Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.02 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

I. Một số khái niệm

3

1.1. Giới

3

1.2. Bình đẳng xã hội

3

1.3. Bình đẳng giới

3

II. Thực trạng về bất bình đẳng giới trong giáo dục


4

2.1. Trên thế giới

4

2.2. Ở Việt Nam

5

3. Những hệ quả của bất bình đẳng giới trong giáo dục

8

4. Một số nguyên nhân

9

III. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam 10
KẾT LUẬN

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

1



Website: Email : Tel : 0918.775.368

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mọi cơng dân đều bình đẳng trước
pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ơng về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Bình đẳng giới là một vấn đề rất quan trọng
được cả xã hội quan tâm. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ và vấn đề cơ bản
nhất trong các vấn đề đấu tranh của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và
nữ lại được xem là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Sự
bình đẳng nam- nữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong
lĩnh vực giáo dục, vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc.
Giáo dục có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội của
cn. Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim từng nói: “Giáo dục có chức năng
xã hội hóa cá nhân, giáo dục giúp cho các thế hệ trẻ được chuẩn bị để bước
vào cuộc sống xã hội, giáo dục có chức năng củng cố sự đồn kết xã hội và
duy trì trật tự xã hội.
Nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là một việc làm cần
thiết trong xã hội hiện nay, nhằm mục đích tìm ra các biện pháp nâng cao
bình đẳng giới trong giáo dục và trong xã hội. Với tư cách là một bộ phận
của xã hội, sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay khơng thể khơng tính đến
vấn đề giới.
Chính vì lý do trên em chon đề tài “ Quyền bình đẳng nam nữ trong
lĩnh vực giáo dục – thực trạng và giải pháp” kết thúc học phần môn Các
ngành luật cơ bản trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

2


Website: Email : Tel : 0918.775.368


Em xin đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới
giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và một số giải pháp nhằm hạn chế
tình trạng này.
2. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận.
Hiện nay, có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này, song
trong các nghiên cứu của các tác giả chưa đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến
tinh trạng bất bình đẳng giới giữa phụ nũ và nam giới trong lĩnh vực giáo
dục và giải pháp khắc phục vấn đề này.
3. Mục tiêu tiểu luận.
Làm rõ một số khái niêm về giới, bình đẳng xã hội và bình đẳng giới,
từ đó đi sâu vào nguyên dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục
ở nước ta hiện nay nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần làm giảm tình
trạng trên ở việt nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra xã
hội học, nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế.
5. Pham vi nghiên cứu.
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh
vực giáo dục ở Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
6. Kết cấu tiểu luận.
Nội dung tiểu luận chia làm 3 phần:
Chương I: Một số khái niệm.
Chương II: Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo
dục.
3


Website: Email : Tel : 0918.775.368


Chương III. Một số giải pháp về bất bình đẳng giới trong giáo dục.

4


Website: Email : Tel : 0918.775.368

NỘI DUNG.
I. Một số khái niệm.
1.1. Giới
“Giới (gender): là một thuật ngữ chỉ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi
mà xã hội quy định chon am và nữ nhìn từ góc độ xã hội; giới đề cập đến sự
phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ
trong một bối cảnh xã hội cụ thể”1
Đặc trưng cơ bản nhất của giới là do dạy và học mà có, Vì vậy, những
đặc trưng về giới mang tính xã hội, do xã hội quy định. Giới thể hiện các
đặc trưng của xã hội của phụ nữ và nam giới nên rất đa dạng. Nó phụ thuộc
vào đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, các khu
vực, các giai tầng xã hội. Các quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội về giới
hoàn tồn có thể thay đổi được.
1.2. Bình đẳng xã hội.
“Bình đẳng xã hội: là nói tới sự thừa nhận và sự thiết lập các định kiến,
các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các
cá nhân, các nhóm xã hội” 2. Trên lý thuyết, bất bình đẳng xã hội có nghĩa là
khơng bằng nhau, khơng ngang nhau về các khía cạnh cơ bản của đời sống
xã hội giữa các cá nhân, các nhóm người. Trên thực tế, khái niệm bất bình
đẳng xã hội được dùng chủ yếu để chỉ mối tương quan xã hội nào không
ngang bằng nhau đến mức gây tổn hại đén quyền và lợi ích của bên yếu thế.
1.3. Bình đẳng giới


1
2

TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”.
Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Xã hội học về giới và phát triển, Nxb. ĐHQG HN

5


Website: Email : Tel : 0918.775.368

“Là một cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đang đối diện với cả nam
và nữ theo cách chia sẻ các lợi ích của phát triển một cách bình đẳng, bảo
đảm chóng lại gánh nặng thiên lệch của những tác động tiêu cực”3
Trong đó, nam giới và nữ giới được bình đẳng với nhau về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng
- Các cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi từ các nguồn lực xã hội
và quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng.
- Được hưởng thành quả bình đẳng trong mội lĩnh vực của xã hội.

II. Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.
2.1. Trên thế giới
Theo một báo cáo của UNICEF, vào tháng 12 năm 2006, nhân dịp kỉ
niệm 60 năm ngày thành lập của tổ chức này, việc loại bỏ sự phân biệt đối
xử vè giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc
và tích cực đến sự sống cịn và phát triển của trẻ em. Bà Ann M. Veneman –
Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thế của người phụ nữ được
nâng lên để có một cuộc sống đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục họ sẽ
trở nên thịnh vượng”. Theo báo cáo này, mặc dù trong những thập kỉ gần

đây đã có một số tiến biij về vị thế của phụ nữ nhưng cuộc sống của hàng
triệu “trẻ em gái và phụ nữ vẫn bị đe dọa bởi sự phân biệt đối xử, việc bị
tước quyền và nghèo khổ. Hậu quả của sự phân biệt đối xử là trẻ em gái ít
có cơ hội được học hơn. Ở các nước đang phát triển, gần như 1/100 trẻ em
gái đi học ở trường tiểu học sẽ không theo học được hết cấp. Trình độ học
3

TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”.

6


Website: Email : Tel : 0918.775.368

vấn, theo báo cáo, tương quan đến sự cải thiện về các nguồn lực đầu tự cho
sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Sự phân biệt giới trong lĩnh vực giáo dục thường diễn ra gay gắt nhất
trong nhóm nước nghèo. Một nghiên cứu gần đây về tỉ lệ đến trường của các
bé gái và bé trai ở 41 quốc gia đã cho thấy, trong những nước này, sự pp về
giới trong tỉ lệ đến trường giữa nhóm nghèo thường lớn hơn giữa những
nhóm khơng nghèo. Tuy sự bình đẳng trong giáo dục đã có sự cải thiện rõ
rệt trong vịng 30 năm qua ở các nước ngày nay còn phụ thuộc diện thu nhập
thấp, nhưng sự chênh lệch về số nam và nữ đến trường ở những nước này
vẫn lớn hơn ở các nước có thu nhập trung bình và cao. Mặc dù giữa phát
triển kinh tế và bình đẳng giới có mqh nhất định, sự hiện diện của phụ nữ
trong thu nhập quốc nội vẫn còn khiêm tốn.
2.2. Tại Việt Nam
Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong
nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới
trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh

nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp4. Về cơ bản, Việt Nam
có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm
2015. Có bốn loại hình giáo dục khơng chính quy, chủ yếu dành cho người
lớn, trong đó có phụ nữ. Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội học tập
đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước.
Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặc
biệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành Giáo dục & Đào tạo đã
thực hiện tương đối tốt vấn đề bình đẳng giới. Thứ trưởng Bộ Giáo dục &
Đào tạo Đặng Huỳnh Mai đã khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “Chiếm
4

Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8 - 2005 đã khẳng định điều này.

7


Website: Email : Tel : 0918.775.368

hơn 70% đội ngũ tồn ngành, giới nữ đóng vai trị đáng kể vào sự phát triển
của sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo nước nhà”. Một số cơ sở đào tạo lớn vốn
có truyền thống nam giới lãnh đạo như Đại học Bách khoa Hà Nội nay đã có
nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng. Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệu
Nhà giáo nhân dân, được công nhận chức danh Phó Giáo sư. Đặc biệt, nhiều
học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng định vai trị của giới mình bằng cách tích
cực học tập và rèn luyện, đạt kết quả xuất sắc. Trong các kỳ tuyển sinh vào
cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa là học sinh nữ. Còn trong các kỳ thi tốt
nghiệp, nhiều sinh viên nữ nhận bằng cử nhân với thành tích xuất sắc: thủ
khoa.
Đối với ngành Giáo dục & Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn, nữ cán bộ quản lý
giáo dục và giáo viên đã đóng góp cơng lớn trong sự nghiệp giáo dục của

quận nhà. Trong những năm qua có bốn nữ cán bộ quản lý được Bộ Giáo
dục và Đào tạo tặng bằng khen, nhiều chị được UBND thành phố, Sở Giáo
dục và Đào tạo thành phố tặng bằng khen, giấy khen. Nữ cán bộ quản lý
trong các trường học chiếm tỉ lệ cao: 80%, có trường Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng hồn tồn là nữ. Lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo có 1/3 là nữ.
Về tồn tại:
Tuy nhiên, thực chất bình đẳng giới trong Giáo dục và Đào tạo còn
nhiều vấn đề cần xem xét. Về khách quan, việc nhìn nhận vai trị của nữ
giáo viên chưa đúng, nhiều Hiệu trưởng khơng muốn nhận giáo viên là nữ vì
sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng
dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên. Trẻ
em gái ít cơ hội được đến trường so với nam giới. Nếu tính trung bình cho
tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so
với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới

8


Website: Email : Tel : 0918.775.368

và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ
thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự quan trọng về bình đẳng giới. Tuy
nhiên, theo kết quả điều tra chọn mẫu của Ngân hành Thế giới 5, năm 1997 –
1998, tỉ lệ dân số nữ từ 15 tuổi trở lên chưa đến trường là 13,4%, nhiều hơn
hai lần tỉ lệ nam: 5,2%. Số năm đi học trung bình của dân số nam từ 6 tuổi
trở lên là 6,7 năm, nhiều hơn số năm đi học của nữ: 5,6%.
Biểu đồ và bảng số liệu:
Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm ngày 31 tháng 12 giai
đoạn 200 – 2009 phân theo giới tính


2000Năm:

2001-

2002-

2003-

2004-

2005-

2006-

2007-

2008-

2001

2002

2003

2004

2005

2006


2007

2008

2009

5

Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000. Tấn cơng nghèo đói, Hà Nội, 1999.

9


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Tiểu học 5127 4615 4887 4428 4617 4199 4359 3987 4053 3692 3781 3523 3622 3408 3576 3284 3501 3231
THCS

3123 2741 3300 2959 3368 3063 3436 3134 3423 3194 3277 3094 3415 2965 2973 2830 2808 2661

THPT

1156 1016 1366 1089 1286 1169 1331 1258 1421 1349 1507 1468 1560 1515 1465 1557 1385 1543

Số học
sinh
(Đơn vị:
nghìn)


17776,1 17875,6 17699,6 17505,4 17122,6 16650,6 16256,6 15685,2
(Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn)
Tuy nhiên, nhìn vào biểu dồ, ta cũng có thể nhận thấy, từ năm 2000 đến
2009, số nữ đi học cấp III đã tăng lên đáng kể. Đây là một dấu hiệu tích cực
để đánh giá sự bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.

3. Những hệ quả của bất bình đẳng trong giáo dục
Khi có những bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp
cận các nguồn lực cuộc sống thì tất yếu dẫn đến những hệ quả tiêu cực.
Thực tế đã cho thấy điều này diễn ra ở cả trên thế giới và ở Việt Nam.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em chịu thiệt thòi trực tiếp từ việc
mẹ chúng mù chữ hoặc không được đến trường. Không được đi học dẫn đến
chất lượng chăm sóc con cái thấp, điều này lại khiến tỉ lệ tử vong và suy
dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao. Những bà mẹ có trình độ học vấn
cao thường có hành vi bảo vệ sức khỏe cho con cái phù hợp hơn, chẳng hạn
như cho con cái đi tiêm chủng.
Ngồi ra, trình độ của người mẹ cao hơn đóng vai trị quyết định trong
việc chăm sóc và ni dưỡng con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm

10

15127,9


Website: Email : Tel : 0918.775.368

cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung
bình của tồn xã hội sẽ được nâng lên.
Mặt khác, kể cả các nước có nền kinh tế mới phát triển như Trung

Quốc, Hàn Quốc, khi vấn đề bình đẳng giới không được giáo dục cũng ảnh
hưởng rất lớn khi những định kiến “trọng nam” trong xã hội cộng với chính
sách chỉ đẻ một con của Trung Quốc đã khiến tỉ lệ tử vong của bé gái cao
hơn của bé trai. Theo một số ước tính, số phụ nữ đang sống hiện nay ít hơn
từ 60 – 100 triệu người so với con số khi khơng có sự phân biệt đối xử theo
giới6.
Bất bình đẳng giới trong giáo dục làm giảm chất lượng nguồn nhân lực
trung bình của xã hội. thực vậy, nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và
gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ
được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là
những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân
lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm
năng tăng trưởng kinh tế.
4. Một số nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong giáo dục
Hiện tượng bất bình đẳng tạo ra những hệ quả xã hội to lớn. Ảnh
hưởng từ quá trình tiếp cận nguồn lực của nam giới và phụ nữ đến sự phát
triển của xã hội là một thực tế đã được chứng minh. Vậy, nguyên nhân tại
sao sự phân biệt đó vẫn cứ tồn tại dai dẳng? Một số kiểu bất bình đẳng giới
cịn khó thủ tiêu hơn cả các hiện tượng xấu khác của xã hội? Dưới đây là
một số yếu tố ảnh hưởng đến các quan hệ giới và bất bình đẳng xã hội.
Các thể chế xã hội, các chuẩn mực xã hội, tập quán xã hội, quyền hạn,
luật lệ - cũng như các thể chế kinh tế như thị trường… tác động rất lớn đến
6

Tài liệu: “Đưa giới vào phát triển”
11


Website: Email : Tel : 0918.775.368


loại nguồn lực nào mà họ được tiếp cận, hoạt động nào mà giới nào được
phép tham gia, giới nào được phép tham gia nền kinh tế - xã hội dưới hình
thức nào. Chính những thể chế đó đã quy định động cơ khuyến khích hay
khơng khuyến khích các định kiến giới. ngay cả khi chúng khơng cơng khai
phân biệt thì những thể chế chính thức hay khơng chính thức đó vẫn thường
chịu sự tác động bởi các chuẩn mực xã hội về những vai trị thích hợp theo
giới. Có rất nhiều thể chế có những sức người nhất định của nó, khiến rất
khó và rất chậm để có thể thay đổi được.
Một nguyên nhân nữa là do các hộ gia đình. Các hộ gia đình đã định
hình các mối quan hệ giới ngay từ đầu của q trình xã hội hóa cá nhân và
còn truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những định kiến
giới của cha mẹ biểu hiện như: quan niệm cho rằng các em gái không cần
phải học nhiều mà cần phải làm việc nội trợ giúp gia đình.
Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bình đẳng giới trong
giáo dục. Tình trạng đói nghèo của gia đình, trình độ học vấn thấp của cha
mẹ, các nghiên cứu xã hội học về giáo dục cho thấy một tỉ lệ bỏ học rất đáng
kể của những trẻ em xuất thân từ gia đình nghèo, cha mẹ ít học thậm chí là
khơng biết chữ sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.7
Một nguyên nhân nữa là các chính sách phát triển về giới vẫn có thể tạo
ra những kết cục phân biệt về giới. Các chính sách, cùng với các chuẩn mực
xã hội hay phân cơng đồng đều có thể dẫn đến việc tiếp cận các nguồn lực
không đồng đều giữa nam và nữ. Việc không nhận thức được hoặc bỏ qua
sự khác biệt về giới khi thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực
của các chính sách đó, xét cả trên khía cạnh cơng bằng lẫn hiệu quả.
Như vậy, các thể chế xã hội, thể chế kinh tế, hộ gia đình và các chính

7

Lê Thúy Hằng: “Khác biệt giới trong dự định đầu tư của bố mẹ cho việc học của con cái” – Tạp
chí xã hội học số 2 – 2006.


12


Website: Email : Tel : 0918.775.368

sách phát triển sẽ cùng nhau quyết định các cơ hội cuộc sống – xét trên khía
cạnh giới – của con người. chúng cũng thể hiện những điểm đột phá quan
trọng cho chính sách cơng cộng nhằm giải quyết sự bất bình đẳng giới.
III. Một số giải pháp về bất bình đẳng giới’
Thứ nhất, thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học hành, phát
triển.Ví dụ Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị - BCHTW Đảng khố X Về
công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất
nước.
Thứ hai, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe: Đổi mới và phát triển
mạng lưới tư vấn sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản; giáo dục giới tính và
tình dục an toàn vị thành niên; vận động nam, nữ áp dụng các biện pháp
tránh thai; tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ biết cách chăm sóc sức khỏe bản
thân và gia đình; phòng trừ bệnh dịch.
Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy
học trong các nhà trường.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thơng, nâng
cao nhận thức về bình đẳng giới.
Thứ năm, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế
chính sách về bình đẳng giới
Thứ năm, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban Quốc
gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ và hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ
và năng lực của Hội Phụ nữ các cấp.
Thứ sáu, bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên,

rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng
động sáng tạo, có lối sống văn hố, có lịng nhân đạo để khẳng định mình.

13


Website: Email : Tel : 0918.775.368

Cần một lộ trình tiến tới bình đẳng giới, “ Báo cáo Tình hình Trẻ em
Thế giới năm 2007” đưa ra các giải pháp có thể tham khảo.
Đây là mục tiêu thiên niên kỷ thứ 3 nhằm thúc đẩy những mục tiêu
khác từ giảm đói nghèo đến cứu vớt sự sống cịn của trẻ em, tăng cường sức
khỏe sinh sản, bảo đảm giáo dục phổ cập, phòng chống HIV/AIDS, bệnh sốt
rét và các căn bệnh khác, và bảo đảm sự bền vững về mơi trường. Ơng
Koichiro Matsuura, Tổng Giám đốc UNESCO đã từng khuyến cáo rằng,
“Khơng nên xem bình đẳng giới một cách thiển cận như là vấn đề chỉ của
riêng phụ nữ, nó đặt ra cho chúng ta những câu hỏi cơ bản về bản chất các
mối quan hệ trong xã hội chúng ta. Đó là vấn đề địi hỏi cả nam giới và phụ
nữ cùng ngồi lại với nhau tìm ra các giải pháp sao cho vừa mang tính thực
tiễn vừa phải dựa trên các nguyên tắc. Nhưng các giải pháp trên sẽ không
được chấp nhận hay bền vững nếu sự bình quyền, chân giá trị và cơng việc
của nam giới và nữ giới khơng được tơn trọng.”
Bình đẳng giới sẽ tạo ra “lợi ích kép” cho cả phụ nữ và trẻ em - tương
lai của một dân tộc - nó giữ vai trò then chốt đối với sức khỏe và sự phát
triển của gia đình, cộng đồng và quốc gia. Việc loại bỏ sự phân biệt đối xử
về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc và
tích cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em và nhân loại nói chung. Sự
tham gia của phụ nữ vào những quyết định quan trọng sẽ cải thiện cuộc sống
của chính họ và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự tồn tại và phát triển
của trẻ em.

Lộ trình tới bình đẳng giới đưa ra nhiều giải pháp chính nhằm cải thiện
tình hình, trong đó, giáo dục được quan tâm hàng đầu. Giải pháp giáo dục
bình đẳng giới phải gắn liền với việc lồng ghép giới vào quá trình xây dựng
chính sách, chương trình, thực hiện và đánh giá trong cả lĩnh vực văn hố và
giáo dục. Chính phủ và ngành giáo dục - đào tạo cần xây dựng và hỗ trợ các
chương trình có lợi cho trẻ em gái và phụ nữ, đặc biệt là các chương trình
14


Website: Email : Tel : 0918.775.368

thúc đẩy bình đẳng giới, xây dựng năng lực tổ chức nội sinh có căn cứ cụ
thể vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi vùng miền.
Trong bối cảnh nước ta thực hiện nền giáo dục cho mọi người với một trong
những mục tiêu là xố bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học và trung
học vào năm 2005, đạt được bình đẳng giới vào năm 2015, đảm bảo các trẻ
em gái có đầy đủ quyền lợi bình đẳng tiếp cận tới nền giáo dục cơ bản có
chất lượng tốt, việc cung cấp mơi trường học tập có định hướng tới các vấn
đề về giới và cơ hội ngang bằng tiếp cận tới các chương trình giáo dục phù
hợp cho các thành viên trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái trong
điều kiện khó khăn.
Việc giáo dục bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng được các cấp
lãnh đạo và quản lý, nhất là ngành giáo dục - đào tạo không ngừng
quan tâm trong thời gian qua. Đến cuối năm 2005, Dự án giáo dục dân số,
sức khoẻ, gia đình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân số, sức khoẻ,
sinh sản vị thành niên trong các trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục
- đào tạo phối hợp với Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em đã cơ bản hoàn
thành tập huấn cho 390 giảng viên cấp tỉnh, 1010 cán bộ quản lý và 8619
giáo viên trong các trường trung học phổ thơng.
Có thể nói rằng, chúng ta đang có những bước đi mạnh mẽ và đúng

hướng. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề đang tồn tại dễ thấy, dễ bộc lộ và
ngấm ngầm làm cản trở công tác giáo dục bình đẳng giới. Để cơng tác giáo
dục bình đẳng giới trong nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất, cần tập trung vào
các vấn sau:
- Ngành giáo dục - đào tạo chương trình hóa việc giáo dục bình đẳng
giới theo hướng chuyên đề và tích hợp; đổi mới phương pháp giáo dục vốn
lỗi thời. Cần thay việc tuyên truyền theo lối hơ hào khẩu hiệu bằng các phân
tích khoa học, chỉ rõ các lợi ích của vấn đề đối với tồn nhân loại, tồn cầu
chứ khơng chỉ là "sự vùng lên" đơn thuần của giới nữ; cần có những nội

15


Website: Email : Tel : 0918.775.368

dung, bài học và hoạt động khoa học thay cho các buổi sinh hoạt mang tính
tuyên truyền đơn thuần...
- Việc bồi dưỡng nhận thức, năng lực, kỹ năng quản lý và giáo dục và trao
đổi thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường học có ý nghĩa
quyết định đến hiệu quả giáo dục. Việc này, hiện nay còn đang bị xem nhẹ,
đội ngũ có phần chủ quan, nhận thức chưa sâu và khơng đều, cịn thiếu
thơng tin và kỹ năng hành dụng cần thiết.
- Ngay trong nhà trường, cần có những biện pháp nâng cao vị thế giới nữ
trong sự bình đẳng giới thực sự. Điều này hết sức thuận lợi trong môi trường
trường học - xã hội thu nhỏ, xã hội của tương lai. Số nữ sinh trong nhà
trường chiếm tỷ lệ lớn, sức học và hoạt động của các em không thua sút nam
sinh sẽ là yếu tố thuận lợi cho các biện pháp đề ra. Biện pháp không nhằm
vào việc "ưu tiên", "cất nhắc", "bênh vực" mà nhằm vào sự phát huy năng
lực thực sự, được công nhận và thuyết phục; mọi "châm chước" sẽ dẫn đến
sự phân biệt giới theo hướng khác có thể khơng kém nguy hại (ngồi xã hội,

việc này đã xảy ra).
- Hỗ trợ các điều kiện vật chất ngay trong nhà trường sẽ giúp cho nhiệm vụ
giáo dục bình đẳng giới thuận lợi hơn. Các thiết chế cho các hoạt động và
sinh hoạt giới trong nhà trường hầu như chưa được chú ý đúng mức; trong
khi đó, với đặc điểm tâm sinh lý của giới, phụ nữ có những nhu cầu khơng
thể giống hoặc chung với nam giới.
Giáo dục bình đẳng giới là chiến lược lớn của nhà trường. Nó phải được đặt
đúng tầm mức cần có. Nếu khơng quan tâm sâu sắc vấn đề này, không chỉ
nền giáo dục mà cả xã hội sẽ phải hối tiếc về sự thụ động và các giải pháp
muộn màng của chính chúng ta.
- Tài chính: Các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục đích về bình đẳng
giới và nâng cao vị thế của phụ nữ chưa nhận được sự chú ý đầy đủ. Đầu tư
để loại trừ sự phân biệt đối xử về giới phải được đưa vào trong kế hoạch và
ngân sách của các Chính phủ.

16


Website: Email : Tel : 0918.775.368

- Pháp luật: Luật pháp quốc gia về luật tài sản và quyền thừa kế phải bao
gồm người phụ nữ cùng với các biện pháp để phịng và xử lý bạo lực gia
đình và bạo lực xuất phát từ giới.
- Hạn ngạch pháp lý: hạn ngạch là một cách để đảm bảo sự tham gia của phụ
nữ vào chình trường. trong số 20 quốc gia mà nữ giới chiếm đa số trong
quốc hội có 17 quốc gia sử dụng hạn ngạch.
- Phụ nữ nâng cao vị thế cho phụ nữ: Hoạt động của phụ nữ cấp cơ sở là
tiếng nói tiên phong cho sự bình đẳng và nâng cao vị thế cho nên được đưa
vào giai đoạn đầu của sự hình thành chính sách để các chương trình được
thiết kế phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và trẻ em.

- Sự tham gia của nam giới và trẻ em trai: Giáo dục nam giới và trẻ em
trai, cũng như phụ nữ và trẻ em gái, về lợi ích của bình đẳng giới và cùng
đưa ra quyết định có thể giúp tạo ra mối quan hệ hợp tác tốt hơn.
- Cải thiện nghiên cứu và số liệu: Số liệu và phân tích tốt hơn rất quan
trọng, đặc biệt là về tỉ lệ tử vong của các bà mẹ, bạo lực đối với phụ nữ,
giáo dục, việc làm, lương bổng, công việc không lương và thời gian sử
dụng và sự tham gia vào chính trị.

17


Website: Email : Tel : 0918.775.368

KẾT LUẬN.
Sự phát triển bền vững của một dân tộc, quốc qia và của loài người là
nhằm đáp ứng lợi của cả hai giới nam và nữ.

18


Website: Email : Tel : 0918.775.368

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”.
- Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Xã hội học về giới và phát triển, Nxb.
ĐHQG HN
- Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8 - 2005.
- Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000. Tấn cơng
nghèo đói, Hà Nội, 1999.

- Tài liệu: “Đưa giới vào phát triển”
- Lê Thúy Hằng: “Khác biệt giới trong dự định đầu tư của bố mẹ cho việc
học của con cái” – Tạp chí Xã hội học số 2 – 2006.
- Luật bất bình đẳng giới ( Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa
IX, kỳ họp thứ X thơng qua ngày 21 tháng 11 năm 2006)

19



×