Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

DA DANG SINH HOC(Rung Cuc Phuong)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 13 trang )

Cúc Phương, vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam là nơi có hệ sinh thái đa dạng bậc nhất Việt
Nam, thu hút nhiều khách du lịch và các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. Tuy chỉ có diện tích 22
200 ha, cỡ trung bình so với 22 vườn quốc gia của Việt Nam, nhưng Cúc Phương bảo tồn đa dạng
tốt nhất và phục vụ được cả du lịch.
Cách Hà Nội 120 km về phía Tây Nam, ở vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và
Thanh Hóa, Cúc Phương nổi tiếng với những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh. Phủ kín những dãy
núi đá vôi Kaster là gần 2000 loài thực vật bậc cao, chiếm 17,27% số loài, 58% số họ thực vật bậc
cao của cả nước, trong đó có nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như chò chỉ, đăng, cồng
nhái, tô mộc, nhân hồi, lan hài, hài vệ nữ đốm Riêng phong lan đã có tới trên 100 loài. Ở đây có
những cây sấu cổ thụ, cây chò một ngàn năm tuổi cao trên 70 m, rừng chò chỉ, rừng thông cao vút.
Dây leo quấn chằng chịt trên khắp các cành cây. Dưới tán cây là những loài rêu, quyết, địa y, các
loài hoa dại và cây bụi.
Du khách cũng có thể đi thăm Vườn Thực vật Cúc Phương, một trong ba vườn thực vật tầm cỡ
của thế giới theo danh sách được công bố năm 1997, nơi bảo tồn nguồn gen các loài thực vật quý
hiếm của Việt Nam và thế giới. Trong khuôn viên rộng 172 ha, ngoài 400 loài cây mọc tự nhiên,
các nhà khoa học đã trồng thêm gần 200 loài cây quý của Cúc Phương, của Việt Nam và nước
ngoài. Khách có thể tiếp xúc với những chú hươu, nai, nhím cầy, voọc được nuôi thả trong vườn
thực vật.

Hệ thực vật phong phú, đa dạng của Cúc Phương tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loài động vật.
Cúc Phương có tới 88 loài thú, 308 loài chim, 43 loài lưỡng thê, 67 loài bò sát, 65 loài cá và 12 loài giáp
xác. Trong số đó, có 37 loài thực vật và 36 loài động vật trong sách Đỏ của Việt Nam. Cúc Phương còn là
nơi sinh sống của 1800 loài côn trùng.
Khoảng 3-4 giờ sáng, những chú chim rừng cất lên bản hòa tấu giữa không khí mát lạnh thơm hương lá
cây. Người hướng dẫn của Vườn Quốc gia còn cho biết du khách nào may mắn còn có dịp trông thấy hàng
chục con chim đại bàng quần tụ trên bầu trời Cúc Phương.
Tuy việc quan sát thú hoang dã trong rừng Cúc Phương khá khó khăn và tốn thời gian nhưng du khách có
thể tới tham quan các khu cứu hộ động vật. Nhiều du khách rất thích thú với việc quan sát những chú voọc
nhảy nhót, đùa nghịch, chuyền cành rầm rầm ở Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Đây là trung tâm bảo tồn loài
linh trưởng lớn nhất Đông Nam Á về quy mô, kỹ thuật và tổ chức. Ở đây nuôi 15 loài linh trưởng nằm trong


sách Đỏ thế giới, trong đó có 4 loài đặc hữu là voọc mông trắng, voọc đầu trắng, voọc Hà Tĩnh và voọc ngũ
sắc. Từ xa ngó vào khu bán tự nhiên của Trung tâm, ta có thể bắt gặp mấy chú voọc chót vót trên đỉnh
những cây cao, thoắt một cái đã biến mất. Quanh quẩn gần khu chuồng nhốt là một chú voọc ngũ sắc được
thả ở khu bán tự nhiên trốn về.
Gần Trung tâm cứu hộ linh trưởng là Trung tâm bảo tồn rùa, nơi nuôi giữ 550 nghìn con rùa thuộc 17 loại
rùa, trong đó có hai loài rùa nằm trong danh sách các loài động vật sắp nguy cấp của thế giới là Rùa Núi
Vàng và Rùa Núi Viền. Nếu muốn thấy loài cầy vằn quý hiếm, khách phải tới Trung tâm bảo tồn cầy vằn
vào khoảng 5 giờ chiều vì lúc đó chúng mới chịu mò ra khỏi chỗ ngủ.
Trong rừng có hóa thạch loài bò sát biển cách đây 200-300 triệu năm lần đầu tiên được tìm thấy ở Đông
Nam Á.
Vi khuẩn
Tảo lục
Nấm
Hệ thực vật được cấu trúc 5 tầng
Các loại chò xanh, sấu cổ thụ quý hiếm
Các loài lan quý hiếm đã được tìm
thấy ở Cúc phương
Rêu Dương xỉ
Các cây bụi ở tầng
thấp
Giới động vật vô cùng phong phú, có
rất nhiều loài động vật quý hiếm
Khướu
Gà lôi lam mào trắng
Các loài
tắc kè
Các loài
bướm ở
đây cũng

vô cùng
đa dạng
Chồn
Sóc
bay
Khỉ vàng
Lợn lòi
Voọc ngũ sắc
Voọc vá
chân
vám
Hổ
Gấu ngựa Rùa núi vàng

×