũng có hạn chế đó là chưa chỉ rõ chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận trong từng khâu của qui trình, như vậy khi xây dựng mô
hình tính CPKD sẽ phải phân tách lại trách nhiệm trong từng khâu để từ đó có thể tập
hợp được chi phí theo từng điểm.
2.1.4 Trình độ đội ngũ kế toán
Phòng sản xuất kinh doanh kế toán tài vụ của công ty được tổ chức theo bộ máy
sản xuất kinh doanh kế toán tập trung. Theo hình thức thì toàn bộ công tác kế toán của
doanh nghiệp được thực hiện tại phòng kế toán,ở các đội trực thuộc đội sản xuất không
tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê đội
làm nhiệm vụ tập hợp chi phí ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ, định kỳ hàng tháng
nộp chứng từ về công ty qua các phòng kiểm tra như phòng tổ chức hành chính kiểm
tra như phòng tổ chức hành chính kiểm tra đối chiếu rồi chuyển sang phòng tài vụ và
có giấy luôn chuyển chứng từ.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
(Nguồn: phòng kế toán tài vụ)
Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty khá đầy đủ đơn giản đáp ứng qui mô
hoạt động của công ty, công việc được phân chia cụ thể và rõ ràng, các nhân viên
không phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc cùng một lúc do đó đảm bảo hiệu quả
công việc. Bộ phận kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán trong công ty, từ giai
đaọn đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán định kỳ. Đội ngũ kế toán năng động, nhiệt
tình, am hiểu công việc và nghiệp vụ cũng như các chính sách về quản lý tài chính của
nhà nước, tuân thủ các qui định về kế toán thống kê. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập
tồn tại cần được tháo gỡ như trình độ của đội ngũ kế toán vẫn còn yếu, số lượng nhân
viên có trình độ đại học ít; đội ngũ kế toán tại công ty mới chỉ thực hiện theo mô hình
tính CPTC mà chưa có sự quan tâm đến mô hình tính CPKD do đó không có cán bộ
chuyên trách am hiểu về lý luận và cách thức triển khai mô hình tính CPKD. Đây cũng
Kế toán trưởng
Kế toán vật
liệu, tiền
lương, tiền
mặt, tiền
gửi
Kế toán
TSCĐ, kế
toán thuế
Kế toán
tổng hợp
và tính
giá thành
Thủ quĩThống kê
các đội
sản xuất